Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quyển thứ ba mươi hai
Nhiếp tụng hai trong biệt môn bảy.
Ny bất trú lan-nhã,
Bất cư thành ngoại tự,
Bất hứa môn tiền vọng,
Diệt bất thị song trung.
* Ðức Phật ở vườn Trúc Lâm, thành Vương Xá. Trong thành này có một dâm nữ tên là Liên Hoa Sắc sống bằng nghề biểu diễn sắc đẹp. Có Bà-la-môn đến bảo:
- Cô bé thích không, hãy cùng ta ân ái.
Hỏi:
- Anh có tiền không?
Ðáp:
- Không có.
Cô bảo:
- Hãy đi kiếm tiền, rồi đến gặp nhau.
Ðáp:
- Tôi sẽ đi kiếm.
Sau khi đi qua các nơi ở phương Nam, kiếm được năm trăm tiền vàng, anh ấy trở lại để gặp cô ta.
Bấy giờ, nhờ thiện tri thức là tôn giả Mục Kiền Liên, Liên Hoa Sắc xuất gia thọ cận viên chứng quả A-la-hán, tùy theo sự an lạc, rời khỏi thành Vương-xá, đi đến Thất La Phiệt.
Khi ấy, Thế Tôn chưa ngăn Bí-sô ny trú ở Alannhã. Liên Hoa Sắc đến trú ở nơi vắng lặng trong rừng rậm, ngồi nhập định hưởng thọ giải thoát lạc.
Bà-la-môn kia đem năm trăm tiền vàng đến thành Vương-xá, hỏi mọi người:
- Cô Liên Hoa Sắc đã đi đâu vậy?
Ðáp:
- Cô ấy xuất gia trong pháp Thích-tử, đã đi về thành Thất La Phiệt.
Nghe như vậy, anh ta đến rừng Thệ Ða hỏi các Bí-sô:
- Cô gái tên Liên Hoa Sắc ở thành Vương xá du hành đến đây, hiện nay đang trú ở đâu?
Ðáp:
- Cô ấy đã từ bỏ việc phi pháp, xuất gia, chuyên tu tập thiền quán trong rừng rậm.
Ðến gặp vị ny ấy, anh ta nói:
- Thiếu nữ! Trước đây có lời cam kết, nay đem tiền đến, em hãy cùng tôi hưởng lạc.
Ðáp:
- Này Bà-la-môn! Tôi đã vứt bỏ nghiệp tội ác, người hãy đi đi.
Bảo:
- Này cô bé! Tuy em bỏ ta nhưng ta không bỏ em đâu, hãy đến đây đừng bỏ nhau.
Hỏi:
- Người yêu mến chỗ nào trên thân thể của tôi?
Ðáp:
- Ta yêu đôi mắt của em.
Liên Hoa Sắc liền dùng thần lực móc hai tròng mắt đưa cho người kia.
Bà-la-môn suy nghĩ: "Nữ Sa-môn trọc đầu này lại có thể giở trò yêu thuật như thế".
Anh ta cú vào đầu của vị ny kia rồi bỏ đi.
Vị này đem sự việc trên thưa với ny chúng. Ny chúng bạch Bí-sô, Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ: "Do Bí-sô ny trú ở A-lan-nhã nên có lỗi như vậy".
Ngài chế định, từ nay về sau các Bí-sô ny không được đến thiền quán trong rừng rậm và nơi hoang vắng. Nếu ai vi phạm, bị tội vượt pháp.
* Duyên khởi tại thành Thất La Phiệt. Như Thế Tôn dạy, Bí-sô ny không được trú ở A-lan-nhã. Khi ấy, các Bí-sô ny lại tịnh tọa thiền quán ở các ngã đường trong thôn phường nên bị lỗi như trước. Họ đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô ny nên tu tập thiền định trong chùa.
Nghe Phật bảo các Bí-sô ny tu tập thiền định trong chùa, người thế tục kia có tín tâm liền làm chùa ny ngoài thành cho chư ny đến trú ngụ, lại bị giặc và kẻ ác đến quấy nhiễu. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không được làm chùa ny ngoài thành, nên làm trong thành.
* Duyên xứ như trước. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà đứng trước chùa để trông ngóng, đùa cợt người qua lại. Những người thế tục cùng nhau bất mãn chê bai. Bí-sô bạch Phật. Phật nghĩ rằng: "Ny ở trước cửa chùa có lỗi như vậy nên chế định ny không được ở dưới cửa chùa". Bí-sô ny nào đứng trước cửa chùa, bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Sau khi Phật đã chế định chư ny không được đứng trước cửa chùa, họ lại nhìn qua cửa sổ từ xa cùng nhau đùa cợt, gây lỗi như trước. Phật dạy:
- Ðây cũng như trước, ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng ba trong biệt môn bảy.
Hứa trước Tăng-khước-kỳ,
Hữu nam trì bất dục,
Giao cù bất ưng việt,
Nghi tại nhất biên hành.
* Duyên xứ như trước. Ở trong tự viện, khi làm việc, các Bí-sô ny mặc cả năm y, nóng nực mệt nhọc, nhân đó gầy ốm, nên thưa với Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ởû trong chùa, khi làm việc, các Bí-sô ny nên mặc Tăng khước-kỳ.
Ðến chùa thấy như vậy, người thế tục sinh dục tưởng, người có tín tâm cùng nhau chê bai. Bí-sô bạch Phật, Phật dạy:
- Nếu những người thế tục chê bai việc này, từ nay về sau các Bí-sô ny không nên mặc Tăng khước kỳ mà làm việc trước mặt Trưởng-giả Bà-la-môn. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Khi làm việc trước người thế tục, ny nên mặc Tăng-khước-kỳ kín hai vai và tay, mặc y năm điều rồi mới làm việc.
* Duyên xứ như trước. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà đến tắm ở chỗ tắm của đàn ông. Ðến đó tắm, thấy ny cô xuống dưới nước, các thiếu niên bảo nhau:
- Xem nữ Sa-môn trọc đầu này, thân thể như trâu nước hoang.
Ny bạch Bí-sô, Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ: "Do Bí-sô ny đến tắm chỗ tắm của đàn ông nên có lỗi như vậy, từ nay trở đi Bí-sô ny không được đến tắm nơi tắm của đàn ông. Ai vi phạm bị tội vượt pháp".
* Duyên xứ như trước. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà đứng ở giữa ngã tư đường thấy người thế tục đến liền đùa cợt. Mọi người bảo nhau:
- Nữ Sa-môn trọc đầu này nào hợp với chuyện đứng ở ngã tư chọc ghẹo bọn ta.
Ny bạch Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Từ nay về sau Bí-sô ny không được đi qua ngay giữa ngã tư đường, nên đi bên lề nào thuận tiện. Ai đi qua ngay giữa, bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng thứ tư trong biệt môn bảy.
Nhược thị nhị hình nữ,
Hoặc thị hợp đạo loại,
Hoặc thường huyết lưu xuất,
Cập thị vô huyết nhân.
* Duyên xứ như trước. Khi ấy có Bí-sô ny cho nhị hình nữ xuất gia. Thấy ny khác đến, người này biểu hiện tướng khác lạ. Vị khác hỏi:
- Cô là người gì?
Ðáp:
- Này chị! Tôi là người nhị hình.
Ny bạch Bí-sô, Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ðấy là phi nam phi nữ không nên cho xuất gia, dù cho thọ cận viên rồi cũng không phát sinh Luật Nghi Hộ, hãy mau tẫn xuất. Từ nay về sau, nếu có người nữ đến cầu xuất gia, cần phải hỏi họ trước rằng ngươi có phải là người nhị hình không. Nếu ai không hỏi mà cho xuất gia, Bổn sư bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Có Bí-sô ny cho người nữ chung hai đạo xuất gia. Khi tiểu tiện, đại tiện ra luôn làm dơ nhớp chỗ ấy. Ðến nơi, thấy như vậy, các ny khác hỏi:
- Ai làm nhớp nơi này vậy?
Ðáp:
- Thưa chị! Tôi không cố ý làm nhớp nơi ấy đâu, chỉ vì hai đạo hợp lại nên khi muốn tiểu tiện thì đại tiện theo ra.
Ny bạch Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ðấy là phi nam phi nữ không nên cho xuất gia, dù cho thọ cận viên rồi cũng không phát sinh luật-nghi-hộ, hãy mau tẫn xuất. Từ nay về sau, nếu có người nữ đến cầu xuất gia, cần phải hỏi họ trước rằng ngươi có phải là người có hai đạo hợp lại không. Nếu không hỏi mà cho xuất gia, Bổn sư bị tội vượt pháp.
Khi ấy, có Bí-sô ny cho người nữ bị bệnh thường lưu huyết xuất gia. Y nội họ bị nhớp nên có nhiều ruồi bu vào. Chư ny hỏi:
- Cô thường bị lưu huyết phải không?
Ðáp:
- Tôi là người bị bệnh lưu huyết.
Ny bạch Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Người này cũng như trước, không được cộng trú.
* Duyên xứ như trước. Có Bí-sô ny cho người nữ không có kinh nguyệt xuất gia. Thấy các ny khác hằng tháng có kinh kỳ xuất hiện, họ sinh ý hiềm khích, bảo:
- Cô có ý nghĩ xấu, không chịu ly dục nên thường bị nguyệt kỳ.
Ðáp:
- Thấy kinh nguyệt, vì sao chị lại chê bai. Ðây là việc bình thường của phụ nữ, chị không có hay sao?
Nói:
- Tôi không xuất kinh làm sao có việc ấy.
Ny bạch Bí-sô, Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ðây là hoàng-môn nữ, nên cho họ về vì không thể sinh thiện pháp. Khi có người nữ đến cầu xuất gia, nên hỏi họ: - Cô có phải là người không có kinh phải không. Ai không hỏi bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng năm trong biệt môn bảy:
Ðạo tiểu trước nội y,
Cận Bí-sô bất thóa,
Tăng ny bất đối thuyết,
Ðương ư tự chúng biên.
* Duyên xứ như trước. Có Bí-sô ny độ người nữ âm đạo quá nhỏ xuất gia. Khi đi tiểu, người ấy ở trong chỗ tiểu quá lâu mới ra. Các ny khác hỏi:
- Vì sao ở lâu vậy?
Ðáp:
- Ðường tiểu tôi quá nhỏ, căn không đầy đủ nên tiểu lâu.
Ny bạch Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ðấy là hoàng-môn nữ nên tẫn xuất ngay.
* Duyên xứ như trước. Có chư ny bị nguyệt kỳ thấm ướt y và ngọa cụ, nhiều ruồi bu vào, tuy cố giặt giũ nhưng vẫn vết ố như trước. Biết như vậy, Phật bảo:
- Nên dùng nội y cùng màu sắc ấy.
Chư ny mặc như vậy. Khi ấy, Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà cũng mặc y này đi vào thành khất thực, trên đường đi, y bị sút xuống.
Thấy vậy, mọi người hỏi:
- Vật gì rơi trên đất vậy?
Nổi sân, ny nói:
- Này kẻ ti tiện! Hãy mau về nhà hỏi mẹ chị mày, họ sẽ nói cho mày biết.
Phật dạy:
- Bí-sô ny mặc nội y, cần phải buộc dây lưng thì không có lỗi này. Ai không buộc dây lưng bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Cụ thọ Ðại Ca Nhiếp Ba vào buổi sáng mặc y mang bát vào thành khất thực. Thấy vậy, Thổ La Nan Dà vội chạy đến bên cạnh tôn giả và nhổ nước bọt xuống đất và nói to:
- Vật rất ngu rất độn.
Ca Nhiếp Ba nói:
- Ðây không phải lỗi của cô, chính là lỗi của A Nan Ðà vì cố xin cho nữ nhân ác hạnh xuất gia trong pháp luật thiện thuyết.
Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Hành động của Thổ La Nan Ðà trái pháp Sa-môn. Những dâm nữ còn không thốt ra những lời thô bỉ như vậy. Từ nay trở đi, Bí-sô ny thấy Bí-sô không được nhổ nước miếng và nói rất ngu rất độn. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Có Bí-sô phạm lỗi kia thấy Bí-sô ny đến liền mời ngồi. Cô này hỏi:
- Thánh giả, muốn làm việc gì?
Ðáp:
- Tôi phạm tội, muốn sám hối.
Ngồi đối diện nhau, Bí-sô thưa:
- A Ly Di Ca (thánh giả nữ) ghi nhớ cho, tôi là Bí-sô ... phạm tội ..., nay đối trước A Ly Di Ca phát lộ tội ấy ra không che dấu. Do phát lộ nên tôi được an lạc.
Ny hỏi:
- Thánh giả cũng phạm tội ấy hay sao? Ðó không phải là việc thiện.
Bí-sô ấy im lặng xấu hổ.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô không được phát lộ sám hối tội với Bí-sô ny, nên phát lộ sám hối với Bí-sô thanh tịnh đồng kiến giải. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Có Bí-sô ny phạm tội, thấy Bí-sô đến nên chí thành cung kính, đảnh lễ sát hai chân, chắp tay thưa:
- Thánh giả! Xin thương xót con mà ngồi lại một lúc.
Bí-sô hỏi:
- Muốn làm việc gì?
Ðáp:
- Thánh giả! Con phạm tội, muốn phát lộ.
Trước Bí-sô đang ngồi, ny chắp tay thưa:
- Thánh giả ghi nhớ cho, con là Bí-sô ny ... phạm tội ... như trước.
Phật dạy:
- Bí-sô ny không được phát lộ với Bí-sô, nên phát lộ với Bí-sô ny thanh tịnh. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng sáu trong biệt môn bảy:
Bí-sô tác yết ma,
Ny khả dụng tâm thính,
Phu tòa linh nhân tọa,
Ny tọa ưng phân biệt.
* Duyên xứ như trước. Như Thế Tôn dạy, yết ma của Bí-sô và Bí-sô ny khác nhau trừ yết-ma chung. Khi ở giữa Tăng, ny tác yết ma, không thể bình tỉnh nên tác pháp bất thành. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô nên tác yết ma, ny nên lắng nghe.
Chư ny không biết lắng nghe như thế nào. Phật dạy:
- Nên chí tâm lắng nghe và ghi nhớ kỹ những lời đây là yết ma lần thứ nhất, đây là yết ma lần thứ hai, thứ ba, nên làm như vậy (đây là hai chúng truyền giới cho ny)
* Duyên xứ như trước. Như Thế Tôn dạy nên tụng kinh, các Bí-sô không trải tòa ngồi. Phật dạy:
- Nên trải.
