Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa [善見律毘婆沙] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa [善見律毘婆沙] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.82 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.99 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Thiện Kiến Tì Bà Sa

Kinh này có 18 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Việt dịch: Thích Tâm Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm Tựa
Thành kính đảnh lễ chư Phật .
Ðấng trong trăm ức kiếp,
Thời gian không thể lường,
Vì tất cả chúng sinh,
Ðến tận nơi cực nhọc,
Ðể độ khắp thế gian,
Quy y Ðại-từ-bi.
Do không biết giáo pháp,
Sinh tử mãi thế gian,
Cúi đầu xin đảnh lễ,
Pháp vi diệu thậm thâm.
Phá trừ tan nát hết,
Lưới vô minh phiền não.
Bậc đủ Giới-định-tuệ,
Giải thoát, hạnh viên mãn,
Tu tập nhiều công đức,
Tăng bảo ruộng phước tốt,
Con nhất tâm quy ngưỡng,
Ðem đầu mặt kính lạy.
Quy kính Tam-Bảo rồi,
Xin thuyết nghĩa Tỳ-ny,
Ðể chánh pháp trường tồn,
Lợi ích khắp chúng sinh,
Nguyện đem công đức này,
Tiêu trừ các nạn ác,
Ai ưa thích trì giới,
Giải thoát các khổ đau.
Thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri
Xin thuyết minh rằng: - Giới luật được nói lần đầu tiên khi đức Thế Tôn ở tại Tỳ-Lan-Nhã (Tena samayena buddho bhagavà veranjàyam viharati). Ðiều này được Ưu Ba Ly (Upàli) là vị đứng đầu nói ra trong đại hội kết tập giữa đại chúng 500 vị Tỳ kheo. Vì sao? Khi mới thành đạo, Như Lai đến vườn Lộc-dã chuyển pháp luân Tứ-đế, cuối cùng thuyết pháp độ Tu Bạt Ðà La (Subhadda). Khi làm xong những điều cần làm, giữa rừng cây Sa-la thuộc quốc vương họ Mạt-la (Màla) nước Câu-thi-na (Kusinarà) vào lúc rạng sáng ngày 15 tháng 2 (Visakhà punnamadivasa paccùsasamaya), Ngài nhập Vô-dư Niết-bàn.
Sau đó bảy ngày, từ nước Diệp-Ba (Pàvà) Ca Diếp cùng 500 Tỳ kheo tăng trở về nước Câu-thi-na thăm viếng Thế Tôn. Trên đường gặp một đạo sĩ, Ca Diếp hỏi:
- Ông gặp đại sư của tôi không?
Ðạo sĩ đáp:
- Sa môn Cù-Ðàm thầy của ông qua đời đã bảy ngày rồi. Sau khi vị ấy Niết-bàn, trời người đến cúng dường, tôi lấy được hoa trời Mạn-đà-la này ở đó.
Nghe Phật đã Niết-bàn, Ca Diếp cùng các đại Tỳ kheo quay quắt khóc lóc ngã lăn ra đất. Khi ấy, có Tỳ kheo tên Tu-Bạt-Ðà-La Ma-Ha-La (Subhadra mahallaka) nói rằng thôi ngừng lại đi, có gì đáng khóc, khi Ðại sa-môn ấy còn sống thì việc này tịnh, việc này bất tịnh, việc này nên làm, việc này không nên làm; từ nay tùy theo ý thích của ta, muốn làm thì làm, không làm thì thôi.
Im lặng ghi nhớ lời nói ấy, Ca-Diếp suy nghĩ: ác pháp chưa phát sinh, hãy kết tập pháp-tạng. Nếu chánh pháp có mặt ở đời thì lợi ích cho chúng sinh.
Ca-Diếp lại suy nghĩ: khi còn tại thế, Phật bảo A-Nan rằng sau khi Ta Niết-bàn, những pháp và giới đã được nói ra là vị Thầy cao cả của ông (Dhammo ca vinayo ca desito pannatto so vo mam' accayena satthà), vì vậy Ta sẽ thuyết pháp ấy.
Ca-Diếp thầm nghĩ: khi còn tại thế Như Lai đã đem y ca-sa (Kàsàyani vatthàni) cho ta. Và đức Phật đã từng bảo các Tỳ kheo rằng khi Ta vào thiền định thứ nhất, Ca-Diếp cũng vào định ấy; như vậy là Như Lai khen ngợi ta. Ta được thánh lợi mỹ mãn không khác gì Phật. Ðó là nhờ công đức của Như Lai ban cho ta. Cũng như người tráng sĩ cổi áo giáp đang mặc trao cho con mình bảo nó bảo hộ giòng dõi. Như Lai biết và nói trước rằng sau khi Ngài diệt độ, Ca-Diếp sẽ hộ trì chánh pháp. Thế nên Như Lai ban y ấy cho ta.
Tập họp các Tỳ kheo tăng, Ca-Diếp nói:
- Trước đây, tôi nghe Tu-bạt-đà-la ma-ha-la nói rằng khi Ðại sa-môn còn sống, việc này tịnh việc này bất tịnh, việc này nên làm việc này không nên làm, từ nay theo ý thích của ta, muốn làm thì làm, không làm thì thôi. Thưa các trưởng lão, chúng ta nên kết tập pháp-tạng và luật-tạng.
Các Tỳ kheo thưa với đại đức Ca-Diếp:
- Ðại đức nên lựa chọn các Tỳ kheo. Này Ðại đức Ca-Diếp , vị ái-tận Tỳ kheo thông suốt tất cả chín bộ phận của Phật pháp (Sakalanavangassatthusàsana pariyattidhare), tất cả học nhân Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, không chỉ số trăm hay ngàn vị (aneka sate anekasahassa). Bậc ái-tận Tỳ kheo thông hiểu ba tạng, đạt đến bốn (vô ngại) biện, có năng lực thần thông lớn, chứng ba đạt trí, được Phật khen ngợi, chỉ có 499 vị. Ðại đức Ðại Ca-Diếp lý do chỉ chọn lựa được 499 vị, vì trưởng lão A-Nan (Ananda) đang ở địa vị hữu học (Sekha sakaraniya) nên không được tính vào. Nhưng nếu không có trưởng lão A-Nan thì không có người kết tập pháp.
Vì ngăn chận những sự phỉ báng, đại đức Ca-Diếp (Mahàkassapa) không chọn lấy A-Nan. Do đó, các Tỳ kheo thưa:
- A-Nan tuy ở địa vị hữu học nhưng trước đây đã thân cận Phật nên thọ trì kinh và kệ (Sutta geyya), mến chuộng pháp, là bậc kỳ lão, là em con chú trong thân tộc Thích-Ca của Như Lai, lại không còn thân cận với ba độc. Ðại đức Ca-Diếp, nên nhận lấy A-Nan để đủ số 500 vị; đây là ý kiến của thánh-chúng.
Các vị đại đức Tỳ kheo suy nghĩ: nên kết tập pháp tạng ở đâu? Thành Vương- xá (Ràjagaha) có đầy đủ các việc cho sinh hoạt, chúng ta nên đến đó an cư ba tháng để kết Tỳ-ny tạng, không nên để các Tỳ kheo khác an cư ở đó. Vì sao? Sợ các Tỳ kheo khác không tùy thuận, nên bảo họ đi nơi khác.
Bấy giờ, đại đức Ca-Diếp bạch nhị kiết-ma (nattidutiyakamma) được nói rõ trong phẩm Tăng-kỳ (Samgitikkhandhaka).
Sau khi Như Lai Niết-bàn, lễ hội (sàdhukilana) được tổ chức suốt bảy ngày và cúng dường (Dhàtupùja) xá-lỵ trong bảy ngày, kéo dài đến nửa tháng, và chỉ còn một tháng rưỡi nữa là mùa hạ.
Biết gần đến an cư, Ca-Diếp bảo các trưởng lão: Ðã đúng lúc chúng ta lên đường đến thành Vương Xá.
Ðại đức Ca-Diếp đưa 250 Tỳ kheo đi bằng một đường. Ðại đức A-Nâu-Lâu-Ðà (Anuruddhatthera) đưa 250 Tỳ kheo đi bằng đường khác. Hiền giả A-Nan giữ ca-sa (pattacìvara) của Như Lai với chúng Tỳ kheo vây quanh đi đến trú xứ cũ của Như Lai tại nước Xá-vệ (Sàvattì). Gặp lại A-Nan, nhân dân thành Xá-vệ, buồn khổ khóc lóc hỏi:
- Hiện nay Như Lai ở đâu mà ngài đến một mình vậy?
Mọi người gào khóc như là Như Lai mới vừa vào Niết-bàn. Hiền giả A-Nan giáo hóa mọi người bằng pháp vô thường. Sau khi giáo hóa, A-Nan vào vườn Kỳ-thọ (Jetavana), mở cửa phòng của Phật (Dasabalena vasitagandhakuti), đem giường tòa của Ngài (mancapitha) ra ngoài lau chùi và vào trong dọn rửa phòng, sau khi lau quét, vứt bỏ hoa cúng dường đã héo, rồi xếp đặt giường tòa lại như cũ. Hiền giả A-Nan làm các việc cúng dường như khi Phật còn tại thế.
Sau khi Phật nhập Niết-bàn, A-Nan ngồi quá nhiều, thân thể mệt nhọc, muốn điều trị nên phải dùng sữa lấy trong lợi dưỡng tại chùa trong ba ngày. Khi ấy có Bà-la-môn Tu-bà-na (Subha-màvana) đến thỉnh A-Nan. A-Nan đáp:
- Hôm nay tôi dùng thuốc nên không nhận lời được, ngày mai sẽ đến.
Hôm sau, A-Nan đem theo một trưởng lão Tỳ kheo đến nhà Tu-bà-na. Vì Tu-bà-na hỏi về ý nghĩa của kinh, thế nên trong phẩm thứ mười của A-hàm gọi là kinh Tu-bà-na (Dìghanikàye Subha-suttam nàma dasamam suttam).
Sau khi sửa chữa phòng xá tại vườn Kỳ-thụ xong, muốn nhập hạ an cư nên A-Nan đi đến thành Vương-xá.
Ðại đức Ca-Diếp, A Nậu Lâu Ðà và chúng Tỳ kheo cùng đến thành Vương-xá. Trông thấy cả 18 chùa lớn đều bị hao vì sau khi Như Lai diệt độ, các Tỳ kheo vứt bỏ giá mắc y và các vật khác ngổn ngang để ra đi, nên bừa bãi như vậy, cả 500 đại đức bí sô theo lời Phật dạy, sửa chữa phòng nhà (vihàra parivena). Nếu không sửa chữa thì ngoại đạo sẽ nói rằng khi còn sống, sa-môn Cù-đàm sửa chữa phòng xá, sau khi Niết-bàn đệ tử vứt bỏ đi. Vì ngăn ngừa sự chê bai này, cần phải sửa chữa. Ca-Diếp nói: - Khi còn tại thế, đức Phật khen ngợi việc trước tiên của an cư là sửa chữa phòng xá.
Sau khi tính toán dự trù, Ca-Diếp đến gặp vua A-Xà-Thế để xin chi phí. Thấy Tỳ kheo đến, vua lạy sát đất làm lễ và thưa: đại đức cần việc gì?
Ca-Diếp đáp: - Cả mười tám chùa lớn đều bị hư, muốn sửa chữa lại, nhà vua biết cho.
Vua đáp: - Lành thay.
Vua cung cấp người đến sửa chữa. Trong tháng trước mùa hạ, Ca-Diếp sửa chữa xong chùa. Sau đó, tôn giả đến gặp nhà vua thưa:
- Việc sửa chữa chùa đã xong, hiện nay chúng tôi muốn kết tập pháp-tạng và tỳ-ny-tạng.
Vua đáp:
- Rất tốt, cầu chúc ý nguyện thành tựu.
Nhà vua lại nói:
- Con sẽ chuyển pháp-luân uy lực của vua chúa (Ànàcakka), các đại đức sẽ diễn thuyết pháp luân vô thượng (Dhammacakka). Con xin tuân hành sự sai khiến của các đại đức.
Chúng tăng đáp:- Trước tiên, xây dựng giảng đường.
Vua hỏi: - Xây dựng chỗ nào?
Ðáp: - Có thể xây bên cạnh cửa thiền thất ở sườn trước của núi Ðể-bàn-na-ba-la (Vebhàrapabbatapassa Sattapanniguhàdvàra), vì nơi ấy yên tịnh.
Vua thưa: - Rất tốt.
Nhờ vào uy lực của vua A-xà-thế cũng như bằng kỹ xảo của Tỳ-xá-thiên ở cõi trời Ðao-lỵ thứ hai (vissakamma), không bao lâu giảng đường đã hoàn thành với đầy đủ kèo cột, vách ngăn, hành lang, chạm khắc nhiều kiểu kỳ lạ. Trên giảng đường, được trang trí với những vật báu xinh đẹp, treo các loại hoa rực rỡ khắp nơi. Dưới đất cũng vậy, trang trí bằng các loại xinh đẹp kỳ lạ không khác cung điện của Phạm-thiên (Brahmavimàna). Năm trăm tòa ngồi hướng về phương Bắc được trải bằng nệm len dày. Lại nữa, trong số những tòa cao được trang trí bằng các loại báu, chiếc tòa cao tinh xảo xinh đẹp nhất được chọn đặt hướng về phương Ðông để chuẩn bị làm tòa thuyết pháp.
Chúng tăng bảo A-Nan: - Ngày mai, tập họp chúng tăng, kết tập tạng luật nhưng thầy còn ở địa vị Tu-đà-hoàn đạo thì làm sao gia nhập được. Thầy chớ thối chí.
Khi ấy, A-Nan suy nghĩ: - Ngày mai thánh chúng kết tập pháp, ta với địa vị sơ học làm sao vào được?
Vào đầu đêm, A-Nan quán niệm về thân (Kàyagatàya satiyà vìtinàmetvà) mãi đến nữa đêm cũng chưa chứng đắc. A-Nan suy nghĩ: Trước đây, Thế Tôn có dạy rằng ta đã tu tập các công đức, nếu nhập thiền định thì mau chứng la-hán, lời Phật dạy là chắc thật, chỉ vì tâm ta tinh cần thái quá, từ nay phải tu tập thuận theo trung đạo.
Từ chỗ kinh hành (camkama), sau khi đi rửa sạch chân rồi vào phòng, A-Nan ngồi trên giường. Muốn nghỉ ngơi một chút nên nghiêng người định nằm xuống, trong lúc chân vừa hỏng đất, đầu chưa đụng gối thì tôn giả chứng quả La-hán. Nếu có người hỏi rằng trong Phật pháp, vị nào đắc đạo không ở trong bốn tư thế đi đứng nằm ngồi thì chính là A-Nan.
Bấy giờ vào ngày thứ hai giữa tháng tức là ngày 17 tháng sáu, sau khi ngọ trai, thu xếp y bát xong, đại đức Ca-Diếp tập tăng vào pháp-đường (Dhammasabhà). Muốn biểu hiện sự chứng đắc cho đại chúng biết, hiền giả A-Nan không cùng đi vào với chúng tăng. Ðã vào bên trong, tăng thứ thứ tự an tọa xong, chừa lại chỗ ngồi của A-Nan. Tuần tự các vị hạ tọa kính lễ thượng tọa, đến chỗ trống, họ hỏi: - Chỗ này dành cho ai?
Ðáp: - Ðể cho A-Nan.
Hỏi: - A-Nan đang ở đâu?
Biết tâm niệm của chúng tăng, A-Nan hiện thần túc, biến mất khỏi chỗ cũ và hiện thân ra chỗ ngồi.
Sau khi chúng tăng đã an tọa, Ðại Ca-Diếp thưa: -Các trưởng lão, thuyết Pháp-tạng hay Luật-tạng trước?
Các Tỳ kheo đáp: - Ðại đức, tạng Luật là mạng sống của Phật-pháp (Buddhasàsanassa àyu). Tạng luật tồn tại thì Phật-pháp tồn tại. Thế nên, chúng ta kết tập tạng luật trước.
Hỏi: - Ai làm pháp-sư?
- Xin cử trưởng lão Ưu-ba-ly (Upali).
Trong chúng có người hỏi: - Vì sao A-Nan không làm pháp-sư được?
Ðáp: - A-Nan không làm pháp-sư được. Vì sao? Khi còn tại thế, Phật thường khen ngợi rằng trong đệ tử Thanh văn của Ta, Ưu-Ba-Ly là người trì luật đệ nhất.
Trong chúng có người nói: - Ðã đúng lúc hỏi Ưu-Ba-Ly để kết tập Luật-tạng.
Tôn giả Ma-ha Ca-Diếp tác bạch yết-ma hỏi Ưu-Ba-Ly: - Trưởng lão tăng già lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp với tăng, tăng đồng ý, tôi xin hỏi Ưu-Ba-Ly về những điều trong pháp tỳ-ny. Ðây là lời tác bạch.
Ưu-Ba-Ly tác bạch yết-ma: - Ðại đức tăng già lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp với tăng, tăng đồng ý. Tôi xin trả lời về pháp Tỳ-ny với đại đức Ca-Diếp . Ðây là lời tác bạch.
Sau khi bạch yết-ma xong, Ưu-Ba-Ly chỉnh đốn y phục, hướng về đại chúng Tỳ kheo, làm lễ sát đất, sau đó lên tòa an tọa, cầm quạt ngà che trước mặt. Sau khi an tọa, Ca-Diếp hỏi Ưu-Ba-Ly: - Trưởng lão, giới Ba-la-dy thứ nhất (Pathama paràjika) được nói ra ở đâu và cho ai?
Ðáp: - Ðược chế ở Tỳ-xá-ly (Vesàly), phát sinh do Tu-Ðề-Na con của Ca-Lan-Ðà (Sudinna Kalandakaputta).
Hỏi: - Phạm tội gì?
Ðáp: - Phạm tội bất tịnh hạnh (Methunadhamma).
Ca-Diếp hỏi Ưu-Ba-Ly về tội, nhân duyên, người phạm, sự chế giới, chế thêm (Vatthu, Nidàna, puggala, Pannatti, anupannatti), có tội (Àpatti) cũng hỏi, không có tội (anàpatti) cũng hỏi. Như vậy, Ðại Ca-Diếp hỏi và đư?c Ưu-Ba-Ly trả lời tường tận về nguyên nhân gốc ngọn của pháp Ba-la-dy thứ nhất cho đến thứ hai, thứ ba, thứ tư. Do đó, gọi là phẩm bốn Ba-la-dy.
Tuần tự hỏi về (13) Tăng-già-bà-thi-sa (sanghàdisesa), hai pháp bất-định (Aniyata), ba mươi pháp Ny-tát-kỳ-ba-dạ-đề (nissaggiyapàcittiya), chín mươi hai pháp Ba-dạ-đề (pàcittiya), bốn pháp Ba-la-đề-đề-xá-ny (pàtidesaniya), bảy mươi lăm pháp Chúng-học (sekhiya), bảy pháp Diệt-tránh (adhikaranasamatha). Như vậy là kết tập xong phần đại Ba-la-đề-mộc-xoa (mahà-pàtimokkha = mahà-vibhanga). Tiếp theo là hỏi về tám pháp Ba-la-dy của ny gọi là phẩm Ba-la-dy, mười bảy pháp Tăng-già-bà-thi-sa, ba mươi pháp Ny-tát-kỳ-ba-dạ-đề, (một trăm) sáu mươi sáu pháp Ba-dạ-đề, tám pháp Ba-la-đề-đề-xá-ny, bảy mươi lăm pháp Chúng học, bảy pháp Diệt-tránh. Như vậy là kết tập xong phần Ba-la-đề-mộc-xoa của Tỳ kheo ny. Thứ đến, kết tập về Kiền-đà (khandhaka), đến Ba-lỵ-bà-la (Hán dịch: Tam tẫn tứ yết ma) (parivàna)... như vậy là tạng luật được kết tập hoàn tất. Ðại đức Ca-Diếp đem hết từng vấn đề ra hỏi và được Ưu-Ba-Ly trả lời đầy đủ, nên gọi là Năm-trăm-la-hán kết tập tạng-luật. Sau đó, trưởng lão Ưu-Ba-Ly hạ quạt xuống và rời khỏi tòa cao, hướng về các đại đức Tỳ kheo làm lễ. Sau khi làm lễ, tôn giả trở về chỗ ngồi cũ.
Ðại Ca-Diếp nói: - Ðã kết tập luật-tạng xong, đến lượt kết tập pháp-tạng thì vị nào làm pháp sư?
Khi ấy, các Tỳ kheo đề cử trưởng lão A-Nan. Ðại đức Ca-Diếp tác bạch yết-ma: Trưởng lão tăng già lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp với tăng, tăng chấp nhận, tôi xin hỏi trưởng lão A-Nan về pháp-tạng. Ðây là lời tác bạch.
Tôn giả A-Nan lại tác bạch: - Ðại đức tăng lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp với tăng, tăng chấp thuận, tôi xin trả lời với đại đức Ca-Diếp về pháp-tạng. Ðây là lời tác bạch.
Bấy giờ, A-Nan rời khỏi chỗ ngồi, bày vai áo bên phải, đảnh lễ đại đức tăng rồi lên tòa, cầm lấy quạt bằng ngà.
Ðại đức Ca-Diếp hỏi A-Nan: - Kinh Phạm-võng trong pháp-tạng được thuyết ra ở đâu?
A-Nan đáp: - Kinh ấy được thuyết tại căn nhà ở vườn xoài của Vua (Ràjàgàraka Ambalatthikà) trên đoạn đường giữa thành Vương-xá và Na-lan-đà (Nàlanda).
Hỏi: - Phát sinh do ai?
Ðáp: - Phát sinh do hai người là Tu-bi-dạ Ba-lỵ-bà-xà-ca và bà-la-môn Kiền-đa (Suppyya paribbàjaka, Brahmadattamànavaka).
Ðại đức Ca-Diếp hỏi A-Nan về nhân duyên đầu đuôi của Kinh Phạm-võng xong, thứ đến hỏi về Kinh Sa-môn quả (Sàmannaphala) được thuyết ở đâu?
A-Nan đáp: - Ðược thuyết tại vườn Kỳ-bà (Jìvakambavana) thành Vương-xá.
Hỏi: - Thuyết cho ai?
Ðáp: - Ðược thuyết cho vua A-xà-thế con của Phạm-khí... (Ajàtasattu Vedehiputta).
Như vậy, như các nhân duyên đầu đuôi của kinh Sa-môn quả, theo phương pháp như vậy, Ca-Diếp hỏi về năm Bộ-kinh (panca-nikàya). Thế nào là năm Bộ-kinh?
Ðáp: - Kinh Trường A-hàm (Àgama, Dìgha-Nikàya), Trung A-hàm (Majjhima-Nikàya), Tăng-thuật-đa (Samyutta-Nikàya), Ương-quật-đa-la (Anguttara-Nikàya), Khuất-đà-ca (Khuddaka-Nikàya).
Hỏi: - Kinh Khuất-đà-ca là gì?
Ðáp: - Trừ bốn bộ A-hàm ra, tất cả những pháp khác do Phật dạy đều gọi là Khuất-đà-ca kinh.
Tất cả tạp-kinh đều do A-Nan nói lại, trừ tạng Luật. Lời Phật dạy chỉ có một vị những phân biệt thành hai công năng. Theo ý vị của lời nói pháp mà chia thành ba là đầu, giữa, cuối; tam tạng cũng như vậy bao gồm Giới, Ðịnh, Tuệ nhưng phân theo hình thức giống nhau thì có năm Bộ kinh, nếu phân biệt riêng từng loại thì có chín bộ kinh. Như vậy, tính theo từng nhóm (tụ) thì có tám vạn pháp tạng (pháp-uẩn).
Hỏi: - Sao gọi là một vị?
Ðáp: - Từ khi chứng quả Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác cho đến khi vào Niết-bàn, trong bốn mươi lăm năm này, Thế Tôn thuyết giảng giáo pháp cho trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, người và phi nhân... chỉ là một vị; chỉ có một tính chất giải thoát đó là một vị.
Hỏi: - Thế nào là hai?
Ðáp: - Ðó là pháp-tạng và luật-tạng.
Hỏi: - Nói đầu, giữa, cuối là gì?
Ðáp: - Phật dạy có đầu, giữa, cuối; Ðó là ba.
Nói kệ:
Lưu chuyển vô số kiếp,
Ði mãi không ngừng nghỉ,
Chỉ tìm kẻ làm nhà,
Tái sinh nhiều kiếp khổ.
Nhà ơi! Thấy ngươi rồi,
Không còn làm nhà nữa,
Tất cả xương, gân, cốt,
Nát hết không tái sinh.
Tâm đã thoát phiền não,
Ái tận, đạt Niết-bàn. -- (Dhammapada 153,154)
Bấy giờ, có vị pháp-sư (Buddhaghosa) (Keciyadà have pàtubhavanti dhammà ti khandhake udànagàtham àhuesà panapàtipadadivase sabbannubhàvappattassa somanassamàyanànena paccayàkàram paccavekkhantassa uppannà udànagàthà ti veditabhà) giải thích kệ Ưu-đà-na này là: - Khi vừa chứng nhất-thiết-trí vào ngày thứ ba trong tháng, Như Lai vui mừng quán sát các nhân duyên nói nói lên là bài kệ, đây là lời nói đầu tiên.
Ðã chứng pháp duyên sinh, Kiền-đà-ca có nói.
Khi sắp nhập Niết-bàn, Như Lai dạy bảo các Tỳ kheo:
- Sống trong pháp của Ta, các thầy không nên lười biếng; đây là lời dạy tối hậu. Những lời nói giữa hai thời gian trên, gọi là nói ở giữa.
Hỏi: - Ba tạng là gì?
Ðáp: - Tạng Tỳ-ny (Luật), tạng Tu-đa-la (Kinh), tạng A-tỳ-đàm (Luận). (Vinayapitaka, suttantapitaka, abhidhammapitaka); gọi là tam tạng.
Hỏi: - Tạng Tỳ-ny (Luật) là gì?
Ðáp: - Hai bộ Ba-la-đề-mộc-xoa, hai mươi ba kiền-đà, ba-lỵ-bà-la; gọi là tạng Tỳ-ny. {Dve vibhangànni (2 tỳ-băng-già), Dvàvísati Kha dhakàni (22 Kiền-đà), sotasa parivàrà (16 phẩm ba-lỵ-bà-la)} gọi là tạng Tỳ-ny.
Hỏi: - Tạng Tu-đa-la (kinh) là gì?
Ðáp: - Ðứng đầu là kinh Phạm-võng, tất cả 34 kinh (catuttimsa-sutta) đều xếp vào Trường A-hàm; đứng đầu là Căn-mâu-la-ba-lị-da (Mùlapariyàya-sutta - Kinh Pháp môn căn bản), tất cả 152 (252?) kinh đều xếp vào Trung A-hàm; đứng đầu là Ô-già-đa-la-a-bà-đà-na (Oghatara-apadàna samp. Oghaturana-sutta), tất cả 7762 kinh đều xếp vào Tăng-thuật-đa, đứng đầu là triết-đa-ba-lỵ-da-đà-na tu-đa-la (cittapariyàdàna-sutta), tất cả có 9557 kinh đều xếp vào Ương-khuất-đa-la; pháp cú-dụ, khu đa na, y đế Phật, đa già ny ba đa, tỳ ma na, tỷ đa, thế lỵ già đà, bổn sinh, ny thế bà, ba trí tham tỳ đà, Phật chủng tánh kinh, nhã dụng tạng (Khuddakapàtha - Pháp ngắn, Dhammapada - Pháp cú, Udàna - Tự thuyết, Itivuttaka - Bản sự, Suttanipàta - Tập kinh, Vimànavatthu - Sự tích cung trời, Petavatthu - Sự tích ngạ quỉ, Therà - Trưởng lão tăng kệ, Therigàthà - Trưởng lão ny kệ, Jàtaka - Bản sinh, Niddesa - Mục lục, Patisambhidà - Con đường đưa đến trí tuệ, Apadàna (dụ) - Chiến thắng của đức Phật, Buddhavamsa - Pháp hệ của Phật, Cariyàpitaka - Tạng thánh-hạnh) chia thành mười lăm phần đều xếp vào Khuất-đà-ca. Ðây gọi là kinh tạng.
Hỏi: - A-tỳ-đàm (luận) tạng là gì?
Ðáp: - Là pháp tăng già tỳ băng già đà suất ca tha da ma ca bát xoa bức già la bộn na kỳ ca tha bạt du (dhammasangani - pháp-tập-luận, vibhanga - phân-biệt-luận, dhàtukathà - phạm-trù-pháp, puggalapannatti - nhân-thi-thiết-luận, kathàvatthu - thuyết-sự, yamaka - song-luận, patthàna - nhân-duyên-luận).
Ðây là tạng A-tỳ-đàm.
Hỏi: - Tỳ-ny (luật) nghĩa là gì?
Ðáp:
Ðem đến nhiều sự tốt,
Ðiều phục nghiệp thân, miệng
Bậc biết ý nghĩa luật,
Giảng nghĩa luật như vậy.
Hỏi: - Năm thiên của Ba-la-đề-mộc-xoa là gì?
Ðáp: - Ðứng đầu là Ba-la-di, gồm năm thiên thành bảy nhóm tội (bảy tụ) là mẫu số các loại giới (màtika) đưa đến thành tựu phạm hạnh vững chắc, bằng những phương tiện rộng rãi để kết giới, tùy theo những hành động bất thiện của thân và miệng, đây là giữ lấy thân khẩu nghiệp nên gọi là Tỳ-ni-da.
Hỏi: - Tu-đa-la (Kinh) nghĩa là gì?
Ðáp:
Mở bày nhiều giáo nghĩa,
Lời thiện như hoa lúa
Kinh vĩ và dũng tuyền,
Thằng-mặc, chỉ quán xuyến
Gọi là Tu-đa-la,
Nghĩa thậm thâm vi diệu.
Hỏi: - Mở bày nghĩa là gì?
Ðáp: - Nghĩa là tự mở bày ra ý nghĩa và làm người khác hiểu nghĩa.
Hỏi: - Lời thiện là gì?
Ðáp: - Trước quán sát tâm họ, sau đó mới nói ra lời toàn thiện.
Hỏi: - Trổ ra như hoa lúa là gì?
Ðáp: - Như gié lúa trổ tươi tốt thì kết hạt lúa chắc.
Hỏi: - Kinh vĩ là gì?
Ðáp: - Nhờ sợi chỉ (ngang dọc) nên dệt được.
Hỏi: - Dũng tuyền là gì?
Ðáp: - Như suối, lấy được nhiều nước và chảy ra mãi.
Hỏi: - Thằng mặc là gì?
Ðáp: - Như dây mực thẳng có thể loại bỏ phần cong của khúc gỗ.
Hỏi: - Ðình (sợi chỉ) là gì?
Ðáp: - Như hoa được sợi chỉ xâu lại thì bị gió thổi cũng không phân tán, tu-đa-la cũng như vậy, xâu kết các pháp tướng lại làm cho không phân tán.
Hỏi: - A-tỳ-đàm (luận) là gì?
Ðáp:
Có người ý, thức pháp,
Khen ngợi và phán đoán,
Pháp tăng trưởng được thuyết,
Gọi là A-tỳ-đàm.
Trong bài kệ nói về A-tỳ-đàm này thì ý, thức, khen ngợi, phán đoán, tăng trưởng là nghĩa A-tỳ-đàm.
Hỏi: - Ý (nghĩ) là gì?
Ðáp: - Trong kinh có câu: Có người nói ý nghĩ rất mau lẹ như thế nào, đó là nghĩa chữ ý của A-tỳ-đàm.
Hỏi: - (Tri) thức là gì?
Ðáp: - Luận thật rõ về chỗ tối của câu kinh; gọi là ý nghĩa tri thức của tỳ-đàm.
Hỏi: - Khen ngợi là gì?
Ðáp: - Vua trong các luận vua (Ràjàbhìràan); đây là ý nghĩa khen ngợi của a-tỳ.
Hỏi: - Phán đoán là gì?
Ðáp: - A-tỳ có đầy đủ các năng lực; đây là ý nghĩa phán đoán của a-tỳ.
Hỏi: - Tăng trưởng là gì?
