Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận [阿毘達磨俱舍論] »» Bản Việt dịch quyển số 25 »»

A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận [阿毘達磨俱舍論] »» Bản Việt dịch quyển số 25

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.52 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.62 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Câu Xá

Kinh này có 30 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Việt dịch: Đạo Sinh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phần 25
Phần trên có nói nếu A-la-hán thuộc loại bất động (akopya) thì sau thánh trí sẽ sinh khởi vô sinh trí (anutpādajñāna); có phải nói như vậy là hàm ý vẫn có sự khác nhau giữa các A-la-hán thuộc hàng dự lưu, v.v.?
(Đáp) vẫn có sự khác nhau.
(Hỏi) Khác nhau như thế nào?
Tụng đáp:
[A-la-hán có sáu hạng
Là thối pháp cho đến bất động.
Năm hạng đầu sinh từ tín giải,
Đều gọi là thời giải thoát.
Hạng cuối là bất thời giải thoát.
Sinh từ Kiến chí trước đó.]
Luận: Kinh (Madhyama, 30, 4; Saṃyukta, 33, 10) nói có sáu loại A-la-hán là Thối pháp (parihāṇadharman), Tư pháp (cetanādharman), Hộ pháp (anurakṣaṇādharman), An trụ (sthitākampya), Kham đạt pháp (prativedhanādharman), Bất động pháp (akpopyadharman).
Năm loại đầu sinh từ loại tín giải (śraddhādhimukta). Sự giải thoát về tâm (cetovimukti) của năm loại A-la-hán này mang tính chất thời cơ (samayikī) và đáng ưa (kāntā) bởi vì họ luôn luôn giữ gìn sự giải thoát này. Vì thế các A-la-hán này được gọi là Thời giải thoát (samayavimukta). Phải tùy thuộc vào (apekṣa) thời cơ thì các hạng A-la-hán này mới được giải thoát (vimukta); vì thế tên gọi trên đây (samayavimukta) đã được lập thành bằng cách lược bỏ một từ ở giữa (sơ ngôn) là apekṣa (đãi), cũng giống như khi nói “bình bơ” (ghṛtaghaṭa) là để chỉ cho cái bình đựng bơ.
Đối với hạng A-la-hán này, sự tu định (samādhisaṃmukhibhāva) phải tùy thuộc vào thời cơ, tức phải đợi đến khi có các vật dụng cần thiết (upakaraṇa), khi không mang bệnh và có được nơi tu tập.
Sự giải thoát của các A-la-hán Bất động không thể bị lay động bởi vì họ không thể thối thất sự giải thoát này; vì thế họ có tên là Bất động. Họ còn được gọi là Bất thời giải thoát (asamayavimukta). Họ nhập định tùy theo ý muốn của mình cho nên được giải thoát mà không phải tùy thuộc vào thời cơ (samaya).
Samaya Còn có nghĩa là thời gian; có nghĩa là năm loại A-la-hán đầu tiên còn bị thối đọa từ sự giải thoát này (vimukti) vì thế họ thuộc loại “được giải thoát trong một thời gian” (kālātara, tạm thời giải thoát) trong khi loại thứ sáu không còn bị thối đọa và đã được giải thoát vĩnh viễn (atyanvimukti) vì thế gọi là Bất thời giải thoát.
Các A-la-hán này sinh khởi từ loại Kiến chí (dṛṣṭiprāpta).
(Hỏi) Sáu loại A-la-hán nói trên có các chủng tánh này (gotra) ngay từ đầu hay chỉ mới đắc được sau này?
Tụng đáp:
[Có trường hợp đắc ngay từ đầu,
Có trường hợp đắc sau khi luyện căn.]
Luận: Có trường hợp ngay từ đầu đã là Tư pháp A-la-hán (cetanādharman); có trường hợp sau khi đã là Thối pháp A-la-hán thì phải làm cho các căn thanh tịnh hoặc viên mãn (uttāpana) căn mới trở thành Tư pháp. Và cứ tiếp tục như thế.
(1) Thối pháp A-la-hán là A-la-hán còn bị thối đọa và không phải là Tư pháp, v.v., cũng không phải là Kham đạt pháp (prativedhanādharman).
(2) Tư pháp A-la-hán là A-la-hán còn phải kết thúc sự tồn tại của mình (cetayitum), và không phải là Hộ pháp (anurakṣaṇādharman), v.v..
(3) Hộ pháp A-la-hán là A-la-hán còn phải phòng hộ.
(4) An trụ A-la-hán là A-la-hán không bị lay động khi không có các nhân thối đọa mạnh mẽ (thắng thối duyên), ngay cả khi không có sự phòng hộ, có nghĩa là vẫn trụ lại ở quả. Họ là những A-la-hán không tăng tiến (vardhayitum) vì không bị thối đọa, và không có gia hành (abhiyoga).
(5) Kham đạt pháp A-la-hán (prativedhanādharman = prativedhanābhavya) là A-la-hán không cần gia hành (abhiyoga) mà vẫn có thể “đạt đến” (prativeddhum) loại Bất động A-la-hán.
(6) Bất động A-la-hán là A-la-hán không còn bị thối đọa.
Hai loại đầu tiên, khi còn thuộc hàng hữu học, đã thiếu sự nỗ lực liên tục và mãnh liệt (sātaya, satkṛtyaprayoga); loai thứ ba chỉ có sự nỗ lực liên tục; loại thứ tư chỉ có sự nỗ lực mãnh liệt; loại thứ năm có cả hai loại nỗ lực nhưng căn lại muộn độn; chỉ có loại thứ sáu có cả hai loại nỗ lực và lợi căn.
Thối pháp A-la-hán không nhất định phải bị thối đọa; và các loại sau đó cũng như vậy: Kham đạt A-la-hán không nhất định phải “đạt đến” (quả vị Bất động A-la-hán). Sở dĩ các thánh giả này có tên gọi khác nhau bởi vì có thể có trường hợp họ còn bị thối đọa, v.v.. Vì nguyên tắc này (Vibhāṣā, 62, 4) đã được thừa nhận cho nên có thể kết luận rằng cả sáu loại A-la-hán đều có thể hiện hữu ở tam giới.
Tuy nhiên nếu theo giả thiết Thối pháp A-la-hán là A-la-hán nhất định bị thối đọa, v.v., và Kham đạt A-la-hán là A-la-hán nhất định phải đạt đến thì kết luận trên sẽ bị thay đổi: (1) Sáu loại A-la-hán đều có ở Dục giới; (2) chỉ có hai loại An trụ và Bất động A-la-hán ở các giới trên (thượng giới) bởi vì ở đó không có (a) sự thối đọa (parihāṇi) vì thế không có Thối pháp A-la-hán và Hộ pháp A-la-hán bởi vì sẽ không có việc phòng hộ thối thất; (b) cũng không có tư (cetanā) vì không có Tư pháp A-la-hán; (c) cũng không có sự làm viên mãn các căn vì thế không có Kham đạt A-la-hán bởi vì hàng A-la-hán này phải rèn luyện các căn thật mãnh lợi mới có thể “đạt đến”, mới có thể trở thành Bất động A-la-hán.
(Hỏi) Trong năm loại đầu, loại nào thối đọa từ chủng tánh và loại nào thối đọa từ quả?
Tụng đáp:
[Bốn loại thối đọa từ chủng tánh;
Năm loại từ quả; không thối đọa từ (chủng tánh và quả) đầu tiên.]
Luận: Bốn loại A-la-hán [từ Tư pháp cho đến Kham đạt] bị thối đọa từ chủng tánh; năm loại A-la-hán [từ Thối đọa cho đến Kham đạt] cũng bị thối đọa từ quả.
Tuy nhiên không có trường hợp thối đọa từ chủng tánh và quả đầu tiên:
(1) Thánh giả A-la-hán không bị thối đọa từ chủng tánh đầu tiên, tức chủng tánh đã đắc được trước khi trở thành A-la-hán bởi vì chủng tánh này đã được làm cho kiến cố (dṛḍhīkṛta) bởi hữu học đạo và vô học đạo. thánh giả hữu học không thối đọa từ chủng tánh đầu tiên vì chủng tánh này đã được thế tục đạo và xuất thế đạo làm cho kiên cố. Không thể có trường hợp bị thối đọa từ loại chủng tánh đã đắc được nhờ luyện căn (uttāpanāgatāt tu parihīyate).
(2) Thánh giả không thối đọa từ quả đầu tiên đã đắc được, nhưng có thể thối đọa từ các quả khác. Như vậy họ sẽ không bị thối đọa từ quả dự lưu.
Theo hai nguyên tắc trên sẽ có (1) ba trường hợp có thể xảy ra đối với hàng Thối pháp A-la-hán: Họ có thể đắc được Niết-bàn mà vẫn còn giữ nguyên chủng tánh của mình (trụ tự vị nhi bát Niết-bàn), hoặc có thể làm viên mãn các căn (tăng tiến căn), hoặc có thể thối đọa và trở lại hàng hữu học (thối trụ học); (2) bốn trường hợp có thể xảy ra đối với hàng Tư pháp A-la-hán: Ba trường hợp giống như ở trên, cộng thêm trường hợp có thể bị thối đọa và trở lại hàng Thối pháp A-la-hán; (3) và tiếp theo là năm, sáu và bảy trường hợp có thể xảy ra đối với các hàng Hộ pháp, An trụ và Kham đạt A-la-hán (tức cộng thêm các trường hợp: hoặc trở lại hàng Tư pháp A-la-hán, v.v.) (Vibhāṣā 62, 5).
Khi một A-la-hán trở lại hàng hữu học sẽ trụ ở chủng tánh giống như chủng tánh đầu tiên của mình. Nếu không phải như vậy thì khi đắc được một chủng tánh cao hơn, lẽ ra thánh giả chỉ có thăng tiến chứ không có thối đọa.
(Hỏi) Tại sao không thể thối đọa từ quả đầu tiên?
(Đáp) Bởi vì các phiền não thuộc Kiến đoạn không có sở y (avastuka = anadhiṣṭhāna): Thật vậy, khi có căn là hữu thân kiến (satkāyadṛṣṭi) thì các phiền não mới hiện hữu với ngã (ātman) làm sở y (ātmādhiṣṭhānapravṛtta, ngã xứ chuyển); nhưng ở trường hợp này thì không có ngã.
(Hỏi) Như vậy có phải các phiền não này có sở duyên (ālambana) là một sự vật không hiện hữu?
(Đáp) Không phải. Chúng vẫn có cảnh là các đế, (chúng vẫn quán sát các thủ uẩn là vô thường, v.v.); vì thế không phải sở duyên của chúng là một sự vật không hiện hữu; tuy nhiên chúng không thể duyên các cảnh này một cách chính xác (vitathālambana, bất như thực duyên).
(Hỏi) Các phiền não thuộc tu đoạn khác nhau ở điểm nào khi mà chúng cũng duyên cảnh không chính xác giống như các phiền não thuộc kiến đoạn?
(Đáp) Chúng vẫn khác với các phiền não thuộc kiến đoạn. Người ta thấy rõ rằng ý tưởng về ngã (ātmadṛṣṭi) mê chấp các thực pháp như sắc (rūpa), v.v. - vốn không phải là “ngã”, không phải là “ngã tưởng” - có các hành tướng của một thực thể có tạo tác, có cảm thọ, có các hành tướng của một đấng Đại tự tại (Īśvara). Và các loại kiến khác như Biên chấp kiến (antagrāhadṛṣṭi), v.v., cũng hiện hữu được nhờ lấy chính ngã tướng này (ātmatva) làm sở y; như vậy sở y của chúng là không thực hữu (y vô sự hoặc), có nghĩa là chúng không có sở y. Trái lại, các phiền não khác với các phiền não thuộc kiến đoạn, tức các phiền não được đoạn trừ bởi Tu đạo (bhāvanā) như tham, sân, mạn, nghi lại có tính chất nhiễm trước, chán ghét, thỏa mãn, mê mờ đối với sắc pháp (rūpa), v.v.; vì thế nếu nói một cách tuyệt đối thì chúng vẫn có sở y. Bởi vì các cảnh đáng ưa (amanāpa, khả ý), không đáng ưa, v.v., của chúng vẫn thực hữu; trong khi đó vẫn không hề có dấu vết của ngã, ngã sở, Đại tự tại, v.v..
Một giải thích khác cho rằng các phiền não thuộc tu đoạn có một sở y nhất định (pratiniyata), mang một tính chất rõ ràng như đáng ưa, không đáng ưa, v.v.. Trong khi đối với các phiền não thuộc kiến đoạn thì không có một sở y nhất định nào mang các tính chất của ngã hoặc ngã sở; vì thế chúng không có sở y.
Một điểm khác nữa là đối với hàng thánh giả (Ārya = Śaikṣa) không suy nghĩ (upanidhyāyati = saṃtīrayati, thẩm lự) thì các phiền não thuộc tu đoạn có thể khởi dậy do bị thất niệm; nhưng các phiền não này không thể khởi dậy ở hàng thánh giả có thẩm lự. Cũng giống như trường hợp tưởng lầm sợi dây là con rắn nếu không quán sát kỹ (Vibhāṣā, 8, 1); [cũng giống như khi thiếu sự chú ý thì người ta sẽ quên mất tính chất siêu hình của các sự vật khả ý là vô thường, khổ, v.v.]. Trái lại sự sai lầm của ngã kiến không thể khởi dậy ở các thánh giả không thẩm lự bởi vì loại tà kiến này chỉ là một sản phẩm của sự suy đạc (saṃtīrakatvāt).
Như vậy thánh giả không thể thối đọa từ sự đoạn trừ các phiền não mà họ đã đoạn được nhờ vào kiến đạo (thánh kiến đoạn).
Các luận sư Kinh bộ nói rằng thánh giả không còn bị thối đọa từ quả vị A-la-hán. Và ý kiến của họ thì chính xác về cả giáo chứng cũng như lý chứng.
1. Giáo chứng:
Kinh (Madhyamāgama, 23, 12; Saṃyutta, iv, 25) nói: “Này các Bí-sô, cái được đoạn trừ chính là cái được đoạn trừ bởi thánh tuệ”.
Kinh (Madhayama, 51, 18; Saṃyukta, 8, 16; Saṃyutta, iv, 25) nói: “ta tuyên bố rằng hàng hữu học cần phải tu bất phóng dật”. Thế tôn không nói điều này đối với hạng A-la-hán.
Chắc chắn là Thế tôn có nói: “Này A-nan, ta tuyên bố rằng ngay cả đối với A-la-hán thì các thứ tư hữu và danh vọng cũng là nguyên nhân của chướng ngại”. Trong khi đó kinh (Madhyamāgama, 49, 21; Saṃyutta, i, 239) lại nói rõ rằng nếu A-la-hán bị thối đọa thì đó chỉ là thối đọa từ Hiện pháp lạc trú (dṛṣṭadharmasukhavihāra): “Về sự giải thoát của tâm thuộc loại bất động (akopyā cetovimukti, bất động tâm giải thoát), [một sự giải thoát] được làm hiện khởi qua thân (thân tác chứng), thì ta tuyên bố rằng nhất định không còn sự thối đọa từ nó”.
Nhưng Tỳ-bà-sa trả lời rằng Thế tôn chỉ nói không bị thối đọa từ tâm giải thoát thuộc loại bất động; do đó vẫn có trường hợp thối đọa khi sự giải thoát này có tính chất tạm thời (sāmayikī). Chúng tôi đồng ý rằng vẫn có sự thối đọa từ loại tâm giải thoát tạm thời. Tuy nhiên, sự giải thoát này là gì? Có phải đó là quả A-la-hán (ứng quả tánh) như các ông nghĩ? Và chẳng lẽ không thể tin rằng khi nói “tạm thời giải thoát” là Thế tôn có ý chỉ cho các tầng thiền thuộc thế tục sao?
Loại thiền định (đẳng trì) bao hàm các tầng thiền căn bổn, khi được tu chứng trong một số trường hợp nào đó - chẳng hạn như ở một nơi không có tiếng ồn, v.v., - vẫn được gọi tên là “sự giải thoát tạm thời” (sāmayikī, thời giải thoát); và nó còn có tên là “sự giải thoát đáng ưa” (kāntā, ái giải thoát) bởi vì mỗi lần bị thối thất thì người ta vẫn mong cầu có lại (kāmanīya) để thọ hưởng các pháp lạc (dṛṣṭadharmasukhavihāra). Có luận sư khác (Bhadanta Rāma) nói rằng loại thiền định này có tên là “Sự giải thoát tạm thời” bởi vì vốn là hữu lậu nên nó thuộc về nhóm các pháp “còn được ham muốn”.
Trái lại, loại giải thoát tạo thành phẩm tánh A-la-hán không có tính chất tạm thời vì được hoạch đắc thường xuyên (nityānugatatvāt; prātiyogena); nó cũng không còn là loại “đáng ưa” bởi vì người ta không thể tìm kiếm trở lại (prāthanīya) loại giải thoát này. Nếu như còn có trường hợp bị thối đọa từ phẩm tánh A-la-hán thì tại sao Thế tôn lại nói rằng A-la-hán chỉ có thể thối đọa từ Hiện pháp lạc trụ? Vì thế loại tâm giải thoát bất động thuộc về tất cả các A-la-hán.
Một vị A-la-hán thối thất Hiện pháp lạc trụ khi vị này đánh mất sự tự tại đối với thiền định vì bị lợi dưỡng làm cho tán tâm (vyākṣipta); và đây là trường hợp của các hàng A-la-hán độn căn. Nếu thuộc hàng lợi căn thì một A-la-hán không thể thối thất Hiện pháp lạc trụ. A-la-hán thối thất Pháp lạc được gọi là Thối pháp (parihānadharman); và không thối thất pháp lạc thì gọi là Bất thối pháp (aparihānadharman). Các trường hợp của Tư pháp, v.v., cũng được giải thích giống như vậy.
(Hỏi) Bất thối pháp, An trụ và Bất động khác nhau như thế nào?
(Đáp) Loại thứ nhất chưa làm cho các căn trở nên viên mãn (anuttāpanāgata): Các căn này vốn đã mãnh lợi ngay từ đầu; loại thứ ba đã làm cho các căn trở nên viên mãn: Cả hai loại này không còn thối đọa từ các loại thiền định (samādhiviśeṣa, thù thắng đẳng chí) đã đắc được. Loại thứ hai không còn bị thối đọa từ các phẩm tánh mà họ đang an trụ; nhưng họ không thể khởi các phẩm tánh khác (guṇaviśeṣa) hoặc nếu có khởi thì vẫn có thể bị lay động (tasmāt tu kampate). Đó là sự khác nhau của ba loại thánh giả này.
(Hỏi) Tuy nhiên trong trường hợp của Kiều-ma-ka (Āyuṣman Godhika), tại sao không bị thối thất quả A-la-hán?
(Đáp) Khi còn thuộc hàng hữu học, vì còn quá nhiều mong cầu (āsvādanā) và độn căn nên Kiều-ma-ka đã nhiều lần bị thối thất loại giải thoát tạm thời: Vì lòng chán ghét (saṃvega; yếm trách) nên Kiều-ma-ka đã tự hại mình bằng dao. Do không luyến tiếc thân mạng nên đã đắc quả A-la-hán ngay khi mạng chung và đã nhập được Niết-bàn. Vì thế Kiều-ma-ka không bị thối thất quả A-la-hán.
Kinh Tăng thập (Daśottara) nói: “Có một pháp nên khởi (utpādayitavya) là thời ái tâm giải thoát. Có một pháp nên chứng là Bất động tâm giải thoát”.
Nếu thời ái tâm giải thoát là phẩm tánh của A-la-hán và vì thế phẩm tánh này sẽ có hai loại thì tại sao trong các kinh điển chỉ có kinh Tăng thập đề cập đến hai lần loại phẩm tánh này dưới hai tên gọi khác nhau? Hơn nữa, không có kinh nào nói rằng “nên khởi phẩm tánh A-la-hán” mà chỉ nói là “nên chứng phẩm tánh A-la-hán”.
Có phải các ông sẽ nói rằng phẩm tánh A-la-hán khi kết hợp với các căn muội độn (mṛdvindriyasaṃgṛhīta) tất sẽ sinh khởi? Các ông muốn ám chỉ điều gì khi nói như vậy? Có thể “khởi” được phẩm tánh A-la-hán không? Nếu được thì loại phẩm tánh A-la-hán kết hợp với các căn mãnh lợi cũng sẽ phải được sinh khởi. Loại phẩm tánh A-la-hán thứ nhất còn được sinh khởi huống hồ là loại phẩm tánh A-la-hán thứ hai.
Vì thế sự giải thoát tạm thời không phải là phẩm tánh A-la-hán.
(Hỏi) Nếu vậy, tại sao kinh lại nói đến loại A-la-hán thuộc “thời giải thoát” (samayavimukta)?
(Đáp) Đó là trường hợp A-la-hán vì độn căn nên phải tùy thuộc vào các thời cơ có liên quan đến sự hiện khởi của định. Trái với trường hợp này là loại A-la-hán thuộc “bất thời giải thoát”.
Theo A-tỳ-đạt-ma, có ba nguyên nhân (sthāna, xứ) phát sinh dục tham (kāmarāga): (1) Tùy miên dục tham chưa được hoàn toàn liễu tri (prajñāta, biến tri), chưa được đoạn trừ; (2) các pháp hiện khởi thuận lợi cho sự bộc phát của dục tham; (3) có sự phán đoán sai lạc (ayoniśomanasikāra, phi lý tác ý). [Nhưng trong trường hợp của A-la-hán thì không thể có tất cả các nguyên nhân này.]
Có phải người ta sẽ nói rằng A-tỳ-đạt-ma chỉ nói đến loại dục tham do toàn bộ các nhân này sinh khởi (paripūrṇakāraṇa) [trong lúc vẫn có trường hợp dục tham sinh khởi mà không cần phải có đủ các nhân (aparipūrṇakāraṇa), tức chỉ nhờ vào lực của ngoại duyên (viṣaya)]. Tuy nhiên, có loại pháp nào có thể sinh khởi mà không cần phải đủ tất cả các nhân?
2. Lý chứng:
Ở A-la-hán có sinh khởi các pháp đối trị lại (pratipakṣa) các phiền não và do thể tánh của các pháp này mà các phiền não bị đưa vào “tình trạng tuyệt đối không còn khả năng sinh khởi” mà trở thành loại pháp vô sinh (anutpattidharman). Như vậy A-la-hán làm sao có thể thối đọa được?
Có phải các ông sẽ nói rằng các pháp như thế không thể sinh khởi ở A-la-hán; rằng các phiền não vẫn tồn tại ở A-la-hán dưới dạng chủng tử và chúng sẽ tạo thành chủng tử của các phiền não chưa được hoàn toàn nhổ bật tận gốc (vĩnh bạt)? Nếu đúng như vậy thì làm sao có thể nói rằng A-la-hán là người đã tận trừ tất cả các lậu hoặc (kṣīṇasrava)? Và nếu không phải là lậu tận thì làm sao có thể nói đó là A-la-hán?
Tuy nhiên Tỳ-bà-sa cho rằng chủ trương về sự không thối đọa của A-la-hán trái ngược với kinh Thán dụ (Angārakarṣūpama).
Kinh này (Saṃyutta, iv. 190; Saṃyukta, 43, 14) nói: “Đối với một thánh giả đa văn (Ārya Śrāvaka) y theo một nguyên tắc sống như thế, trải qua thời giờ của mình như thế (evaṃ carata evaṃ viharatas), thỉnh thoảng vì thất niệm vẫn có thể khởi các tâm xấu”. Và vị thánh giả đa văn này không phải là hàng hữu học mà là một A-la-hán bởi vì kinh còn nói thêm: “Trong một thời gian dài tâm của vị này hướng đến sự viễn ly phiền não, …. Tâm của vị này hướng đến Niết-bàn.” Và qua các kinh khác (Anguttara, iv. 224; Saṃyukta, 26, 23) chúng ta cũng biết được rằng các phẩm tánh như “hướng tâm đến sự viễn ly”, v.v., là một trong các sức mạnh của A-la-hán, sức mạnh này còn được khẳng định qua câu kinh: “Tâm của vị này trở nên mát lạnh (śīlībhūta, thanh lương), được tẩy sạch (vāntībhūta), đối với tất cả các pháp vốn là nơi ẩn náu của các lậu hoặc.”
Chúng tôi xin trả lời rằng: Đúng là các kinh có nói như vậy. Tuy nhiên kinh Thán dụ lại có ý chỉ cho hàng hữu học chứ không phải là A-la-hán. Thật vậy, chỉ đối với hàng hữu học kinh mới nói: “Chừng nào những bước đi của các Bí-sô (cāra) còn chưa được “hiểu rõ” (thiện thông đạt) thì phiền não thỉnh thoảng vẫn sinh khởi ở vị này ngay cả khi đang có những bước đi như thế.”
Các luận sư Tỳ-bà-sa chủ trương vẫn có sự thối đọa từ qủa vị A-la-hán.
(Hỏi) Chỉ có hạng A-la-hán có sáu loại chủng tánh này hay các hạng thánh giả khác cũng có như vậy? Nếu có thì có thể tu luyện căn không?
Tụng đáp:
[Hữu học, dị sinh cũng có sáu loại;
Luyện căn không có ở kiến đạo.]
Luận: Hữu học và dị sinh cũng có sáu chủng tánh như vậy. Các chủng tánh của A-la-hán cũng bắt đầu từ các chủng tánh này.
Các căn có thể được hoàn thiện (indriyasaṃcāra, luyện căn) ở ngoài kiến đạo chứ không phải trong khi đang đi trên thánh đạo này. Kiến đạo là con đường vận hành rất nhanh chóng (trong toàn bộ mười lằm sát-na) và hành giả không thể thực hiện được loại gia hành cần thiết cho việc hoàn thiện các căn trong suốt thời gian này.
Có trường hợp hoàn thiện các căn là loại dị sinh; nhưng cũng có trường hợp hoàn thiện các căn là loại tín giải (Śraddhādhimuktas).
Một bản kinh được trích dẫn ở trên có nói: “Ta tuyên bố rằng trong bốn loại hiện pháp lạc trụ mà một thánh giả đã đắc được thì thánh giả này có thể thối đọa từ bất kỳ loại nào trong bốn loại này; nhưng đối với tâm giải thoát bất động mà một thánh giả đã chứng đắc thì ta tuyên bố rằng tuyệt đối không thể thối đọa từ loại tâm giải thoát này.”
A-la-hán thối đọa từ các hiện pháp lạc trụ như thế nào?
Tụng đáp:
[Thối đọa có ba loại:
Đã đắc, chưa đắc, thọ dụng.
Phật chỉ có loại cuối;
Lợi căn có loại giữa và cuối; độn căn cả ba loại.]
Luận: Có ba trường hợp thối đọa:
Thối đọa từ sự hoạch đắc một công đức thù thắng (guṇa) tức là sự thối đọa từ những gì đã đắc được (dĩ đắc thối).
Chưa đắc được một công đức thù thắng tức là sự thối đọa từ những gì chưa đắc được (vị đắc thối).
Chưa làm hiện khởi một công đức thù thắng đã đắc được tức là sự thối đọa từ sự thọ dụng (upabhoga).
Trong số các sự thối đọa này, (1) đức Phật chỉ thối đọa từ sự thọ dụng: [vì nghĩ đến sự an lạc của chúng sinh nên ngài đã ngừng thọ dụng các pháp lạc]; (2) hàng Bất động pháp thối đọa từ sự thọ dụng và từ những gì chưa đắc được: Bởi vì không nhất định đã đắc được các pháp thuộc về các cá nhân thù thắng (pudgalaviśeṣa, thắng kỷ); (3) các A-la-hán không thuộc bất động pháp cũng bị thối đọa từ những gì đã đắc được.
Như vậy sự kiện hàng Bất động pháp bị thối đọa từ sự thọ dụng không tương vi với bản kinh nói trên.
Các luận sư không thừa nhận có sự thối đọa (aparihāṇivādin, vô thối luận giả) nói: “Sự giải thoát vô lậu của tất cả A-la-hán đều là bất động: Nhưng hạng Bất động pháp đã được định nghĩa giống như chúng tôi đã nói ở trên vì thế không thể đưa ra vấn nạn: Hạng Bất động pháp bị thối đọa từ các pháp lạc như thế nào?
(Hỏi) Thánh giả khi bị thối đọa quả A-la-hán có phải tái sinh không? Khi bị thối đọa, vị này có làm những việc đã không làm khi còn trụ quả không?
Tụng đáp:
[Chắc chắn khi đang thối quả
Thì không thể mạng chung;
Những gì không làm khi còn trụ quả
Vì tàm tăng trưởng nên cũng không làm.]
Luận: Thánh giả không bao giờ chết ở giai đoạn thối quả. Kinh nói: “Này các Bí-sô, thánh giả đa văn có thể đánh mất chánh niệm, chánh niệm của vị này có thể bị chậm lại. Tuy nhiên vị này có thể nhanh chóng vứt bỏ, làm cho biến mất, hủy diệt, loại trừ [sự thất niệm này]”.
Nếu không phải như vậy thì khi một người đã trở thành A-la-hán nhưng bị thối thất quả mà vẫn có thể bị luân chuyển trong vòng sinh tử thì đời sống tu hành (brahmacarya, phạm hạnh) sẽ không còn có thể làm cho chúng sinh tin tưởng (anāśvāsika).
Một người bị thối quả không làm những việc mà một người trụ quả đã không thể làm. Ngay cả khi bị thối đọa, người này sẽ không làm những điều đi ngược lại với quả, tức những việc làm thuộc phi phạm hạnh (abrahmacarya). Cũng giống như một tráng sĩ có thể bị lay động nhưng không thể té ngã (śūrapraskhalanāpatnavat).
(Hỏi) Sự hoàn thiện các căn có bao nhiêu Vô gián đạo? Bao nhiêu Giải thoát đạo?
Tụng đáp:
[Ở vô học vị, luyện căn có
Chín Vô gián đạo, chín Giải thoát đạo,
Do tập quán lâu ngày; hữu học chỉ có một;
Tất cả đều vô lậu, nương vào con người ở ba châu;
Vô học nương chín địa,
Hữu học chỉ nương sáu địa
Vì xả quả, thắng quả đạo,
Chỉ đắc quả đạo.]
Luận: Hàng kham đạt pháp (prativedhanādharman) khi hoàn thiện các căn và bước vào chủng tánh của hàng bất động pháp phải phát khởi chín Vô gián đạo (ānantaryamārgas), chín Giải thoát đạo (vimuktamārgas), hoàn toàn giống như hàng hữu học đắc quả A-la-hán [phải xả ly hữu đảnh].
(Hỏi) Tại sao như vậy?
(Đáp) Vì hàng Kham đạt pháp đã quá quen với (abhyasta, quán tập) chủng tánh của hàng độn căn nên không thể chuyển đổi chủng tánh này nếu không có sự nỗ lực mạnh mẽ: Thật vậy, chủng tánh này đã được làm cho kiên cố bởi đạo hữu học và đạo vô học.
Một vị thuộc loại tín giải (Śraddhādhimukta) khi chuyển căn để trở thành loại Kiến chí (Dṛṣṭprāpta) thì phải cần đến một Vô gián đạo và một Giải thoát đạo.
Trong cả hai trường hợp đều có một gia hành đạo.
Các Vô gián đạo và Giải thoát đạo này đều thuộc tán vô lậu bởi vì các căn của A-la-hán không thể được chuyển bằng các đạo hữu lậu.
(Hỏi) Các căn có thể được chuyển ở đâu?
(Đáp) Chỉ có con người mới có sự chuyển căn; ở các nơi khác đều không có chuyển căn bởi vì ở đó không có sự thối đọa.
(Hỏi) Hạng hữu học và vô học nương vào các địa nào để chuyển căn?
(Đáp) Hạng vô học nương vào chín địa là Vị chí (anāgamya), Trung gian (dhyānantara), bốn tầng thiền và ba định Vô sắc, [bởi vì có thể đắc được cùng một quả A-la-hán khi nương vào các địa này].
Hạng hữu học nương vào sáu địa, tức trừ ba định Vô sắc.
(Hỏi) Tại sao?
(Đáp) Khi hàng hữu học hoàn thiện các căn thì lại xả bỏ một quả (sakṛdāgāmiphala), tức loại quả đã đắc được nhờ con đường của các căn muội độn: Họ xả bỏ Thắng tiến đạo (viśeṣa), tức là sự tiến bộ mà họ đã đắc được - gia hành đạo, Vô gián đạo, Giải thoát đạo, Thắng tiến đạo - trong khi xả ly các tầng thiền, thì sự tiến bộ đã chứng đắc nhờ các căn muội độn. Họ chỉ đắc một quả duy nhất thuộc về chủng tánh lợi căn, loại quả tạo thành một phần của sự xả ly Dục giới chứ không phải là quả Bất hoàn vốn thuộc về Vô sắc giới.
Hạng A-la-hán vì có các căn hoàn toàn khác nên có đến chín địa.
(Hỏi) Có bao nhiêu loại vô học?
Tụng đáp:
[Bảy loại Thanh văn, hai Phật,
Khác nhau do chín căn.]
Luận: Có bảy loại Thanh văn, trong đó năm loại bắt đầu từ thối pháp, cộng thêm loại Bất động pháp; loại này được chia thành hai loại tùy theo trường hợp đó là A-la-hán vốn đã thuộc chủng tánh bất động hay là A-la-hán đắc được chủng tánh này nhờ hoàn thiện các căn.
Hai Phật là Bích chi Phật (Pratyekabuddha, Độc giác) và Phật (đại giác) đều thuộc hàng Bất động.
Như vậy có tất cả chín loại (pudgalas) khác nhau vì có các căn hạ hạ, v.v., khác nhau.
Nói chung tất cả thánh giả đều thuộc một trong bảy loại: (1) Tùy ngôn hành (Śraddhānusārin), (2) Tùy pháp hành (Dharmānusārin), (3) Tín giải (Śraddhādhimukta), (4) Kiến khí (Dṛṣṭprāpta), (5) Thân chứng (Kāyasākṣin), (6) Tuệ giải thoát (Prajñāvimukta), (7) Câu giải thoát (Ubhayatobhāgavimukta).
(Hỏi) Tại sao lập thành bảy loại? Có bao nhiêu sự (dravyatas) khác nhau?
Tụng đáp:
[Do gia hành, căn, Diệt định,
Giải thoát nên thành bảy loại;
Nếu xét về sự thì chỉ có sáu
Vì mỗi đạo đều có hai loại.]
Luận: (1) Do gia hành (prayoga), như trường hợp của Tùy tín hành và Tùy pháp hành. Lúc đầu, khi còn ở giai đoạn của dị sinh, nhờ có tín (śraddhā) nên loại thứ nhất khi có sự thôi thúc của người khác (parapratyayena, có nghĩa là nghe được “nghĩa”, smṛtyupasthānas, v.v., của người khác) mà đã chú tâm (prayoga) đến các “sự” (artheṣu), có nghĩa là đã chú tâm đến tư và tu (cintābhāvanāsevanāt). Loại thứ hai cũng có sự chuyên tâm như vậy nhưng lại dựa theo (anusāra) pháp, tức giáo pháp về mười hai chi, bằng cách tự mình nương theo (anusarati) các pháp, tức là các giác phần (bodhipākṣikas, v.v).
(2) Do căn, như trường hợp của Tín giải và Kiến chí. Các căn của hai loại này có tính chất muội độn và mãnh lợi khác nhau do tính chất ưu việt (ādhikya) của ý chí xuất phát từ Tín (śraddhayā adhimokṣaḥ) trong trường hợp thứ nhất, của tuệ (prajñā) trong trường hợp thứ hai.
3. Do định (samāpatti), như trường hợp của thân chứng bởi vì loại này đã chứng đắc được Diệt định (nirodhasamāpatti).
4. Do giải thoát, như trường hợp của tuệ giải thoát.
5. Do định và giải thoát, như trường hợp của câu giải thoát.
Như vậy nếu xét về danh thì có tất cả bảy loại; nhưng nếu xét về sự (dravyatas) thì chỉ có sáu loại.
Ở kiến đạo có hai loại là Tùy tín hành và Tùy pháp hành; hai loại này trở thành Tín giải và Kiến chí ở Tu đạo, thời giải thoát và bất thời giải thoát ở vô học đạo.
Đối với Tùy tín hành, (1) vì dựa vào căn nên chia làm ba loại: Mặc dù các căn của loại này vốn muội độn nhưng lại thuộc về ba phẩm hạ hạ, hạ trung và hạ thượng khác nhau; (2) vì dựa vào chủng tánh nên chia làm năm loại là thối pháp, v.v.; (3) vì dựa vào đạo nên chia làm mười lăm loại, tức đang ở vào một trong tám nhẫn hoặc bảy trí; (4) vì dựa vào xả ly nên chia làm ba mươi ba loại: Loại thứ nhất còn bị trói buộc với tất cả các loại hệ phược của Dục giới (sakalabandhana, cụ phược), chín loại tiếp theo đã xả ly một cho đến chín nhóm hệ phược của Dục giới, chín loại tiếp theo đã xả ly một cho đến chín nhóm hệ phược của tầng thiền thứ nhất, và cứ tiếp tục như vậy cho đến Vô sở hữu xứ (ākiṃcanya). Tám lần chín - gồm sự xả ly thuộc Dục giới, thuộc bốn tầng thiền, thuộc ba định Vô sắc giới - tạo thành bảy mươi hai loại, cộng thêm loại “cụ phược” tức thành bảy mươi ba loại; (5) vì dựa vào thân sở y (āśraya) nên chia làm chín loại: Sinh ở một trong ba châu (dvīpas), tức loại trừ Bắc châu (Uttarakuru); sinh ở một trong sáu cõi trời thuộc Dục giới. Ở các cõi trên không có kiến đạo.
Như vậy, nếu dựa vào tất cả các sự khác nhau trên đây sẽ có tất cả 147825 loại tùy tín hành. Đối với tùy pháp hành, v.v., cũng được tính theo cách trên.
(Hỏi) Tại sao gọi là Câu giải thoát và Tuệ giải thoát?
Tụng đáp:
[“Câu” vì đắc được Diệt định;
Trường hợp còn lại là Tuệ giải thoát.]
Luận: Thánh giả đã nhập Diệt tận định (nirodhasamāpatti) được gọi là “giải thoát đôi”, bởi vì nhờ vào sức mạnh của tuệ (prajñā) và định (samādhi) mà giải thoát được phiền não chướng (kleśavaraṇa) và giải thoát chướng (vimokṣavaraṇa).
Thế tôn nói: “Người đã đoạn được năm phiền não ở thế gian này và không còn bị thối đọa chính là bậc hữu học toàn mãn (học mãn).
(Hỏi) Do những nguyên nhân nào mà bậc hữu học và vô học được gọi là toàn mãn?
Tụng đáp:
[Hữu học được gọi là toàn mãn
Do ba pháp căn, quả và định;
Vô học có tên là toàn mãn
Chỉ do hai pháp căn và định.]
Luận: Bậc hữu học toàn mãn thuộc về ba loại, toàn mãn về quả, về căn và về định.
Chỉ toàn mãn về quả là hàng bất hoàn thuộc loại Tín giải chứ không phải thân chứng (vị đắc Diệt tận định).
Chỉ toàn mãn về căn là hàng thánh giả thuộc loại Kiến chí chưa xả ly Dục giới.
Toàn mãn về quả và căn là hạng bất hoàn thuộc loại Kiến chí không phải thân chứng.
Toàn mãn về quả và định là hàng bất hoàn thuộc loại Tín giải đã là thân chứng (đắc Diệt tận định).
Toàn mãn về quả, căn và định là hàng bất hoàn thuộc loại Kiến chí đã là thân chứng.
Một bậc hữu học không thể toàn mãn chỉ nhờ vào định bởi vì Diệt tận định (nirodhasamāpatti) được xem như là quả của hàng bất hoàn; vì thế, trong trường hợp này có sự toàn mãn là nhờ vào quả. Bậc hữu học cũng không thể toàn mãn nếu chỉ dựa vào căn và định.
Bậc vô học toàn mãn về căn và định. Không có bậc vô học nào mà không toàn mãn về quả: Vì thế sự toàn mãn về quả không được tính đến trong trường hợp này.
Loại tuệ giải thoát (prajñāvimukta) thuộc bất thời giải thoát được toàn mãn nhờ vào căn.
Loại câu giải thoát (ubhayatobhāgavimukta) thuộc thời giải thoát được toàn mãn nhờ vào định.
Loại câu giải thoát thuộc bất thời giải thoát được toàn mãn nhờ vào căn và định.
(Hỏi) Trước đây đã nói đến vô số các đạo khác nhau như thế đạo (laukikamārga), xuất thế đạo (lokottara), kiến đạo (darśana), Tu đạo (bhāvanā), vô học đạo (aśaikṣa), gia hành đạo (prayoga), Vô gián đạo (ānantarya), Giải thoát đạo (vimukti), Thắng tiến đạo (viśeṣamārga). Nếu nói tóm lược thì chủ yếu có bao nhiêu đạo?
Tụng đáp:
[Nên biết tất cả các đạo
Nói tóm lại chỉ có bốn
Là gia hành đạo, Vô gián đạo
Giải thoát và Thắng tiến đạo.]
Luận: Gia hành đạo - con đường ứng dụng hoặc luyện tập dự bị - là con đường mà nhờ nó Vô gián đạo sau nó mới có thể kế tục sinh khởi.
Vô gián đạo - con đường không thể bị cản trở - là con đường mà nhờ nó một chướng ngại (āvaraṇa) mới có thể được đoạn trừ.
Giải thoát đạo - con đường giải thoát - là con đường đầu tiên sinh khởi mà không bị ràng buộc bởi các chướng ngại đã được đoạn trừ bởi Vô gián đạo.
Thắng tiến đạo - con đường thù thắng nhất - là con đường khác với con đường trước đó.
(Hỏi) Nghĩa của chữ đạo (mārga) là gì?
(Đáp) Đạo là con đường Niết-bàn (Niết-bàn lộ) bởi vì con đường này dẫn đến Niết-bàn, hoặc vì nhờ có con đường này mà Niết-bàn mới được đạt đến.
(Hỏi) Làm thế nào Giải thoát đạo và Thắng tiến đạo có thể gọi là “con đường” được, khi mà sự đắc được Niết-bàn chỉ tùy thuộc vào Gia hành đạo và Vô gián đạo?
(Đáp) Bởi vì Giải thoát đạo và Thắng tiến đạo tương tợ với con đường đoạn trừ (đoạn đạo, prahāṇamārga = ānantarya) về mặt cảnh sở duyên (tức tứ đế), về mặt hành tướng (tức các hành tướng vô thường, v.v.), về mặt thanh tịnh (anāsrava). Chúng nổi bật nhờ tính chất tối thượng của chúng (adhimātratara) bởi vì các nhân của chúng bao gồm tất cả các nhân của các “đoạn đạo” khác cộng thêm chính bản thân các “đoạn đạo” này. Hơn nữa, chính nhờ hai loại đạo này mà người ta càng ngày càng đạt được các đạo khác cao hơn: [cần có Giải thoát đạo mới có thể đạt được một Vô gián đạo mới]. Hoặc vì nhờ có hai loại đạo này nên mới có thể nhập vào Niết-bàn vô dư y.
Đạo còn được gọi là lộ trình (pratipad, thông hành) bởi vì người ta đi đến Niết-bàn nhờ vào lộ trình này.
(Hỏi) Có bao nhiêu lộ trình như thế?
Tụng đáp:
[Lộ trình có bốn loại:
Lạc, nương căn bổn tĩnh lự;
Khổ, nương các địa khác;
Trì, tốc do độn, lợi căn.]
Luận: Các đạo (gia hành, v.v.) được tu tập bằng cách nương vào các tầng thiền - có nghĩa là trong khi hành giả đang ở vào các tầng thiền - là loại lộ trì dễ đi (sukhā pratipad, lạc thông hành). Bởi vì các tầng thiền này đều có đủ các chi và sự quân bình tuyệt đối giữa chỉ (śamatha) và quán (vipaśyanā); vì thế trong các tầng thiền, lộ trình này lưu chuyển mà không cần đến sự gắng sức nào cả.
Con đường ở vị chí, trung gian tĩnh lự, các định thuộc Vô sắc là loại lộ trình khó đi (huḥkhā pratipad, khổ thông hành) bởi vì các loại định này không có đủ các chi, và không có sự quân bình giữa chỉ và quán. Ở vị chí và tĩnh lự trung gian (dhyānāntara), năng lực quán sát thì lớn nhưng chỉ thì nhỏ; ở các định Vô sắc thì ngược lại.
Khi các căn thuộc loại muội độn thì lộ trình này có thể dễ hoặc khó, được gọi là lộ trình “chậm hiểu” (dhandhābhijñā, trì thông); khi các căn thuộc loại mãnh lợi thì lộ trình được gọi là “chóng hiểu” (tốc thông).
Lộ trình được gọi là “chậm hiểu” khi sự thông đạt (abhijñā) hoặc tuệ (prajñā) ở lộ trình này có tính chất chậm chạp (dhandhā abhijñāsyām). “Thông đạt” là từ tương đương với tuệ và “chậm chạp” (dhanda) là từ tương đương với “muội độn” (manda). Lộ trình được gọi là “chóng hiểu” khi sự thông đạt ở lộ trình này có tính chất nhanh chóng, có nghĩa là khi tuệ trở nên rất mãnh lợi đối với lộ trình này.
Hoặc có thể giải thích: Sự thông đạt của một người có đầu óc muội độn thì chậm chạm…; sự thông đạt của một người có đầu óc sắc bén thì nhanh nhẹn.
Đạo còn được gọi là Bồ-đề phần pháp (bodhipākṣika, giác phần).
(Hỏi) Có bao nhiêu giác phần như vậy?
Tụng đáp:
[Giác chia làm ba mươi bảy loại
Là bốn niệm trụ, v.v.
Giác là Tận trí, vô sinh trí;
Thuận với các trí này nên gọi là phần.]
Luận: Có ba mươi bảy giác phần là bốn niệm trụ (smṛtyupasthānas), bốn chánh đoạn (samyakpradhānas), bốn thần túc (ṛddhipādas), năm căn (indriyas), năm lực (balas), bảy giác chi (bodhyangas), tám chi thánh đạo (āryamārgangas).
Tận trí (kṣayajñāna) và Vô sinh trí (anuypādajñāna) chính là giác (bodhi). Do sự khác biệt giữa các thánh giả đắc được giác ngộ nên giác được chia làm ba loại: Thanh văn giác (śravakabodhi), Bích chi giác (pratyekabuddhabodhi, Độc giác bồ-đề), Vô thượng chánh đẳng giác (anuttarā samyaksaṃbodhi). Thật vậy, nhờ hai loại trí này mà vô minh được tận trừ (aśesāvidyāprahāṇāt); nhờ Tận trí mà thật sự biết được (avabodha) rằng sự vụ này đã được hoàn tất; nhờ vô sinh trí mà biết được rằng sự vụ này sẽ không còn phải hoàn tất lần nữa.
Bởi vì thuận hợp (anuloma) với giác nên ba mươi bảy pháp này được gọi là giác phần, tức là các pháp phụ trợ cho giác.
(Hỏi) Thể tánh của ba mươi bảy giác phần này có khác nhau không?
Tụng đáp:
[Các giác phần này xét về sự chỉ có mười loại
Là tuệ, cần, định, tín,
Niệm, hỷ, xả, khinh an,
Giới và tầm.]
Luận: Nếu xét về danh tức có ba mươi bảy giác phần; nhưng nếu xét về sự thì chỉ có mười giác phần là tín (śraddhā), cần (virya), niệm (smṛti), tuệ (prajñā), định (samādhi), xả, hỷ, khinh an, giới và tầm.
Thể tánh của các niệm trụ, chánh đoạn, thần túc chính là tuệ, cần và định.
i. Như vậy trước tiên chúng ta có năm sự là tín, cần, niệm, định và tuệ. Năm sự này theo tên gọi riêng của chúng tạo thành năm căn và năm lực.
Trong số năm sự này, tuệ tạo thành: (a) Bốn niệm trụ, (b) một trong các giác chi (bodhyanga) là trạch pháp giác chi (dharmapravicayasaṃbodhyanga), (c) một trong các đạo chi (mārgānga) là chánh kiến (samyadṛṣṭi).
Cần tạo thành: (a) bốn chánh đoạn, (b) một trong các giác chi là tinh tấn giác chi (vīryasaṃbodhyanga), (c) một trong các đạo chi (mārgānga) là chánh tinh tấn (samyagvyāyāma).
Định tạo thành: (a) bốn thần túc, (b) một trong các giác chi là định giác chi (samādhisaṃbodhyanga), (c) một trong các đạo chi là chánh định (samyaksamādhi).
Niệm tạo thành: (a) một trong các giác chi là niệm giác chi (smṛtisaṃbodhyanga), (b) một trong các đạo chi là chánh niệm (samyaksmṛti).
ii. Ngoài năm sự đầu tiên nói trên còn có các sự nào nữa? - Trong số các giác chi là hỷ giác chi (prītisaṃbodhyanga), khinh an giác chi (praśrabdhisaṃbodhyanga), xả giác chi (upekṣāsaṃbodhyanga); trong số các đạo chi là chánh tư duy (samṃyaksaṃkalpa) và ba giới chi (śīlānga) là chánh ngữ (samyagvāc), chánh nghiệp (sayakkarmānta), chánh mạng (samyagājīva) - các giới chi này được tính chung thành một sự, tức là giới.
Như vậy các giác phần có tất cả mười sự.
Theo Tỳ-bà-sa, có tất cả mười một sự: Chánh ngữ và chánh nghiệp tạo thành một sự; chánh mạng được kể riêng là một sự. Như vậy cộng thêm vào chín sự ở trước là hai sự thuộc về giới (śīla).
(Hỏi) Tại sao nói rằng thể của các niệm trụ, chánh đoạn, thần túc là tuệ, cần và định?
Tụng đáp:
[Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn,
Bốn thần túc dựa vào tính chất tăng thượng
Để nói là tuệ, cần và định;
Chúng cũng là các phẩm tánh sinh từ gia hành.]
Luận: Sở dĩ nói như vậy là đã căn cứ vào yếu tố chính (yathāpradhānam) của các niệm trụ, v.v.; tuy nhiên tất cả các giác phần này cũng là một tập hợp chung của các phẩm tánh (guṇa), vô lậu hoặc hữu lậu, sinh khởi từ gia hành (prāyogika), tức văn, tư và tu.
(Hỏi) Tại sao cần lại có tên là chánh đoạn?
(Đáp) Bởi vì nhờ có cần nên thân, ngữ và ý mới được thể hiện (pradhīyante) một cách đúng đắn.
(Hỏi) Tại sao định lại có tên là thần túc?
(Đáp) Bởi vì định là nền tảng (pāda = pratiṣṭhā) của thần (ṛddhi), có nghĩa là “kết quả” của tất cả các phẩm tánh hoặc các điều tốt đẹp về tinh thần (sarcaguṇasaṃpatti).
Nhưng có luận sư (Vaibhāṣikas) cho rằng “thần” chính là định và bốn pháp dục (chanda), tâm (citta), cần (virya), quán (mīmāmsā) là “chân” (túc) của loại “thần” này: Nếu thế lẽ ra phải nói là giác phần có đến mười ba sự, vì phải cộng thêm dục và tâm. Hơn nữa, nếu cho rằng “thần” là định tức đã đi ngược lại khế kinh. Kinh (Mahāvyutpatti, 15; Anguttara, iii. 280; Dīgha, i. 77) nói: “Thần (ṛddhi) là gì? - Là hành giả đã thực hiện được các loại năng lực thần diệu khác nhau: là một nhưng hành giả lại trở thành nhiều”; v.v.
(Hỏi) tại sao tín, cần, v.v., lại có tên là căn và lực?
(Đáp) Vì tùy theo các giác phần có tính chất yếu liệt (mṛdu) hay mạnh mẽ (adhimātra); bởi vì có thể giết hại hoặc chế phục (avamardanīya) các căn nhưng đối với các lực thì không thể làm như vậy. (Vibhāṣā, 141, 9).
(Hỏi) Thứ tự của các căn được giải thích như thế nào?
(Đáp) Để đắc được quả (phala) mà người ta đã tin tưởng (śraddhā) tất nhiên phải có sự nỗ lực (vīryam ārabhate). Khi đã nỗ lực tức có niệm trụ (smṛtyupasthiti). Khi có niệm trụ tức phải chú tâm (samādhi) để tránh bị tán loạn. Khi tâm đã định thì sẽ sinh khởi cái biết phù hợp với cảnh (như thực tri).
(Hỏi) Các giác phần khác nhau được định đặt và trở thành các yếu tố quan trọng ở các giai đoạn nào?
Tụng đáp:
[Trong các giai đoạn sơ nghiệp, thuận quyết trạch,
Tu đạo, và kiến đạo,
Bảy phẩm niệm trụ, v.v.,
Tăng theo thứ tự này.]
Luận: Ở giai đoạn khởi đầu (ādikārmika) là các niệm trụ bởi vì đây là giai đoạn khảo sát thân, v.v..
Ở giai đoạn của noãn (uṣmagata) là các chánh đoạn bởi vì đây là giai đoạn gia tăng các nỗ lực (vīrya), sự gia tăng này chính là nguyên tắc của sự tiến triển (viśeṣādhigama).
Ở giai đoạn của đảnh (mūrdhan) là các thần túc bởi vì nhờ các thần túc này mà giữ các thiện căn không bị thối thất.
Ở giai đoạn của nhẫn (kṣānti) là các căn bởi vì tín, cần, v.v., ở giai đoạn này đã có được tính chất tăng thượng khiến cho hành giả không còn bị thối đọa.
Ở giai đoạn của đệ nhất pháp (agradharmas) là các lực bởi vì tín, cần, v.v., ở giai đoạn này không còn bị áp chế bởi các phiền não - các phiền não này không thể hiện hành - hoặc bởi các pháp thế gian khác.
Ở giai đoạn của Tu đạo (bhāvanāmārga) là các giác chi bởi vì loại đạo này tiếp cận với giác (bodhyāsanna), tức là hai loại Tận trí và vô sinh trí mà Tu đạo đã ngăn cách chúng với kiến đạo.
Ở giai đoạn của kiến đạo (darśanamārga) là các đạo chi bởi vì loại đạo này mang tính chất vận hành (gamanaprabhāvita), và vì nó vận hành rất nhanh chóng.
[Kiến đạo vốn đi trước Tu đạo; tại sao ở đây không theo thứ tự này?] - Kinh đề cập đến các giác chi (bhāvanāmārga) trước và sau đó mới đến các đạo chi (darśanamārga) vì để có được một thứ tự tương ứng với số lượng các chi: Trước tiên là bảy chi và sau đó là tám chi. Trạch pháp (dharmapravicaya) vừa là giác vừa là giác chi; chánh kiến vừa là đạo vừa là đạo chi. (Vibhāṣā, 141, 9).
Trên đây là chủ trương của Tỳ-bà-sa.
Các luận sư khác đã chứng minh thứ tự (ānupūrvi) của các giác chi phần (bodhipakṣyas) mà không làm xáo trộn tiến trình đã được quy định bằng cách đưa kiến đạo ra trước rồi sau đó mới đến Tu đạo:
(1) Thứ nhất là các niệm trụ cốt để chế phục (nigraha) các tâm (buddhi) vốn bị phân tán một cách tự nhiên bởi đủ các loại cảnh khác nhau (bahuvidhaviṣayavyāsekavisārin). Bốn niệm trụ trói buộc tâm lại bởi vì như kinh đã nói: “… Cốt để loại trừ các niệm tham dục (kāmasaṃkalpa; anubhūtaviṣayasmṛtisaṃkalpa) lấy ái làm sở y (gardhāśritānāṃ smarasaṃkalpānām)”. (Madhyama, 51, 20).
(2) Thứ hai là cần: Cần tăng trưởng nhờ có lực của các niệm trụ, nhờ có sự kiểm soát và điều khiển được (pradhāna) tâm để hoàn thành bốn sự vụ là đoạn trừ các ác pháp đã sinh, không cho phát khởi các ác pháp chưa sinh, v.v.: Đây chính là bốn loại “nỗ lực chân chính” (samyakpradhānas, chánh đoạn).
(3) Kế đến nhờ có sự thanh lọc (viśodhanāt) của định (samādhi) nên các thần túc mới sinh khởi và được chứng đắc (prabhāvyante).
(4) Nhờ nương vào định mà tín, cần, v.v., trở thành các duyên tăng thượng (adhipatibhūta) cho các pháp xuất thế (lokottaradharmas); chúng dẫn khởi các pháp này (tadāvāhakatvāt) và đây chính là các căn.
(5) Cũng cùng các loại tín, cần, v.v. nói trên khi chúng chế ngự được sự bộc phát của các pháp đi kèm theo chúng (nirjitavipakṣasamudācāra); đây chính là các lực.
(6) Ở kiến đạo là các giác chi bởi vì đây là lần đầu tiên hành giả hiểu được thể tánh chân thực của các pháp. [Giác có nghĩa là tịnh tuệ (anāsrava).]
(7) Ở kiến đạo và Tu đạo cũng là các giác chi. Kinh nói: “Tám chi thánh đạo đạt đến sự viên mãn như vậy là nhờ tu tập (bhāvanā), bốn niệm trụ đạt đến sự viên mãn nhờ vào tu tập…; bảy giác chi đạt được viên mãn nhờ vào tu tập”.
Kinh còn nói: “Này các Bí-sô, khi nói ‘hãy nói lời chân thật (như thực ngôn)’ tức nhằm chỉ cho tứ đế; này các Bí-sô, khi nói ‘hãy tiến bước trên con đường đã thông hiểu’ tức nhằm chỉ cho tám chi thánh đạo.”
Như vậy, cả kiến đạo và Tu đạo đều có tám chi thánh đạo; và điều này cho thấy thứ tự các giác chi nằm trước các đạo chi là thứ tự đúng.
(Hỏi) Trong số “các pháp phụ trợ cho Bồ-đề” (bodhipākṣikadharma, bồ-đề phần pháp), có bao nhiêu pháp thuộc hữu lậu và bao nhiêu pháp thuộc vô lậu?
Tụng đáp:
[Bảy giác chi, tám đạo chi
Đều là vô lậu;
Ba, bốn, năm căn lực
Đều có cả hai loại.]
Luận: Các giác chi và đạo chi đều thuộc tánh vô lậu bởi vì chúng đều nằm ở kiến đạo và tu đạo. Chắc chắn cũng có các loại chánh kiến, v.v., mang tính chất thế tục tuy nhiên chúng không được gọi là đạo chi.
Các Bồ-đề phần khác có thể thuộc hữu lậu hoặc vô lậu.
(Hỏi) Có bao nhiêu Bồ-đề phần pháp ở các địa khác nhau?
Tụng đáp:
[Ở sơ tĩnh lự đều có tất cả;
Ở vị chí, trừ hỷ căn;
Ở đệ nhị tĩnh lự trừ tầm;
Ở đệ tam, đệ tứ, trung gian trừ cả hai;
Ở ba địa Vô sắc giới đầu tiên
Trừ các giới chi và hai loại ở trên;
Ở Dục giới, Hữu đảnh,
Trừ giác chi và đạo chi.]
Luận: Ở tầng thiền thứ nhất có đủ tất cả ba mươi bảy pháp.
Ở vị chí loại trừ hỷ (prīti).
(Hỏi) Tại sao không có giác chi hỷ ở Vị chí?
(Đáp) Bởi vì ở tĩnh lự cận phần (sāmantaka) chỉ được chứng đắc nhờ vào lực (balavāhanīya) và hành giả vẫn còn lo sợ bị thối đọa trở lại hạ địa.
Ở tầng thiền thứ hai không có đạo chi chánh tư duy (saṃkalpa) mà chỉ còn ba mươi sáu giác phần. Không có chánh tư duy bởi vì ở đây không có tầm (vicāra).
Ở tầng thiền thứ ba và thứ tư không có hỷ và chánh tư duy mà chỉ còn ba mươi lăm giác phần.
Ở tĩnh lự trung gian cũng có ba mươi lăm giác phần; tức cũng loại trừ hỷ và chánh tư duy.
Ở ba định Vô sắc đầu tiên không có ba giới chi là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và cũng không có hỷ và chánh tư duy; như vậy ở mỗi định chỉ có ba mươi hai giác phần.
Ở Dục giới và Hữu đảnh không có các giác chi và đạo chi bởi vì hai nơi này không có đạo vô lậu. Như vậy mỗi địa chỉ còn hai mươi hai giác phần.
(Hỏi) Hành giả tu tập các giác phần sẽ đắc được sự chứng tịnh (avetyaprasādas) - tức bốn loại tín (và thanh tịnh) đi kèm theo tuệ - vào lúc nào?
Tụng đáp:
[Chứng tịnh có bốn loại
Là Phật, pháp, tăng và giới.
Kiến ba đế đắc chứng tịnh đối với pháp và giới;
Kiến đạo đắc thêm chứng tịnh đối với phập, và tăng.
Pháp là toàn bộ ba đế
Và đạo của Bồ-tát và Độc giác.
Tín và giới làm thể.
Bốn loại đều vô lậu.]
Luận: Khi quán chiếu (abhisamaya) ba đế đầu tiên tức đắc được loại chứng tịnh liên quan đến pháp, và các giới luật thanh tịnh, đáng qúy đối với thánh giả (thánh sở ái giới).
Khi quán chiếu đạo đế tức đắc được loại chứng tịnh liên quan đến Phật và Tăng (śravakasaṃgha). Chữ “thêm” ở trên hàm ý hành giả cũng đắc được sự chứng tịnh đối với pháp và các giới.
Sự thanh tịnh (prasāda) liên quan đến Phật cũng chính là sự thanh tịnh liên quan đến các pháp của bật vô học, tức các pháp tạo thành một vị Phật. Cung như vật, khi nói Tăng (saṃgha) là nhằm chỉ cho các pháp của bậc hữu học và vô học, tức các pháp lập thành chúng tăng.
(Hỏi) Trong nhóm từ “sự chứng tịnh liên quan đến pháp” thì chữ pháp phải được hiểu như thế nào?
(Đáp) Pháp chính là ba đế và đạo của Độc giác cũng như Bồ-tát. Vì thế khi quán sát tứ đế thì sẽ đắc được chứng tịnh liên quan đến pháp.
Như vậy nếu xét về danh sẽ có bốn loại “tịnh” (prasāda) khác nhau do tính chất đa dạng của các cảnh sở duyên của “tịnh”.
Nếu xét về sự, cả bốn loại tịnh nói trên chỉ là hai sự, tức tín và giới.
Loại chứng tịnh liên quan đến Phật, pháp và tăng có thể tánh là tín (śraddhā). Các giới đáng quý của thánh giả có thể tánh là giới (śīla). Vì thế chỉ có hai sự.
(Hỏi) Hai sự này là hữu lậu hay vô lậu?
(Đáp) Cả bốn loại chứng tịnh đều thuộc vô lậu.
(Hỏi) Chứng tịnh có nghĩa là gì?
(Đáp) Đó là tín đi liền theo sau sự quán sát đúng đắn các đế.
Các loại chứng tịnh được sắp xếp theo thứ tự hiện khởi (saṃmukhīkaroti) của chúng khi xuất quán (vyutthita).
(Hỏi) Làm thế nào để cho chúng có thể hiện khởi khi xuất quán?
(Đáp) Bằng cách nói: “Ồ! Thế tôn là bậc giác ngộ hoàn toàn! Chánh pháp tỳ-nại-da (vinaya) được thuyết giảng thật rõ rãng ! Thánh chúng (śravasaṃgha) hành trì thật đúng đắn!”. Khi nói như vậy tức đã làm cho các loại chứng tịnh hiện khởi bởi vì Phật, pháp, tăng chính là người thầy thuốc, là thuốc chữa bệnh, là người trông bệnh.
Vì sự thanh tịnh của giới xuất pháp từ sự thanh tịnh của tâm nên loại tịnh này được gọi là loại thứ tư, tức loại cuối cùng: Chính khi tâm có sự tin tưởng (prasanna) như thế thì hành giả mới đắc được các giới luật đáng quý của hàng thánh giả. Hoặc sự thanh tịnh của giới được nói đến cuối cùng bởi vì Phật, pháp, tăng nếu đã được xem như là người thầy thuốc, thuốc men và người nuôi bệnh thì sự thanh tịnh của giới phải được xem như là sức khỏe (āroga). Hoặc Phật là người dẫn đường, pháp là đường đi, tăng là khách thương và giới của thánh giả là chiếc xe.
Kinh có nói bậc hữu học thành tựu tám chi (anga) tức là tám chi của thánh đạo (mārgānga) thuộc hàng hữu học; và bậc vô học thành tựu mười chi, tức tám chi của thánh đạo thuộc hàng vô học cộng thêm hai chi chánh giải thoát Vô học (aśaikṣī amyagvimukti) [tức sự giải thoát viên mãn của A-la-hán] và chánh trí Vô học (aśaikṣa samyajñāna) [tức trí tuệ về sự hoạch đắc giải thoát này ()].
(Hỏi) Tại sao kinh không nói đến chánh giải thoát và chánh trí đối với hàng hữu học?
Tụng đáp:
[Vì hữu học vẫn còn hệ phược
Nên không có các chi chánh giải thoát, chánh trí.
Giải thoát hữu vi và vô vi
Là thắng giải và trạch diệt.
Giải thoát hữu vi là vô học chi,
Gồm hai loại, là giải thoát uẩn.
Chánh trí giống như phần nói về giác
Tức Tận trí và vô sinh trí.]
Luận: Hàng hữu học còn bị trói buộc bởi vì vẫn còn các hệ phược của phiền não. Như vậy làm sao có thể xem bậc hữu học là đã giải thoát được? Một người chỉ mới xả bỏ một phần hệ phược thì không thể gọi là đã giải thoát. Khi sự giải thoát chưa có ở người này thì vẫn không thể thành tựu cái trí về sự đắc được giải thoát (vimuktijñāna).
Trái lại, hàng vô học đã hoàn toàn giải thoát tất cả các hệ phược: Vì thế họ có đủ các tính chất, các biểu hiện (prabhāvita = prakarṣita) của sự giải thoát các phiền não cũng như cái biết tức thời về sự giải thoát này (vimuktipratyātmajñāna). Vì thế chỉ có hàng vô học mới có đủ hai chi chánh giải thoát và chánh trí.
(Hỏi) Giải thoát nghĩa là gì?
(Đáp) Giải thoát vừa là hữu vi (saṃskṛta) vừa là vô vi (asaṃskṛta). Sự đoạn trừ (prahāna = pratisaṃkhyānirodha) các phiền não là giải thoát vô vi; thắng giải (adhimokṣa) của hàng vô học là giải thoát hữu vi. Chính sự giải thoát hữu vi mới được gọi là vô học chi; bởi vì các chi chánh kiến, v.v., đều là hữu vi.
Kinh (Saṃyukta, 3, 6) chia giải thoát hữu vi ra làm hai loại là tâm giải thoát (citovimukti) và tuệ giải thoát (prajñāvimukti) [thoá khỏi tham (rāgavirāgāt) là tâm giải thoát; thoát khỏi vô minh (adviyāvirāgāt) là tuệ giải thoát]: Giải thoát hữu vi cũng tạo thành cái được gọi là giải thoát uẩn (vimuktiskandha).
Tuy nhiên có thuyết cho rằng nếu giải thoát uẩn chỉ là thắng giải thì làm thế nào để giải thích kinh? Kinh (Saṃyukta, 3, 6) nói: “Này, Vyāghrabodhāyanas! Yếu tố then chốt của sự thanh tịnh giải thoát là gì? - Đó là tâm của một Bí-sô đã xả ly, đã thoát khỏi tham (rāga); tâm của Bí-sô này đã xả ly, đã giải thoát khỏi sân và si (dveṣa, moha). Từ đó, hoặc vì sự viên mãn của giải thoát uẩn chưa được đầy đủ, hoặc vì trì giữ (anugraha) giải thoát uẩn vốn đã viên mãn mà có sự quyết tâm (chanda, dục), sự tinh tấn (vīrya, cần)… Đó chính là yếu tố then chốt nhất.”
Đoạn kinh trên cho thất Thắng giải không tạo thành giải thoát. Sự giải thoát này phải là sự thanh tịnh (vaimalya = anāsravatva) của tâm xuất phát từ sự đoạn trừ các phiền não tham (rāga), v.v., tức các phiền não được loại trừ bởi một loại trí đúng đắn (lattvajñāna, chân trí).
Trên đây đã giải thích xong chánh giải thoát (samyagvimukti).
(Hỏi) Chánh trí (samyagjñāna) khác với chánh giải thoát như thế nào?
(Đáp) Sự giác ngộ (bodhi, giác), bao gồm Tận trí và vô sinh trí như đã nói ở trên, chính là chánh trí, tức chi thứ mười của hàng vô học.
(Hỏi) Loại tâm nào - quá khứ, vị lai hay hiện tại - được giải thoát (vimucyate)?
Tụng đáp:
[Tâm vô học khi sinh
Được giải thoát khỏi chướng ngại.]
Luận: Bổn luận (Jnānaprasthāna, 5, 20) nói: “Tâm vị lai của bậc vô học được giải thoát khỏi chướng ngại.”
(Hỏi) Chướng ngại là gì?
(Đáp) Đó là sự đắc được (prāpti) các phiền não (thuộc nhóm thứ chín của Hữu đảnh) sự hoạch đắc này tạo thành một chướng ngại (vibandha) cho sự sinh khởi của tâm vô học. Vào sát-na của Kim cang dụ định (Vajropamasamādhi), sự hoạch đắc này được đoạn trừ; và tâm vô học sinh khởi và được giải thoát. Khi sự hoạch đắc này được đoạn trừ xong thì tâm vô học đã sinh và đã được giải thoát.
(Hỏi) Đối với tâm vô học chưa sinh vào sát-na của Kim cang dụ định hoặc đối với tâm thế tục đã khởi ở hàng vô học thì như thế nào?
(Đáp) Hai loại tâm này cũng được giải thoát; tuy nhiên loại tâm giải thoát mà bổn luận nói đến chính là tâm vô học sẽ sinh ở vị lai (niyatam utpattau = utpādābhimukham).
(Hỏi) Tâm thế tục của bậc vô học được giải thoát từ cái gì?
(Đáp) Cũng được giải thoát từ sự hoạch đắc các phiền não vốn làm chướng ngại sự sinh khởi của tâm này.
(Hỏi) Loại tâm thế tục này không khởi ở hàng hữu học; tại sao không nói tâm này cũng được giải thoát?
(Đáp) Tâm thế tục của hàng hữu học không giống như tâm thế tục của hàng vô học vì ở hàng vô học không có kèm theo (sahita) sự hoạch đắc phiền não.
(Hỏi) Chướng ngại cho sự sinh khởi tâm vô học được đoạn trừ ở loại đạo nào - quá khứ, vị lai hay hiện tại?
Tụng đáp:
道唯正滅位   能令彼障斷.
[Đạo lúc đang ở giai đoạn tán diệt
Mới có thể đoạn trừ chướng ngại này.]
Luận: Nói “Đang diệt” là có ý chỉ cho hiện tại.
Bổn luận và cuốn luận này có nói về loại giải thoát vô vi. Mặt khác, kinh (Saṃyukta, 17, 8; Dīrgha, 8, 11) và Bổn luận cũng nói về ba giới (dhātu) là Đoạn giới (prahāṇadhātu), Ly giới (virāgadhātu), và Diệt giới (nirodhadhātu).
(Hỏi) Giải thoát vô vi quan hệ với ba giới này như thế nào?
Tụng đáp:
[Giải thoát vô vi là ba giới:
Ly giới chính là xả ly tham;
Đoạn giới là đoạn trừ các kiết sử khác;
Diệt giới là diệt trừ sự.]
Luận: Giải thoát vô vi là ba giới. Sự đoạn trừ tham (rāga) chính là ly giới. Sự đoạn trừ các phiền não còn lại là đoạn giới. Sự đoạn trừ các sự như sắc (rūpa) hữu lậu, v.v., tức không phải sự đoạn trừ phiền não, chính là diệt giới.
(Hỏi) Hành giả có được sự chán ghét (nirvidyate) nhờ vào chính các pháp mà hành giả đã nương vào đó để đắc được sự xả ly (virajyate) không?
Tụng đáp:
[Có yếm khi tuệ duyên khổ tập;
Có xả ly khi tuệ duyên tứ đế và đoạn được phiền não;
Hỗ tương đối đãi có rộng hẹp khác nhau
Nên lập thành tứ cú.]
Luận: Chỉ nhờ vào các loại nhẫn (kṣāntis) và các loại trí (jñāna) về khổ đế và tập đế thì hành giả mới đắc được sự chán ghét; chứ không phải các loại nhẫn và trí khác.
Các nhẫn (tức kiến đạo) và các trí (tức tu đạo) về khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế mà hành giả đã dựa vào đó để đoạn trừ phiền não cũng chính là các nhẫn và trí mà hành giả nương theo để đắc sự xả ly.
Như vậy có tất cả bốn trường hợp:
(1) Hữu yếm phi ly: Với các nhẫn và trí về khổ và tập, nếu hành giả không đoạn trừ phiền não thì chỉ đắc được sự chán ghét bởi vì các nhẫn và trí này chỉ c các duyên chán ghét làm cảnh.
(2) Hữu ly phi yếm: Với các nhẫn và trí về diệt và đạo, hành giả đoạn trừ được các phiền não vì thế chỉ đắc được sự xả ly: Các nhân và trí này chỉ có các duyên vui thích làm cảnh (nirvedavastu, yếm cảnh).
(3) Hữu yếm hữu ly: Với các nhẫn và trí về khổ và tập mà hành giả đoạn trừ được các phiền não thì sẽ đắc được cả sự xả ly lẫn sự chán ghét.
(4) Phi yếm phi ly: Với các nhẫn và trí về diệt và đạo, nếu hành giả không đoạn trừ được phiền não thì đều không đắc được xả ly cũng như chán ghét.
Trong trường hợp thứ nhất và thứ tư, một hành giả đã ly dục khi nhập vào kiến đạo sẽ không đoạn trừ các phiền não nhờ vào pháp trí nhẫn (dharmajñānakṣāntis) và pháp trí (dharmajñānas). Hành giả cũng không đoạn trừ phiền não nhờ vào các trí vốn là một phần của các đạo gia hành, giải thoát và thắng tiến.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 30 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Giai nhân và Hòa thượng


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.12.233 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập