Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Tạp Sự [根本說一切有部毘奈耶雜事] »» Bản Việt dịch quyển số 17 »»

Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Tạp Sự [根本說一切有部毘奈耶雜事] »» Bản Việt dịch quyển số 17

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.46 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.56 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Pháp Thức Căn Bản Của Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Về Các Duyên Sự

Kinh này có 40 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 |
Việt dịch: Thích Tâm Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quyển thứ mười bảy
Nhiếp tụng năm trong biệt môn bốn:
Chiên trà tô đà dy,
Ðại y tạm thời dụng,
Sư mộ bà-tô-đạt
Thủ bát kỷ vật tưởng,
A thị đa hộ nguyệt
Tặc tưởng thủ tự y.
Tụng này cùng phần quảng thích của giới trộm cắp không khác nên chẳng nêu ra nữa, tìm theo đó thì thấy.
Nhiếp tụng sáu trong biệt môn bốn:
Trư giá đa la thọ
Mao chiên hắc hỷ viễn,
An trí đao tử kim
Bất dụng lưu ly khí.
* Duyên xứ như trước, bấy giờ vào năm bị đói, kẻ trộm bắt heo của người, đưa đến rừng rậm giết để ăn thịt, vứt bỏ xương và móng chân.
Thông thường, vào sáng sớm Lục chúng thức dậy leo lên lầu chùa để xem bốn phía. Nếu thấy từ xa có khói, bầy quạ bay loạn xuống, họ liền đích thân hay bảo nhau đến xem. Thấy trong rừng có khói bốc lên và quạ bay xuống nên chúng bảo nhau:
- Nan Ðà, Ô Ba Nan Ðà nơi ấy chắc có món ăn được, chúng ta nên đến đó, có thể được món gì.
Ðến nơi, thấy xương và móng chân heo nên họ bảo nhau:
- Vật phẩn tảo này cũng đủ để dùng, nên nấu lên ăn.
Họ tự nấu lên.
Bấy giờ, chủ của heo tìm theo dấu vết, đi đến nơi, thấy họ nấu thịt nên bảo:
-Thánh giả! Mặc y phục của bậc đại tiên mà làm việc phi pháp này.
Ðáp:
- Hiền thủ! Nếu ta được phép sát sinh, chẳng lẽ không thể lấy được thịt ngon của con nai, con mang để ăn hay sao mà lại chịu lấy xương, móng heo để tự nấu ăn. Kẻ trộm đã lấy thịt ngon ăn rồi, xương thừa đầu móng là vật họ vứt bỏ, thuộc về vật phẩn tảo, vậy ta có tội gì?
Ðáp:
- Thánh giả! Nhưng người xuất gia không nên làm việc khả ố như vậy.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không nên lấy vật phẩn tảo như vậy. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Có kẻ trộm, lấy mía của người, ăn khúc giữa vứt khúc gốc và ngọn. Ði đường, Lục chúng trông thấy, bảo nhau:
- Tôn giả, có nhiều vật phẩn tảo hãy cùng thu nhặt.
Họ liền nhặt lấy.
Chủ mía theo dấu, đến nơi, thấy Lục chúng cùng nhau thu thập khúc mía thừa, nên nói:
- Thánh giả! Mặc y phục bậc đại tiên mà làm việc phi pháp.
Ðáp:
- Hiền thủ! Nếu ta được phép lấy trộm, chả lẽ không lấy được mía ngon để tùy ý ăn hay sao mà lại lấy vật của người vứt bỏ. Mía này do trộm đem đến, ăn phần ngon vứt phần dỡ. Chúng ta nhặt lấy nào có lỗi gì?
Ðáp:
- Thánh giả! Ðây là việc tạo ra sự chê trách, chẳng phải việc làm của người xuất gia.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không nên thu nhặt vật phẩn tảo như vậy. Ai vi phạm, bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Có kẻ trộm lấy trái đa-la đem vào rừng chọn trái ngon vứt trái dở. Nhân đi đến đó, Lục chúng thấy vật vứt bỏ này ... như việc lấy mía, cho đến bị người tục chê trách. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ai lấy như vậy, bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Trong thành này, một đồng tử bán hương liệu có tấm thảm lông tốt nên yêu quý hơn các vật khác. Một hôm đồng tử bị bệnh, tuy cố trị liệu nhưng vô hiệu, sắp qua đời. Anh ta mời thân tọäc lại, thưa:
- Sau khi tôi chết, không được hỏa thiêu, dùng tấm thảm này quấn xác tôi lại và bỏ vào rừng.
Những thân tộc đang có mặt an ủi:
- Anh không nên sợ, chẳng phải ai bị bệnh cũng đều chết, không bao lâu nữa sẽ bình phục.
Nhưng mạng sống anh ta đã hết nên không giữ được hơi thở. Do quá yêu quý tấm thảm nên sau khi qua đời, đồng tử sinh làm Ðại-anh-quỷ.
Bấy giờ, thân tộc dùng chỉ ngũ sắc trang hoàng xe tang, bọc thây bằng tấm thảm, đưa vào rừng. Bí-sô trông thấy bảo với Bí-sô Hắc Hỷ ở trong Thi Lâm:
- Cụ thọ! Người bán hương liệu bị bệnh vừa chết, thi hài được liệm bằng tấm thảm tốt đẹp rồi bỏ vào rừng, đó là vật phẩn-tảo nên đến lấy dùng.
Nghe vậy, vị ấy vội đi đến Thi Lâm lấy tấm thảm kia. Phi nhân liền làm tử thi đứng dậy giữ chặt lấy tấm thảm, nói:
- Thánh giả Hắc Hỷ, chớ lấy tấm thảm của tôi.
Người sống trong Thi Lâm rất gan dạ, bảo với quỷ:
- Kẻ ngu si, ngươi do tham ái tấm thảm nên sinh vào ngã quỷ, nay lại muốn đi vào địa ngục hay sao, hãy thả ra đi.
Do quá thích tấm thảm nên Hắc Hỷ cùng quỷ giành nhau tấm thảm, dùng chân đạp quỷ ra, giật lấy tấm thảm đem đi, về đến rừng Thệ Ða. Quỷ thây chết kia càng thêm tức giận chạy theo không bỏ, nói:
- Thánh giả! Hãy trả tấm thảm lại cho tôi.
Bí-sô chẳng thèm để ý đến cứ đi vào chùa.
Nhưng rừng Thệ Ða có nhiều trời, rồng, dược xoa, thiên thần thủ hộ. Quỷ này ít phúc không dám đi vào chỉ đứng ở cửa khóc lóc. Tuy biết, Phật vẫn hỏi A Nan Ðà:
- Vì sao phi nhân khóc lóc trước cửa?
Bạch:
- Bí-sô Hắc Hỷ lấy tấm thảm lông của nó.
Với suy nghĩ: "Xem phi nhân này quá luyến ái tấm thảm, nếu không lấy được, tất thổ huyết nóng ra chết", Phật bảo A Nan Ðà:
- Ông hãy đến bảo Hắc Hỷ trả lại tấm thảm cho phi nhân. Nếu không được trả lại tất thổ huyết chết. Khi trả tấm thảm, nên bảo nó đi trước, đến rừng của nó, bảo:
- Ngươi hãy nằm xuống, rồi phủ tấm thảm lên.
A Nan Ðà theo đúng lời dạy, bảo Bí-sô Hắc Hỷ (đầy đủ như nói ở trên) ... cho đến dùng tấm thảm phủ lại.
Nghe bảo, Hắc Hỷ nói với A Nan Ðà:
- Như lời Phật dạy, tôi không dám chống lại.
Bảo với quỷ:
- Kẻ yêu quý tấm thảm hãy đi trước đi.
Ðến Thi Lâm, bảo nằm xuống, quỷ vâng lời nằm xuống, Hắc Hỷ lấy tấm thảm phủ lên. Bấy giờ, phi nhân dùng chân đá Bí-sô Hắc Hỷ. Nhờ có sức mạnh nên Hắc Hỷ thoát chết. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô không được tùy ý tự lấy y trong Thi Lâm, cũng không nên trả lại y như vậy. Khi lấy y nên từ chân hướng về đầu, khi trả y nên từ đầu hướng về chân. Bí-sô nên biết, y trong Thi Lâm có năm lỗi. Ðó là:
1. Màu sắc xấu.
2. Hôi thúi.
3. Không chắc.
4. Nhiều rận.
5. Bị dạ-xoa giữ.
Nếu y của tử thi nào không bị thương tổn thì không được lấy.
Nghe Phật chế như vậy, Lục chúng liền dẫn chó theo. Thấy vậy, kẻ bất tín chê trách, hỏi:
- Thánh giả! Ngài dẫn chó ra rừng vắng, chẳng lẽ để giết!
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không được dẫn chó đi theo.
Họ dùng dao làm thương tổn tử thi để lấy y. Phật dạy:
- Không nên như vậy, nếu có trùng kiến đã làm hư hoại tử thi, mới được lấy y.
Ðược y rồi, họ lấy mặc tùy tiện. Phật dạy:
- Không nên mặc liền, hãy để lại trong rừng chừng bảy tám ngày, chờ gió nắng cho khô đã, sau khi giặt nhuộm rồi mới mặc.
Họ liền mặc vào chùa, đi nhiễu làm lễ tháp. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Có những pháp cho Bí-sô ở Thi Lâm thi hành, Ta sẽ quy chế:
- Bí-sô ở Thi Lâm mặc y của người chết, không được vào chùa, không được lễ tháp. Nếu muốn lễ tháp phải ở xa bên ngoài một tầm. Không được xử dụng tăng phòng, giường và phu cụ. Không được vào ngồi trong chúng. Không được tuyên thuyết pháp nghĩa cho người đời. Không được đến nhà thế tục.
Nếu có việc cần phải đến, nên đứng ngoài cửa, chủ mời vào, nói: - Tôi ở Thi Lâm.
Nếu họ nói: - Hôm nay con được phúc lợi lớn, may mắn được thánh giả hơn cả nhiều người đi đến nhà con.
Nghe như vậy, nên vào nhà nhưng không ngồi giường tòa.
Nếu họ mời ngồi, thì đáp: - Tôi ở Thi Lâm.
Nếu họ nói khó được gặp thì nên ngồi, chớ nên nghi hoặc. Bí-sô ở Thi Lâm nào không theo lời dạy này, bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Các Bí-sô vứt bỏ dao cạo, kim may bừa bãi làm cho bị hư sét. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không được để bừa bãi, nên cất trong tấm nỉ găm kim.
Bí-sô không biết nên làm thế nào. Phật dạy:
- Dùng mảnh nỉ hay vải lụa thoa sáp nóng lên, gói dao hay kim bên trong thì không bị sinh rỉ sét.
* Duyên khởi như trước. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà trước đây có cất giữ bát bằng lưu-ly giả. Có vị ny bị khát, muốn tìm nước uống nên đến chỗ Thổ La, hỏi:
- Thánh giả! Tôi đang bị khát xin cho mượn bát lưu-ly để lấy nước uống.
- Bát đây, cô hãy cầm lấy dùng.
Khi dùng, cô kia làm rơi bát xuống đất bị vỡ. Sau đó, nhớ đến bát cho mượn, Thổ La Nan Ðà đến đòi vị kia:
- Hãy trả bát lại cho tôi.
Ðáp:
- Thánh giả! Tôi lỡ tay làm rơi xuống đất nên bị vỡ, xin làm cái khác trả lại.
- Hãy trả lại tôi vật cũ.
Nhiều lần như vậy, cùng làm phiền nhiễu nhau nên thưa với các Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ:
- Ny uống nước bằng bát lưu-ly nên có lỗi như vậy.Vậy nên ny không được dùng bát lưu ly để uống hay ăn. Ai xử dụng như vậy, bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng bảy trong biệt môn bốn:
Tự trung ưng biến họa
Nhiên hỏa tinh tẩy dục,
Bát thủy bất đạp diệp
Liên hài thực bất ưng.
* Duyên xứ như trước. Trưởng giả Cấp Cô Ðộc sau khi cúng vườn chùa, suy nghĩ: "Nếu không tô vẽ thì chẳng trang nghiêm. Nếu Phật cho phép, ta sẽ trang trí, nên đến gặp Phật".
Phật dạy:
- Ðược vẽ tùy ý.
Sau khi được Phật cho phép, trưởng giả sưu tập các màu sắc và gọi thợ đến, bảo:
- Hãy vẽ trong chùa bằng màu sắc này.
Ðáp:
- Bắt đầu vẽ từ đâu và vẽ hình gì?
- Ta cũng chưa biết.
Ðến hỏi Phật, Phật dạy:
- Trưởng giả! Hai bên cửa nên vẽ hình Dược xoa cầm trượng.
Một bên mặt cửa vẽ sự biến hóa vĩ đại của thần thông. Mặt kia vẽ sự luân hồi trong năm đường sinh tử.
Dưới hiên, vẽ truyện Bản Sinh.
Một bên cửa Phật điện vẽ Dược-xoa cầm vòng hoa.
Tại giảng đường, vẽ vị Bí-sô kỳ túc đang tuyên dương pháp yếu.
Tại nhà ăn, vẽ Dược-xoa cầm bánh.
Cửa kho, vẽ Dược-xoa cầm vật báu.
Nhà chứa nước, vẽ rồng cầm bình nước, mang chuỗi ngọc đẹp.
Nhà tắm, nhà bếp, y vào cách thức trong kinh Thiên-sứ mà vẽ và thêm ít nhiều cảnh biến hóa nơi địa ngục.
Nhà xem bệnh, vẽ hình Như Lai đích thân săn sóc người bệnh.
Nơi đại tiểu tiện vẽ hình tử thi với hình dáng đáng sợ.
Trong phòng ở, nên vẽ bộ xương trắng, đầu lâu.
Nghe dạy xong, trưởng giả làm lễ Phật rồi từ giã, y theo lời dạy vẽ hoàn tất các bức họa.
Bấy giờ, có Bí-sô vô ý, đốt lửa bừa bãi, khói hun lên làm hư các bức họa. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ta cho phép các Bí-sô làm nhà đốt lửa. Ai cần đốt lửa thì đến đó, nơi khác không được, ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Bấy giờ, có người bệnh cần lửa, không dám đốt lửa dưới hiên phòng. Phật dạy:
- Có thể đốt lửa bên ngoài chùa hoặc sân trong của chùa, đợi cháy hết khói mới đem lửa vào.
Duyên xứ như trước. Bí-sô tắm rửa ngay dưới hiên, ẩm ướt làm hư bích họa. Phật dạy:
- Không nên như vậy, ngay trong phạm vi chùa gần một góc, mặt hướng về tượng phật mà tắm rửa, hoặc có thể làm phòng tắm riêng.
Trong phòng tắm có bùn. Phật dạy:
- Xếp gạch làm đường thoát nước, nếu có bất tịnh thì luôn luôn được chảy sạch, hoặc gần ngòi nước để tiện việc tắm rửa.
* Duyên xứ như trước. Trong thành này có một Bà-la-môn. Người con bị bệnh, ông ta đến gặp thầy thuốc, hỏi:
- Con tôi bị bệnh như vậy, mong ngài chữa trị.
Người kia có tín tâm đáp:
- Ngài hãy đến gặp thánh chúng xin nước trong bát, dùng rửa thân thể, tất hết bệnh.
Nghe như vậy, Bà-la-môn liền đi đến vườn Cấp Cô Ðộc. Lục chúng đang ở trước cửa, Ô Ba Nan Ðà thấy Bà-la-môn, bảo:
- Xin chào! Sao ngài ít khi xuất hiện như trăng đầu tháng vậy.
Ðáp:
- Kính lễ thánh giả! Con thật ít đến, nay mới may mắn gặp nhau, nếu thường đến, ngài sẽ xem thường.
Hỏi:
- Ông đến có việc gì?
- Thánh giả, con của con bệnh nặng, đến hỏi thầy thuốc, họ bảo:
- Xin nước trong bát của các thánh giả để tắm thì hết bệnh. Vậy nên con đến xin, mong ngài ban cho.
- Hãy ở đây, ta đi lấy nước cho.
Ô Ba Nan Ðà vào chùa, ăn xong rửa bát, bỏ cơm mỳ rau bánh trái lá ăn thừa vào hòa với nước quậy lên rồi mang ra ngoài, bảo với Bà-la-môn:
- Ðây là nước trong bát, ông hãy lấy dùng.
Ðáp:
- Thánh giả! Con của con thà chết chứ làm sao dùng vật bất tịnh này tắm rửa được?
ÔÂ-Ba Nan Ðà nói:
- Nếu tín tâm của ông thành tựu chắc chắn bệnh của con ông chắc hết.
Bà-la-môn càng thêm khinh khi. Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ: "Do đem vật đáng gớm bỏ vào bát nên có lỗi như vậy. Ai làm như vậy, bị tộâi vượt pháp". Nhưng các Bí-sô đưa bát nước cho người có những pháp phải làm, Ta sẽ chỉ dạy, trước hết rửa sạch bát ba lần, đổ nước vào đầy rồi tụng kinh Phật chú nguyện vài lần, sau đó mới đưa cho họ. Ai không làm theo bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Mỗi khi ăn, các Bí-sô đạp chân lên lá lót bát. Người tục thấy vậy, chê bai:
- Sa môn Thích tử thật không thanh tịnh, đạp lên lá lót bát mà ăn.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô không nên đạp lên lá mà ăn. Ai làm vậy, bị tội vượt pháp.
Phật tại thành Quảng-Nghiêm.Có Bí-sô khi ăn vẫn mang giày dép. Người tục chê:
- Sa-môn Thích-tử ăn không thanh tịnh.
Phật dạy:
- Khi ăn không nên mang giày dép. Ai làm vậy, bị tội vượt pháp.
Bấy giờ, có người bệnh khi ăn bỏ giày dép ra nên bệnh nặng thêm. Phật dạy:
-Người bệnh khi ăn có thể bỏ giày dép ra rồi đạp chân lên.
Nhiếp tụng tám trong biệt môn bốn:
Vô bát độ đại tặc,
An cư vô y chỉ,
Ngũ niên đồng lợi dưỡng.
Phụ trọng bất ưng vi.
* Duyên khởi tại thành Thất La Phiệt. Ô-Ba-Ðà-Da độ một đệ tử nhưng không cho họ bát. Khi mọi người thọ trai xong, tự rửa bát của mình đặt nơi sạch sẽ, rồi đi kinh hành lễ tháp. Thấy những bát này, người mới xuất gia kia suy nghĩ: "Có bát để không, ta đem đi thọ thực sau đó trả lời".
Người này muốn lấy bát của thượng-tọa A-Nhã-Kiều-Trần-Như. Người khác nói:
- Ðây là bát của bậc Tôn giả, ông không nên lấy.
Lại muốn lấy bát khác của Tôn giả Mã-Thắng, Hiền-Thiện ... Bí-sô hỏi:
- Ông không có bát hay sao?
Ðáp:
- Không có.
- Trước đây, không có bát, ai độ ông xuất gia?
Ðáp:
- Ô Ba-Ðà-Da Ô Ba Nan Ðà độ cho tôi xuất gia.
Bí-sô chê trách trừ kẻ ác hạnh kia ra, ai lại không cho bát mà độ họ xuất gia. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không được độ người không có bát xuất gia. Ai làm như vậy, bị tội vượt pháp. Phàm muốn độ cho người khác xuất gia, trước phải sắm đủ sáu vật cần dùng là ba y, phu cụ, bát và lưới lược nước.
Cụ thọ Ô-Ba-Ly thưa Thế Tôn:
- Biết họ không có bát mà cho thọ cận-viên có thành cận-viên không?
Phật dạy:
- Thành, chúng cho thọ bị tội vượt pháp.
Cụ thọ Ô-Ba-Ly thưa:
- Có Bí-sô cho họ bát quá nhỏ hay quá lớn hoặc dùng bát trắng cho thọ cận viên, có thành cận viên không?
Phật dạy:
- Thành, chúng cho thọ bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Tên giặc lớn nọ khi đang trộm vật, bị chủ biết được nên bỏ vật ra chạy trốn, đến rừng Thệ Ða thì hết đường chạy nên ngồi ôm mặt dưới một gốc cây.
Vào sáng sớm, Ô Ba Nan Ðà mặc y mang bát vào thành khất thực, trên đường thấy tên giặc nên hỏi:
- Ngươi là ai?
- Tôi là kẻ nghèo.
Hỏi:
- Nếu vậy sao không xuất gia?
- Xin nói về chuyện của tôi rồi mới bàn việc xuất gia. Tôi là giặc lớn, ai lại thu nhận?
Ðáp:
- Giáo pháp của đức Thế Tôn lấy từ niệm làm đầu, sao lại không thương xót cùng tiếp dẫn nhau, chỉ cần ngươi phát tâm, ta sẽ cho xuất gia.
- Lành thay, thánh giả! con muốn xuất tục.
Ô Ba Nan Ðà cho xuất gia và thọ cận viên rồi bảo:
- Hiền thủ, chả lẽ không thấy nai chẳng tự nuôi nai hay sao? Tại thành Thất La Phiệt rộng rãi này là chỗ hoạt động của tổ phụ, hãy đi khất thực để tự nuôi sống.
Nghe như vậy, vào sáng sớm, tân Bí-sô này mặc y mang bát vào thành khất thực. Trong khi đang đi, những người dân đều nhớ biết vị này nên bảo nhau:
- Ðây là tên giặc lớn, nay được xuất gia.
Họ lại cùng nhau hiềm khích:
- Lành thay, Sa-môn Thích tử biết hắn là giặc cũng cho xuất gia, ban ngày đi tuần từng nhà để ngầm biết nơi chốn, ban đêm làmgiặc để trộm tài sản của người.
Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ: "Ðộ cho giặc xuất gia có những lỗi như vậy ", nên bảo các Bí-sô:
- Không được cho kẻ giặc lớn xuất gia. Ai độ họ bị tội vượt pháp.
Bấy giờ có Bí-sô không biết rõ họ là giặc hay không, nên không cho xuất gia, tạo thành nạn duyên làm nghịch đường xuất ly. Phật dạy:
- Nếu biết họ là giặc thì không cho xuất gia. Nếu không biết thì tùy ý độ họ. Nếu có người đến cầu xuất gia, trước phải hỏi hỏi: - Người không phải giặc phải không? Ai không hỏi mà cho xuất gia bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Trú xứ nọ có một Bí-sô được nhiều môn nhân đến y chỉ. Khi vị này qua đời, nên không còn người y chỉ. Môn nhân bàn nhau:
- Ta không có y chỉ nay phải làm sao?
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Những môn nhân nên tìm cầu người có đức, cung cấp phòng tốt, miễn các công tác, đầy đủ thị giả và ngọa cụ. Có được y chỉ thì tốt, nếu chắc chắn không có thì các Bí-sô không được ở đó đến lần Bao-sái-đà (bố-tát) thứ hai. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Trú xứ nọ, các Bí-sô sắp cầu y chỉ nhưng vị thầy y chỉ đột nhiên qua đời. Những người này bàn nhau:
- Ta phải làm sao?
Họ bạch Phật, Phật dạy:
- Những người này nên cầu thầy y chỉ và cung cấp như trước. Nếu được thì tốt, nếu không Bí-sô không được nhập hạ ở đó. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Trú xứ nọ, Bí-sô tiền an cư, vị thầy y chỉ bị bệnh qua đời. Họ bàn nhau:
- Chúng ta sẽ làm gì?
Bí-sô bạch Phật, Phật dạy:
- Nên tìm thầy y chỉ và cung cấp như trước. Nếu được thì tốt, bằng không có, các Bí-sô phải đi đến trú xứ khác cầu thầy y chỉ mà hậu an cư. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Có Bí-sô y chỉ vào một thầy để hậu an cư nhưng vị thầy qua đời. Phật dạy:
- Có thể trong hai tháng cùng kiểm sát nhau, sống chung cẩn thận. Qua khỏi hai tháng, nếu có thầy y chỉ phải cung cấp như trước. Nếu không có, không được để kéo dài qua kỳ trưởng tịnh thứ hai, nên đến trú xứ khác cầu y chỉ sư. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Lại có Bí-sô xuất gia thọ Cận viên ở trú xứ nọ. Vị bổn sư qua đời nên không biết phải làm sao. Phật dạy:
- Tất cả những việc làm đều phải y vào thầy y chỉ như trước. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Duyên xứ như trước. Tụ lạc nọ có một trưởng giả làm một trú xứ đầy đủ tiện nghi đem cúng cho tứ-phương Tăng già, sau đó ông ta bị quan bắt giữ. Nghe như vậy, Bí-sô bỏ chùa ra đi, vật của Tam-bảo bị trộm lấy mất.
Sau khi biết trưởng giả được thả về, Bí-sô đến thăm hỏi:
- Trưởng giả, xin biết cho, trước đây bỏ chùa đi nên mất cả đồ dùng.
Trưởng giả thưa:
- Vì sao thánh giả bỏ chùa ra đi?
- Tôi nghe trưởng giả bị vua bắt giữ nên tâm sợ sệt bỏ chùa ra đi.
Ðáp:
- Con tuy bị giữ, còn có thân thuộc, chả lẽ bị giữ hết sao?
- Họ có thể cung cấp được vì sao đi vội vã vậy?
Họ nghe vậy đành im lặng. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không nên bỏ đi mà phải hỏi thân thuộc của họ, chủ chùa bị giữ, các vị có khả năng cung cấp cho không?
Nếu họ có khả năng thì tốt, nếu không thể thì tùy duyên khấùt thực trong vòng năm năm để sống giữ chùa. Chủ chùa về thì tốt, nếu không thoát được thì sống ở trú xứ gần bên trong năm năm cùng hưởng lợi dưỡng nhưng thuyết giới riêng. Nên tác pháp yết-ma theo trình tự: - Trải tòa, đánh kiền chùy, tác bạch với đại chúng tập họp lại, sai một Bí-sô tác bạch yết ma:
- Ðại đức Tăng già lắng nghe. Nay tại trú xứ ... thí chủ tạo chùa hoặc bị vua hay giặc bắt giữ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng. Tăng đồng ý, nay Tăng đối với trú xứ này cùng trú xứ ... trong năm năm đồng hưởng lợi dưỡng nhưng trưởng tịnh riêng. Ðây là lời tác bạch.
Thứ đến tác yết ma:
- Ðại đức Tăng già lắng nghe. Nay thí chủ tạo chùa ở trú xứ ... hoặc bị vua hay giặc bắt giữ. Nay Tăng đối với trú xứ và trú xứ ... trong năm năm cùng hưởng lợi dưỡng nhưng trưởng tịnh khác nhau. Nếu các cụ thọ đồng ý cho trú xứ này và trú xứ kia trong năm năm đồng lợi dưỡng, trưởng tịnh riêng thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Tăng già đã tác pháp đồng lợi dưỡng, biệt trưởng tịnh trong năm năm cho trú xứ này cùng trú kia rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy.
Nếu mãn năm năm người chủ trở về thì tốt, bằng không trở lại cho đến mười năm cũng tác pháp đồng lợi dưỡng biệt trưởng tịnh như vậy. Chủ về thì tốt, nếu không về thì đem ngọa cụ cùng tạp vật trong chùa giữ cho chùa gần bên rồi đóng chặt cửa chùa, tùy ý ra đi. Khi chủ trở về thì đem trả lại những vật đã gửi cho họ. Trả lại thì tốt, nếu không trả, Bí-sô bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Lục chúng Bí-sô vác vật nặng đi, người tục thấy vậy cười chê:
- Người đời chúng tôi phải phục vụ cho cha mẹ vợ con vua quan nên đích thân gánh vác là việc tất nhiên. Quý ngài vì ai mà làm việc khổ nhọc như vậy.
Họ nghe chê đành im lặng.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô không được vác vật nặng. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Nghe Phật chế như vậy, Lục chúng lại đội mang vật nặng trên đầu, vai, bên hông ... nên bị chê cười, v.v ... cho đến... không được mang vật nặng như vậy. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng chín trong biệt môn bốn:
Tứ y cầu lục vật
Tặc đạo Bí-sô y,
Uỷ ký ngũ chủng thù,
Tu tri nhiễm phương pháp.
* Duyên xứ như trước. Bà-la-môn muốn xuất gia nên đến rừng Thệ Ða. Sau khi vào chùa, ông ta thấy các Bí-sô cầm gậy ôm bát sắp đi khất thực, nên suy nghĩ: "Ta nên hỏi họ đi đâu vậy?".Hỏi:
- Thánh giả sắp đi đâu vậy?
- Tôi đi khất thực.
Hỏi:
- Chẳng lẽ các Bí-sô đều khất thực hay sao?
- Các vị đại đức mà mọi người đều biết thì có nhiều thí chủ mang vật thực đến cúng dường; người không có thí chủ thì đi khất thực.
Người này suy nghĩ : Nếu ta xuất gia cũng đi khất thực nào có đặc biệt gì, đến với Thích Ca tử cũng không thoát lao nhọc.
Lại suy nghĩ: "Ta hãy hỏi lại các Bí-sô khác, chỉ vì khất thực nên xuất gia hay còn có việc khác".
Ðến gặp vị khác, họ hỏi:
- Vì sao ông đến đây?
- Thánh giả! Có việc mới đến, xin được hỏi ... các vị y vào đâu mà xuất gia?
Ðáp:
- Hỏi thật hay, hãy an tọa, tôi sẽ nói cho ông.
Tâm người kia muốn cầu xuất gia nên làm lễ rồi ngồi xuống.
Bí-sô nói:
- Người xuất gia trong Phật pháp có bốn pháp phải y vào để xuất gia thọ cận-viên thành tựu tánh Bí-sô. Bốn y đó là:
Phật dạy các Bí-sô mặc y phẩn tảo thanh tịnh dễ có, sống bằng khất thực, ở dưới gốc cây, dùng trần khí dược thanh tịnh dễ có. Y vào bốn pháp này xuất gia thành tựu tánh Bí-sô.
Nghe như vậy, Bà-la-môn nói:
- Thánh giả, ai có thể y vào đó mà sống nổi? Bản ý của tôi là cầu xuất gia nhưng thấy việc này khó làm vậy xin từ giã.
Ông ta cho xuất gia là sự chướng ngại lớn.
Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ:
- Nói pháp tứ y cho người chưa xuất gia nên có lỗi như vậy. Do đó Bí-sô thấy người chưa xuất gia chưa thọ cận viên, không nên nói pháp tứ y cho họ. Ai nói trước bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Trưởng giả nọ lấy vợ chưa lâu sinh được một nam. Cậu ta vừa mới lớn, bị cha giận mắng, nên suy nghĩ: Thật khó phục vụ cho cha, nên xuất gia.
Thấy cậu ta đến rừng Thệ Ða, Ô Ba Nan Ðà hỏi:
- Vì sao đến đây?
Ðáp:
- Con muốn xuất gia.
- Ðây là việc thiện. Như lời Phật dạy, người xuất gia có năm lợi ích thù thắng, nói rộng như trước, được Phật khen ngợi. Nhưng người xuất gia cần có sáu vật.
Hỏi:
- Sáu vật gì?
- Ba y, bát, lưới lược nước và phu cụ.
Hỏi:
- Nhưng con không có.
- Ngươi hãy tạm về đi, ta sẽ tìm sáu vật đó cho ông.
Cậu ta từ giã, biết cha mẹ đã từ bỏ nên không về nhà mà đến nhà thân thuộc. Thân thuộc biết đây là con trưởng giả đang muốn xuất gia nên không cho đi, cưới vợ cho cậu ta.
Ðã tìm được sáu vật, sau đó Cụ thọ Ô Ba Nan Ðà vào thành khất thực, thấy đồng tử ấy nên bảo:
- Hiền thủ, ta đã tìm đủ sáu vật, hãy đến ta cho xuất gia.
Ðáp:
- Thánh giả, con cũng đã tìm được sáu vật cần dùng.
Hỏi:
- Sáu vật như thế nào?
- Ðó là mắt tai mũi lưỡi thân và ý.
Hỏi:
- Ðó là vật gì?
- Quyến thuộc của con đã cưới vợ cho con có đầy đủ sáu vật, vậy nên hiện nay con không thể xuất gia được.
Do nhân duyên này làm trở ngại lớn cho việc xuất gia thọ cận viên. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Từ nay về sau nếu người nghèo đến cầu xuất gia thọ cận viên, nên mượn cho họ sáu vật cần dùng. Vì sao?
- Ðược xuất gia thọ cận viên thành tựu tánh Bí-sô trong thiện pháp luật, thật khó gặp được.
Sau khi thọ cận viên, họ tự tìm kiếm trả lại cho chủ cũ.
* Duyên xứ như trước. Nhiều Bí-sô du hành nhân gian, giữa đường bị giặc cướp đoạt y vật. Giặc đem bán các vật này gần rừng Thệ Ða. Ðến nơi, Bí-sô bị cướp thấy y bát của mình liền nhận ra hết nên kêu lớn với mọi người:
- Bắt lấy giặc, bắt lấy giặc, y bát của chúng tôi bị chúng cướp đem đến đây.
Tiếng kêu vang dậy làm giặc chạy tán loạn, bỏ y bát lại. Các Bí-sô thu lại y bát của mình và về chỗ ở, suy nghĩ:
- Những vật này có nên lấy lại không?
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không nên kinh động họ. Những vật họ cướp là vật thuộc về họ.
Như lời Phật nói, những vật họ cướp được là vật thuộc về họ. Lại có Bí-sô du hành nhân gian bị giặt cướp đồ vật. Y bát nào bị tay giặc chạm đến, Bí-sô liền vứt bỏ rồi thọ dụng y bát hư rách khác. Phật dạy:
- Bí-sô mất vật không nên vội vàng có tâm vứt bỏ, trong khi giặc chưa có tâm xác định vật thuộc của họ, lúc gặp nên lấy lại.
Lại có Bí-sô gặp giặc như trước. Giặc đến vườn Cấp-cô bán y vật của Bí-sô. Thấy y, Bí-sô nhớ lại của mình, bắt giặc đưa đến nhà vua. Giặc bị gông cùm trói đánh tra khảo đau khổ vô cùng. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không được đưa giặc đến nhà quan, nên thuyết pháp cho họ và xin vật lại. Nếu họ không cho thì trả một nữa giá trị. Nếu họ cũng không chịu thì trả hết giá trị. Vì sao? y bát hoàn chỉnh thật khó có được.
* Duyên xứ như trước. Các Bí-sô dùng phân bò, đất, cây chà răng và nước nhuộm, khi đi ra ngoài không có tâm tiếc rẻ nên vứt bỏ. Thấy vứt bỏ, các Bí-sô khác đều nghi ngại nên không dám lấy dùng, cho nên bị hư hoại. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Nên tưởng là bạn thân rồi lấy dùng. Phàm là bạn thân có thể gửi gắm được có năm hạng:
1. Có tâm thương mến nhau.
2. Ý thích thân cận.
3. Tôn trọng nhau
4. Hiểu biết nhau đã lâu.
5. Nghe dùng tài vật của mình thì vui mừng.
Vật của năm hạng người này, tuy không hỏi chủ, bạn lấy dùng không có lỗi.
Lại nữa, biết rõ vật họ đã bỏ, lấy dùng với ý tưởng không có chủ thì không lỗi.
* Duyên xứ như trước. Phật cho phép nhuộm y, các Bí-sô nhuộm y nơi đất trống ngoài chùa hay nơi kinh hành, bị bụi làm dơ bẩn và mưa gió làm ướt. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Nên nhuộm y trong chùa.
Khi nhuộm y trong chùa, nước nhuộm chảy ra đất đỏ như máu. Thấy vậy, người đời nói:
- Thánh giả, chỗ này có giết bò dê hay sao?
Ðáp:
- Không phải giết chúng sinh, chỉ là nước nhuộm chảy xuống đất.
- Thánh giả, nước nhuộm chảy xuống đất, sao không quét dọn?
Phật dạy:
- Tại chỗ nhuộm, nên dùng phân bò hay bùn đất trát lại cho sạch.
Họ trát nhiều lớp làm hao tổn chỗ đất đá tro. Phật dạy:
- Nơi đất đá tro nên dùng nước dội rửa, nơi khác nên trát láng. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng mười trong biệt môn bốn:
Tu tri tài thọ pháp
Tặc đạm tác thần thông
Nhược đắc thượng phi y
Bất ưng cát khứ khiển.
* Duyên khởi tại vườn Trúc Lâm, thành Vương-xá. Trên núi Thắng-Thân, Thế Tôn dạy cho Thiên-Ðế-Thích thấy được chân đế. Tại nơi đó, vua Ảnh-Thắng tổ chức đại pháp hội, tất cả nhân dân ở Ma Kiệt Ðà đều vân tập đến. Trên núi không có cây cối, khi nhân dân tụ tập đến bị nóng bức nên thưa với Bí-sô:
- Lành thay quý ngài, có thể trồng cây bóng mát nơi đây.
Ðáp:
- Thế Tôn chưa cho phép.
- Hiền thủ, có gì không đúng?
Bí-sô im lặng. Phật dạy:
- Ta cho phép trồng cây.
Sau khi trồng cây, Bí-sô bỏ đi nên cây bị chết. Năm sau, mọi người trở lại tập trung hội hè bị nóng như trước, hỏi:
- Thánh giả, trước đây có trồng cây không?
Ðáp:
- Đã trồng.
- Nay sao không có?
Ðáp:
- Trồng rồi bỏ đi không gìn giữ nên bị phá hoại và khô chết nhiều.
- Các vị khi mới sinh, nếu cha mẹ không nuôi dưỡng tất bị tổn hại. Cây cũng cần phải bảo dưỡng, chờ lớn mạnh mới bỏ đi.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Không nên trồng cây rồi bỏ đi nơi khác.
Bí-sô không biết bảo dưỡng cây, tháng mùa đông sợ chết nên lấy lá phủ lại bị lửa đồng đốt cháy.
Phật dạy:
- Nên làm bờ che bốn phía để bảo dưỡng.
Cây bị nóng nên hư hại. Phật dạy nên chừa lỗ trống.
Mùa hạ mưa nhiều ứ nước nên úng chết. Phật dạy:
- Mùa hạ nên bỏ tường che và làm lỗ thông nước.
Cây chưa đủ lớn, họ bỏ đi nên bị chết như trước. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ta sẽ quy định cách thức trồng cây. Nếu là cây hoa, hoa trổ thì được đi. Nếu là cây trái, khi có trái thì được đi.
Bấy giờ, có Bí-sô vì việc gấp phải đi ngay, không biết phải làm thế nào. Phật dạy:
- Nên ủy thác cho người giữ vườn hay thân hữu rồi tùy ý ra đi.
* Duyên xứ như trước. Vua Kiền Ðà La ở phương Bắc gửi tấm len thượng hạng cho vua Ảnh-Thắng. Nhận được, vua dâng đến Tôn giả Tất-Lân-Ðà-Bà-Ta. Tôn giả mang đi vào nơi A Lan Nhã. Nghe nói sự việc vua được tấm len thượng hạng cúng cho Tôn giả mang vào A Lan Nhã, bọn giặc bàn nhau:- Ðấy là vật quý, chúng ta phải làm sao?
Một tên nói:
- Nên đi đoạt lấy chứ làm gì nữa!
Ngay đêm ấy, bọn chúng đến A Lan Nhã cầm gậy gõ vào cửa. Tôn giả hỏi:
- Người là ai?
Ðáp:
- Thánh giả, tôi là nhóm giặc.
Hỏi :
- Muốn tìm kiếm gì?
Ðáp:
- Muốn lấy tấm len quý. Nếu được, tôi đưa tay vào cửa sổ.
Giặc đưa tay vào, Tôn giả tác ý niệm gia trì: - Chớ làm cho tấm len này bị đoạt, bị thiêu, kéo ra mãi cũng không hết.
Tên giặc liền kéo ra một bên, kéo mãi không hết làm thành một khối không biết cùng tận nên dùng dao cắt nhưng không cắt được, lại dùng lửa đốt nhưng vẫn không cháy. Chúng nói:
- Thánh giả Tất-Lân Ðà Bà Ta vì sao làm phiền tôi vậy?
- Này kẻ ngu si, ngươi không làm phiền ta, làm sao ta phiền ngươi, ngươi dùng hết sức kéo ta cũng không thả ra.
Giặc bàn nhau:
- Tôn giả có đại thần thông, ta không thể địch lại, nên chạy trốn đi chớ để vua bắt.
Bọn chúng thả tấm len rồi chạy mất dạng. Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ: Do mang tấm len thượng hạng vào A Lan Nhã nên có lỗi như vậy.
Ngài bảo các Bí-sô:
- Tất-Lân-Ðà-Bà-Ta hành động phi lý vì mang tấm len thượng hạng sống trong A Lan Nhã. Thế nên Bí-sô không được mang tấm len giá trị thượng hạng mà sống trong chỗ vắng. Ai vi phạm bị tội vượt pháp. Nếu có Bí-sô ở A Lan Nhã được tấm len tốt như vậy, nên để trong thôn nhờ người giữ.
Sau đó, có Bí-sô ở A Lan Nhã được tấm len tốt khác, đem gửi trong nhà thế tục, vào sống trong rừng nên tấm len bị trùng ăn. Phật dạy:
- Không nên như vậy, bên trong tấm len nên lót lá Khổ-Sâm hoặc A Quỳ hoặc lá Khổ đống. Nếu không có những loại ấy thì nên treo trên giá, thường xuyên phơi khô.
Duyên khởi tại thành Thất La Phiệt. Trưởng giả Cấp Cô Ðộc thường đến lễ Phật và các Tôn giả. Vào mùa lạnh, trưởng giả thấy khắp nơi các Bí-sô nằm ngủ co ro, không tu tập thiện pháp, hỏi:
- Thánh giả! Giáo pháp của Thế Tôn chuyên cần tu tập, vì sao Tôn giả bỏ phế việc tu tập thiện pháp mà nằm ngủ vậy?
Ðáp:
- Tôi cố chịu khổ lạnh làm sao tu tập?
Nghe như vậy, trưởng giả làm lễ từ giã về nhà, lấy ra năm trăm tấm y bạch điệp đem đến cúng cho Tăng. Bí-sô nhận được, cắt bỏ phần vải thừa, dùng đá đỏ nhuộm màu đem mặc.
Sau đó, trưởng giả đến các phòng nhưng không thấy những tấm bạch điệp kia, nên hỏi:
- Thánh giả, sao không thấy những tấm vải của con cúng?
Bí-sô kể lại sự việc trên. Trưởng giả nói:
- Thánh giả, con đem những tấm vải thượng hạng đến cúng vì sao lại làm hư đi? Xin giữ lại phần vải thừa để xử dụng.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Vật của tăng không nên cắt phần thừa đi, giữ như vậy mà dùng. Ai cắt đi bị tội vượt pháp.
CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ
TỲ-NẠI-DA TẠP-SỰ
Quyển mười bảy hết.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 40 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.71.243 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập