Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Vượt qua chỗ quan trọng (sanketam vitinàmeti), nghĩa là dựa theo câu văn, tùy theo tướng trạng của nó mà tuần tự phân biệt trong giới trộm cắp.
Tùy theo sắc, danh sắc (Yathà rùpam nàmà’ti) là tùy theo nơi chốn. Danh là tùy theo tên gọi, hoặc một phần, hoặc giá trị một phần hoặc hơn một phần; gọi là danh. Vì sao? Một Ngật-lị-sa-bàn (kahàpana) phân chia làm bốn phần. Ðây là thể hiện về vật bất tịnh (đủ giá trị phạm giới?). Giá trị một phần là thể hiện tịnh vật (chưa đủ yếu tố phạm giới). Hơn một phần là hơn một phần tịnh vật hoặc hơn một phần bất tịnh vật. Ðây là đủ yếu tố về giới Ba-la-dy thứ hai.
Chủ dưới đất (pathabbyaràjan (pathavya) là vua cả bốn thiên hạ như Chuyển-luân-vương (Dìpa-cakkavattin), hoặc một thiên hạ như vua A-Dục (Asoka), như vua Sư tử (Sìhalarajan), ở một xứ như vua Bình-sa (Bimbisàra), vua Ba-tư-nặc (Pasenadi), ở một vùng biên là vua của vùng đất ở một bên vua một xứ. Trung gian là chủ một thôn, hai thôn cũng gọi là vua.
Ðiển-pháp (Akkhadassa) nghĩa là thi hành phép tắc của vua, tùy tội nặng nhẹ mà giết hay cắt mũi, chặt tay chân, đại thần hay thái tử hay vua ở nước nhỏ (biên địa) đều có quyền xử trị này nên gọi là vua.
Giết là giết chết hoặc đánh bằng roi gậy (cho chết).
Ðuổi đi nghĩa là đuổi sang nước khác.
Giặc nghĩa là kẻ trộm nhiều hay ít vật của người. Như vậy là câu đầu về tội trộm. Pháp sư nói: - Tuần tự những câu sau dễ hiểu mà bắt đầu là đoạt lấy. Như vậy đã nói hết sáu câu. Nếu lấy một phần (năm ma-bà-sa), (hay vật có) giá trị bằng một phần hay hơn một phần là tội trộm (Ba-la-dy).
Hỏi: - Lấy một phần đã phạm tội, cần gì phải nói đến giá trị một phần hay hơn một phần?
Ðáp: - Vì ngăn chận các Tỳ kheo trong tương lai nên nói rộng ra như vậy.
Vật ở trong đất và trên đất. Vật trong đất là vật dấu trong đất. Ðiều này được giải trong luật.
Pháp sư nói: - Văn cú chỗ này khó hiểu, tôi sẽ giải thích rõ. Tàng là đào đất và chôn xuống rồi lấp lại bằng đất hay đá, cây... đây gọi là chôn dưới đất. Nếu Tỳ kheo nói rằng tôi muốn trộm lấy và mang đi các vật dấu trong đất, bằng các phương tiện, đều phạm Ðột-cát-la.
Hỏi: - Thế nào là phương tiện?
Ðáp: - Khi sắp đi, mặc y phục đi dần ra đường, mà suy nghĩ: Vật này rất lớn, ta không thể lấy một mình, vậy ta hãy tìm đồng bạn. Ra đi với ý nghĩ như vậy, phạm Ðột-cát-la. Ðến gặp bạn, nói: Ở chỗ... có dấu vật báu, tôi cùng với trưởng lão đi lấy. Nếu vị kia đồng ý và cùng đi, Ðột-cát-la. Nếu nói rằng nơi... ấy có lu lớn đựng vật quí giá, tôi muốn cùng trưởng lão đi lấy. Nếu được, chúng ta cùng chia nhau để làm công đức. Nhờ đó, tôi cùng trưởng lão không bị thiếu thốn. Với những lời như vậy đều phạm Ðột-cát-la. Sau khi tìm được bạn, lại tìm cuốc bén. Nếu có cuốc bén thì đi lấy để dùng, nếu không có cuốc bén mà đến nơi Tỳ kheo hay người thế tục khác (để mượn).
Người chủ hỏi: - Lấy cuốc để làm gì?
Ðáp: - Dùng chuyện nhỏ nhặt.
Bị tội Ðột-cát-la.
Nếu cố nói dối để lấy cuốc đem về chùa dùng đào đất, phạm Ba-dạ-đề. Lại có nhà giải thích khác (mahàatthakathà) cho rằng không phải vậy, mà đều phạm Ðột-cát-la. Vì sao? Vì đó chỉ là phương tiện để trộm. Pháp sư nói: - Cố ý nói dối thì phạm Ba-dạ-đề.
Ðây là cách giải thích hợp lý.
Nếu cuốc không có cán, vì làm cán mà chặt cây đã chết, phạm Ðột-cát-la, chặt cây sống, phạm Ba-dạ-đề. Có một vị khác giải thích chặt cây sống phạm Ðột-cát-la. Vì sao? Vì chỉ là tạo phương tiện để trộm.
Nếu muốn mượn cuốc mà sợ người khác biết nên tự mình làm cuốc để đào; vì tìm sắt nên đào đất, chết cây, đều phạm Ba-dạ-đề và Ðột-cát-la. Có vị khác giải thích rằng đều phạm Ðột-cát-la vì tạo phương tiện để trộm. Nếu không có giỏ, vào rừng bứt dây để làm giỏ, phạm Ba-dạ-đề, như nói ở trước. Hoặc với ý tưởng lấy vật này để cúng dường Tam-bảo, giảng pháp, đem bố thí. Khi đi mà nói như vậy thì không có tội. Khi đi với tâm trộm thì phạm Ðột-cát-la. Nếu muốn đi đến nơi chôn vật, lại chặt phá cây cối để làm đường đi, phạm Ba-dạ-đề, nếu chặt cây đã chết, phạm Ðột-cát-la.
Ðối với cây sống ở trong nghĩa là chôn vật đã lâu, nay có cây cỏ mọc ở trên. Nếu chặt phá cây cỏ này, phạm Ðột-cát-la. Pháp sư nói: - Có tám loại Ðột-cát-la. Ðó là: 1- Phương tiện Ðột-cát-la; 2- Cộng tướng Ðột-cát-la; 3- Trọng vật Ðột-cát-la; 4- Phi tiền Ðột-cát-la; 5- Tỳ-ny Ðột-cát-la; 6- Tri Ðột-cát-la; 7- Bạch Ðột-cát-la; 8- Văn Ðột-cát-la. (Pubbapayogadukkata; sahapayoga; anàmàsa; durùpacinna; vinaya; natã; nati; patissava).
Hỏi: - Phương tiện Ðột-cát-la là gì?
Ðáp: - Như kẻ trộm tìm đồng bọn và dao búa, cuốc để làm phương tiện thì gọi là phương tiện Ðột-cát-la. Nếu thuộc Ba-dạ-đề thì phạm Ba-dạ-đề, thuộc Ðột-cát-la thì phạm Ðột-cát-la.
Cộng tướng Ðột-cát-la nghĩa là dùng dao búa chặt phá cây cỏ sống mọc trên chỗ chôn vật báu. Trong này, thuộc Ba-dạ-đề thì đều thành tội Ðột-cát-la. Vì chỉ là tạo phương tiện để trộm.
Không được cầm vật nghĩa là với mười loại báu, bảy loại hạt, các loại binh khí, cầm nắm bị tội Ðột-cát-la.
Phi tiền nghĩa là đối với các loại trái cam, chuối, dừa, nếu cầm lấy bị tội Ðột-cát-la.
Tỳ-ny nghĩa là khi Tỳ kheo vào khất thực trong làng xóm, bụi rơi vào bát, không thọ lại (làm sạch bát?) mà thọ nhận thức ăn uống, người nhận bị tội Ðột-cát-la.
Tri Ðột-cát-la nghĩa là nghe người khác nêu ra rồi, biết mà không xuất tội, bị tội Ðột-cát-la.
Bạch nghĩa là bị một pháp bạch trong mười pháp bạch, bị tội Ðột-cát-la.
Văn (nghe) nghĩa là Phật bảo các Tỳ kheo: Chấm dứt hành động khi chưa hoàn tất, bị phạm Ðột-cát-la. Ðây là văn cộng tướng Ðột-cát-la. Vì sao? Như trong luật bản nói rằng chặt phá cây sống mọc trên chỗ chôn dấu vật báu, bị tội Ðột-cát-la. Nhưng ngay khi chặt, sinh tâm hối hận, và trở lại tâm tốt như cũ. Do chặt phá nên bị tội Ðột-cát-la nhưng nhờ hối cải nên thoát tội. Nếu không có tâm tàm quí, mà tận lực đào bới đất để tìm vật báu, cũng bị tội Ðột-cát-la.
Bên đống đất nghĩa là đất chết và dồn đống qua một bên, bị tội Ðột-cát-la.
Tiền Ðột-cát-la diệt nghĩa là dùng tay rờ vật báu nhưng chưa di chuyển, đều bị Ðột-cát-la. Trước bị tội Ðột-cát-la gom đất, rồi đến lay động vật thì bị tội Thu-lan-dá.
Pháp sư nói: - Tội Ðột-cát-la và Thu-lan-dá này ra sao?
Ðột-cát-la là không làm theo lời Phật dạy. Ðột nghĩa là ác; kiết-la nghĩa là làm; gom lại nghĩa là làm ác. Hành động không đúng, đàng hoàng của Tỳ kheo gọi là Ðột-cát-la. Trong luật có bài kệ:
Ngươi hãy nghe ý nghĩa,
Về tội Ðột-cát-la,
Cũng gọi là lỗi lầm,
Lại tên là Ta-bạt
Như người đời làm ác,
Hoặc dấu hoặc biểu lộ,
Gọi là Ðột-cát-la,
Các vị hãy tự biết.
Thu-lan-dá (thullaccaya): Thu-lan nghĩa là lớn; dá nghĩa là ngăn đường thiện; sau phải bị đọa vào đường ác. Trong các tội phải sám hối trước một người, thì tội này lớn nhất.
Như trong luật có nói:
Hãy lắng nghe ý nghĩa,
Về tội Thu-lan-dá
Sám hối trước một người,
Người nhận sám cũng một,
Trong tội sám một người,
Tội này là lớn nhất.
Nếu đã lay động vật rồi nhưng sau đó hối hận, sám hối với tội Thu-lan-dá thì được thoát.
Hỏi: - Trong mười bạch Ðột-cát-la, phạm Ðột-cát-la như thế nào?
Ðáp: - Chưa yết ma, đã bạch xong nhưng không bỏ thì phạm Ðột-cát-la. Một lần bạch yết-ma xong, không bỏ, yết-ma lần thứ nhất xong, không bỏ, tùy theo yết-ma mà không chịu bỏ đó, phạm Thu-lan-dá.
Lấy vật khỏi chỗ cũ, nghĩa là với tâm trộm, Tỳ kheo di chuyển vật đến chỗ khác dù khoảng cách như sợi tóc, phạm Ba-la-dy. Làm cho bình chứa vật nghiêng lệch qua một bên thì chưa phạm. Nếu rời khỏi chỗ cũ, phạm Ba-la-dy. Nếu bình bị (đất) chung quanh giữ quá chặt, dùng ba cây trụ để treo lên, sau đó đào lấy sạch đất ở bốn bên và trên dưới ra, phạm Thu-lan-dá. Nếu nhổ bớt một cây, hai cây cũng Thu-lan-dá. Nhổ hết ba trụ, bình rơi xuống đất, phạm Ba-la-dy. Dùng dây treo bình lên cây, sau đó đào đất, khiêng bình xuống, tùy theo dây dài ngắn cũng chưa phạm, nếu mở dây rời khỏi cây, Ba-la-dy. Nếu không mở dây mà chặt đứt cây, cũng phạm Ba-la-dy. Trên bình trồng cây làm dấu, rễ mọc quấn quít cả bình, Tỳ kheo đào đất, chặt cả rễ cây, phạm Ba-dạ-đề, Ðột-cát-la. Rễ cây bị đứt, bình lộ ra, thì chưa bị phạm tội. Dọn rễ cây qua một bên để lấy bình, dời khỏi cây khoảng chừng sợi tóc, Ba-la-dy. Cây ngã, bình lộ ra, đất bị di chuyển đẩy bình khỏi chỗ cũ, không phạm. Lấy ra khỏi vị trí mới ấy, Ba-la-dy. Trên bình có đá, lật đá nên bình bị mở, chưa bị phạm tội trọng, chỉ phạm Ðột-cát-la. Vật đựng, bình quá lớn không thể di chuyển, đem vật đựng đến lấy bảo vật với giá trị một phần, Ba-la-dy. Nếu trong bình có mũ báu, khóa vàng, kéo ra ngoài một phần và phần kia còn ở trong bình, phạm Thu-lan-dá. Nếu cắt lấy một phần, Ba-la-dy. Nếu trong bình đầy vật báu, đưa tay vào lấy vật, chưa lấy vật ra ngoài, chỉ kéo ra một phần rồi rơi lại vào trong, Thu-lan-dá. Ðem vật ra khỏi bình, Ba-la-dy. Có pháp sư giải rằng lấy vật rời khỏi đáy bình nhưng chưa ra khỏi miệng bình, Ba-la-dy.
Pháp sư nói: - Ðối với giới luật phải đủ các yếu tố (mới thành tội). Uống một miếng mà phạm tội Ba-la-dy như là uống một miếng có giá trị một phần thì phạm Ba-la-dy. Lại có cách giải thích khác, phân biệt khác nhau, như có bình (đựng nước uống quý giá) nặng không thể lấy đi nên đưa miệng vào uống, miệng chưa rời bình, phạm Thu-lan-dá. Miệng rời bình, phạm Ba-la-dy. Nếu hút bằng ống tre... vào cổ họng một phần (giá trị năm ma-bà-sa) phạm Ba-la-dy. Nếu miệng ngậm ống hút, miệng và ống vừa đầy thì ngừng lại, dùng tay bịt một đầu ống, lấy ra khỏi bình, phạm Ba-la-dy. Nếu dùng y bỏ vào trong bình để lấy bơ, dầu trong bình, tay lấy y rời khỏi bình, phạm Ba-la-dy.
Có pháp sư giải rằng không phải như vậy, nếu thả y vào rồi nhưng sinh ý hối hận, nên chưa lấy ra, phạm Thu-lan-dá. Nếu không hối hận, lấy ra khỏi bình, Ba-la-dy. Sau khi thả vào, chủ biết, đòi lại bằng giá trị, nếu trả lại, Thu-lan-dá. Nếu không trả lại, Ba-la-dy.
Tỳ kheo có bình không, người khác đem dầu bơ đổ vào bình. Với tâm giận, Tỳ kheo đem bỏ qua nơi khác, không phạm. Nếu không giận mà vì tham lam đem bỏ qua chỗ khác, Tỳ kheo này phạm Ba-la-dy. Nếu không dời qua nơi khác mà làm cho bình lủng, chảy một phần dầu ra ngoài, phạm Ba-la-dy. Nếu dùi cho bình lủng nhưng ngay lúc ấy dầu, bơ đông đặc không chảy ra; sau đó, có ánh nắng nên chảy ra một phần, phạm Ba-la-dy. Nếu dùi lỗ quá to, bơ dầu như keo chảy ra không ngừng, chảy hơn một phần, thấy vậy nên hối hận nên lấy bỏ lại trong bình, phạm Thu-lan-dá. Nếu bỏ bên ngoài một phần, Ba-la-dy. Nếu di chuyển bình đến chỗ cây đá, muốn cho nghiêng đổ, phạm Ba-la-dy. Nếu chủ nhân đem bình không đặt chỗ bằng phẳng, chưa cho dầu bơ, định cho dầu bơ. Biết như vậy, Tỳ kheo dùng cây, đá lớn đè lên bình, với ý định làm vỡ.
Thấy Tỳ kheo làm việc như vậy, nên khi bình bị bể, chủ bình đòi Tỳ kheo đền bù, dù hoàn lại hết hay không đều phạm Ba-la-dy.
Nếu Tỳ kheo không có ý định phá mà đem các loại tử thi hay đại tiểu tiện bỏ vào bình, lúc chưa bỏ vào bị tội Ðột-cát-la; lúc đang bỏ vào phạm Thu-lan-dá. Khi đã bỏ vào, thấy vậy, chủ nhân đòi bồi thường giá trị, nếu không bồi thường, phạm Ba-la-dy. Nếu không có tâm trộm, chỉ vì giận dữ nên đập phá hay đốt cháy hoặc đổ nước vào, bằng mọi cách làm cho chủ nhân không còn xử dụng được nữa, phạm Ðột-cát-la, nên bồi thường cho chủ, nếu không thì phạm Ba-la-dy. Nếu đem cát, đá, đất bỏ vào bình, đổ nước vào cho tràn ra ngoài, không thể dùng bình được nữa thì phải bồi thường lại cho chủ, nếu không bồi thường, bị tội như trước.
Pháp sư nói: - Ðã đầy đủ về vật ở dưới đất, sau đây sẽ nói về vật ở trên đất.
Vật để trên đất là vật để trong đất, trên cung điện hay trên đầu núi. Ðể những nơi ấy hoặc tập trung hoặc phân tán hoặc đựng trong bình mà không chôn dấu thì gọi là vật để trên đất. Pháp sư nói: - Trước đã thuyết minh rộng, nay sẽ nói chung... hoặc dùng tay lấy, ông hãy tự biết.
Bơ, dầu, mật, sữa, lạc đều thuộc về loại chảy như nước. Vật nặng, nhẹ, vòng vàng, chuỗi ngọc, tấm vải dài... nếu di chuyển khỏi chỗ cũ bằng chừng sợi tóc, đều phạm Ba-la-dy. Hết phần vật ở trên.
Vật ở trên không trung, trước tiên là lông công, có sáu chỗ, đó là miệng, đuôi, hai cánh, chân, lưng, mào. Muốn trộm lấy chim công nơi không trung, khi chim muốn bay, Tỳ kheo đứng ngay ở trước. Thấy Tỳ kheo, chim công không thể bay được, hạ cánh đứng lại, Tỳ kheo bị Ðột-cát-la; đưa tay đụng chim, cũng bị Ðột-cát-la; lay động chim, bị Thu-lan-dá. Nếu nắm lấy lông, kéo rời khỏi thân bị Ba-la-dy; kéo rời cánh trái hay phải, bị Ba-la-dy; trên dưới cũng như vậy. Nếu chim công hạ xuống đậu trên thân hay trên tay phải của Tỳ kheo, Tỳ kheo với tâm trộm, bắt đưa qua tay trái, Ba-la-dy vì rời khỏi chỗ cũ. Nếu nó tự bay qua thì không phạm. Ðem đi với tâm trộm, bước đầu, Thu-lan-dá; bước thứ hai, Ba-la-dy. Nếu chim công ở trên mặt đất, với tâm trộm, Tỳ kheo bắt lấy chim công của người khác, nếu bắt một hai phần thân thể của chim nhưng chưa rời khỏi mặt đất, phạm Thu-lan-dá. Nếu giở toàn thân chim lên khỏi mặt đất, Ba-la-dy.
Chim công ở trong lồng, với tâm trộm lấy cả lồng mang đi, tùy theo đó mà bị tội. Nếu chim công đang ăn trong vườn, với tâm trộm, Tỳ kheo đuổi chim ra ngoài cửa, bị phạm trọng tội. Với tâm trộm, bắt chim ném ra ngoài vườn, bị phạm Ba-la-dy. Nếu chim công ở trong làng xóm, Tỳ kheo với tâm trộm, đuổi chim ra khỏi cương giới của làng, phạm Ba-la-dy. Nếu chim công tự đi, hoặc đến chùa hay đến chỗ trống vắng, Tỳ kheo với tâm trộm cầm gậy, đá, cây ném chim. Nếu chim sợ hãi bay vào rừng, lên mái nhà hay trở về chỗ cũ thì Tỳ kheo chưa bị tội. Nếu với tâm trộm, cố ý đuổi, bắt chim rời đất chừng bằng sợi tóc, bị Ba-la-dy. Như vậy đối với những loại chim khác, các trường hợp phạm hay không phạm cũng giống với chim công.
Ðối với y, y bị gió thổi ngược lên không trung, với tâm trộm, Tỳ kheo nắm lấy một phần của y, bị Ðột-cát-la; nắm cả y, Thu-lan-dá; rời khỏi chỗ cũ, Ba-la-dy. Về tội này, y với chim công không khác. Nếu từ trên không y rơi xuống, Tỳ kheo đưa tay nắm lấy, Ðột-cát-la; rời khỏi chỗ cũ, phạm tội trọng.
Vật bị rơi, vật quí giá của người khác bị rơi nhưng họ không biết, Tỳ kheo thấy những vật quí này từ khoảng không rơi xuống nên nhặt lấy với tâm trộm, rời đất chừng một sợi tóc, phạm Ba-la-dy. Ðối ca-sa bị rơi, cũng phạm như trước. Hết phần nói về vật trên không rơi xuống.
Những vật để trên giường mà có thể lấy được hoặc không lấy được, trường hợp phạm như các vật để trên đất. Nếu khiêng giường (luôn cả vật) đi khỏi chỗ cũ, các ông hãy tự biết lấy. Ca-sa đang treo trên giá. Với tâm trộm, Tỳ kheo lấy y đang treo trên giá, rời khỏi chỗ cũ, phạm trọng tội, không tiếp xúc đến hai đầu mà y rời khỏi chỗ cũ, cũng bị tội, rung động đến hai đầu cũng bị tội. Mang cả giá đi cũng bị tội trọng. Nếu ca-sa cột chặt trên giá y, lay động vào hai đầu, phạm Thu-lan-dá. Mở ra đem đi thì phạm Ba-la-dy. Nếu Tỳ kheo dùng ca-sa buộc bốn góc để ngăn bụi, Tỳ kheo khác với tâm trộm, mở một góc đến ba góc, đều phạm Thu-lan-dá; mở hết bốn góc, phạm Ba-la-dy. Ca-sa đang mắc trên giá, một đầu ở trên giá, một đầu rơi xuống đất, kéo một đầu rời khỏi giá nhưng đầu kia chưa rời khỏi đất, Thu-lan-dá. Một đầu rời khỏi đất, nhưng đầu kia chưa rời khỏi giá, cũng Thu-lan-dá; nếu rời cả giá và mặt đất phạm Ba-la-dy. Nếu Tỳ kheo dùng đẩy đựng y và các tạp vật, treo lên cây cọc, Tỳ kheo khác với tâm trộm lấy đẩy rơi trên vai mình nhưng lại hối hận và đặt lại trên cọc, phạm Thu-lan-dá. Nếu tâm trộm lại khởi lên và lấy đem đi, phạm Ba-la-dy. Nếu nâng lên khỏi cọc, vật nặng bị rơi xuống đất, phạm Thu-lan-dá. Nếu nhặt lên từ đất và mang đi, Ba-la-dy.
Hỏi: - Thế nào là cọc?
Ðáp: - Dài khoảng một trửu, đóng chặt vào vách, cọc cong, cọc bằng ngà voi, các loại cọc khác đều như vậy.
Nếu y của người khác treo trên cây, Tỳ kheo lấy trộm, phạm nặng nhẹ như đối với y treo trên cọc. Nếu y treo trên cây ăn trái, Tỳ kheo với tâm trộm rung cây lấy y nhưng khi y chưa rơi, lại thấy trái cây sinh tâm trộm nên cố rung làm cho trái rơi, phạm một phần Ba-la-dy. Nếu y và trái đều không rơi, phạm Thu-lan-dá. Hết phần nói về trộm vật treo.
Vật ở trong nước. Ðầu tiên là sợ quan (Ràjabhaya) nên dấu vật trong nước. Ðể trong nước không hư, đầu tiên là vật bằng đồng. Chỗ có nước, thứ nhất là ao. Nếu trong chỗ nước không chảy thì vật cũng đứng yên.
Nếu Tỳ kheo với tâm trộm, tìm lấy vật trong nước, tìm nơi nước cạn, cứ mỗi bước đi tìm, phạm Ðột-cát-la. Nếu làm các phương tiện để tìm vật ở chỗ nước sâu, phạm Ðột-cát-la. Khi vào nước, đầu tiên là lặn xuống, nếu chưa đến chỗ vật mà thấy rắn độc hay cá lớn, rùa, các loại ác thú nên sợ hãi bỏ chạy thì không tội.
Pháp sư nói: - Bắt đầu là nắm vật... tiếp theo như trước đã nói, hãy tự biết lấy.
Chỗ nghĩa là có sáu chỗ để nắm vật, bốn cạnh và trên dưới.
Vật ở trong ao, thứ nhất là hoa sen. Nếu Tỳ kheo hái trộm hoa, tùy theo giá trị nhiều ít mà kết tội. Nếu bẻ hoa sen mà ngó hay tơ chưa đứt thì cũng phạm Ba-la-dy. Nếu đào đất để trộm lấy củ ngó sen thì tội nặng nhẹ như nói ở trước.
Nếu trên nước có để các loại tạp vật, Tỳ kheo với tâm trộm, lôi kéo vật bằng ý nghĩ sẽ đến chỗ ấy để lấy; khi kéo chưa rời khỏi nước thì phạm Thu-lan-dá; kéo lên khỏi mặt nước bằng chừng sợi tóc, Ba-la-dy.
Nếu cả bó hoa để trong nước, Tỳ kheo mở bó ra với tâm trộm, Thu-lan-dá; lấy hoa ra khỏi bó, Ba-la-dy.
Tiếp theo chỗ như nói ở trước, nếu nhổ trộm hoa, chưa đứt rễ, Thu-lan-dá, đứt rễ, Ba-la-dy.
Nếu ao không có nước, nhổ trộm hoa ở bốn bên, đứt rễ phạm Thu-lan-dá, đem hoa ra khỏi chỗ tùy theo giá trị nhiều ít mà kết tội.
Nếu cá trong ao nước này có chủ, Tỳ kheo với tâm trộm nên thả câu, giăng lưới, đặt lờ, cá chưa bị bắt, phạm Ðột-cát-la; cá vào lờ, Thu-lan-dá; bắt cá lên khỏi nước, Ba-la-dy; cá vọt khỏi lưới nhảy lên bờ, Thu-lan-dá; Bắt cá trên bờ tùy theo giá trị lớn nhỏ mà kết tội. Ðối với rùa, Ba-ba cũng vậy.
Tỳ kheo muốn bắt trộm cá nhưng ao lớn nên không bắt được, đào thêm ao nhỏ và dẫn cá vào; nếu cá vào ao nhỏ, phạm Ðột-cát-la. Nếu bắt cá trong ao nhỏ không được, cá lại chạy về ao lớn, phạm Thu-lan-dá. Nếu cá chưa ra ao nhỏ cũng Thu-lan-dá. Nếu bắt cá ra khỏi mương nước hay ao, tùy theo giá trị nhiều ít mà kết tội. Nếu nước trong ao sắp hết, cá tập trung lại một chỗ, người khác bỏ thuốc cho cá chết, Tỳ kheo không biết cho là vật bỏ nên nhặt lấy, không phạm. Nếu biết cá có chủ mà Tỳ kheo vẫn lấy trộm, tùy theo giá trị mà kết tội. Nếu chủ của cá đòi thì phải bồi hoàn, nếu không thì phạm tội. Nếu chủ cá lấy cá xong, nên không có ý giữ, Tỳ kheo trộm lấy, phạm Thu-lan-dá. Pháp sư nói: - Tội này nặng nhẹ như nói ở trước, các ông hãy tự biết.
Hết phần nói về phần vật trong nước.
Thuyền là tất cả những vật dùng để đi qua sông kể cả khi có cột dây và có thể chở vật khác. Trong thuyền có người hoặc có thể có vật, không có vật hay các tạp vật khác như nói ở trước. Tỳ kheo nào với tâm trộm muốn lấy thuyền dấu đi, suy nghĩ: Ta muốn lấy thuyền nhưng không có đồng bạn vậy ta hãy đi tìm họ. Và Tỳ kheo này lôi kéo thuyền thì phạm tội như nói ở trước.
Mở dây, nếu mở mà dây (cột thuyền) chưa rời khỏi chỗ cũ, Ðột-cát-la; dây rời khỏi chỗ Thu-lan-dá và Ba-la-dy.
Pháp sư nói: - Tôi sẽ nói rõ, nếu cột thuyền nơi nước chảy mạnh, mở dây xong mà thuyền chưa rời khỏi vị trí cũ, Thu-lan-dá; thuyền rời vị trí cũ, Ba-la-dy. Nếu thuyền trong chỗ nước không chảy, trước kéo thuyền đi, sau đó mới mở dây (buộc thuyền), dây rời ra, Ba-la-dy. Nếu thuyền ở trên đất, kéo thuyền khỏi chỗ cũ, Ba-la-dy. Ðối với hai khúc cây nâng đỡ thuyền, trộm đi một cây, Thu-lan-dá; lấy cả hai cây thuyền rơi chạm đất, Ba-la-dy. Nếu thuyền ở trên mặt đất, Tỳ kheo với tâm trộm, dùng dây cột vào xe để kéo đi, Thu-lan-dá; thuyền rời vị trí cũ, mở dây cột, Ba-la-dy. Thuyền ở trong nước không buộc, với tâm trộm Tỳ kheo lên thuyền, muốn hướng thuyền về phương Ðông nhưng gió thổi thuyền về phía Tây, Thu-lan-dá; theo thuyền đến nơi thuận tiện và lấy trộm, Ba-la-dy. Nếu hối hận hay bị gió thổi nên thuyền quay về chỗ cũ, chủ đòi lại, nên trả, không trả lại chủ, Ba-la-dy.
Hết phần nói về thuyền.
Vật để cỡi, thứ nhất là xe, xe chứa tạp vật, có biết như vậy hay không đều như nói ở trước. Nếu xe chở ngũ cốc, Tỳ kheo dùng chậu, chén xúc trộm, bồn... chưa rời khỏi xe, Thu-lan-dá; chậu... rời khỏi xe, Ba-la-dy. Nếu xe nặng không thể kéo được nên tìm bò để kéo, khi tìm, Ðột-cát-la, khi được bò, bò kéo xe đi chừng một bước chân, Thu-lan-dá; bò bước đi cả bốn chân, Ba-la-dy. Muốn đi về hướng Nam, bò lại đi về hướng Ðông Tây, Thu-lan-dá; nếu hướng bò đi theo đường cũ, Ba-la-dy. Lấy trộm xe đang để trên (thành) lũy thì phạm, không phạm giống các trường hợp phạm tội như lấy trộm túi đựng bát đang treo.
Hết phần nói về xe.
Ðội vật như dùng đầu đội.
Pháp sư nói: - Tôi sẽ giải thích ý nghĩa này. Ðầu là phần từ chân tóc (sau ót) với yết hầu trở lên. Ðể các vật trên ấy đều gọi là đội trên đầu. từ chân tóc (sau ót) và yết hầu trở xuống gọi là vai. Nếu dưới nách đến trên bụng thì gọi là vác, ôm (vật bằng những chỗ ấy), phạm Ðột-cát-la. Ngoài ra, như đã nói ở phần đội phần gửi (của người) trên đầu. Nếu (vác ở) những chỗ như vai, bụng... cũng như vậy. Thứ tự những câu trong đoạn này dễ hiểu.
Hết phần nói về phần đội vật.
Vườn là vườn hoa, trái và các loại cỏ thơm. Tỳ kheo đào trộm lấy những vật ấy, kết tội tùy theo giá trị số lượng nhiều ít. Nếu trộm lột lấy vỏ cây trong vườn, tùy theo giá trị nhiều ít mà kết tội, hoa trái cũng như vậy. Tranh chấp vườn rừng nghĩa là Tỳ kheo cố tranh đoạt lấy vườn rừng của người. Khi mới tranh, Ðột-cát-la; làm cho chủ vườn nghi sợ, Thu-lan-dá. Nếu chủ vườn sinh ý bỏ cuộc (không tranh nữa), Tỳ kheo (đoạt lấy vườn) Ba-la-dy. Nếu chủ vườn chưa có tâm bỏ, Tỳ kheo có ý tưởng quyết đoạt lấy vườn, Ba-la-dy. Nếu nói với quan, đem tiền bạc ra tranh chấp để thắng, chủ vườn sinh ý tưởng thua cuộc, Tỳ kheo Ba-la-dy. Nếu đem (sự tranh đoạt kia vào) trong tăng phán xử, tăng biết nhưng cố xử trái lý, người phán xử Ba-la-dy. Nếu trong tăng phán xử đúng lý, người tranh không đúng lý, Thu-lan-dá.
Hết phần nói về vườn rừng.
Trong chùa, trong chùa có để các tạp vật, có bốn chỗ nâng đỡ vật thì như nói ở trước. Ðối với phòng xá lớn nhỏ đã cúng cho tứ phương tăng, Tỳ kheo có ý muốn tranh đoạt lấy nhưng không thành vì phòng (này là của chung ) không có chủ cụ thể nên không phạm tội trọng. Nếu thí chủ đã cúng cho một chúng hay cho đến một người mà Tỳ kheo đoạt lấy với tâm trộm, chủ phòng có ý đoạt mất, người trộm có ý tưởng quyết định lấy, phạm, không phạm như nói ở trước.
Hết phần vật trong chùa.
Vật trong ruộng.
Có hai loại ruộng là phú-bàn-na (pubbanna) và a-ba-lan-nhã (aparanna). Ruộng phú-bàn-na là ruộng trồng bảy loại lúa, cao lương. Ruộng a-ba-lan-nhã là ruộng trồng đậu, mía... Tỳ kheo nào trộm lấy lúa, đủ một phần (giá trị năm ma-bà-sa) phạm tội trọng. Nếu lúa chưa gặt, Tỳ kheo với tâm trộm, tìm liềm, gánh, giỏ... các dụng cụ để lấy, phạm Ðột-cát-la; dùng tay quơ ôm (cây lúa) lại, Thu-lan-dá. Nếu cắt đứt những phần (thân cây) còn sống dính theo, chưa rời khỏi chỗ, Thu-lan-dá; cắt đứt phần dính theo, tùy theo giá trị nhiều ít mà kết tội. Nếu trộm lấy lúa để làm gạo, đang tìm cách, Ðột-cát-la; cắt lúa, đập, giã, mỗi việc là một Thu-lan-dá; đã thành ra gạo, bỏ vào vật đựng (của mình), đem rời khỏi mặt đất, Ba-la-dy.
Tỳ kheo tranh ruộng với người khác thì như nói ở trước. Tỳ kheo (lấn chiếm) trộm ruộng của người, dù chỉ bằng một sợi tóc với ý quyết trộm, Ba-la-dy. Vì sao? Vì đất (có chiều) sâu đến vô giá.
Nếu Tỳ kheo này đến hỏi chúng tăng rằng tôi lấy chỗ đất này. Tăng đáp: - Ðồng ý.
Tất cả phạm tội trọng.
Nếu đất có hai cọc ranh giới, Tỳ kheo nhổ một cọc, Thu-lan-dá; nhổ hai cọc, Ba-la-dy. Nếu đất có ba cọc, Tỳ kheo nhổ một cọc, Ðột-cát-la; hai cọc, Thu-lan-dá; ba cọc, Ba-la-dy. Nếu đất có nhiều cọc, Tỳ kheo nhổ một cọc đến hai, đều Ðột-cát-la. Còn hai cọc cuối cùng, Tỳ kheo nhổ cọc đầu, Thu-lan-dá; nhổ cọc cuối, Ba-la-dy.
Dùng dây đo lấn chiếm trộm đất người, đặt một đầu dây xuống đất, Thu-lan-dá; đặt cả hai đầu, Ba-la-dy. Nếu vẽ trên đất để xác định tên (đất cho mình), vẽ một đầu, Thu-lan-dá; vẽ cả hai đầu (của phần đầu), Ba-la-dy. Nếu với tâm trộm, nói lên rằng đến chỗ này là đất của tôi. Nghe vậy, chủ đất sinh lo sợ mất phần đất của mình, Tỳ kheo ấy phạm Thu-lan-dá. Chủ đất có ý tưởng thua cuộc bỏ phần đất ấy, Tỳ kheo này phạm Ba-la-dy.
Hết phần nói về ruộng.
Ðất là đất nhà và vườn, có cây và tường rào hay không thì như đã nói rõ trong phần vườn hoa và ruộng.
Hết phần nói lược về đất.
Về làng xóm, trong luật đã nói nhiều và rõ. A-lan-nhã là đất có chủ. Pháp sư nói: - Cũng có khi vô chủ.
Hỏi: - Thế nào là có chủ, vô chủ?
Ðáp: - Nếu là cây cỏ trong rừng mà không mua thì không được lấy nên gọi là có chủ. Nếu cây cỏ trong rừng mà được phép chặt phá tùy ý không có người la hỏi thì gọi là vô chủ. Tỳ kheo nào (trộm lấy) vật ở a-lan-nhã có chủ, kết tội tùy theo giá trị nhiều ít. Tỳ kheo nhặt lấy vật bị vứt bỏ nơi A-lan-nhã có chủ, không có tội. Nếu A-lan-nhã có chủ, có cây gỗ và các tạp vật, đã ở lâu trong ấy không ai thu giữ, Tỳ kheo mượn lấy dùng; sau đó chủ về, Tỳ kheo trả lại, người lấy không có tội. Nếu Tỳ kheo đem giá trị của vật đến A-lan-nhã có chủ, bảo người giữ vườn: Người hãy cho tôi lấy cây gỗ và sẽ thanh toán theo giá trị.
Nếu chủ rừng đáp: - Như vậy, ông hãy lấy tùy ý.
Tỳ kheo sai người vào rừng lấy tùy ý, không có tội.
Nếu chủ rừng bảo người giữ rừng rằng Tỳ kheo lấy cây gỗ, ông đừng đòi lấy theo giá trị (trao đổi) nhưng người này vẫn đòi thì Tỳ kheo phải thanh toán cho họ.
Nếu người giữ rừng ngủ nên không biết, hay đi vắng, Tỳ kheo vào rừng lấy cây, sau đó họ trở về và đòi theo giá trị, Tỳ kheo phải thanh toán họ.
Nếu Tỳ kheo vào rừng lấy cây xong, bị giặc hay cọp rượt, quá sợ hãi nên chưa kịp thanh toán, sau đó nên thanh toán. Nếu không thanh toán, Tỳ kheo bị tội tùy theo giá trị nhiều ít của cây.
Nếu Tỳ kheo vào rừng, không hỏi người giữ rừng, lấy trộm vật khác, đi ra khỏi phạm vi của rừng, tùy theo giá trị nhiều ít mà kết tội.
Hết phần về A-lan-nhã.
Nước chứa trong lu và trong khi thiếu nước. Ðối với các loại vò lớn chứa đầy nước trong nhà, bằng ý trộm nước, Tỳ kheo tìm các loại khoan lớn hay nhỏ để khoan, đặt khoan (lên lu), phạm Ðột-cát-la. Nếu khoan chưa lủng lu, phạm Thu-lan-dá. Khoan lủng (lu), lấy được nước, kết tội tùy theo lượng nước.
Nếu lu nhỏ, Tỳ kheo nghiêng lu lấy nước, kết tội tùy theo giá trị nhiều ít.
Nếu lu miệng lớn, dùng chậu nhỏ đưa vào múc nước ra thì kết tội như trong phần trộm dầu ở trước.
Ao nước của người, Tỳ kheo dùng tâm trộm đào cống trộm lấy, nếu nước chảy qua hơn một phần (giá trị năm ma-bà-sa) phạm Ba-la-dy.
Dùng phương tiện với tâm trộm, Tỳ kheo đào bên cạnh ao nước của người, sát mé nước thì ngưng lại với ý đồ muốn ao bị sụp lỡ do chỗ đào này, hay do trẻ con phá, hay do trâu bò đạp phá. Nếu do chỗ này mà nước chảy ra, Tỳ kheo lấy được, phạm Ba-la-dy.
Nếu trong ao có cây lớn, vì muốn lấy nước nên Tỳ kheo chặt cây ngã xuống ao, cây làm nổi sóng sụp lỡ bên cạnh ao, nhân đó nước chảy ra, bị phạm tội tùy theo giá trị lượng nước.
Ở hai bên ao có nước của người khác, Tỳ kheo có hai cái ao, một có nước, một không. Với ý trộm, Tỳ kheo đào mương cho nước trong ao của mình chảy qua ao người cho đầy để chảy sang ao không nước của mình, nếu làm hao tổn nước của người thì tùy theo giá trị nước mà kết tội. Nếu ruộng của Tỳ kheo gần ao không có nước của người, muốn tạo điều kiện (cho có nước) nên đào mương thông từ ao sang ruộng. Trời mưa, nước từ ao chảy sang ruộng, chủ ao đến đòi theo giá trị nước, Tỳ kheo nên trả cho họ, nếu không trả, kết tội tùy theo giá trị nước.
Nếu nhiều nhà có chung một ao, chia nước cho vào ruộng, Tỳ kheo với tâm trộm, ngăn nước của người cho vào ruộng mình, nếu mạ của họ chưa chết, phạm thu-lan-dá; nếu mạ chết, tùy theo giá trị mà kết tội.
Hết phần trộm nước.
Cây chà răng, như đã nói ở phần trong vườn.
Pháp sư nói: - Nếu chúng tăng thuê người lấy cây chà răng mà họ chưa giao cho tăng, còn để chỗ họ thì vẫn là vật thuộc về họ. Nếu tăng chọn lấy trước với tâm trộm thì kết tội tùy theo giá trị của vật. Nếu chúng tăng thuê người quản lý vật, Tỳ kheo nào không thưa tăng biết mà lấy vật với ý trộm thì bị kết tội tùy theo giá trị vật. Nếu chúng tăng sai sa di theo tuần tự vào ngày 15 lấy cây chà răng cho chúng tăng. Sa di chọn lấy cây tốt dâng trước cho thầy mình trước khi phân đến tăng. Tỳ kheo chọn lấy cây tốt với tâm trộm, bị kết tội tùy theo nhiều ít. Nếu cây chà răng đã để sẳn nơi chúng tăng thường dùng thì người lấy không có tội. Các vị phải biết rõ cách lấy cây chà răng.
Hỏi: - Biết thế nào?
Ðáp: - Nếu hằng ngày chúng tăng dùng ba cây chà răng (cho một vị) thì nên tùy thuận theo tăng mà lấy ba cây. Nếu vào thiền phòng và (đi) nghe giảng nên lấy năm sáu cây; dùng hết thì lấy thêm cũng được. Vì sao không cho lấy nhiều mà chỉ năm sáu cây? Vì tránh sự chê trách của người khác.
Hết phần cây chà răng.
Cây cối, đối với cây Diêm-phù, cây xoài, dây leo hồ thúc, với tâm trộm, Tỳ kheo dùng búa chặt cây, dây. Cây hay dây đứt nhưng còn dính vỏ, phạm Thu-lan-dá; đứt rời ra, phạm Ba-la-dy, dây dứt mà còn dính nơi cây phạm Ba-la-dy. Trộm cây, chặt đứt hơn một nữa rồi dừng lại, nếu vì vậy mà cây ngã nên bồi hoàn tùy theo giá trị của cây, không bồi hoàn, phạm tội. Nếu dùng chất độc chích vào vỏ cây (cho cây chết) cũng vậy.
Hết phần về cây cối.
Trộm theo dây chuyền, kẻ trộm lấy vật, Tỳ kheo với tâm trộm, đoạt lại vật ấy, vật rời khỏi thân kẻ trộm, nhưng kẻ kia mạnh nên đoạt lại vật và mang đi, tuy Tỳ kheo không được vật nhưng vẫn bị tội Ba-la-dy. Vì sao? Vì do tâm quyết cướp đoạt lấy và vật đã rời khỏi chỗ cũ. Nếu chủ vật không bỏ, Tỳ kheo cố giật lấy, vật chưa rời khỏi tay họ, Thu-lan-dá; rời khỏi tay họ là phạm trọng. Với tâm trộm, Tỳ kheo lột vòng, nhẫn trong tay người, rời khỏi tay họ Ba-la-dy, còn dính nơi tay, Thu-lan-dá. Ðối với vật ở chân cũng như vậy.
Với ý trộm, Tỳ kheo cố lột y phục của người, nắm lấy y, Ðột-cát-la; giật lấy y, phạm Thu-lan-dá; y rời khỏi thân Ba-la-dy; khi giật y bị rách, kết tội tùy theo giá trị nhiều ít.
Với tâm trộm, bắt người và cả y họ đang mặc mang đi, bước thứ nhất phạm Thu-lan-dá; bước thứ hai phạm Ba-la-dy. Trộm người và y trên người họ, họ chạy, Tỳ kheo phạm Ðột-cát-la; họ vứt y dưới đất, Tỳ kheo đưa tay lấy, phạm Ðột-cát-la; di chuyển y, phạm Thu-lan-dá; y rời chỗ cũ, phạm Ba-la-dy. Với tâm trộm, bắt cả người lẫn y, người chạy, Tỳ kheo không rượt kịp nên nói rằng hãy bỏ y lại, ta sẽ tha cho. Nếu họ đưa tay mở y, Tỳ kheo phạm Ðột-cát-la, mở được y ra, Thu-lan-dá; y rời khỏi thân, Ba-la-dy.
Với tâm trộm bắt người lẫn y, người chạy vứt y dưới đất, Tỳ kheo vẫn rượt theo nhưng không kịp nên quay lại; lấy y rời khỏi đất, Ba-la-dy.
Với tâm trộm, Tỳ kheo bắt người, người hoảng hốt nên vứt y chạy. Rượt không kịp, bắt không được người nên quay về, thấy y trên đất, Tỳ kheo nói rằng người này đã bỏ y vậy ta lượm lấy thì không phạm nhưng vì muốn trộm người nên phạm Ðột-cát-la. Nếu người quay lại nói với Tỳ kheo rằng đừng lấy y của tôi mà Tỳ kheo vẫn lấy, y rời đất, phạm Ba-la-dy. Nếu người vứt bỏ y để chạy, Tỳ kheo rượt theo không được nên trở lại, thấy y trên đất nên nói rằng y này được do sức của ta và lấy lên thì phạm Ðột-cát-la. Có vị thầy khác giải thích rằng không phạm Ðột-cát-la vì chủ y đã có ý bỏ.
Hết phần lấy theo dây chuyền.
Nhận vật của người gửi. Người gửi vật cho Tỳ kheo, sau đó chủ đến đòi, Tỳ kheo nói rằng tôi không nhận vật của ông gửi. Do nói dối nên Tỳ kheo phạm Ba-dật-đề, tạo phương tiện để trộm nên phạm Ðột-cát-la.
Nếu Tỳ kheo suy nghĩ rằng người này gửi vật cho ta nhưng không ai biết, vậy nên trả hay không, thì phạm Thu-lan-dá. Nếu Tỳ kheo quyết ý giữ lấy, chủ vật có ý bỏ, phạm Ba-la-dy.
Nếu Tỳ kheo nói rằng ta hãy làm phiền họ, họ cố tranh thì trả lại, ngược lại thì ta lấy. Chủ vật có ý bỏ, Tỳ kheo lấy y này, phạm Ba-la-dy.
Nhận vật người gửi, chủ đến đòi, Tỳ kheo nói trả nhưng quyết tâm giữ lấy, làm chủ vật nghi sợ. Tỳ kheo được y phạm Ba-la-dy.
Nhận vật của người gửi, Tỳ kheo với tâm trộm di chuyển vật đến chỗ khác, phạm Ðột-cát-la. Nếu đem vật ra đổi để ăn hết, chủ vật đến hỏi, phạm Ðột-cát-la, chủ vật đến hỏi mà không trả lại, phạm Ba-la-dy. Nếu mượn dùng thì vô tội.
Thấy bát người khác tốt đẹp, khi tập trung các bát đến chỗ thượng tọa, với tâm trộm, Tỳ kheo lấy bát xấu của mình đưa đến (chỗ thượng tọa) để đổi bát tốt kia, dùng các cách dụ dỗ Tỳ kheo (có bát) kia làm họ thức cả đêm (nên ngủ quên), lén dậy sớm đến gặp thượng tọa và nói rằng tôi sắp đi xa. Tỳ kheo này đem hình tướng bát của vị kia ra nói rằng bát và áo bát của tôi như vậy, như vậy... Thượng tọa đưa bát ấy cho vị này. Bát rời khỏi chỗ cũ, Tỳ kheo này phạm Ba-la-dy.
Nếu khi lấy bát ra, sắp đưa cho Tỳ kheo có ý trộm này, thượng tọa nói rằng ông là ai mà lấy bát phi thời. Nghe hỏi như vậy, Tỳ kheo này sợ hãi bỏ chạy cũng phạm Ba-la-dy.
Với hảo tâm, thượng tọa lấy bát, không có tội. Nếu thượng tọa có ý nghĩ Tỳ kheo đã chạy vậy ta hãy trộm lấy bát, phạm Ba-la-dy. Nếu đêm tối, thượng tọa lấy nhầm bát của mình đưa cho Tỳ kheo trộm kia, Tỳ kheo trộm bị Ðột-cát-la. Nếu thượng tọa lấy nhầm bát của Tỳ kheo trộm mà đưa cho vị này, Tỳ kheo trộm bị tội Ðột-cát-la, thượng tọa không tội.
Tỳ kheo nọ với tâm trộm, làm lễ thượng tọa và thưa rằng con là Tỳ kheo bệnh, xin cho con bát.
Thượng tọa nói rằng phòng này không có Tỳ kheo bệnh, ngươi là kẻ trộm.
Trước đây, vì tranh cãi với Tỳ kheo cùng phòng, thượng tọa với tâm trộm, lấy bát của Tỳ kheo địch thủ đưa cho kẻ trộm này, thượng tọa cùng Tỳ kheo trộm đều phạm Ba-la-dy.
Nếu với tâm trộm, thượng tọa lấy bát của Tỳ kheo địch thủ không được, lại lấy phải bát của Tỳ kheo trộm và đưa cho vị này, thượng tọa phạm Ba-la-dy.
Với tâm trộm, thượng tọa lấy bát của Tỳ kheo địch thủ không được, lại lấy bát của mình đưa cho Tỳ kheo trộm, thượng tọa và Tỳ kheo đều phạm Ðột-cát-la.
Nếu thượng tọa đưa vật đến cho vị trẻ tuổi (dahara) cầm, nói rằng ta đưa ông đến chỗ kia.
Với tâm trộm, Tỳ kheo trẻ tuổi cầm vật theo thượng tọa đến chỗ kia, lén bỏ đi và cầm vật theo, bước thứ nhất phạm Thu-lan-dá, bước thứ hai phạm Ba-la-dy.
Ðưa vật cho Tỳ kheo trẻ cầm, thượng tọa vào làng khất thực. Với tâm trộm, Tỳ kheo trẻ suy nghĩ rằng: Ta cầm đi theo thượng tọa, khi vào trong làng rồi sẽ bỏ đi.
Khi chưa đến làng, mỗi bước là phạm một Ðột-cát-la; bước một chân vào cương giới làng, một chân bên ngoài, Thu-lan-dá. Hai chân bước hết vào cương giới làng, Ba-la-dy. Nếu vào trong làng rồi mới sinh tâm trộm và đi ra, phạm cũng như trên.
Thượng tọa đưa y cho Tỳ kheo trẻ đến làng kia để giặt nhuộm. Tỳ kheo trẻ trộm y mang đi, mỗi bước đi, phạm một Ðột-cát-la; qua khỏi chỗ giao hẹn, Ba-la-dy. Ðến làng đem y ra đổi thức ăn hoặc bán thì chưa phạm trọng giới. Về chỗ cũ, chủ y hỏi rằng: - Y ở đâu?
Ðáp: - Ðã đổi và ăn hết rồi.
Chủ đòi theo giá trị, Tỳ kheo phải bồi hoàn, nếu không bồi hoàn, Ba-la-dy.
Với tâm trộm, Tỳ kheo cố lấy y của thượng tọa để giặt. Nếu thượng tọa trao y cho Tỳ kheo này, y rời khỏi tay thượng tọa, Tỳ kheo này phạm Ba-la-dy. Nếu Tỳ kheo có tâm trộm suy nghĩ rằng đưa vật này đến làng xóm rồi ta sẽ lấy thì cũng phạm như trên. Nếu y bị dơ, thượng tọa đưa y ra với biểu hiện muốn sai người giặt, Tỳ kheo trẻ có tâm trộm hỏi (muốn lấy giặt). Thượng tọa nói rằng muốn giặt y này?
Hỏi: - Giặt ở đâu?
Ðáp: - Trưởng lão đến đâu thì giặt ở đấy.
Tỳ kheo này đem y đến nơi, phạm Ðột-cát-la; nếu đem xử dụng, phạm Thu-lan-dá; nếu không trả khi thượng tọa đòi thì phạm Ba-la-dy.
Nếu thượng tọa gửi mền cho thí chủ, với tâm tộm nên Tỳ kheo trẻ tuổi đến nhà họ nói dối rằng thượng tọa sai tôi đến lấy. Nếu gửi chồng thì chồng đưa, gửi vợ thì vợ đưa gửi vợ chồng đưa, mền sang tay Tỳ kheo, đều phạm Ba-la-dy.
Nếu thí chủ nói với thượng tọa rằng: Con muốn thỉnh thầy thọ trai và cúng dường một tấm vải. Biết như vậy, Tỳ kheo trẻ tuổi đến nhà nói với thí chủ: Thượng tọa sai tôi đến lấy vải trước, đến ngày hẹn sẽ thọ trai.
Thí chủ trao vải cho vị này và sau đó thượng tọa biết được nên đòi vị này tấm vải. Nếu không trả thì phạm Ba-la-dy. Nếu thí chủ cùng thỉnh hai Tỳ kheo an cư, sau khi mãn hạ, cúng hai xấp vải, một xấu một tốt và không dâng khi có cả hai vị. Sau đó, thượng tọa sai Tỳ kheo trẻ tuổi đến nhà thí chủ lấy tấm vải. Ðưa vải cho Tỳ kheo trẻ, thí chủ dặn rằng tấm tốt dâng thượng tọa, tấm xấu dâng Tỳ kheo trẻ. Sau khi đem vải về, Tỳ kheo trẻ để chung vào một nơi.
Thượng tọa hỏi: - Tấm nào dâng cho tôi?
Với tâm trộm, Tỳ kheo trẻ tuổi đáp: - Tấm xấu này của ngài. Thượng tọa lấy tấm xấu, Tỳ kheo trẻ phạm Thu-lan-dá. Tỳ kheo trẻ lấy tấm tốt rời khỏi chỗ cũ, phạm Ba-la-dy.
Nếu khi viết chữ lên tấm vải, với tâm trộm, Tỳ kheo trẻ dối viết tên mình trên tấm tốt, sau đó, thượng tọa theo tên đã ghi để lấy tấm vải thì Tỳ kheo trẻ phạm Thu-lan-dá. Khi Tỳ kheo trẻ lấy tấm vải kia, phạm Ba-la-dy.
Vào chùa, thấy cựu Tỳ kheo làm ca-sa, nghĩ rằng đây là cựu Tỳ kheo nên sẽ trông coi bát của ta, Tỳ kheo khách im lặng bỏ đi. Sau đó, bát này bị mất, Tỳ kheo khách không được đòi bồi thường vì không gửi. Nếu có nói gửi nhưng cựu Tỳ kheo không hiểu lời nói của Tỳ kheo khách mà Tỳ kheo khách tưởng vị kia đã nhận lời mình gửi. Sau đó, nếu bát này bị mất, khách Tỳ kheo cũng không được đòi bồi thường vì lời nói không rõ.
Nếu khi vị kia gửi bát, cựu Tỳ kheo nói rằng lành thay nhưng sau đó bát bị mất thì phải bồi hoàn lại giá trị cho vị kia, vì có nhận gửi.
Quản lý kho chứa bát, Tỳ kheo xuất nhập bát của các Tỳ kheo, quên không đóng cửa kho, bát bị mất thì Tỳ kheo này phải bồi thường. Nếu bị người khoét vách vào trộm thì không phải bồi thường.
Các Tỳ kheo nói với Tỳ kheo giữ bát rằng: Này trưởng lão! Ngài hãy đưa bát ra ngoài vào sáng sớm, chúng tôi sai người đến giữ.
Người giữ ngủ quên làm mất bát thì Tỳ kheo giữ kho bát không phải đền.
Các Tỳ kheo gửi bát mà Tỳ kheo giữ bát làm biếng mở cửa kho nên đem bát để trong phòng mình, bị mất bát thì phải bồi thường. Nếu Tỳ kheo giữ kho bát mở cửa kho, chưa kịp đóng lại thì bị bệnh nên không kịp nhắn người giữ hộ. Bát bị mất thì không phải bồi thường. Tỳ kheo giữ bát ngủ đóng cửa kho, có giặc đến gọi mở cửa. Tỳ kheo không mở cửa nên giặc nói rằng ta mở được cửa sẽ giết ngươi. Tỳ kheo cũng không mở cửa, giặc dùng búa phá cửa nên Tỳ kheo suy nghĩ: Nếu không mở cửa, ta sẽ mất mạng và mất cả bát.
Do đó, Tỳ kheo mở cửa và giặc lấy bát đi thì Tỳ kheo không phải đền.
Tỳ kheo giữ kho bát đưa chìa khóa kho cho Tỳ kheo khách. Tỳ kheo khách mở cửa kho trộm bát đem đi. Tỳ kheo giữ kho phải đền bát.
Thượng tọa nói với Tỳ kheo giữ kho bát rằng tôi muốn gửi bát nên cùng trưởng lão xem xét bát trong kho. Nếu mở cửa mà không đóng lại, bị mất bát, cả hai đều phải bồi thường.
Thượng tọa đưa người vào kho, Tỳ kheo coi kho bát nói: - Dùng đưa người vào đây.
Thượng tọa nói: - Không sao.
Nếu mất bát, thượng tọa phải bồi thường.
Kho của tăng, tăng xuất tạp vật trong kho ra làm đại hội, một người không trông coi làm mất vật, Tỳ kheo coi kho không phải bồi thường. Nếu đưa lợi dưỡng bên ngoài vào, Tỳ kheo coi kho được nhận hai phần. Tỳ kheo hành đầu-đà tuy sống trong chùa mà không ở phòng của tăng, không ăn của tăng, ăn của thí chủ, tự mình làm phòng ở, chúng tăng không được sai làm duy-na hay tri sự sai khiến. Nếu Tỳ kheo nhờ đọc tụng, giáo hóa, thuyết pháp mà được lợi dưỡng cho mình và cho tăng, tăng không được sai làm tri sự cho tăng. Khi có phòng ở, y bát tốt, nên cho vị này vật tốt trước, được cho thêm về các loại như thức ăn, trái cây...
Nếu Tỳ kheo xử dụng phòng ở, y bát của tăng mà xem thường làm mất vật của tăng thì phải bồi thường. Tăng sai trông coi vật cúng dường Phật thì không được từ chối, làm mất phải bồi thường.
Không nộp thuế cho quan (sunkaghàta); trốn thuế, trộm vượt qua chỗ quan thuế, vừa đụng vào (vật) Ðột-cát-la, che dấu Thu-lan-dá; vượt qua trạm thuế quan, Ba-la-dy. Với tâm trộm, vứt vật ra ngoài trạm thuế, phạm Ba-la-dy; rơi bên trong trạm, Thu-lan-dá; ném ra ngoài nhưng vật lại lọt vào trong trạm thuế, Ba-la-dy; có pháp sư nói phạm Thu-lan-dá.
Có cây lớn làm cầu, một đầu nằm trong trạm thuế, một đầu nằm ngoài trạm thuế, với tâm trộm đưa vật theo cây để ra khỏi trạm, chưa vượt khỏi cây, Thu-lan-dá; vượt khỏi cây, Ba-la-dy.
Hai người cùng đóng chung thuế, một người trong chạm, người kia ở ngoài trạm (để trốn thuế), Thu-lan-dá; cả hai cùng vượt qua trạm, Ba-la-dy.
Ðem bò, ngựa, đội vật qua trạm thuế, Tỳ kheo bảo người nhận thuế rằng ông hãy thu thuế. Người thu thuế quên thu, bò đi qua khỏi trạm, Tỳ kheo không phạm tội, tội vì đã nói với thuế quan.
Tỳ kheo đến trạm thuế, một thuế quan bảo nộp, một bảo thôi, Tỳ kheo không nộp thuế, qua trạm, không phạm.
Tỳ kheo đưa vật đến trạm, muốn nộp thuế, người nhận thuế nói: - Vật nhỏ mọn không cần phải nộp thuế.
Do đó, Tỳ kheo đưa vật qua trạm, không phạm tội.
Tỳ kheo đem vật đến chỗ người nhận thuế nhưng họ đang chơi cờ bạc. Gọi ba lần nhưng họ không đáp ứng, Tỳ kheo đi qua không có tội.
Ðem vật đến chỗ người đóng thuế, bỗng gặp phải nạn như nước, lửa, giặc nên họ kinh sợ chạy tứ tản không nhận thuế, Tỳ kheo đi qua không có tội.
Cương giới của trạm thuế cũng tính theo chỗ hòn đá ném tới. Nếu Tỳ kheo đem vật chưa đến cương giới trạm thuế, đi qua (theo ngã khác) không phạm.
Pháp sư nói: - Tôi muốn nêu rõ (trường hợp) người trộm mà vô tội.
Hỏi: - Thế nào là vô tội?
Ðáp: - Không có chủ nên vô tội.
Ðối với trẻ con bị lưu lạc, bị cha mẹ rưới nước lên đầu rồi bảo đi đi, bị mất cha mẹ, Tỳ kheo nhận những người này thì vô tội. Người do người khác bồi thường, Tỳ kheo mang đi không có tội.
Người sinh trong nhà, mua được, phá được. Sinh trong nhà nghĩa là trẻ do nô tỳ trong nhà sinh ra; mua được là đem vật trao đổi, phá được là do đánh trận mà có. Trong luật nói rằng nếu Tỳ kheo trộm những người này thì mắc tội. Vừa nắm họ, phạm Ðột-cát-la; ôm hay bồng họ giở một chân lên khỏi mặt đất, phạm Thu-lan-dá; giở cả hai chân lên, phạm Ba-la-dy. Gây khủng bố cho họ đi theo, phạm tội nhỏ; bước một chân, phạm Thu-lan-dá; bước cả hai chân, Ba-la-dy.
Ðối với nô tỳ của người, Tỳ kheo bảo: - Người ở đây thật khổ, sao không bỏ đi, nếu đến chỗ khác thì sung sướng.
Nghe Tỳ kheo nói, nếu nô tỳ vừa có tâm muốn đi, Tỳ kheo phạm Ðột-cát-la; bước một chân đi, Thu-lan-dá; bước hai chân, Ba-la-dy.
Nô tỳ phản chủ, có các Tỳ kheo chỉ đường cho chạy trốn. Tỳ kheo chỉ đường bị tội trọng. Nếu nô tỳ khiến Tỳ kheo chạy, Tỳ kheo nói người hãy chạy như vậy sẽ thoát, Tỳ kheo vô tội.
Nô tỳ đi từ từ, Tỳ kheo bảo rằng người đi chậm như vậy, chủ sẽ bắt được ngươi.
Nghe nói, nô tỳ chạy nhanh, Tỳ kheo phạm trọng tội.
Nếu nô tỳ chạy trốn đến nước khác, Tỳ kheo bảo rằng ngươi hãy đi qua xứ khác đi vì chủ ngươi sẽ tìm được ngươi.
Nghe vậy, nô tỳ liền bỏ trốn, Tỳ kheo phạm tội trọng.
Nếu Tỳ kheo nói rằng ngươi ở đây khổ cực, ở chỗ kia rất sung sướng.
Nghe nói vậy, nô tỳ bỏ trốn đi. Tỳ kheo không bảo họ đi nên vô tội.
Tỳ kheo nói rằng xứ kia rất sung sướng với nhiều đường sá, thực phẩm dồi dào, ai có thể theo ta đến đó.
Nghe nói như vậy, nô tỳ tự đi theo Tỳ kheo. Tỳ kheo đuổi người này, vô tội. Nếu đi nửa đường, gặp phải cọp, sói, giặc, Tỳ kheo bảo chạy theo, không có tội.
Hết phần trộm người.
Loại không chân như rắn... có chủ... Người đời sai rắn làm trò để người xem cho một tiền hay nửa tiền.
Khi người này để rắn ngủ say, Tỳ kheo trộm mang đi, bị tội tùy theo giá trị.
Rắn trong giỏ, với tâm trộm, Tỳ kheo đưa ếch ra nhử, hoặc lôi ra khỏi giỏ, bị tội tùy theo giá trị. Hết phần loài không chân.
Loài hai chân. Thứ nhất là quỷ và người, nhưng với quỷ thì không thể trộm được.
Chim có ba loại. Loại bằng cánh lông như công, gà... Loại cánh bằng da như dơi... Loại cánh bằng xương như ong. Tỳ kheo trộm lấy các loài này, kết tội tùy theo giá trị như nói ở trước.
Loài bốn chân là tất cả các loại súc sinh như voi... Tỳ kheo đem sức mạnh bắt trộm voi, rời khỏi mặt đất, Ba-la-dy. Nếu voi đang ở trong chuồng bị trói ở bụng, ở cổ hay chân, Tỳ kheo mở dây ra khỏi chỗ cũ; nếu không bị cột mà lùa ra ngoài, hay ở ngoài đuổi ra khỏi cửa, hay đuổi ra khỏi cương giới của làng xóm, nếu ở chỗ A-lan-nhã mà đuổi khỏi chỗ đang đứng, nếu đang ngủ mà bắt đứng dậy, theo những trường hợp trên mà voi rời khỏi chỗ cũ, phạm Ba-la-dy. Ðối với các loại bốn chân như bò ngựa, lừa, lạc đà... cũng như vậy. Nếu bò... ở trong rào (ngăn) một nửa, lấy rào làm cương giới, Tỳ kheo mở dây đuổi ra ngoài, phạm như nói ở trước. Tỳ kheo gọi tên của bò, nó nghe hiểu và đi theo ra, phạm tội như trên. Nếu giết bò ngủ trên đất, chủ bò đòi, Tỳ kheo phải bồi thường, không thường phạm tội trọng.
Hết phần loài bốn chân.
Chúng sinh nhiều chân. Như con rết, cuốn chiếu có trăm chân. Nếu Tỳ kheo giở một lần lên 99 chân của chúng thì phạm Thu-lan-dá, dở chân cuối cùng lên, bị kết tội tùy theo giá trị.
Hết phần loài nhiều chân.
Nếu làm cho kẻ trộm, Tỳ kheo đến nhà người để xem nơi để vật, nơi tường vách bị hư thủng và trở về báo cho chúng. Nghe Tỳ kheo nói, kẻ trộm làm theo như vậy và lấy vật ra khỏi vị trí cũ Nếu nhiều Tỳ kheo sai một Tỳ kheo đi thì tất cả đều phạm tội. Nếu sai một Tỳ kheo... đi xem chỗ có vật, có một Tỳ kheo nói rằng đừng sai người ấy đi hãy để tôi đi, thì Tỳ kheo ấy phạm tội; người sai và người bị sai thì vô tội. Chúng Tỳ kheo cưỡng ép một Tỳ kheo đi trộm được vật và bắt Tỳ kheo này canh chừng. Khi các người đồng bọn đi tìm vật, Tỳ kheo giữ vật sinh ý trộm, lén chọn và lấy vật tốt, bị tội tùy theo giá trị vật.
Nhiều chúng Tỳ kheo nói rằng chúng ta cùng nhau đến làng ấy, chỗ ấy để trộm vật. Nếu cả bọn cùng đi, một người vào lấy vật, vật rời khỏi chỗ cũ, tất cả đều phạm Ba-la-dy.
Trong câu hỏi cho rằng trường hợp bốn người cùng trộm nhưng ba người bị tội còn một người được thoát, tôi xin hỏi và ông hãy suy nghĩ kỹ. Có bốn Tỳ kheo, một thầy và ba trò muốn trộm lấy sáu ma-bà-ca. Thầy bảo trò rằng: Các con lấy một ma-bà-ca và ta lấy ba ma-bà-ca.
Ðệ tử thứ nhất nói với thầy rằng thầy lấy ba, con lấy một và nói với hai người kia đều lấy một. Hai người kia cũng bảo nhau như vậy. Thầy trộm ba tiền, phạm Thu-lan-dá, dạy ba đệ tử trộm cũng phạm Thu-lan-dá. Vì sao? Tự trộm và bảo người khác trộm thì tội khác nhau nên bị hai Thu-lan-dá. Ba người đệ tử bị tội trọng, vì bảo người khác trộm năm ma-bà-ca (bảo thầy lấy ba, bảo hai bạn mỗi người một, cộng lại là năm - người dịch). Ông hãy suy nghĩ kỹ về trường hợp này để phân biệt rõ về các nghĩa lý trong giới trộm cắp. Suy nghĩ rõ như thế nào? Ông phải phân biệt rõ các trường hợp một loại vật để vào một nơi, một loại vật để nhiều nơi, nhiều vật để nhiều nơi.
Một loại vật để một nơi như là có một người để năm ma-bà-ca ở cửa hàng. Thấy vậy, nhiều Tỳ kheo sai một Tỳ kheo đến lấy đi. Các Tỳ kheo này đều bị Ba-la-dy.
Một người có năm cửa hàng và mỗi nơi để một ma-bà-ca. Thấy vậy, nhiều Tỳ kheo sai một Tỳ kheo đến cả năm nơi để lấy (những ma-bà-ca ấy), lấy nơi cuối cùng thì phạm Ba-la-dy.
Nhiều vật để một nơi là các vật khác nhau để chung một chỗ mà giá trị chung là năm ma-bà-ca hay nhiều hơn. Nhiều Tỳ kheo sai một Tỳ kheo lấy, Tỳ kheo này lấy vật ra khỏi chỗ, các Tỳ kheo đều phạm tội trọng. Nhiều loại vật để nhiều nơi, có năm người đều có một cửa hàng, nhiều Tỳ kheo sai một Tỳ kheo đến lấy, vật cuối cùng rời khỏi vị trí cũ, các Tỳ kheo đều phạm tội trọng.
Hết phần bảo lấy.
Cùng hẹn nhau vào giờ đó cùng đi, hoặc sáng, chiều nay tối, hôm nay hay ngày mai, năm nay hay sang năm, giữ đúng lời hẹn và không sai thời gian thì phạm hay không phạm như trước đã nói.
Nếu không làm đúng lời sai bảo như bảo lấy buổi sáng mà lại lấy vào buổi chiều, bảo đầu đêm lấy mà lại lấy vào cuối đêm, bảo lấy vào tháng có trăng lại lấy vào tháng không trăng, bảo lấy trong năm này lại lấy vào năm sau, người bảo lấy phạm tội nhỏ, người lấy phạm Ba-la-dy. Nếu lấy đúng vào thời gian sai, cả hai đều bị tội.
Hết phần hẹn nhau. Chú Giải Luật Thiện Kiến
- Quyển Thứ Chín -
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.228.91 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.