Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» 2. Khái quát về các truyền thống Phật giáo ngày nay »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» 2. Khái quát về các truyền thống Phật giáo ngày nay

Donate

(Lượt xem: 8.091)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - 2. Khái quát về các truyền thống Phật giáo ngày nay

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Sự đồng nhất và dị biệt

Đức Phật, một bậc thầy cực kỳ khéo léo, đã thuyết giảng rất nhiều pháp môn đa dạng để phù hợp với nhiều khuynh hướng, tính cách khác biệt nhau. Chúng ta không thể kỳ vọng là mọi người đều thực tập cùng một pháp môn như nhau. Chính vì vậy, Phật giáo hoan nghênh các truyền thống tu tập khác nhau trong đạo Phật cũng như sự đa dạng của các tôn giáo khác nhau trên thế giới.

Dù Phật giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất, nhưng chưa từng có cuộc chiến tranh nào nhân danh Phật giáo hay giáo lý nhà Phật. Chủ nghĩa bè phái được xem là cực kỳ nguy hại, vì khi cho rằng truyền thống này tốt, truyền thống kia xấu, đó là ta đang chê bai giáo pháp do chính đức Phật đã thuyết giảng cho một hội chúng cụ thể nào đó.

Nhưng điều này không hề mâu thuẫn với lợi ích của sự tranh biện giữa các truyền thống [Phật giáo], hay thậm chí giữa hai hành giả cùng tu tập trong theo một truyền thống. Sự tranh biện trong Phật giáo được thực hiện với động cơ tích cực là nâng cao hiểu biết cho những người tham gia tranh biện. Qua tranh biện, người học suy xét vấn đề sâu xa hơn và giải quyết được những sai lầm của chính họ cũng như của đối phương trong cuộc tranh biện. Vì vậy, các bậc thầy trong Phật giáo luôn khuyến khích đồ chúng nêu ra vấn đề và thảo luận về Phật pháp.

Những người mới đến với đạo Phật đôi khi thấy lẫn lộn giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau. Vì vậy, ngay sau đây sẽ đưa ra những giải thích ngắn gọn, cho dù là chưa tương xứng với tính chất phong phú, đa dạng của các truyền thống Phật giáo. Có rất nhiều truyền thống tu tập trong đạo Phật, nhưng ở đây chỉ trình bày những tông phái chính yếu nhất mà thôi. Đó là truyền thống Theravada, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông và Kim Cang thừa.

Truyền thống Theravada

Theravada, hay truyền thống Thượng Tọa bộ, nhấn mạnh đến hai pháp thực hành thiền: thiền chỉ (śamatha - an định) và thiền quán (vipassana - minh sát tuệ). Sự thực hành thiền chỉ là để phát triển khả năng tập trung tư tưởng (định tâm), chặn đứng dòng tư tưởng huyên náo và phát triển khả năng tập trung nhất tâm vào đề mục thiền định. Sự ra vào của hơi thở là đề mục chính được sử dụng trong pháp thiền tập này, và phát triển định tâm với đề mục này sẽ đưa đến trạng thái tâm thức sáng suốt an tịnh.

Thiền quán được tu tập thông qua bốn pháp quán niệm: quán niệm thân thể, cảm thọ, tâm và các pháp. [Qua thực hành tu tập pháp thiền này,] hành giả sẽ đạt đến tuệ giác về bản chất vô thường, khổ và vô ngã [của các đối tượng quán niệm].

Một pháp thực hành khác nữa là thiền quán về tâm từ, được tu tập để phát triển một tâm nguyện chân thành mong muốn cho tất cả mọi người đều được an lạc và hạnh phúc. Thêm vào đó, truyền thống Theravāda khuyến khích sự giữ giới, dù đó là năm giới của người cư sĩ tại gia hay những giới nguyện xuất gia của các vị Tăng Ni.

Xen giữa các thời thiền tọa, hành giả Theravāda thường thực tập thiền hành. Nhờ bước đi thật chậm rãi nên họ duy trì được chánh niệm trong từng giây phút. Đây là một phương pháp rất hữu ích để giữ cho hành giả luôn sống trong giây phút hiện tại và ý thức sâu sắc hơn về những gì đang xảy ra ngay tại nơi đây, vào lúc này. Truyền thống Theravāda nhắm đến việc đạt quả vị A-la-hán, giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Truyền thống Tịnh độ

Truyền thống Tịnh Độ nhấn mạnh đến sự thực tập niệm danh hiệu và quán tưởng về đức Phật A-di-đà. Hành giả tu tập theo truyền thống này mong cầu được tái sinh về cõi Cực Lạc, Tây phương Tịnh độ, là nơi sẵn có đầy đủ mọi thuận duyên cho việc tu tập Chánh Pháp. Khi được tái sinh về Tịnh độ, hành giả sẽ có khả năng tiếp tục hoàn tất con đường tu tập và chứng đắc quả Phật mà không gặp chướng ngại.

Để tái sinh vào cõi Cực Lạc, hành giả Tịnh Độ quán tưởng thân tướng đức Phật A-di-đà, những phẩm tính giác ngộ của Ngài và niệm danh hiệu Ngài. Thêm vào đó, hành giả phải sống theo giới hạnh và phát triển khuynh hướng vị tha. Để đạt được sự an định, hành giả tập trung nhất tâm vào hình tượng quán tưởng của đức Phật A-di-đà, và để đạt được tuệ giác, hành giả quán chiếu về bản chất rốt ráo của đức Phật A-di-đà và của chính tự thân mình.

Tịnh Độ tông, Thiền tông và Kim Cang thừa đều thuộc truyền thống Phật giáo Đại Thừa. Do vậy, hành giả tu tập [theo ba tông phái này] đều hướng đến quả vị Phật, và nếu muốn thì họ có thể thọ nhận Bồ Tát giới. Ngày nay, Tịnh Độ và Thiền được hành trì kết hợp trong nhiều tự viện.

Thiền tông

Thiền tông nhấn mạnh rằng mọi chúng sinh đều có tánh Phật. Do vậy, nếu ai đoạn trừ được mọi tri kiến sai lầm và nhận ra được tánh Không của tâm thức, vị ấy sẽ chứng được quả Phật ngay trong đời này. Hành giả Thiền tông tu tập quán chiếu hơi thở và tâm thức.

Trong Thiền tông có rất nhiều mẩu chuyện ngắn có thể được suy ngẫm lâu dài. Một trong những mẩu chuyện mà tôi thích nhất nói về Ngài Bankei, một thiền sư đang hướng dẫn một khóa tu tập. Có một thiền sinh ăn trộm bị bắt quả tang và sự việc được trình lên ngài Bankei với lời thỉnh cầu trục xuất người ấy. Ngài Bankei phớt lờ đi lời thỉnh cầu đó. Rồi kẻ trộm tái phạm và lại bị bắt, nhưng Ngài cũng phớt lờ như lần trước. Quá tức giận, những thiền sinh khác liền đệ trình một thỉnh nguyện xin trục xuất kẻ trộm, và nói rõ là họ sẽ bỏ đi nếu kẻ trộm không bị trục xuất.

Ngài Bankei họp chúng và nói: “Các con đều là những người khôn ngoan. Các con biết được những gì là đúng đắn, những gì là sai trái. Nếu muốn, các con có thể đến một nơi nào khác để tu học. Nhưng người đệ tử tội nghiệp này thậm chí còn không phân biệt được đúng sai. Nếu ta không dạy anh ta thì ai sẽ dạy? Ta muốn giữ anh ta ở lại đây, cho dù tất cả các con có bỏ đi hết.”

Ngay lúc đó, người thiền sinh đã từng ăn cắp bắt đầu rơi lệ. Từ đó, anh ta không còn muốn ăn cắp nữa.

Trong Thiền tông có hai chi phái. Phái thiền Tào Động thực hành “ngồi yên” để phát triển định lực và tuệ quán về sự vận hành và bản chất của tâm thức. Hành giả theo phái thiền Lâm Tế thì tham khán các công án, là những câu nói mà tri thức và cảm nhận bình thường không thể hiểu được. Muốn liễu ngộ một công án, thiền sinh buộc phải buông bỏ mọi quan điểm, tri kiến bình thường. Sau đây là một ví dụ:

“Có hai vị tăng tranh luận về lá phướn. Vị này nói lá phướn động. Vị kia nói gió động. Lục Tổ đi ngang qua và bảo họ: ‘Không phải gió, cũng không phải phướn, chính là tâm [các ông] động.’

Hành giả Thiền tông được khuyến khích lao động thể lực, xem đây là cơ hội để vận dụng những gì đạt được trong thiền định vào sinh hoạt thường nhật. Thiền cũng sử dụng những biểu đạt nghệ thuật như cơ hội để phát triển năng lực tỉnh giác, và chính trong ý nghĩa này mà những cung cách tinh tế của nghi thức uống trà và nghệ thuật cắm hoa được phát triển.

Ở những nơi tu tập theo truyền thống thiền Trung Hoa, các vị tăng ni không lập gia đình. Tuy nhiên, nhà câm quyền ở Nhật Bản muốn các tăng sĩ phải lập gia đình, và vào hậu bán thế kỷ 19, nhà cầm quyền Nhật Bản đã ra lệnh bãi bỏ giới điều tăng sĩ không lập gia đình. Vì vậy, các tăng sĩ ở Nhật Bản có thể lập gia đình, vì hệ thống giới nguyện của họ có khác biệt so với các truyền thống Phật giáo khác.

Kim Cang thừa

Kim Cang thừa, hay Mật Tông, được tu tập trong Phật giáo Tây Tạng và trong Chân Ngôn tông của Nhật Bản. Sự tu tập Kim Cang thừa đặt nền tảng trên ba chứng ngộ căn bản trên con đường tu tập: quyết tâm cầu giải thoát, phát tâm Bồ-đề và tuệ giác nhận biết tánh Không. Kim Cang thừa là một tông phái của Phật giáo Đại Thừa, và Phật giáo Đại thừa dựa trên căn bản Theravada. Hành giả không thể bỏ qua bước tu tập ban đầu vốn là giống nhau giữa Theravāda và Phật giáo Đại thừa nói chung, để trực tiếp đi vào tu tập Kim Cang thừa. Nếu hành giả bỏ qua ba chứng ngộ căn bản trên đường tu tập và có khuynh hướng lạ lùng rằng: “Tôi sẽ tu tập theo Kim Cang thừa, vì đó là pháp môn tối thắng nhất và đưa đến chứng ngộ nhanh chóng nhất”, thì sự tu tập của hành giả sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.

Đây là một điểm quan trọng, vì ngày nay có rất nhiều người say mê với ý muốn đạt được những năng lực đặc biệt nào đó, rồi tìm đến với các Mật điển (Tantra) vì mục đích đó. Nhưng một động cơ như vậy là không đúng đắn. Tu tập Kim Cang thừa không phải để đạt được quyền năng và danh tiếng thế tục. Tu tập Kim Cang thừa là để đạt chứng ngộ và nhờ vậy có khả năng làm lợi lạc cho tha nhân một cách hiệu quả nhất.

Để bước vào tu tập Kim Cang thừa, tâm thức hành giả phải được rèn luyện thuần thục với các đề mục chuẩn bị. Trong số này bao gồm sự quán niệm về cái chết và sự vô thường, Tứ Thánh Đế, quyết tâm cầu giải thoát, phát tâm Bồ-đề và trí tuệ nhận hiểu tánh Không. Qua sự rèn luyện với các pháp thiền quán căn bản, hành giả trở thành pháp khí thích hợp để nhận lãnh pháp quán đảnh bước vào tu tập mật điển.

Hành giả bắt đầu việc tu tập Kim Cang thừa bằng cách nhận lãnh pháp quán đảnh (thường được gọi là lễ khai tâm) từ một bậc thầy có đủ phẩm tính. Trong lễ quán đảnh, vị thầy hướng dẫn cách thức thiền quán và người đệ tử thực hành theo. Chỉ ngồi yên trong phòng và uống nước ban phép không phải là nhận lãnh quán đảnh. Mục đích của việc nhận pháp quán đảnh là giúp cho người đệ tử thiết lập được mối liên hệ với hóa thân cụ thể của một vị Phật và hướng dẫn họ thiền quán về vị Phật đó. Việc nghiêm giữ những giới nguyện đã thọ nhận trong lễ quán đảnh là cực kỳ quan trọng.

Sau khi nhận lãnh pháp quán đảnh, hành giả thỉnh cầu một bậc thầy có đủ phẩm tính xin chỉ dạy về những giới nguyện đã thọ nhận trong lễ quán đảnh. Hành giả cũng có thể thỉnh cầu được hướng dẫn về phương pháp thực hành thiền. Hành giả tiếp nhận một thánh thể [Thành tựu pháp] (sadhana), một câu chân ngôn được sử dụng với phép quán tưởng, cầu nguyện và thiền quán về vị Phật thánh thể đó, kèm theo là những hướng dẫn của vị đạo sư tâm linh về pháp tu tập này. Nhờ nhận được những hướng dẫn này, hành giả sẽ thực hành thiền quán một cách đúng đắn.

Kim Cang thừa nhấn mạnh sự phát triển khả năng quán tưởng tích cực. Trong cuộc sống đời thường, nếu ta không thể hình dung được ngày tốt nghiệp ra trường, ta sẽ không bao giờ cố gắng và sẽ không bao giờ làm được. Tương tự, nếu ta không thể hình dung mình trở thành một vị Phật, ta sẽ không bao giờ thành Phật. Phép quán tưởng trong thực hành Kim Cang thừa giúp ta phát triển khả năng tưởng tượng tích cực và mở rộng khuynh hướng vị tha của mình.

Trong Kim Cang thừa có nhiều kỹ năng thiền tập. Một số pháp tu chuẩn bị giúp tịnh hóa các nghiệp bất thiện và làm phát triển những nghiệp thiện có thể có. Đọc tụng thần chú giúp an tịnh tâm thức và phát triển khả năng định tĩnh. Ngoài ra còn có những kỹ năng giúp nhanh chóng đạt đến sự nhất tâm và làm hiển lộ một trạng thái tâm thức cực kỳ vi tế nhận hiểu được tánh Không. Kim Cang thừa cũng có cả những phương pháp thiền tập để chuyển hóa tiến trình chết và tái sanh thành tiến trình giác ngộ.

Tất cả các phương pháp thiền tập đó đều dựa trên nền tảng nhận hiểu được ba chứng ngộ căn bản trên con đường tu tập. Nhờ thực tập con đường tuần tự đưa đến giác ngộ như thế, chúng ta có thể đoạn trừ hoàn toàn mọi ô nhiễm trong tâm thức và chuyển hóa thành tâm Phật. Với sự phát triển hoàn hảo tâm từ bi, trí tuệ và phương tiện thiện xảo, chúng ta sẽ có khả năng làm lợi lạc rộng khắp cho mọi chúng sinh.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Phật Giáo Yếu Lược


Quy Sơn cảnh sách văn


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.102.163 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...