Khi khác, chư ny đến nghe pháp, họ lại trải chỗ ngồi tốt. Có một vị ny thình lình bị xuất nguyệt kỳ làm bẩn chỗ ngồi. Nghe pháp xong, họ ra về, vị tri sự thu xếp tọa cụ, thấy nhiều ruồi bu nên đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Ny đến nghe pháp, không nên bố trí ngồi tòa tốt.
Như Thế Tôn dạy, Bí-sô ny không nên ngồi tọa cụ tốt để nghe pháp. Do đó, khi có ny đến, họ bố trí tọa cụ nhỏ. Một hôm, nhân Ðại Thế Chủ Kiều-Ðàm Dy đến nghe pháp, họ cũng bố trí cho tọa cụ nhỏ. Ðại Thế Chủ nói:
- Khi còn ở thế gian, con cũng chưa từng ngồi tọa cụ nhỏ này, nay làm sao ngồi.
Các Bí-sô nói:
- Ðại Thế Chủ, đây là lệnh của Thế Tôn, không cho Bí-sô ny ngồi tọa cụ tốt đẹp để nghe pháp.
Ðáp:
- Làm sao con lại có lỗi xấu như họ vậy, do trước đây vị ny kia không chánh niệm nên sinh ra lỗi như vậy.
Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Từ nay ta cho phép, Bí-sô ny nào tâm có chánh niệm, khi họ đến nghe pháp, nên bố trí tọa cụ tốt, chớ nghi ngại.
Nhiếp tụng bảy trong biệt môn bảy:
Cô tửu dâm nữ xá,
Ðồ trung bất xúc nữ,
Tùy thời khai nội y,
Ca vũ bất ưng tác.
* Duyên xứ như trước. Vào buổi sáng, ny Thổ La Nan Ðà mặc y mang bát, theo tuần tự khất thực, thấy một cô gái trang sức y phục đính anh lạc tốt đẹp, nên hỏi:
- Thiếu nữ ơi! Ở đâu mà có y phục đính anh lạc xinh đẹp thế này?
Ðáp:
- Thánh giả! con nhờ bán rượu nên sắm được y phục đính anh lạc xinh đẹp thế này.
Ny suy nghĩ: "Ðây là phương tiện tốt".
Tiếp tục đi về phía trước với ý nghĩ vương vấn về chuyện này, lại gặp một cô gái gầy yếu mặc y phục cũ dơ đang đi, ny hỏi: cô ở nhà ai?
Ðáp:
- Thánh giả! Con không có chỗ ở, nếu có ăn mặc là con chịu làm ngay.
Hỏi:
- Như vậy sao cô không bán rượu?
Ðáp:
- Thánh giả! Hạng như con làm sao bán rượu? Nhà bán rượu phải rộng lớn, có đầy đủ bàn ghế chổ ngồi, chén muỗng, mâm tô, tiền vốn nhiều, phục vụ đúng phép, khách đến đông đảo, mới có lợi nhuận.
Ny nói:
- Nếu cô cần vật gì, ta sẽ sắm cho đầy đủ, khi thu được tiền có đưa cho ta không?
Ðáp:
- Con đưa.
Gần chùa ny, Thổ La làm một quán lớn, cung cấp đầy đủ vật cần dùng, đưa nhiều tiền vốn để cô kia bán rượu. Những kẻ ăn nhậu thường lai vãng đến đấy làm cho những quán rượu khác đều bất mãn ganh tị. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà thu hoạch được nhiều tài lợi. Một hôm, vua tổ chức đại hội, kêu gọi đến các quán bán rượu. Mọi người báo rằng:
- Bên cạnh chùa của Bí-sô-ny Thổ La Nan Ðà có quán nhậu lớn với đủ loại rượu ngon, nhiều người đến uống thu hoạch nhiều tài lợi, sao không gọi đến, lại làm khổ đến chúng tôi?
Nghe báo như vậy, sứ giả đến giữ cô gái kia. Cô ta la to lên:
- Thánh giả Thổ La Nan Ðà ơi! Vương gia sai người đến bắt ngang con đưa đi, mong người mau đến đây.
Nghe tiếng kêu, ny vội chạy đến, mắng chưởi:
- Ðồ ác vật, vì sao ngươi muốn bắt cô gái của ta?
Ðáp:
- Thánh giả! Chẳng lẽ người được phép mở quán rượu hay sao?
Ny bảo:
- Ta đạp lên đầu kẻ oán gia, chuyện bán rượu có liên quan gì đến việc của ngươi?
Hỏi:
- Thánh giả! Người cũng có oán gia ư?
Ðáp:
- Ngươi chính là oán gia vì bắt cô gái ta mang đi.
Nhân đó, hai bên tranh cãi nhau. Thấy thế, các Trưởng giả Bà-la-môn hỏi vì sao như vậy. Nghe kể lại sự việc, họ cùng nhau chê trách:
- Các Thích nữ hành động trạo cử gây ra việc phi pháp. Nữ Sa-môn trọc đầu không giữ tịnh hạnh mà lại bán rượu.
Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật suy nghĩ và chế:
- Ny Thổ La Nan Ðà gây ra sự việc trái với pháp của Thích Nữ. Từ nay về sau, Bí-sô ny không được bán rượu. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Trong khi Bí-sô ny Thổ-La Nan Ðà mặc y mang bát khất thực, thấy một dâm nữ mang y phục đính anh lạc xinh đẹp, hỏi:
- Cô bé được những y phục đính anh lạc xinh đẹp này ở đâu vậy?
Ðáp:
- Thánh giả! Con bán hương sắc nên được y phục này.
Ny suy nghĩ:
- Ðây phương tiện tốt, ta nên thử xem có khá hơn không.
Vừa suy nghĩ về việc này vừa đi khất thực, đến một chỗ kia, thấy một thiếu nữ với y phục dơ bẩn, hình dáng ốm đói, đi lại không vững nhưng thân thể xinh đẹp, ny hỏi:
- Này cô gái, con ở nhà ai vậy?
Ðáp:
- Con không thuộc ai cả. Ai cho ăn mặc, con thuộc người ấy.
Hỏi:
- Như vậy vì sao con không hành nghề dâm nữ?
Nghe hỏi, cô gái bịt tai, đáp:
- Thánh giả! Chưa từng nghe gia tộc của con có làm việc xấu ấy.
Ny nói:
- Này cô bé, con gái làm nghề này rất nhiều. Con không phải vương nữ, không phải sinh ra từ gia đình trưởng giả, quý tộc Bà-la-môn. Vả lại các cô gái đều thích đàn ông, nếu ta không xuất gia cũng sẽ hành nghề ấy.
Nghe lời ny khuyến dụ, cô gái đáp:
- Thánh giả! Làm dâm nữ cũng được hay sao? Phải đầy đủ các điều kiện mới làm được việc ấy. Trước hết, phải có nhà rộng, y phục hoa hòe sáng đẹp, trang sức anh lạc, ai thấy cũng yêu mến. Khi đàn ông đến nhà, tùy theo sự sang hèn của họ mà phục vụ cung cấp sự ăn uống hoa hương.
Ny bảo:
- Này cô bé, những nhu cầu đó, ta đều sắm đủ và cung cấp ăn mặc cho con nhưng khi thu tài vật có đưa cho ta không?
Ðáp:
- Con đưa hết.
Gần chùa, ny làm một nhà lớn, trang bị đầy đủ vật cần dùng và cung cấp đồ tắm rửa hương hoa y phục anh lạc. Ðược ăn uống đầy đủ, cô gái trở nên mập tròn xinh đẹp nhất so với các cô dâm nữ khác làm cho mọi người chen chúc nhau tìm đến. Thấy như vậy, các dâm nữ khác cùng nhau ganh ghét. Thổ La Nan Ðà thu hoạch được nhiều tài vật.
Một hôm, nhân đại hội, vua cần dùng nhiều hương thoa. Các sứ giả tập họp các dâm nữ để làm hương thoa. Các dâm nữ dèm pha với sứ giả:
- Gần chùa của ny cô Thổ La Nan Ðà cũng có dâm nữ nên gọi họ đến.
Bị sứ giả đến nơi gọi ra, các dâm nữ kêu lên:
- Thánh giả ơi! Có quan của vua đến bắt chúng con đi.
Vội vàng chạy ra, ny bảo sứ giả:
- Ngươi là kẻ hung ác bắt cô gái của ta.
Ðáp:
- Thánh giả cũng làm nhà dâm hay sao?
Ny bảo:
- Ta đạp trên đầu kẻ oán gia, chuyện nuôi dâm nữ của ta, liên can gì đến việc của ngươi?
Sự việc diễn tiến như trên ... cho đến... Phật chế:
- Từ nay về sau các Bí-sô ny không được làm nhà nuôi dâm nữ. Ai vi phạm bị tội Thổ-la-để-dã.
* Duyên xứ như trước. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà lại đem một thiếu nữ đến nơi sơn dã, đại lộ làm nghề khoe sắc đẹp của mình để kiếm tiền nên người khác bắt, ny liền mắng chưởi như trước ... cho đến ai vi phạm tội này bị tội Thổ-la-để dã.
* Duyên tại thành Vương-xá, Lục chúng Bí-sô thường ca múa với mọi người. Họ thưa rằng:
- Các đại đức, chúng tôi thường bị nhạc sĩ bắt ca múa nhạc đều do nhóm 12 Bí-sô ny. Nếu họ không ngầm đưa y bát các vật ... cho con hát để chúng não loạn tôi thì họ không thể bắt buộc tôi tấu nhạc, xin trị phạt họ. Nay thật đúng lúc nên tính kế cho.
Ô Ba Nan Ðà nói rằng hãy cùng nhau đánh chúng.
Cùng nhau tán đồng, kéo đến chỗ kia, vừa gặp Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà, họ bảo nhau:
- Ðấy là cô ny đầu sỏ, hãy đến trừng trị.
Cùng nhau tiến tới, họ giữ lấy ny cô, đánh lên đầu, đập vào chân, vào hông, hoặc đánh bằng tích trượng. Thân thể bị bầm tím không thể đi được, cô ta phải xức dầu toàn thân và nằm mẹp trên giường.
Thấy vậy, chư ny hỏi:
- Vì sao như vậy?
Ðáp:
- Bị đánh.
Hỏi:
- Ai vậy?
Ðáp:
- Tôn giả Lục chúng.
Hỏi:
- Chị gây lỗi gì?
Ðáp:
- Họ là pháp huynh, tôi là pháp muội, răn dạy nhau là việc thường tình; so đo chi với người khác mà phiền hỏi lỗi lầm.
Nghe như vậy, chư ny đều cùng nhau chê trách:
- Tại sao Bí-sô lại đánh ny chúng!
Họ thưa Bí-sô, Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ: - Nếu khi Bí-sô đánh Bí-sô ny thì có sự xúc chạm thân thể. Ngài bảo các Bí-sô:
- Các Bí-sô không được đánh ny, ai vi phạm bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ tại thành Thất La Phiệt. Như Thế Tôn dạy chư ny mặc nội y, tuy họ mặc y này nhưng vẫn bị thấm máu làm bẩn ngọa cụ. Có nhiều ruồi bu vào, làm cho họ nhàm gớm ưu sầu buồn bã.
Ny bạch Bí-sô; Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Từ nay Ta cho phép chư ny mặc y lót bên trong y nội.
Chư ny tuân hành mặc y lót nhưng vẫn bị thấm dơ. Phật dạy:
- Nên thường xuyên giặt sạch, khi nằm ngủ nên phải chánh niệm. Ai không làm như vậy, bị tội vượt pháp.
* Duyên khởi tại thành Vương-xá. Có Bí-sô ny tên Bản Thắng. Sau khi vị này qua đời, thi thể được hỏa táng ở Thi Lâm. Nhóm mười hai Bí-sô ny ca múa bên cạnh tử thi này. Chư ny bất mãn đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Pháp của ny là không được tự ca múa. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng tám trong biệt môn bảy:
Tăng ny căn nhược chuyển,
Chí tam giai tẩn xuất,
Quảng thuyết pháp dữ duyên,
Liên hoa sắc vi sứ.
* Duyên xứ như trước. Cụ thọ Ô Ba Ly thưa Thế Tôn:
- Ðại đức! Nếu ny chuyển căn, sự việc ấy như thế nào?
Phật dạy:
- Ðồng cận viên và y theo hạ lạp như cũ, sau đó đưa sang chùa Tăng.
Họ lại bạch Phật:
- Thế Tôn! Nếu ny chuyển căn thì y vào hạ cũ, đưa sang chùa Tăng. Nếu Tăng chuyển căn có được giữ theo hạ cũ và đưa sang chùa ny không?
Phật dạy:
- Cùng đưa họ sang chùa ny.
Hỏi:
- Thưa Ðại đức! Hai hạng người ấy đi đến nơi kia rồi chuyển căn trở lại thì phải làm sao?
Phật dạy:
- Tùy theo điều kiện của họ, trả về lại chỗ cũ.
- Ðại đức! Nếu họ chuyển căn đến lần thứ ba thì phải làm thế nào?
Phật dạy:
- Nếu đến lần thứ ba thì họ không phải là Tăng ny, phải trả họ về thế tục, chớ nên nghi ngại.
* Duyên xứ như trước. Có trưởng giả tên Thiên Dữ giàu có nhiều tài sản, cưới vợ về sống chung. Ở một nơi khác, có một trưởng giả tên Lộc Tử cũng giàu có và cưới vợ về sống chung. Cả hai nhà đều khoe khoang tài sản và đều cho mình hơn. Sau đó, họ trở thành bạn thân qua lại tốt đẹp, có vật gì lạ đều đem biếu tặng nhau.
Bấy giờ, trong thành mọi người có việc phải cùng nhau đến tập họp ở công viên. Sau khi luận nghị xong, họ đều trở về nhà. Hai trưởng giả Thiên Dữ và Lộc Tử vẫn ở lại trong vườn, cùng nhau đàm luận.
Thiên Dữ nói:
- Bằng cách gì, sau khi chúng ta qua đời, con cháu chúng mình vẫn thân ái nhau không chia lìa?
Lộc Tử nói:
- Lành thay lời của bạn! Vậy từ nay chúng ta hãy chỉ bụng kết thân. Nếu hai nhà chúng ta sinh trai gái thì kết sui gia.
Ðáp:
- Thật hay, ý tôi cũng như vậy.
Sau khi hứa hẹn, ai về nhà ấy.
Sau đó, vợ Thiên Dữ sinh một bé gái xinh đẹp tuyệt trần nhưng tính hay khóc. Nhưng khi có Bí-sô đến nhà thuyết pháp cho cha nghe thì bé gái này không khóc nữa và lắng tai chuyên chú nghe. Sau hai mươi mốt ngày, thân thuộc vui mừng tập họp cùng nhau đặt tên cho bé gái. Họ bàn nhau: "Bé gái này ưa thích pháp nên lắng tai nghe, lại là con của Thiên Dữ nên đặt tên là Pháp Dữ".
Ðược tám Bà từ mẫu nuôi dưỡng, Pháp Dữ mau lớn như hoa sen vượt lên trong nước.
Nghe trưởng giả kia sinh con gái, trưởng giả Lộc Tử suy nghĩ:
- Bạn ta sinh con gái, sao ta bỏ qua được, nên gửi y phục anh lạc đến để tỏ lòng chúc mừng. Cháu ấy là dâu mới của ta chứ gì.
Lộc tử gửi quà kèm thư với nội dung:
- Nghe bạn sinh cháu gái, tôi rất vui mừng, xin gửi y phục anh lạc để chúc mừng, xin bạn nhận cho tấm lòng thành thực của tôi.
Nhận thư, Thiên Dữ gửi thư đáp lại với nội dung:
- Nếu bạn sinh trai, chắc chắn tính chuyện hôn nhân.
Sau khi nhận thư, tâm ý Lộc Tử mãi hoài vọng cầu con trai. Không bao lâu, người vợ có thai, đủ tháng sinh một bé trai. Sau hai mươi mốt ngày, thân tộc vui mừng tập họp làm lễ đặt tên. Họ bàn nhau: "Ngày sinh của cháu trai này nhằm sao Tỳ-Xá Khư vậy nên đặt tên là Tỳ Xá Khư. Cháu trai này được tám bà nhũ mẫu săn sóc.
Nghe Lộc Tử sinh con trai, trưởng giả Thiên Dữ suy nghĩ:
- Trưởng giả Lộc Tử kết thân với ta, nay đã sinh nam còn ta sinh gái. Cháu ấy là rể ta, vậy ta nên sai người mang y phục anh lạc đến với lời chúc mừng rằng nghe bạn sinh con trai, tôi rất vui mừng, nay gửi y phục đến, xin bạn nhận cho.
Ðược tin, Lộc Tử đáp lời:
- Từ lâu hứa kết thân, nay mới toại nguyện, chờ chúng khôn lớn sẽ tính chuyện hôn nhân.
Khi khôn lớn, lòng chỉ muốn xuất gia, Pháp Dữ quỳ xuống, thưa với cha:
- Trong lòng con chỉ muốn xuất gia trong pháp luật thiện thuyết.
Cha bảo:
- Này con! Trước đây cha có hứa gã con cho Tỳ Xá Khư con của trưởng giả Lộc Tử. Cậu ấy là chồng con nên việc kia không thể được.
Khi vị Bổn sư là Bí-sô ny Liên Hoa Sắc đến thăm hỏi, Pháp Dữ thưa:
- Thánh giả! Con muốn xuất gia trong pháp luật thiện thuyết, thọ cận viên thành Bí-sô ny tánh, xin thầy đến đây, ngầm cho con được xuất gia. Vì sao? - Cha con ngăn cản nên không sao đi được.
Ny bảo:
- Lành thay! Cô bé có thể phát tâm ưa thích cầu xuất gia như vậy. Các dục vị ngọt rất ít, đau khổ rất nhiều. Như Thế Tôn dạy, những người có trí biết rõ năm lỗi của dâm dục nên không làm theo.
Thế nào là năm:
Một: Quán sát dục ít vị ngọt mà lỗi lầm nhiều, thường có các khổ.
Hai: Người làm theo dục thường bị trói buộc.
Ba: Người làm theo dục không biết nhàm chán.
Bốn: Người làm theo dục thì ác nào cũng làm.
Năm: Ðối với cảnh dục, chư Phật Thế Tôn và chư Thanh văn cùng các bậc thắng nhân đắc chánh kiến dùng vô lượng cách nói về lỗi lầm của dục. Thế nên, người trí không nên làm theo dục.
Lại nữa, người trí biết xuất gia có năm lợi thù thắng; đó là:
Một: Công đức xuất gia là phước lợi của ta, người khác không có được. Thế nên người trí phải cầu xuất gia.
Hai: Tự biết ta là kẻ thấp hèn, bị người khác sai khiến, sau khi xuất gia được sự cúng dường lễ bái khen ngợi của người. Thế nên người trí phải cầu xuất gia.
Ba: Bỏ thân ở cõi này sẽ sinh thiên, thoát khỏi ba ác đạo. Thế nên người trí phải cầu xuất gia.
Bốn: Do xả bỏ thế tục nên thoát ly sinh tử, sẽ đắc Niết bàn an ổn vô thượng. Thế nên người trí phải cầu xuất gia.
Năm: Thường được chư Phật và chúng Thanh-văn cùng các bâïc thượng nhân khen ngợi. Thế nên người trí phải cầu xuất gia.
Lúc này, con hãy quán sát lợi ích ấy, với tâm chí thành xả bỏ lưới tục cầu công đức lớn. Như vậy, ta sẽ độ con xuất gia. Hãy tạm ở đây, chờ ta đi bạch Phật.
Ðến gặp Thế Tôn, Bí-sô ny Liên Hoa Sắc đảnh lễ sát chân Phật, đứng qua một bên, chắp tay bạch Phật:
- Ðại đức Thế Tôn! Pháp Dữ là con gái trưởng giả Thiên Dữ, ưa thích xuất gia thọ cận viên thành tựu tánh Bí-sô ny trong pháp luật thiện thuyết của Phật, nhưng trước đây người cha có hứa gả cho Tỳ Xá Khư con trai của Lộc Tử nên cha mẹ ngăn cản không cho xuất gia.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo cụ thọ A Nan Ðà:
- Ông hãy đi bảo với chư ny, Pháp Dữ con gái trưởng giả Thiên Dữ ý muốn xuất gia, hãy sai ny Liên Hoa Sắc đến chỗ của Pháp Dữ và bảo với cô ấy rằng phụng hành lệnh của Thế Tôn thọ ba quy y và năm học xứ rồi cho cạo tóc xuất gia thọ mười giới ngay trong nhà.
Vâng theo lệnh của đức Thế Tôn, A Nan Ðà bảo các ny chúng. Chư ny tập họp, sai ny Liên Hoa Sắc, đến gặp cô ấy bảo rằng:
- Này thiếu nữ! Nay ny Tăng già vâng lệnh của Thế Tôn, cho con được xuất gia ngay ở đây, trước tiên thọ ba quy y và năm học xứ, nên chí tâm lĩnh thọ.
Sau khi thọ xong, lại dạy:
- Hiện nay con đã là cận sự nữ.
Thứ đến truyền mười học xứ, sau đó bảo cô ấy: - Con đã xuất gia xong, hãy chuyên cần tu học, hộ trì pháp theo như lời Thế Tôn dạy.
Khi ấy, cô này rất hoan hỷ sinh tâm khát ngưỡng, nhất tâm ghi nhận.
Quán sát tâm tính của cô này, Liên Hoa Sắc tùy căn cơ thuyết pháp làm cho khai ngộ lý Bốn Thánh đế. Pháp Dữ dùng chày trí tuệ kim cương phá tan hai mươi núi thân kiến, chứng quả dự lưu.
Liên Hoa Sắc trở về bạch với Thế Tôn:
- Tuân lệnh dạy của Thế tôn, con đã làm xong.
Phật bảo cụ thọ A Nan Ðà:
- Ông đến bảo chư ny chúng, hãy sai Liên Hoa Sắc đến nhà cô kia, truyền pháp chánh học cho sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm.
Theo lời dạy của Thế Tôn, cụ thọ A Nan Ðà đến bảo ny chúng sai Liên Hoa Sắc đến gặp Pháp-Dữ, tuân theo lệnh Phật cho thọ sáu pháp và sáu tùy pháp. Bảo cô ấy rằng:
- Từ nay, con đã là chánh-học-nữ, nên phụng hành tu tập trong hai năm, hộ trì theo pháp mà Thế Tôn đã giảng dạy.
Bấy giờ, Liên Hoa Sắc tùy theo căn cơ mà thuyết diệu pháp. Pháp Dữ nghe pháp xong, chứng quả Nhất-lai.
Trong hai năm học sáu pháp và sáu tùy pháp, Pháp Dữ đã trưởng thành dung nhan xinh đẹp tuyệt trần. Thân tộc cùng nhau đến chiêm ngưỡng.
Biết cô gái đã trưởng thành, trưởng giả Lộc Tử sai sứ đến nói với trưởng giả Thiên Dữ:
- Hai trẻ đã khôn lớn, xin tính chuyện thành thân, xin chọn ngày lành để sửa soạn thịnh lễ.
Thiên Dữ đáp:
- Lành thay việc này, nên làm như vậy.
Trưởng giả cho mời thầy tướng để chọn ngày tháng tốt. Trưởng giả Thiên Dữ sai người thông báo khắp bà con gần xa biết:
- Vào ngày ... đám cưới Pháp Dữ con gái tôi, xin bà con lớn nhỏ đều cùng đến chung vui, có thể mang đến những vật trang hoàng.
Trưởng giả Lộc tử cũng báo cho thân thuộc biết. Nhưng thân thuộc của ông ta rất nhiều, cùng kéo nhau đến đầy cả thành Thất La Phiệt.
Khi ấy, vua Thắng Quang nước Kiều Tát La cùng trong cung và quan dân đều nghe vào ngày lành ... Pháp Dữ con gái trưởng giả Thiên Dữ kết hôn với con trai trưởng giả Lộc Tử. Thân thuộc tập trung đầy khắp trong thành. Vua ra lệnh các đại thần cùng tương trợ với họ. Vâng mệnh vua, đại thần ra lệnh những nhà quý tộc ở thành phố xóm làng trong nước đem những vật trang trí kỳ lạ đặc biệt đến hỗ trợ cho đám cưới con của trưởng giả. Nghe lệnh vua, các nhà quý tộc đều đem các vật trân kỳ đến hỗ trợ. Bấy giờ, khắp nơi trong thành phố, các ngã đường, mọi người đều dọn dẹp sạch sẽ không còn vật nhơ bẩn, đốt hương thơm phức, rãi các hương thơm như trong vườn hoan hỷ rất khả ái.
Trông thấy như vậy, rất ngạc nhiên, Pháp Dữ hỏi gia nhân:
- Hiện nay muốn tổ chức hội Bạch-hoa khác mùa phải không?
Gia nhân đáp:
- Nhờ phước báo của cô nên tổ chức hội Bạch-hoa khác mùa để làm lễ cưới cho cô.
Nghe như vậy, trong lòng buồn rầu, Pháp Dữ vội chạy đến gặp cha, quỳ thưa:
- Ðối với năm dục, lòng con không ưa thích, xin cha cho con đến ở Già-lam của Bí-sô ny nơi vườn vua.
Cha nói:
- Khi chưa sinh con, cha đã có lời cam kết gả cho Tỳ Xá Khư con của trưởng giả Lộc Tử. Cậu ấy là chồng con, cha không có quyền. Vả lại, đại vương Thắng Quang nước Kiều Tát La và quan dân sang hèn đều nghe biết chuyện gả con cho Tỳ Xá Khư con của Lộc Tử, làm sao họ cho phép con đến ở chùa ny trong vườn vua? Con muốn cho cha và thân tộc bị nhốt trong lao tù à! Ngày mai là đám cưới chớ nên khinh suất.
Thân tộc đều đến bảo:
- Thiếu nữ! Hiện nay con không được làm chuyện hấp tấp, con đang tuổi sung mãn khó tu tập phạm hạnh.
Nghe khuyên bảo như vậy, Pháp dữ càng tinh tấn, tâm ý chuyên chú cần cầu thánh đạo nhưng vẫn không đắc được phương tiện ly dục.
Trong lúc ấy, Ðại sư Thế Tôn thấy biết tất cả. Thông thường, chư Phật luôn có tâm đại bi làm lợi ích cho tất cả, là bậc hùng dũng, đệ nhất trong việc cứu độ, không nói hai lời, luôn an trú trong định và tuệ, hiển phát ba minh, tu tập hoàn toàn tam học, khéo điều phục ba nghiệp, vượt bốn bạo lưu, ổn định trong bốn thần túc, tu tập bốn nhiếp hạnh đã từ lâu, xả trừ năm cái, viễn ly năm chi, vượt khỏi năm cõi, đầy đủ sáu căn, viên mãn sáu độ, cho bảy thánh tài khắp nơi, nở hoa bảy giác ngộ, xa rời tám nạn, ưa thích tám chính đạo, đoạn hẳn chín kết, thông suốt chín định, viên mãn mười lực, tiếng vang mười phương, trong các quyền lực là bậc thù thắng, được pháp vô úy, chiến thắng ma oán, phát tiếng sấm lớn, rống lên tiếng sư tử, ngày đêm hai mươi bốn giờ luôn dùng Phật nhãn quán sát thế gian ai tăng, ai giảm, ai gặp khổ nạn, ai hướng về đường ác, ai bị chìm trong bùn dục, ai có thể được hóa độ, dùng phương tiện gì cứu họ thoát ra, cho Thánh tài đến người không Thánh tài, dùng trí tuệ An Thiện Na phá mạc mắt vô minh, khiến người không có thiện căn trồng thiện căn, người đã có thiện căn càng tăng trưởng thêm, hướng về đường trời người an ổn vô ngại đến thành Niết Bàn. Như có thuyết bài kệ:
Giả sử đại hải triều,
Có khi không điều độ,
Phật với người đáng độ,
Cứu độ rất đúng lúc,
Ðối với các hữu tình,
Phật từ bi không bỏ,
Nghĩ cách cứu khổ họ,
Như trâu mẹ theo nghé.
Trong khi đang đi kinh hành, đức Phật mỉm cười, miệng phóng ra năm luồng ánh sáng vi diệu, khi chiếu xuống, lúc chiếu lên. Hào quang chiếu xuống tận địa ngục vô gián và các địa ngục khác. Những nơi bị nóng đốt đều được mát mẻ. Những nơi ở nước đá đều được ấm áp. Các hữu tình ấy đều được an lạc. Chúng suy nghĩ: "Ta cùng các ngươi đã chết khỏi địa ngục sinh chỗ khác phải không?"
Khi ấy, Thế Tôn khiến cho các hữu tình sinh tín tâm rồi, lại hiện ra tướng khác. Thấy tướng trạng khác ấy, chúng lại suy nghĩ: "Chẳng phải chúng ta chết ở nơi này mà sinh đến nơi khác, chắc chắn chúng ta nhờ vào sức uy đức của bậc đại thánh vô thượng làm cho thâm tâm chúng ta hiệân nay cảm thọ được sự an lạc".
Ðã sinh kính tín thì có thể diệt các khổ, chúng thọ thân thắng diệu ở trời người sẽ làm bậc pháp khí, thấy chân đế lý.
Hào quang chiếu lên tận cõi trời Sắc Cứu Cánh, trong đó diễn thuyết về các pháp khổ, Không, Vô thường, Vô ngã và nói hai bài kệ:
Ngươi nên cầu xuất ly,
Siêng tu theo lời Phật,
Chiến thắng quân sinh tử,
Như voi xô nhà cỏ,
Ngay trong pháp luật này,
Thường sống không phóng dật,
Làm khô biển phiền não,
Không còn cảnh giới khổ.
Ánh sáng ấy sau khi chiếu khắp ba ngàn thế giới, xoay trở lại chỗ Phật. Nếu Phật Thế Tôn thuyết về việc quá khứ thì hào quang trở vào lưng; Nếu nói về vị lai thì hào quang đi vào ngực; nếu nói về địa ngục thì hào quang đi vào dưới chân; nếu nói về bàng sinh thì hào quang đi vào gót chân; nếu nói về ngạ quỷ thì hào quang đi vào ngón chân; nếu nói về nhân sự thì hào quang đi vào đùi; nếu nói về lực luân vương thì hào quang vào tay trái; nếu nói về chuyển luân vương thì hào quang đi vào tay phải; nếu nói về cõi thiên thì hào quang đi vào rún, nếu nói về Thanh-văn thì hào quang đi vào miệng; nếu nói về Duyên giác thì hào quang đi vào giữa hai lông mày; nếu nói về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì hào quang đi vào đỉnh đầu. Sau khi nhiễu quanh Phật ba vòng, hào quang đi vào miệng Phật.
Bấy giờ, cụ thọ A Nan Ðà chắp tay cung kính bạch Phật:
- Thế Tôn! Ðức Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Giác vui vẻ mỉm cười, tất có nhân duyên.
Tôn giả nói kệ thỉnh Phật:
Miệng tỏa ra nhiều loại hào quang,
Tràn khắp đại thiên vô số sắc,
Chiếu khắp các quốc độ mười phương,
Như ánh mặt trời khắp hư không,
Phật là thắng nhân của chúng sinh,
Trừ được kiêu mạn và ưu sầu,
Tự nhiên, không thỉnh, Phật mỉm cười,
Tất có diễn thuyết pháp hy hữu,
Thế Tôn xem xét thật rõ ràng,
Vì người muốn nghe, giảng chính pháp.
Như vua sư tử rống tiếng lớn,
Xin vì chúng con giải quyết nghi,
Như núi Diệu Cao trong biển lớn,
Không có nhân duyên không lay động,
Ðức Phật từ bi tự tại cười,
Vì người khát ngưỡng, giảng nhân duyên.
Thế Tôn bảo A Nan Ðà:
- Ðúng vậy! Ðúng vậy! Này A Nan Ðà, có nhân duyên đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Giác mới biểu hiện mỉm cười. Này A Nan Ðà đã gặp đồng nữ Pháp Dữ mà Ta đã giao cho chúng Bí-sô ny tuần tự truyền ba quy y, năm giới, mười giới, làm Thức Xoa Ma Noa học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm không? Ngày mai, cô ấy sẽ lấy chồng, thân thuộc đã tập họp.
A Nan Ðà thưa:
- Con đã gặp.
Phật dạy:
- Này A Nan Ðà! Không thể để cô ấy ở trong nhà ăn thức ăn tàn túc, không bao lâu nữa sẽ chứng quả Bất hoàn và quả A-la-hán. Ông nên đi bảo chư ny rằng Pháp Dữ đã học xong sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm rồi, ny chúng nên sai Liên Hoa Sắc làm sứ giả đến nhà kia tác pháp phạm hạnh bản pháp.
Sau khi nghe A Nan Ðà truyền lệnh của Phật, chư ny tập họp sai Liên Hoa Sắc đến nhà kia tác bản-pháp. Sau khi tác pháp, Liên Hoa Sắc bảo Pháp Dư:
- Không bao lâu nữa, con sẽ thọ cận viên.
Tùy theo căn cơ, Liên Hoa Sắc thuyết pháp, làm cho Pháp Dữ chứng quả bất hoàn, phát sinh năng lực thần thông. Liên Hoa Sắc đi về thưa lại với Thế Tôn. Phật bảo A Nan Ðà:
- Ông đến trú xứ của ny chúng truyền lệnh của Ta như vầy:- Hai chúng Tăng Ny nên truyền cận viên cho Pháp Dữ, lấy ny Liên Hoa Sắc làm sứ giả.
Tuân hành lời Phật dạy, A Nan Ðà đến bảo ny chúng và tập họp Tăng già, giữa hai bộ Tăng lấy Liên Hoa Sắc làm sứ giả đến truyền cận viên cho Pháp Dữ tại chỗ ấy.
Sau khi hai chúng đã tác pháp, Liên Hoa Sắc đến chỗ Pháp Dữ, bảo:
- Này thiếu nữ, hai bộ Tăng già đã cho con thọ cận viên xong, Phật đã cho phép hãy khéo phụng hành.
Liên Hoa Sắc lại thuyết pháp. Ðược nghe thuyết pháp, Pháp Dữ sinh tâm rất nhàm chán, quán sát năm thủ uẩn Vô thường, Khổ, Không, Vô-ngã. Sau khi biết rõ như vậy, vị này dùng chày kim cương trí tuệ phá tan các phiền não, chứng quả A-la-hán với ba minh, sáu thần thông, đủ tám giải thoát, đắc như thật tri:
- Ta không còn sinh nữa, phạm hạnh đã thành tựu, việc cần đã làm xong, không còn thọ thân sau; tâm không còn chướng ngại như tay vỗ hư không, như dao cắt mùi hương, không còn có thương ghét, xem vàng như đất, xả ly hoàn toàn danh lợi, được chư Thiên Thích, Phạm đều cung kính.
Không thể có trường hợp vị ny A-la-hán không còn các lậu mà ở trong nhà bạch y, ăn thức ăn tàn túc, sống theo pháp thế tục. Sau khi đắc quả, Pháp dữ thưa với cha mẹ:
- Cha mẹ biết cho, con đã chứng quả A-la-hán, nay muốn đến chùa ny trong vườn vua.
Cha mẹ bảo:
- Nếu như vậy, sợ bị pháp luật của vua làm tội cho cha, hãy tính kế cùng đi với Phật.
Ðáp:
- Lành thay! Xin cha làm việc ấy.
Bấy giờ, trưởng giả Thiên Dữ thỉnh Phật và Bí-sô Tăng, đồng thời sai sứ đến báo với trưởng giả Lộc Tử:
- Bạn thân biết cho, Pháp Dữ con tôi không thích thế tục, quyết định xuất gia, hãy mau đến đây cố ép làm lễ cưới.
Trưởng giả Lộc Tử tâu với vua Thắng Quang nước Kiều Tát La:
- Trước đây thần và Thiên Dữ có hứa hẹn chỉ bụng kết thân. Hiện nay, con gái của ông ấy muốn bỏ tục xuất gia nên thần đem thân quyến đến ép làm lễ cưới.
Vua đáp:
- Tùy ý khanh.
Trưởng giả ra lệnh cho thân tộc chuẩn bị hôn sự.
Bấy giờ, trưởng giả Thiên Dữ bày biện các món ăn uống, sai sứ giả đến bạch Phật, thức ăn đã sẵn sàng, thưa Ngài đã đúng giờ.
Thế Tôn mặc y mang bát cùng chúng Bí-sô đến nhà trưởng giả Thiên Dữ và an tọa. Chư Tăng cũng theo thứ tự an tọa. Trưởng giả Thiên Dữ cùng thân quyến dâng lên các món ăn uống hảo hạng cúng dường đầy đủ đến Phật và chư Tăng.
Bấy giờ, trưởng giả Lộc Tử cùng thân thuộc, vương tử, đại thần và mọi người đưa Tỳ Xá Khư với đầy đủ nghi lễ, đến cửa ngỏ muốn làm lễ cưới dâu. Biết đức Phật và đại chúng đã thọ trai, súc miệng, xếp bát xong, trưởng giả Thiên Dữ cùng quyến thuộc đặt chỗ ngồi thấp nhỏ ở trước Ðại sư để nghe giảng giáo pháp.
Bấy giờ, sau khi thuyết giảng diệu pháp, làm cho họ lợi ích hoan hỷ xong, Thế Tôn đứng dậy ra về.
Ny Pháp Dữ đã đoạn trừ hoặc của ba cõi, đắc vô sở úy. Trong lúc lễ cưới đang bày trước mắt, vương tử, đại thần, mọi người và Tỳ Xá Khư cùng thân tộc hòa tấu âm nhạc đứng đợi thì Pháp Dữ theo sau Thế Tôn đi ra đến cổng.
Trông thấy Pháp Dữ, Tỳ Xá Khư liền đưa tay nắm lấy bàn tay của Pháp Dữ. Giữa trăm ngàn đại chúng đều trông thấy, Pháp Dữ hiện thần thông như thiên nga chúa giang hai cánh ra, bay lên hư không biểu hiện thần biến.
Thấy thần thông như vậy, vương tử, đại thần, và Tỳ Xá Khư cùng quyến thuộc, mọi người đều thán phục, nằm mọp xuống đất như cây đại thọ ngã, lạy vọng về chân vị ấy, biểu lộ sự sám hối, thưa lớn:
- Thánh nữ! Ngài đã chứng ngộ công đức thù thắng như vậy mà muốn làm cho ngài ở tại gia hưởng thụ dục lạc, ăn thức ăn tàn túc, thật không hợp lý.
Sau khi xuống đất, Pháp Dữ giảng thuyết diệu pháp cho đại chúng. Ðược nghe pháp, vô lượng trăm ngàn người được kiến giải thù thắng. Có người đắc quả dự lưu, nhất lai, bất hoàn. Có người xuất gia trong Phật pháp, đoạn trừ phiền não chứng quả A-la-hán. Có người phát tâm Thanh văn, Duyên giác, đại Bồ đề. Ðại chúng đều được quy y Tam bảo cầu xuất ly sinh tử.
Sau khi đã được đại lợi như vậy, Pháp Dữ đến gặp Phật, đ?nh lễ sát chân rồi từ giã.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Bí-sô:
- Chúng Thanh văn ny trong pháp luật của Ta, Bí-sô ny Pháp Dữ là người thuyết pháp đệ nhất.
Sau khi nghe đức Phật giảng dạy, các Bí-sô đều có nghi ngờ, bạch với Thế Tôn:
- Ny Pháp Dữ này từng tạo nghiệp gì mà được xuất gia ngay trong nhà của mình, đắc giới nhờ Phật cho phép sai sứ đến truyền, ngay tại chỗ ấy chứng quả A-la-hán, là người thuyết pháp đứng nhất trong chúng, xin Ngài từ bi giảng nói bản nghiệp của vị ấy.
Phật bảo các Bí-sô
- Nghiệp mà tiền thân Pháp Dữ đã làm nay quả báo chín nên được hưởng thụ chứ không phải nhờ vào việc khác ... nói rộng như các nơi khác và thuyết bài kệ:
Giả sử trăm ngàn kiếp,
Nghiệp đã làm không mất,
Khi nhân duyên hội ngộ,
Tự nhận lấy quả báo.
- Này các Bí-sô! Trong Hiền Kiếp này khi loài người thọ hai vạn tuổi, có đức Phật ra đời hiệu Ca Nhiếp Ba Như Lai Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, mười hiệu đầy đủ. Tại Bà La Ny Tư có một trưởng giả giàu có vô cùng, lấy vợ chưa bao lâu thì có thai, đủ tháng sinh một bé gái. Khi khôn lớn, cô gái này muốn xuất gia nhưng cha mẹ không thuận. Có vị lão ny là Bổn sư của cô ấy. Cô ta bạch với Bổn sư: - Thánh giả! Có thể làm cho con xuất gia, thọ cận viên thành tựu tánh Bí-sô ny ở đây không?
Ðáp:
- Con hãy an tâm, ta sẽ đi bạch Phật.
Sau khi nghe vị lão ny thưa thỉnh, đức Phật liền sai ny ấy đến nhà kia cho cô ấy xuất gia thọ ba quy y, năm học xứ và pháp chánh học, rồi được hai bộ Tăng già sai vị ny ấy cho thọ cận viên. Vị ny ấy quán sát căn tính, tùy cơ thuyết pháp làm cho cô gái chứng quả A-la-hán tại nhà, được đức Phật ấy khen ngợi là người thuyết pháp đệ nhất.
Khi ấy lão ny suy nghĩ:
- Cô gái này xuất gia và thọ cận viên, nghe pháp, hiểu rõ, chứng quả A-la-hán đều nhờ vào ta mà được ích lợi thù thắng này.
Sau khi suy nghĩ như vậy, vị lão ny phát nguyện:
- Ta trọn đời tu tập phạm hạnh trong giáo pháp của đức Ca Nhiếp Ba Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Giác, có được những thiện căn gì, như đức Phật Ca Nhiếp Ba thọ ký cho Bồ tát Ðồng tử trong đời tương lai khi loài người thọ 100 tuổi, được thành Chánh giác hiệu Thích Ca Mâu Ny; xin nguyện trong giáo pháp của đức Phật ấy, ta như cô gái này không rời khỏi nhà mình mà được xuất gia thọ các học xứ, nghe pháp liễu ngộ, đoạn trừ các phiền não, chứng quả A-la-hán. Như đức Phật Ca-Nhiếp Ba khen ngợi cô ny này là người thuyết pháp số một trong ny chúng, ta nguyện trong đời tương lai cũng như vậy.
- Này các Bí-sô! Ý các ông nghĩ sao? Lão ny kia nào phải người nào lạ, hiện nay chính là Pháp-Dữ. Nhờ vào xưa kia, khi ở trong giáo pháp đức Phật Ca Nhiếp Ba, Cô ấy trọn đời tu tập phạm hạnh, đem thiện căn tu tập được để hồi hướng phát nguyện vẫn ở tại nhà dựa vào sứ giả mà được xuất gia, thọ học xứ, thành Bí-sô ny, đoạn trừ các phiền não, chứng quả A-la-hán, nhờ Phật thọ ký là người thuyết pháp đệ nhất.
- Này các Bí-sô, do đó, Ta giảng dạy:- Nghiệp đen bị quả báo đen, nghiệp tạp bị quả báo tạp, nghiệp trắng được quả báo trắng. Các ông phải chuyên cần tu tập nghiệp trắng, xa lìa nghiệp đen và tạp ... cho đến nói bài kệ.
Các Bí-sô nghe lời Phật dạy, đều rất hoan hỷ tín thọ phụng hành rồi đảnh lễ sát chân Phật từ giã. CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ
TỲ-NẠI-DA TẠP-SỰ
Quyển thứ ba mươi hai hết.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.107.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.