Ðáp: - A-tỳ có rất nhiều (abhikkanta) (Hán gọi là trưởng); đây là ý nghĩa tăng trưởng (adhika) của a-tỳ.
Lại nói rằng sinh lên Sắc-giới, tâm từ quán khắp một phương, đó là ý nghĩa của thức, biết rõ sắc, thanh cho đến xúc là ý nghĩa của thức. Tán thán nghĩa là pháp vô thượng trong pháp hữu học, pháp vô học ở thế gian; đây là ý nghĩa tán thán. Phán đoán nghĩa là tiếp xúc với pháp thì (nhờ nó mà) được hiểu biết, đó là ý nghĩa phán đoán. Trưởng nghĩa là pháp vĩ đại không thể lường được là pháp vô thượng; đó là ý nghĩa trưởng. Nên hiểu nghĩa a-tỳ với nghĩa như vậy. Ðàm nghĩa là pháp.
Hỏi: - Tạng (pitaka) nghĩa là gì?
Kệ đáp:
Kho trí, chứa nghĩa vị,
Theo nghĩa khí cụ học
Ta gom lại nói chung,
Ngươi hiểu nghĩa kho chứa,
Là ý nghĩa của tạng. (pitakam pitakatthavidù pariyattibhàjanatthato àhu tena samodhànetvà tayo pivinàyadayo neyya)
Hỏi: - Tạng là gì?
Ðáp: - Tàng nghĩa là học; đây là kho chứa pháp. Như trong kinh có câu: Như người cầm dao, búa bén đi đến (atha puriso àgaccheyya kuddàlapitakam àdàya'ti); đây là nghĩa khí cụ (bhàjana). Ðã nói chung về ý nghĩa của ba tạng, phải biết có hai nghĩa. Ðã nói lược về Tỳ-ny-tạng, chứa trí cũng gọi là chứa nghĩa, Tu-đa-la cũng như vậy. Lại nói rằng A-tỳ-đàm cũng là chứa đựng, vậy là đã biết rõ. Lại nữa, các sự việc chỉ dạy Phật pháp trong tạng là dùng các ngôn ngữ phân biệt tùy theo sự trói buộc mà học để loại trừ tướng sâu xa, phá tan tướng hợp ly, tuần tự theo ý nghĩa mà phô diễn ra bằng văn tự. Nay, tuần tự trình bày ý nghĩa ba tạng này.
Ngay trong A-tỳ nói a-tỳ có những nghĩa là ý, thức, tán thán, đoạn tiệt, vượt qua, rộng, lớn, vô thượng. Ý nghĩa là ghi nhớ. Thức là phân biệt. Tán thán là thường được bậc thánh khen ngợi. Ðoạn tiệt là phân biệt từng kệ. Vượt qua là vượt qua các pháp khác. Rộng là pháp rộng rãi nhất trong các pháp. Lớn là pháp vĩ đại nhất trong các pháp. Vô thượng là không pháp nào sánh bằng. Chữ đàm có nghĩa là cử, thừa, hộ. Cử nghĩa là đặt để chúng sinh vào đường thiện. Thừa nghĩa là nhận lấy chúng sinh không cho đi vào ba đường ác. Chữ hộ nghĩa là ủng hộ chúng sinh làm cho được các sự khoái lạc. Tạng là vật chứa. Vật chứa là gì? Vật chứa nghĩa là có khả năng tụ tập số nhiều.
Hỏi: - Tạng (a-tỳ-đàm) và a-tỳ-đàm là đồng hay khác nghĩa?
Ðáp: - Ðồng nghĩa.
Hỏi: - Nếu đồng nghĩa thì chỉ nói a-tỳ-đàm là đủ, cần gì phải nói tạng?
Ðáp: - Thánh nhân thuyết pháp muốn cho câu văn phải đầy đủ nên đặt thêm chữ tạng. Ý nghĩa ba tạng cũng như vậy. Lại nữa, vì chỉ bảo, vì giáo dục, vì phân biệt, vì giữ gìn, vì xả bỏ, vì tướng sâu xa, vì ly hợp. Tỳ kheo đến nơi nào cũng nên phô diễn rõ tất cả ý nghĩa như vậy. Ba tạng như vậy theo uy đức tuần tự như vậy hiển rõ nghĩa đúng, tùy tội lỗi, tùy so sánh, tùy giáo pháp, tùy theo kiến chấp trói vào sự sai khác của danh sắc. Người nào y theo tỳ-ny mà thực hành thì được nhập định; đắc định thì đầy đủ ba đạt-trí. Thế nên giới là gốc của việc tu tập. Nhờ chánh định nên đạt được cả sáu thần thông. Người nào tu học A-tỳ-đàm thì phát sinh trí tuệ chân thật. Trí tuệ chân thật đã phát sinh thì đủ bốn biện tài. Người nào tùy thuận theo giới luật thì đạt được thế gian lạc.
Thế gian lạc là gì? Người có tịnh giới thì được trời người khen ngợi, thường nhận bốn sự cúng dường của thế gian. Trong thế gian lạc này loại trừ dục lạc. Như trong kinh nói rằng: Ðã hiểu biết lời Phật dạy nên con không sống tại gia mà xuất gia học đạo và chứng đắc đạo quả. Người đắc đạo nhờ vào năng lực giới, định, tuệ.
Người theo điều ác là do không có trí tuệ. Do không có trí tuệ nên hiểu sai lời Phật dạy. Do hiểu sai nên phỉ báng Như Lai, tạo các nghiệp ác, tự hại thân mình. Theo nhân duyên này, tà kiến phát sinh tràn lan. Do kém học về a-tỳ-đàm mà bắt ép tâm làm gấp thì tâm sinh phóng dật suy nghĩ lung tung. Như trong kinh có bảo các Tỳ kheo: - Có bốn pháp không nên suy nghĩ mà suy nghĩ, thì làm cho tâm phát cuồng. Pháp-sư (Buddhaghosa) nói: Như vậy, tuần tự đã nói qua việc phá giới, tà kiến, loạn tâm, thiện, bất thiện.
Kệ nói:
Ðầy đủ không đầy đủ,
Ðạt được do hành động,
Tỳ kheo ưa thích học,
Phải mến trọng pháp này.
Biết ý nghĩa tạng như vậy, cần phải biết tất cả lời Phật dạy. A-hàm nghĩa là gì?
Pháp-sư nói: - Có năm A-hàm. Một: Trường A-hàm. Hai: Trung A-hàm. Ba: Tăng-dục-đa a-hàm. Bốn: Ương-khuất-đa-la a-hàm. Năm: Quật-đà-ca a-hàm.
Hỏi: - Trường A-hàm là những gì?
Ðáp:- Gồm ba phẩm, đứng đầu là kinh Phạm-Võng, tổng cộng có 34 kinh đều xếp vào ba phẩm nên gọi là Trường A-hàm.
Pháp-sư hỏi: - Vì sao gọi là trường (dài)?
Ðáp: - Tập hợp các bài pháp thật dài nên gọi là trường.
Hỏi: - Sao gọi là A-hàm?
Ðáp: - A-hàm nghĩa là tụ tập dung chứa. Như trong kinh nói: Phật dạy các Tỳ kheo rằng trong ba cõi này, Ta không thấy một A-hàm nào như súc-sinh a-hàm, chỉ là nơi tụ tập của chúng sinh ; là nghĩa này vậy. Trung A-hàm cũng nên biết là không dài, không ngắn nên gọi là trung. Có mười lăm phẩm, đứng đầu là kinh Căn-Học, tất cả là 152 kinh gọi là Trung A-hàm.
Vào tháng bảy, Ðại Ca-Diếp đã kết tập thành tựu pháp của Ðấng Thập-lực xong. Thuận theo mọi người, mặt đất hoan hỷ khen ngợi: Lành thay, lành thay.
Cho đến tận biên giới nước, khắp nơi đều chấn động sáu cách và xuất hiện nhiều tướng tốt đẹp kỳ diệu. Ðây gọi là kết tập lần đầu của đại chúng 500 vị La-hán. Như có kệ nói:
Năm trăm vị trong đời,
La-hán kết pháp này,
Gọi kết-tập Năm-trăm,
Xin Chư-hiền cùng biết.
(yà loke, satehi pancahi katà tena pancasatà ti ca, tereh'eva katattà ca therikà ti pavuccatìti)
Hỏi: - Khi ấy, đại chúng nói: Ðại Ca-Diếp hỏi Ưu-Ba-Ly nơi kết giới, phạm xứ, nhân duyên, người phạm về giới Ba-la-dy, như thế nào xin đại đức cho biết.
Ðáp: - Thời gian, nhân duyên, vì người nào mà kết giới, đây là thứ lớp kết giới, tôi sẽ nói ra: Khi ấy, đức Phật ở Tỳ-lan-nhã... (tena samayana Buddho Bhagavà Veranjàyam viharati).
Hỏi: - Việc này được nói lại lúc nào?
Ðáp: - Nói trong lần kết tập đầu tiên với 500 vị.
Như vậy, lần lượt các ý nghĩa được trình bày ra.
Hỏi: - Vì sao Ưu-Ba-Ly nói ra?
Ðáp: - Vì Ðại Ca-Diếp .
Hỏi: - Như vậy giới bổn đã ban hành, vậy ai đang giữ gìn, người giữ đang ở đâu?
Ðáp: - Tôi sẽ nói nguồn gốc, nay xin nói ý nghĩa từng câu. Khi ấy, đức Phật ở Tỳ-lan-nhã. Ðây là nguồn gốc của luật-tạng được nói ra như vậy. Trưởng lão Ưu-Ba-Ly thọ trì với đức Phật khi Ngài chưa nhập Niết-bàn. Ngàn vạn vị La-hán chứng sáu thần thông thọ trì với Ưu-Ba-Ly. Sau khi Thế Tôn Niết-bàn, đứng đầu là Ðại Ca-Diếp với đại chúng từ bi tập họp ở khắp đất Diêm-phù-lỵ (Jambusirivhaya).
Ai đã thọ trì? - Ðầu tiên là Ưu-Ba-Ly, rồi tuần tự các vị luật sư truyền trì, cho đến các đại đức trong đại chúng thứ ba thọ trì. Tuần tự nêu ra danh hiệu các vị thầy ấy là Ưu-Ba-Ly, Ðại-tượng-câu, Tô-na-câu, Tất-già-phù, Mục-kiền-liên-tử-tế-tu (Dàsaka, Sonaka, Siggava, Tissa Maggaliputta) năm vị này chiến thắng phiền não, tuần tự truyền trì luật không gián đoạn ở cõi Diêm-phù-lỵ, cho đến tất cả các vị luật sư thứ ba đều xuất phát từ Ưu-Ba-Ly, đó là kế thừa theo Ưu-Ba-Ly.
Vì sao? Chính Ưu-Ba-Ly được nghe giới luật từ kim-khẩu của Phật, ghi nhớ trong tâm rồi ban phát cho người khác. Trong những người được biết, có vô số không thể tính hết là bậc học-nhân, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm; có đến một ngàn ái-tận Tỳ kheo (Khìnàsava - lậu tận). Ðại-tượng-câu là đệ tử của Ưu-Ba-Ly, trực tiếp nghe thầy dạy, tự hiểu rõ hết lý sâu xa. Có vô số bậc học nhân mới được lĩnh thọ, có một ngàn ái tận Tỳ kheo. Tô-câu-na là đệ tử của Ðại-tượng-câu; sau khi học luật trực tiếp với thầy, đọc tụng tự hiểu thấu rõ luật. Có vô số bậc học-nhân mới được lĩnh thọ, có một ngàn ái tận Tỳ kheo. Tất-già-phù là đệ tử của Tô-na-câu. Sau khi trực tiếp học luật với thầy, trong số 1000 vị A-la-hán, với căn tính tối thắng Tất-Già-Phù đã hiểu biết về luật. Với vô số bậc học nhân mới được lĩnh thọ, có trăm ngàn vô số ái tận Tỳ-kheo.
Khi ấy, tại Diêm-phù-lỵ có vô số chúng Tỳ-kheo. Theo thần lực của Mục-Kiền-Liên-Tử Ðế-Tu, đại chúng thứ ba muốn tạng Tỳ-ny như vậy hiện diện trong Diêm-phù-lỵ (Evam idam vinayapitakam jampudipe tàva imàya àcariyaparamparàya yàva tatiyasamgiti tàva àbhatan ti veditabbam). Các pháp sư đã tuần tự thọ trì cho đến đại chúng thứ ba; nên biết như vậy.
Hỏi: - Ðại chúng thứ ba là gì?
Ðáp:- Ðây là (các đại đức) kết tập xong diệu pháp rực rỡ bằng trí tuệ vào lần thứ (ba).
Có bài kệ khen ngợi:
Năm trăm vị trú thế,
Với trí tuệ sáng suốt,
Ðại đức Ca-Diếp-Ba
Ðứng đầu năm trăm vị.
Cũng như đèn hết dầu,
Vào Vô-dư Niết-bàn.
Phẩm Bạt-Xà-Tử: Kết tập Pháp tạng.
Bấy giờ, theo thời gian ngày đêm, thánh chúng tuần tự ra đi. Sau khi Thế Tôn Niết-bàn 100 năm (Vassasataparinibbute Bhagavati), trong nhóm Tỳ-kheo Bạt-Xà-Tử ở thành Tỳ-Xá-Ly (Vesàlikà Vajjiputtakàbhikkhù) phát sinh mười điều phi pháp ở Tỳ-Xá-Ly. Mười điều ấy là:
Một, diêm tịnh - muối tịnh. (kappati singilonakappo)
Hai, nhị chỉ tịnh - hai ngón tay (kappati dvangulakappo)
Ba, tụ lạc gian tịnh - giữa hai làng xóm tịnh (kappati gàmantarakappo)
Bốn, trú xứ tịnh (kappati àvàsakappo)
Năm, tùy ý tịnh (kappati anumatikappo)
Sáu, cửu trú tịnh (kappati àcinnakappo)
Bảy, sinh hòa hợp tịnh (kappati amathitakappo)
Tám, thủy tịnh (kappati jalogi pàtum)
Chín, bất ích lũ ni-sư đàn tịnh - tọa cụ không biên tịnh (kappati adasakam nisidànam)
Mười, kim ngân tịnh (kappati jàtarùparajatam).
Mười điều phi pháp này xuất hiện tại Tỳ-Xá-Ly. Có người con của Tu-Na-Ca thuộc giòng Bạt-Xà-Tử tên là A-Tu ( Tesam Susunàgaputto Kàlàsoko nàma ràjà pakkho ahosi) làm vua và ủng hộ phe Bạt-Xà-Tử. Khi ấy, trưởng lão Da-Tu-Câu-Ca (Yasa Kàkandakaputta) là con của Ca-Càn-Ðà, đang đi dần vào vùng Bạt-Xà, nghe xuất hiện mười điều phi pháp tại thành Tỳ-Xá-Ly do nhóm Tỳ-kheo Bạt-Xà-Tử. Vì nghĩ rằng ta không nên ở mãi đây mà để cho pháp đức Thập-lực bị phá hoại, hãy tìm phương tiện diệt ác pháp ấy nên trưởng lão đi đến Tỳ-Xá-Ly. Khi ấy, trưởng lão Da-Tu-Câu Ca-Kiền-Ðà-Tử trú ở giảng đường Cưu-tá-già-la thuộc rừng Ðại-Lâm.
Trong lúc thuyết giới, các Tỳ-kheo Bạt-Xà-Tử đem bát đựng đầy nước đặt giữa Tỳ-kheo tăng. Khi các Ưu-bà-tắc (upàsaka) ở Tỳ-Xá-Ly đến, những Tỳ-kheo ấy bảo họ tùy ý cúng dường tiền cho chúng tăng, nửa tiền (màsaka), hay một tiền để tăng sắm y phục... tất cả nhu cầu được nói ra. Sự việc kết tập Tỳ-ny tạng này với đúng số 700 Tỳ-kheo nên gọi là Bảy trăm Tỳ-kheo kết tập Tỳ-ny tạng. Có hai vạn Tỳ-kheo tập họp trong hội này. Trưởng lão Tỳ-kheo Da-Tư-Na đứng ra vận động tổ chức việc này. Giữa chúng Tỳ-kheo Bạt-Xà-Tử, trưởng lão Ly-Bà-Ða (Revata) hỏi và Tát-Bà-Ca (Sabbakàmin) đáp, cùng nhau đem luật tạng ra để quyết đoán mười việc phi pháp và dập tắt sự tranh chấp.
Sau đó, Tát-Bà-Ca thưa: - Ðại đức, giờ đây chúng ta nên kết tập pháp và luật.
Họ chọn lựa những vị Tỳ-kheo thông suốt ba tạng cho đến những vị chứng ba đạt trí. Sau khi chọn xong, tại vườn Bà-Lỵ-Ca (Vàtukàràma) ở Tỳ-Xá-Ly, khi đại chúng đã tập họp, tiến hành theo đúng như lúc Ca-Diếp kết tập pháp tạng lần đầu. Tất cả sự cấu bẩn trong Phật pháp đều bị loại trừ, y cứ vào tạng để hỏi, y cứ A-hàm để hỏi, y cứ chi tiết để hỏi, y cứ các pháp-tụ để hỏi (Pitakavasena, Nikàyavasena, Angavasena Dhammakkhandhavasena); tất cả pháp-tạng và Tỳ-ny tạng đều được kết tập hết. Như vậy, vào tháng tám, đại chúng này đã kết tập xong.
Có kệ khen ngợi:
Bảy trăm vị trong đời,
Gọi Bảy-trăm kết tập,
Như đã nói ở trước,
Các vị nên biết vậy.
Khi ấy, Tát-Bà-Ca-My (Sabbakàmin), Tô-Mị (Sàlha), Ly-Bà-Ða, Quật-Xà-Tu-Tỳ-Ða, Da-Tu (Revata, Khujjasobhita, Yasa), Bà-Na-Tham-Phục-Ða (Sànasambhùta) đều là đệ tử của đại đức A-Nan-Ðà. Hai vị Tu-Ma-Nậu-Bà (Sumana), Ta-Già-Mi (Vàsabhagàmin) đều là đệ tử của A-Nậu-Lưu-Ðà (Anurudha), đã từng gặp đức Phật; nói kệ:
Ðại chúng họp lần hai,
Nói lại hết đại pháp,
Pháp được kết tập lại,
Làm xong việc cần làm,
Các Tỳ-kheo lậu tận,
Gọi kết tập lần hai.
Phẩm A-Dục Vương: Kết tập Pháp-tạng.
Các vị đại đức suy nghĩ rằng: Vào đời đương lai, trong pháp của Ðại-sư chúng ta có nhơ bẩn như vậy xảy ra nữa hay không và các vị ấy thấy trong đời tương lai sẽ có phi pháp nhơ bẩn nổi lên.
Sau thời điểm này chừng 100 năm, vào năm thứ 18, có vua A-Dục (Àsoka) nước Ba-Tá-Lỵ-Phất (Pàtaliputta) ra đời. Vua chinh phục tất cả đất đai cõi Diêm-phù-lỵ (sakala-jambudìpa), rất tin tưởng Phật-pháp (Buddhasàsana) nên cúng dường vô số. Bấy giờ, thấy vua A-Dục tin tưởng Phật-pháp như vậy, các ngoại đạo, Phạm chí (titthiya) tham lam sự cúng dường nên chen vào Phật pháp làm sa-môn nhưng vẫn phụng sự ngoại đạo như cũ, dùng pháp ngoại đạo giáo hóa mọi người. Nhơ bẩn lớn này trong Phật pháp, do tham dục nhơn bẩn tạo thành. Khi ấy, các đại đức suy nghĩ rằng trong đời tương lai chúng ta gặp nhơ bẩn ấy không. Sau khi quán sát, biết không sống đến lúc ấy nên họ suy nghĩ: -Ai sẽ truyền bá được Phật-pháp trong tương lai?
Quán sát khắp trong Dục-giới, không tìm được người nào, lại quán sát thế giới Phạm-thiên (Brahmaloka), các đại đức thấy có một vị trời ngắn tuổi thọ đã từng thiền quán pháp-tướng. Các đại đức nghĩ rằng chúng ta nên đến thỉnh vị trời này giáng hạ vào thế gian, thọ thai vào nhà Bà-la-môn Mục-Kiền-Liên, sau đó chúng ta sẽ giáo hóa làm cho người ấy xuất gia; sau khi xuất gia, vị ấy sẽ thông đạt tất cả Phật-pháp, chứng ba đạt trí, phá tan ngoại đạo, phán quyết các pháp tranh cãi, chỉnh đốn và hộ trì Phật-pháp.
Sau khi suy nghĩ như vậy, các vị đại đức này đến gặp vị Phạm-thiên. Phạm-thiên này tên là Ðế-Tu (Tissa). Ðến gặp Ðế-Tu, các vị đại đức nói rằng đến 100 năm sau vào năm thứ 18 có cấu bẩn lớn phát sinh trong giáo pháp của Như Lai. Chúng tôi xem xét khắp thế gian trong Dục-giới không thấy có một người nào hộ trì Phật-pháp được; xem đến Phạm-thiên thấy chỉ có ông. Lành thay, người thiện, nếu ông xuống thế gian thì pháp của đức Thập-lực (Dasabalassa sàsana) sẽ được ông hộ trì.
Phạm-thiên Ðế-Tu nghe các đại đức nói rằng mình sẽ trừ diệt được cấu bẩn phát sinh trong Phật-pháp nên rất vui mừng nói: - Lành thay! Xin vâng.
Ðã được Phạm thiên ấy cam kết đồng ý xong, các đại đức rời khỏi cõi Phạm thiên.
Khi ấy, có đại đức Hòa-Ca-Bà (Siggava), Chiên-Ðà-Bạt-Xà (Candavajji). Hai vị này bậc trì ba tạng, thông ba đạt-trí (Tipitakadhara pattapatisambhida khìnàsava), chứng ái-tận A-la-hán trong chúng thiếu niên. Nhưng hai vị này không tham dự ngăn tránh-sự (kết-tập lần hai). Các vị đại đức nói với hai trưởng lão: Hai vị không tham dự việc ngăn được tránh-sự đúng lúc nên chúng tăng y vào việc này trị phạt hai vị. Tương lai, có vị Phạm-thiên tên Ðế-Tu sẽ sinh vào nhà Bà-la-môn Mục-Kiền-Liên. Hai vị hãy chia nhau, một người đến đó tiếp nhận và độ cho xuất gia; một người dạy học Phật-pháp.
Sau đó, các vị đại đức A-la-hán tùy theo tuổi thọ dài ngắn mà tuần tự vào Niết-bàn.
Có bài kệ:
Chúng thứ hai Bảy-trăm,
Hòa hợp diệt phi pháp,
Vì tương lai giáo pháp,
Ðã làm cho trường tồn,
Bậc ái-tận tự tại,
Chứng đắc ba đạt trí,
Có năng lực thần thông,
Vẫn không thoát vô thường,
Tôi xin kể danh hiệu,
Ðể truyền đến sau này,
Vậy đời sống vô thường,
Biết rõ khó sống còn,
Nếu muốn được bất tử,
Nên chuyên cần tinh tấn.
Nói về chúng tăng thứ hai này, Ma-ha Phạm-thiên Ðế-Tu (Tissa Mahàbrahman) từ Phạm thiên giới giáng hạ sinh vào nhà Bà-la-môn Mục-Kiền-Liên (Moggalibrahmana). Khi ấy, thấy Ðế-Tu đã thác thai vào nhà Bà-la-môn Mục-Kiền-Liên, hằng ngày Hòa-Ca-Bà đến nhà ấy khất thực cho đến bảy năm. Vì sao? Vì tạo điều kiện để hóa độ. Suốt cả bảy năm, tại nhà này, tôn giả không khất thực được thức ăn, xin nước cũng không được. Qua bảy năm, tôn giả vẫn đến khất thực, được người trong nhà nói: Ðã ăn xong rồi, xin đại đức hãy đi sang nhà khác.
Hòa-Gia-Bà suy nghĩ: Ðã được họ nói đến, vậy nên trở về.
Trên đường từ chỗ khác trở về nhà, gặp Hòa-Bà-Ca, Bà-la-môn kia nói: - Ối cha! Này người xuất gia, có phải vừa ra khỏi nhà tôi, có được gì không?
Ðáp: - Ðược.
Về đến nhà, Bà-la-môn này hỏi gia nhân: - Có cho Tỳ-kheo khất thực món gì không?
Ðáp: - Không cho gì cả.
Nói: - Tỳ-kheo nói dối, nếu ngày mai ông ấy đến đây, ta sẽ hỏi cho rõ.
Sáng hôm sau, Bà-la-môn ngồi chờ trước cửa. Khi đại đức Hòa-Ca-Bà đến, Bà-la-môn hỏi: - Này đại đức! Hôm qua ông nói có nhận được nhưng chắc chắn không có gì; vì sao nói dối, pháp Tỳ-kheo có được nói dối không?
Ðại đức Hòa-Ca-Bà đáp: - Tôi đến nhà ông đã bảy năm nhưng không được gì cả, hôm qua được nghe gia nhân nói bảo tôi đi sang nhà khác; thế nên nói có được.
Bà-la-môn thầm nghĩ: - Tỳ-kheo này chỉ được lời nói mà nói có được. Lành thay! Chính là người biết đủ. Nếu được ăn uống, tất người ấy rất hoan hỷ.
Bà-la-môn liền vào trong, lấy phần thức ăn của mình dâng cúng cho Hòa-Ca-Bà và thưa rằng từ nay về sau, xin ngài đến đây nhận thức ăn.
Do đó, hằng ngày Hòa-Ca-Bà đến nhận thức ăn. Thấy Hòa-Ca-Bà đầy đủ uy nghi nên Bà-la-môn sinh tâm ý hoan hỷ. Khi đã có tâm hoan hỷ, ông ta lại thỉnh: - Ðại đức! Từ nay về sau đừng đến khất thực nhà khác nữa, mà đến thọ thực ở đây luôn.
Hòa-Ca-Bà im lặng nhận lời.
Hằng ngày, sau khi thọ thực, tôn giả giảng dạy Phật pháp rồi ra về. Bấy giờ, con trai người Bà-la-môn vừa được 16 tuổi, đã học xong ba sách Vi-đà theo pháp Bà-la-môn (Tinnam vedànam pàragu ahosi). Thiếu niên Bà-la-môn này vừa từ Phạm-thiên giáng hạ nên còn ưa thích sự tịnh khiết, chọn trước ghế dài riêng cho mình không cho người khác dùng chung. Khi sắp đến gặp thầy học, chọn ghế dài riêng cho mình, lau chùi sạch sẽ, treo lên giữa nhà rồi mới ra đi. Sau đó, đại đức Hòa-Ca-Bà đến nhà, suy nghĩ: Ðã đến lúc rồi, ta tới lui ở đây nhiều năm nhưng chưa nói chuyện với thiếu niên Bà-la-môn này, nên dùng cách gì để hóa độ nó đây.
Tôn giả dùng thần lực che mất không thấy được ghế dài trong nhà, chỉ thấy ghế dài (pallanka) của thiếu niên Bà-la-môn. Thấy tôn giả Hòa-Ca-Bà đến, Bà-la-môn tìm ghế ngồi khắp nơi nhưng không có, chỉ thấy ghế của con mình nên lấy đưa cho tôn giả ngồi.
Trở về nhà, thấy Hòa-Ca-Bà ngồi trên ghế dài của mình đã chọn nên thiếu niên Bà-la-môn rất tức giận. Anh ta hỏi gia nhân: Ai đem ghế dài ta đã chọn cho sa-môn ngồi vậy.
Khi Hòa-Ca-Bà thọ thực xong, thiếu niên Bà-la-môn đã bớt tức giận. Ðại đức nói với thiếu niên này: - Này con! Con biết được gì?
Ðáp: - Thưa Sa-môn, con chẳng biết được gì?
Hỏi: - Vậy ai biết?
Thiếu niên Bà-la-môn hỏi Hòa-Ca-Bà:
- Sa-môn biết pháp Vi-đà không?
Hỏi như vậy vì cho là Sa-môn này đều biết hết.
Ðại đức Hòa-Ca-Bà thông suốt cả ba sách Vi-đà, Càn-thư (Nighandu) (Hán dịch là sách vạn vật), Khai-thư (ketubha), Y- để-ha-tả (Itihàsa, Akkharappabheda), phân biệt được tất cả văn tự. Thiếu niên Bà-la-môn này có những pháp còn nghi ngờ chưa thông hiểu được. Vì sao? Do thầy cậu ta không hiểu rõ. Thiếu niên Bà-la-môn này hỏi Hòa-Ca-Bà từng vấn đề nan giải và được giải đáp tận cùng.
Hòa-Ca-Bà nói với thiếu niên Bà-la-môn: - Con đã hỏi nhiều rồi, đến lượt ta hỏi một việc; con hãy trả lời.
Thiếu niên Bà-la-môn nói: - Lành thay! Thưa Sa-môn, con sẽ phân biệt mà trả lời.
Hòa-Ca-Bà đem trong hai tâm (cittayamaka) ra hỏi: - Tâm của người nào đã phát sinh thì không diệt, tâm của người nào bị diệt thì không sinh, tâm của người nào khi diệt thì diệt, tâm người nào khi sinh thì sinh (Yassa cittam uppajjati na nirujjati, tassa cittam nirujjhissati n'uppajjissati, yassa và pana cittam nirujjhissati n'uppajjissati, tassa cittam uppajjati na nirujjhati).
Khi ấy, hết ngó lên trời rồi lại cúi nhìn xuống đất, không biết tại sao cả nên thiếu niên Bà-la-môn hỏi lại Sa-môn: - Thưa Sa-môn, đây là nghĩa gì?
Ðáp: - Ðây là Vi-đà của Phật. (Buddhamanta)
Thiếu niên Bà-la-môn thưa: - Ðại đức dạy cho con được không?
Ðáp: - Ðược.
Hỏi: - Làm sao được học?
Ðáp: - Nếu con xuất gia thì sau đó được học.
Bấy giờ, rất vui mừng, đến gặp cha, thiếu niên Bà-la-môn ấy thưa rằng: - Sa-môn này biết Vi-đà của Phật, con muốn đến học; nhưng với hình thức áo trắng thế tục thì Sa-môn không dạy, bảo con xuất gia sau đó mới được học.
Sau khi suy nghĩ, cha nói: - Lành thay! Nếu con xuất gia, học Vi-đà xong hãy mau về nhà.
Thanh niên Bà-la-môn suy nghĩ: - Ta đến học Vi-đà với Sa-môn này, sau khi học xong sẽ trở về.
Khi sắp lên đường, cha mẹ răn dạy: - Con phải cố gắng học tập, cho phép con lên đường.
Ðáp: - Con không dám phiền cha mẹ răn dạy.
Khi ấy, con người Bà-la-môn đến gặp Hòa-Ca-Bà và được tôn giả độ cho làm sa di, rồi đem 32 pháp thiền định (về thân thể) dạy cho vị này tư duy. Trong thời gian ngắn, vị này đắc Tu-đà-hoàn đạo.
Hòa-Ca-Bà suy nghĩ: Thanh niên này đã đắc đạo tích, không còn thích về nhà. Như hạt giống đã rang cháy không còn mọc nữa, sa di này cũng như vậy.
Tôn giả lại nói: - Nếu ta cho học pháp thiền định sâu xa thì người này sẽ chứng quả A-la-hán và thích sống an tịnh, không còn chịu học Phật-pháp nữa. Từ nay, ta nên đưa vị này đến gặp Chiên-Ðà-Bạt-Xà (Candavajjitthe rassasantika) để học Phật-pháp và thực hiện được ý định của ta.
Hòa-Ca-Bà nói: - Lành thay! Sa di đến đây (ehi tvam sàmanera), con có thể đến gặp đại đức Chiên-Ðà-Bạt-Xà để học Phật-pháp không? Ðến nơi, con thưa với vị ấy rằng: Ðại đức, thầy con sai đến đây để học tập Phật pháp.
Ðược Sa di này thưa, Chiên-Ðà-Bạt-Xà đáp:
- Lành thay sa di, ngày mai sẽ học.
Sau đó, Ðế-Tu được học tất cả Phật-pháp chỉ trừ luật tạng. Sau khi học tập, Ðế-Tu được thọ giới cụ túc và chưa đầy một năm đã thông suốt Luật tạng. Khi đã hiểu biết hết ba tạng, Ðế-Tu được hòa thượng và A-xà-lê (Àcariyupajjhàya) đem hết Phật pháp giao phó cho rồi tùy theo tuổi thọ mà họ vào Niết-bàn.
Khi ấy, Ðế-tu chuyên tu thiền định, chứng quả La-hán, đem Phật pháp giáo hóa mọi người.
Bấy giờ, vua Tân-Ðầu-Sa-La (Bindusara) có cả trăm (101) người con. Sau khi vua Tân-Ðầu-Sa-La qua đời, trong bốn năm vua A-Dục giết hết các anh em khác, chỉ còn để lại một người em cùng mẹ (ekamàtikam tissakumaram thapsantika). Qua bốn năm, vua A-Dục mới tự xưng vương. Từ khi Phật vào Niết-bàn đến nay là 218 năm (Tathàgatassa parinibbànato dvinnam vassasatànam upari atthàrasame 218 vasse sakala-jambudipe-ekarajjabhisekam pàpuni). Sau đó, vua A-Dục thống lĩnh hết cả cõi Diêm-phù-lỵ. Tất cả vua khác đều phục tùng. Uy thần của vua bao trùm cả hư không đến mặt đất trong một do-tuần.
Hằng ngày, các quỉ thần ở ao A-nậu-đạt (anotattadaha) đem đến tám gánh có 16 chum nước để dâng cho vua. Khi ấy đã tin tưởng Phật pháp nên vua A-Dục đem tám chum nước dâng Tỳ-kheo tăng; hai chum dâng đến vị thông ba tạng; hai chum tặng cho phu nhân của vua, và xử dụng bốn chum. Hằng ngày, quỉ thần ở núi Tuyết dâng cây đánh răng mềm mại thơm đẹp (dantakattha) tên la-đa (nàgalatà) dâng cho vua. Vua đem cây chà răng này ban phu nhân và thể nữ trong cung một vạn sáu ngàn người, sáu vạn Tỳ-kheo trong chùa, dùng hằng ngày đầy đủ. Lại có quỷ thần ở núi Tuyết dâng trái thuốc tên A-ma-lặc, Ha-la-lặc (agadàmalaka, agadaharitaka). Loại trái này màu vàng kim, hương vị hiếm có. Lại có quỷ thần dâng trái Am-la chín (ambapakka). Hằng ngày, lại có quỷ thần dâng năm loại y phục màu hoàng kim và khăn tay (hatthapunchanapattaka), dâng nước mật hiền thánh, dâng hương thoa, hoa xà-đề. Vua rồng dưới biển dâng thuốc trị mắt danh tiếng (anjana). Tại bờ ao A-nậu-đạt có lúa thơm tự nhiên được chuột bóc sạch vỏ, lấy ra hạt gạo sạch. Hằng ngày, chim anh vũ mang 90 gánh gạo này đến dâng vua. Ong mật làm tổ trong cung của vua, dâng mật cung cấp cho vua. Bay đến chỗ vua ở, chim Ca-lăng-tần-già (karavikasakuna) ca hót những âm thanh hòa nhã làm vui lòng vua. Nhà vua có những uy thần như vậy.
Một hôm, vua làm xích khóa bằng vàng, sai người đưa vua rồng biển về. Vua rồng biển này sống lâu một kiếp nên đã từng thấy bốn đức Phật thời quá khứ. Khi vua rồng đến nơi, vua mời ngồi vào tòa sư tử và che lọng trắng ở trên, đem các loại hương hoa cúng dường. Vua A-Dục cổi chuỗi ngọc đang mang, đeo cho vua rồng biển, đem một vạn sáu ngàn kỹ nữ vây quanh cúng dường và nói với vua rồng: - Nghe đức Như Lai có tướng tốt đặc biệt, ta muốn nhìn thấy, long vương hãy hiện ra cho.
Nghe lệnh vua, bằng thần lực của mình, vua rồng biển biến thân mình ra hình tướng Như Lai (Sammàsambuddhassa rùpa) trang nghiêm bằng các công đức vi diệu với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp như hoa sen, hoa Uất-ba-la nở xinh đẹp trên mặt nước, trang hoàng với những ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng chiếu xa một tầm như các ngôi sao trên không trung, như cầu vồng, như điện quang xoay tròn tỏa ra, như núi vàng rực rỡ bằng ánh sáng các loại châu báu chung quanh; tất cả mọi người nhìn không chán; các phạm, thiên, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà... chăm chú chiêm ngưỡng trong suốt bảy ngày đêm. Nhìn thấy thân tướng Như Lai, vua A-Dục rất hoan hỷ.
Trong suốt ba năm từ khi lên ngôi, chỉ biết phụng sự ngoại đạo (bàhirakapàsanda), đến năm thứ tư nhà vua mới có tín tâm với Phật pháp. Nhà vua phụng sự ngoại đạo vì khi tại vị phụ vương của vua là Tân-Ðầu-Sa-La tin tưởng ngoại đạo, cúng dường cho sáu vạn Bà-la-môn hằng ngày. Vua và phu nhân, trong cung đều phụng thờ ngoại đạo vì thừa hành theo tín ngưỡng của cha. Một hôm, vua A-Dục tổ chức cúng dường các Bà-la-môn. Ngồi trên điện, vua nhìn thấy các Bà-la-môn nhìn ngó hai bên không có phép tắc gì cả. Thấy như vậy, vua suy nghĩ: Ta sẽ tuyển chọn, chắc chắn có những vị đủ phép tắc và sẽ cúng dường các vị ấy.
Sau khi suy nghĩ, vua bảo các đại thần: - Này các khanh, ai có phụng sự các Sa-môn, Bà-la-môn thì mời họ vào cung ta sẽ cúng dường.
Các quan đáp: - Lành thay.
Sau khi trở về, các quan mời những vì Ny-kiền-đà (nighantha), ngoại đạo... mà họ phụng sự vào cung vua. Ðến nơi, các quan tâu: - Ðây là các vị la-hán của chúng tôi.
Khi ấy, vua A-Dục bố trí những chỗ ngồi cao thấp đẹp xấu không giống nhau và bảo các ngoại đạo tùy theo khả năng của mình mà ngồi vào chỗ. Nghe vua nói như vậy, các ngoại đạo ngồi theo sở thích mình. Có người ngồi trên ghế dài, hoặc ngồi trên tấm ván. Thấy như vậy, vua suy nghĩ: Những ngoại đạo này nhất định không có pháp tắc.
Nghĩ như vậy, vua nói: - Ngoại đạo như vầy thật không đáng cúng dường.
Do đó, sau bữa ăn, vua ra lệnh họ ra về ngay.
Một hôm, ở bên cửa sổ (sìhapanjara) trên cung điện, thấy một sa-di tên là Nê-Cù- Ðà (Nigrodha) đang đi ngang trước điện với dáng đi uy nghi vững vàng (Iriyàpathàsampanna). Vua hỏi: - Ðấy là Sa-di nào vậy?
Cận thần đáp: - Sa-di Nê-Cù-Ðà, là con của Tu-Ma-Na con trưởng của tiên vương (Bindusàraranno jetthaputtassa Sumanaràjakumàrassa putto).
Pháp-sư (Buddhaghosa) nói: Sau đây, tuần tự ta sẽ kể lại nhân duyên ấy. Sau khi vua Tần-Ðâu-Sa-La bị bệnh qua đời, từ nước Uất-chi (ujjenirajja) là nơi được phong, vua A-Dục trở về nước của cha và giết ngay thái tử Tu-Ma-Na và tự giữ lấy việc nước. Sau khi giết thái tử Tu-Ma-Na, vua A-Dục kiểm soát hết trong cung. Vợ của Tu-Ma-Na đã có thai được mười tháng, thay đổi y phục đi trốn, đến thôn Chiên-đà-la (candàlagàma) gần thành. Gần thôn, có cây đại thụ tên Nê-Cù-Ðà. Có một vị trời làm thọ thần ở đây. Thấy vợ của Tu-Ma-Na, thọ thần nói: - Hãy đến đây.
Nghe thần cây gọi, bà này liền đến nơi. Dùng thần lực của mình, thọ thần hóa ra một cái nhà và bảo bà ấy:
- Bà hãy ở trong nhà này.
Nghe bảo như vậy, bà ấy vào nhà và ngay đêm ấy sinh được một bé trai nên người mẹ đặt tên là Nê-Cù-Ðà. Vì vậy, chủ thôn Chiên-đà-la cung kính cung cấp không khác gì nô tỳ thấy người chủ. Khi ấy, vương phi này đã sống trong ngôi nhà của thọ thần đến bảy năm và Nê-Cù-Ðà lên bảy tuổi.
Khi ấy, có vị Tỳ-khưu A-la-hán tên là Bà-Lưu-Na (Mahàvaruna) dùng thần thông quán sát Nê-Cù-Ðà, thấy có nhân duyên được hóa độ, nên suy nghĩ: Ðã đến lúc rồi, sẽ độ cho cậu bé ấy làm sa-di.
Tôn giả đến gặp Vương phi xin độ Nê-Cù-Ðà làm sa-di. Sau khi được vương phi chấp nhận, tôn giả thế độ cho Nê-Cù-Ðà làm sa-di. Khi tóc chưa rơi hết xuống đất, sa-di này đã chứng A-la-hán (khuragge yeva arahattam pàpuni). Một hôm, sau khi dọn dẹp, sa-di này mặc y phục đàng hoàng đến gặp thầy mình để cúng dường rồi cầm y bát (Pattacìvaram àdàya) đi đến chỗ người mẹ, vào thành bằng cửa Nam, đi ngang trước cung điện và định ra cửa phía Ðông. Khi ấy, đang kinh hành qua lại về hướng Ðông trên điện, thấy sa-di Nê-Cù-Ðà với uy nghi đỉnh đạc đang đi nhìn dưới đất cách bảy tấc nên tâm nhà vua trở nên thanh tịnh...sự việc này như nói ở trước; sẽ nói tiếp theo.
Bấy giờ, vua A-Dục suy nghĩ: Vị sa-di này uy nghi cử chỉ đàng hoàng từ tốn, tất có pháp lợi của bậc thánh (lokuttaradhamma).
Sau khi gặp sa-di này, nhà vua rất hoan hỷ tin tưởng, phát sinh tâm từ bi. Vì sao? Trong đời quá khứ, sa-di này là anh vua A-Dục, đã cùng nhau làm các công đức. Có bài kệ:
Do nhân duyên đời trước, Nên đời này hoan hỷ,
Như hoa Uất-la-bát (uppala) Nở tươi tốt trong nước.
Khi tâm từ bi đã phát sinh, vua A-Dục không kềm lòng được, vội vàng sai ba đại thần đi gọi sa-di ấy. Các đại thần đi đã lâu nhưng không thấy trở về. Vua lại sai ba đại thần khác đến bảo sa-di: - Sa-di ơi! Hãy đến mau.
Khi ấy, với uy nghi nghiêm trang, sa-di này từ tốn đi đến. Thấy sa di đến, vua bảo hãy tự xem xét mà chọn chỗ ngồi tùy ý. Quan sát khắp mọi người, biết rõ không có Tỳ-kheo, sa di định ngồi vào tòa cao có che lọng trắng nên ra dấu để vua nhận bát. Thấy sa di ra dấu, vua thầm nghĩ: sa di này chắc là gia chủ.
Sau khi đưa bát cho vua, sa di ngồi vào tòa của vua. Nhà vua lấy thức ăn của mình dâng cho sa di. Sa di chỉ nhận thức ăn vừa đủ no. Sau khi sa di thọ trai xong, vua hỏi: - Này sa di! Thầy có biết hết lời dạy của thầy không?
Ðáp: - Tôi biết một phần nhỏ.
Vua nói: - Lành thay, xin nói cho tôi nghe.
Ðáp: - Lành thay, đại vương, tôi sẽ nói.
Sau khi suy nghĩ: theo khả năng tiếp thu của vua mà ta nói pháp cú để chú nguyện (Dhammapada); sa di nói nữa bài kệ:
Sống không biếng nhác là Niết-bàn
Ai sống biếng nhác là sinh tử.
(Appamàdo amatapadam, pamàdo maccuno padam - Dh.21 -
Giới vi cam lộ đạo,
phóng dật vi tử kính - Pháp cú kinh, Phóng dật phẩm).
Nghe xong, vua nói với sa di: - Tôi đã nghe rồi, xin nói tiếp cho hết.
Sau khi sa di chú nguyện, vua thưa: - Hằng ngày xin cúng dường tám phần ăn.
Sa di đáp: - Lành thay, tôi xin dâng lại cho thầy (upajjàya)
Vua hỏi: - Thầy của sa di là ai?
Ðáp: - Vị không gây tội, thấy tội thì quở trách đó là thầy tôi.
Vua nói: - Xin dâng thêm tám phần nữa.
Sa di đáp: - Lành thay! Xin dâng lại cho A-xà-lê (Acariya).
Vua hỏi: - A-xà-lê là ai?
Ðáp: - Vị giáo dục cho biết chánh pháp là A-xà-lê của tôi.
Vua nói: - Lành thay! Tôi dâng thêm tám phần nữa.
Sa di nói: - Tám phần này xin dâng đến Tỳ-kheo tăng.
Vua hỏi: - Tỳ-kheo tăng là ai?
Sa di đáp: - Là nơi mà thầy tôi, A-xà-lê của tôi, và tôi y chỉ vào đó để đắc giới cụ túc.
Nghe nói, vua càng hoan hỷ, nói với sa di: - Nếu như vậy, tôi xin dâng thêm tám phần nữa.
Sa di đáp: - Lành thay! Xin nhận.
Sau khi nhận lời, hôm sau sa di đưa 32 vị đến cung vua. Thọ thực xong, vua hỏi sa di: Còn có Tỳ-kheo khác không?
Ðáp: - Còn có.
Vua nói: - Nếu có, xin đưa thêm 32 vị đến nữa.
Cứ như vậy, lần tuần tự tăng dần đến sáu vạn vị. Bấy giờ, sáu vạn đồ chúng ngoại đạo bị mất phần cúng dường. Ðại đức Nê-Hòa-Ðà dạy bảo vua và phu nhân trong cung cùng các quan đều thọ ba qui y và năm giới cấm. Tín tâm của vua và mọi người tăng gấp bội không có thối lui. Vì chúng tăng, vua xây dựng chùa lớn để làm trú xứ cho tăng, hằng ngày cúng dường sáu vạn vị. Vua ra lệnh tám vạn bốn ngàn quốc vương do vua thống lĩnh xây dựng tám vạn bốn ngàn chùa lớn, tám vạn bốn ngàn tháp tại các nước. Ðược vua ra lệnh như vậy, các nước đều hoan hỷ thực hiện.
Một hôm, vua tổ chức hội đại bố thí (mahàdàna) ở Tăng-già-lam A-Dục (Asokàràma). Sau khi bố thí, ngồi giữa sáu vạn Tỳ-kheo tăng, vua thưa: Bốn vật cúng dường (catùhi paccayehi pavàretvà) là thuốc men, thức ăn, y phục, ngọa cụ, trẫm xin dâng cho tăng theo yêu cầu.
Sau khi thưa như vậy, vua hỏi:
- Các đại đức! Pháp của Phật gồm bao nhiêu loại?
Tỳ-kheo đáp: - Có chín phần pháp, chia thành tám vạn bốn ngàn pháp-tụ.
Nghe như vậy, với tâm chí thành về pháp, vua thầm nghĩ: Ta nên xây tám vạn bốn ngàn ngôi chùa để cúng dường tám vạn bốn ngàn pháp-tụ.
Ngay hôm ấy, vua bỏ ra chín mươi sáu ức ngân tiền, và gọi đại thần đến, bảo rằng:
- Hãy sai sứ giả đến bảo tám vạn bốn ngàn nước của ta thống lĩnh, cứ một nước xây dựng một ngôi chùa.
Chính nhà vua tự xây dựng chùa A-Dục. Biết vua muốn xây dựng thành chùa lớn, chúng tăng liền sai một Tỳ-kheo tên Nhân-Ðà-Quật-Ða (Indagutta) là bậc lậu tận A-la-hán có đại thần lực làm tổng tri sự việc trong chùa. Thấy trong chùa có chỗ nào khiếm khuyết, Nhân-Ðà-Quật-Ða dùng thần lực của mình để sửa chữa cho hoàn hảo. Bằng tiền của vua dâng và thần lực của La-hán, sau ba năm ngôi chùa hoàn thành. Sau khi chùa ở các nước hoàn thành, họ đến tâu vua. Cùng đến trong một ngày, họ gặp tể tướng, thưa:
- Chùa đã xây xong.
Tể tướng vào tâu vua:
- Tám vạn bốn ngàn ngôi chùa của tám vạn bốn ngàn nước đã xây xong.
Sau khi khen ngợi lành thay, vua sai một đại thần đánh trống tuyên bố chùa tháp đã hoàn tất, bảy ngày sau sẽ có hội bố thí cúng dường to lớn, tất cả nhân dân trong ngoài trong nước đều thọ tám giới (attha sìlangàni) để thân tâm thanh tịnh, sau bảy ngày mọi người trang sức đàng hoàng đến nhận lệnh vua. Như chư thiên vây quanh Thiên-đế-thích, quốc độ của vua A-Dục cũng được trang nghiêm như vậy. Nhân dân đi dự hội không chán, cùng nhau vào chùa chiêm ngưỡng.
Khi ấy, chúng tăng tậïp họp có tám ức Tỳ-kheo tăng, chín mươi sáu vạn Tỳ-kheo ny. Trong chúng này, có một vạn La-hán. Các vị Tỳ-kheo tăng suy nghĩ: Ta nên dùng thần lực làm cho vua thấy được công đức mà mình đã tạo, được thấy như vậy rồi thì sau đó làm cho Phật pháp cực kỳ thịnh hành. Dùng năng lực thần thông, các Tỳ-kheo làm cho trong một lúc vua thấy được tất cả các chùa tháp, tất cả những công đức do sự bố thí sự cúng dường của vua trong tất cả vùng đất ngang dọc bốn phương đến tận bờ biển của vua thống lĩnh ở cõi Diêm-phù-lỵ. Ðược thấy như vậy rồi, vua rất hoan hỷ, bạch với chúng tăng:
- Hiện nay, con làm việc đại bố thí cúng dường Như Lai, trong lòng hoan hỷ như vậy, có ai làm bằng con không?
Khi ấy, trong tăng cử Mục-Kiền-Liên-Tử Ðế-Tu đáp lời cho vua. Ðế-Tu trả lời:
- Khi Phật còn tại thế, mọi người cúng dường không bằng vua, không ai có thể hơn vua được.
Nghe Ðế-Tu nói, vua hoan hỷ vô cùng, suy nghĩ: Làm việc bố thí lớn trong Phật pháp không ai bằng ta, ta nên thọ trì Phật pháp như con yêu mến cha, thì không còn gì nghi ngờ nữa.
Khi ấy, vua hỏi Tỳ-kheo tăng:
- Ðối với Phật pháp, trẫm đã vào được chưa?
Nghe vua hỏi, thấy bên cạnh vua có vương tử tên Ma-Hê-Ðà (Mahinda) đã đầy đủ nhân duyên, nên Ðế-Tu suy nghĩ: Nếu vương tử này được xuất gia thì Phật pháp hưng thịnh vô cùng.
Sau khi suy nghĩ, Ðế-Tu thưa với vua: - Ðại vương, công đức như thế này vẫn chưa vào Phật pháp được. Như có người đem bảy loại quý báu chồng chất từ mặt đất lên tận cõi Phạm-thiên ra bố thí, nhưng vẫn chưa được vào trong Phật pháp, huống chi sự bố thí như vua mà mong được vào.
Vua hỏi: - Làm sao được vào pháp phần?
Ðáp: - Người nghèo hay giàu cho con ruột của mình xuất gia thì được vào Phật pháp.
Nghe nói như vậy, vua suy nghĩ: Ta bố thí như vậy mà cũng chưa được vào Phật pháp vậy ta nên tìm cách để được vào.
Nhìn sang hai bên, thấy Ma-Hê-Ðà, vua suy nghĩ: Em ta là Ðế-Tu đã tự xuất gia nên phải lập Ma-Hê-Ðà làm thái tử, nhưng đưa lên làm thái tử là tốt hay cho xuất gia là tốt.
Vua bảo Ma-Hê-Ðà: - Con có thích xuất gia không?
Thấy chú mình là Ðế-Tu đã xuất gia, Ma-Hê-Ðà đã có ý muốn xuất gia, nghe vua hỏi như vậy, rất vui mừng thưa:
- Thật con muốn xuất gia. Nếu con xuất gia, đại vương được pháp phần trong Phật pháp.
Khi ấy, có vương nữ tên Tăng-Già-Mật-Ða (Sanghamittà) mà trước đây chồng đã xuất gia theo Ðế-Tu, đang đứng cạnh anh mình. Vua hỏi Tăng-Già-Mật-Ða: - Con thích xuất gia không?
Ðáp: - Thật muốn.
Vua nói: - Nếu con xuất gia thì tốt lắm.
Biết tâm ý của họ, vua rất hoan hỷ hướng về Tỳ-kheo thưa:
- Ðại đức, xin chúng tăng độ hai con của tôi để tôi được vào Phật pháp.
Luật Thiện kiến Tỳ-bà-sa
- Quyển thứ nhất -

« Kinh này có tổng cộng 18 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Phù trợ người lâm chung

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.134.175 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập