Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phần 24
Đã nói về trường hợp thánh giả trụ ở quả (phalastha) nhưng chưa đoạn trừ các hoặc thuộc Tu đạo nên có tên là Dự lưu và có nhiều nhất là bảy lần sinh (saptakṛtvaḥparama). Tiếp theo là phần nói về thánh giả ở vào giai đoạn đoạn trừ các hoặc để lập thành Nhất lai hướng và Nhất lai quả.
[Đoạn ba hoặc bốn phẩm thuộc Dục giới,
Có hai hoặc ba lần sinh được gọi là Gia gia.
Đoạn đến phẩm thứ năm gọi là hướng và quả thứ hai;
Đoạn được phẩm thứ sáu tức thành Nhất lai quả.]
Luận: Hàng Dự lưu trở thành Gia gia (kulaṃkula) khi (1) đoạn được phiền não, tức nhờ đoạn trừ ba hoặc bốn nhóm phiền não của Dục giới; (2) thành tựu căn, tức nhờ đắc được các căn vô lậu (anāsrava) có khả năng đối trị các hoặc; (3) thọ sinh, tức chỉ còn hai hoặc ba lần sinh. Tụng văn chỉ nói đến hai duyên đầu và cuối bởi vì nếu nói rằng sau khi đắc quả Dự lưu mà đoạn trừ được các hoặc tức cũng có nghĩa đồng thời thành tựu các căn vô lậu có khả năng đối trị các loại hoặc này vì thế không cần phải nói đến duyên còn lại. Tuy nhiên về số lần sinh phải nói rõ là hai hoặc ba bởi vì sau khi đắc quả Dự lưu, thánh giả có thể có các tính chất của hàng Nhất lai, bất hoàn hoặc A-la-hán và số lần sinh có thể thay đổi, hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn.
(Hỏi) Tại sao hàng Dự lưu đoạn nhóm phiền não thứ năm không được gọi là Gia gia?
(Đáp) bởi vì khi đã đoạn nhóm thứ năm thì nhóm thứ sáu cũng đoạn được và lúc đó thánh giả đã trở thành Nhất lai. Chỉ một nhóm các phiền não thì không thể cản trở việc đắc quả, cũng giống như trường hợp của nhất gián (ekavīcika): Khi đắc được một quả mới thì chưa thể chuyển sang một giới khác (dhātu).
Nên biết rằng Gia gia có hai loại: (1) thiên Gia gia (devakulaṃkula) là các thánh giả sau khi đã chuyển sinh vào hai hoặc ba nhà ở cõi thiên sẽ chứng được Niết-bàn ở ngay cõi trời đó hoặc ở cõi trời khác; (2) nhân Gia gia (manuṣyakulaṃkula) là các thánh giả sau khi đã chuyển sinh vào hai hoặc ba nhà ở cõi người sẽ chứng được Niết-bàn ở châu này (dvīpa) hoặc ở một châu khác.
Các thánh giả thuộc hàng Dự lưu này nếu đoạn được từ một đến năm nhóm phiền não thì được gọi là “hướng đến quả thứ hai” (Nhất lai quả hướng); nếu đoạn được nhóm phiền não thứ sáu tức thành tựu quả Nhất lai. Thánh giả thuộc hạng Nhất lai sau khi lên cõi trời chỉ còn sinh trở lại một lần ở cõi người mà chứng Niết-bàn, tức từ đây trở về sau không còn sinh trở lại cho nên gọi là Nhất lai. Kinh (Saṃyukta, 29, 1) nói rằng thánh giả trở thành Nhất lai “nhờ trừ được tham (rāga), sân (dveṣa) và si (moha)” bởi vì chỉ còn lại ba nhóm thuộc hạ phẩm của các phiền não này (mṛdvadhimātra, mṛdumadhya mṛdumṛdu).
Trên đây đã nói về sự khác biệt giữa Nhất lai hướng và Nhất lai quả. Tiếp theo là phần lập thành bất hoàn hướng và bất hoàn quả.
[Đoạn bảy hoặc tám phẩm,
Chỉ có một lần sinh được gọi là nhất gián,
Còn gọi là hướng đến quả thứ ba.
Đoạn được phẩm thứ chín
Tức thành bất hoàn quả.]
Luận: Hạng Nhất lai trở thành nhất gián vì (1) đoạn trừ bảy hoặc tám nhóm phiền não; (2) thành tựu các căn vô lậu có khả năng đối trị các phiền não này; (3) vì chỉ còn một lần tái sinh.
(Hỏi) Tại sao chỉ còn một nhóm phiền não, tức nhóm thứ chín, mà lại có thể chướng ngại việc chứng đắc bất hoàn quả?
(Đáp) Bởi vì muốn đắc được quả này thì phải chuyển sang một giới khác (Sắc giới). Trước đây có nói tam thời nghiệp là loại chướng ngại mạnh nhất (bởi vì chúng cản trở sự đắc nhẫn, phẩm tánh bất hoàn và phẩm tánh A-la-hán). Ở đây phiền não cũng giống như nghiệp. Cả hai đều ngăn cản sự vượt qua các địa thuộc quả dị thục - tức chỉ cho nghiệp - và quả đẳng lưu - tức chỉ cho phiền não.
“Gián” (vīci) có nghĩa là gián đoạn, cách trở. Thánh giả Nhất lai bị gián đoạn (vyavahita) với Niết-bàn bởi một lần sinh và bị gián đoạn với quả bất hoàn bởi một nhóm phiền não cho nên gọi là nhất gián. Sau khi đoạn trừ được bảy hoặc tám nhóm, hàng thánh giả được gọi là “hướng đến quả thứ ba” (bất hoàn quả hướng).
Các thánh giả trước đó nhờ nương vào kiến đế mà đoạn được ba, bốn, bảy hoặc tám nhóm phiền não (của Dục giới) và sau đó đắc được quả Dự lưu hoặc Nhất lai nhưng vẫn không được gọi là Gia gia hoặc nhất gián nếu chưa tu tập loại thánh đạo cao hơn quả (thắng quả đạo) và chưa thành tựu các căn vô lậu có khả năng đối trị các loại phiền não này.
Nếu đoạn được nhóm phiền não thứ chín (hạ hạ phẩm) của Dục giới tức trở thành bất hoàn vì sẽ không còn tái sinh vào Dục giới. Các phiền não thuộc nhóm thứ chín được gọi là năm kết sử thuộc hạ phần (avaraghāgīya). Tuy trước đó có đoạn hai hoặc ba kết sử nhưng phải đến giai đoạn này mới có thể đoạn trừ tất cả.
Khế kinh đều nói đến các trường hợp khác nhau của thánh giả hạng bất hoàn vì thế ở đây xin trình bày thêm về các tính chất khác nhau này.
[Trong đó có trung, sinh, hữu hành,
Vô hành bát Niết-bàn,
Và thượng lưu. Nếu thượng lưu tạp tu tĩnh lự,
Có thể lên đến Sắc cứu cánh thiên;
Trường hợp này có ba loại: Toàn siêu, Bán siêu và Biến một.
Những trường hợp còn lại chỉ lên đến Hữu đảnh.
Thánh giả bất hoàn thuộc hành sắc giới có bốn loại.
Thánh giả bất hoàn chứng đắc Niết-bàn ngay tại cõi này.]
Luận: Trung bát Niết-bàn (antarāparinivṛti) có nghĩa là chứng đắc Niết-bàn ở trung gian, tức ở giai đoạn của trung hữu. Các tên gọi khác cũng được giải thích như vậy: [Sinh bát Niết-bàn là] sau khi sinh (utpanasya); [Hữu hành bát Niết-bàn là] nhờ có gia hành; [Vô hành bát Niết-bàn là] không nhờ gia hành mà chứng đắc Niết-bàn.
Có năm loại bất hoàn: Trung bát Niết-bàn (Antarāparinivvāyin), Sinh bát Niết-bàn (Upapadyaparinirvāyin), Hữu hành bát Niết-bàn (Sābhisaṃskāraparinivvāyin), Vô hành bát Niết-bàn (Anabhisaṃskāraparinivvāyin), và Thượng lưu (Ūrdhvasrotras).
Loại thứ nhất đắc được Niết-bàn trong giai đoạn của trung hữu [khi đang trụ ở Sắc giới].
Loại thứ hai đắc được Niết-bàn ngay khi tái sinh (utpannamātra) và rất nhanh chóng bởi vì thánh giả đã có đủ năng lực (abhiyukta), vì thánh đạo thuộc loại tấn tốc, và có tu chứng (abhiyuktavāhimārgatvāt). Đây là loại Niết-bàn “hữu dư y” (sopadhiśeṣa). Có luận sư cho rằng không phải Hữu dư y mà là Vô dư y (nirupadhiśeṣa), giống như thánh giả bất hoàn thuộc loại thứ nhất; có nghĩa là sau khi đắc được phẩm tánh A-la-hán, hàng thánh giả này đắc được Niết-bàn mà không xả bỏ thọ mạng. Điều này không đúng bởi vì các thánh giả bất hoàn thuộc loại thứ hai này chưa có được sự tự tại đối với việc xả bỏ thọ mạng.
Loại thứ ba đắc được Niết-bàn sau khi sinh, không xả bỏ gia hành (apratipraśrabdha-prayoga), bởi vì thánh giả có năng lực; thánh đạo không thuộc loại tấn tốc nên phải có sự nỗ lực. Loại thứ tư đắc được Niết-bàn mà không có sự nỗ lực bởi vì thánh giả không có đủ năng lực và thánh đạo không thuộc loại tấn tốc. Trên đây là giải thích của Tỳ-bà-sa về hai hàng thánh giả này.
Có thuyết cho rằng sự khác nhau giữa hữu hành và vô hành là hữu hành đắc được Niết-bàn nhờ vào loại thánh đạo có sở duyên là các pháp hưu vi (saṃskṛta) như khổ đế, tập đế và đạo đế; trong lúc vô hành lại nương vào loại thánh đạo duyên các pháp vô vi (asaṃskṛta) như diệt đế. Thuyết này phi lý vì mắc lỗi thái quá (atiprasangāt): Nếu nói như thế thì sự khác biệt này cũng có thể tìm thấy trong hai loại đầu tiên của hạng bất hoàn.
Theo khế kinh (Saṃyukta, 27, 23), Vô hành bát Niết-bàn được nói đến trước Hữu hành bát Niết-bàn và đây là thứ tự rất hợp lý (tathā ca yujyate). Bởi vì trường hợp đầu là thánh đạo vô hành, đắc được không do dụng công (ayatnaprāpti) cho nên sự chứng đắc thuộc loại tấn tốc (vāhin); trong khi trường hợp sau là thánh đạo hữu hành, tất cả đều nhờ vào sự dụng công cho nên không thể nhanh chóng chứng đắc Niết-bàn. Trong trường hợp của Sinh bát Niết-bàn, thánh đạo còn tấn tốc hơn (vāhitara = jitatara) và thù thắng hơn (adhimātratara) trong khi các phiền não (anuśayas) lại yếu ớt hơn (mṛdutara).
Loại thứ năm là các thánh giả có sự “lưu chuyển” (srotas), có nghĩa là có sự di chuyển (gati), lên cõi cao hơn. Ở đây chữ srotas và gati có cùng nghĩa. Thánh giả này không đắc Niết-bàn ở nơi đã tái sinh khi rời khỏi Dục giới mà lại đi lên cõi cao hơn.
Thánh giả hàng Dự lưu được chia làm hai loại: Một loại tạp tư tĩnh lự và vì thế khi lên đến cõi trời Sắc cứu cánh (akaniṣṭha) mới chứng đắc Niết-bàn; một loại không tạp tu tĩnh lự và vì thế phải lên đến cõi trời Hữu đảnh.
Các thánh giả tạp tu tĩnh lự và chứng đắc Niết-bàn khi lên đến cõi trời Sắc cứu cánh lại được chia làm ba loại là Toàn siêu (pluta), Bán siêu (ardhapluta) và Biến một (sarvacyuta).
Thượng lưu toàn siêu là khi ở Dục giới đã tạp tu cả bốn loại tĩnh lự; sau đó bị thối thất ba loại ở trên mà chỉ còn loại sơ tĩnh lự. Đến khi mạng chung sinh lên cõi Phạm chúng thiên (brahmakāyikas), nhờ vào thế lực từng tu tập tĩnh lự trước đây mà đã tạp tu đệ tứ tĩnh lự trở lại. Đến khi mất ở cõi Phạm chúng thiên lại sinh thẳng lên cõi trời Sắc cứu cánh, tức đã không “rơi xuống” (animajjana) cõi nào trong tất cả mười bốn cõi trời ở giữa cõi trời đầu tiên của Sắc giới (brahmakāyika) và cõi trời cuối cùng (akaniṣṭha) cho nên được gọi là Toàn siêu.
Thượng lưu Bán siêu là khi mất ở cõi Phạm chúng thiên đã sinh lên cõi Tịnh cư thiên (śuddhāvāsa); sau đó lại vượt qua mỗi cõi ở trung gian để sinh vào Sắc cứu cánh thiên. Vì không hoàn toàn vượt qua tất cả các cõi ở trung gian cho nên chỉ gọi là Bán siêu.
Không bao giờ có trường hợp thánh giả tái sinh vào Đại phạm thiên (mahābrahma) vì đây là cõi của tà kiến: Chúng thiên ở cõi này xem Đại phạm như là người đã tạo ra thế gian và là vị đạo sư độc nhất ở cõi này trong lúc đã là thánh giả bất hoàn thì không thể thấp hơn Đại phạm.
Thượng lưu Biến một khi mất ở cõi Phạm chúng thiên đã lần lượt thọ sinh ở tất cả các cõi trời tiếp theo - ngoại trừ Đại phạm thiên - cho đến cõi trời cuối cùng là Sắc cứu cánh thiên. Vì qua tất cả các cõi trời đến có chết đi để thọ sinh vào cõi tiếp theo cho nên gọi là Biến một. Không có thánh giả bất hoàn nào thọ sinh lần thứ hai ở cõi đã từng sinh (upapattyāyatana) bởi vì hàng thánh giả này chỉ cầu thắng tiến (viśeṣagamanāt) và đây cũng chính là điều làm thành ý nghĩa của Bất hoàn, tức không bao giờ sinh trở lại nơi đã từng sinh; đối với chỗ đang ở còn không muốn sinh trở lại huống là sinh vào các cõi dưới.
Trong hàng thánh giả thượng lưu, những vị nào có tạp tu tĩnh lự thì lên đến Sắc cứu cánh thiên mới chứng đắc Niết-bàn. Những vị nào không có tạp tu tĩnh lự thì lên đến Hữu đảnh mới chứng đắc Niết-bàn; tức vì trước đó không có tạp tu tĩnh lự mà chỉ chuyên chú vào định cho nên đã sinh vào tất cả các xứ ở Sắc giới, ngoại trừ các cõi thuộc Tịnh cư thiên. Sau khi mất ở Sắc giới lại lần lượt sinh vào ba cõi thuộc Vô sắc giới cho đến khi lên đến Hữu đảnh mới chứng đắc Niết-bàn. Trong hai trường hợp trên, các vị đầu thuộc về quán hạnh (vipasāyanacarita, prajñāpriya) các vị sau thuộc chỉ hạnh (śmathacariya, samādhipriya) bởi vì có sự khác nhau giữa lạc tuệ và lạc định.
Mặc dù các luận sư không nói đến điều này nhưng chúng ta vẫn có thể nhận thấy một cách hợp lý rằng trong hai trường hợp của thượng lưu ở trên đều có thể chứng đắc Niết-bàn ở các cõi dưới trước khi họ lên đến Sắc cứu cánh thiên hay Hữu đảnh. Vì thế khi nói lên đến cõi cao nhất là Sắc cứu cánh thiên hay Hữu đảnh là hàm ý sẽ không còn sinh một lần nào nữa sau khi đã lên đến các cõi này chứ không có nghĩa là không có một lần sinh ở các cõi này. Cũng giống như trong trường hợp của hàng Dự lưu, tuy nói nhất định phải sinh trở lại bảy lần nhưng vẫn có trường hợp chưa đến bảy lần.
Năm loại thánh giả trên đây (tức trung hữu, sinh, hữu hành, vô hành và thượng lưu) đều thuộc hàng bất hoàn bởi vì họ đều đi đến Sắc giới (hành Sắc giới).
Có một loại bất hoàn khác được gọi là Hành Vô sắc giới (ārūpyopaga). Sau khi xả ly (virakta) Sắc giới, tức sau khi chết ở đó, thánh giả này tái sinh vào Vô sắc giới. Trường hợp này chỉ bốn loại là Sinh bát Niết-bàn, Hữu hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn và Thượng lưu. Trong đây không có Trung bát Niết-bàn vì Vô sắc giới không có trung hữu.
Như vậy có sáu loại bất hoàn gồm năm loại kể trên và loại hành Vô sắc giới, nếu không kể đến các loại khác nhau của loại hành Vô sắc giới.
Một loại bất hoàn khác đắc được Niết-bàn ngay ở đây, tức những hàng thánh giả “đắc được Niết-bàn ngay trong đời này” (dṛṣṭdharma parinirvāyin). Đây là loại bất hoàn thứ bảy.
Ngoài sự phân loại trên đây, còn có một sự phân loại khác đối với năm trường hợp của bất hoàn thuộc hành Sắc giới.
[Hành Sắc giới có chín loại,
Tức mỗi ba trường hợp đều có ba loại.
Vì nghiệp, hoặc và căn khác nhau
Nên lập thành chín loại.]
Luận: Ba loại bất hoàn, mỗi loại được chia thành ba nhóm, tạo thành chín loại bất hoàn bởi vì tất cả đều đi đến Sắc giới.
(Hỏi) Ba loại này là gì?
(Đáp) Đó là Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn và Thượng lưu.
(Hỏi) Tại sao lại chia thành ba nhóm?
(Đáp) (1) Theo sự so sánh của kinh thì có ba loại Trung bát Niết-bàn đắc được Niết-bàn là loại nhanh (āśu), loại không nhanh (anāśu), loại sau một thời gian; (2) về Sinh bát Niết-bàn thì cần phân biệt loại căn bổn Sinh bát Niết-bàn, Hữu hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn: Tất cả ba loại này vì đắc được Niết-bàn sau khi sinh nên đều thuộc Sinh bát Niết-bàn; (3) về thượng lưu thì phải phân biệt ba loại Toàn siêu, Bán siêu và Biến một.
Hoặc có thể nói rằng mỗi trong ba loại bất hoàn này được chia làm ba nhóm là tùy theo họ đắc được Niết-bàn nhanh, không nhanh hay phải sau một thời gian.
Sự khác nhau giữa ba loại bất hoàn hoặc chín nhóm bất hoàn ở trên là do sự khác nhau của nghiệp, căn và các phiền não.
i. Ba nhóm bất hoàn khác nhau là vì (a) các nghiệp tích tập có thể chiêu cảm ở trung hữu (abhinirvṛttivedanīyakarman), ở đời sống ngay sau đó (upapadya), hoặc ở một đời về sau (aparaparyāya); (b) các phiền não hiện hành (kleśasamudācāra) thuộc loại yếu, trung bình và mạnh khác nhau; (c) các căn thuộc loại mạnh, trung bình và yếu khác nhau.
ii. Mỗi một trong ba loại bất hoàn lại thuộc về ba nhóm khác nhau vì (a) có các phiền não thuộc các loại đã nói đến ở trên (hạ hạ, hạ trung, hạ thượng đối với ba nhóm trung bát Niết-bàn, v.v.); (b) có nghiệp giống như trường hợp của ba loại thượng lưu, tức cùng một loại nghiệp chiêu cảm quả ở các đời về sau (thuận hậu thọ nghiệp) nhưng khác nhau ở các hạng Toàn siêu, Bán siêu và Biến một.
Như vậy có chín nhóm bất hoàn là do sự khác nhau về nghiệp, phiền não và các căn.
(Hỏi) Tuy nhiên trong các kinh, tại sao Phật chỉ nói đến bảy trường hợp quyết định sinh là thiện sĩ (satpuruṣagatis, thiện sĩ thú)?
Tụng đáp:
[Lập bảy thiện sĩ thú
Vì thượng lưu chỉ có một loại;
Lại căn cứ hành thiện, không hành ác
Và có đi lên mà không trở lại.]
Luận: Thượng lưu là thánh giả có tính chất “lưu chuyển” đến chỗ cao (ūrdhvasravaṇadharman).
Kinh (Gatisūtra) không phân thành các nhóm Toàn siêu, Bán siêu và Biến một mà chỉ nói đến bảy thú (gatis) của thiện sĩ là ba loại Trung bát Niết-bàn, ba loại Sinh bát Niết-bàn - cộng thành sáu thú - và thêm thú thứ bảy là Thượng lưu.
(Hỏi) Tại sao chỉ có bảy thú trên? Tại sao không xét đến các thú khác của hàng hữu học (śaikṣa) như Dự lưu và Nhất lai?
(Đáp) Những ai thành tựu bảy thú này chỉ hành thiện (saty eva karmaṇi vṛttiḥ) mà không hành ác, và khi đã đến được các thú này thì họ sẽ không quay trở lại (na punaḥ praty āgatiḥ). Các thánh giả hữu học khác không có đủ ba tính chất trên nên đã khôgn căn cứ vào đó để lập thành bảy thiện sĩ thú.
Chỉ có bảy thú này thuộc về thiện sĩ thú.
Thực ra, kinh (Madhyama, 2, 1) có nói: “Thiện sĩ (satpuruṣa) là gì? Là người thành tựu chánh kiến của các bậc hữu học (śaikṣī samyadṛṣṭi); v.v..” Nhưng sở dĩ kinh nói như vậy là vì nếu phân tích theo một bình diện khác thì hàng Dự lưu và Nhất lai cũng là thiện sĩ: (1) Họ cũng đắc được loại ln có khả năng làm cho thánh giả rốt ráo không phạm (akaraṇasaṃvara) năm điều ác [sát, đạo, dâm, vọng, tửu]; (2) đã đoạn được phần lớn các phiền não bất thiện thuộc Dục giới. Tuy nhiên ở đây kinh Thất thiện sĩ thú (Saptasatpuruṣagati) chỉ nói đến các thánh giả đã hoàn toàn (niḥparyāyeṇa) là bậc thiện sĩ (satpuruṣa).
(Hỏi) Trong trường hợp các thánh giả đã từng đắc các quả Dự lưu và Nhất lai trong lần sinh đầu tiên và sẽ đắc quả bất hoàn trong lần sinh tiếp theo - trong trường hợp này họ được gọi là Kinh sinh bất hoàn thánh giả (parivṛttajanmā anāgāmī) - thì các thánh giả này có thuộc về năm loại Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, v.v. không?
Tụng đáp:
[Thánh giả đắc quả khi sinh ở Dục giới
Không thể sinh vào một giới khác.
Các thánh giả này và các thánh giả sinh lên cõi trên
Không có luyện căn và không thối thất.]
Luận: Các thánh giả đắc được thánh quả trong lần sinh ở Dục giới không thể sinh lên Sắc giới hoặc Vô sắc giới bởi vì sau khi đã đắc được quả bất hoàn tức nhất định chứng đắc Niết-bàn ngay trong lần sinh này. Nếu đắc quả trong lần sinh ở Sắc giới thì có thể sinh lên Vô sắc giới như trong trường hợp lên đến Hữu đảnh của hàng thượng lưu thuộc Hành Sắc giới.
(Vấn nạn) Nếu vậy tại sao Thiên đế thích (Śakra) nói rằng: “Ta từng nghe nói đến cõi trời tên là Sắc cứu cánh; sau này khi bị thối đọa ta sẽ sinh lên cõi đó”.
(Giải thích của Tỳ-bà-sa): “Thiên đế thích nói như vậy là vì không biết chánh pháp; và Thế tôn sở dĩ không bác bỏ ông ta là vì chỉ muốn khích lệ ông ta mà thôi”.
Các thánh giả đắc quả bất hoàn khi sinh ở Dục giới và các thánh giả sinh vào thượng giới không thể có luyện căn (indriya saṃcāra) và không bị thối chuyển (parihāṇi).
(Hỏi) Tại sao không thừa nhận các thánh giả Kinh sinh Dục giới và các thánh giả Thượng sinh có luyện căn và có thối đọa?
(Đáp) Bởi vì vốn không thể có.
(Hỏi) Tại sao không thể có?
(Đáp) Bởi vì trong khi trải qua hai lần sinh (janmāntaraparivāsena; kālāntara), các căn đã đạt đến mức cực kỳ thuần thục (paripakvataratva) và đã đạt được nơi y chỉ rất thù thắng [tức một nhân cách rất thuận lợi cho thánh đạo (āśrayaviśeṣalābha)].
(Hỏi) Tại sao các thánh giả hữu học chưa xả ly Dục giới (avītarāga) (tức Dự lưu và Nhất lai) không thể chứng quả bất hoàn ở giai đoạn của trung hữu?
(Trả lời của luận chủ) Bởi vì thánh đạo chưa được thuần thục (ajitatvāt), chưa thể làm cho thánh đạo dễ dàng hiện tiền, chưa thành tựu được thánh đạo (saṃmukhībhāva), và chưa làm cho các phiền não thực sự yếu liệt (alimanda).
(Trả lời của Tỳ-bà-sa) Bởi vì rất khó xa lìa Dục giới (duḥsamatikarma) và vì các thánh giả này còn có nhiều việc phải làm để chứng đắc Niết-bàn: (1) Phải tiếp tục đoạn trừ hai loại phiền não bất thiện thuộc Dục giới; (2) đoạn trừ các phiền não vô ký thuộc Sắc giới và Vô sắc giới; (3) phải chứng đắc ba quả Sa-môn trong trường hợp của Dự lưu hoặc hai quả Sa-môn trong trường hợp của Nhất lai, trong khi thánh giả “ly dục” (vītarāga), tức bất hoàn, chỉ còn phải đắc một quả; (4) phải vượt qua tam giới. Vì thế các thánh giả đang ở vào giai đoạn trung hữu đều không thể có các khả năng này.
(Hỏi) Trên đây có nói các thánh giả thượng lưu nhờ có tạp tu tĩnh lự nên có thể sinh lên cõi trời Sắc cứu cánh. Như vậy loại tĩnh lự nào được kết hợp (ākīryate, vyavakīryate, vyatibhidyate) hay tạp tu (miśrīkriyate) trước tiên?
[Trước tiên tạp tu đệ tứ tĩnh lự;
Thành tựu là do tạp tu đến một niệm.
Tạp tu là vì thọ sinh, hiện lạc
Và ngăn ngừa thối thất vì phiền não.]
Luận: Muốn tạp tu bốn loại tĩnh lự, trước tiên phải tu tập tứ thiền vì đây là loại đẳng trì (samādhi) có nhiều năng lực nhất (karmaṇya), và là thánh đạo cao nhất (agra) trong các thánh đạo dễ tu tập (sukhā pratipad, lạc hành).
Theo Tỳ-bà-sa, bậc A-la-hán hoặc bất hoàn khi tạp tu tĩnh lự trước tiên đều nhập đệ tứ tĩnh lự với một chuỗi các niệm vô lậu (anāsrava) kéo đài liên tục (prābandhika). Sau đó xuất thiền rồi nhập trở lại tứ thiền với các niệm hữu lậu kéo dài. Sau đó lại xuất thiền và rồi nhập trở lại tứ thiền với các niệm vô lậu kéo dài. Cứ tiếp tục xoay vần như vậy thánh giả giảm bởi dần số niệm trong mỗi lần thiền định, vô lậu, hữu lậu, vô lậu, v.v., cho đến khi nhập vào một loại tứ thiền chỉ có hai niệm hữu lậu và tiếp theo là loại tứ thiền cũng chỉ có hai niệm vô lậu. Đến giai đoạn này gọi là thành tựu viên mãn việc tu định gia hành (prayoga).
Tỳ-bà-sa nói rằng: Từ một niệm vô lậu dẫn khởi một niệm hữu lậu; rồi từ một niệm hữu lậu này lại dẫn khởi một niệm vô lậu hiện tiền. Như vậy với sự kết hợp một niệm hữu lậu ở giữa với hai niệm vô lậu ở trước và sau mà sự tạp tu (ākiraṇa) tĩnh lự được viên mãn. Hai sát-na đầu tương tợ (sadṛśa) như Vô gián đạo (ānantaryamārga), sát-na thứ ba tương tợ như Giải thoát đạo (vimuktimārga).
Như vậy sau khi đã tu tập đệ tứ tĩnh lự, thánh giả có thể nương vào thế lực có sẵn này để tạp tu ba loại tĩnh lự ở dưới. Trước hết tạp tu ở ba châu của cõi người ở Dục giới; sau đó nếu bị thối thất vào Sắc giới, thánh giả vẫn có thể thực hành tạp tu tĩnh lự như trên.
Theo chúng tôi, sự tạp tu một niệm hữu lậu độc nhất kèm theo hai niệm vô lậu (kṣaṇavyākiraṇa) không thể có đối với tất cả mọi người, ngoại trừ đức Phật. Vì thế sự tạp tu một tĩnh lự chỉ được thực hiện khi thánh giả muốn nhập vào ba loại tĩnh lự kéo dài, vô lậu, hữu lậu, rồi vô lậu.
(Hỏi) Thánh giả tạp tu các tĩnh lự để làm gì?
(Đáp) Có ba lý do: (1) Hàng bất hoàn thuộc loại lợi căn (tīkṣṇedriya) sẽ được an lạc (sukhavikāra) ngay ở đời này (dṛṣṭadharma) và sinh vào Tịnh cư thiên; thuộc loại độn căn (mṛdvindriya) sẽ tránh được thối thất bằng cách xa rời các loại định tương ưng với mùi vị (āsvādasaṃprayuktasamādhi) vì họ vốn luôn luôn lo sợ các phiền não và; (2) hàng A-la-hán lợi căn sẽ được an lạc ngay trong đời này; hàng độn căn sẽ tránh bị thối thất vì họ cũng sợ các phiền não.
(Hỏi) Tạp tu tĩnh lự là để sinh vào các cõi Tịnh cư nhưng tại sao chỉ có năm trường hợp sinh vào các cõi này?
Tụng đáp:
[Do tạp tu có năm loại
Nên chỉ có năm trường hợp được sinh vào Tịnh cư.]
Luận: Vì sự thực hành (bhāvanā) tạp tu tĩnh lự chỉ có năm loại cho nên sinh vào Tịnh cư chỉ có năm trường hợp. Năm loại là yếu (hạ), trung bình (trung), mạnh (thượng), mạnh hơn (adhimātratara, thượng thắng), mạnh nhất (adhimātratama, thượng cực). Đối với loại thứ nhất chỉ cần có ba tâm là vô lậu, hữu lậu, vô lậu là đã có thể thành tựu; đối với loại thứ hai phải có sáu tâm; loại thứ ba phải có chín tâm; loại thứ tư phải có mười hai tâm; và loại thứ năm phải có mười lăm tâm.
Năm loại tạp tu tĩnh lự theo thứ tự trên đây sẽ chiêu cảm năm trường hợp sinh vào Tịnh cư. Nên biết rằng sự chiêu cảm này là do thế lực của hữu lậu được vô lậu huân tu mà thành.
Có luận sư cho rằng sự chiêu cảm năm trường hợp sinh vào Tịnh cư là do sự tăng thượng (ādhikya) theo thứ tự của năm căn tín, v.v., làm thành.
(Hỏi) Khi nói bất hoàn còn gọi là thân chứng. Như vậy đã dựa vào tính chất thù thắng nào để gọi là thân chứng?
Tụng đáp:
[Thánh giả bất hoàn nếu đắc được Diệt tận định thì đổi tên là thân chứng.]
Luận: Thánh giả bất hoàn nào đắc được loại định Diệt tận thọ tưởng (saṃjñāveditanirodhasamāpatti) thì gọi là “Đắc diệt”. Thánh giả bất hoàn do thân chứng được pháp tương tợ như Niết-bàn (nirodhasamāpatti) nên gọi là thân chứng (kāyasākṣin).
(Hỏi) Tại sao thánh giả bất hoàn chỉ chứng đắc ở thân?
(Đáp) Bởi vì vô tâm cho nên phải nương vào thân. [Trên đây là giải thích của Tỳ-bà-sa.]
(Giải thích của Kinh bộ) Thánh giả bất hoàn sau khi ra khỏi Diệt tận định đã nghĩ rằng loại định này tịch tĩnh giống như Niết-bàn. Thánh giả đã đắc được sự tịch tĩnh của một thân có tri giác (có nghĩa là trong thân này đã có một thức (vijñāna) sinh khởi (savijñānakakāya, hữu thức thân) trước đây chưa từng đắc. Nhờ thế thánh giả đã tri nhận được trực tiếp sự tịch tịnh này nhờ vào thân, qua hai hành động tri nhận (sākṣākaraṇa): Hành động thứ nhất là sự đắc được (prapti) trong khi nhập định một thân phù hợp với Diệt (nirodha); hành động thứ hai là sự nhận biết về trạng thái của thân sau khi đã xuất định, bởi vì người ta gọi “sự tri nhân” (sākṣākriyā) này là sự “làm hiện khởi” (pratyakṣīkāra). Có sự tri nhận khi người ta nhận ra sự tĩnh lự của một thân đã có lại tri giác; và từ sự nhận ra này cho thấy sự tịch tĩnh này đã đắc được trong khi thân đang ở vào tình trạng không có tri giác.
(Hỏi) Kinh có nói đến mười tám hàng hữu học nhưng tại sao thân chứng không được kể đến trong số này?
(Đáp) Bởi vì phẩm tánh của hàng thân chứng không phải là nhân của hữu học.
(Hỏi) Nếu vậy nhân của hữu học là gì?
(Đáp) Đó là tam học vô lậu (śīkṣās), tức giới (adhiśīlam), định (adhicittam), tuệ (adhiprajñām); chúng tạo thành thánh đạo và quả của tam học, tức là sự ly hệ (visaṃyoga). Chính vì sự khác biệt của tam học và quả của chúng mà người ta đã lập thành các hạng hữu học. Trong khi đó Diệt tận định không phải là tam học vì không phải là con đường đoạn trừ (prahāṇamārga, đoạn đạo) và cũng không phải là quả của tam học vì không phải là sự ly hệ. Vì thế không thể căn cứ vào sự đắc được Diệt tận định của một thánh giả để kết luận rằng đó là một loại hữu học.
Trên đây đã nói đến các tính chất dễ thấy của các hàng thánh giả bất hoàn khác nhau, bao gồm năm trường hợp thuộc hàng Sắc giới, một trường hợp có bốn loại thuộc hàng Vô sắc giới và một trường hợp chứng đắc Niết-bàn ngay trong cõi này. Tuy nhiên nếu phân tích thật chi tiết sẽ có vô số các trường hợp khác nhau. Tỷ dụ như trong trường hợp Trung bát Niết-bàn: (1) nếu phân tích theo căn (indriya), sẽ có ba loại là thượng căn, trung căn và hạ căn; (2) nếu phân tích theo địa (bhūmi) sẽ có bốn loại là sơ định, nhị định, v.v., tùy theo thánh giả đang có loại định nào làm sở y [đây là trường hợp của hàng bất hoàn thuộc hành Sắc giới (rūpopaga)]; (3) nếu phân tích theo chủng tánh (gotra), sẽ có sáu loại là thối pháp chủng tánh (parihāṇadharman), tư pháp chủng tánh (cetanādharman), hộ pháp chủng tánh (anurakṣaṇādharman), an trụ pháp chủng tánh (sthitākampya), kham đạt pháp chủng tánh (prativedhanādharman) và bất động chủng tánh (akopyadharman); (4) nếu phân tích theo xứ sẽ có mười sáu loại: Từ Phạm chúng thiên cho đến Sắc cứu cánh thiên; (5) nếu phân tích theo sự ly nhiễm ở các địa, sẽ có ba mươi sáu loại: Một loại còn bị hệ phược thuộc Sắc giới (rūpadhātau sakalabandhana), tám loại đã xả ly từ một nhóm cho đến tám nhóm phiền não thuộc tầng thiền thứ nhất, một loại còn bị hệ phược của tầng thiền thứ hai, tám loại đã xả ly tám nhóm phiền não thuộc tầng thiền thứ hai, v.v. Như vậy có tất cả bốn nhóm gồm chín loại Trung bát Niết-bàn. Không kể đến các thánh giả đã giải thoát khỏi nhóm phiền não thứ chín của tầng thiền thứ tư và đang bị trói buộc bởi tất cả các hệ phược thuộc Vô sắc giới bởi vì ở đây đang bàn đến loại Trung bát Niết-bàn, tức hàng bất hoàn thuộc loại Hành Sắc giới, và vì trung hữu không tồn tại ở bên trên Sắc giới.
Như vậy nếu phân tích theo xứ, chủng tánh, ly nhiễm và căn để lập thành thì có tất cả hai nghìn năm trăm chín mươi hai loại trung bát Niết-bàn.
(Hỏi) Làm thế nào để có được con số trên đây?
(Đáp) Tức trong mỗi xứ đều có sáu chủng tánh khác nhau; mỗi một chủng tánh nếu căn cứ vào mức độ ly nhiễm khác nhau - tức từ khi còn các hệ phược của Sắc giới cho đến khi đã xả ly tám nhóm phiền não thuộc tầng thiền thứ tư - thì lại có chín loại. Mỗi chủng tánh có chín loại mà mỗi xứ lại có sáu chủng tánh, như vậy thành ra năm mươi tư loại; nếu nhân với mười sáu xứ tức thành tám trăm sáu mươi tư loại; nếu nhân với ba căn tức thành hai nghìn năm trăm chín mươi hai loại.
Trường hợp xả ly nhóm phiền não thứ chín ở hạ địa được xem như là trường hợp còn bị hệ phược ở thượng địa cho đến ở mỗi một địa đều có số lần ly nhiễm bằng nhau. Cứ như vậy từ Trung bát Niết-bàn cho đến thượng lưu, mỗi một trong năm trường hợp đều có hai nghìn năm trăm chín mươi hai loại tức thành mười hai nghìn chín trăm sáu mươi loại. Về hàng bất hoàn thuộc loại hàng Vô sắc giới cũng sẽ được tính giống như vậy.
Trên đây đã phân tích sự khác biệt của hướng và quả thứ ba; tiếp theo là phần lập thành hướng và quả thứ tư.
[Trong các tu hoặc thuộc thượng giới nếu đoạn một phẩm ở sơ định
Cho đến phẩm thứ tám ở Hữu đảnh
Được gọi là A-la-hán hướng.
Vô gián đạo thứ chín
Gọi là Kim cang dụ định
Khi Tận trí sinh khởi cùng tận đắc
Thì thành tựu vô học ứng quả.]
Luận: Nếu thánh giả bh tiếp tục đoạn trừ tu hoặc thuộc Sắc giới và Vô sắc giới, từ nhóm đầu tiên ở tầng thiền thứ nhất cho đến nhóm thứ tám cuối cùng ở Hữu đảnh thì được đổi tên là Hướng đến A-la-hán (arhatphalapratipannaka, A-la-hán quả hướng). Ở giai đoạn của thánh đạo đoạn trừ phiền não này (ānantaryamārga, vô gián đạo) cho dù đoạn được nhóm phiền não thứ chín của Hữu đảnh thì thánh giả vẫn còn là A-la-hán hướng. Tuy nhiên vì Vô gián đạo thứ chín này có khả năng phá tan tất cả các loại tùy miên (sarvānuśayabhedin) nên được gọi là “loại định tương tợ như kim cương (vajropamasamādh, kim cương dụ địnhi). Thật ra Vô gián đạo thứ chín không phá hết các tùy miên bởi vì có nhiều loại tùy miên đã được phá trước đó nhưng nó vẫn có công năng phá tan tất cả phiền não và là loại định thù thắng nhất trong tất cả các loại Vô gián đạo có khả năng đoạn hoặc.
Kim cương dụ định có nhiều loại. Nói Vô gián đạo đoạn trừ các hoặc thuộc phẩm thứ chín của Hữu đảnh mà sinh ra nhiều loại Kim cang dụ định khác nhau là căn cứ vào chín địa: Vị chí địa (anāgamya), tĩnh lự trung gian (dhyānāntara), tứ thiền và ba loại định ở đầu thuộc Vô sắc giới (ārūpyas); vì thế mới nói là loại định này có các hành tướng và trí khác nhau.
i. Được sinh khởi nhờ nương vào vị chí địa (anāngamyasaṃgṛhīta), tám Kim cang dụ định tương ưng với mỗi một trong bốn hành tướng của khổ loại trí và mỗi một trong bốn hành tướng của tập loại trí; các loại trí này duyên khổ và tập của Hữu đảnh.
Tám Kim cang dụ định tương ưng với mỗi một trong bốn hành tướng của diệt pháp trí, với một trong bốn hành tướng của Đạo pháp trí.
Bốn Kim cang dụ định tương ưng với mỗi một trong bốn hành tướng của Diệt loại trí duyên tầng thiền thứ nhất; và tiếp tục như thế cho đến: Bốn Kim cang dụ định tương ưng với mỗi một trong bốn hành tướng của Diệt loại trí duyên Hữu đảnh.
Bốn Kim cang dụ định tương ưng với mỗi một trong bốn hành tướng của Đạo loại trí, bởi vì Đạo loại trí có giới địa khắp mọi nơi. [Không cần phải phân biệt các địa khác nhau như trong trường hợp của Diệt loại trí].
Như vậy, nếu dựa vào vị chí địa sẽ có đến năm mươi hai Kim cang dụ định do sự khác nhau của các hành tướng và các cảnh sở duyên của các trí và Loại trí.
ii. Cách tính trên vẫn áp dụng cho Kim cang dụ định được sinh khởi nhờ nương vào các địa khác, cho đến tầng thiền thứ tư.
iii. Đối với các Kim cang dụ định được sinh khởi nhờ nương vào ba tầng thiền đầu tiên của Vô sắc giới, có tất cả hai mươi tám, hai mươi bốn và hai mươi loại.
(a) Pháp trí không có ở đó; (b) loại trí có sở duyên là Diệt đế (nirodha) thuộc một địa thấp hơn cũng không có ở đó; (c) loại trí có sở duyên là đạo đối trị một địa thấp hơn lại có ở đó bởi vì các thánh đạo đều có tính chất làm nhân cho nhau.
Một luận sư đối pháp cho rằng Đạo loại trí không duyên tất cả các địa cùng một lúc mà cần phải phân biệt các địa khác nhau giống như trường hợp của Diệt loại trí. Theo chủ trương này cần tăng thêm hai mươi tám loại cho số lượng các Kim cang dụ định nương vào vị chí địa, v.v.. Kim cang dụ định ở các tầng thiền thuộc Vô sắc giới sẽ có bốn mươi, ba mươi hai và hai mươi bốn loại.
Nếu phân tích theo chủng tánh và căn thì các con số trên còn nhiều hơn.
Trên đây đã nói về trường hợp nhóm phiền não thứ chín của Hữu đảnh được đoạn trừ bởi Kim cang dụ định.
Vào sát-na thánh giả đắc được (prāptyā saha) sự đoạn trừ nhóm phiền não thứ chín thì “cái biết về sự diệt trừ” (kṣayajñāna, tận trí) này sinh khởi. Ngay sau Kim cang dụ định, hay loại Vô gián đạo (ānantaryamārga) cuối cùng, sẽ sinh khởi Giải thoát đạo (vimuktimārga) cuối cùng. Chính vì thế mà Giải thoát đạo này, vốn sinh khởi với (sahajāta) sự đắc được sự đoạn trừ tất cả các lậu (āsravas), mới trở thành “cái biết về sự diệt trừ” sinh khởi đầu tiên và được gọi là Tận trí (kṣayajñāna = kṣayaprathamajñāna).
Khi Tận trí này sinh khởi thì hàng “A-la-hán hướng” thành tựu quả A-la-hán vô học; hàng thánh giả này không còn gì để làm đối với một quả khác cho nên mới gọi là vô học (aśaikṣa). Cũng với lý do này mà thánh giả, sau khi đã tẩy rửa các nhiễm pháp đối với chính mình, mới có đủ tư cách (arhattva) đem lại lợi lạc cho người khác (parārthakaraṇa); mới xứng đáng nhận sự tôn kính (pūjārha) của tất cả chúng sinh còn tham dục (sarāga).
Từ sự định nghĩa A-la-hán là bậc vô học ở trên cho thấy rằng bảy hàng thánh giả khác gồm bốn trường hợp hướng đến quả và ba trường hợp trụ ở quả đều thuộc về hữu học (śaikṣa).
(Hỏi) Tại sao bảy hàng thánh giả này đều có tên là hữu học?
(Đáp) Bởi vì muốn tận trừ các lậu thì phải thường xuyên tu tập các học pháp (śikṣās). Ba học pháp - tức tăng thượng giới (adhiśīlaṃ, śikṣā), tăng thượng tâm (adhicittaṃ śikṣā) và tăng thượng tuệ (adhiprjñāṃ, śikṣā) - đều lấy giới định tuệ làm tự thể.
(Hỏi) Nhưng theo định nghĩa trên thì dù dị sinh cũng có thể là hữu học?
(Đáp) Không thể được; vì không thấy đúng như thực (aprajñāna) các thánh đế và vì có thể đánh mất tất cả các học pháp đã đắc được.
Chính vì để khẳng định rằng những người đang còn học mới thuộc về hữu học và không phải chỉ trừ bỏ tam học là đã trở thành bậc hữu học nên Thế tôn mới nhắc lại rằng: “Này Đạm-phạ (Sīvaka), chỉ những ai tu học những gì cần phải tu học mới được ta gọi là bậc hữu học.”
(Hỏi) Làm sao có thể nói rằng thánh giả có thể tánh của hàng hữu học khi đang ở vào trạng thái bình thường (prakṛtiṣṭha; trụ bổn tánh) chứ không phải lúc đang nhập định?
(Đáp) Nói như vậy là vì dựa vào ý chí của hàng thánh giả này. Cũng giống như khách đi đường, dù đang tạm nghỉ chân nhưng vẫn được gọi là hành khách. Hoặc vì ba học pháp vẫn thường gắn bó với các vị này ngay cả khi họ đang ở vào trạng thái bình thường.
(Hỏi) Học pháp là gì?
(Đáp) Là các pháp hữu vi vô lậu của bậc hữu học. Cũng giống như các pháp hữu vi vô lậu của bậc vô học đều được gọi là Vô học pháp.
(Hỏi) Tại sao Niết-bàn là pháp vô vi lại không phải là pháp vô học?
(Đáp) Vì hàng vô học và dị sinh cũng có thể thành tựu Niết-bàn.
Bốn hàng thánh giả hướng quả và bốn hàng thánh giả trụ quả cộng thành tám hàng thánh giả (āryapudgala, thánh bổ-đặc-già-la): Tức bao gồm thánh giả “lên đường (pratipnna) để chứng đắc quả Dự lưu” và thánh giả đã là Dự lưu cho đến hàng thánh giả “lên đường để chứng đắc quả A-la-hán” và thánh giả đã là A-la-hán.
Tuy gọi là tám nhưng thật ra chỉ có năm; đó là thánh giả đang hướng đến (pratipannaka) quả đầu tiên - tức đang ở vào kiến đạo (darśanamārga) - và bốn hàng thánh giả đang trụ ở quả (phalastha); bởi vì ba trường hợp hướng quả ở sau không tách rời ba trường hợp trụ quả ở trước.
Trình bày trên đây là dựa vào sự chứng đắc theo thứ tự của bốn quả (anupūrvādhigama = anupūrvena catuḥphalaprāpti). Trong trường hợp của thánh giả Bội ly dục (bhūyovītarāga) và Toàn ly dục (kāmavītarāga), vì đã đoạn trừ sáu nhóm, chín nhóm phiền não của Dục giới trước khi nhập vào kiến đạo cho nên khi trụ ở kiến đạo thì được gọi là Nhất lai quả hướng và bất hoàn quả hướng mà không phải là Dự lưu quả hướng và Nhất lai quả hướng. Ở đây, thánh giả đang hướng đến một quả cao hơn thì không lẫn lộn với các thánh giả đang trụ ở quả thấp hơn.
(Hỏi) Như trên đã nói con đường tu tập (bhāvanāmārga, tu đạo) có hai loại hữu lậu (thế tục) và vô lậu (xuất thế) khác nhau. Như vậy do loại nào mà hàng hữu học xả ly được nhiễm pháp ở các địa?
Tụng đáp:
[Ly nhiễm thuộc Hữu đảnh là do vô lậu;
Ly nhiễm thuộc các địa khác là do cả hai loại.]
Luận: Chỉ có đạo vô lậu xả ly các nhiễm thuộc Hữu đảnh chứ không phải đạo hữu lậu bởi vì (1) không có thế tục đạo nào cao hơn Hữu đảnh [người ta xả ly một địa nhờ vào thế tục đạo của một địa cao hơn, trong khi Hữu đảnh lại là địa cao nhất]; (2) thế tục đạo của một địa nào đó không thể đối trị các nhiễm pháp ở cùng địa (tự địa) bởi vì các phiền não ở cùng địa sẽ đeo bám thế tục đạo này (tatleśānuśayitatvāt).
Nếu các phiền não đeo bám theo một thánh đạo thì chúng không thể bị thánh đạo này đối trị. Nếu một thánh đạo có khả năng đối trị một phiền não thì phiền não này chắc chắn không thể đeo bám theo thánh đạo này.
Sự xả ly tám địa còn lại đều có thể nương vào thế tục đạo hoặc xuất thế đạo.
Nếu đều do hai đạo để xả ly các địa thì mỗi đạo có bao nhiêu trường hợp đắc ly nhiễm?
Tụng đáp:
[Thánh giả đều tu cả hai loại để xả ly tám địa
Và đều đắc được cả hai loại ly hệ.]
Luận: thánh giả nếu xả ly tám địa đầu tiên (Dục giới, bốn thiền, ba vô sắc) bằng đạo hữu lậu thì đắc được sự “tách rời” (visaṃyoga, ly hệ) khỏi các phiền não của các địa này. Nói cách khác, thánh giả sẽ đắc được pháp đắc (prāpti), tức sự thành tựu trạch diệt (pratisaṃkhyānirodha) của các phiền não này.
Sự thành tựu này thuộc về cả hữu lậu và vô lậu.
(Hỏi) Có luận sư nói rằng trong trường hợp thánh giả xả ly bằng đạo vô lậu thì sự đắc được ly hệ cũng thuộc về cả hữu lậu và vô lậu. Tại sao như vậy?
(Đáp) Các luận sư này nói rằng hãy thừa nhận trường hợp thánh giả khi xả ly bằng đạo vô lậu thì họ không có sự đắc được ly hệ (ly hệ đắc0 thuộc hữu lậu. Theo giả thiết này, một thánh giả khi đã xả ly Vô sở hữu xứ (ākiñcanyāyatana) bằng một đạo vô lậu (ārya) thì sau đó sẽ nương vào một tầng thiền để chuyển căn, có nghĩa là làm cho các căn (indriya) trở nên mãnh lợi hơn (saṃcarati). Thánh giả này - vì xả bỏ các đạo đã đắc được trước đó, [tức các đạo thuộc Vô sắc giới đối với hàng độn căn (mṛdvindriyasaṃgṛhīta)]; vì chỉ đắc được bất hoàn quả đạo đối với hàng lợi căn - nên sẽ không còn đắc được sự ly hệ đối với các phiền não của Vô sắc giới; và vì sự ly hệ này đã bị mất nên họ sẽ thành tựu các phiền não này.
Không có ly hệ đắc hữu lậu đối với loại thánh giả này; tuy nhiên họ cũng không có các phiền não được nói đến ở trên.
Cũng giống như trường hợp một thánh giả đã giải thoát được một phần trong số các nhóm phiền não của Hữu đảnh thì chắc chắn sẽ không có sự ly hệ đắc hữu lậu đối với các phiền não này, - bởi vì chỉ có đạo vô lậu mới diệt trừ được các phiền não của Hữu đảnh. Giả sử rằng thánh giả này vì luyện căn bằng cách nương vào một tầng thiền nên đã xả bỏ ly hệ đắc vô lậu đối với các phiền não của Hữu đảnh thì chính các ông cũng có thể nhận ra rằng thánh giả này không có thành tựu các phiền não này.
Cũng giống như trường hợp một dị sinh sinh ở một nơi cao hơn tầng thiền thứ nhất, chẳng hạn như sinh vào tầng thiền thứ hai, v.v.. Bởi vì dị sinh này đã chuyển vào tầng thiền thứ hai (bhūmisaṃcāra, chuyển địa) nên sẽ đánh mất sự ly hệ đắc đối với các phiền não của Dục giới; tuy nhiên các ông vẫn phải thừa nhận rằng dị sinh này không có các phiền não này.
Vì thế lập luận của các luận sư nói trên không hợp lý.
(Hỏi) Nhờ vào địa nào mà người ta đắc sự xả ly các địa khác nhau?
Tụng đáp:
[Đạo vô lậu thuộc vị chí địa
Có thể xả ly phiền não ở tất cả các địa.
Các đạo thuộc tám địa còn lại xả ly tự và thượng địa.
Đạo hữu lậu xả ly hạ địa.]
Luận: Nhờ vào vị chí địa vô lậu mà có thể xả ly tất cả các địa, từ Dục giới cho đến Hữu đảnh.
Khi hành giả xả ly một địa thấp hơn nhờ nương vào một cận phần (sāmantaka) thì có phải tất cả Giải thoát đạo (vimuktimārgas) đều sinh từ cận phần cũng giống như trường hợp của các Vô gián đạo (ānantaryamārgas) không?
(Đáp) Không phải.
(Hỏi) Bởi vì sao?
Tụng đáp:
[Đạo thuộc cận phần xả ly các nhiễm thuộc hạ địa.
Khi xả ly ba địa đầu tiên, Giải thoát đạo sinh từ
Căn bổn hoặc cận phần.
Khi xả ly thượng đại, Giải thoát đạo chỉ sinh từ căn bổn.]
Luận: Có chín địa của sự sinh khởi là Dục giới, bốn tĩnh lự và bốn Vô sắc định.
Khi hàng phục (jaya) được ba địa - có nghĩa là khi xả ly Dục giới, tầng thiền thứ nhất và tầng thiền thứ hai - thì có Giải thoát đạo thứ chín sinh khởi ở tĩnh lự cận phần hoặc tĩnh lự căn bổn (maula).
Đối với các địa cao hơn thì Giải thoát đạo cuối cùng luôn luôn sinh từ tĩnh lự (samāpatti) căn bổn chứ không phải nằm ở cận phần của tĩnh lự này. Thật vậy, kể từ tầng thiền thứ tư thì tĩnh lự căn bổn và tĩnh lự cận phần có thọ giống nhau, tức là xả thọ. Trong các địa của các tầng thiền đầu tiên thì có hai thọ khác nhau: Hành giả độn căn, với Giải thoát đạo thứ chín, không có khả năng nhập vào tĩnh lự căn bổn vì sự chuyển đổi của thọ rất khó khăn. Vì thế Giải thoát đạo thứ chín của việc xả ly ba địa đầu tiên chỉ sinh khởi từ tĩnh lự cận phần.
Chúng ta đã bàn đến trường hợp hành giả có thể xả ly tất cả các địa bằng các đạo vô lậu được tu tập ở Vị chí địa (anāgamya). Tuy nhiên khả năng này không thuộc về các đạo vô lậu được tu tập ở các địa không phải là vị chí địa.
Bằng đạo vô lậu được tu tập ở tám địa là bốn tĩnh lự, tĩnh lự trung gian và ba vô sắc định thì hành giả có thể xả ly tự địa và các địa cao hơn; nhưng không có địa thấp hơn bởi vì hành giả đã xả ly loại địa này.
Các đạo xuất thế (lokottara) như Vô gián đạo và Giải thoát đạo sinh khởi nhờ các hành tướng của các đế (satyākārapravṛtta), tức sự nhìn thấy các pháp là vô thường, khổ, v.v..
[Vô gián đạo và Giải thoát đạo thế tục
Theo thứ tự trên duyên tự địa và thượng địa;
Có các hành tướng là thô, khổ, chướng
Và tĩnh, diệu, ly.]
Luận: Các Giải thoát đạo thế tục có các hành tướng tịch tĩnh, v.v.; có nghĩa là xem cảnh sở duyên của chúng là tịch tĩnh, v.v.. Các Vô gián đạo thế tục có các hành tướng thô hiển, v.v..
Các Giải thoát đạo có thể xem một địa cao hơn [hoặc một xứ (sthāna) cao hơn] là tịch tĩnh, là mỹ diệu (praṇītatas), là giải thoát (niḥsaraṇatas). Các Vô gián đạo xem một địa thấp hơn là thô hiển (audārikatas), là khổ (duḥkhilatas), là một bức tường dày (sthūlabhittikatas): Xem là thô hiển bởi vì địa này không tịch tĩnh (aśāntatva), cần có sự dụng công lớn (mahābhisaṃskārataratva); xem là khổ bởi vì địa này không mỹ diệu, không đáng ưa khi (pratikūla) mà thân cũng như tâm đều không có được các công năng lớn lao (bahudauṣṭhulyataratva); xem như một bức tường dày bởi vì với một địa thấp như thế này thì không thể vượt thoát ra khỏi nó, dường như nó là một bức tường rất dày.
Các hành tướng tịch tĩnh, mỹ diệu, giải thoát là các hành tướng đối nghịch lại.
Về vấn đề không quan trọng này đã được bàn đến, chúng ta hãy trở lại chủ đề của chúng ta:
[Trong trường hợp của A-la-hán bất động, sau Tận trí
Tất sinh khởi vô sinh trí.
Trong các trường hợp khác là Tận trí hoặc chánh kiến;
Chánh kiến này đều có ở các A-la-hán.]
Luận: Nếu A-la-hán thuộc chủng tánh bất động (akopyadharman) thì ngay sau Tận trí (kṣayajñāna) sẽ sinh khởi một loại trí về sự không sinh khởi các lậu hoặc trong vị lai (anutpādajñāna, vô sinh trí).
Đối với các A-la-hán không thuộc chủng tánh bất động thì ngay sau Tận trí sẽ sinh khởi Tận trí cùng loại hoặc chánh kiến của bậc vô học (aśaikṣī samyagdṛṣṭi) mà không phải là vô sinh trí bởi vì trong trường hợp hành giả bị thối thất vì không còn là bất động thì sẽ không thể khởi được vô sinh trí.
(Hỏi) Có phải các A-la-hán thuộc chủng tánh bất động không có chánh kiến vô học không?
(Đáp) Vẫn có nhưng không nói đến. Tất cả A-la-hán đều có chánh kiến vô học. Đối với A-la-hán bất động, sau vô sinh trí này lại sinh khởi tiếp vô sinh trí khác hoặc có khi là chánh kiến vô học.
(Hỏi) trước đây có nói đến bốn quả, vậy đó là những quả gì?
(Đáp) Đó là các quả của “đời sống tu hành” (śrāmaṇya, sa-môn tánh).
(Hỏi) Sa-môn tánh là gì? Quả của nó là gì? Các quả này có bao nhiêu loại khác nhau?
Tụng đáp:
[Tịnh đạo là Sa-môn tánh;
Quả là pháp hữu vi và vô vi;
Có tám mươi chín loại
Giải thoát đạo và diệt.]
Luận: Sa-môn tánh là đạo vô lậu. Nhờ thánh đạo này, nhờ vào Sa-môn tánh (śrāmaṇyayogāt) nên mới trở thành một Sa-môn (śrāmaṇa), có nghĩa là một con người tịch tĩnh hoặc chấm dứt (śamyati) các phiền não (Dhammpada, 265).
Như khế kinh (Madhyma, 48, 1) nói: “Được gọi là Sa-môn vì làm tĩnh lặng tất cả các pháp ác, bất thiện, dẫn đến luân hồi, tạo ra sự tái sinh và giữ được như thế cho đến khi già và chết.”
Dị sinh vì không làm tĩnh lặng các phiền não một cách rốt ráo nên không phải là Sa-môn thực sự (paramārthaśrāmaṇa).
Sa-môn quả là các pháp hữu vi và vô vi. Khế kinh nói có bốn loại khác nhau nhưng thật ra có đến tám mươi chín loại.
(Hỏi) Tám mươi chín quả Sa-môn này là gì?
(Đáp) Đó là các Giải thoát đạo cùng với các diệt pháp. Có tám Vô gián đạo và kế tiếp là tám Giải thoát đạo dành cho sự đoạn trừ các phiền não thuộc kiến đoạn. Có tám mươi mốt Vô gián đạo để đoạn trừ các phiền não thuộc tu đoạn, tức là chín đạo (mārgas) được dùng để đoạn trừ chín nhóm phiền não ở mỗi một trong chín địa. Đối với giải thoát được cũng như vậy.
Tám mươi chín Vô gián đạo tạo thành Sa-môn tánh.
Tám mươi chín Giải thoát đạo là quả hữu vi của Sa-môn tánh, là đẳng lưu quả và sĩ dụng quả của Sa-môn tánh.
Sự đoạn trừ hoặc trạch diệt (pratisaṃkhyānirodha) tám mươi chín nhóm phiền não là quả vô vi của Sa-môn tánh, là sĩ dụng quả của Sa-môn tánh.
Như vậy, có tất cả tám mươi chín quả của Sa-môn tánh.
(Hỏi) Nếu chủ trương này là đúng thì không thể nào làm cho lời dạy của Thế tôn được hoàn mãn (upasaṃkhyāna)?
Tụng đáp:
[Năm nhân lập thành bốn quả
Là Xả tằng đạo, đắc thắng đạo,
Tập đoạn, đắc tám trí,
Và đốn tu mười sáu hành tướng.]
Luận: Các giai đoạn của con đường đoạn trừ phiền não (prahāṇamārga) mà ở đó có năm nhân tụ hội đã được Thế tôn định nghĩa như là các quả. Đây là chủ trương của bốn tông.
(Hỏi) Năm nhân này là gì?
(Đáp) Năm nhân là (1 - 2) xả bỏ hướng đạo đắc được quả đạo; (3) đắc được (prāpti) sự đoạn trừ toàn bộ (sarvasyaikaprāptilābha, tổng tập đoạn); (4) đắc được trong một lần cả tám trí, tức bốn pháp trí và bốn loại trí; (5) đắc được mười sáu hành tướng là vô thường, v.v..
Năm nhân này đều có đủ trong mỗi một bốn quả,
(Hỏi) Nếu chỉ có đạo vô lậu có tên là Sa-môn tánh thì hai quả (Nhất lai và bất hoàn) khi đắc được nhờ vào đạo hữu lậu thì làm sao có thể nói là thuộc về Sa-môn quả?
Tụng đáp:
[Sự đoạn diệt phiền não đắc được do thế đạo
Kết hợp với sự đoạn diệt do thánh đạo
Và được vô lậu đắc gìn giữ
Cho nên cũng gọi là Sa-môn quả.]
Luận: Quả Nhất lai và quả bất hoàn nếu đắc được nhờ vào đạo hữu lậu thì không phải chỉ là những sự đoạn trừ (trạch diệt) xuất phát từ Tu đạo thuộc về hữu lậu; mà thật ra chúng còn là một quả đoạn trừ (đoạn quả) của kiến đạo. Sự đoạn trừ thứ hai này không thể tách rời với sự đoạn trừ thứ nhất; bởi vì trong các quả Nhất lai và bất hoàn vốn đã có sự hoạch đắc (prāpti) về tổng tập đoạn - một phần là các phiền não thuộc kiến đoạn và một phần là các phiền não thuộc tu đoạn.
Chính vì thế mà kinh nói: “Quả Nhất lai là gì? - Là sự đoạn trừ ba kiết sử thân, giới, nghi (satkāya, śīlavrata, vicikitsā) thuộc về kiến đoạn và là sự giảm trừ tham, sân, si (kāma, dveṣa, moha). - Quả bất hoàn là gì? - Là đoạn năm kiết sử ở dưới (avarabhāgīya, hạ phần).”
Hơn nữa, sự đoạn trừ đắc được từ thế tục đạo (tức sự đoạn trừ sáu nhóm phiền não trong trường hợp của Nhất lai, v.v.) được gìn giữ (saṃdhāryate) bởi ly hệ đắc vô lậu, cũng giống như trường hợp thánh giả Nhất lai và bất hoàn nhờ có ly hệ đắc vô lậu này mà không thể mạng chung khi bị thối thất: Họ có thể đánh mất phẩm tánh của mình nhưng lại đắc trở lại trước khi chết.
[Sa-môn tánh được nói đến
Còn gọi là Sa-la-môn,
Còn gọi là Phạm luân,
Vì do chân Phạm chuyển vận;
Trong đó chỉ có kiến đạo
Được gọi là pháp luân
Vì nhanh chóng, v.v., giống như bánh xe
Hoặc vì có đủ tăm xe, v.v.]
Luận: Sa-môn tánh chính là Bà-la-môn tánh (brāhmaṇya) bởi vì nó loại trừ phiền não; cũng chính là bánh xe của Phạm vương (Brahmacakra, Phạm luân).
Thế tôn là Phạm vương (Brahmā) vì ngài thành tựu được Bà-la-môn tánh tối cao (phạm đức vô thượng). Thật vậy, kinh (Madhyama, 34, 12; Saṃyukta, ii, 27) nói: “Đức Thế tôn này là Phạm vương”; kinh còn nói rằng Thế tôn là tịch tĩnh (śānta) và thanh lương (śītībhūta).
Bánh xe (cakra) này thuộc về ngài; vì thế bánh xe này là của Phạm vương bởi vì chính Phạm vương làm cho bánh xe này vận hành.
Kiến đạo (darśanamārga) vốn có thể tánh của một bánh xe (cakraratna, luân bảo) cho nên được gọi là Pháp luân.
(Hỏi) Tại sao kiến đạo lại có thể tánh của một bánh xe?
(Đáp) (1) Bởi vì kiến đạo vận hành nhanh chóng: Nó có thể liễu tri các thánh đế trong mười lăm sát-na của tâm; (2) bởi vì nó xả bỏ một nơi này và chiếm thủ một nơi khác (tyajanakramaṇa): Xả bỏ Vô gián đạo và chiếm thủ Giải thoát đạo; (3) bởi vì nó chế ngự các pháp chưa dược chế ngự và hàng phục các pháp đã được chế ngự (ajitajayajitādhyāvasana), chế ngự các phiền não nhờ vào Vô gián đạo bằng cách chặt đứt sự hoạch đắc các phiền não này; hàng phục các phiền não đã được Giải thoát đạo trấn áp bằng cách đắc được sự ly hệ đối với các phiền não này; (4) bởi vì nó có thể chuyển vận lên xuống, tức có khi là Vô gián đạo, có khi là Giải thoát đạo, có khi duyên Dục giới, có khi duyên các giới khác cao hơn.
Tôn giả Diệu âm (Bhadanta Ghoṣaka) nói rằng giống như bánh xe có tăm xe, v.v., thánh đạo cũng có tám chi, v.v. nên gọi là “luân”: Chánh kiến (samyagdṛṣṭi), chánh tư duy (samyakṣaṃkalpa), chánh cần (samyagvyāyāma), chánh niệm (samyaksmṛti) giống như tăm xe; chánh ngữ (samyagvāc), chánh nghiệp (samyakkarmānta), chánh mạng (samyagājīva) giống như trục xe; chánh định giống như vành xe.
(Hỏi) Căn cứ vào cái gì để nói rằng pháp luân chính là kiến đạo?
(Đáp) Kinh (Āgama) nói rằng vào lúc kiến đạo sinh khởi ở Kiều-trần-na (Kauṇḍinya), v.v., thì (chư thiên) đều nói rằng bánh xe chánh pháp đã được chuyển.
(Hỏi) Tại sao kiến đạo được gọi là ba chuyển (triparivarta) và mười hai hành tướng ()?
(Đáp) Tỳ-bà-sa nói: Ba chuyển là (1) đây là khổ thánh đế, (2) khổ thánh đế phải được liễu tri (ưng biến tri), (3) khổ thánh đế được liễu tri (dĩ biến tri). Trong mỗi một lần chuyển lại phát sinh riêng các hành tướng là sự nhìn thấy (cakṣus, nhãn), trí (jñāna), minh (vidyā), và giác (buddhi). Tổng cộng cả ba lần chuyển có tất cả mười hai hành tướng (ākāra).
Đối với các thánh đế khác cũng như vậy: Đây là tập thánh đế, v.v..
Vì các chuyển và các hành tướng đều giống nhau đối với mỗi thánh đế cho nên nói rằng pháp luân có ba chuyển và mười hai hành tướng chứ không phải mười hai chuyển và bốn mươi tám hành tướng. Cũng giống như “bài giảng về hai pháp” (dvayadeśanāvat) là một bài giảng về một số lượng lớn các pháp vận hành nhờ vào hai pháp (nhãn và sắc, nhĩ và thanh, v.v.); cũng giống như khi một người “giỏi bảy việc” là hàm ý người này tài giỏi trong rất nhiều trường hợp có bảy việc.
Theo thứ tự trên, ba chuyển tương xứng với kiến đạo, tu và vô học đạo (darśanamārga, bhāvanāmārga, aśaikṣamārga). Đây là giải thích của Tỳ-bà-sa.
(Hỏi) Nếu nói như vậy, kiến đạo sẽ không có ba chuyển và mười hai hành tướng thì làm thế nào pháp luân có thể là kiến đạo?
(Đáp) Cần phải hiểu rằng pháp luân chính là bài thuyết này (dharmaparyāya), tức bài thuyết pháp ở thành Bénarēs đã làm vận chuyển (pravartana) bánh xe chánh pháp, bài thuyết pháp có đủ ba chuyển và mười hai hành tướng: Có ba chuyển vì đã làm cho các thánh đế vận chuyển ba lần [(a) đây là khổ, tập, diệt, đạo; (b) điều này phải được liễu tri; (c) điều này được liễu tri, đoạn trừ, chứng đắc, tu tập]; có mười hai hành tướng vì đã quán xét mỗi thánh đế dưới ba hành tướng [(a) thể tánh của các đế (satyasvarūpa); (b) tác dụng của các đế; (c) sự đạt đến tác dụng này].
Khi nói “làm vận chuyển” bài pháp này có nghĩa là bài pháp này đã vận hành (gamana), đã được ném (preraṇa) vào sự hiểu biết của người khác (parasaṃtāne); bài pháp này đi vào sự hiểu biết của người khác có nghĩa là nó làm cho người khác hiểu được nó (arthajñāpana).
Hoặc chính tất cả thánh đạo, tức kiến đạo, Tu đạo và vô học đạo, đều là pháp luân bởi vì nó đi thâm nhập vào sự hiểu biết của những người có tín tâm (vineya). Nếu kinh nói rằng bánh xe được vận chuyển (pravartita) khi () chứng được kiến đạo thì chính tiếp đầu ngữ pra đã hàm nghĩa là sự khởi đầu của hành động: pravartita có nghĩa là cái bắt đầu vartita. Khi kiến đạo được sinh khởi trong sự hiểu biết của người khác, trong sự hiểu biết của Kauṇḍinya thì bánh xe chánh pháp bắt đầu được chuyển động, bắt đầu được ném vào sự hiểu biết của người khác.
(Hỏi) Có bao nhiêu quả Sa-môn đắc được ở mỗi giới?
Tụng đáp:
[Ba quả ở Dục giới,
Quả cuối cùng ở cả tam giới
Do thượng giới không có kiến đạo
Vì không có nghe, không duyên hạ giới,
Không có chán ghét và không sợ hãi.]
Luận: Ba quả chỉ đắc được ở Dục giới, chứ không phải ở các nơi khác. Điều này có nghĩa chỉ đắc được bởi các chúng sinh sinh ở Dục giới. Quả A-la-hán đắc được ở cả tam giới.
(Hỏi) Hai quả đầu tiên vì thánh giả chưa ly dục nên nói rằng không đắc được ở thượng giới; nhưng đối với quả thứ ba, tại sao cũng không đắc được ở thượng giới?
(Đáp) Vì ở bên trên Dục giới không có kiến đạo. Vì không có kiến đạo cho nên một người vốn đã xả ly Dục giới (virkta) và tái sinh vào một cõi trời cao hơn không thể đắc được quả bất hoàn.
(Hỏi) Tại sao ở đó không có kiến đạo?
(Đáp) Vì ở Vô sắc giới không có sự nghe pháp (śravaṇa); vì kiến đạo chỉ duyên Dục giới.
Ở Sắc giới thì dị sinh hoàn toàn đam trước vào sự an lạc của định: Tất cả khổ thọ đều không có ở đó; vì thế sự yểm ly (saṃvega) cũng không thể có ở đó; và người ta chỉ có thể nhập vào thánh đạo khi có sự yểm ly.
Hơn nữa, kinh đã nói: “Năm hạng người (bổ-đặc-già-la) - tức trung bát Niết-bàn là hạng đầu tiên và thượng lưu là hạng cuối cùng - thông đạt ở xứ này và thành tựu ở xứ kia.”
Ở đây khi nói “thông đạt” là nhằm chỉ cho sự lập thành thánh đạo ) bởi vì thánh đạo là phương tiện (upāya) của Niết-bàn. Vì thế thượng giới nhất định không có kiến đạo.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.118.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.