Đức Phật, một bậc thầy cực kỳ khéo léo, đã thuyết giảng rất nhiều pháp môn đa dạng để phù hợp với nhiều khuynh hướng, tính cách khác biệt nhau. Chúng ta không thể kỳ vọng là mọi người đều thực tập cùng một pháp môn như nhau. Chính vì vậy, Phật giáo hoan nghênh các truyền thống tu tập khác nhau trong đạo Phật cũng như sự đa dạng của các tôn giáo khác nhau trên thế giới.
The Buddha, who was a very skillful teacher, gave a variety of teachings suitable for people of different interests and inclinations. Not everyone is expected to practice in the same way, and thus Buddhists welcome the diversity of Buddhist traditions as well as the diversity of religions in the world.
Dù Phật giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất, nhưng chưa từng có cuộc chiến tranh nào nhân danh Phật giáo hay giáo lý nhà Phật. Chủ nghĩa bè phái được xem là cực kỳ nguy hại, vì khi cho rằng truyền thống này tốt, truyền thống kia xấu, đó là ta đang chê bai giáo pháp do chính đức Phật đã thuyết giảng cho một hội chúng cụ thể nào đó.
Although Buddhism is one of the oldest religions, there has never been a war fought in its name or over its doctrine. Sectarianism is considered extremely destructive, for to say one tradition is good and another is bad is to criticize the teaching the Buddha gave to a particular group of people.
Nhưng điều này không hề mâu thuẫn với lợi ích của sự tranh biện giữa các truyền thống [Phật giáo], hay thậm chí giữa hai hành giả cùng tu tập trong theo một truyền thống. Sự tranh biện trong Phật giáo được thực hiện với động cơ tích cực là nâng cao hiểu biết cho những người tham gia tranh biện. Qua tranh biện, người học suy xét vấn đề sâu xa hơn và giải quyết được những sai lầm của chính họ cũng như của đối phương trong cuộc tranh biện. Vì vậy, các bậc thầy trong Phật giáo luôn khuyến khích đồ chúng nêu ra vấn đề và thảo luận về Phật pháp.
That doesn’t contradict the benefit of debate among the traditions, or even between two practitioners of the same tradition. Buddhist debate is done with the positive motivation of increasing the participants’ understanding. By debating, students think more deeply and iron out their own and their debate partner’s misunderstandings. Thus Buddhist masters encourage their students to question and discuss the teachings.
Những người mới đến với đạo Phật đôi khi thấy lẫn lộn giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau. Vì vậy, ngay sau đây sẽ đưa ra những giải thích ngắn gọn, cho dù là chưa tương xứng với tính chất phong phú, đa dạng của các truyền thống Phật giáo. Có rất nhiều truyền thống tu tập trong đạo Phật, nhưng ở đây chỉ trình bày những tông phái chính yếu nhất mà thôi. Đó là truyền thống Theravada, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông và Kim Cang thừa.
Newcomers are sometimes confused by the variety of Buddhist traditions. Therefore a brief explanation follows, although it doesn’t do justice to the richness of the traditions. Although there are many Buddhist traditions, here only the practices of the most prominent are discussed: Theravada, Pure Land, Zen and Vajrayana.
Theravada, hay truyền thống Thượng Tọa bộ, nhấn mạnh đến hai pháp thực hành thiền: thiền chỉ (śamatha - an định) và thiền quán (vipassana - minh sát tuệ). Sự thực hành thiền chỉ là để phát triển khả năng tập trung tư tưởng (định tâm), chặn đứng dòng tư tưởng huyên náo và phát triển khả năng tập trung nhất tâm vào đề mục thiền định. Sự ra vào của hơi thở là đề mục chính được sử dụng trong pháp thiền tập này, và phát triển định tâm với đề mục này sẽ đưa đến trạng thái tâm thức sáng suốt an tịnh.
The Theravada, or Tradition of the Elders, emphasizes two meditation practic-es: samatha (calm abiding) and vipassana (special insight). The practice of calm abiding develops concentration, ceasing the torrent of chattering thoughts and en-gendering the ability to focus on the meditation object single-pointedly. The in-and-out flow of the breath is the primary object used in this meditation, and developing concentration upon it leads to a serenely settled state of mind.
Thiền quán được tu tập thông qua bốn pháp quán niệm: quán niệm thân thể, cảm thọ, tâm và các pháp. [Qua thực hành tu tập pháp thiền này,] hành giả sẽ đạt đến tuệ giác về bản chất vô thường, khổ và vô ngã [của các đối tượng quán niệm].
Special insight is cultivated through the four mindfulnesses: observing the body, feelings, mind and phenomena. One gains insight into their impermanence, problematic nature and lack of self-identity.
Một pháp thực hành khác nữa là thiền quán về tâm từ, được tu tập để phát triển một tâm nguyện chân thành mong muốn cho tất cả mọi người đều được an lạc và hạnh phúc. Thêm vào đó, truyền thống Theravāda khuyến khích sự giữ giới, dù đó là năm giới của người cư sĩ tại gia hay những giới nguyện xuất gia của các vị Tăng Ni.
Another practice, loving-kindness meditation, is done to develop a sincere wish for everyone to be well and happy. In addition, the Theravada tradition encourages keeping precepts: either the five precepts of a lay practitioner or the vows of a monk or nun.
Xen giữa các thời thiền tọa, hành giả Theravāda thường thực tập thiền hành. Nhờ bước đi thật chậm rãi nên họ duy trì được chánh niệm trong từng giây phút. Đây là một phương pháp rất hữu ích để giữ cho hành giả luôn sống trong giây phút hiện tại và ý thức sâu sắc hơn về những gì đang xảy ra ngay tại nơi đây, vào lúc này. Truyền thống Theravāda nhắm đến việc đạt quả vị A-la-hán, giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.
In the intervals between meditation sessions, Theravada practitioners do walking meditation. By walking extremely slowly, they maintain mindfulness of every movement. This is a very useful technique to anchor one in the present moment and make one more attentive to what is happening here and now. The Theravada tradition aims at attaining arhatship, liberation from cyclic existence.
Truyền thống Tịnh Độ nhấn mạnh đến sự thực tập niệm danh hiệu và quán tưởng về đức Phật A-di-đà. Hành giả tu tập theo truyền thống này mong cầu được tái sinh về cõi Cực Lạc, Tây phương Tịnh độ, là nơi sẵn có đầy đủ mọi thuận duyên cho việc tu tập Chánh Pháp. Khi được tái sinh về Tịnh độ, hành giả sẽ có khả năng tiếp tục hoàn tất con đường tu tập và chứng đắc quả Phật mà không gặp chướng ngại.
The Pure Land tradition stresses the practice of Buddha Amitabha: chanting his name and meditating on him. Practitioners of this tradition seek rebirth in Sukhavati, the Western Pure Land, where all conditions necessary for Dharma practice are readily available. Having been reborn there, they’ll be able to complete the path and attain Buddhahood without hindrance.
Để tái sinh vào cõi Cực Lạc, hành giả Tịnh Độ quán tưởng thân tướng đức Phật A-di-đà, những phẩm tính giác ngộ của Ngài và niệm danh hiệu Ngài. Thêm vào đó, hành giả phải sống theo giới hạnh và phát triển khuynh hướng vị tha. Để đạt được sự an định, hành giả tập trung nhất tâm vào hình tượng quán tưởng của đức Phật A-di-đà, và để đạt được tuệ giác, hành giả quán chiếu về bản chất rốt ráo của đức Phật A-di-đà và của chính tự thân mình.
To be reborn in Sukhavati, Pure Land practitioners imagine Amitabha, contemplate his enlightened qualities and chant his name. In addition, they try to live ethically and to develop the altruistic intention. To gain calm abiding they concentrate single-pointedly on the visualized image of Amitabha, and to develop special insight, they analyze the ultimate nature of Amitabha and themselves.
Tịnh Độ tông, Thiền tông và Kim Cang thừa đều thuộc truyền thống Phật giáo Đại Thừa. Do vậy, hành giả tu tập [theo ba tông phái này] đều hướng đến quả vị Phật, và nếu muốn thì họ có thể thọ nhận Bồ Tát giới. Ngày nay, Tịnh Độ và Thiền được hành trì kết hợp trong nhiều tự viện.
Pure Land, Zen (Ch’an) and Vajrayana are all Mahayana traditions. Therefore the practitioners aim to become Buddhas, and the bodhisattva precepts are given to those who wish. Nowadays, the practices of Pure Land and Zen have been blended in many temples.
Thiền tông nhấn mạnh rằng mọi chúng sinh đều có tánh Phật. Do vậy, nếu ai đoạn trừ được mọi tri kiến sai lầm và nhận ra được tánh Không của tâm thức, vị ấy sẽ chứng được quả Phật ngay trong đời này. Hành giả Thiền tông tu tập quán chiếu hơi thở và tâm thức.
Zen emphasizes that all beings have the Buddha nature. Thus, if someone cuts through all false conceptualization and realizes the empty nature of the mind, he or she will become Buddha in this lifetime. Zen practitioners meditate on the breath and also on the mind.
Trong Thiền tông có rất nhiều mẩu chuyện ngắn có thể được suy ngẫm lâu dài. Một trong những mẩu chuyện mà tôi thích nhất nói về Ngài Bankei, một thiền sư đang hướng dẫn một khóa tu tập. Có một thiền sinh ăn trộm bị bắt quả tang và sự việc được trình lên ngài Bankei với lời thỉnh cầu trục xuất người ấy. Ngài Bankei phớt lờ đi lời thỉnh cầu đó. Rồi kẻ trộm tái phạm và lại bị bắt, nhưng Ngài cũng phớt lờ như lần trước. Quá tức giận, những thiền sinh khác liền đệ trình một thỉnh nguyện xin trục xuất kẻ trộm, và nói rõ là họ sẽ bỏ đi nếu kẻ trộm không bị trục xuất.
Zen is rich with short stories that can be contemplated at length. One of my favorites is about Bankei, a Zen master conducting a meditation retreat. A student was caught stealing, and the incident was reported to Bankei with a request that the person be expelled. Bankei ignored the request. This happened again and was similarly ignored. Angered, the other students submitted a petition asking that the culprit be dismissed and stating that they would leave if he weren’t.
Ngài Bankei họp chúng và nói: “Các con đều là những người khôn ngoan. Các con biết được những gì là đúng đắn, những gì là sai trái. Nếu muốn, các con có thể đến một nơi nào khác để tu học. Nhưng người đệ tử tội nghiệp này thậm chí còn không phân biệt được đúng sai. Nếu ta không dạy anh ta thì ai sẽ dạy? Ta muốn giữ anh ta ở lại đây, cho dù tất cả các con có bỏ đi hết.”
Bankei called everyone together and said, “You are wise. You know what is right and wrong. You may go somewhere else to study if you wish. But this poor student doesn’t even know right from wrong. If I don’t teach him, who will? I want him to stay here even if the rest of you leave.”
Ngay lúc đó, người thiền sinh đã từng ăn cắp bắt đầu rơi lệ. Từ đó, anh ta không còn muốn ăn cắp nữa.
At that point, the student who had stolen began to cry. He no longer had any desire to steal.
Trong Thiền tông có hai chi phái. Phái thiền Tào Động thực hành “ngồi yên” để phát triển định lực và tuệ quán về sự vận hành và bản chất của tâm thức. Hành giả theo phái thiền Lâm Tế thì tham khán các công án, là những câu nói mà tri thức và cảm nhận bình thường không thể hiểu được. Muốn liễu ngộ một công án, thiền sinh buộc phải buông bỏ mọi quan điểm, tri kiến bình thường. Sau đây là một ví dụ:
Within Zen, there are two traditions. Soto Zen does the practice of “just sitting” to develop calm abiding and special insight into the workings and nature of the mind. Practitioners of Rinzai Zen contemplate koans, sayings that are incomprehensible to the ordinary intellect and emotions. Understanding a koan requires freeing the mind of ordinary views. An example is the following:
“Có hai vị tăng tranh luận về lá phướn. Vị này nói lá phướn động. Vị kia nói gió động. Lục Tổ đi ngang qua và bảo họ: ‘Không phải gió, cũng không phải phướn, chính là tâm [các ông] động.’
Two monks were arguing about a flag. One said the flag was moving. The other said the wind was moving. The Sixth Patriarch passed by and told them, “Not the wind, not the flag; the mind is moving.”
Hành giả Thiền tông được khuyến khích lao động thể lực, xem đây là cơ hội để vận dụng những gì đạt được trong thiền định vào sinh hoạt thường nhật. Thiền cũng sử dụng những biểu đạt nghệ thuật như cơ hội để phát triển năng lực tỉnh giác, và chính trong ý nghĩa này mà những cung cách tinh tế của nghi thức uống trà và nghệ thuật cắm hoa được phát triển.
Zen practitioners are encouraged to do physical work, this being a chance to apply what is gained in meditation to daily activities. Zen also uses artistic expression as an opportunity to develop mindfulness, and in this atmosphere the exquisite practices of the tea ceremony and flower arrangement have developed.
Ở những nơi tu tập theo truyền thống thiền Trung Hoa, các vị tăng ni không lập gia đình. Tuy nhiên, nhà câm quyền ở Nhật Bản muốn các tăng sĩ phải lập gia đình, và vào hậu bán thế kỷ 19, nhà cầm quyền Nhật Bản đã ra lệnh bãi bỏ giới điều tăng sĩ không lập gia đình. Vì vậy, các tăng sĩ ở Nhật Bản có thể lập gia đình, vì hệ thống giới nguyện của họ có khác biệt so với các truyền thống Phật giáo khác.
In places where Ch’an from China is practiced, the monks and nuns are celibate. However, in Japan the government wanted the sangha to marry, and in the last half of the nineteenth century it ordered the abolition of the celibacy requirement. Thus in Japan Zen priests may marry, for their system of vows is different from that of other Buddhist traditions.
Kim Cang thừa, hay Mật Tông, được tu tập trong Phật giáo Tây Tạng và trong Chân Ngôn tông của Nhật Bản. Sự tu tập Kim Cang thừa đặt nền tảng trên ba chứng ngộ căn bản trên con đường tu tập: quyết tâm cầu giải thoát, phát tâm Bồ-đề và tuệ giác nhận biết tánh Không. Kim Cang thừa là một tông phái của Phật giáo Đại Thừa, và Phật giáo Đại thừa dựa trên căn bản Theravada. Hành giả không thể bỏ qua bước tu tập ban đầu vốn là giống nhau giữa Theravāda và Phật giáo Đại thừa nói chung, để trực tiếp đi vào tu tập Kim Cang thừa. Nếu hành giả bỏ qua ba chứng ngộ căn bản trên đường tu tập và có khuynh hướng lạ lùng rằng: “Tôi sẽ tu tập theo Kim Cang thừa, vì đó là pháp môn tối thắng nhất và đưa đến chứng ngộ nhanh chóng nhất”, thì sự tu tập của hành giả sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.
The Vajrayana, or Tantra, is practiced by Tibetan Buddhists and also the Japanese Shingon tradition. Vajrayana practice is based on the three principal realizations of the path: the determination to be free, the altruistic intention and the wisdom realizing emptiness. Vajrayana is a branch of the Mahayana, which in turn is based on the Theravada. One can’t jump over the initial practices which are in common with the Theravada and general Mahayana, and directly enter the Vajrayana. If one ignores the three principal realizations and instead has the fanciful attitude, “I’m going to practice Vajrayana because it’s the highest and quickest way to enlightenment,” then one’s practice won’t bear the desired fruits.
Đây là một điểm quan trọng, vì ngày nay có rất nhiều người say mê với ý muốn đạt được những năng lực đặc biệt nào đó, rồi tìm đến với các Mật điển (Tantra) vì mục đích đó. Nhưng một động cơ như vậy là không đúng đắn. Tu tập Kim Cang thừa không phải để đạt được quyền năng và danh tiếng thế tục. Tu tập Kim Cang thừa là để đạt chứng ngộ và nhờ vậy có khả năng làm lợi lạc cho tha nhân một cách hiệu quả nhất.
This is an important point, for nowadays many people are enchanted with the idea of gaining special powers and seek the tantra for that reason. However, such a motivation isn’t the proper one. The Vajrayana practice isn’t for worldly power and fame. It’s done to attain enlightenment and thus be able to benefit others most effectively.
Để bước vào tu tập Kim Cang thừa, tâm thức hành giả phải được rèn luyện thuần thục với các đề mục chuẩn bị. Trong số này bao gồm sự quán niệm về cái chết và sự vô thường, Tứ Thánh Đế, quyết tâm cầu giải thoát, phát tâm Bồ-đề và trí tuệ nhận hiểu tánh Không. Qua sự rèn luyện với các pháp thiền quán căn bản, hành giả trở thành pháp khí thích hợp để nhận lãnh pháp quán đảnh bước vào tu tập mật điển.
To undertake the Vajrayana practice, one’s mind must be well-trained in the preliminary subjects. These include meditation on death and impermanence, the Four Noble Truths, the determination to be free, the altruistic intention and the wisdom realizing emptiness. By first training in the basic meditations, one becomes a suitable vessel for receiving empowerment into a tantric practice.
Hành giả bắt đầu việc tu tập Kim Cang thừa bằng cách nhận lãnh pháp quán đảnh (thường được gọi là lễ khai tâm) từ một bậc thầy có đủ phẩm tính. Trong lễ quán đảnh, vị thầy hướng dẫn cách thức thiền quán và người đệ tử thực hành theo. Chỉ ngồi yên trong phòng và uống nước ban phép không phải là nhận lãnh quán đảnh. Mục đích của việc nhận pháp quán đảnh là giúp cho người đệ tử thiết lập được mối liên hệ với hóa thân cụ thể của một vị Phật và hướng dẫn họ thiền quán về vị Phật đó. Việc nghiêm giữ những giới nguyện đã thọ nhận trong lễ quán đảnh là cực kỳ quan trọng.
One enters the Vajrayana by taking an empowerment (often called initiation) from a qualified master. During an empowerment, the master gives instruction on how to meditate, and the disciples do the meditation. Just sitting in the room and drinking blessed water isn’t taking an empowerment. The purpose of an empowerment is to help the students make a connection with a particular manifestation of the Buddha and introduce them to the meditation practice of that Buddha. It is extremely important to keep the vows and commitments taken during an empowerment.
Sau khi nhận lãnh pháp quán đảnh, hành giả thỉnh cầu một bậc thầy có đủ phẩm tính xin chỉ dạy về những giới nguyện đã thọ nhận trong lễ quán đảnh. Hành giả cũng có thể thỉnh cầu được hướng dẫn về phương pháp thực hành thiền. Hành giả tiếp nhận một thánh thể [Thành tựu pháp] (sadhana), một câu chân ngôn được sử dụng với phép quán tưởng, cầu nguyện và thiền quán về vị Phật thánh thể đó, kèm theo là những hướng dẫn của vị đạo sư tâm linh về pháp tu tập này. Nhờ nhận được những hướng dẫn này, hành giả sẽ thực hành thiền quán một cách đúng đắn.
After the empowerment, one asks a qualified teacher for instructions on the vows and commitments taken during the empowerment. Teachings on that meditation practice may also be requested. One receives a sadhana, a ritual text with the visualizations, prayers and meditation of that Buddha, and the spiritual master gives instructions on it. Having received these instructions, one does the meditation properly.
Kim Cang thừa nhấn mạnh sự phát triển khả năng quán tưởng tích cực. Trong cuộc sống đời thường, nếu ta không thể hình dung được ngày tốt nghiệp ra trường, ta sẽ không bao giờ cố gắng và sẽ không bao giờ làm được. Tương tự, nếu ta không thể hình dung mình trở thành một vị Phật, ta sẽ không bao giờ thành Phật. Phép quán tưởng trong thực hành Kim Cang thừa giúp ta phát triển khả năng tưởng tượng tích cực và mở rộng khuynh hướng vị tha của mình.
The Vajrayana emphasizes developing a positive self-image. In ordinary life, if we can’t imagine graduating from school, we’ll never try to and we’ll never do it. Similarly, if we can’t imagine becoming a Buddha, we’ll never become one. The visualizations done in the Vajrayana practice help us to develop a positive self-image and to expand our altruistic intention.
Trong Kim Cang thừa có nhiều kỹ năng thiền tập. Một số pháp tu chuẩn bị giúp tịnh hóa các nghiệp bất thiện và làm phát triển những nghiệp thiện có thể có. Đọc tụng thần chú giúp an tịnh tâm thức và phát triển khả năng định tĩnh. Ngoài ra còn có những kỹ năng giúp nhanh chóng đạt đến sự nhất tâm và làm hiển lộ một trạng thái tâm thức cực kỳ vi tế nhận hiểu được tánh Không. Kim Cang thừa cũng có cả những phương pháp thiền tập để chuyển hóa tiến trình chết và tái sanh thành tiến trình giác ngộ.
There are several meditation techniques found in the Vajrayana. Certain preliminary practices purify negative imprints and build up positive potentials. The recitation of mantras calms the mind and aids in the development of concentration. Within the Vajrayana are also found techniques for quickly developing single-pointed concentration and for making manifest an extremely subtle state of mind that realizes emptiness. Vajrayana also includes meditations to transform the death and rebirth process into the path to enlightenment.
Tất cả các phương pháp thiền tập đó đều dựa trên nền tảng nhận hiểu được ba chứng ngộ căn bản trên con đường tu tập. Nhờ thực tập con đường tuần tự đưa đến giác ngộ như thế, chúng ta có thể đoạn trừ hoàn toàn mọi ô nhiễm trong tâm thức và chuyển hóa thành tâm Phật. Với sự phát triển hoàn hảo tâm từ bi, trí tuệ và phương tiện thiện xảo, chúng ta sẽ có khả năng làm lợi lạc rộng khắp cho mọi chúng sinh.
All of these meditations are based on an understanding of the three principal aspects of the path. By practicing such a gradual path to enlightenment, we can totally eliminate all defilements from our minds and transform them into the minds of Buddhas. With perfectly developed compassion, wisdom and skillful means, we’ll be able to benefit others extensively.