Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 27 »»

Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 27

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.42 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.49 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bửu Tích

Kinh này có 120 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói:"Nầy Thiên Tử! Vì hiểu rõ thể tánh của thân kiến nên gọi là Phật xuất thế.
Nầy Thiên Tử! Vì thị hiện thể tánh của vô minh hữu và ái nên gọi là Phật xuất thế.
Vì hiểu rõ thể tánh của tham sân si nên gọi là Phật xuất thế.
Nầy Thiên Tử! Thị hiện thể tánh bình đẳng của điên đảo gọi là Phật xuất thế.
Nầy Thiên Tử ! Hiểu rõ thể tánh của các kiến chấp gọi là Phật xuất thế.
Nầy Thiên Tử ! Hiển bày thể tánh pháp giới của ấm giới và nhập gọi là Phật xuất thế.
Nầy Thiên Tử ! Phật xuất thế là các pháp vô sanh, đây gọi là diễn thuyết pháp vô sanh vậy.
Pháp vô sanh ấy đều không có sanh tử cũng không có Niết Bàn".
Thiên Tử nói :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Nên vì chúng sanh mà nói trang nghiêm đạo pháp chánh chơn ngôn vô thượng.
Tại sao vậy?
Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Chư Phật xuất thế không có chỗ tăng trưởng".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Nầy Thiên Tử ! Biết ơn báo ơn".
Thiên Tử nói :" Người hữu sở tác nên biết báo ơn".
Ngài Van Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Thiên Tử ! Ngài muốn cho đức Như Lai hữu sở tác ư?".
Thiên Tử nói :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Ðức Như Lai không có sở tác. Chư Phật Như Lai đến nơi vô vi, đạo vô vi không có sở tác".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Thiên Tử ! Ông nói vô vi đó, là không có báo ân hay chẳng phải chẳng báo ân?".
Thiên Tử nói :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Pháp như vậy chẳng nên nói với hàng sơ phát tâm. Tại sao vậy ? Vì nếu nghe pháp ấy mà sanh lòng kinh sợ thì sẽ thối chuyển".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : " Nầy Thiên Tử ! Nếu có Bồ Tát mới phát tâm Bồ Ðề Vô thượng mà kinh sợ thối chuyển,thì người ấy ở nơi hạng thối chuyển".
Thiên Tử nói : "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Cớ sao Ngài nói lời ấy ?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Thiên Tử ! Nếu có Bồ Tát sơ phát đạo tâm mà kinh sợ bực Thanh VănDuyên Giác thì thối chuyển.Nếu lẫn tiếc, phá giới ,sân hận , giải đãi,tán loạn và ngu si thì an trụ bực bất thối ".
Thiên Tử nói : "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào mà an trụ ?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : Nầy Thiên Tử ! Nếu có Bồ Tát sơ phát đạo tâm an trụ trong pháp giới bình đẳng thì gọi là khèo an trụ.Sơ phát tâm Bồ Tát ấy gọi là an trụ".
Thiên Tử nói:" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi!Ngang chừng đâu gọi là Bồ Tát sơ phát tâm?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát sơ phát tâm tu hành không vô tướng và vô tác,hiểu biết tất cả pháp không sanh không diệt,thì gọi là Bồ Tát sơ phát tâm vậy".
Thiên Tử nói:" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát thế nào gọi là cửu hành?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Thiên Tử!Tất cả phàm phu gọi là cửu hành,vì họ ở trong sanh tử chẳng biết sơ thủy vậy".
Thiên Tử lại hỏi:"Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi!Bồ Tát thế nào gọi là người cửu hành?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát hành nơi ái nhiễm mà cũng chẳng cùng ở với ái nhiễm,thì gọi là Bồ Tát cửu hành.
Bồ Tát hành npơi sân hận để hóa độ các chúng sanh sân hận mà chẳng cùng ở với sân hận, cũnh hành nơi ngu si để hóa độ các chúng sanh ngu si mà chẳng cùng ở với ngu si, cũng hành nơi đẳng phần để hóa độ các chúng sanh đẳng phần mà chẳng cùng ở với đẳng phần kiết sử,thì gọi là Bồ Tát cửu hành vậy.
Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát vì hóa độ chúng sanh mà quan sát tất cả tướng mà chẳng phân biệt pháp giới thể tướng ,thì gọi là Bồ Tát cửu hành".
Thiên Tử nói : "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thế náo Bồ Tát gọi là bực bất thối chuyển?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát quan sát tất cả pháp không tai hoạn không chẳng tai hoạn ,quan sát pháp giới thể tánh không tai hoạn không chẳng tai hoạn,thì gọi là Bồ Tát chẳng thối chuyển vậy.
Lại nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát cũng thối cũng chẳng thối,thì gọi là Bồ Tát chẳng thối chuyển vậy.
Tại sao vậy? Vì thối là thối các điều thiện của Dục giới vậy.
Lại nầy Thiên Tử! Bồ Tát vì chẳng biết chẳng hiểu nên thối.Vì biết và hiểu nên không có tránh tụng, đây gọi là bất thối.Tại sao vậy?
Hiểu tất cả tánh pháp tánh,vì tôi hiểu được tất cả pháp tánh nên chẳng còn thối chuyển, đây gọi là bất thối.
Ở nơi Phãt pháp không nghi ngờ,chẳng tin theo lời người khác,rời lìa phải và chẳng phải,sơ tâm tanh tịnh không có tật đố cũng không động lay trí huệ chiếu sáng, được tự tại với tất cả pháp,hiểu rõ Phật pháp. Ðây gọi là Bồ Tát bất thối chuyển vậy".
Thiên Tử nói :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào Bồ Tát gọi là nhứt sanh?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Thiên Tử! Nếu Bồ Tát biết tất cả các sanh cũng chẳng sanh,biết tất cả chúng sanh sanh tử. Ở trong các sanh khéo có thể thuyết pháp giáo hóa chúng sanh.Chỗ sanh,không thủ không chẳng thủ. Các sanh rời lìa sanh tử thủ,chẳng thứ chẳng lai chẳng thượng chẳng hạ,vì tất cả pháp đều bình đẳng.Cũng biết nhơn duyên hóa hiệp tăng trưởng tất cả chúng sanh.Thân khẩu tâm ý đều bình đẳng.Tất cả chúng sanh không có cảnh giới,an trụ cảnh giới,an trụ cảnh giới chư Phật nhập vào pháp giới bình đẳng nên bình đẳng hiểu rõ tâm chúng sanh.Khéo hiểu biết phải thời đến ngồi đạo tràng. Ðây gọi là nhứt sanh.
Nầy Thiên Tử! Như trên ấy ,gọi là Bồ Tát nhứt sanh vậy".
Bửu Thượng Thiên Tử lại hỏi:" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi!Thế nào gọi lá Bồ Tát bất sanh cũng được tự tại ở nơi tất cả?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói:" Nầy Thiên Tử! Nếu có bồ Tát biết các hành nghiệp vì chẳng phải kiêu mạn.Bồ Tát ấy bất sanh cũng được tự tại ở tất cả.
Lại nầy Thiên Tử! Bồ Tát xả bỏ được tất cả ,rốt ráo chẳng thối tâm Bồ Ðề đã có, đây gọi là bất sanh.Nếu chẳng cùng ở với các tật đố kiết sử, đây gọi là được tự tại ở tất cả.
Nếu có Bồ Tát đầy đủ thành tựu oai nghi pháp tắc các công đức giới, đây gọi là bất sanh.Chẳng cùng ở với phạm giới, đây gọi là được tự tại ở tất cả.
Nếu Bồ Tát tâm chẳng trái bỏ tất cả chúng sanh, đây gọi là bất sanh.Chẳng cùng ở với các sân hận kiết sử, đây gọi là được tự tại ở tất cả.
Nếu có Bồ Tát thiện căn vững chắc chẳng động lay, đây gọi là chẳng sanh. Ở trong thiện căn phát khởi ý siêng năng tinh tiến dũng mãnh, đây gọi là được tự tại ở tất cả.
Nếu có Bồ Tát nhập các thiền định và thứ đệ định, đây gọi là bất sanh.Chẳng đam mê thiền lạc, đây gọi là được tự tại ở tất cả.
Nếu có Bồ Tát siêng tinh tiến cầu Bát Nhã huệ học hỏi không nhàm, đây gọi là bất sanh.
Chẳng cùng ở với ngu si, đây gọi la được tự tại ở tất cả.
Nếu có Bồ Tát chẳng sân não tránh tụng, đây gọi là bất sanh.Chẳng cùng ở với sân não các tránh tụng, đây gọi là được tự tại ở tất cả.
Nếu có Bồ Tát như thiệt ngữ, đây gọi là bất sanh.Nếu an trụ như thiệt thì gọi là bất sanh.Nếu an trụ như thiệt thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát nội tâm tịch tịnh thì gọi là bất sanh.Nếu chẳng ô nhiễm các cảnh giới ngoài thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát hay rốt ráo tâm nhứt thiết trí thì gọi là bất sanh.Nếu chẳng cầu hạ thừa thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát giác sát ma nghiệp thì gọi là bất sanh. Nếu hàng phục ma nghiệp thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát được thế gian quang minh thì gọi là bất sanh.Nếu thế pháp chẳng nhiễm ô thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát chẳng trái nghịch chỗ an trụ thì gọi là bất sanh.Nếu chẳng tùy theo chỗ sở tác thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát rời lìa các kiêu mạn phóng dật thì gọi là bất sanh.Nếu có trí huệ thành tựu thánh lạc thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ TáT chẳng thối thất bổn nguyện thì gọi là bất sanh.Bổn nguyện xuất thế thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát thuận hành duyên sanh thì gọi là bất sanh.Chẳng chấp pháp duyên sanh thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát dùng tận trí quán nhứt thiết pháp không thì gọi là bất sanh.Nếu đủ các thiện căn thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát cùng phương tiện trí phát khởi sở tác sanh lòng đại bi siêng tu hạnh tinh tiến thì gọi là bất sanh.Nếu an trụ được ở các pháp giải thoát thì gọi là đưọc tự tại.
Nếu có Bồ Tát chẳng ô nhiễm nơi tất cả pháp thì gọi là bất sanh.Nếu dứt các kiến chấp mà vì người thuyết pháp thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát khéo tư duy chẳng thấy các pháp thì gọi là bất san.Nếu đắc lực mà chẳng chứng tất cả pháp thì gọi là được tự tại.
Nếu có Bồ Tát quán nhứt thiết pháp tánh không thì gọi là bất sanh.Nếu chẳng buông bỏ tất cả các chúng sanh thì gọi là được tự tại.
Nếu cò Bồ Tát chẳng trụ tam giới thì gọi là bất sanh.Vì chúng sanh nên chẳng nhập Niết Bàn thì gọi là được tự tại.
Lại nầy Thiên Tử!Nếu có ngôn ngữ thì là động diêu ngữ,là vọng tưởng ngữ,là chấp trước ngữ,là có phát khởi.
Nầy Thiên Tử! Nơi tất cả pháp không có ngôn ngữ,chẳng hành chẳng động,không có các hí luận ngữ, chẳng bỏ chúng sanh ,cũng chẳng diệt độ,không có chỗ ngôn thuyết.
Nầy Thiên Tử! Nếu không có ngôn thuyết thì cũng không có văn tự không có sở thuyết.Nếu có tác dụng thì có phát khởi ngôn thuyết văn tự.
Nầy Thiên Tử! Do nghĩa ấy nên Bồ Tát hạnh chẳng được nói công dung,chẳng được có quan niệm, đây gọi là từ tâm, đây gọi là bất sát, ở trong hàng Thánh được gọi là tự tại".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói pháp ấy xong, đức Thế Tôn khen rằng : "Lành thay,lành thay! Văn Thù Sư Lợi khéo vì chư bồ Tát mà nói bất sanh tự tại.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu Bồ Tát hành pháp như vậy tự tại vô ngại.Bồ Tát ấy chóng được chư Phật thọ ký đạo vô thượng".
Lúc nghe pháp ấy,trong đại chúng có năm trăm Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn,và liền được đức Thế Tôn thọ ký đạo chánh chơn vô thượng: đều sẽ thành Phật hiệu ấy tại Phật độ ấy.
Bấy giờ ở trong đại chúng có một vị Thiên Tử nghĩ rằng: Bửu Thượng Thiên Tử chừng nào sẽ thành đạo vô thượng? Hiệu là gì? Phật độ ra sao?
Do thần lực của đức Phật,Ngài A Nan bạch rằng:" Bạch đức Thế Tôn! Ngài Bửu Thượng Thiên Tử ấy chừng nào sẽ thành đạo chánh chơn vô thượng? Phật độ ra sao? Ðược thành Phật rồi hiệu là gì ?".
Ðức Phật phán:" Nầy A Nan! Bửu Thượng Thiên Tử quá trăm ngàn kiếp sẽ thành Phật đạo hiệu là Bửu Trang Nghiêm Như Lai tại phương Ðông ,quốc độ tên là Bửu Trang Nghiêm,kiếp tên là Bửu Lai.
Nầy A Nan! Quốc độ Bửu Trang Nghiêm ấy giàu vui rất đáng ưa thích, của báu nhiều ,nhơn dân đông, không có các nạn cũng không có ác đạo.
Nầy A Nan ! Trong Phật độ ấy không có những ngói đá gai góc cát đất gò nổng núi hang.Mặt đất bằng phẳng do ba thứ báu tạo thành diêm phù đàn kim, lưu lu và pha lê xen lẫn nhau rất đáng ưa thích.Có lưới vàng che phía trên.
Nầy A Nan ! Như trời Hóa Lạc,cung điện vườn ao y phục dư dật ,quốc độ Bửu Trang Nghiêm cũng như vậy. Nước ấy không có danh từ Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa, chỉ có Bồ Tát hưởng thọ những pháp lạc,nhập những thiền địng trang nghiêm,hiện những thứ thần thông để tự vui.Không có sự vui nào khác ngoài trừ sự vui pháp hỉ thiêén duyệt,vì thế nên nước ấy tên là Bửu Trang Nghiêm.
Ðức Phật Bửu Trang Nghiêm ấy thọ sáu mươi sáu ức tuổi.Có sáu mươi sáu Bồ Tát xuất gia.Bồ Tát tại gia đông vô lượng vô biên.
Lúc thuyết pháp cho chư Bồ Tát, đức Bửu Trang Nghiêm Như Lai bay lên hư không cao tám mươi ức cây đa la, ngồi kiết gìa phóng ra ngàn tia sáng chiếu quốc độ ấy,rưới những hoa trời hương trời trổi nhạc trời,mỗi mỗi thứ đều có trăm ngàn thứ âm thanh thuyết pháp nghe khắp cả nước.Nói pháp vô tận chủ đà la ni.
Sao gọi là pháp vô tận chủ đà la ni ?
Tất cả các pháp,vì tịch tịnh làm chủ nên hiển thị thân tâm ý tưởng tịch tịnh.
Tất cả các pháp ,vì quán chiếu làm chủ nên hiển thị phân biệt nơi tất cả pháp.
Tất cả các pháp ,vì thiện tư duy làm chủ nên hiên thị tất cả pháp tịch tịnh.
Tất cả các pháp,vì thiện hành làm chủ nên hiển thị tất cả pháp khả tác quang minh chiếu sáng.
Tất cả các pháp, vì trí quang minh chiếu bìng đẳng làm chủ nên hiển thị các pháp không có tăng giảm.
Tất cả các pháp, vì quyết định làm chủ nên hiền thị các pháp tăng trưởng.
Tất cả các pháp ,vì trí huệlàm chủ nên hiển thị tất cả pháp không tránh tụng.
Tất cả các pháP ,vì thiện quán làm chủ nên hiển thị tất cả pháp không có sân.
Tất cả các pháp,vì chánh niệm làm chủ nên hiển thị tất cả pháp chẳng thất niệm.
Tất cả các pháp, vì đạo dẫn làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp tướng nghĩa.
Tất cả các pháp, vì huệ phân biệt làm chủ nên hiển thị tất cả pháp thanh tịnh ý.
Tất cả các pháp, vì không tịch làm chủ nên hiển thị các pháp dứt các kiến đạo.
Tất cả các pháp, vì vô tướng làm chủ nên nên hiển thị tất cả các pháp tịch tịnh.
Tất cả các pháp, vì vô nguyện làm chủ nên hiển thị các pháp dứt các đạo.
Tất cả các pháp, vì vô tác làm chủ nên hiển thị các pháp rời tác gỉa.
Tất cả các pháp, vì vô xuất làm chủ nên hiển thị tất cả pháp vô xuất.
Tất cả các pháp, vì vô sanh làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp vô tận.
Tất cả các pháp, vì ly dục làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp không thác loạn.
Tất cả các pháp, vì vô nhị làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp hiện tại trí.
Tất cả các pháP, vì vô nhị làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp ly nhị.
Tất cả các pháp, vì vô y làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp bất động.
Tất cả các pháp, vì không chúng sanh làm chủ nên hiển thị các pháp chúng sanh bình đẳng.
Tất cả các pháp, vì tịch tịnh làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp bất biến.
Tất cả các pháp, vì bất đắc làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp vô hành.
Tất cả các pháp, vì không cư ngụ làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp rời xứ sở.
Tất cả các pháp, vì vô định làm chủ nên hiển thị tất cả không có pháp, được tự tại.
Tất cả các pháp , vì nhơn duyên làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp vượt hơn.
Tất cả các pháp,vì dũng mãnh làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp chẳng gì hơn.
Tất cả các pháp, vì không lỗi làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp không sanh khởi.
Tất cả các pháp ,vì như làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp không gì chẳng như.
Tất cả các pháp, vì như thiệt tế làm chủ nên hiển thị tất cả pháp không hư hoại.
Tất cả các pháp, vì pháp tánh làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp nhứt vị.
Tất cả các pháp, vì như thiệt làm chủ nên hiển thị các pháp ba đời bình đẳng.
Tất cả các pháp, vì bất khả thuyết làm chủ nên hiển thị chẳng chấp tất cả pháp ngôn ngữ đàm luận.
Tất cả các pháp, vì thiền định làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp tịch tịnh.
Tất cả các pháp, vì pháp tánh làm chủ nên hiển thị tất cả pháp vô nhơn.
Tất cả các pháp, vì Bồ Ðề làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp bình đẳng.
Nầy A Nan ! Ðức Bửu Trang Nghiêm Như Lai ngồi trên hư không chưa đứng dậy, vì chư Bồ Tát diễn nói pháp vô tận chủ đà la ni, đà la ni làm chủ ấy ,trong cõi ấy có vô lượng a tăng kỳ đại Bồ Tát được pháp nhẫn".
Ngài A Nan bạch rằng :" Bạch đức Thế Tôn! Chưa từng có vậy.Nếu chư Như Lai tự nhiên vô tác, trong pháp quá khứ vị lai hiện tại được vô ngại trí".
Ðức Phật phán : "Nầy A Nan ! Nay ta vì ông mà nòi chư Phật Như Lai tự nhiên vô tác ở trong pháp quá khứ vị lai hiện tại được vô ngại trí".
Ngài A Nan nói với Bửu Thượng Thiên Tử rằng :" Thưa Thiên Tử ! Ngài được lợi lành lớn. Ðức Như Lai thọ ký cho Ngài đạo vô thượng".
Bử Thượng Thiên Tử nói : " Thưa Ðại Ðức A Nan ! Ðều không có pháp ,chẳng nói thọ ký.Tại sao vậy? Sắc chẳng phải Bồ Tát,chẳng phải nói thọ ký cho sắc.Thọ tưởng hành và thức chẳng phải Bồ Tát ,chẳng phải nói thọ ký cho thọ tưởng hành và thức. Ðịa giới chẳng phải Bồ Tát,chẳng phải nói thọ ký cho địa giới.Thủy giới hỏa giới và phong giới chẳng phải Bồ Tát,chẳng phải nói thọ ký cho thủy hỏa và phong giới.Nhãn chẳng phải là Bồ Tát,chẳng phải nói thọ ký cho Nhãn.Nhĩ tỉ thiệt thân và ý chẳng phải Bồ Tát,chẳng phải nói thọ ký cho nhĩ tỉ thiệt thân và ý.Danh sắc chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho danh sắc.Quá khứ vị lai và hiện tại chẳng phả là Bồ Tát ,chẳng phải nói thọ ký cho tam thế bình đẳng.nhơn kiến chẳng phải là Bồ Tát ,chẳng phả nói thọ ký cho nhơn kiến.Sanh diệt chẳng phải là Bồ Tát,chẳng phải nói thọ ký cho sanh diệt.
Thưa Ðại Ðức A Nan! Danh từ Bồ Tát là gỉa danh là câu tịch tịnh.Nếu pháp rốt ráo là tịch tịnh thì không có thọ ký.
Thưa Ðại Ðức A Nan ! Luận về thọ ký là nhiếp lấy tất cả lời đã đưọc thuyết pháp.
Thưa Ðại Ðức A Nan! Cũng không có pháp để Bồ Tát nắm lấy được là trong là ngoài,hoặc thiện bất thiện,hoặc hửu vi vô vi, rồi sau mới thọ ký.
Thưa Ðại Ðức A Nan ! Bồ Tát thọ ký là ,tất cả các pháp không có sở thuộc gọi đó là thọ ký.Tất cả pháp chẳng chấp thủ gọi đó là thọ ký.Tất cả pháp không có xứ sở gọi đó là thọ ký.Tất cả pháp không cư ngụ gọi đó là thọ ký.Tất cả pháp không cư ngụ gọi đó là thọ ký.Tất cả pháp không có xuất sanh gọi đó là thọ ký.Tất cả pháp không có vọng tưởng gọi đó là thọ ký.
Thưa Ðại Ðức A Nan ! Luận về Bồ Tát thì thọ ký như vậy".
Ðức Thế Tôn khen rằng :" Lành thay, lành thay! Nầy Thiên Tử ! Bồ Tát thông đạt được các pháp ấy thì có thể nói thọ ký như vậy,như chư Phật Thế Tôn tuyên nói thọ ký Vô thượng Bồ đề".
Lúc nói pháp ấy,ma Ba Tuần và các quyến thuộc đồng đến chỗ đức Phật đứng qua một phía nói rằng : "Bạch đức Thế Tôn! Do nhơn duyên gì chỉ nói thọ ký Bồ Tát mà chẳng nói thọ ký Thanh Văn ?".
Ðức Phật đáp rằng :" Nầy Ba Tuần ! Bồ Tát ấy, chư Thiên và nhơn dân khắp cõi Ðại Thiên đều nghe biết nên nói thọ ký Bồ Tát .Người Thanh Văn chẳng phải được nghe biết của Trời Người nên chẳng nói thọ ký Thanh Văn.
Nói thọ ký Bồ Tát thì có nhiều chúng sanh phát tâm Bồ đề,nên nói thọ ký Bồ Tát.Nói thọ ký Thanh Văn thì Bồ Tát thối chuyển nên chẳng nói thọ ký Thanh Văn".
Bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với Ba Tuần rằng : " Nay ông do duyên cớ gì mà đến tại chúng hội nầy ?".
Ba Tuần nói :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Do đức Phật Thế Tôn tuyên nói thọ ký đạo vô thượng cho Bửu Thượng Thiên Tử rằng ông sẽ thành Phật hiệu là Bửu Trang Nghiêm Như Lai, mà chẳng thọ ký cho Thanh Văn,làm cung điện đền đài lan can cây báu vườn rừng của tôi rúng chạm nhau phát ra âm thanh nói : Thích Ca Như Lai vì Bửu Thượng Thiên Tử mà thọ ký đạo vô thượng.Lại nghe có tiếng nói : Ba Tuần nầy ! Nay ông đến chỗ đại chúng ấy, chớ để lại còn thọ ký Bồ Tát sanh đến cung của ông".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Ba Tuần ! Tuyên nói thọ ký Bồ Tát ,nay ông chẳng vui ư?".
Ma nói : " Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ! Tôi thiệt chẳng vui.Nói thọ ký A La Hán cho tấ cả chúng sanh ở Diêm Phù Ðề tôi không sầu não ,nếu chỉ thọ ký cho một Bồ Tát được Vô thượng Bồ đề tôi cũng sầu não chẳng nói được .Tại sao vậy ? Vì tuyên nói thọ ký Vô thượng Bồ đề cho Bồ Tát thì cung điện của tôi tối om chẳng còn sáng .Rồi vị Bồ Tát ấy sẽ đem pháp ba thừa cứu vớt vô lượng a tăng kỳ chúng sanh ra khỏi ba cõi.Vì cớ sự ấy mà tôi lo buồn vô hạn".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Nầy Ba Tuần ! Ông nên trở về đi thôi. Ông không có thế lực gì ngăn trở được người thành tựu phương tiện đầy đủ hạnh Bát Nhã Ba la mật rốt ráo hướng đến đạo Vô thượng Bồ đề.Tại sao vậy ?
Chư Bồ Tát ấy đã rời những hệ phược của ma, thành hạnh rốt ráo,khéo biết phương tiện hành Bát Nhã Ba la mật vậy".
Lúc ấy thần lực của đức Phật khiến ma Ba tuần hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát :
" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là Bồ Tát tu hạnh rốt r1o khéo biết phương tiện hành Bát Nhã Ba La mật?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Ba Tuần ! Nếu có Bồ Tát rời lìa tất cả những công hạnh chút ít phần nhỏ, đó gọi là Bồ Tát thành tựu hạnh rốt ráo.
Nếu thấy tất cả kiết sử ma nghiệp đều có thể lợi ích cho đạo vô thượng , đó gọi là Bồ Tát khéo biết phương tiện.
Chẳng cùng đi với tất cả kiết sử, đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật.
Lại nầy Ba Tuần! Nếu Bồ Tát tâm vì trọn vẹn cứu vớt chúng sanh nên dùng đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm, đó gọi là Bồ Tát rốt ráo tâm hạnh.Nếu dùng pháp tứ nhiếp để nhiếp chúng sanh, đó gọi là Bồ Tát khéo biết phương tiện.Nếu rốt ráo quán tất cả chúng sanh thể tánh tịch diệt, đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La mật.
Lại nầy Ba Tuần! Nếu có Bồ Tát xả tất cả sở hữu trong thân ngoài thân đều có thể bố thí,tâm Bồ đề trọn vẹn rốt ráo , đó gọi là Bồ Tát rốt ráo tâm hạnh.Nếu Bồ Tát vì tất cả chúng sanh mà khởi tâm làm người nhận lãnh, đó gọi là Bồ Tát khéo biết đến phương tiện.Nếu có Bồ Tát với người xin người thọ biết như thiệt tế hành bình đẳng hạnh, đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật.
Lại nầy Ba Tuần! Nếu có Bồ Tát ở nơi các pháp lành từ sơ phát tâm trọn chẳng thối chuyển, đó gọi là Bồ Tát rốt ráo hành nơi tâm Bồ đề.Nếu có Bồ Tát chẳng bị kẻ khác bức bách,có thể xả bỏ tự lợi ,đó gọi là Bồ Tát khéo biết phương tiện.Nếu Bồ Tát nhớ nghĩa chẳng nhớ văn tự , đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật.
Lại nầy Ba Tuần! Nếu thấy kẻ đến xin đều chẳng trái bỏ họ, đó gọi là Bồ Tát rốt ráo tâm hạnh.Nếu có Bồ Tát họp các thiện căn nguyện cầu nhứt thiết trí, đó gọi là Bồ Tát khéo biết phương tiện.Bồ Tát khéo biết thể tánh của các pháp, đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật".
Bấy giờ Bửu Thượng thiên Tử nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng :" Quyến thuộc ma Ba Tuần nầy nên dùng thần lực nạp chúng vào trong bụng.Nếu để vậy chúng có thể làm trở ngại cho những thiện nam thiện nữ hướng về Ðại thừa".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nòi với Thiên Tử rằng :" Chẳng phải như lời ông nói nên nạp Ba Tuần để vào bụng của Bồ Tát.
Lại nầy Thiên Tử! Ông đã thọ trì tướng Phật trang nghiêm thọ lạc đệ nhứt ,làm cho ma Ba Tuần ngồi tòa sư tử,do thần lực của đức Phật biết thuyết pháp như Phật".
Ba Tuần nghe lời nói ấy kinh sợ muốn ẩn thân rời đại chúng mà chẳng ẩn được ,vì bị thần lực của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát giữ lại, và làm cho ma ba Tuần làm thân tướng đức Phật ngồi tòa sư tử.Tất cả đại chúng thấy biết là ma Ba Tuần.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hỏi :" Nầy Ba Tuần ! Nay ông có được đạo chư Phật chăng,mà ông lại được thân Phật ngồi tóa sư tử ?".
Do thần lực của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát , ma Ba Tuần nói : " Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Ðức thế Tôn còn chẳng đươ(c đạo Bồ đề ,huống là tôi mà đươ(c.
Tại sao vậy? Bồ đề là tướng báo ân, chẳng phải ly dục mà được ,chẳng phải giải hướng mà được.
Lại Bồ đề là tướng vô vi,vì kia được tướng vô vi biết rõ tướng không, đó gọi là Bồ đề. Vì chẳng phải kho§ng mà biết rõ là không vậy.Biê&t rõ tướng vô tướng, đó gọi là Bồ đề,vì chẳng phải lấy vô tướng để biết rõ tướng vô tướng vậy.Biết rõ tướng vô nguyện, đó gọi là Bồ đề ,vì chẳng phải lấy vô nguyê(n để biết tướng vô nguyện vậy.Biết rõ thể tánh pháp giới, đó gọi là Bồ đề, vì chẳng phải lấy thể tánh để biết thể tánh vậy.Biết rõ chân như tướng vô phân biệt gọi là Bồ đề,vì chẳng phải lấy như để biết như vậy.Biết rõ an trụ nơi như thiệt tế, đó gọi là Bồ đề,vì chẳng phải lấy an trụ như thiệt tế để biết an trụ như thiệt tế vậy.Biết rõ thể tánh không ngã không nhơn không chúng sanh không thọ giả, đó gọi là Bồ đề,vì không có người biết vậy.
Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Nếu có Bồ Tát nào nghe nói tướng Bồ đề như vậy.Nghe rồi ,có thể ở nơi các pháp thể tánh không chỗ phân biệt thì gọi là Phật".
Lúc ma Ba Tuần dùng biện tài của Phật để nói pháp ấy,có năm trăm Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn.
Bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thiệt là chưa từng có ! Ngài dùng thần lực làm cho ma Ba Tuần hiện thân Phật đủ tướng hảo ngồi tòa sư tử và nói pháp thậm thâm ấy".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất! Tất cả cỏ cây rừng bụi không có tâm đều có thể làm thân tướng Như Lai và đều có thể thuyết pháp.
Tôi cũng có thể khiến Ðại Ðức Xá Lợi Phất làm thân Phật đủ tướng hảo dùng biện tài của Phật mà thuyết pháp".
Ngài Xá Lợi Phất nghĩ rằng tôi nên ẩn khỏi đại chúng nầy.Nếu không ,Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hoặc gỉa khiến tôi làm thân Phật đủ tướng tốt để đùa cợt tôi,làm cho tôi mang tiếng gỉa làm đức Thế Tôn.
Do thần lực của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát giữ lại nên Ngài Xá Lợi Phất muốn ẩn đi mà không ẩn được.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát biết tâm niệm của Ngài Xá Lợi Phất ,liền biến Ngài Xá Lợi phất làm thân Phật đủ tướng tốt ngồi tóa sư tử.Tất cả đại chúng đều thấy biết như vậy.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với Ngài Xá lợi Phất : " Ðại Ðức nên cùng ma Ba Tuần luận thuyết,như Phật luận thuyết với Phật".
Ngài Xá Lợi Phất đang mang thân Phật hỏi ma Ba Tuần cũng đang mang thân Phật:"Nầy Ba Tuần! Luận về Bồ đề,thể tánh của nó là những gì?".
Ba Tuần nói :"Biết rõ tất cả pháp bình đẳng là thể tánh Bồ đề.Biết rõ hai pháp là thể tánh Bồ đề.Nhứt thiết trí quán là thể tánh Bồ đề.Chẳng phải chẳng thể tánh ,chẳng phải hành chẳng phải chẳng hành,dứt hẳn tất cả các hành chẳng hành,chẳng phải đạo chẳng phải chẳng đạo, đó gọi là Bồ đề của chư Phật Thế Tôn".
Ba Tuần hỏi Ngài xá lợi Phất : "Ngài Xá lợi Phất ! Chư Phật Như Lai an trụ chỗ nào ?".
Ngài xá Lợi Phất nói :"An trụ nơi bình đẳng trong sanh tử,an trụ nơi Niết Bàn bất đông,an trụ nơi tánh như thiệt của tất cả các kiến chấp,an trụ nơi kiết sử của tất cả chúng sanh,an trụ nơi căn bổn của tất cả pháp, an trụ nơi hai pháp hữu vi và vô vi,các an trụ đều chẳng an trụ vì không cò an trụ vậy.
Nầy Ba Tuần!Chư Phật Như Lai an trụ như vậy".
Ngài xá Lợi Phất hỏi Ba Tuần :" Nên tìm cầu Bồ đề ở chỗ nào?".
Ba Tuần nói :" Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Từ thân kiến căn bổn mà tìm cầu Bồ đề.Từ vô minh hữu ái mà tìm cầu Bồ đề.Từ điên đảo kiết sử mà tìm cầu Bồ đề.Từ chướng ngại phú cái mà tìm cầu Bồ đề".
Ngài Xá Lợi Phất nói:"Nầy Ba Tuầ ! Do nhơn duyên gì mà ông nòi như vậy ?".
Ba Tuần đáp rằng :" Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Như thiệt biết rõ các pháp như vậy thì gọi là Bồ đề".
Lúc nói pháp ấy,có tám trăm Tỳ Kheo dứt hết phiền não được tâm vô lậu.
Vì tin lời Ngài Xá LLợi Phất và ma Ba Tuần ,nên có ba muôn hai ngàn chư Thiên Tử phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Vì muốn điều phục chư Thiên Tử nên Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát khiến ma Ba Tuần và Ngài Xá Lợi Phất là thân Phật đủ tướng tốt.
Việc xong,Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thâu nhiếp thần lực, Ngài Xá Lợi Phất và ma Ba Tuần hườn lại bổn thân.
Lúc đó từ các Phật độ bốn phương có ngàn Bồ Tát ngự hư không mà đến chỗ đức Phật đãnh lễ chưn Phật đi nhiễu bên hữu rồi đứng qua một phía bạch đức Phật rằng :" Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi nghe nói kinh Pháp giới Thể Tánh Vô Phân Biệt nên đến đây thủ hộ chánh pháp.Chúng tôi thọ trì thủ hộ kinh nầy, đọc tụng thông thuộc giảng nói cho người khác để nhiếp thủ chánh pháp".
Ngài A Nan bạch rằng :" Bạch đức Thế Tôn! Chư Bồ Tát nầy từ xứ nào đến?".
Ðức Phật phán :" Nầy A nan ! Chư Bồ Tát ấy đều riêng tụ họp ở quốc độ của chư Phật.Chư Bồ Tát ấy đều do Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát giáo hóa , thường vì họ mà nói kinh Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt để khai hóa họ.Vì báo ân kinh ấy mà chư Bồ Tát đến đây ,và để chiêm ngưỡng kính lễ đi nhiễu đức Như Lai,cũng muốn lễ bái cúng dường Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đồng thời phát nguyện thủ hộ kinh ấy.Do những cớ trên mà chư Bồ Tát ấy đến đây.
Nầy A Nan ! Sau khi ta nhập Niết Bàn, chư Bồ Tát nầy sẽ rộng lưu truyền thủ hộ chánh pháp nầy tại cõi Diêm Phù Ðề nầy.
Nầy A Nan ! Ở chỗ trăm ngàn đức Phật ,chư Bồ Tát ấy lập chí dũng mãnh hộ trì chánh pháp".
Bấy giờ trong đại chúng có Ðế Thích Phạm Vương,Hộ Thế chư Thiên Vưong bạch đức Phật rằng :" Bạch đức Thế Tôn ! Hoặc đây hoặc kia có những thiện nam thiện nữ hộ trì chánh pháp,chúng tôi sẽ thủ hộ cung cấp phục dịch cho họ không có khỗ não".
Ðức Phật khen Ðế Thích Phạm Vương và Hộ Thế chư Thiên Vương rằng :"Lành thay, lành thay ! Các Ngài có thể dũng mãnh thủ hộ những người ái hộ chánh pháp , đó chính là cúng dường chư Phật quá khứ vị lai hiện tại và ái hộ chánh pháp vậy".
Ðức Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát :" Văn Thù Sư Lợi ! Ông thọ trì kinh nầy để rộng lưu truyền tại Diêm hù Ðề ở thời kỳ mạt thế sau".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng :" Bạch đức Thế Tôn ! Lúc hỏa tai khởi lên ,hư không chẳng được thọ trì mà cũng chẳng bị đốt cháy.
Bạch đức Thế Tôn ! Như thể tánh hư không,tất cả pháp đây cũng như vậy .Các pháp đây chẳng sanh chẳng diệt .Nếu pháp không sanh không diệt thì cũng thọ trì .Vì chư pháp thể tánh không thọ trì , đúng như pháp thể tánh,thọ trì các pháp cũng như vậy".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch đức Phật rằng :" Cúi mong đức Thế Tôn thọ trì kinh nầy để cho các thiện nam thiện nữ gieo trồng thiện căn.Nếu người cúng dường pháp thì ham thích kinh nầy.
Bạch đức Thế Tôn! Ðúng như vậy,thọ trì kinh nầy vì điều phục kiêu mạn và những oán ghét nên không bị ai làm trở ngại , ở đời tuơng lai sẽ rộng lưu truyền ở Diêm Phù Ðề".
Lúc bấy giờ đức Thế Tôn từ nơi thân phóng ánh sáng chiếu khắp Ðại Thiên thế giới đều thành màu hoàng kim,rồi bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: " Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Ánh sáng sủa Như Lai chiếu khắp,kinh nầy cũng như vậy.Người tâm hành vô ngại trọn vẹn nơi Phật pháp,thiện nam thiện nữ ấy tay họ cầm kinh nầy".
Ðức Phật lại bảo Ngài A Nan rằng :" Nầy A nan ! Ông thọ trì kinh nầy, đọc tụng thông thuộc diễn nói cho người khác,như vậy là ông cúng dường chư Phật Như Lai quá khứ vị lai hiện tại vậy".
Ngài A Nan bạch rằng :" Bạch đức Thế Tôn ! Kinh nầy tên là gì và thọ trì thế nào ?".
Ðức Phật phán : "Nầy A Nan ! Kinh pháp^nầy có tên là Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt,cũng tên là Bửu Thượng Thiên Tử Sở Vấn, cũng tên là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Sở Thuyết. Ông nên khéo thọ trì như vậy".
Ðức Phật nói kinh nầy rồi, Ðại Ðức A Nan, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ,Bửu Thượng Thiên Tử,chư Bồ Tát từ các Phật độ đến, cùng Thiên, Nhơn, a Tu La và tất cả thế gian đều rất vui mừng đảnh đới phụng hành.
PHÁP HỘI PHÁP GIỚI THỂ TÁNH VÔ PHÂN BIỆT
THỨ TÁM
HẾT


    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 120 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Về mái chùa xưa


Sống thiền


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.241.205 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập