Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa [善見律毘婆沙] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa [善見律毘婆沙] »» Bản Việt dịch quyển số 7

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.63 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.78 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Thiện Kiến Tì Bà Sa

Kinh này có 18 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Việt dịch: Thích Tâm Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Pháp sư nói: Sau đây sẽ giải thích từng câu trong luật. Chữ gọi là (danh) trong luật văn không chỉ cho một sự việc mà bao gồm người, tu tập, sinh ra, tên, họ, giới, chùa, hành động, tuổi tác. Sau đây, tôi sẽ trình bày rõ từng vấn đề trên. Người (puggala) là người nào đó hoặc cao, thấp, đỏ, đen, trắng, mập, ốm. Sự tu tập (Yutta) là tu thiền định hoặc về tăng sự, hoặc về học vấn. Sinh nghĩa là sinh vào nhà Sát-đế-lỵ hay Bà-la-môn hay Tỳ-xá hay Tu-đà (Jacca - khattiya, bràmana, vessa, sudda). Tên, có khi tên Phật-đà-lặc-cật-đa, hoặc Ðàm-vô-lặc-cật-đa, hoặc Tăng-già-lặc-cật-đa [nàma (buddharakkhita, dhammarakkhita, sangharakkhita)]. Họ, hoặc là họ Ca-chiên-diên, Bà-tư-xoa, Câu-tư-dạ (gotta - kaccàyana, vàsettha, kosiya). Giới, tùy theo giới cấm mà họ thọ trì (sila). Chùa (vihàrin) tự viện mà họ cư trú. Hành (gocara - chỗ đi lại, vật thực) là hoạt động, sống theo nghiệp. Tuổi tác (Samp.Thera) là năm, mười, hai mươi, ba mươi tuổi. Chữ gọi là (danh) trong văn luật chỉ cho các sự kiện trên.
Nếu hành động Tỳ kheo thì được gọi là Tỳ kheo. Tỳ kheo là người đi xin (khất-sĩ). Dù có (xin) được hay không cũng gọi là khất sĩ. Ðây là hành động của người thiện. Ðức Phật, Bích-Chi-Phật, Thanh-văn đều thực hành pháp khất thực. Người nghèo hay giàu mà xuất gia học đạo, từ bỏ trâu bò, ruộng vườn, việc nhà và các công việc nuôi sống bằng sự nghiệp thế tục thì đi khất thực để sống chứ không có tư hữu, đều phải lấy bốn biển làm nhà ở, gọi là Tỳ kheo.
Y-phục phải đem cắt rọc ra (bhinnapatadhara) rồi mới mặc là để làm mất giá trị của y, dùng kim chỉ may lại, làm cho không còn mịn êm nữa mà trở nên thô xấu. Y phục này trước đây trắng đẹp, nay dùng vỏ cây nhuộm phá mất màu của nó, trở thành y cũ, người xử dùng y này gọi là Tỳ kheo. Thế nên, trong luật có nói rằng ai thường mặc y phục bị cắt rọc này thì gọi là Tỳ kheo.
Cũng có lúc gọi sa di là Tỳ kheo (khất sĩ). Như có đàn việt đến thỉnh Tỳ kheo, sa di tuy chưa thọ giới cụ túc nhưng cũng gia nhập vào số Tỳ kheo; trường hợp này gọi là mang tên Tỳ kheo (danh tự Tỳ kheo).
Câu: Trưởng lão, ta cũng là Tỳ kheo ... đây là giả danh Tỳ kheo.
Pháp sư nói: - Tại sao gọi là giả danh Tỳ kheo? Như trưởng lão A-Nan đi ban đêm, thấy một Tỳ kheo phạm giới nên hỏi: - Ôi! Ðấy là ai vậy?
Tỳ kheo phạm giới lên tiếng đáp rằng tôi là Tỳ kheo. Trường hợp này gọi là giả danh không chân thật.
Thiện lai Tỳ kheo (ehi-bhikkhu). Có người bạch y (thế tục) đến cầu xin Thế Tôn xuất gia. Thế Tôn quán sát căn cơ của họ, nếu đầy đủ nhân duyên có thể độ được thì Ngài gọi: Thiện lai Tỳ kheo (hãy đến đây này Tỳ kheo!). (Ðược Phật gọi như vậy) râu tóc người này tự rụng và trở thành Tỳ kheo.
Gọi ở đây nghĩa là từ trong tấm y nhiều mảnh (rattapamsukùlantara), Như Lai đưa bàn tay phải màu hoàng kim ra, bằng tiếng phạm âm (Bramhmaghosa) gọi hãy đến đây (thiện lai) tu tập phạm hạnh để tận diệt nguồn khổ.
Nghe Phật nói chưa xong, vị này đã thành Tỳ kheo, đắc giới cụ túc, có đầy đủ cả ba y ca-sa tươi sáng như hoa sen đỏ, vai trái mang bát đất màu như cọng hoa sen xanh (nìluppala), kim (cùsi), chỉ (bandhana), dao cạo (vàsi), túi lược nước (parissàvana)... Tám vật này là đồ dùng thông dụng của người xuất gia. Thế Tôn làm hòa thượng vừa là giới sư. Vị này tự nhiên có đầy đủ oai nghi, đến bên Phật đem đầu mặt lạy sát chân Ngài rồi ngồi qua một bên.
Pháp sư nói: - Từ khi Thế Tôn đắc đạo cho đến khi vào Niết-bàn, có bao nhiêu vị thiện-lai Tỳ kheo?
Ðáp: - Tỳ kheo như vậy có một ngàn ba trăm bốn mươi mốt vị (1341).
Hỏi: - Tên họ các vị ấy là gì?
Ðáp: - Nhóm A-nhã Kiều-Trần-Như (Annàta-Kondanna) có năm vị. Tiếp đến là con trưởng giả Da-Thu (Yasa) một vị và năm mươi bốn người bạn thân (sahàyaka) của vị ấy. Bạt-Quần (Bhaddavaggiya) có ba mươi người. Xà-Trí-La (Purànajatila) một ngàn người. Hại vị đại Thanh-văn (Aggasàvaka) có hai trăm năm mươi người. Ương-Quật-Ma-La (Angulimàla) là một người. Do đó, trong luật khen ngợi 1.341 vị.
Một ngàn ba trăm,
Bốn mươi mốt người,
Có tín tâm lớn,
Ðích thân gặp Phật.
Như Lai từ bi,
Ðưa tay hoàng kim,
Dùng phạm-âm gọi,
Thiện lai Tỳ kheo.
Có đủ y bát,
Ðược độ đúng lúc.
Bậc có đại trí tuệ cũng đều được gọi là thiện lai Tỳ kheo chứ không phải chỉ riêng các vị Tỳ kheo thiện lai ở trên. Lại có các vị thiện lai Tỳ kheo khác như nhóm Tư-Lâu-Bà-La-Môn (Selabràhmana) ba trăm người, nhóm Ma-Ha-Kiếp-Tân-Na (Mahàkappina) một ngàn người, một vạn người ở nước Ca-duy-la-vệ (Kàpilavatthu) và một vạn sáu ngàn người cùng xuất gia với Ba-dạ-la-ny Bà-la-môn (Pàràyanikabràhmana), họ đều là bậc thiện lai Tỳ kheo. Sự việc này được nói đến trong kinh tạng, trong luật tạng không nêu ra tên các vị ấy.
Ðắc giới cụ túc bằng quy y nghĩa là đọc ba lần câu văn ba quy y thì đắc giới cụ túc. Như trong luật có các trường hợp đắc giới cụ túc như: - Thiện lai Tỳ kheo, ba quy y, được giáo thọ, vấn đáp, thọ trọng pháp (garudhammapatiggahana-upasampadà), nhờ sứ giả (Dùtena-upasampadà), với tám lần nói (atthavàcika-upasampadà), bạch tứ yết-ma (nàtticatutthakamma-upasampadà).
Pháp sư nói: - Trường hợp đắc giới cụ túc với thiện lai và ba quy y thì đã nói. Các trường hợp khác như:
Ðược giáo thọ mà đắc giới như trường hợp Phật bảo Ca-Diếp rằng: Ông nên học như thế này. Ðối với bậc thượng trung hạ tọa, ta đều có tâm tàm quí. Phật bảo Ca-Diếp rằng: Từ nay ông nên nghe kỹ tất cả thiện pháp và khắc vào cốt, ghi vào tâm, với ý nghĩ rằng tôi đang chú ý, lắng tai nghe pháp. Phật bảo Ca-Diếp rằng: Ông nên học niệm thân như vậy không nên bỏ qua. Này Ca-Diếp! Nên học như vậy.
Ðại đức Ca-Diếp nhờ được (Phật) dạy bảo như vậy nên tức thì đắc giới cụ túc. Sự đắc giới cụ túc của Ca-Diếp là nhờ thần lực của Phật.
Ðắc giới cụ túc do vấn đáp như trường hợp Phật cho Tu-Ba-Ca (Sopàka) thọ giới cụ túc. Bấy giờ, tại chùa Phú-bà-la-dy (pubbàràma), đang đi kinh hành, đức Phật hỏi sa di Tu-Ba-Ca về tên của phồng trướng (uddhumàtakasannà-một trong 10 pháp quán bất tịnh) và tên của sắc, hai pháp này đồng nhất hay khác nhau. Ðược hỏi theo 10 bất tịnh, Tu-Ba-Ca đáp theo từng pháp. Phật liền khen ngợi: - Lành thay! Và hỏi tiếp rằng: Con bao nhiêu tuổi?
Ðáp: - Con bảy tuổi.
Phật bảo với Tu-Ba-Ca rằng con trả lời đúng đắn các câu hỏi với tâm chân chánh giống như bậc Nhất-thiết-trí. Ta cho phép con thọ giới cụ-túc. Ðây gọi là đắc giới cụ túc nhờ hỏi đáp.
Thọ trọng pháp đắc giới là trường hợp Tỳ kheo ny Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Ðề chấp nhận thọ tám trọng pháp nên đắc giới cụ túc. Sai sứ thọ giới cụ túc như cô ny Bán-ca-Thi (addhakàsi ganikà) sai sứ.
Tám lần nói đắc giới cụ túc nghĩa là (giởi tử ny) sau khi Tỳ kheo ny bạch tứ yết-ma rồi, lại được Tỳ kheo bạch tứ yết-ma nữa (mới đắc giới) nên gọi là tám lần nói đắc giới cụ túc.
Bạch tứ yết-ma đắc giới cụ túc là pháp mà các Tỳ kheo đang sử dụng hiện nay kể cả trường hợp tám lần nói đắc giới cụ túc.
Pháp sư nói: - Căn cứ bản luật, tôi sẽ trình bày sự việc trên. Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Ta cho phép các ông thọ giới cụ túc bằng cách đọc ba quy y. Như vậy là Phật cho phép các Tỳ kheo thọ giới cụ túc bằng cách ấy.
Thiện (Bhadra - hiền tài) là không ác. Ðời này, người phàm (từ khi) tu tập thiện pháp cho đến chứng quả A-la-hán đều được gọi là người thiện. Hoàn thiện về giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến (Sìla, samàdhi, pannà, vimutti, vimutti-nànadassana), người có trọn vẹn cả năm phần này thì gọi là người thiện.
Chân chính (Sàra - phần cốt lõi, có giá trị), giới là chân chính tối thượng nên gọi là chân. Như vải bạch điệp được nhuộm bằng màu xanh, sau khi có màu rồi thì được gọi là vải xanh. Tỳ kheo chân chính cũng vậy, nhờ nơi giới nên được gọi là chân Tỳ kheo. Trừ bỏ hết phiền não, chứng lậu tận la-hán cũng được gọi là bậc chân-nhân.
Hữu học (sekha) là phàm phu cùng bảy hạng học-nhân đang học về ba học, gọi là Tỳ kheo hữu học. Vô-học (Asekha) là bậc đã vượt qua địa vị hữu học, đạt đến quả vị trên cùng, từ đây không còn gì phải học nữa, các lậu đã không còn, nên gọi là vô học.
Tập tăng Tỳ kheo là tập hợp tăng với tối thiểu là năm vị. Nhiều hơn (năm vị) là tùy theo yêu cầu nhiều hay ít.
Nên lấy dục (chanda) là lấy dục trong hiện tại. Tăng đã hòa hợp, không có người bị cử tội, thì cùng nhau hòa hợp tác pháp yết-ma.
Bạch tứ yết-ma là một lần bạch và ba lần yết-ma (tìhianusàvanàhi ekàya natiyà).
Ðúng pháp yết-ma là tiến hành yết-ma đúng pháp.
Không xấu ( akuppa-không xao động) là người không có lỗi tác pháp yết-ma.
Tâm thiện chúng không thể phá hoại nghĩa là không có điều đáng chê nên gọi là không xấu.
Thiện nghĩa là tác pháp và làm theo lời dạy của Như Lai một cách tốt đẹp.
Túc là được tướng của bậc trên, cũng gọi là đạt đến.
Hỏi: - Tướng của bậc trên là gì?
Ðáp: - Hình tướng của Tỳ kheo là tướng bậc trên, vì nhờ bạch tứ yết-ma nên có được tướng bậc trên. Ðây gọi là bạch tứ yết-ma đắc cụ túc giới. Tôi sẽ trình bày về bạch tứ yết-ma, những phần khác sẽ giải thích sau. A-Ba-Lâu-Ca (Apalokanakamma) (hán dịch là bạch chúng với từng việc nhỏ), bạch yết-ma, bạch nhị yết-ma, bạch tứ yết-ma. Những pháp yết-ma trên tuần tự được xử dụng từ đầu đến cuối trong Tắc-đà-ca (khandhaka-kiền-độ-phần đoạn) và Ba-lỵ-bà-la (Parivàna-phần phụ lục). Tôi sẽ giải thích rộng. Trình bày ở trong nghĩa là tuần tự giải thích làm cho người đọc dễ hiểu những phần rắc rối trong Ba-la-di đầu tiên cho đến phần cuối.
Trong này, chúng tăng đã tập hợp là chỉ cho các vị Tỳ kheo được bạch tứ yết-ma, nếu Tỳ kheo nào làm việc bất tịnh thì bị tội Ba-la-dy còn các Tỳ kheo khác đều gọi là Tỳ kheo, tức là Tỳ kheo cùng các Tỳ kheo khác trọn đời sống trong giới pháp.
Giới nghĩa điều cần phải học. Học (sikkhà) có ba sự học là tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng tuệ (adhisìla, adhicitta, adhipannà).
Hỏi: - Tăng thượng giới là gì?
Ðáp: - Tăng thượng nghĩa là không gì bằng. Giới nghĩa là học cũng gọi là pháp học không gì bằng.
- Tăng thượng tâm là quả tâm (tâm thiền định).
- Tăng thượng tuệ là hành động mà biết rõ kết quả.
Hỏi: - Thế nào là học? Thế nào là tăng thượng học? Thế nào là tâm? Thế nào là tăng thượng tâm? Thế nào là tuệ? Thế nào là tăng thượng tuệ?
Ðáp: - Năm giới, mười giới là học, dù đức Phật có ra đời hay không, trong thế gian vẫn luôn luôn có giới này. Khi Phật ra đời, đức Phật và các Thanh-văn (đem giới pháp này) giáo hóa người khác. Trong thời kỳ Phật chưa ra đời, Bích-Chi-Phật (Paccekabuddha), các sa-môn và Bà-la-môn tin về nghiệp lực và pháp, Chuyển-Luân-Thánh-Vương, các đại Bồ tát (kammavàdin ca dhammika samanabràhmana, cakkavattin, mahàràjan, mahàbodhisatta) (đem giới pháp này) giáo hóa mọi người, tự thân đạt được trí tuệ rồi đem dạy bảo cho sa-môn, Bà-la-môn khác. Người nào có công đức nhờ giữ điều học ấy (giới) thì khi qua đời được sinh thiên hay nhân gian hưởng thụ các sự hoan lạc, nên gọi là học giới.
Ba-la-đề-mộc-xoa (pàtimokkha) là điều học tối thượng. Trong các loại ánh sáng thì ánh sáng mặt trời là vua. Trong các núi thì núi Tu-di lớn nhất. Trong các điều học (giới) trong thế gian thì Ba-la-đề-mộc-xoa là tối thượng. Như Lai ra đời mới có pháp này, nếu không có Phật ra đời thì chẳng có chúng sinh nào thành lập được pháp này. Ðức Phật dùng học giới tối thượng này để chế ngự việc ác của thân, miệng, ý. Có thể nói rằng ai thọ trì điều học này là đi vào đạo quả, nên gọi là tăng thượng học. Tâm nghĩa là lục-dục có tám tâm công đức và tám tâm định thuộc thế gian, vượt qua tất cả tâm thế gian này, chỉ có Phật ra đời mới (tu tập được) tâm này nên gọi là thượng tâm. Ðây là tâm đạo và quả (siêu thế). Ai có tâm này thì không còn làm pháp bất tịnh.
Tuệ nghĩa là đối với nhân và quả, nhờ tuệ mà biết được nghiệp là nhân và báo là quả, nên gọi là tuệ. Dù Phật có ra đời hay không cũng đều có pháp này. Sau khi ra đời, Phật và Thanh-văn đem pháp này dạy bảo người khác. Trong thời kỳ Phật chưa ra đời thì các sa-môn và Bà-la-môn tin về nghiệp lực và pháp, Chuyển luân thánh vương, các đại Bồ tát cũng đem pháp này dạy bảo người khác. Như A-Câu-La (Ankura) tổ chức đại hội bố thí (Mahàdàna) suốt mười ngàn năm, như Bà-la-môn Tỳ-la-ma (Velàma), như Ty-đà-la (Vessantara) và các bậc có trí tuệ khác tổ chức đại hội bố thí, viên mãn các công đức, được sinh cõi trời vì hưởng thụ các khoái lạc.
Thượng tuệ là hiểu rõ ba tướng luân chuyển khổ, không, vô ngã. Ðối với hai pháp thượng học và thượng tâm thì thượng tuệ vượt lên trên nên gọi là thượng tuệ. Khi nào có đức Phật xuất thế mới có thượng tuệ này. Tuệ của đạo quả cũng gọi là thượng tuệ. Thế nên, Tỳ kheo thọ trì tam học mà làm việc bất tịnh thì bị tội Ba-la-dy. Sự thọ trì Ba-la-đề-mộc-xoa trong tam học thì gọi là giữ trọn đời. Lại nữa, các Tỳ kheo khác nhau về chủng tộc, đất nước, làng xóm, họ tên, nhưng sống chung một trú xứ và cùng thọ trì một học giới nên gọi là cùng sống chung. Họ không vi phạm Ba-la-đề-mộc-xoa thì gọi là trọn đời.
Giới suy kém không mất nghĩa là không xả giới nhưng giới tướng đã suy giảm mà không nói với người khác. Nếu giới bị suy giảm có nói với người khác mà không xả giới thì giới cũng không mất.
Pháp sư nói: - Vì sao không nói xả giới mà nói giới suy kém? Như trong giới bổn nói rằng không được cùng ngủ chung qua hai ba đêm vì bị tội. Do lời nói khinh thường nên Phật mới dạy như vậy. Giới suy kém cũng vậy. Thế nên giới bổn nói rằng lời lẽ phải hoàn hảo mới được thuyết pháp. Như vậy, ý nghĩa xả giới thì đã đủ rõ, cần gì phải nói suy kém? Ví như vị vua không người tùy tùng, không có mão, chuỗi ngọc trang sức, không trang nghiêm thì mọi người nhìn vào không cho là hoàn hảo. Do đó, nói giới suy kém trước, sau nói không xả giới. Hai câu hợp nhau nên gọi là thiện. Có trường hợp giới suy kém mà không xả, giới không suy kém mà xả. Ðối với học giới, tâm ý cảm thấy chán ngán, không muốn giữ nữa nên gọi là giới kém. Ưu sầu nghĩa là chán ngán không còn ưa thích Phật pháp nữa, hoặc nói rằng hôm nay tôi về, ngày mai tôi về, hoặc đi bằng đường này, hoặc đi bằng đường kia, hoặc than vắn thở dài, tâm tán loạn không ổn định nữa, nên gọi là ưu sầu.
Muốn xả bỏ pháp sa-môn nghĩa là muốn bỏ hình tướng Tỳ kheo.
Chán ghét nghĩa là cho rằng hình tướng Tỳ kheo rất đáng xấu hổ, thấy tướng Tỳ kheo như thấy phân hôi và ưa thích tướng thế tục.
Pháp sư nói: - Sự trình bày theo thứ lớp trong luật dễ hiểu như câu: Từ nay tôi bỏ Phật.
Lành thay! Tôi sẽ bỏ Phật ... nghĩa là nói ra làm cho người khác hiểu. Như vậy là giới suy giảm mà không xả giới.
Pháp sư nói: - Ngoài việc giới suy kém ra, còn nói rằng tôi từ bỏ Phật, Pháp, Tăng, học giới, luật, Ba-la-đề-mộc-xoa, hòa thượng (upajjhaya), a-xà-lê (Acariya), đồng học (Saddhivihàrika), đệ tử (antevàsika), đệ tử của a-xà-lê, đồng học với hòa thượng (samànupajjhàyaka), đồng học với a-xà-lê và hòa thượng (samànàcariyaka)...
Mười bốn câu này là bắt đầu việc giới bị suy kém.
... Hiện nay, tôi là người bạch y thế tục, là Ưu-bà-tắc, là tịnh nhân (Aràmika), là sa di, là ngoại đạo (titthiya), là Ưu-bà-tắc của ngoại đạo (titthiyasàvaka), không còn là sa-môn, không phải là Thích-tử...
Tám câu này đều (là kết quả của) nguyên nhân giới bị suy kém. Từ hai mươi câu này phối hợp nhau thành một trăm mười (hai) câu, gọi là giới suy kém. Tiếp theo, bắt đầu bằng câu tôi nhớ mẹ... có mười bảy câu.
Ruộng dất (khetta) đứng đầu là ruộng lúa.
Ðất đai (vatthu) là nơi sản xuất ra trái ngọt, rau, món ăn, lá.
Nghề nghiệp, nghệ thuật (sippa) nghĩa là làm nghề đồ gốm hay làm giao dịch.
Bắt đầu là nhớ nhà nghĩa là ta có cha mẹ nên từ nay phải về phụng dưỡng và tiếp tục gồm có chín câu. Theo như trên..., ta có mẹ phải về phụng dưỡng vì mẹ đã nuôi dưỡng ta... theo sau là mười sáu câu.
Người tu tập phạm-hạnh ăn ngày một bữa, ngủ chỉ một lần, rất là khó làm...tiếp theo là tám câu.
Tôi không khả năng, tôi không chịu đựng được, tôi không vui... có đến 50 câu. lại có 110 câu, có 160 câu.
Pháp sư nói: - Ðã nói về trình tự của giới bị suy kém, các vị hãy tự biết lấy những câu xả giới kế tiếp.
Tỳ kheo ..., Pháp sư nói: - Câu này theo tuần tự dễ hiểu: Tôi từ bỏ Phật, Pháp, Tăng, học giới, luật, Ba-la-đề-mộc-xoa, hòa thượng (upajjhaya), a-xà-lê (Acariya), đồng học (Saddhivihàrika), đệ tử (antevàsika), đệ tử của a-xà-lê, đồng học với hòa thượng (samànupajjhàyaka), đồng học với a-xà-lê và hòa thượng (samànàcariyaka)...
Mười bốn câu này đều là lời nói từ bỏ, nói ra cho người khác hiểu. Ðây là muốn ra khỏi pháp, ra khỏi chúng Tỳ kheo nên nói cho người khác hiểu. Nếu người nào có ý định nói Phật của tôi từ bỏ nhưng gặp khi mở miệng lại nói tôi từ bỏ Phật thì không phải nói đúng với ngôn ngữ của Thiên-trúc mà nói bằng một ngôn ngữ khác với câu Phật của tôi từ bỏ, pháp của tôi từ bỏ... cho đến đồng học. Như trong luật nói: Ðược thánh lợi mãn túc nên định nói tôi sắp vào sơ thiền nhưng khi nói lại nói nhầm là tôi vào nhị thiền thì cũng như trường hợp trên. Người này muốn xả bỏ tướng Tỳ kheo nên nói như vậy. Nếu người nghe hiểu được lời nói này thì thành xả giới. Người này từ pháp của Như Lai rơi xuống hạng thế tục áo trắng cũng như Ðế-thích, Phạm, Ma bị mất ngôi (Sakkattà và Brahmattà và cutasatto viya cuto va hoti sàsanà).
Ai nói: Tôi đã bỏ Phật hay tôi sẽ bỏ Phật hay tôi đang bỏ Phật. Ðây là lời nói trong ba trường hợp quá khứ, tương lai và hiện tại. Nếu sai người, viết thư, làm dấu tay bảo với người khác thì không thành xả giới. Nếu nói dối gạt, không thật, hoặc dùng tay ra dấu thì mắc trọng tội. Trường hợp này khác, nếu ai muốn xả và nói với người khác với trình tự có ý nghĩ về lời nói trước, sau mới nói ra thì thành xả giới. Nếu nói với một người và người ấy hiểu rõ thì thành xả giới. Nếu người này không hiểu mà bên cạnh có người hiểu, không thành xả giới. Nếu nói với hai người mà một người hiểu, một người không hiểu thì cũng thành xả giới. Cả hai người đều hiểu cũng thành xả giới. Nếu nói với cả trăm ngàn người (cùng một lúc), có người hiểu cũng thành xả giới.
