Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Ra dấu bảo lấy có năm: Thứ nhất là bằng mắt, tiếp theo là bằng tay, bằng chân, lắc đầu, cử động thân thể là những biểu hiện để ra dấu bảo lấy trộm thì phạm hay không phạm như đã nói ở trước.
Bảo lấy vật nào mà lấy đúng vật ấy thì phạm tội trọng. Bảo lấy vật này mà lấy vật khác, người bảo bị tội nhỏ, người lấy bị tội trọng.
Có nhiều Tỳ kheo, một thầy và ba đệ tử. Ðệ tử thứ nhất tên Phật-Ðà-Lặc-Khí-Ða, thứ hai tên Ðàm-Ma-Lặc-Khí-Ða, thứ ba tên Tăng-Già-Lặc-Khí-Ða. Thấy vật của người, thầy có ý trộm nên bảo Phật-Ðà-Lặc-Khí-Ða rằng ông bảo Ðàm-Ma-Lặc-Khí-Ða nói với Tăng-Già-Lặc-Khí-Ða đi lấy vật kia.
Khi thầy bảo đệ tử thứ nhất đi lấy thì phạm Ðột-cát-la. Khi Ðàm-Ma-Lặc-Khí-Ða nói và Tăng-Già-Lặc-Khí-Ða vâng lời thì thầy phạm Thu-lan-dá. Nếu họ đi lấy vật rời khỏi chỗ cũ thì cả bốn thầy trò đều phạm tội trọng.
Pháp sư nói rằng chẳng những cả bốn đều phạm tội trọng mà cho đến cả trăm ngàn người bảo chuyền nhau thì cũng bị tội như vậy.
Bảo người khác như vị thầy bảo Phật-Ðà-Lặc-Khí-Ða rằng ông hãy đi nói với Ðàm-Ma-Lặc-Khí-Ða bảo ông ấy nói với Tăng-Già-Lặc-Khí-Ða rằng hãy đi lấy vật ấy.
Phật-Ðà-Lặc-Khí-Ða gặp Ðàm-Ma-Lặc-Khí-Ða mà không nói, hay không thấy, lại đi gặp Tăng-Già-Lặc-Khí-Ða và bảo rằng ông hãy đi lấy vật.
Nếu vật rời khỏi chỗ cũ, thầy phạm Ðột-cát-la; Ðàm-Ma-Lặc-Khí-Ða vô tội, người thứ nhất và thứ ba phạm tội trọng.
Ðã đi rồi trở lại vì thấy có người giữ, không lấy được vật nên Tăng-Già-Lặc-Khí-Ða trở lại báo với thầy.
Thầy bảo rằng hãy tìm cách lấy đừng bỏ qua.
Thầy phạm Ðột-cát-la.
Sau đó, nếu lấy được vật, thầy và đệ tử đều phạm tội trọng. Nếu thầy bảo đệ tử lấy và việc này đã chắc chắn như ném vật lên không, phải rơi xuống đất. Nói xong, thầy phạm Ba-la-dy.
Nếu với tâm trộm, thầy bảo đệ tử lấy trộm, sau đó một, hai, ba... cho đến sáu năm, thầy chết hoặc hoàn tục thì không phạm tội mà người lấy bị tội.
Sau khi thầy bảo trộm, đến ba năm sau mà đệ tử vẫn chưa lấy. Ðệ tử bị bệnh điếc nhưng thầy không biết. Sau đó, thầy hối hận bảo đệ tử đừng lấy nữa nhưng vì điếc không nghe nên đệ tử vẫn theo lời dạy cũ lấy vật ra khỏi chỗ cũ. Thầy và trò đều phạm tội trọng. Nếu đệ tử không điếc, bảo rằng lành thay, không lấy. Thầy và trò đều không phạm tội trọng mà phạm Ðột-cát-la. Hết phần bảo lấy (Ànattika nitthità)
Giới trộm trong hiện tại có năm yếu tố (Pancaàkàra) theo trong luật bản nói là:
1- Vật của người khác (parapariggahita)
2- Tưởng vật của người (parapariggahitasasanni)
3- Vật có giá trị (parikkhàrassa garukabhàva)
4- Có tâm trộm (theyyacitta)
5- Lấy khỏi chỗ cũ (thànàcàvana)
Nếu phạm điều thứ nhất, thứ hai thì không phạm tội trọng; phạm cả hai thì bị Thu-lan-dá và Ðột-cát-la.
Sáu việc là chẳng phải tưởng của mình, chẳng phải tưởng của người thân, chẳng phải tưởng dùng tạm, vật có giá trị, với tâm trộm, lấy vật khỏi chỗ cũ.
Không có chủ nghĩa là không phải có người khác giữ, tưởng là vật bị vứt bỏ, tưởng không có chủ, tưởng của mình, tưởng tạm dùng, không có tâm trộm, tưởng không có tội, đối với vật của người khác tưởng của mình mà lấy rời khỏi chỗ cũ, thì không có tội. Nếu chủ vật đòi, phải trả lại; không bồi hoàn thì phạm tội trọng.
Tưởng thân thiết như trong luật có nói rằng Phật bảo các Tỳ kheo: - Có năm trường hợp được lấy vật của người thân thiết. Ðó là:
1- Bạn quen.
2- Cùng ăn chung.
3- Khéo nói.
4- Sống chung.
5- Lấy rồi vui vẻ.
Bạn quen nghĩa là khi gặp nhau thì vui vẻ.
Cùng ăn chung nghĩa là rất thân thiết không còn tham tiếc với nhau.
Khéo nói là bạn cứ tùy ý sử dụng vật của tôi không cần phải hỏi.
Sống chung từ đây mãi về sau, đến trọn đời cùng dùng chung vật này.
Lấy rồi vui vẻ là nghe ta lấy vật ấy, chủ vật sẽ vui vẻ.
Thân thiết mà lấy lại có ba trường hợp.
1- Sống thân thiết với nhau, lấy vật của nhau thì vui vẻ.
2- Sống cùng ăn chung, lấy vật của nhau thì vui vẻ.
3- Nói lấy vật của nhau thì vui vẻ.
Nếu sống thân thiết nhau, lấy vật của nhau thì hoan hỷ. Ðó là lấy vật thân hậu.
Nếu đối với vật của tại gia hay xuất gia, trước khi họ lấy thì Tỳ kheo vui vẻ nhưng sau đó vì lý do này nên hối hận cũng không được đoạt lại.
Lại có người quen nhau, tâm không muốn cho nhưng không nói rõ là cho hay không. Sau khi họ lấy vật rồi, chủ vật lại bất mãn thì cũng không được lấy lại.
Lại có người quen nói: Nếu cần, bạn hãy lấy thức ăn của tôi mà dùng. Khi cần, tôi sẽ đến lấy lại.
Sau đó, có việc hiềm khích nhau thì được đến lấy lại.
Mượn dùng là dùng xong thì trả lại cho chủ. Nếu chủ vật nói không cần trả lại nhưng họ cho luôn thì tốt, nếu không cho nên trả lại. Ðối với vật của tăng cũng vậy.
Vật của ngạ-quỉ (petapariggaha), thứ nhất là bốn thiên vương, cũng thuộc về loại trên. Nếu Tỳ kheo lấy vật của các quỷ thần thì không có tội. Nếu Thiên Ðế-Thích hay Ðế-Thích lập cửa hàng buôn bán, Tỳ kheo với thiên nhãn thấy biết nên lấy vật ở đó. Dù Ðế-Thích có tiếc hay không, Tỳ kheo có trả lại hay không cũng vô tội. Bởi vì đấy là vật do biến hóa.
Nếu người đời treo vật vào cây cối, không người quản lý, Tỳ kheo lấy không có tội.
Vật của súc sinh, thứ nhất là long vương, ca-lầu-la... nếu chúng hóa ra hình người thì cũng như trường hợp vật do Ðế-Thích biến hóa.
Nếu cọp, sư tử giết và ăn nai hay bò, Tỳ kheo không được đoạt lấy. Vì sao? Nếu cọp, sói nỗi giận sẽ giết Tỳ kheo. Sau khi chúng ăn xong, Tỳ kheo đuổi đi thì được lấy ăn. Ðược thịt, sai tịnh nhân nướng ăn thì vô tội.
Vật phấn tảo là vật vứt bỏ, có ý này đối với vật thì lấy không có tội. Nếu có chủ đến đòi vật lại, Tỳ kheo phải trả, không trả phạm tội trọng.
Ðiên cuồng thì trong luật đã nói nhiều. Ðầu tiên, khi chưa chế luật thì không phạm. Ðiên cuồng không bị phạm. Sau đó, nhóm sáu Tỳ kheo đều phạm đầu tiên (padabhàjaniyavannanà nitthità).
Pháp sư nói: - Các vị phải biết rõ rằng nếu xét rõ ra thì giới trộm cắp phát xuất từ tâm, làm ra nghiệp ác và tội trong thế gian, chịu ba cảm thọ bất thiện (samutthànan ca kiriya atho sanna sacttakam, lokavajjan ca kamman ca kusalam vedanà ya cà ti).
Phát xuất là từ thân, ý nghiệp phát sinh hành động tự lấy. Bảo người khác lấy trộm là hành động phát sinh từ khẩu nghiệp. Tự lấy và bảo người là từ cả thân, miệng và ý nghiệp. Hành động là đích thân làm. Tội thế gian là tánh tội. Bất thiện là làm do tâm ác. Ba cảm thọ là khổ, lạc và xả.
Pháp sư nói: - Phần trước đã nói hết về tội Ba-la-dy. Phần tùy chế bắt đầu từ nhóm sáu Tỳ kheo. Những câu dễ hiểu trong luật đã nói, tiếp theo tôi sẽ nói về những câu khó. Tâm kẻ phàm phu luôn tương ứng với dục, chẳng lúc nào rời. Nếu thánh nhân không căn cứ vào thân và miệng mà chỉ kết tội theo (hoạt động) tâm thì không ai có thể giải thoát được. Thế nên thánh nhân chế giới chú trọng vào cả thân và tâm. Do đó, những trường hợp vô tội được nói trong luật là có tâm muốn làm nhưng không hành động bằng thân và miệng, nên gọi là vô tội. Nếu có tâm trộm, phải nghiêm khắc chế phục và phục hồi lại tâm tốt.
Tiếp xúc làm vật bị lay động và rời khỏi chỗ cũ... sự việc này dễ hiểu.
Hỏi: - Ai lấy trộm?
Ðáp: - Tôi lấy trộm.
Phật hỏi các Tỳ kheo: - Tâm các ông thế nào?
Ðáp: - Theo miệng nói nhưng không có tâm trộm.
(Phật bảo) - Nếu vậy thì vô tội.
Quỷ nhập là trường hợp thấy tử thi có áo đẹp nên ngạ quỷ nhập vào.
Không chấp nhận lời nói nghĩa là nghe ngạ quỷ nói rằng ngài đừng lấy áo đẹp của tôi, nhưng Tỳ kheo này vẫn cứ lấy.
Ðứng dậy nghĩa là thấy Tỳ kheo đem áo ấy đi, ngạ quỷ (mang thây chết) đứng dậy chạy theo.
Ðóng cửa nghĩa là chùa ở gần Thi-lâm nên Tỳ kheo này can đảm, không sợ quỷ thần vì vậy vào phòng đóng cửa lại.
Ngã ra đất nghĩa là thấy Tỳ kheo đã đóng cửa lại, ngạ quỷ nói rằng ta không giữ được áo này. Do đó, nó bỏ tử thi ( ngã xuống đất) và ra đi. Thế nên, trong luật có nói câu ngã xuống đất chưa hư nát là chỉ cho tử thi mới chết. Không được lấy áo nơi tử thi mới chết. Ai lấy, phạm Ðột-cát-la. Nếu lấy nơi tử thi hư rã thì vô tội.
Hỏi: - Thế nào là hư rã?
Ðáp: - Thứ nhất là chỗ rách do chim kên kên... xé nát bằng mỏ, móng vuốt... cho đến vết xé rách nhỏ như đầu kim thì lấy cũng vô tội. Nếu da chưa bị rách ra thì cũng không cho lấy. Nếu tử thi này đã có vết thương hay vết cháy nát khi còn sống thì tùy theo từng chỗ ấy mà lấy (vô tội). Với thây chết này đã sình trương rã thúi thì có thể lấy (áo) được. Nếu thây ấy còn nguyên mà Tỳ kheo muốn lấy thì có thể bảo người giữ thi-lâm lấy cho mình. Nếu không có người giữ thi-lâm thì bảo người khác lấy cho mình cũng được. Nếu không có ai cả, Tỳ kheo có thể dùng dao nhỏ cắt tử thi cho có vết thương rồi lấy. Với tử thi như vậy, Tỳ kheo có thể lấy áo.
Ðổi thẻ nghĩa là chúng tăng rút thẻ để phân chia y, Tỳ kheo với tâm trộm đổi thẻ (thuộc phần) tốt của người, phạm tội như đã nói rõ ở trước.
Khi trời tối hay ban ngày, không thấy chủ mà trộm lấy, là giặc nhỏ. Nếu tâm dối trá làm cho họ không bắt trúng thẻ của vật tốt, hoặc dùng màu sắc giả để đổi lấy vật của người, dối trá trước mặt người, đó là giặc lớn.
Với những kẻ có quyền thế, thứ nhất là vua, hoặc bằng sức của mình hay dựa vào kẻ khác mà áp bức người để lấy vật, làm cân nặng hơn, đấu (đong vật) lớn hơn... các vật (theo quy định) như trước đã nói đều thuộc về tội trộm.
Thề (parikappa), có hai: một, vật thề (Bhandaparikappa); hai, chỗ thề (Okàsaparikappa).
Vật thề nghĩa là có Tỳ kheo muốn trộm y đem vào phòng, nếu được y này thì lấy chứ không lấy các vật khác; gọi là vật thề.
Hai, chỗ thề nghĩa là nếu Tỳ kheo cầm vật của họ đem đi, tự thề rằng ta đến chỗ... ấy sẽ lấy; gọi là chỗ thề.
Hết phần tráo thẻ.
Pháp sư nói: - Câu văn theo thứ tự đã rõ, không cần giải rộng. Ðến gặp chùa hay nhà bị hoang phế không người ở, có cây có trái thì Tỳ kheo phải đánh kiền chùy (để báo mọi người biết), không có kiền chùy, phải vỗ tay ba tiếng, sau đó lấy ăn, không bị tội; không làm như vậy thì bị tội trộm.
Nếu chùa ở ngoài làng xóm bị nạn giặc hay ác thú nên Tỳ kheo chạy vào làng. Ðến chùa ấy, thấy có thức ăn và trái cây, nếu Tỳ kheo khách lấy trộm ăn thì bị kết tội tùy theo giá trị của trái ấy. Những câu sau dễ hiểu.
Bắt trộm heo bị trói nghĩa là họ giăng lưới để bẫy bắt heo rừng, với tâm trộm, Tỳ kheo thả heo họ ra, bị kết tội tùy theo giá trị (heo ấy). Nếu thả ra vì lòng từ bi thì vô tội nhưng nên bồi hoàn lại theo giá trị. Với tâm từ, Tỳ kheo đem giá trị của vật cột vào dây (ở chỗ nhốt heo), sau đó mới thả heo đi thì vô tội. Nếu thấy Tỳ kheo đến, heo vùng lên đứt dây và chạy thoát thì Tỳ kheo vô tội. Nếu heo chưa lọt vào bẫy, Tỳ kheo đã đuổi đi thì vô tội. Chó người khác rượt cắn heo rừng, với tâm từ nên Tỳ kheo đuổi chó nên heo chạy đi thì vô tội. Nếu chủ đòi giá trị thì nên bồi hoàn cho họ, không bồi hoàn thì phạm tội. Heo rừng bị bẫy, đã ba bốn ngày không được ăn nên kiệt sức nằm im, Tỳ kheo cho nó ăn với tâm trộm. Sau khi (thấy nó) ăn xong, sức lực đã hồi phục, Tỳ kheo kêu lớn làm cho nó kinh sợ, tung lưới chạy ra, Tỳ kheo phạm tội trọng. Nếu hành động do tâm từ thì không phạm nhưng nên bồi hoàn lại giá trị cho chủ. Thấy heo rừng lọt vào lưới, với tâm trộm nên cắt một phần lưới nhưng chưa rách hẳn, Tỳ kheo kêu lớn làm cho heo kinh sợ tung chạy theo chỗ lưới bị cắt mà ra ngoài, phạm như nói ở trước. Thấy heo rừng bị mắc lưới, với tâm trộm nên Tỳ kheo đặt dao kiếm hoặc đốt lửa gần bẫy lưới, muốn làm cho heo kéo lưới qua dao (cho đứt), hoặc đốt lửa làm cho heo sợ nên chạy ra, phạm tội như nói ở trước. Có người cố đào đất làm hầm, dự định bắt các loài thú như heo, nai, chương... nếu Tỳ kheo với tâm trộm nên phá hầm và các dụng cụ chính làm cho thú không qua được thì phạm tội trọng. Nếu chúng không qua thì vô tội. Có người đặt bẫy gần chùa để bắt thú, nếu Tỳ kheo nói với họ rằng đừng đặt bẫy gần chùa để bắt thú mà họ không nghe thì nói với chủ đất. Khi được chủ đất đồng ý, Tỳ kheo phá bẫy, không phạm. Nếu người làm ruộng bị nai, chương phá hoại nên họ giăng lưới để bảo vệ ruộng khi bắt được nai thì họ ăn thịt. Sau khi bảo vệ, chủ lưới có ý bỏ, Tỳ kheo phá hay mở lưới ra, không phạm.
Pháp sư nói: - Các câu sau dễ hiểu, nếu người đặt cái đó bắt cá, Tỳ kheo với tâm trộm nên mở cho ra, kết tội tùy theo giá trị. Nếu trước đã làm cho có đó có lỗ trống, sau đó Tỳ kheo đập nước cho cá sợ chạy ra ngoài thì phạm tội. Nếu cá không chạy ra thì không phạm như trước. Nếu với tâm trộm, lấy cả đó và cá ra khỏi nước, phạm tội tùy theo giá trị. Bỏ thức ăn uống bên ngoài đó để nhử cá, thấy mồi nên cá nhảy vọt ra, nếu chủ đòi thì phải bồi hoàn theo giá trị. Nếu đó không có cá, với tâm trộm, Tỳ kheo mở hay phá đó để cá từ trong tự do vào ra, chủ đòi thì Tỳ kheo phải bồi thường, Tỳ kheo đem đó cá của người để qua chỗ khác, phạm hay không phạm như nói ở trước.
Trộm hạt diêm-phù (Jambu) bồn dầu bơ, như nói ở trước. Nếu Tỳ kheo trộm dầu bơ mà giá trị chưa đến một phần (giá trị năm ma-sái) nhưng sau đó hối hận tự nghĩ rằng sau ta không lấy nữa; đến hôm sau lại lấy trộm nhưng chưa đủ một phần nữa, rồi lại hối hận và hứa sẽ không lấy trộm nữa; và cứ như vậy lấy cho đến hết một bồn bơ thì không phạm trọng tội mà bị phạm Ðột-cát-la Thu-lan-dá. Lại có Tỳ kheo trộm dầu như vậy, cứ mỗi ngày chỉ lấy một muỗng, nhưng không có tâm hối hận và lấy cho đủ một phần thì phạm tội trọng.
Hẹn nhau trộm, nhà ăn có hai loại tàn thực, thứ tự như với hạt diêm-phù đã nói ở trước. Phân trái xoài, cựu Tỳ kheo thấy khách Tỳ kheo đến, lại không phân cho trái cây. Tỳ kheo khách hỏi tịnh nhân rằng chúng tôi có được phân không. Nói xong, Tỳ kheo khách tự ý đánh khánh và lấy trái cây phân cho cựu Tỳ kheo và khách đều cùng ăn. Thế nên trong luật có nói rằng: Phật bảo các Tỳ kheo: - Từ này về sau, nếu có thức ăn uống nên phân chia, phân thức ăn không có tội. Nếu có nói với cựu Tỳ kheo ở chùa mình rằng khi có trái cây gặp lúc Tỳ kheo khách đến hãy cùng chia nhau dùng thì không có tội. Nếu để Tỳ kheo khách đi rồi, các Tỳ kheo cựu trú mới chia nhau thức ăn thì gọi là kẻ trộm (cora). Thế nên, Tỳ kheo khách đến, cựu Tỳ kheo nên nói, đánh khánh mời họ cùng ăn trái cây. Nếu cựu Tỳ kheo không làm, Tỳ kheo khách đánh khánh chia nhau ăn, không có tội.
Nếu cựu Tỳ kheo có vườn cây có trái và để chi dùng cho bốn vật dụng thì Tỳ kheo khách không được tự ý đánh khánh để phân chia hoặc mang trái cây ấy đi nơi khác. Cựu Tỳ kheo có vườn cây của tăng mà không bảo quản, bị trộm lấy, nếu chúng tăng cùng nhau qui định không cho tăng ăn thì qui định ấy không có hiệu lực. Nếu tăng có bảo quản thì qui chế ấy mới có hiệu lực.
Nếu thí chủ dâng cho tăng cây ăn trái để dùng cho việc sắm y phục hay thuốc thì tăng không được chia nhau ăn. Nếu thí chủ dâng cây ăn trái với mục đích cúng dường dùng cho bốn vật dụng, Tỳ kheo với tâm trộm xoay về cho tăng chia nhau ăn, bị kết tội tùy theo giá trị.
Tăng đem chi phí mà thí chủ dâng cúng làm phòng ở cho tăng ra chi dụng vào thức ăn, bị tội Thu-lan-dá, phải bồi hoàn lại. Nếu được dâng chi phí để làm ca-sa thì phải làm ca-sa. Gặp lúc đói kém, chúng tăng tác bạch yết-ma vì sự việc thức ăn uống khó có, ba y của chư tăng đã đầy đủ nên đem chi phí làm ca-sa ấy để sung vào thức ăn để tăng được an lạc. Nếu tăng hòa hợp cùng dùng thức ăn ấy thì vô tội. Nếu thí chủ cúng (chi phí làm) ba y mà chúng tăng không có phòng ở thì tác bạch yết-ma để dùng làm phòng ở. Nếu tăng hòa hợp xử dụng (phòng ở ấy) thì vô tội. Nếu thí chủ cúng vật quý để làm phòng ở thì xử dụng vào việc ấy. Nếu gặp lúc đói kém, thức ăn của tăng khan hiếm, hoặc bị bệnh hoặc bị chiến tranh, Tỳ kheo bỏ chùa đi nơi khác, chùa, phòng ở, cây trái không có người quản lý thì được đem vật quí kia để dùng vào việc ăn uống để giữ gìn trú xứ. Nếu trong chùa có nhiều phòng ở, không người tu sửa bị hư nát nên giữ lại cái còn tốt và phá dỡ cái hư xấu để bán đi dùng vào việc ăn uống để bảo hộ trú xứ. Nếu có đàn việt bố thí bốn việc cần dùng thì không được đem xử dụng cho việc khác. Nếu đem số giá trị này thuê người để giữ vườn thì sau đó mới được đem ra xử dụng.
Nếu Tỳ kheo đi qua vườn này thấy cây dừa, cây đa-la có trái thì người giữ vườn được phép lấy dâng cho chúng tăng, vì đã sai họ bảo vệ. Lại nữa, người bảo vệ phân cho tăng theo số lượng trái, tăng nên lấy dùng theo số lượng ấy, không được dùng quá phần. Nếu vì chúng tăng, người giữ vườn đổi trái cây lấy y và vật đúng pháp đưa cho tăng thì được nhận. Có nhiều trái thì đem cho người bảo vệ cũng tốt. Nếu thí chủ dâng khu vườn để dùng vào chi phí hoa hương, đèn cúng dường tháp tượng và tu sửa phòng tăng thì được lấy một ít chi phí để thuê người giữ. Nếu không có hoa lợi thì được phép đem vật cúng Phật để trả công người giữ. Nếu không có vật của Phật thì được dùng vật của tăng để trả cho người giữ vườn. Nếu người giữ vườn bán trái cây trong vườn thì như nói ở trước. Ðối với trái xoài chín, Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Ðược phép nhận người giữ vườn dâng cúng.
Pháp sư nói: - Nếu bảo vệ thì tốt, không bảo vệ thì không tốt.
Ðại đức Tu-Ma-Na nói: - Nếu hằng ngày, người giữ vườn dâng trái cây cho tăng nên dâng theo hạn định (trái cây để thuê họ) thì tốt, quá hạn thì không tốt.
Ðại đức Ba-Ðầu-Ma nói: - Người giữ vườn không có giấy ghi chép thì được tùy ý dâng trái cây nhiều ít đến tăng dùng. Lại nữa, nếu có trẻ trong xóm trông coi vườn cây cho tăng mà chúng dâng trái cây đến chư tăng thì chúng được dùng. Nếu chúng tự ý lấy trái cây thì không được ăn trái cây của tăng hay của Phật. Nếu trước đó có người đặt cọc một ít chi phí để mua trái cây trong vườn nhưng người giữ vườn vẫn đem trái cây dâng thì tăng được dùng. Nếu tăng dùng trái cây để thuê người giữ vườn, người này được đem phần trái của mình dâng cho tăng, không được dâng phần không phải của mình. Chúng tăng có nhiều cây ăn trái nhưng chỉ thuê người giữ một cây, chỉ có trái (dùng để thuê) của cây ấy là được dâng cho Tỳ kheo chứ không được lấy trái cây khác của tăng (mà tự ý dâng).
Cây gỗ, mượn dùng thì vô tội. Ðối với gỗ của chúng tăng dự định làm nhà thuyết giới, nhà ăn... nếu có thưa với chúng tăng thì được phép mượn dùng. Nếu gỗ và đồ bằng gỗ của tăng để ngoài sương gió mưa nắng không che đậy, bị hư nát thì đươc phép lấy làm phòng. Nếu sau đó tăng đòi lại giá trị gỗ hay đồ gỗ ấy thì nên bồi hoàn lại theo số đã dùng. Nếu không có vật hay gỗ để bồi hoàn, vị ấy có thể nói rằng vật của chúng tăng thì tăng tùy ý lấy lại để xử dụng. Nếu làm phòng ở mà thiếu cửa sổ, cần phải mượn gỗ của tăng (sau này) phải trả lại đủ, đối với các vật dụng bằng gỗ khác cũng vậy.
Về nước, khi khan hiếm nước, chúng tăng phải tự lấy nước xa nữa hay một, hai do tuần. Với nước quí như vậy mà lấy trộm thì bị kết tội tùy theo giá trị. Nếu lấy một hai vò để tưới cây Bồ đề và tắm rửa hay làm nước nhuộm thì được. Nếu tăng có quy định không cho lấy, Tỳ kheo nào cố lấy trộm mà không lấy được nên đem đất ném vào trong nước, bị kết tội tùy theo giá trị. Cựu Tỳ kheo qui định nghiêm ngặt không cho người khác tắm giặt nấu nhuộm. Khi họ không thấy có người khác nên trộm lấy dùng. Tỳ kheo khách thấy cựu Tỳ kheo đã dùng thì dùng theo, vô tội.
Tăng có ba cái ao là ao dùng để ăn uống, ao dùng để tắm và ao dùng vào các chuyện khác, qui định không cho dùng lẫn lộn. Như vậy, Tỳ kheo khách phải tuân theo quy chế này, không được dùng lẫn lộn. Nếu tăng không có quy định thì được dùng tùy tiện.
Gặp chỗ thiếu đất, chúng tăng phải vận chuyển đất để dùng, Tỳ kheo lấy trộm một phần thì phạm tội trọng. Tăng thì được phép lấy dùng. Sau khi sửa sang chỗ Phật và phòng tăng xong, nếu cần dùng đất thì Tỳ kheo thưa với tăng và được phép lấy dùng. Nếu không thưa thì trao đổi dùng cũng được. Ðối với đá, than cũng vậy. Ðối với cỏ tranh, ai đốt cỏ tranh mà không đem ra khỏi chỗ cũ thì phạm tội Ðột-cát-la và phải bồi hoàn lại theo giá trị cũ. Ðối với ruộng cỏ tranh của chúng tăng quản lý dùng để che nhà ở mà không người bảo vệ, có Tỳ kheo khác muốn bảo vệ thì được phép dùng nhưng vẫn là ruộng của tăng. Tỳ kheo đang dùng ruộng cỏ tranh này của tăng mà bỏ đi, ruộng bị cháy, chúng tăng cũng không trách hỏi. Nếu Tỳ kheo này đến xin chúng tăng phân cho, nên phân cho họ. Nếu đã phân và sai giữ gìn, Tỳ kheo này lại xin thêm, chúng tăng nên cho thêm. Nếu tăng không dùng thì người khác được xử dụng tùy ý. Nếu chúng tăng giao cỏ tranh, gốc cây cho người trông nom rồi mà muốn dùng thì nên nói với người giữ rằng không cần phải trông nom nữa mà để cho tăng.
Thứ nhất là giường... có bảy việc dễ hiểu. Ðối với trụ đá, trụ gỗ, các loại trụ... Tỳ kheo nào lấy trộm, bị tội tùy theo giá trị.
Thứ nhất là đối với phòng hành thiền mà chúng tăng không có người bảo quản nên tường vách hư hoại, Tỳ kheo nào lấy trộm các loại cột và vật dụng bằng gỗ, bị kết tội tùy theo giá trị vì đó là vật của tăng dù trong lúc có tăng ở hay không.
Trong chỗ hoang dã có giặc nổi lên, chúng tăng bỏ chùa đi tránh nạn thì cũng như nói ở trước, mượn dùng (những vật như trên) không có tội. Nếu Tỳ kheo ấy bỏ đi hoặc qua đời thì nên trả lại những vật đã mượn lại cho tăng. Ðối với những vật nhỏ mọn dùng trong chùa cũng dể hiểu. Tỳ kheo nào mượn giường, ghế, chăn, màn của tăng, nếu thấy thượng tọa khách đến nên đưa cho vị ấy. Nếu các vật ấy bị mất hay hư hoại thì không phải bồi thường. Nếu đi đến nơi khác thì gửi lại cho tăng. Nếu xử dụng riêng mà đưa cho thượng tọa thì mất phải bồi thường. Nếu Tỳ kheo này mượn các vật trên của chùa khác, khi sắp lại có Tỳ kheo khác mượn lại, nên bảo họ: Tôi muốn trả những vật này lại cho chùa kia. Tỳ kheo kia nói: Hãy để lại đó, tôi sẽ đưa sang (trả cho họ).
Nếu làm mất thì người mượn phải bồi thường.
Trong nước Chiêm-ba (Campà). Bắt đầu với ba loại cháo, mè, đậu, gạo hoặc cùng với bơ, sữa, lạc, đường cát, mật.
Trong thành Vương xá là canh ngon và cháo đậu.
Pháp sư nói: - Theo thứ tự dễ hiểu. Kiệt-thọ-ca (ajjuka) là một loại trái cây.
Bị giặc ở nước Ba-la-nại chiếm đoạt mang đi, Tỳ kheo này dùng thần thông quán sát nhà thí chủ, thấy em bé con thí chủ bị giặc bắt nên dùng thần thông đến đoạt lại thì không phạm.
Dùng năng lực thần thông (iddhi) như thế nào?
Tỳ kheo dùng thần thông làm cho em bé thấy căn nhà của mình nên đi vào mà giặc lại không thấy em bé và căn nhà do biến hóa này nên em bé được thoát.
Pháp sư nói: - Hai việc này dễ hiểu. Hết phần giải thích về Ba-la-dy 2 của luật Thiện Kiến (Samatapàsàdikaya vivayasamvannàya dutiyapàràjikavannanà).
Về pháp tịnh thứ ba
Chư Phật dạy thật rõ
Gọi là Ba-la-dy
Sau đây sẽ nói rộng
Chúng ta hãy lắng nghe.
Khi ấy, đức Phật ở giảng đường lầu cao, rừng Ðại-lâm, Tỳ-xá-ly (Vesàli Mahàvana).
Tỳ-xá-ly là tên nước, do người nữ (Itthilinga) nên có tên này. Thành này nhân dân đông đúc, đã ba lần mở rộng.
Pháp sư nói: - Tôi sẽ nói về nguồn gốc của thành Tỳ-xá-ly. Ngày xưa, đại phu nhân của vua nước Ba-la-nại có thai. Biết mình có thai nên phu nhân này tâu lên vua. Nhà vua liền sai người phục vụ hầu hạ theo ý thích của bà ấy. Ðến ngày sinh, phu nhân vào phòng sinh. Nếu người có phước đức thì sinh vào buổi sáng sớm, cũng vậy vào sáng sớm, phu nhân sinh được một cục thịt đỏ như hoa cẩn (mộc-cận) và vị phu nhân khác thì sinh con màu hoàng kim. Thấy phu nhân kia sinh con xinh đẹp kỳ lạ nên phu nhân này rất xấu hổ và suy nghĩ: Nếu thấy con của phu nhân khác xinh đẹp mà ta chỉ sinh một cục thịt không có tay chân thì chắc nhà vua phải khinh ghét. Sau khi nghĩ như vậy, phu nhân này bỏ cục thịt ấy vào cái vò và đậy lại bằng tấm vàng mỏng có ghi chữ bằng chu sa rằng đây là vật do phu nhân vua nước Ba-la-nại sinh ra, rồi đóng ấn vua vào, bọc bên ngoài bằng vàng lá có ghi rõ rồi sai người thả xuống sông.
Ðược quỷ thần hộ nên cái vò ấy không bị sóng gió làm chìm. Bấy giờ, có một đạo sĩ sống nhờ vào người chăn nuôi bò ở ven sông. Vào sáng sớm, ra sông tắm rửa, trông thấy cái vò này, đạo sĩ suy nghĩ rằng ta nên lấy cái vò này. Khi cái vò trôi đến gần, đạo sĩ nhặt lấy và thấy có chữ ghi rõ trên tấm vàng cùng dấu ấn của vua nên mở ra xem. Thấy bên trong có cục thịt, ông ta suy nghĩ: Cục thịt này đã lâu mà không hôi thúi, tất có sự lạ. Ông ta đem cái vò về chỗ ở và cẩn thận để qua một nơi. Nửa tháng sau, cục thịt này tách thành hai mảnh. Thấy hiện tượng lạ như vậy, ông ta đặt chung vào nơi đàng hoàng. Nửa tháng sau, hai mảnh thịt này đều sinh ra năm nhánh thịt. Nửa tháng sau đó, một mảnh thịt trở thành bé trai màu hoàng kim và mảnh kia trở thành bé gái màu bạch ngân. Thấy như vậy, đạo sĩ rất yêu mến xem như con của mình. Do năng lực của tâm từ nên từ hai ngón tay cái của đạo sĩ chảy ra sữa; một ngón cho bé trai, ngón kia cho bé gái. Sữa chảy vào bụng hai trẻ như nước trong chảy vào ngọc ma ni trong ngoài trong suốt. Ðạo sĩ đặt tên cho chúng là Ly-Xa-Tử (nghĩa là đồng da). Nuôi hai trẻ này, đạo sĩ rất cực khổ, hằng ngày phải vào làng xóm khất thực cho cả mình và ha trẻ, xế chiều mới về.
Thấy đạo sĩ này quá khổ cực vì hai đứa bé, người chăn nuôi bò đến thưa: - Ðại đức! Người xuất gia chỉ nên hành đạo, sao lại vì hai đứa bé này mà bỏ phế việc tu tập, xin giao chúng cho tôi nuôi.
Ðạo sĩ nói: - Lành thay!
Sau đó, họ trở về. Sáng hôm sau, những người chăn nuôi bò cùng đồng bạn sửa sang đường sá, treo cờ phướng, rải hoa, đánh trống đi đến chỗ đạo sĩ để đón hai đứa bé.
Ðến nơi, họ thưa với đạo sĩ: - Ðã đến lúc chúng tôi đưa hai đứa bé này đi.
Ðạo sĩ đáp: - Tốt.
Ðạo sĩ lại gửi gắm nói: - Hai đứa bé này có phúc đức vô cùng, các vị hãy chăm sóc cho kỹ lưỡng, nên nuôi dưỡng bằng sữa, lạc, sinh, thục, tô. Nếu hai em bé này khôn lớn, hãy cho lấy nhau, tìm vùng đất bằng phẳng tốt, rộng mà định cư, tôn bé trai làm vua, bé gái làm phu nhân.
Sau khi ghi nhận lời dạy của đạo sĩ, những người chăn nuôi bò cùng kéo nhau về chỗ ở. Hai đứa bé dần dần lớn lên, cùng với con của những người chăn nuôi bò đi ra ngoài chơi đùa. Gặp lúc hai đứa trẻ này đạp phải chân của các trẻ kia làm cho chúng khóc lóc và thưa với cha mẹ chúng rằng hai đứa trẻ không cha mẹ ấy đạp vào chân chúng con.
Cha mẹ đáp: - Các con hãy tránh đi.
Do đó, chỗ vui đùa này gọi là Bạt-xà nghĩa là tránh đi. Ðến năm cả hai đều 16 tuổi, những người chăn nuôi bò thấy chúng đã lớn và thấy vùng đất ấy bằng phẳng rộng đến 100 do-tuần nên xây dựng nhà cửa ở trung tâm. Họ tổ chức cho cậu trai và cô gái kia làm chồng vợ; đồng thời tôn chồng làm vua, vợ làm phu nhân. Sau đó, vị phu nhân này có thai và sinh đôi, một nam, một nữ; như vậy sinh cho đến 16 lần. Những người chăn bò thấy số vương tử tăng nhiều nên xây dựng thêm nhà cửa và các ao nước vây quanh cho 32 người ở. Cứ lần lượt như vậy, mở rộng khu vực đến gấp ba lần nên được gọi là Tỳ-xá-ly. Ðây là khởi nguyên của thành phố này.
Giảng đường có lầu cao trong rừng Ðại-lâm. Rừng này không có người trồng mà cây mọc tự nhiên từ thành Ca-duy-la-vệ cho đến Tuyết-sơn nên gọi là Ðại-lâm.
Giảng đường có lầu cao (Kùtàgàrasàla), hình chim nhạn (ha savattaka), được xây dựng trong rừng Ðại-lâm với đầy đủ tiện nghi dâng cho Phật.
Bằng các phương tiện tán thán pháp quán bất tịnh nghĩa là bằng các điều kiện quán sát sự bất tịnh của thân.
Thế nào là bất tịnh?
Nghĩa là từ đầu đến chân gồm có đầu, tóc, móng, gân, thịt, mủ, máu, phẩn, nước tiểu, nước dãi... bất tịnh từ bảy chỗ chảy ra. Ðây là nói lược, ngoài ra... các vị hãy tự biết.
Phật bảo các Tỳ kheo: - Các vị hãy quán sát rõ từng phần ngay trong thân thể cao một tầm này, không có gì quí báu như châu ngọc, san hô, ma-ny... hay các chất thơm như chiên đàn ngưu đầu... mà chỉ có hôi hám bất tịnh. Bắt đầu tóc, lông.
Pháp quán về tóc có năm yếu tố: màu sắc, hình dáng, mùi, chiều dài, vị trí. Lông cũng như vậy. Pháp sư nói: - Tôi đã nói tóm lược, trong Khuất-đà-ca nói rộng hơn (Khuddaka nikàya). Như vậy, cứ mỗi bộ phận trong thân đều có năm đối tượng để quán.
Thuyết về bất tịnh, Như Lai thuyết giảng về bất tịnh với nhiều cách, bắt đầu là quán nội ngoại về thây chết sình trương. Nội quán với thân mình; nội quán là với người khác. Tư duy như vậy thì được lợi ích. Do đó, Như Lai khen ngợi năm pháp làm mất năm pháp với ba pháp thiện, đầy đủ mười tướng, gọi là thiền thứ nhất. Nhờ vào thiền thứ nhất điều khiển tâm trở nên nhu nhuyến bằng thiền quán Tỳ-bà-xá-na (vipassanà). Nhờ pháp quán này đoạn diệt các phiền não chứng quả A-la-hán. Nhờ nhân và duyên gì mà đầy đủ 10 tướng? Một, tâm xa rời phiền não; hai, vào chánh định; ba, tâm không xao động, rất thanh tịnh; bốn, hoàn toàn yên tịnh; năm, nhất tâm không sinh các pháp khác; sáu, thuần nhất; bảy, năm căn hoan hỷ; tám, tinh cần an trú vào một cảnh; chín, tăng thêm sự tinh tấn; mười, thành tựu hoàn toàn.
Thiền được nói ra từ các pháp ấy thì thiền thứ nhất lấy gì làm giữa, lấy gì làm sau?
Khi vào thiền thứ nhất bắt đầt với cực tịnh, xả hoàn toàn là giữa, hỷ lạc là cuối.
Hỏi: - Thiền thứ nhất với bắt đầu là cực tịnh, vậy thanh tịnh bao nhiêu tướng?
Ðáp: - Thanh tịnh có ba tướng, một, được rời phiền não nên tâm tịnh; hai, nhờ thanh tịnh nên thể nhập vào thiền; ba, đã vào thiền thì an trú. Ðó là ba tướng cực tịnh của thiền thứ nhất.
Hỏi: - Xả hoàn toàn là giai đoạn giữa của thiền thứ nhất, giai đoạn này có mấy tướng?
Ðáp: - Có ba tướng; một tâm tịnh đến buông thả; hai, an trú yên tịnh; ba, trú vào một chỗ. Ðây là ba tướng xả hoàn toàn trong thiền thứ nhất.
Ðây là nói về thiện trong giai đoạn sau của thiền. Thế nào là hỷ lạc trong thiền thứ nhất?
Ðó là đoạn trừ. Có bao nhiêu tướng đoạn? Có bốn tướng là: một, không vượt qua các pháp đồng sinh; hai, năm căn thuần nhất một vị hỷ lạc; ba, đủ điều kiện để sinh tâm hỷ lạc phát triển; bốn, tăng tiến. Ðây là bốn tướng sau thuộc hỷ lạc trong sơ thiền. Do đó, trong kinh thiền gọi là giai đoạn sau của thiện. Với tâm thuần chân như vậy với ba tướng và đủ mười tướng có đầy đủ hỷ lạc của thiền quán bằng nhiệt tâm, chí tâm ghi nhận với đầy đủ trí tuệ.
Chỉ dạy và khen ngợi người thể nhập định về bất tịnh. Theo như trên, tiếp tục quán sát phân biệt chuyên nhất bất loạn, nên Như Lai ân cần khen ngợi và nói ra sự lợi ích. Thế nào là lợi ích? Phật bảo các Tỳ kheo: - Tỳ kheo nào thường quán sát pháp bất tịnh thì nhờ đó mà tâm xa lìa dâm dục, xả bỏ dâm dục, ghét dâm dục. Này Tỳ kheo! Như cái lông gà để gần lửa thì bị cháy thun lại không thể ngay ra. Tỳ kheo nào thường quán sát bằng pháp bất tịnh thì thấy sự nhơ bẩn của dục nên tâm ý không thích thân cận dục.
(Một hôm), Phật bảo các Tỳ kheo: - Ta muốn vào nơi yên tĩnh sống một mình trong nửa tháng; đừng cho người khác đến gặp ta, chỉ trừ người đưa thức ăn. Người thích tu tập phúc đức thì không nên nói chuyện nhiều. Do đó, này các Tỳ kheo, chỉ cho phép một người đưa thức ăn đến. Ngoài ra, tất cả Tỳ kheo và bạch y đều không được đến.
Vì sao Như Lai ra lệnh như vậy?
Với thiên nhãn, Ngài quán sát thấy ngày xưa có 500 thợ săn cùng nhau vào rừng vắng giết những con nai. Do nghiệp lực này, họ bị đọa vào ba đường ác, chịu nhiều đau khổ lâu dài, sau đó mới được thoát ra và nhờ vào chút ít phước ngày xưa nên nay được sinh làm người, rồi được xuất gia và thọ giới cụ túc. Nghiệp cũ của 500 Tỳ kheo này vẫn chưa hết nên sẽ giết chết nhau trong nửa tháng và dạy người khác giết. Thấy nghiệp ác này đã đến mà chư Phật lại không thể cứu thoát nghiệp cho nên đức Như Lai nhập thất trong nửa tháng.
Trong 500 vị này, có vị còn phàm phu, có vị là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán đạo. Những vị thánh chúng này thì gần chấm dứt sinh tử nhưng phàm phu thì vẫn còn luân hồi. Thế nên Như Lai dạy quán pháp bất tịnh cho các phàm phu. Nhờ quán bất tịnh nên nhàm chán, xa lìa ái dục, khi qua đời thì được sinh thiên. Ai không xa lìa ái dục thì khi qua đời sẽ không được sinh đến cảnh giới thiện.
Ðức Phật suy nghĩ: 500 Tỳ kheo này theo ta xuất gia mong nhờ ta mà được sinh vào cảnh giới toàn thiện, vậy Ta nên từ bi dạy cho họ pháp quán bất tịnh để được sinh đến nơi thiện, chứ không phải dạy cho họ chết.
Phật lại suy nghĩ: - Nếu hằng ngày có Tỳ kheo bị chết và chúng lại đến thưa với Ta rằng hôm nay có một Tỳ kheo chết, có hai, ba, bốn, năm... cho đến mười Tỳ kheo chết mà Ta không thể dùng thần lực cứu họ thì không lợi ích gì cho Ta và họ. Thế nên, Ta hãy đi vào nơi yên tịnh.
Do đó, trong luật bản nói: - Phật bảo các Tỳ kheo rằng Ta thích đến nơi yên tịnh cho nên không cho người khác vào, chỉ cho một người đem thức ăn.
Như Lai muốn ngăn sự nghi ngờ chê bai với những lời lẽ như: Phật là bậc Nhất-thiết-trí mà không ngăn được sự giết nhau của các đệ tử Thanh-văn, thì làm sao ngăn chận người khác.
Có người đáp: - Khi ấy, Phật nhập định, không có ai đến thưa về việc ấy nên Ngài không biết. Nếu biết, Ngài sẽ ngăn cản, không cho họ giết nhau.
Xấu hổ, nghĩa là quán sát thân thể mình ô uế bất tịnh nên tự xấu hổ khinh bạc, nhàm chán thân này. Như người thanh niên hay thiếu nữ tuổi vừa 16, ưa thích sự tinh khiết, trang điểm thân thể, tắm rửa sạch sẽ bằng nước thơm. Sau khi họ thoa các loại dầu thơm, mặc các loại y phục mềm mại xinh đẹp quí giá rồi, lại bị xác rắn hay xác chó quấn lên cổ. Thấy vật gớm ghiếc bất tịnh này, họ vội vàng vứt bỏ ngay. Tỳ kheo nhàm chán thân thể này cũng như vậy nên dùng dao giết nhau.
Họ bảo nhau: - Trưởng lão! Thầy hãy giúp tôi.
Ðáp: - Tôi sẽ giúp thầy.
Và tuần tự họ giết nhau như vậy. Sa-môn Lộc-Trượng, Lộc-Trượng (Migalandika) là tên. Sa-môn là mang hình dáng Sa-môn, cạo tóc nhưng chừa lại một chùm tóc nhỏ (cùla) trên đầu, mặc y phục hoại sắc, một tấm che thân, một tấm vắt vai, vào chùa nương dựa các Tỳ kheo, sống bằng thức ăn dư.
Ðến gặp Sa-môn Lộc-Trượng, các Tỳ kheo nói: - Lành thay! Yêu cầu ông hãy cứu giúp tôi.
Người nói lời như trên là lời nói của kẻ phàm phu chứ không phải lời bậc thánh.
Máu chảy (Lohitaka) khắp nơi nghĩa là máu chảy vấy bẩn cả tay chân và dao.
Ðến sông Bà-cầu-ma (vaggumukà), thế gian có người nói rằng sông này có thể rửa sạch tội lỗi cho con người.
Sa-môn Lộc-Trượng suy nghĩ: Ta hãy đến sông Bà-cầu để rửa sạch tội lỗi của mình.
Nghi ngờ (Vippatisàrakukkucca), sau khi chết, các Tỳ kheo đều nằm về phía bên phải, thân bất động. Thấy như vậy, Lộc-Trượng rất phân vân, hối hận tự trách rằng ta không làm thêm điều lợi ích tốt đẹp nào mà chỉ thêm việc ác.
Không lợi ích tốt đẹp nghĩa là ta không được sống an lạc nên ông ta than dài: - Không lợi ích, không lợi ích.
Tạo các nghiệp ác nghĩa là sa-môn Lộc-Trượng suy nghĩ: Thân người khó được, mà ta lại giết các vị Tỳ kheo trì giới đầy đủ, ta rất xấu ác.
Khi ấy, một quỷ thần tà kiến ở mặt đất (màrakàyika) là bè đảng của ma vương. Quỉ thần này suy nghĩ: Ta nói như thế này... tất hợp với ý ma vương.
Trang sức với chuỗi anh lạc, dùng năng lực thần thông đi trên nước, đến gặp Lộc-Trượng, quỉ thần này nói: - Này sa-môn Lộc-Trượng! Hành động của ông rất tốt đẹp, ông đã cứu độ những người chưa được cứu độ.
Ðây là địa thần ngu si nên nói rằng người chết là được cứu độ.
Ðang rất buồn rầu, sa-môn Lộc-Trượng nghe như vậy nên suy nghĩ: Vị thần này có thần lực lớn mà nói như vậy thì chắc chắn ta có lợi ích lớn.
Sau khi nghĩ như vậy, Lộc-Trượng rửa sạch dao, đi vào chùa, đến từng phòng và kêu gọi: - Ai chưa được độ, hãy để tôi độ cho.
Nghe nói như vậy, những người chưa đắc đạo đều rợn cả người và chấn động cả tâm can. Những người đã đắc đạo thì quán thân vô thường, khổ, không, vô ngã nên không lo sợ. Mỗi ngày Lộc-Trượng giết một Tỳ kheo, có ngày giết đến ba, bốn, năm người và tiếp tục như vậy cho đến 500 Tỳ kheo bị giết.
Sau khi xuất thiền (patisallànà vutthito), biết 500 Tỳ kheo đã chết, đức Phật xuất thiền và tuy biết rõ nhưng Ngài vẫn hỏi như người chưa biết. Tại sao? Vì Ngài muốn thuyết pháp nên hỏi A-Nan: - Trước đây các Tỳ kheo rất đông, nay vì sao còn ít vậy? Hằng ngày, các Tỳ kheo thường đến học hỏi giáo pháp đến ba lượt, nay không còn nữa, họ đi sang các nước khác phải không?
Khi ấy, A-Nan không biết đấy là kết quả của nghiệp đời trước (kammavipàka) mà 500 Tỳ kheo đã tạo, chỉ thấy do họ quán bất tịnh nên giết nhau như vậy.
Sau khi trả lời theo suy nghĩ của mình, tôn giả A-Nan thưa: - Lành thay! Bạch Thế Tôn! Xin Ngài dạy về pháp quán dễ dàng khác để chứng quả La-hán. Như biển lớn có nhiều sông nhỏ, Phật pháp cũng vậy có nhiều phương tiện như mười niệm, mười biến xứ, bốn đại phạm quán là những pháp căn bản để đi vào Niết-bàn (Màhasamuddam orohanatitthàni viya hi annàni pi dasànussati dasakasina catudhàtuvavatthànabrahmavihàra -nàpànasatippabhedàni bahùni nibbànarohanakammatthànàni santi). Cầu xin Thế Tôn đem những phương pháp này dạy cho các Tỳ kheo.
Khi ấy, vì muốn dạy cho các Tỳ kheo những pháp quán khác nên đức Phật gọi A-Nan. Ðây là bắt đầu với sự việc sống tại Tỳ-xá-ly. Tại Tỳ-xá-ly, tất cả các Tỳ kheo sống trong phạm vi một Già-phù-đà (gàvuta), nửa do-tuần, một do-tuần đều tập họp lại tại giảng đường (upatthànasàlà). Với vị nào ở gần, A-Nan đích thân đến gọi, với những vị ở xa thì tôn giả sai Tỳ kheo nhỏ tuổi (daharabhikkhu) đến gọi. Trong thời gian ngắn (muhutta), các vị Tỳ kheo đều tập họp tại giảng đường.
A-Nan đến thưa với Phật: - Lúc này, Thế Tôn có thể thuyết pháp cho các Tỳ kheo.
Biết như vậy, đức Phật bảo các Tỳ kheo: - Trước đây ta dạy về pháp bất tịnh để chứng quả La-hán; từ nay, Ta sẽ dạy cho phương pháp khác cho các thầy.
* * *
Ðây là pháp niệm A-na-ba-na (Anàpànasati - quán hơi thở) mà trong luật bản đã nói đến. Sau đây tôi sẽ trình bày đầy đủ về câu văn và ý nghĩa pháp thiền vô thượng mà đức Phật dạy cho các Tỳ kheo. Các vị hãy chú tâm lắng nghe để ghi nhận.
Tỳ kheo hiện tại này, Phật bảo các Tỳ kheo: - Không chỉ có tu tập pháp quán bất tịnh mới trừ diệt được phiền não mà pháp quán hơi thở này cũng trừ diệt được phiền não.
Pháp sư nói: - Tuần tự sẽ giảng rộng, A-na-ba-na nghĩa là hít vào và thở ra. Như trong kinh có dạy: Tướng trạng hít vào không phải là tướng thở ra, tướng thở ra không phải là tướng hít vào, niệm hơi thở vào, niệm hơi thở ra, niệm hơi thở ra vào thì tâm được định. Niệm hơi thở vào hơi thở ra chính là chánh định. Các vị hãy biết rõ ý nghĩa như vậy.
Sổ quán nghĩa là nuôi dưỡng (chánh niệm) làm cho tăng lên.
Làm lại nghĩa là tư duy đi, tư duy lại đến giai đoạn rất tịnh hảo.
Hỏi: - Hai pháp này ý nghĩa thế nào?
Ðáp: - Không giống nhau, bởi vì A-na-ba-na làm cho tâm không còn loạn động, còn quán bất tịnh thường làm cho tâm không ổn định. Tại sao? Vì nhàm chán. Trong luật bản có nói: Pháp này rất an tịnh vi diệu tăng thêm làm cho an lạc mãi, ngay từ khi mới phát tâm cũng đã không bị não loạn nên Như Lai khen ngợi pháp này rất tốt đẹp an tịnh, có khí vi, làm cho thân tâm hoan hỷ thoải mái, dễ thâm nhập.
Pháp khởi là không bị trụ lại, không bị che đậy làm cho pháp ác bị tiêu diệt rất nhanh, đạt bốn đạo quả tùy theo khả năng. Như vào nửa tháng không mưa giữa mùa xuân, voi, ngựa, người, bò dẫm đạp làm cho bụi bay khắp không trung. Vào tháng năm đầu mùa hạ mưa to gió lớn làm cho trên không chẳng còn chút bụi nào nữa. Pháp quán A-na-ba-na diệt trừ phiền não như mưa làm mất bụi.
Phật bảo các Tỳ kheo: - Ðối với pháp thiền định A-na-ba-na (anàpànasati-samàdhi) thì tư duy, chánh niệm và hành trì như thế nào để biết tu tập về niệm hơi thở. Các Tỳ kheo, người nào (vì lòng tốt mà) xuất gia học đạo, ở tại nơi trống vắng, dưới gốc cây, nơi rừng núi là những nơi đưa đến sự an tịnh.
Hỏi: - Thế nào là đưa đến sự an tịnh?
Ðáp: - Tránh xa nơi ồn ào. Như người chăn bò có một con bò nghé phải bú sữa mẹ từ khi mới sinh ra cho đến khi lớn. Khi muốn lấy sữa bò mẹ, phải cột bò nghé vào cây trụ. Bò nghé nhớ sữa nên cứ kéo dây và đạp chân liên tục. Do dây chắc, trụ cứng nên con nghé không thoát ra được phải dựa trụ mà thở. Tỳ kheo như người chăn bò, bò mẹ như làng xóm, tâm là con nghé, sữa là năm dục, cây trụ là A-lan-nhã (aranna), dây cột là pháp niệm hơi thở, tất cả thiền định về niệm hơi thở là pháp được chư Phật, A-la-hán, Duyên giác tôn trọng. Nếu không xa lánh làng xóm tụ lạc thì tu tập niệm hơi thở khó có kết quả. Tỳ kheo tu thiền nào nắm rõ được định này rồi, tức là thâm nhập vào thiền thứ tư và lấy đó làm nơi y cứ để quán sát về khổ, không, vô ngã. Khi quán sát được thành tựu thì chứng quả A-la-hán. Do đó, vì người tu tập thiền mà đức Phật quy định về trú xứ A-lan-nhã.
Ðức Phật như thầy địa lý (vatthuvijjàcariya) muốn xây dựng thành phố, đất nước phải biết phân biệt rõ tướng tốt xấu của các thế đất và tâu vua rằng vùng đất này tốt có thể dựng nước, lập làng xóm... thì vua được lợi lớn. Nghe theo lời, nhà vua cho dựng nước, làng xóm và ban thưởng cho thầy địa lý.
Ðức Phật cũng vậy, biết rõ về các cảnh giới thiền nên nói với người tu tập thiền rằng pháp này dễ thành tựu được thiền. Nghe lời và làm theo Phật dạy, những người tu thiền tuần tự chứng quả A-la-hán, khen ngợi đức Phật cũng như nhà vua tạ ơn thầy địa lý. Những người tu thiền như sư tử ở trong rừng rậm ẩn kín thân để rình cầm thú. Con nào đến gần, sư tử liền vọt ra bắt ăn thịt. Cũng vậy, Tỳ kheo sống ở nơi A-lan-nhã theo dõi từng đạo quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và tuần tự chứng đắc theo từng quả vị. Xưa có bài kệ:
Cũng như vua sư tử,
Ở ẩn trong núi rừng,
Rình các thú đến gần,
Liền bắt ngay, ăn thịt,
Phật tử cũng như vậy,
Ẩn cư nơi yên tịnh,
Tu tập đạo vô thượng,
Chứng đắc quả sa-môn.
Dưới gốc cây (rukkhamùlagata) là ngồi hay kinh hành dưới gốc cây.
Tịnh thất (sunnàgàragata), là trừ dưới gốc cây và chỗ A-lan-nhã ra, các chỗ ở yên tịnh khác đều gọi là tịnh thất. Thời tiết thích hợp với thân thể là thuận tiện cho việc tu tập niệm hơi thở. Thế nên trong luật nói: Ngồi kiết già, đó là biểu hiện sự tu tập niệm hơi thở... cũng dễ hiểu.
Ngồi kiết già: dễ hiểu.
Ngồi thẳng là 18 đốt xương sống nối thẳng nhau, thư thả lỏng gân, mạch, da. Nếu ngồi mà giữ cứng các cơ thì rất nhanh mệt nhọc và thối thất khỏi thiền.
Ðặt niệm ở trước (mặt) (parimukham), là chánh niệm vào pháp thiền và đặt nó trước mặt.
Hơi thở vào ra, là sau khi ngồi kiết già ổn định, Tỳ kheo chánh niệm tỉnh giác niệm hơi thở vào ra như sau: Biết rõ thở hơi dài, biết rõ thở hơi ngắn. Nhờ biết rõ hơi thở dài ngắn nên tâm được tịnh, không còn tán loạn; nhờ không tán loạn nên thành tựu chánh niệm. Nhờ niệm và tuệ phát sinh nên biết rõ hơi thở dài, ngắn. Như đứa bé trong thai, mới vừa ra khỏi thai; (hành giả) có thể biết được hơi thở dài hay ngắn ban đầu của nó.
Biết như thế nào? Cũng như nước chảy tùy theo vật dài ngắn, như voi và rắn vì thân to, dài nên hơi thở vì vậy mà dài, thân con ếch ngắn nên hơi thở ngắn. Tỳ kheo tọa thiền cũng vậy, nhờ ví dụ này mà biết hơi thở dài ngắn, nhờ chánh niệm nên tâm sinh lạc, nhờ lạc nên hơi thở ra vào dài và vi tế. Tâm trở nên an lạc nhờ hơi thở ra vào và càng an lạc thì hơi thở càng nhẹ và dài. Nhờ lạc nên tâm hoan hỷ và thêm hoan hỷ nửa, hơi thở nhờ vậy càng thêm vi tế khó phân biệt và tiến đến tâm xả. Ðây là chín pháp (nava àkàrà), các vị hãy biết lấy.
Biết rõ toàn thân, ta thở ra; biết rõ toàn thân, ta thở vào, biết rõ hơi thở vào ra toàn thân; biết rõ hơi thở dài, ngắn, trước, giữa, sau một cách rõ ràng, bằng tâm biết rõ sự biết này, biết hơi thở trước và sau. Lại nữa, có Tỳ kheo tu tập thiền thấy hơi thở ra như rải bụi. Thấy rõ trong hiện tại, thấy bắt đầu thở ra, không thấy giữa và sau, muốn thấy giữa và sau thì tâm cũng không cảm nhận được. Lại nữa, khi đã thở ra thì chỉ thấy hơi thở ở giữa chứ không thấy hơi thở trước và sau. Lại nữa, khi thấy hơi thở ra ở đoạn sau thì không thấy hơi thở ở đoạn đầu và giữa.
Lại có Tỳ kheo thấy rõ hơi thở ở cả ba giai đoạn đầu, giữa, cuối, vì tâm vị ấy không có mệt mỏi. Ai đạt được như vậy là thiện xảo với pháp thở ra vào.
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ. Tâm định gọi là định-học. Nếu phân biệt rõ được giới và định thì gọi là tuệ. Ðây là ba học. Ðối với quán xứ này, dùng chánh niệm đem tâm tùy thuận theo pháp đã học và liên tục duy trì như vậy cho đến về sau.
Người nào chuyên cần học như vậy sẽ diệt được hơi thở vào, hơi thở ra. Phần thô của hơi thở ra và vào bị diệt. Diệt nghĩa là (diệt) sự trú vào (phần thô). Thô là gì? Tỳ kheo mới vào thiền thì thân tâm mệt mỏi nên hơi thở ra vào thô nặng đầy cả hai lỗ mũi và theo miệng thở ra vào nên thô. Khi thân tâm không còn mệt nhọc thì hơi thở dần dần nhẹ đến vi tế và Tỳ kheo sẽ sinh ý nghĩ phân vân ta còn có hơi thở ra vào hay không. Như người leo lên núi cao, thân tâm mệt nhọc, hơi thở nặng nề, nhưng lúc đi xuống núi đến chỗ bằng phẳng, có ao nước và cây lớn. Người này sau khi xuống ao tắm, đến nghỉ dưới bóng cây, hoặc ngủ hoặc ngồi nghỉ, thân tâm trở nên mát mẻ và hơi thở trở nên nhẹ nhàng vi tế. Tỳ kheo vừa nhập định cũng như vậy, khi chưa điều phục đuợc thân tâm nên hơi thở ra vào thô nặng. Vì sao? Vì không chánh niệm. Niệm trở nên vi tế vì điều phục được thân tâm. Như có bài kệ:
Thân tâm rất mệt nhọc,
Nên hơi thở thô nặng.
Thiền thứ nhất thô (olàrika), thiền thứ hai vi tế (sukhuma), thiền thứ ba tế hơn, thiền thứ tư là định. Thiền thứ ba là thô, thiền thứ tư gọi là tế. Ðây là chỗ tận cùng của hơi thở. Nếu không giữ lấy hơi thở thì hơi thở vào ra thô, nếu giữ hơi thở vào ra thì hơi thở tế. Không giữ nghĩa là thả hơi thở. Giữ hơi thở nghĩa là bắt đầu thiền thứ tư chỉ còn giữ tâm, đến khi vào thiền thứ tư thì không còn hơi thở vào ra. Ðây gọi là pháp Xá-ma-đà (samatha - thiền chỉ).
Pháp Tỳ-bà-xá-na (vipassanà - thiền quán) không giữ phần rất thô của hơi thở ra vào, quán sát bốn đại là tế, nếu quán Ưu-ba-đà-na sắc tế (upàdàrùpapariggahe sukhuma - sở tạo sắc biến thủ vi tế), sắc thô (năm căn và năm cảnh - người dịch) do bốn đại tạo thành. Lại quán sát tất cả sắc tế, sắc thô do bốn đại tạo thành, lại quán vô-sắc tế, tất cả sắc thô sở tạo. Lại quán sắc và vô sắc tế, vô sắc sở tạo thô, lại quán nhân duyên tế, sắc và vô sắc sở tạo thô. Lại quán nhân và danh sắc tế, nhân duyên sở tạo thô. Lại quán tướng quán Tỳ-bà-xá-na tế, nhân và danh sắc sở tạo thô, quán tiểu tỳ-bà-xá-na tế, quán tướng tỳ-bà-xá-na sở tạo thô, quán đại tỳ-bà-xá-na tế, quán tiểu tỳ-bà-xá-na sở tạo thô. Theo thứ tự như trước, thứ tự trước là tế, sau dần là thô. Thô tế Ba-tát-đề (passaddhi - yên tịnh không mệt nhọc) được nói trong Tam-bạt-đà (patisambhidà).
Hỏi: - Thế nào là học về diệt hơi thở ra, hơi thở vào? Thế nào là hơi thở ra? Thế nào là hơi thở vào?
Ðáp: - Niệm về thân có hơi thở vào, học diệt hơi thở ra và hơi thở vào, nhờ vậy thân tâm không nghiêng ngả, rút lại, lay động, yên tịnh đến vi tế cực độ như không còn thân. Ðây gọi là học diệt hơi thở vào hơi thở ra. Với hơi gió an trụ như vậy mà chưa thành tựu niệm A-na-ba-na thì cũng chưa thành tựu quán, chưa thành tựu trí tuệ thì chưa vào được định này và cũng chưa xuất định này. Nếu học diệt hơi thở vào, hơi thở ra mà thành tựu thì hơi gió an trụ không còn sinh nữa, gọi là đã mở được trí tuệ hoàn toàn. Người nhập được vào pháp này thì cũng từ đó xuất ra được.
Tại sao biết được? Ví như đánh vào vật bằng đồng, bắt đầu phát tiếng to sau đó nhỏ dần. Ðã nhớ rõ tiếng lớn thì sau đó cũng ghi nhớ rõ tiếng nhỏ dần trong tâm. Sa đó tiếng nhỏ dần rồi mất hẳn nhưng âm thanh vẫn còn ghi trong tâm. Hơi thở ra, hơi thở vào cũng như vậy, trước thô sau vi tế, ghi nhận bắt đầu là thô và dần dần đến tế. Ðến khi tế thì hơi thở không còn, nhưng vẫn còn ghi nhớ trong tâm, do sự ghi nhớ ấy nên tâm định trụ. Như vậy là đắc (định nhờ) hơi thở về gió. Tâm đã định trụ do tập luyện mà thành tựu về quán hơi thở vào, thở ra. Như vậy là thành tựu về định hơi thở vào hơi thở ra. Người trí nhập vào và xuất khỏi định này do sự chứng đạt trên. Do đó, trong luật nói rằng diệt hơi thở ra, hơi thở vào rồi thì sau đó (có thể) tùy theo niệm mà phát sinh, nên gọi là tùy quán.
Biết rõ hơi thở vào, hơi thở ra không phải tùy niệm, tùy niệm cũng không phải hơi thở vào hơi thở ra. Nhờ hai pháp này, biết quán sát rõ về thân này nhờ đó chứng đắc quả A-la-hán. Người mới học thiền phải học theo trình tự sau: Tỳ kheo với tâm thiện phải hộ trì thanh tịnh bốn loại giới.
Thanh tịnh có ba:
Một, không phạm giới.
Hai, lỡ phạm phải sám hối.
Ba, không bị các phiền não phá hoại.
Hộ trì giới thanh tịnh như vậy thì thành tựu chánh niệm và đồng thời nên làm phòng Phật, xây dựng khu vực cây Bồ đề, làm phòng tắm cho hòa thượng, A-xà-lê; làm nhà thuyết giới. Trong phần xây cất phòng xá thuộc 82 kiền-đà-ca có nói đến bốn loại xây cất như vậy (cetiyangavatta- bodhiyanganavatta- upajjhàyavatta- àcariyavatta- jantàgharavatta- uposathàgàravatta- dvevisatikhandhakavattàni-cuddasavidhamahàvatta). (Ai) thực hiện được như vậy là khéo trì giới. Tỳ kheo nào ưa thích học giới này nên giữ đầy đủ. Nếu Tỳ kheo nói: Tôi giữ giới đầy đủ không bị hư khuyết, mà không (suy nghĩ rằng ta sẽ chết nên từ bỏ các việc làm vô ích khác, để chăm chỉ chuyên cần trì giới. Tỳ kheo như vậy mà đầy đủ giới thì không thể có. Tỳ kheo nào khéo giữ giới thì Tỳ kheo ấy viên mãn về giới. Nhờ viên mãn giới nên đắc định. Tại sao? Như trong kinh có nói: Phật bảo các Tỳ kheo rằng nếu người không học tập hoàn hảo về giới thì giới của người ấy khó đầy đủ. Có bài kệ:
Chùa, gia định, lợi dưỡng,
Chúng, xây dựng là năm,
Ði chơi, thân thuộc, bệnh,
Ðọc, thần thông là mười.
Ai có thể xa lìa mười pháp quyến luyến này (dasa-palibodhà - mười pháp trở ngại cho sự giác ngộ) thì sau đó mới có thể nhập định. Pháp thiền định có hai loại. Một là quán tất cả (sabbatha kammatthàna). Hai là nhiếp thân thuộc (parihàriya kammatthàna).
Hỏi: - Thế nào là quán tất cả?
Ðáp: - Ðầu tiên là đối với Tỳ kheo tăng, có tâm đại bi, niệm chết, quán bất tịnh. Tỳ kheo có tâm từ thì bắt đầu quán từ tâm này như thế nào. Khi bắt đầu quán, Tỳ kheo phải quán theo từng phạm vi. Ðầu tiên là quán về Tỳ kheo tăng, sau đó là quán về các vị trời, người sau đó quán về đại phú gia, rồi quán đến người thường, sau đó quán đến khắp cả chúng sinh.
Hỏi: - Vì sao phải quán tâm từ về Tỳ kheo tăng trước?
Ðáp: - Vì sống chung. Nếu tâm từ bao phủ khắp chúng Tỳ kheo thì được sống an lạc.
Hỏi: - Vì sao phải quán tâm từ về các vị trời?
Ðáp: - Vì sự hộ trì, nếu tâm từ bao phủ khắp chư thiên thì chư thiên làm theo thiện pháp với tâm nhu hòa.
Hỏi: - Tại sao phải quán tâm từ về đại phú gia?
Ðáp: - Ðể họ làm theo pháp thiện.
Hỏi: - Tại sao phải quán tâm từ về người thường?
Ðáp: - Vì cùng hành pháp như nhau nên không hại nhau.
Hỏi: - Tại sao phải quán tâm từ về tất cả chúng sinh?
Ðáp: - Vì cho chúng không còn khổ nạn.
Hỏi: - Tại sao phải niệm cái chết?
Ðáp: - Ðể tăng trưởng tâm thương mình nên không còn biếng nhác.
Quán bất tịnh là thánh quán. Quán pháp bất tịnh này thì được xa lìa dục và tất cả pháp ác. Dục là căn bản, nên phải tôn trọng pháp quán bất tịnh vì nó thành lập được các pháp thiện, nên gọi là quán tất cả.
Ðối với 38 pháp quán (atthatimsàrammanàni), tùy ý tu tập, tu tập liên tục thì gọi là nhiếp quán. Ðây gọi là niệm A-na-ba-na thể nhập nhiếp quán.
Pháp sư nói: - Nay tôi nói lược, vị nào muốn biết rõ thì xem đủ trong A-tỳ-đàm Bà-sa (Visuddhimagga).
Giữ tịnh giới như vậy và xa lìa các duyên sự (upacchinnapalibodha) thì nhập định A-na-ba-na. Nhờ vào định A-na-ba-na nên đi sâu vào bốn thiền và tiếp theo là quán khổ, không, vô thường. Quán như vậy rồi, đến hỏi vị A-la-hán. Nếu không có vị A-la-hán thì hỏi vị A-na-hàm. Nếu không có vị A-na-hàm thì hỏi vị Tư-đà-hàm, nếu không có vị Tư-đà-hàm thì hỏi vị Tu-đà-hoàn. Nếu không có vị Tu-đà-hoàn thì đến hỏi vị đã đắc thiền.
Hỏi: - Tại sao phải hỏi những vị như vậy?
Ðáp: - Những vị ấy đã đắc thiền nên dễ chỉ dẫn cho ta.
Ví như theo dấu chân voi thì dễ tìm đường, không bị lạc lối. Người đắc đạo, đắc thiền cũng như vậy. Tại sao? Vì chỉ dạy cho ta dễ dàng.
Pháp sư nói: - Tôi sẽ nói bước đầu về sự tu tập. Vị Tỳ kheo với trang phục gọn gàng đơn giản, không chứa vật dư, đầy đủ uy nghi đi đến gặp vị thầy. Ðến nơi, hành giả phải phục vụ (vatta) hoàn toàn theo ý muốn của vị thầy. Từ từ, vị thầy với lòng thương nên cho nhận năm việc. Ðó là: lấy, hỏi, bắt đầu, giữ, tướng.
- Lấy (thủ) là cho nhận lấy pháp thiền.
- Hỏi là được hỏi theo trình tự.
- Bắt đầu là đi vào pháp thiền định.
- Giữ là giữ vững lấy pháp thiền định.
- Tướng là phân biệt tướng mạo thiền định.
Ðây là năm phần.
Bước đầu phải nhận lấy năm phần ấy vì làm cho thân thể không mệt nhọc và không làm cho thầy dạy bị mệt nhọc. Năm phần này dễ ghi nhớ và dễ tu tập theo nên được dạy trước.
Nhận lấy năm phần này rồi, nếu tại chỗ ở của thầy thuận tiện thì ở lại, nếu không tiện thì đi ở nơi khác. Người không có trí tuệ thì ở cách xa thầy một do-tuần. Người có trị tuệ thì được ở xa hơn. Nên xa lìa 18 loại trú xứ thì tốt (atthàrasesanàsana). Có năm chỗ ở nên nhận (pancasenàsana). Nhận rồi nên chấm dứt các công việc nhỏ nhặt, sau khi dùng bữa trưa nên nghỉ ngơi một chút. Sau khi nghỉ trưa xong, nên niệm đến Tam bảo làm cho tâm hoan hỷ. Phải theo lời thầy dạy, không được quên mất. Phải ghi nhớ rõ pháp a-na-ba-na này trong tâm.
Pháp sư nói: - Tôi đã nói sơ lược, trong A-tỳ-đàm nói rộng hơn, ông hãy tìm hiểu lấy.
Ghi nhận trong tâm là đếm, theo dõi (tùy), xúc chạm, an trí, quan sát, quay lại, thanh tịnh, quán sát lại (ganàna anubadhanà thabanà sallakkhanà vivattanà pàrisuddhi tesan ca patipassanà).
- Ðếm là bắt đầu với số một, hai.
- Theo dõi là ghi nhận liên tục hơi thở ra vào.
- Xúc chạm là nơi hơi thở tiếp xúc (khi ra vào).
- An trí là đạo.
- Tịnh là kết quả.
- Quán lại là pháp tướng.
Với người mới học, ban đầu niệm rõ trong tâm pháp đếm số mà bắt đầu từ số nhỏ từ một đến năm và đếm trở lại, không được chỉ đếm đến ba hay bốn. Số lớn hơn là đếm từ một đến mười rồi đếm ngược lại, không được đếm đến tám, chín. Chú Giải Luật Thiện Kiến.
- Quyển Thứ Mười -
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.186.125 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.