Nếu Tỳ kheo bị dâm dục xâm chiếm, muốn nói với bạn đồng học lại e ngại nên vào chỗ khuất nói lớn tiếng từ nay tôi bỏ Phật, hãy hiểu rõ ý tôi. Lúc ấy, bên cạnh có người hiểu rằng Tỳ kheo này muốn xả giới, rời khỏi pháp của Như Lai thì thành xả giới. Trước và sau không ai hiểu lời Tỳ kheo nói cả thì như lời nói thường của thế gian (không thành xả giới). Nếu khi Tỳ kheo nói mà họ không hiểu ngay, qua thời gian sau họ mới suy nghĩ đến và hiểu rõ thì không thành xả giới. Như nói vu vơ, như nói lời thô ác cúng dường, vì giận dữ nên nói, đều là những lời không thật trong lúc không bình thường mà ngay lúc ấy (họ) chú ý và hiểu thì người nói bị tội. Nếu họ còn nghi ngờ và lâu lâu sau này mới hiểu thì người nói không bị tội.
Phật bảo các Tỳ kheo: Nhưng những người giới đã bị suy kém mà nói như trên thì thành xả giới. Nếu giới không bị suy kém mà nói người thế tục chấp nhận tôi, tôi muốn thành người thế tục, tôi đang là người thế tục, tôi đã thành người thế tục thì không thành xả giới. Nếu nói hôm nay, tôi khiến người thế tục nhận tôi, làm cho người nghe biết rõ người nói cố ý nói ra, với ngôn ngữ chung Thiên-trúc hoặc không phải ngôn ngữ Thiên trúc mà người nghe hiểu rõ thì thành xả giới.
Pháp sư nói: - Tuần tự như vậy, bắt đầu là Ưu-bà-tắc, tiếp theo là bảy câu, tám câu, mười bốn câu, hai mươi hai câu...ta dùng những pháp này là gì, Phật đối với ta vô ích. Ta đã nói bốn câu này, các ông tự hiểu lấy. Câu chữ tuy nhiều nhưng nghĩa lý như nhau.
Pháp sư nói: - Tôi không thể giải thích hết, các vị hãy xem tuần tự trong luật và tự biết.
Pháp sư nói: - Tôn giả Ưu-Ba-Ly nói rằng đức Phật có 100 danh hiệu, Pháp cũng như vậy, các câu khác cũng như vậy. Tôi sẽ lược nói... như nói tôi nay bỏ Phật, xả giới, tôi bỏ đức Chánh-đẳng-giác; tôi bỏ bậc Vô-thượng-ý (Anantabuddhi), bỏ bậc Vô-thượng-giác (Anomabudduhi); bỏ bậc Bồ-đề-trí (Bodhipannàna), bỏ bậc không còn ngu si (Vigatamoha), bỏ bậc thông đạt tất cả. Như vậy, nói rõ tùy theo từng hiệu của Phật thì thành xả giới.
Lại nói từ bỏ pháp, trường hợp này không cần nêu rõ danh hiệu cũng thành xả giới. Như nói bỏ pháp khéo phân biệt thuyết giảng (Svàkkhàta dhamma), bỏ pháp hiện-chứng (Sanditthika), bỏ pháp vượt ngoài thời gian (Akàlika), bỏ pháp đến để mà thấy (Ehipassika), bỏ pháp dẫn đạo hướng thượng (opanayika), bỏ pháp mà được biết chân thật bằng trí tuệ (Vinnuhi dhamma). Lại nói rằng tôi bỏ pháp vô vi (Asankhata), bỏ pháp ly dục (Viràga), bỏ pháp diệt-đế (Nirodha), bỏ pháp cam lộ bất tử (Amata dhamma), bỏ pháp Trường A-hàm, bỏ Ðoản A-hàm, bỏ Phạm võng, bỏ Sơ-bổn kinh, bỏ Tăng-thuật-đa, bỏ Ương-quật kinh, bỏ Bổn-sinh kinh (Jàtaka-nikàya), bỏ A-tỳ đàm, bỏ pháp thiện công đức (Kusaladhamma), bỏ pháp công đức cũng phi công đức (abyàkata dhamma - vô ký pháp), bỏ pháp niệm-xứ (satipatthàna), bỏ pháp chánh tinh tấn (sammappadhàna), bỏ pháp thần túc (Idhipàda), bỏ pháp căn (Indriya), bỏ pháp lực ( bala), bỏ pháp nhân Bồ đề (Bojjhanga), bỏ pháp đạo (magga), bỏ pháp quả (phala), bỏ Niết-bàn, tôi bỏ tám vạn bốn ngàn pháp tụ (Dhammakkhandha). Nếu nêu rõ ra những danh hiệu như vậy thì thành xả giới.
Tôi bỏ Tăng... lời nói này không nêu rõ danh hiệu như bỏ tăng sống theo thiện hạnh, tăng theo chánh hạnh, tăng theo như lý hạnh, tăng theo hòa hợp hạnh, bỏ tăng bốn đôi, bỏ tăng tám vị, bỏ ứng cúng, bỏ bậc đáng chắp tay cúng dường, bỏ vô thượng phước điền (anuttara punnakkhetta) xứng gọi là tăng, cũng thành xả giới. Nay tôi xả giới. Lời nói này không nêu rõ danh hiệu cũng thành xả giới. Như nói xả giới bằng các danh hiệu như xả giới Tỳ kheo, xả giới Tỳ kheo ny, xả thượng-học, thượng-tâm, thượng-tuệ thì thành xả giới. Xả luật Tỳ kheo, xả luật Tỳ kheo ny, xả Ba-la-di thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, xả tăng-già-bà-thi-sa, thu-lan-giá (thullaccaya), xả ba-dật-đề, xả Ba-la-đề-đề-xá-ny (pàtidesanniya), xả đột-cát-la, xả đầu-bà-hòa-đa (dubbhàsita - tội vi tế), nêu rõ tên các loại giới ấy cũng thành xả giới. Tôi xả Ba-la-đề-mộc-xoa, tuy không nêu rõ danh hiệu, cũng thành xả giới. Xả Tỳ kheo Ba-la-đề-mộc-xoa, xả Tỳ kheo ny Ba-la-đề-mộc-xoa, nêu ra những danh hiệu này cũng thành xả giới. (Nói) tôi xả điều học cũng thành xả giới. Xả Tỳ kheo học, Tỳ kheo ny học, thứ nhất, thứ nhì cho đến Ba-la-đề-mộc-xoa học, xả Chánh-đẳng-chánh-giác học, xả Vô-thuợng-ý học, xả trí tuệ học, xả ly vô minh học, tuần tự như trên.
Tôi nay xả vị hòa thượng độ tôi xuất gia tại chỗ... và truyền giới cụ túc cho tôi tại chỗ... Tôi xin xả vị ấy. Như vậy, nếu xả bằng cách nêu rõ danh hiệu hòa thượng thì thành xả giới. Tôi nay xả a-xà-lê, lời này tuy không nêu rõ danh hiệu cũng thành xả giới. Như nói vị độ tôi, vị dạy tôi, tôi y chỉ vào vị đó để học hỏi; tôi xin xả vị ấy. Nếu nêu rõ danh hiệu của a-xà-lê thì thành xả giới. Nếu nói tôi xả đệ tử, lời này không nêu rõ danh hiệu nhưng giới cũng bị xả. Hay nói người mà tôi độ, tôi truyền giới cụ túc, được tôi cho xuất gia, được tôi cho đắc giới cụ túc, nay tôi xả người ấy. Xả đệ tử với danh hiệu như vậy thì thành xả giới. Nay tôi xả đệ tử (gọi tôi là) a-xà-lê thì cũng thành xả giới. (như nói) người mà tôi cho xuất gia, dạy bảo, học hỏi nơi tôi, tôi xả người ấy. Do nêu rõ danh hiệu thì thành xả giới. Tôi nay xả vị đồng học giới thì thành xả giới. Người mà thầy tôi cho thọ giới cụ túc, đắc giới cụ túc từ thầy tôi, tôi xả người ấy. Nếu rõ danh hiệu của vị đồng học cũng thành xả giới. Nếu nói tôi xả vị đồng học a-xà-lê với tôi thì cũng thành xả giới. Như nói người mà a-xà-lê của tôi độ và cho giới cụ túc, học hỏi nơi a-xà-lê ấy, được a-xà-lê của tôi dạy bảo cho biết, tôi xả người ấy. Như vậy, nếu nêu rõ danh hiệu người đồng học a-xà-lê với mình thì thành xả giới. Nếu nói: Tôi xả tất cả các vị đồng học thì thành xả giới. Người nào mà cùng học với tôi một loại định, một loại tuệ, tôi xả người ấy. Như vậy, nếu nêu rõ danh hiệu tất cả các vị đồng học thì thành xả giới.
Nếu nói: Tôi đang là người thế tục, thì thành xả giới. Nếu nói: Tôi trở lại đời sống như trước, tôi làm khách buôn, cày ruộng, nuôi trâu bò, hưởng năm dục. Như vậy, nêu rõ bằng danh hiệu thế tục thì thành xả giới. Nếu nói: Tôi đang là cận sự nam thì thành xả giới. Tôi là cận sự nam, nói lần thứ nhì, nói lần thứ ba. Tôi giữ năm giới hoặc giữ mười giới. Tôi đang là cận sự nam. Như vậy, nếu nêu rõ danh hiệu là cận sự nam thì thành xả giới. Nếu nói tôi đang làm tịnh nhân thì giới liền xả. Nói: Tôi đang làm người sai khiến của chúng tăng, tôi đang phân chia cháo, phân gạo, phân cây, trái. Dùng danh hiệu tịnh nhân như vậy thì thành xả giới. Nói: Tôi làm sa di thì thành xả giới. Tôi làm sa di nhỏ, sa di trẻ. Nếu nêu rõ danh hiệu sa di như vậy thì thành xả giới.
Nói: Tôi đang làm ngoại đạo thì thành xả giới. Nói: Tôi làm ny-càn-đà (nigantha), A-dần-bà-ca (Ajvivaka), làm Ða-ba-tu (Tàpasa), làm Ba-lị-bà-sà (Paribbàjaka), làm Bạn-lang-cụ (Pandaranga); dùng những danh hiệu ngoại đạo như vậy thì thành xả giới. Nếu nói: Tôi là cận sự nam của ngoại đạo thì thành xả giới. Như nói tôi là cận sự nam của Ny-càn, làm cận sự nam của A-diễn-ưu-bà-tắc-ca, làm cận sự nam của Ða-bà-tu, làm cận sự nam của Ba-lỵ-ba-xà, làm cận sự nam của Bạn-lang-cụ. Nếu nêu rõ các danh hiệu ngoại đạo như vậy thì thành xả giới. Nếu nói tôi không phải là sa-môn thì thành xả giới.
Như nói: Tôi phá giới, làm việc ác, làm pháp che đậy ô uế bất tịnh, không phải sa-môn mà tự xưng sa-môn, không phạm hạnh mà tự xưng phạm hạnh, bên trong chứa đầy hôi thối. Nếu nêu rõ những danh hiệu sa-môn như vậy thì thành xả giới. Nếu nói: Tôi không phải là Thích-tử (Asakyaputtiya) nữa thì thành xả giới. Nói: Tôi không phải Chánh-đẳng-giác tử, không phải Vô-lượng-ý tử, không phải Vô-thí-ý tử, không phải Bồ-đề-trí tử, không phải Dũng-mãnh tử, chẳng phải Vô-ngu-si tử, không phải Thông-đạt-vô-ngại tử, không phải Thắng-thắng tử, nếu nêu rõ danh hiệu Thích-tử như vậy thì thành xả giới. Với nguyên nhân này, với biểu hiện này, với phương tiện này, dùng danh hiệu của Phật, nói ra như vậy rồi đều thành nhân của xả giới. Nếu không nêu rõ danh hiệu Phật ra mà chỉ nói bằng những từ ngữ còn lại thì không thành xả giới.
Pháp sư nói: - Như vậy tôi đã nói rõ việc xả giới tướng. Ðối với việc không xả giới đã nêu thì không nên nghi ngờ. Tôi đã nói rộng việc xả giới, lấy người làm nguyên nhân, hoặc nhân vì người mà thành xả giới, hoặc nhân vì người mà không thành xả giới.
Pháp sư nói: - Luật bản có nói: Phật bảo các Tỳ kheo: Thế nào là không thành xả giới? Câu nói bắt đầu bằng sự điên đảo, hoặc dạ-xoa điên cuồng, hoặc nói năng điên cuồng, ngoài ra những trường hợp xả giới do tâm điên đảo, thì không thành xả. Với ý rất thích thú, xả giới với người điên cuồng nhưng kẻ điên này không hiểu giới thì không thành xả giới. Người tâm tính không bình thường thì cũng như dạ xoa.
Pháp sư nói: - Ðiên cuồng như dạ-xoa cũng như lời nói điên cuồng đều không có tội, sau sẽ nói rõ. Xả giới với tâm không ổn định thì không thành xả giới. Như quá đau khổ, khổ như dao cắt vào thân làm cho ngất ngây nên nói ra lời xả giới thì không thành xả. Nếu nói xả giới với người quá đau khổ nhưng họ vì đang đau khổ nên không hiểu lời nói này thì cũng không thành xả giới. Nếu nói xả giới với thiên thần như địa thần cho đến thiên thần A-suất-nỵ-xoa (Akanitthadevatà) thì không thành xả giới. Nếu nói xả giới với súc sinh như ma-hầu-la-già, ca-lâu-la- khẩn-na-la, voi, vượn khỉ (mahoraga, garula, kinnara, hatthin, makkata) và các loại súc sinh khác thì không thành xả. Người điên cuồng nói xả giới với người điên cuồng, vì không hiểu nên không thành xả.
Pháp sư nói: - Hướng đến thiên thần xả giới thì họ biết ngay vì họ có công đức lớn. Họ có ba nhân thọ thai (tihetupatisandhika) nên hiểu biết nhanh. Nếu người này thay đổi tâm, muốn xả giới thì chư thiên thần đã biết rõ. Vì hộ trì sự dễ thay đổi của tâm người nên đức Phật không cho mất giới. Do đó, Phật không cho phép xả giới với thiên thần, không ngăn cấm đối với người, có trường hợp cho phép, có trường hợp không cho, có trường hợp xem như nhau, có trường hợp xem không như nhau. Nếu nói với người thế tục hay xả giới mà hiểu rõ việc xả giới thì thành xả giới. Nếu người kia không hiểu thì không thành xả giới.
Pháp sư nói: - Tôi nói về ý nghĩa này. Thiện ngữ (Ariyaka) nghĩa là ngôn ngữ mà người thiện xử dụng. Ðó là ngôn ngữ nước Ma-yết (Magadhabhàsà). Nếu ở vùng biên địa như nước An-đà-la-di (Andha-damila) thì không hiểu ngôn ngữ nước Ma-yết. Có những nước ngôn ngữ khác nhau nên không hiểu tiếng nói của nhau. Do đó, khi cần phải giáo hóa, ông nói lời nước Ma-yết nhưng họ không hiểu thì trước hết phải dạy cho họ hiểu. Lời nói đùa, nói gấp, nói nhầm, như nói tôi xả Phật, do nói như vậy với sự ngu si thì không thành xả giới. Người có trí tuệ mà nói gấp, nói nhầm, cũng không thành xả giới. Không muốn xả giới mà nói xả thì cũng như người đọc luật, như người nghe luật, như người tụng luật, như người dạy luật (nói về xả giới). Nói những lời như vậy thì không thành xả giới. Muốn nói với người khác nhưng không nói nhưng đã có tướng trạng giới suy (nên có ý nghĩ) tôi nay xả giới; nhưng không nói ra. Ðây là muốn nói mà không nói. Nói với người ngu si, người già cả, tượng người bằng đất, bằng gỗ, với trẻ con nơi thôn dã và đến nơi nhưng không nói thì không thành xả giới.
Pháp sư nói: - Tôi nói tóm lại, nếu dùng tất cả những phương tiện thuận lợi mà bắt đầu bằng câu nói tôi xả Phật thì thành xả giới. Nếu nói khác ( thiếu chi tiết này) thì không thành xả giới.
Pháp sư nói: - Bắt đầu từ việc hành động bất tịnh, tôi sẽ trình bày về ý nghĩa này. Như trong luật nói, thế nào là hành động bất tịnh?
Ðáp: - Là làm việc bất hảo, việc người thiện không làm, là hành động của kẻ hoang dã, ngu si. Như trong luật nói rằng tội trọng có khi do việc lấy nước nơi vắng vẻ chỉ có hai người. Ý nghĩa của ác pháp này là bắt đầu từ việc lấy nước (Odakantika) đưa đến sự việc xúc chạm nhau qua bãi cát và thành tội lớn, nên gọi là bất tịnh hạnh.
Nơi khuất kín là nơi vắng người nên hai người có thể làm việc bất tịnh.
Hỏi: - Thế nào là làm việc bất tịnh?
Ðáp: - Cả hai đều mong muốn và thích thú, hay cả hai đều thụ hưởng dục thì gọi là làm việc bất tịnh. Như trong luật nói rằng đem phần ngoài thân thể của nam đặt vào phần ngoài thân thể của nữ và ngược lại, đem nam căn đặt vào nữ căn, nếu đi vào chỗ gió không vào được, chỗ ẩm ướt bằng chừng một hạt mè (Ekatilabijamattampi vàtena asamphutthe allokàse paveseti) thì phạm tội Ba-la-dy. Trong nữ căn (Itthinimitta) có bốn mặt và phần giữa (passa) là năm. Cả năm chỗ này đều là nơi sinh tội. Nam căn cũng có bốn mặt và phần đầu có kín và lộ. Cả sáu phần này, một phần nào tiếp xúc cũng bị phạm tội Ba-la-dy. Phần khuất kín như cong ngón tay, phần đầu lộ ra, cao thấp đều phạm. Nếu nam căn có mọc thịt chết nên không cảm giác thích thú, phạm Ðột-cát-la; có cảm giác thích thú, phạm Ba-la-dy. Dùng lông ở nam căn, đầu ngón tay đưa vào (nữ căn), phạm Ðột-cát-la.
Pháp sư nói: - Ðây là làm việc bất tịnh. Vì sao? Ðây là lời bất thiện, các trưởng lão nghe nói đến việc bất tịnh này thì cẩn thận chớ kinh ngạc. Ðây là tâm tàm quí của sa-môn, nên chí tâm hướng về Phật. Vì sao? Ðức Phật vì từ bi đối với chúng ta, ngài là bậc đế vương trong thế gian này, đã từ bỏ ái dục đạt đến chỗ thanh tịnh, vì thương tưởng đến chúng ta mà chế định giới luật nên nói ra lời thô ác này.
Người nào quán sát công đức của Như Lai như vậy thì không có tâm chê bai. Nếu Phật không nói sự việc này thì làm sao chúng ta biết được tội Ba-la-dy, tội Thu-lan-giá, tội Ðột-cát-la. Nếu pháp sư thuyết giảng cho người, cho phép người nghe và người nói dùng quạt che mặt, cẩn thận chớ cười lộ răng (cười lớn). Ai cười thì đuổi họ ra. Vì sao? - Ðức Phật Chánh-đẳng-giác vì thương chúng sinh nên nói ra từ kim khẩu, các vị nên sinh tâm tàm quí để lắng nghe, sao lại cười, nên phải đuổi ra. Cho đến cùng với súc sinh, đây là lời sau cùng, cùng súc sinh cũng bị phạm Ba-la-dy, huống chi với người nữ.
Pháp sư nói: - Tuần tự tôi sẽ giải thích. Chúng sinh có chân không chân. Không chân như rắn, hai chân như gà cho đến chim cánh vàng, bốn chân như mèo cho đến chó, các loại lớn dài như trăn rắn. Tiếp xúc vào một trong ba chỗ của các loài lớn này, chừng bằng hạt mè thì phạm Ba-la-dy. Ðối với các loại nhỏ không thể (hành dâm) được thì phạm Ðột-cát-la. Ðối với cá, đối với các loại cá, rùa, giải, trạnh, sò mà phạm vào ba chỗ như trên thì cũng bị tội. Trong trường hợp này có sự khác nhau chút ít, gặp miệng sò rất lớn, nếu đưa nam căn vào bên trong miệng sò mà không đủ, chỉ tiếp xúc như mụt nhọt thì phạm thu-lan-giá. Nếu tiếp xúc với ba chỗ của các loại gà, quạ, chim trĩ, kên kên... tùy trường hợp mà phạm Ba-la-dy hay Thu-lan-giá. Nếu phạm vào ba chỗ của mèo, chồn, chó... thì mắc tội như trên.
Ba-la-dy nghĩa là thối đọa, thua. Ðây là tội của Tỳ kheo. Như trong luật có nói: Phật bảo A-Nan rằng vì Bạt-Xà-Tử ta đã chế định giới Ba-la-dy, Tỳ kheo nào có làm việc như vậy thì phạm tội Ba-la-dy. Ðây gọi là Ba-la-dy.
Pháp sư nói: - Ai phạm giới này, gọi là kẻ Ba-la-dy. Do đó, trong phẩm Ba-lị-bà (Parivàna) có kệ:
Ta thuyết Ba-la-dy
Ông hãy chú ý nghe
Ðọa, lạc không hoàn hảo,
Trái nghịch với chánh pháp,
Không được cùng sống chung,
Nên gọi Ba-la-dy.
Ðây nghĩa là người phạm tội Ba-la-dy thì bị gọi là đọa, cũng gọi là rơi ra khỏi pháp Như Lai, không còn là Thích-tử, không còn hoàn hảo trong pháp Tỳ kheo, nên gọi là Ba-la-dy. Không được sống chung nghĩa là không được cùng chung hành động như lúc đầu.
Pháp sư nói: - Tôi sẽ tuần tự nói về tội ấy. Tăng có chung bốn hành động là trong giới đàn cùng nhau hòa hợp làm bốn pháp sự, gọi là cùng một hành động. Gọi là năm hành động Ba-la-đề-mộc-xoa nghĩa là khi tăng cùng thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa ở một chỗ thì người không biết tàm quí thì không được vào, không được vào dự tăng sự với chúng tăng mà bị đuổi ra ngoài, nên gọi là không được sống chung. Thế nên, trong luật bản nói rằng không được cùng bố tát và làm các pháp yết-ma. Tỳ kheo phạm tội Ba-la-dy thì không được sống chung với tăng.
Như vậy là đã trình bày thứ tự các câu văn giới, vì muốn phân biệt rõ khi phạm các chỗ khác nên Như Lai kết bằng câu văn này. Căn đưa vào căn không chỉ riêng cho người nữ mà cho tất cả giống cái. Nếu phụ nữ bằng vàng bạc thì không thuộc phi xứ. Nếu đúng là xứ thì phạm tội. Tôi sẽ nói: Nữ có ba nghĩa là trong ba loại nữ căn. Người nữ có ba đạo (chỗ sinh tội), hoàng môn có ba loại và có hai căn, đàn ông có ba loại đều thuộc Ba-la-dy. Người nam, nữ là có đủ 12 xứ, đây cũng dễ hiểu. Hai căn của hoàng môn sẽ giải thích sau.
Nữ nhân có ba căn, súc sinh cái cũng vậy, phi nhân nữ có ba căn ( cộng lại là chín căn). Riêng hoàng môn có hai căn; người, phi nhân và súc sinh cộng lại chín căn. Người hoàng môn, phi nhân hoàng môn, súc sinh hoàng môn đều có hai, hợp lại là sáu căn. Nhân nam, phi nhân nam, súc sinh nam hợp lại là sáu. Tổng cộng là ba mươi căn. Nếu hai căn tiếp xúc nhau chỉ bằng hạt mè để làm việc bất tịnh thì phạm Ba-la-dy. Nếu không do tâm dâm dục thì không thành tội này.
Thế nên trong luật nói: Tỳ kheo không có tâm dâm dục. Ðây là nói lúc đầu. Tỳ kheo ở đây chỉ cho Tỳ kheo làm việc dâm dục. Cốc đạo là hậu môn. Nếu Tỳ kheo hành dâm vào cốc đạo, đưa vào chỉ bằng hạt mè, bị tội Ba-la-dy. Nếu mình không chủ động làm mà bảo người làm cho mình, khi làm có ý hưởng ứng thích thú thì cũng bị tội như trên. Ðây là cố ý chứ không phải do việc khác mà mắc tội. Người xuất gia bị người khác ép buộc làm việc bất tịnh. Tỳ kheo này không hưởng ứng thích thú mà nhất tâm hộ giới thì không phạm tội. Nếu sau đó, người này thích thú thì phạm tội Ba-la-dy.
Có kẻ thù oán đem người nữ đến muốn phá hoại Tỳ kheo, hoặc dụ dỗ bằng thức ăn. Ðến gặp Tỳ kheo, bạn bè, thân quyến nói: - Ðại đức! Ðây là việc làm của chúng tôi, xin đại đức hưởng ứng cho. Nửa đêm, họ đưa người nữ đến, gọi Tỳ kheo thức giấc, hoặc nắm, tay, chân, đầu Tỳ kheo rồi đưa nữ căn hay cốc đạo vào căn Tỳ kheo. Nếu Tỳ kheo này hưởng lạc cả trong ba giai đoạn thì phạm tội Ba-la-dy, dù tinh có xuất ra hay không cũng phạm. Không được nói thế này: Ðây là do kẻ thù giữ tôi lại nên không phạm. Nếu tâm có thích thú trong bốn giai đoạn thì phạm. Một, khi mới đưa căn vào; hai, căn vào trong; ba, lấy ra; bốn, có thích thú. Nếu khi căn mới vào mà không thích thú, nhưng khi vào trong và lấy ra có thích thú thì phạm Ba-la-dy. Khi căn vào và đã vào trong không thích thú nhưng khi lấy ra có thích thú thì phạm Ba-la-dy. Trong bốn giai đoạn đều không thích thú thì không phạm. Không thích thú nghĩa là như đưa căn vào miệng rắn độc, như đưa vào lửa. Thế nên trong luật có nói: Khi đưa vào lấy ra mà không thích thú thì không phạm Ba-la-dy.
Do đó, Tỳ kheo tọa thiền quán sát khổ, không, vô ngã, không kể đến thân mạng, khi người nữ vây quanh thì xem như lửa bao vây, đối với năm dục xem như năm dao bén của bọn giặc làm hại. Như vậy thì không có tội. Ở trên là phần bốn việc. Bốn việc đã rõ như vậy, khi có kẻ thù đưa người nữ đến chỗ Tỳ kheo, thì không chỉ phạm nơi cốc đạo mà nơi tiểu tiện hay miệng cũng bị tội. Lại nữa, khi kẻ thù đưa người nữ đến, hoặc nữ thức suốt đêm, hoặc đưa người nữ bị say, nữ bị điên, cuồng, nữ đã chết, hoặc thây chết người nữ mà dã thú chưa ăn.
Pháp sư nói: - Chưa ăn nghĩa là chưa ăn nữ căn. hoặc đưa thây chết ngưỡi nữ đến mà nữ căn bị hư hoại nhiều hay ít, không chỉ riêng nữ căn mà cốc đạo hay miệng cũng vậy. Không chỉ riêng người nữ mà súc sinh cái cũng vậy, trong ba chỗ ấy hư hoại còn lại nhiều hay ít. Ðàn ông hai căn và hoàng môn hai căn bị hư còn lại nhiều hay ít. Ðây có bốn loại như vậy.
Pháp sư nói: - Người nữ có ba đạo, ba đạo chung cho bốn (trường hợp?), người nữ không ngủ có ba cho bốn, người nữ say có ba cho bốn, người nữ điên có ba cho bốn, người nữ cuồng có ba cho bốn, thây người nữ còn lại nhiều có ba cho bốn, thây người nữ còn lại ít có ba cho bốn, thây người nữ còn lại rất ít có ba cho bốn, cộng lại có hai mươi bảy (?); phi nhân nữ, súc sinh nữ cũng vậy, hợp ba loại nữ lại có 81 (?). Hoàng môn hai căn giống như người nữ, cộng lại có 81 (?). Hoàng môn và người nam cả hai có ba chỗ cộng lại là 54 (?). Phi nhân nam và súc sinh nam đều có hai căn cộng lại là 54 (?). Như vậy, cả người nữ cộng lại có 270 chỗ, nghĩa này dễ hiểu. Tôi sẽ giải thích về ý nghĩa câu còn lại nhiều hay ít.
Tại nước Sư tử có hai luật sư cùng học với một a-xà-lê. Một vị tên đại đức Ưu-Ba-Ðế-Tả (Upatissa), vị thứ hai tên đại đức Tả-Tả-Ðề-Bà (Phussadeva). Hai vị pháp sư này hộ trì luật tạng như đang ở nơi kinh sợ. Ưu-Ba-Ðế-Tả có đệ tử rất nhiều trí tuệ, một là đại đức Ma-Ha Ba-Ðầu-Ma (Mahàpaduma), vị thứ hai tên Ma-Ha Tu-Ma (Mahàsumma). Ma-Ha Tu-Ma đã học hết luật đến chín lượt. Tuy cùng Ma-Ha Tu-Ma nghe luật đến chín lượt nhưng Ma-Ha Ba-Ðầu-Ma học riêng thêm chín lượt nữa nên rất giỏi. Sau chín lần học luật, đại đức Ma-ha Tu-Ma lìa a-xà-lê, qua sông ra ở riêng. Nghe đại đức Ma-ha Tu-Ma đã qua sông ra ở riêng. Ma-Ha Ba-Ðầu-Ma suy nghĩ: Vị luật sư ở đây rất tài giỏi, thầy ấy đang còn mà vị kia lại đi đến ở trú xứ khác, thật là dũng mãnh. Nếu thầy đang còn, thì hằng năm ta nên đến nghe luật tạng và các phần chú giải chứ không phải chỉ học một lần, đọc tụng thông suốt mới gọi là luật sư cung kính luật.
Một hôm, đại đức Ưu-Ba-Ðể-Tả và Ma-Ha Ba-Ðầu-Ma đứng đầu, dạy 500 đệ tử. Trong khi đang ngồi thuyết giảng về các câu văn trong phần Ba-la-dy, có một đệ tử hỏi thầy: Thưa đại đức! (Căn) còn lại nhiều (hơn một nữa) thì phạm Ba-la-dy, còn lại ít thì phạm Thu-lan-dá, vậy còn lại một nữa thì như thế nào và bị những tội gì?
Thầy đáp: - Trưởng lão! Sở dĩ Như Lai chế định Ba-la-dy thì chế tất cả, nếu thuộc chỗ Ba-la-dy thì kết tội Ba-la-dy. Ðây là tội thuộc thế gian, không phải tội do kết. Nếu là còn nữa phần mà phạm tội Ba-la-dy thì Phật đã kết rồi. Không thấy như vậy ở Ba-la-dy chỉ thấy ở Thu-lan-dá. Ðối với tử thi, ở trường hợp còn nguyên quá bán thì Phật kết tội Ba-la-dy, còn lại ít thì kết tội Thu-lan-dá. Bị tội Thu-lan-dá mà không bị tội (Ba-la-dy) vì (căn) còn lại ít. Ðối với tử thi nên biết không còn sống, mà phần thịt ở căn như da ngoài, gân vẫn còn thì phạm Ba-la-dy.
Nếu thịt đã hư rã, da không còn nhưng vẫn còn hình dạng, có thể đưa nam căn vào được thì phạm tội tội trọng. Nếu căn bị hư hết không còn hình dạng, bằng phẳng như vết thương thì phạm Thu-lan-dá. Nếu bị chó ăn, căn không còn ở thây chết, hành dâm vào thịt chỗ ấy thì phạm Ðột-cát-la. Nếu tử thi đã bị thú ăn hư hoại hết chỉ còn lại ba chỗ mà hành dâm được vào những chỗ ấy thì phạm tội trọng. Nếu còn ít hơn một nữa thì phạm tội Thu-lan-dá. Nếu với tâm dâm dục, đưa căn vào mắt, mũi, tai, da qui đầu, vết thương người sống bằng chừng một hạt mè thì bị tội Thu-lan-dá. Các chỗ khác như nách thì bị tội Ðột-cát-la. Do tâm dâm dục với tử thi chảy nước, chỗ Ba-la-dy thì phạm Thu-lan-dá, chỗ Thu-lan-dá phạm Ðột-cát-la. Nếu phạm vào chỗ Ðột-cát-la, tùy theo sự việc phạm mà kết tội. Nếu tử thi này sình trướng hôi thối, ruồi lằn bu quanh, mũ chảy ra từ chín lỗ, khó đến gần thì với chỗ Ba-la-dy phạm Thu-lan-dá, chỗ Thu-lan-dá phạm Ðột-cát-la, các chỗ Ðột-cát-la mà hành dâm thì phạm Ðột-cát-la. Hành dâm vào mũi các loài súc sinh như voi, ngựa, bò, lừa, lạc đà, trâu thì phạm Thu-lan-dá. Với mắt, tai, vết thương và các nơi khác của các loài trên thì phạm Ðột-cát-la. Nếu chết đã rịn nước, với chỗ Ba-la-dy thì phạm Thu-lan-dá, với chỗ phạm Ðột-cát-la thì tùy theo trường hợp nặng nhẹ mà mắc tội. Nếu tử thi sình lên thì như trước đã nói bị tội Ðột-cát-la. Với da qui đầu người nam, hoặc thích sự mềm trơn, hoặc thích làm với tâm dâm dục, hai bên cùng nắm nam căn nhau bị tội Ðột-cát-la.
Nếu nắm nữ căn với tâm dâm dục, bị Thu-lan-dá. Như trên rút ra từ bộ Ðại-nghĩa-sớ (Mahàathakathà). Nếu Tỳ kheo với tâm dâm dục, nắm nữ căn, hoặc hôn nhau bị tội Thu-lan-dá, duyên khởi do ai?
Ðáp: - Do nhóm sáu Tỳ kheo. Khi ấy, sáu Tỳ kheo ở bờ sông A-dần-la-ba-đế-dạ (Aciravatinadì). Khi cùng các con bò lội qua sông, họ nắm sừng và hành dâm vào vùng giữa sừng hoặc ở vùng có lông dưới tai tiếp giáp trên lưng, ma sát với ý dâm, không thể nói hết. Ðức Phật bảo các Tỳ kheo: Nếu cọ sát do tâm dâm dục thì phạm tội Thu-lan-dá. Tất cả tướng trạng như vậy, hãy suy xét để hiểu, không để mất ý nghĩa này. Thế nào là không mất ý nghĩa này?
Vì ý muốn dùng miệng đưa qua miệng, trường hợp không thành tướng dâm dục vì vốn không có tâm dâm dục thì bị tội Ðột-cát-la. Trường hợp có cảm thọ thích thú với cảm giác mềm trơn, dùng miệng tiếp xúc miệng, tăng-già-bà-thi-sa. Dùng nam căn tiếp xúc phần ngoài của nữ căn, tăng-già-bà-thi-sa. Dùng nam căn tiếp xúc phần ngoài của súc sinh cái, Thu-lan-dá. Nếu tiếp xúc vì thích sự mềm trơn, Ðột-cát-la.
Tổng cộng có 269 trường hợp. Ðã nói xong về bốn loại. Như vậy đức Thế Tôn vì hộ trì người thuận theo giới nên nói ra 274 loại. Như Lai vì muốn ngăn chặn các Tỳ kheo ác trong tương lai không thể nói rằng dùng vật bọc nam căn lại mà hành dâm thì vô tội. Do đó đức Phật bày ra sự việc này để bảo vệ chánh pháp, không cho 274 điều trên xảy ra trong tương lai, biểu hiện phân biệt với 14 ngăn che. Có kẻ thù đem người nữ đến muốn phá hoại Tỳ kheo tịnh hạnh. Họ dùng cốc đạo, thủy đạo, hai miệng với hai cách sau để phá hại Tỳ kheo. Một, có cách không cách, có cách là ba đường của người nữ, không cách là căn của Tỳ kheo.
Pháp sư nói: - Ta sẽ phân tích sự việc này. Có cách nghĩa là tại ba đường của người nữ, dùng vật như lá cây, vải hay da thục, sáp ong, chì, thiết để ngăn cách nữ căn.
Pháp sư nói: - Ngăn cách tùy theo vật thuận tiện, có và không ngăn cách đi vào nhau dù cho không cách có cách, không cách không cách, có cách có cách mà hành động với tâm dâm dục đều phạm tội Ba-la-dy. Phạm vào Ba-la-dy thì bị tội Ba-la-dy, phạm Thu-lan-dá thì bị tội Thu-lan-dá, phạm Ðột-cát-la thì bị tội Ðột-cát-la. Nếu lấy vật đậy nữ căn lại rồi hành dâm trên vật ấy, Ðột-cát-la. Lấy vật cột vào nam căn, đem đầu vật ấy đua vào trong nữ căn, Ðột-cát-la. Ðưa hai vật trên ma sát nhau, Ðột-cát-la. Ðặt ống trúc, đồng vào nữ căn và hành dâm trong ống này. Nếu có tiếp xúc với thịt thì phạm Ba-la-dy. Nếu ống nứt ra hai bên, làm tiếp xúc với thịt, Ba-la-dy. Nếu dùng ống trúc có đốt đậy trên đầu nam căn, nhưng bốn bên phần còn lại có tiếp xúc với thịt nữ căn, Ba-la-dy. Nếu căn ở trong ống, không tiếp xúc với thịt, Ðột-cát-la. Như vậy với tất cả tội tướng, ông đã rõ. Phần trên là bốn sự ngăn cách.
Ðã nói rõ bốn sự ngăn cách là như vậy, không chỉ riêng trường hợp kẻ thù đem người nữ đến chỗ Tỳ kheo mà họ đem Tỳ kheo đến chỗ người nữ cũng có cách và không cách như nói ở trước. Ðã nói xong về bốn việc do kẻ thù. Vì sao? Vì kẻ thù của Tỳ kheo mới làm như vậy. Hoặc nhà vua là kẻ thù thứ nhất. Tôi sẽ trình bày. Những kẻ thù này đem đến chỗ Tỳ kheo bằng những kẻ như người nữ, hoặc giặc hoặc người nam đa dục thích thú với việc hành dục, hoặc kẻ phóng dật ưa thích dục, đến chỗ Tỳ kheo, hoặc giặc càn-đà là giặc thường lấy tim người để tế quỉ thần.
Vì sao? Giặc này không chịu cày ruộng, trồng trọt để nuôi vợ con, chỉ sống bằng nghề cướp phá người trong làng, người buôn để lấy vật. Những kẻ giặc càn-đà đi cướp thường bị lao nhọc vì người trong làng và người buôn có phòng vệ nên không thể lấy được. Tỳ kheo ở chỗ vắng vẻ không người bảo vệ nên dễ bị cướp. Khi bắt được Tỳ kheo, do suy nghĩ nếu giết Tỳ kheo thị bị tội nặng, nên chúng muốn phá giới hạnh của Tỳ kheo nên đưa người nữ đến để vị ấy phá giới.
Pháp sư nói: - Như bốn việc đã nói ở trước. Trước đây đã nói người nữ có ba đạo (đường) hành dâm, đã nói qua rồi, nay nói rõ để không còn nghi ngờ. Dùng đạo đưa vào đạo.
Hỏi: - Dùng đạo đưa vào đạo nghĩa là gì?
Ðáp: - Người nữ có ba đạo, với một trong ba đạo này, đưa nam căn vào. Trường hợp hai đạo hợp lại thành một, như đưa vào bằng thủy đạo mà lấy ra theo cốc đạo. Ðưa vào từ cốc đạo mà lấy ra theo thủy đạo. Ðưa vào theo thủy đạo nhưng bên cạnh thủy đạo có vết thương nên lấy ra từ vết thương. Do phi đạo nghĩa là đưa vào theo vết thương, lấy ra theo thủy đạo. Từ phi đạo đưa vào, hay lấy ra theo phi đạo, Ba-la-dy. Thu-lan-dá là trường hợp hai đường vết thương hợp lại thành một, đưa vào theo vết thương thứ nhất, lấy ra theo vết thương thứ hai.
Thứ đến, tôi sẽ nói về hai trường hợp nếu không biết, không thích thú thì không phạm tội. Tỳ kheo ngủ mà biết, thích thú thì không được nói tôi ngủ. Nếu họ nói không biết, không cảm giác, thì người nói được thoát tội và đuổi người thứ hai hoàn tục. Nên hỏi người ngủ rằng ngươi có thích thú không? Nếu họ có thích thú thì Ba-la-dy. Nếu họ cố ý làm thì không cần hỏi. Như vậy đã rõ về trường hợp có tội. Trường hợp không có tội vì không biết: Tỳ kheo này ngủ say không biết như người nhập định, hoàn toàn không biết gì thì vô tội.
Như trong luật có nói rằng Tỳ kheo thưa: - Bạch Thế Tôn! Con không biết việc ấy.
Phật dạy: Này Tỳ kheo! Nếu không thức, không biết thì không phạm tội. Thức mà không cảm giác là biết vì đã thức nhưng không cảm giác thích thú thì vô tội. Như trong luật có nói: Thưa Thế Tôn! Con đã thức nhưng không thích thú.
Phật dạy: - Này Tỳ kheo! Nếu đã thức nhưng không thích thú thì không phạm tội. Ðiên cuồng có hai trường hợp. Một, điên cuồng bên trong. Hai, điên cuồng bên ngoài. Ðiên cuồng bên ngoài như có máu ở khắp thân thể, nên khi bệnh phát sinh thì cả người sinh ghẻ lở, chấn động toàn thân, dùng thuốc trị thì hết. Nếu bệnh thuộc bên trong, phát sinh cuồng loạn, không còn biết khinh trọng mà dùng thuốc không thể trị được. Bệnh điên cuồng như vậy thì không phạm. Mất trí nghĩa là như bị dạ xoa làm tâm trí bị thay đổi. Có hai trường hợp. Một, dạ- xoa hiện hình làm cho người bị sợ hãi nên mất trí. Hai, dạ-xoa đưa tay vào miệng người và xáo trộn ngũ tạng nên mất trí. Bị mất trí vì hai trường hợp này thì không phạm tội. Ngưòi bị trường hợp điên cuồng mất trí này, gặp lửa thì nắm vào như nắm vàng, thấy phân thì bốc như bốc bột chiên đàn. Người điên cuồng như vậy phạm giới không có tội. Gặp người khi mất trí, khi tỉnh nếu hành động khi tỉnh thì phạm. Người bệnh thì trong thời gian bị bệnh không phạm. Ban đầu nghĩa là hành động đầu tiên như Tu-Ðề-Na thì không phạm Ba-la-dy. Ngoài ra các trường hợp khác như di- hầu Tỳ kheo Bạt-Xà-Tử thì phạm tội Ba-la-dy. Như trên đã giải thích phần luật bản (Padabhàaniyavannanà nitthità).
Chú Giải Luật Thiện Kiến
-Quyển Thứ Bảy-

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 18 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.188.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập