BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Pháp Giảng Giải

Đại Trưởng Lão U Thittila
Tỳ kheo Pháp Thông dịch

Nguyên tác: "Essential Themes of Buddhist Lectures",
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila


Bài 37:

MỘT SỐ NÉT SINH HOẠT PHẬT GIÁO Ở MIẾN ÐIỆN

I. Vị trí của người phụ nữ trong Phật giáo

Vào những ngày tiền Phật giáo, địa vị người phụ nữ ở Ấn Ðộ, nói chung rất thấp hèn và không mấy ai trọng vọng. Con gái chỉ là mối lo cho cha mẹ, vì nó được coi là điềm xấu và là sư hổ thẹn cho họ nếu không lấy được chồng cho con gái; tuy nhiên, nếu có lấy được thì cha mẹ nhiều khi cũng gần như phá sản bởi phải chi phí quá tốn kém cho lễ cưới. Món tiền hồi môn mà cha mẹ của cô gái trông đợi, để mua được cho cô ta một cuộc hôn nhân ổn thoả, có ý nghĩa rất lớn, và có lẽ đây cũng là yếu tố chính trong những cuộc hôn nhân có sắp đặt kiểu như vậy, bất cứ ông chồng tương lai nào thực sự cũng chỉ kết hôn vì mục đích lấy được món tiền hồi môn này. Sau cuộc hôn nhân, đời sống của người vợ dành phần lớn để hầu hạ chồng, cô ta có rất ít quyền hạn trong gia đình và không được phép tham dự trong các hoạt động công cộng. Nếu goá chồng, cô ta phải trở về nhà ở với cha mẹ, hoặc phải lệ thuộc vào con mình hoàn toàn.

Trong suốt kỷ nguyên Phật giáo, tình trạng này đã thay đổi, phụ nữ được hưởng nhiều quyền bình đẳng hơn và được trọng vọng hơn so với trước đây. Ưu thế tuyệt đối của nam giới đã bắt đầu phải nhường bước trước phong trào giải phóng phụ nữ ngày càng tăng. Ðiều này được thúc đẩy nhanh hơn nhờ trí thông minh bẩm sinh của phụ nữ, cho đến khi người ta nhận ra rằng họ đang âm thầm đòi hỏi để được xem là những sinh vật có lý trí, có trách nhiệm với trí thông minh và ý chí của mình. Trong việc thực hành những lời dạy của Ðức Phật, nam giới đã không thể vượt trội hơn như họ đã từng, trong các lãnh vực khác, nghĩa là họ không thể sánh được với những khả năng của phụ nữ về lòng mộ đạo, đức tánh hy sinh quên mình, lòng can đảm và sức chịu đựng, mà điều này đã được chứng tỏ đều đặn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thế là họ thôi không còn xem phụ nữ là hạng thấp kém hoặc là những sinh vật hạ đẳng hơn họ, ngược lại họ còn trở nên ý thức sâu sắc được sự giống nhau giữa nam và nữ.

Ðức Phật thuyết giảng Giáo Pháp đến cả hai giới thiện nam và tín nữ, Ngài cũng giảng dạy cho các gia chủ và vợ của họ. Phụ nữ đã nêu những tấm gương tốt đẹp trong cách cư xử hàng ngày và trí thông minh của họ, trong khi nam giới, phần họ cũng cảm kích những lời dạy của bậc Ðạo Sư trong việc mở rộng lãnh vực hoạt động của phụ nữ. Như vậy, tình thế đã thay đổi, địa vị của người phụ nữ trong xã hội đã trở thành một điều gì đó không những có thể chấp nhận được, mà còn đáng cho mọi người tôn trọng; cuối cùng thì phụ nữ được nhìn nhận là có khả năng làm việc như một lực lượng xây dựng trong xã hội lúc ấy.

Từ đó, việc sanh con gái không còn phải thất vọng nữa, vì con gái không bị khinh miệt và coi như một gánh nặng trong xã hội. Họ đã có được nhiều tự do hơn, và đời sống vợ chồng không còn đặt ra trước họ như cứu cánh hay mục đích của cuộc sinh tồn nữa. Nếu không kết hôn, họ không bị xem như đó là một điều hổ thẹn, và nếu có lấy chồng thì họ cũng không bị ép buộc theo tục lệ tảo hôn, hoặc bị buộc phải chấp nhận lấy một người đàn ông theo sự chọn lựa của cha mẹ như trước đây.

Là một người vợ, phụ nữ không còn đơn điệu trong những công việc nặng nhọc của tề gia nội trợ, mà họ đã có những quyền hạn đáng kể trong gia đình và được sắp vào hạng vợ như bạn đời, như người cộng sự và người bảo hộ của chồng trong các vấn đề liên quan đến đời sống thế tục và tinh thần; phụ nữ được xem bình đẳng với chồng và xứng đáng được kính trọng. Là một người mẹ, phụ nữ rõ ràng được kính trọng và nể vì, địa vị của người mẹ không có ai có thể xâm phạm được. Là một người goá chồng, phụ nữ có thể tiếp tục bước thêm bước nữa mà không ái có quyền sỉ nhục, và cũng không bị gán cho đó là điềm xấu; họ cũng không còn bị loại ra ngoài trong các buổi lễ lạy có tính truyền thống gia đình, và được xem là có khả năng kế thừa tài sản cũng như quản lý tài sản đó. Hơn bao giờ hết dưới sự che chở của đạo phật, phụ nữ là một cá thể có quyền hướng đạo cuộc đời mình. Dù cho họ là một phụ nữ không chồng, dù làm vợ hay goá bụa, phụ nữ cũng có những quyền hạn và bổn phận không chỉ hạn chế trong việc nuôi dạy con cái và trở thành một phần tử không thể thiếu được của xã hội.

Phương diện triết lý

Là một sinh vật có sự phát triển về tinh thần, chủ yếu tiến trình sống của con người là để hướng đến một trạng thái hoàn hảo. Ðiều này được họ thực hiện trong quá trình tái sanh, trở lại thế gian này qua nhiều kiếp sống, có kiếp làm người nam và có kiếp mang thân nữ, kinh nghiệm trong tự thân cả hai giới tính là điều cần thiết để khơi dậy được hết những khả năng của họ. Trường hợp giới tính, cũng như các trường hợp khác, đều bị chi phối bởi luật Nhân Quả, và dần dần khi cá nhân đó thấu hiểu được sự tác động của luật này, họ có thể, với sự trợ giúp của nhân - quả, hướng dẫn cuộc sống của mình.

Như vậy, trong cái thực thể tinh thần của họ nam và nữ đều như nhau. Sở dĩ có sự khác biệt là do kết quả của quá trình tiến hoá khác nhau của họ như những cá thể, nhấn mạnh hay làm nhẹ bớt giới tính của thân mà họ sử dụng trong bất kỳ kiếp sống đặc biệt nào. Là nam hay nữ, tuy khác thân nhưng vẫn bổ sung cho nhau được, không ai thấp kém hơn ai, họ là những người cùng hợp tác. Trong cộng đồng xã hội, nam và nữ mỗi cá nhân đều đóng góp những phẩm chất đặc thù của mình cho lợi ích và thịnh vượng chung của xã hội, tuỳ thuộc vào sự nhìn nhận vấn đề này, cũng như những những nhu cầu, bản chất, và những đóng góp khác nhau của họ.

Do đó, tâm hoàn toàn không có giới tính (không nam cũng không nữ). Con người tinh thần tiến triển thông qua thân của cả hai giới, nghĩa là cả nam lẫn nữ, đồng thời vẫn giữ trong tự thân họ cái lõi mang kinh nghiệm vừa nam vừa nữ này. Con người tinh thần và hoàn thiện là một con người lưỡng tính thật sự, cốt lõi của họ không phải phái này cũng không phải phái kia, mặc dù thân có thể là nam hoặc nữ. Vì vậy, khi một cá nhân đã trải qua nhiều kiếp sống, những khía cạnh nam và nữ trong bản chất của họ có khuynh hướng hoà nhập vào nhau. Một số những người phát triển cao hơn đã bắt đầu báo trước trong cấu tạo tâm của họ tình trạng lưỡng tính quân bình và cao trội hơn của một con người hoàn hảo.

Chính vì thế chúng ta có thể thấy rằng, mặc dầu việc mang một thân nữ buộc phải có vài chức năng rõ rệt trên phương diện thân vật lý, và mặc dầu bản chất của thân vật lý trong một chừng mực nào đó đã thay đối những cảm xúc và tâm của họ, tuy nhiên con người tinh thần có thể liên hệ sâu sắc với những hoạt động, trong đó những nét đặc biệt của giới tính đối nghịch vẫn trội hơn. Vì lý do đó, thật là bất công khi giới hạn hoặc người nam hoặc người nữ đối với một vài loại hoạt động nào đó chỉ đơn thuần do phái tính của thân.

II. Vấn đề hôn nhân ở Miến Ðiện

Ở Miến hoàn toàn không có chế độ đẳng cấp, vì vậy mà mọi người đều ở mức độ như nhau, mặc dù một số người dĩ nhiên có thể giàu có hơn kẻ khác, và một số có thể nghèo hơn; thế nhưng không có cảnh bần cùng đến nỗi họ không thể đủ cơm ăn áo mặc. Phụ nữ Miến có những quyền tự do như phụ nữ các nước Châu Âu vậy, và những luật lệ liên quan đến hôn nhân, thừa kế và ly dị đối với nam và nữ đều rất giống nhau.

Hôn nhân ở Miến không phải à một lễ nghi có tính tôn giáo, và nó được một người thế tục chuyên về vấn đề này đứng ra điều khiển, chứ không phải một nhà sư; mặc dầu vị sư được thỉnh đến để khuyên nhủ cô dâu - chú rể làm thế nào để làm một người vợ hiền và một người chồng tốt hợp theo những lời Ðức Phật dạy. Ðây là những gì quý sư thường thường nói với cô dâu:

"Mục đích của hôn nhân là để có được một người cộng sự thích hợp, không những đối với tình yêu giới tính mà còn là để giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Muốn hoàn thành mục đích này và sống bên nhau một cách hạnh phúc, một người vợ hiền phải biết bản tánh của chồng mình và cư xử hợp theo bản tánh đó sao cho vợ chồng có thể hài hoà với nhau. Là người vợ, con không nên cãi lý, cãi lẽ với chồng về những chuyện nhỏ nhặt, cũng không nên làm phiền chồng bằng cách can thiệp vào những vấn đề trong đó chồng có thể thích mà vợ lại không ưa. Phải biết rõ những ước muốn của chồng và lấy cho chồng những gì anh ta cần đến, trước khi anh ta bày tỏ ước muốn đó, và người vợ không bao giờ vui thú riêng tư, trừ phi điều đó có thể chia sẻ cùng chồng thì được; nếu cần, phải biết hy sinh tiện nghi cá nhân của mình để tạo cho chồng được thoải mái hoàn toàn. Người vợ tốt phải đảm nhận mọi trách nhiệm trong công việc tề gia nội trợ, giữ mọi vật dụng trong nhà ngăn nắp thứ tự và sẵn sàng khi chồng cần đến, sao cho anh ta có thể được thư giãn và thoải mái cả thân lẫn tâm trong những lúc nhàn rỗi, không quấy rầy chồng về những vấn đề liên quan đến chi tiêu, sau một ngày làm việc vất vả. Người vợ cũng không nên hoang phí tiền bạc của chồng kiếm được, mà phải dùng nó một cách thông minh. Người vợ là y tá chăm sóc cho chồng những lúc ốm đau, là bạn đồng hành những lúc khoẻ mạnh, giàu sang; là cố vấn trong những lúc gặp khó khăn, và dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vợ cũng phải một lòng trung thành với chồng".

Lời khuyên của vị sư đối với chú rể ít nhiều cũng giống như những gì đã nói với cô dâu.

Người nữ không thay đổi tên khi cô ta lấy chồng, nghĩa là tên của cô ta vẫn giữ nguyên như cũ, và tài sản cũng vẫn thuộc riêng của cô ta. Hôn nhân không cho phép người chồng có quyền hạn đối với tài sản của vợ, dù cho đó là tài sản cô ta mang đến khi kết hôn hoặc được thừa kế sau khi đã lấy chồng; tuy rằng, thường thường tài sản thu thập sau hôn nhân được giữ làm của chung. Tên của cả hai vợ chồng thường được dùng trong giao dịch thương mại và các chứng từ hợp pháp, và trong thực tế thì cả vợ lẫn chồng đều ký vào các văn bản mà họ có dịp thiết lập. Thế nhưng, theo luật định thì người vợ là người có quyền tuyệt đối với tài sản và nhân thân của mình. Người vợ Miến có một ý thức rất sâu sắc về điều gì cô ta làm là có lợi nhất và điều gì cô ta cần phải để lại cho chồng; kinh nghiệm lâu năm đã dạy cho cô ta biết rằng có một vài vấn đề cô ta không nên can thiệp vào, và cô ta cũng ý thức rõ ràng rằng vấn đề này đã được thử thách bằng kinh nghiệm chứ không chỉ dựa trên một mệnh lệnh nào cả.

Dệt vải thường được xem là công việc của phần lớn phụ nữ Miến. Trong hầu hết mọi nhà đều có một khung cửi, nơi đó người vợ hoặc các cô con gái trong gia đình dệt những tấm vải cho nhà sử dụng hoặc đem bán. Tuy thế, cũng có rất nhiều người đàn ông làm công việc dệt vải này. Phụ nữ cũng có khi làm công việc đồng áng, các công việc nhẹ như trồng tỉa và làm cỏ là phận sự của họ, trong khi cánh đàn ông làm các công việc nặng nề hơn như cày bừa chẳng hạn. Người phương Tây khi đến Miến Ðiện có lẽ sẽ cho đó là điều kỳ cục khi thấy phụ nữ mang những vật nặng ở trên đầu, còn đàn ông lại mang nó trên đôi vai của họ.

Nghề nghiệp chính của phụ nữ là buôn bán, và gần như mọi việc buôn bán lẻ đều nằm trong tay phụ nữ cả. Công việc mua bán này được thực hiện hầu như một cách tuyệt đối ở các khu chợ, mỗi khu chợ tỉnh họp từ 6 đến 10 giờ mỗi sáng. Trong những huyện ngoại ô không gần một tỉnh nào cả, chợ được tổ chức theo từng làng và mỗi làng họp một ngày, thường thường thì chợ họp trong các toà nhà được xây dựng đặc biệt cho mục đích này. Khu chợ lớn ở Mandalay (Cố Ðô Miến) là một trong những nơi lý thú nhất của thành phố, bao gồm một loạt những dãy nhà đồ sộ với những mái phủ kim loại, mỗi ngành có một hoặc nhiều dãy như vậy, ở đây những người bán hàng vải vóc tơ lụa đều là các thiếu nữ và các bà. Các khu chợ thuộc tỉnh lẻ cũng tương tự như vậy. Trong khi nam giới cày bừa canh tác trên mảng đất riêng của mình, phụ nữ cũng làm chủ các quầy hàng riêng của họ và không làm cô bán hàng thuê cho người khác.

Ngoại trừ các ngành buôn bán vải vóc và tơ lụa ra, các ngành nghề khác không ảnh hưởng gì đến đời sống gia đình của họ, vì chợ chỉ họp có bốn giờ, vì vậy người phụ nữ có rất nhiều thì giờ dành cho những phận sự tại nhà khi buổi họp chợ đã xong, người phụ nữ không bao giờ ở suốt ngày trong các cửa hiệu và xí nghiệp. Ðời sống gia đình luôn luôn là trung tâm điểm trong cuộc sống của cô ta, không vì bất cứ việc gì khác mà họ xao lãng phận sự gia đình. Chính phong tục hầu như mọi người phụ nữ đều có một việc buôn bán nhỏ của riêng mình này đã có ảnh hưởng vượt ngoài dự kiến về vấn đề tâm lý của phụ nữ Miến, nó mở rộng tầm nhìn của họ, nó dạy cho họ cách làm thế nào để biết những ưu và khuyết điểm của mình, và làm thế nào để tận dụng tốt cả hai phương diện này. Dù sao chăng nữa, cùng với những quyền tự do của họ, người thiếu nữ chưa trưởng thành vẫn được các bà mẹ trông nom chu đáo, và các ông chồng thì chăm sóc cẩn thận vợ mình, và điều này khiến họ cảm thấy thích thú vì giữ được những giới hạn mà kinh nghiệm trong cuộc sống đã chỉ ra cho họ. Có một câu chuyện khá khôi hài có lẽ sẽ minh hoạ được những gì Bần Tăng muốn nói.

Sau vài năm sinh sống ở Miến Ðiện, một quan chức người Anh trở về Anh quốc và cưới vợ ở đó, sau lễ cưới anh ta cùng vợ quay lại Miến Ðiện. Họ định cư ở vùng thượng Miến. Tuy nhiên, công việc của anh ta rất thường buộc anh phải đi kinh lý xa nhà, mỗi lần như vậy anh sẽ vắng nhà khoảng 10 bữa hoặc lâu hơn, tuỳ theo công việc. Lần đầu tiên anh ta buộc phải ra đi và để vợ ở lại nhà một mình, anh ta chỉ dẫn cẩn thận người giúp việc của mình, người này là một người Miến và đã làm việc với anh ta vài năm. Quan chức Anh nói với người giúp việc: "Bà nhà vừa đến Miến còn lạ nước lạ cái, cũng chẳng có gì để làm, vì vậy anh nhớ trông chừng cẩn thận trong khi tôi vắng nhà, đừng để xảy ra chuyện gì nhá". Viên chức Anh vắng nhà khoảng nửa tháng, khi trở về anh ta rất hài lòng vì thấy rằng mọi việc rất tốt. Tuy nhiên, vợ anh ta phàn nàn, cô ta nói: "Khi anh đi vắng, thật là buồn tẻ vô cùng, không một ai đến thăm em cả; các nhân viên ở đây cũng vậy, chẳng có ai đến thăm, và dường như em chỉ thấy có đôi ba bà gì đó, không có một người đàn ông nào". Ngạc nhiên, viên chức Anh hỏi người giúp việc xem đâu là lý do "Chẳng có ai đến thăm cả sao?". "Thưa có chứ", anh ta trả lời "rất nhiều quý ông đến thăm, đa số là các quan chức của cơ quan, nhưng tôi bảo họ là ông chủ đi vắng và bà chủ thì không thể tiếp họ. Tôi nói họ đi đi".

Tại câu lạc bộ hôm đó, viên chức Anh bị bạn bè chất vấn là tại sao không người đàn ông nào được phép gặp vợ anh khi anh đi vắng. Mọi người cười nhạo anh ta, thế nhưng chỉ có anh ta và vợ lại cười nhiều nhất vì sự chăm sóc cẩn thận kiểu Miến của người giúp việc. Ðối với người Miến, họ không hề nghĩ rằng việc một người vợ tiếp bạn trai khi chồng đi vắng là điều tốt đẹp gì.

III. Nghĩa vụ cao thượng

Một trong những điều đáng chú ý nhất ở khắp các khu chợ Miến là sự kiện rằng tất cả những người bán thịt bò đều là những người gốc Ấn Ðộ bị ruồng bỏ. Không một người Miến nào giết bò, và cũng không có người Miến nào bán thịt bò cả. Trong thời kỳ các vua chúa Miến Ðiện bất cứ người nào bị bắt gặp, dù cho chỉ có thịt bò thôi là có thể đã bị trừng phạt nghiêm khắc; không một ai, kể cả người ngoại quốc, được phép giết bò, và luật này được mọi người gìn giữ rất nghiêm túc. Mười năm sau ngày thực dân Anh chiếm đóng Miến Ðiện, luật chống lại việc bán thịt bò nay đã thôi không còn hiệu lực. Tuy nhiên cho đến bây giờ cũng vậy, không một người Miến có lòng tự trọng nào lại làm công việc giết và bán thịt bò cả. Việc sát sanh là đi ngược lại những nguyên tắc của đạo Phật, và người ta không có quyền sát hại bất kỳ con vật nào hay bất kỳ chúng sanh nào vì mục đích thể thao, hay trả thù hoặc lấy thực phẩm.

Ðại thể, thì giới không sát sanh này được mọi người đặc biệt khéo giữ, nhưng dĩ nhiên là cũng có vài ngoại lệ, mặc dù những ngoại lệ này được xem là sự vi phạm luật, vì luật tự thân nó không biết đến các ngoại lệ. Một số người ăn cá, nhưng những người đánh bắt cá là những người sống ngoài lề xã hội. Trong các làng quê Miến Ðiện, gia cầm như chim, gà cũng được nuôi, nhưng chắc chắn là chúng không phải để cho người ta ăn thịt.

Có một câu chuyện kể về một người phụ nữ Miến lấy chồng người Anh. Chồng cô ta làm nghề nuôi vịt, và anh ta có mua về một số vịt trời với ý định vỗ béo để ăn thịt. Một hôm, trong lúc anh ta vắng nhà, cô vợ đi ngược lên đầu sống để thăm một số bạn bè và đem theo tất cả những con vịt đó, Cô ta nói rằng cô không thể chịu đựng nổi khi thấy chúng bị giết, vì vậy mà cô phân phát hết cho đám bạn bè, mỗi con mỗi nơi, chỗ mà cô ta tin chắc rằng chúng sẽ được nuôi nấng tử tế và không bị giết thịt. Khi trở về, cô vô cùng hoan hỷ với việc làm của mình.

Ở Miến Ðiện, thay vì các câu lạc bộ hay những quán rượu, các nhà hảo tâm giàu có đã xây dựng các khu nhà nghỉ dành làm nơi ăn chỗ ở cho công chúng, ở đây bất cứ ai cũng có thể ở lại trong một vài ngày, và nơi đây các cuộc hội họp về chính trị, xã hội hay tôn giáo, có thể được tổ chức miễn phí với sự cho phép của chủ nhân. Số lượng các ngôi Tháp ở Miến thì nhiều đến nỗi nó được người ngoại quốc thường gọi là "vùng đất tháp chùa". Tháp chùa là những nơi tôn kính thiêng liêng của người Phật tử, nơi đây các lễ nghi tôn giáo được tổ chức, và nơi đâu có một ngôi tháp thì ở đó có một số nhà nghỉ chung quanh, cho những người hành huơng và du khách đặc biệt sử dụng, tuy rằng ngày nay, những khu nhà nghỉ này cũng được dùng làm nơi hội họp có tính xã hội, nơi đây mọi người trải qua giờ nhàn rỗi của mình để chơi cờ hoặc nghe thuyết giảng.

Một số dân tân tiến cũng lập ra các câu lạc bộ dành cho những mục đích xã hội, nhưng xem ra chúng không được phổ thông như các khu nhà nghỉ, bởi vì các nhà nghỉ này được miễn mọi loại phí tổn, kể cả tiền thuê nhà. "Không uống rượu và các chất say" là một trong năm giới mà hàng Phật tử nghiêm trì, bất cứ ai phạm vào giới này đều bị xem như kẻ bất lương; vì vậy mà người Miến, những người phật tử chân chính, vì lý do đó đã chống lại việc mở các quán rượu vì nó khuyến khích người ta say sưa và phá giới.

Những lúc nhàn rỗi, người ta thường tới các nhà nghỉ. Ở đây, như đã đề cập phần trên, các buổi tiệc tùng và những trò giải trí cũng như các buổi hội họp về xã hội được sắp đặt tổ chức cho tất cả mọi người tham dự. Vào những ngày nghỉ rơi vào các dịp lễ hội Phật giáo, họ sẽ đi đến các ngôi tháp nổi tiếng theo cách của những người hành hương, dịp này ban quản lý các ngôi tháp sẽ sắp xếp nơi ăn chốn ở miễn phí cho họ trong các ngôi nhà nghỉ, cho họ thực phẩm nếu cần và tổ chức các buổi giải trí. Vì không có chế độ đẳng cấp hay giai cấp xã hội ở Miến Ðiện, nên trong suốt những ngày lễ như vậy mọi người từ khắp nơi hoà nhập vào nhau một cách thoải mái; ngoài các buổi hội họp xã hội và các buổi diễn thuyết ra, người ta còn tổ chức các buổi khiêu vũ, ca nhạc hoặc các trò giải trí khác mà người quản trò hay trình diễn được chọn từ khách thập phương đến dự. Tuy có những ngôi nhà nghỉ như vậy, phần lớn mọi người cũng thích mời bạn bè và bà con của mình về nhà riêng để nghỉ và tiếp đãi, tuỳ theo khách ở xa gần mà sắp xếp, có khi vài giờ cho những người cùng làng hoặc có lúc vài tuần cho bà con ở xa. Tính hiếu khách là một trong những nét đẹp của người Phật tử Miến Ðiện.

IV. Ðời sống tôn giáo

Người Phật tử không quan niệm rằng đạo Phật là một tôn giáo trong cái nghĩa thường được chấp nhận của từ này, vì đạo Phật không phải là một hệ thống đức tin và thờ phụng. Trong đạo Phật, đức tin suông được thay thế bằng tín hay niềm tin dựa trên sự hiểu biết, trong Pàli điều đó được gọi là Saddhà (tín); và niềm tin nơi Ðức Phật của một người Phật tử cũng giống như niềm tin của người bệnh đối với bác sĩ của mình, hoặc là niềm tin của học trò đối với thầy. Người Phật tử quy y nơi Ðức Phật, bởi chính ngài là người đã khám phá ra con đường giải thoát; cũng như cách mà bệnh nhân tin dùng thuốc mà bác sĩ kê toa chữa cho anh ta, hay người học trò tin và học theo những gì thầy giáo dạy để trở thành một người thông thái, người Phật tử tin nơi Ðức Phật và sẽ theo những lời chỉ dẫn của ngài để đắc chứng giải thoát. Người Phật tử có niềm tin chân chánh (Saddhà) nơi Ðức Phật, không quy y với ngài với hy vọng rằng mình có thể được đấng giác ngộ cứu độ bằng sự giải thoát cá nhân của ngài. Vì điều này không nằm trong khả năng của một vị Phật - nghĩa là ngài không thể tẩy sạch những bợn nhơ của kẻ khác được. Không ai có thể làm cho người khác thanh tịnh, cũng như không ai có thể làm cho người khác ô nhiễm, người khác chỉ có thể chỉ đường, nhưng chính tự thân chúng ta phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với sự tiến bộ hay thoái hoá của mình.

Tại Miến Ðiện, mọi lễ nghi tôn giáo và hầu hết các lễ nghi xã hội đều do một vị sư điều khiển, và trong các buổi lễ tôn giáo này, Kinh Từ Bi (Mettà sutta) được đọc. Nhà sư nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng từ (Mettà), chữ mettà ở đây có nghĩa lớn lao hơn thiện chí, từ ái, vô hại và lòng bao dung. Từ cũng không phải là một cảm xúc mà nó bao hàm việc thực hành những hành động từ thiện; nó càng không phải là một giấc mơ tuyệt vời cho người hâm mộ ôm ấp, mà là công việc thiết yếu cho đôi tay thực hiện.

Trong Kinh Từ Bi (Mettà sutta) Ðức Phật dạy: "Ví như người mẹ, dám hy sinh ngay cả mạng sống của mình để chăm sóc và bảo vệ đứa con thân yêu độc nhất của bà, vì vậy chúng ta hãy trau dồi lòng từ không phân biệt này". Ðây là mẫu mực của con người đối với con người, nó chính là tiếng gọi thức tỉnh tâm hồn mọi người, tiếng gọi phục vụ không ai có thể chối từ được. Hãy suy xét đến tình thương của người mẹ, nó có phải là lòng từ ái đơn thuần không, phải chăng người mẹ chỉ chan chứa thiện ý trong việc nuôi dưỡng con cái mình thôi? Tình thương đó không phải là tình thương đã được thánh hoá, ngay cả đối với đứa con tầm thường nhất, dù cho nó có xấu xí hay đui mù và bệnh hoạn đó sao?

Dù thế nào chăng nữa thì Mettà (Từ) cũng phải đi đôi với việc sẵn lòng giúp đỡ và một ước muốn từ bỏ lợi ích riêng tư của mình để thúc đẩy cho thịnh vượng và hạnh phúc của nhân loại. Hều hết các đức hạnh bao gồm trong tâm từ là lòng vị tha, đức khoan dung và sự chăm sóc từ ái rất tích cực đối với tha nhân, đức khoan dung mà không có sự vong ân bội nghĩa nào có thể chuyển hướng được. Mettà không chỉ đơn thuần là cảm tình huynh đệ mà là lòng quảng đại tích cực, một tình thương được bày tỏ và chu toàn trong ước muốn năng nỗ, và sứ mạng tích cực vì sự thịnh vượng và hạnh phúc của mọi người.

Các lễ nghi tôn giáo hay lễ nghi xã hội được khởi sự với phép thọ "Tam quy" đó là:

* Con noi theo Ðức Phật như người hướng đạo cuộc đời con;
* Con nương theo Pháp (Dhamma) như người hướng đạo cuộc đời con;
* Con noi theo Tăng (Sangha) như người hướng đạo cuộc đời con.

Ðức Phật là bậc thầy đã tìm ra pháp giải thoát, ngài đã chứng đắc và đem ra tuyên bố cho toàn thế gian biết. Dhamma (pháp) là quy luật hay giáo lý chứa đựng những nguyên tắc chủ yếu và bất biến của chân lý hay sự thực, và là con đường dẫn đến sự chứng ngộ an lạc tuyệt đối, sự đoạn tận hoàn toàn mọi khổ ưu. Sangha (Tăng) đoàn thể các bậc Lão thông đã chứng đắc hoặc đang nỗ lực để chứng đắc pháp giải thoát.

Sau Tam quy là phép thọ Ngũ giới, đó là:

* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự sát sanh.
* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự trộm cắp.
* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự tà dâm.
* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự nói dối.
* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự dễ duôi, uống rượu và các chất say.

Sau khi vị sư đã chấm dứt bài pháp, buổi lễ kết thúc với phần hành thiền.

Giáo lý được dạy trong các tu viện, và các khoá tu tập cũng được tổ chức tại đây. Hầu như đối với người Miến, việc cho con trai mình đến tuổi trưởng thành vào một tu viện nào đó để tu là một phong tục rất phổ biến. Tại đây, họ ở lại làm một vị Sa di, đắp tấm y vàng giản dị, ít nhất là trong ba tháng và học hỏi giáo lý. Sau đó, nếu vị Sa di ước nguyện trở thành một nhà Sư (Tỳ Khưu) chân chánh, họ sẽ trải qua một khoá tu tập đặc biệt và chỉ sau khi đã vượt qua những kỳ thi giáo lý này, vị ấy mới được thọ giới Tỳ Khưu vào tuổi hai mươi hay trên hai mươi.

Một lễ hội long trọng được tổ chức mỗi khi có dịp một thanh niên sắp trở thành một vị Sa di hay người tập sự để thọ Tỳ Khưu. Lần đầu tiên người thanh niên này bước vào tu viện, hoặc cỡi trên một chú ngựa tơ được phủ trên lưng một tấm voan che rất sang trọng, hoặc ngồi trên một chiếc kiệu trang hoàng lộng lẫy. Anh ta được phép sử dụng những chiếc lọng vàng để che trên đầu. Trong suốt cuộc diễu hành đầy vinh dự này, phía trước anh ta là một đoàn dài các ông, các bà ăn bận những bộ đồ sang nhất của họ, và mang theo những gói quà lớn làm tứ vật dụng dâng cho chư Tăng sống trong tu viện nơi mà người thanh niên mới nhập môn này sẽ lưu trú. Ðám rước diễn ra trong trật tự và đầy uy nghi, đi kèm theo họ là một đội kèn đồng chơi đủ các loại nhạc khí, họ chậm chậm diễu hành qua các đường phố chính của thị xã để hướng về tu viện đã chọn. Việc phô trương lộng lẫy khiến mọi người phải chú ý này mang hai ý nghĩa, về phần cha mẹ và thân quyến thì đây là một vinh dự ban thưởng cho người thanh niên trẻ đã tự nguyện hiến dâng đời mình cho tiếng gọi cao thượng; và về phần người thanh niên thì đây là lời từ biệt cuối cùng đối với những huyễn ảo thế gian. Ngay khi anh ta bước xuống khỏi cỗ xa trang hoàng lộng lẫy để bước vào ngưỡng cửa của tu viện, cũng là lúc mà anh được cha mẹ giao tận tay cho vị tu viện trưởng, và từ đây anh ta được đặt dưới sự chăm sóc của ngài.

Vào ngày hội này cha mẹ và thân quyến của chàng trai trẻ sẽ dùng một số tiền lớn theo khả năng của mình, để bố thí cho người nghèo và chiêu đãi bạn bè của họ. Ðối với các cô thiếu nữ bước chân vào tu viện cũng vậy, hình thức tổ chức gần giống như vừa kể.

Ðể kết luận Bần Tăng sẽ giới thiệu một cách đại cương về phương pháp chư Tăng chúng tôi dạy dỗ trẻ em trong tu viện để họ sống một cuộc sống hữu ích, tốt đẹp và đầy an lạc. Ðây là những gì chư tăng dạy họ:

- Các con thương mến, thật vô cùng hoan hỷ! Tất cả các con đều là những vị Phật đang thành. Một vị Phật đang thành là một vị Bồ Tát; vì vậy, tất cả các con là các vị Bồ Tát, Phật quả đang nằm ngầm trong các con và việc làm cho hạt giống này nảy mầm cũng nằm trong khả năng của các con. Hàng ngày các con hãy tư duy "Ta sẽ là một vị Phật". Tuy nhiên, tư duy không thì chưa đủ, muốn là một vị Phật các con phải thực hiện những công việc để trở thành Phật. Tư duy chỉ là bước đầu, kế tiếp các con phải biến tư duy thành hành động; do vậy, hãy hành động như một vị Bồ Tát, hãy khởi sự ngay từ giờ trở đi, khởi sự trong chính gia đình của các con. Ðừng bao giờ nghĩ rằng các con đang sống vì lợi ích của bản thân mình, cuộc sống của các con cần phải vì lợi ích của mọi người nữa.

Cây cho trái, bò cho sữa, dòng sông chảy theo lộ trình của nó, từ những kết quả đó mà mọi người được lợi ích. Ðây chỉ là những chức năng xảy ra một cách tự nhiên; thế thì tại sao? Với ý định làm điều thiện, các con lại không thể đóng góp phần nhỏ bé của mình cho thế gian thiếu thốn này trong cung cách khiêm tốn nhất của minh chứ? Hãy nỗ lực để được hoàn thiện, sống thiện và làm thiện, phục vụ tốt mọi người.

Hãy tìm mọi cơ hội để phụng dưỡng song thân yêu quý của con, hãy là một đặc ân chớ đừng là gánh nặng cho cha mẹ. Hãy phụ giúp cho các anh, các chị thân thương với hết khả năng của con; và quan trọng hơn hết, đừng bao giờ gây phiền muộn cho các bạn trẻ kém may mắn hơn con. Ðừng làm tổn thương những huynh đệ tật nguyền của con, hãy tự đặt mình vào địa vị của người khác và cố gắng đồng nhất với mọi người. Mỗi ngày hãy làm một điều thiện, không cầu mong đáp trả; nói ít lại và làm nhiều hơn. Các con đừng bao giờ chạy theo danh vọng, vì nếu con đáng được danh thì tự động nó sẽ đến với con, các con hãy quên cái "Tôi" của mình đi, khi phục vụ mọi người.

Bất luận điều gì các con làm, cầu mong điều đó sẽ đem lại an vui và hạnh phúc cho chính bản thân các con và mọi người. Bất cứ lời nào các con thốt ra, mong rằng điều đó sẽ làm vui lòng bản thân mình và người khác. Ý nghĩ nào các con suy nghĩ cũng vậy, mong rằng nó sẽ vì hạnh phúc của bản thân và mọi người. Mỗi sáng, khi thức dậy các con hãy ban rải những ước mong của mình: "Cầu cho tất cả chúng sanh đều được an vui, hạnh phúc".

Thạch động Viên Không, Tháng Chạp - Kỷ Mão,
Tỳ khưu Pháp Thông phụng dịch.


CẢM ÐỀ

Một hôm, vào trong hang núi Viên Không tôi thấy sư Pháp Thông đang dịch tác phẩm "Essential Themes of Buddhist Lectures" của ngài U. Thittila, nhân lúc ấy tôi có dịp đọc lại toàn bộ bản thảo của sư.

Thật ra, dịch một tác phẩm văn học chúng ta có thể phóng tác được. Ngược lại, dịch một tác phẩm thiền học thật là khó khăn cho dịch giả.

Muốn chuyển tải một ý nghĩa sâu nhiệm cần phải cẩn trọng và chọn từ thích hợp, dịch giả cũng phải là thiền giả mới mong hiểu được lời dạy của ngài, vì đây là phạm vi vượt qua giới hạn của ngôn từ.

Sư Pháp Thông đã đầu tư vào dịch phẩm này không ít công sức, hầu mong cống hiến cho độc giả một ít hương vị thiền trong thế giới đầy thù hận, não loạn.

Ngoài kia, nắng chiều đã nhạt, để lại một khoảng không gian yên tĩnh đến lạ lùng.... Tôi thấy trong hang ánh sáng đã đục mờ mà dịch giả vẫn còn trầm tư bên dịch phẩm

Viên Không - Rừng tỉnh lặng,
Dhammadhavo Bhikkhu.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002)

Xem: Nguyên tác Anh ngữ


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 16-08-2002

Phat Phap giang giai - 37

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Pháp Giảng Giải

Đại Trưởng Lão U Thittila
Tỳ kheo Pháp Thông dịch

Nguyên tác: "Essential Themes of Buddhist Lectures",
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila


Bài 37:

MỘT SỐ NÉT SINH HOẠT PHẬT GIÁO Ở MIẾN ÐIỆN

I. Vị trí của người phụ nữ trong Phật giáo

Vào những ngày tiền Phật giáo, địa vị người phụ nữ ở Ấn Ðộ, nói chung rất thấp hèn và không mấy ai trọng vọng. Con gái chỉ là mối lo cho cha mẹ, vì nó được coi là điềm xấu và là sư hổ thẹn cho họ nếu không lấy được chồng cho con gái; tuy nhiên, nếu có lấy được thì cha mẹ nhiều khi cũng gần như phá sản bởi phải chi phí quá tốn kém cho lễ cưới. Món tiền hồi môn mà cha mẹ của cô gái trông đợi, để mua được cho cô ta một cuộc hôn nhân ổn thoả, có ý nghĩa rất lớn, và có lẽ đây cũng là yếu tố chính trong những cuộc hôn nhân có sắp đặt kiểu như vậy, bất cứ ông chồng tương lai nào thực sự cũng chỉ kết hôn vì mục đích lấy được món tiền hồi môn này. Sau cuộc hôn nhân, đời sống của người vợ dành phần lớn để hầu hạ chồng, cô ta có rất ít quyền hạn trong gia đình và không được phép tham dự trong các hoạt động công cộng. Nếu goá chồng, cô ta phải trở về nhà ở với cha mẹ, hoặc phải lệ thuộc vào con mình hoàn toàn.

Trong suốt kỷ nguyên Phật giáo, tình trạng này đã thay đổi, phụ nữ được hưởng nhiều quyền bình đẳng hơn và được trọng vọng hơn so với trước đây. Ưu thế tuyệt đối của nam giới đã bắt đầu phải nhường bước trước phong trào giải phóng phụ nữ ngày càng tăng. Ðiều này được thúc đẩy nhanh hơn nhờ trí thông minh bẩm sinh của phụ nữ, cho đến khi người ta nhận ra rằng họ đang âm thầm đòi hỏi để được xem là những sinh vật có lý trí, có trách nhiệm với trí thông minh và ý chí của mình. Trong việc thực hành những lời dạy của Ðức Phật, nam giới đã không thể vượt trội hơn như họ đã từng, trong các lãnh vực khác, nghĩa là họ không thể sánh được với những khả năng của phụ nữ về lòng mộ đạo, đức tánh hy sinh quên mình, lòng can đảm và sức chịu đựng, mà điều này đã được chứng tỏ đều đặn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thế là họ thôi không còn xem phụ nữ là hạng thấp kém hoặc là những sinh vật hạ đẳng hơn họ, ngược lại họ còn trở nên ý thức sâu sắc được sự giống nhau giữa nam và nữ.

Ðức Phật thuyết giảng Giáo Pháp đến cả hai giới thiện nam và tín nữ, Ngài cũng giảng dạy cho các gia chủ và vợ của họ. Phụ nữ đã nêu những tấm gương tốt đẹp trong cách cư xử hàng ngày và trí thông minh của họ, trong khi nam giới, phần họ cũng cảm kích những lời dạy của bậc Ðạo Sư trong việc mở rộng lãnh vực hoạt động của phụ nữ. Như vậy, tình thế đã thay đổi, địa vị của người phụ nữ trong xã hội đã trở thành một điều gì đó không những có thể chấp nhận được, mà còn đáng cho mọi người tôn trọng; cuối cùng thì phụ nữ được nhìn nhận là có khả năng làm việc như một lực lượng xây dựng trong xã hội lúc ấy.

Từ đó, việc sanh con gái không còn phải thất vọng nữa, vì con gái không bị khinh miệt và coi như một gánh nặng trong xã hội. Họ đã có được nhiều tự do hơn, và đời sống vợ chồng không còn đặt ra trước họ như cứu cánh hay mục đích của cuộc sinh tồn nữa. Nếu không kết hôn, họ không bị xem như đó là một điều hổ thẹn, và nếu có lấy chồng thì họ cũng không bị ép buộc theo tục lệ tảo hôn, hoặc bị buộc phải chấp nhận lấy một người đàn ông theo sự chọn lựa của cha mẹ như trước đây.

Là một người vợ, phụ nữ không còn đơn điệu trong những công việc nặng nhọc của tề gia nội trợ, mà họ đã có những quyền hạn đáng kể trong gia đình và được sắp vào hạng vợ như bạn đời, như người cộng sự và người bảo hộ của chồng trong các vấn đề liên quan đến đời sống thế tục và tinh thần; phụ nữ được xem bình đẳng với chồng và xứng đáng được kính trọng. Là một người mẹ, phụ nữ rõ ràng được kính trọng và nể vì, địa vị của người mẹ không có ai có thể xâm phạm được. Là một người goá chồng, phụ nữ có thể tiếp tục bước thêm bước nữa mà không ái có quyền sỉ nhục, và cũng không bị gán cho đó là điềm xấu; họ cũng không còn bị loại ra ngoài trong các buổi lễ lạy có tính truyền thống gia đình, và được xem là có khả năng kế thừa tài sản cũng như quản lý tài sản đó. Hơn bao giờ hết dưới sự che chở của đạo phật, phụ nữ là một cá thể có quyền hướng đạo cuộc đời mình. Dù cho họ là một phụ nữ không chồng, dù làm vợ hay goá bụa, phụ nữ cũng có những quyền hạn và bổn phận không chỉ hạn chế trong việc nuôi dạy con cái và trở thành một phần tử không thể thiếu được của xã hội.

Phương diện triết lý

Là một sinh vật có sự phát triển về tinh thần, chủ yếu tiến trình sống của con người là để hướng đến một trạng thái hoàn hảo. Ðiều này được họ thực hiện trong quá trình tái sanh, trở lại thế gian này qua nhiều kiếp sống, có kiếp làm người nam và có kiếp mang thân nữ, kinh nghiệm trong tự thân cả hai giới tính là điều cần thiết để khơi dậy được hết những khả năng của họ. Trường hợp giới tính, cũng như các trường hợp khác, đều bị chi phối bởi luật Nhân Quả, và dần dần khi cá nhân đó thấu hiểu được sự tác động của luật này, họ có thể, với sự trợ giúp của nhân - quả, hướng dẫn cuộc sống của mình.

Như vậy, trong cái thực thể tinh thần của họ nam và nữ đều như nhau. Sở dĩ có sự khác biệt là do kết quả của quá trình tiến hoá khác nhau của họ như những cá thể, nhấn mạnh hay làm nhẹ bớt giới tính của thân mà họ sử dụng trong bất kỳ kiếp sống đặc biệt nào. Là nam hay nữ, tuy khác thân nhưng vẫn bổ sung cho nhau được, không ai thấp kém hơn ai, họ là những người cùng hợp tác. Trong cộng đồng xã hội, nam và nữ mỗi cá nhân đều đóng góp những phẩm chất đặc thù của mình cho lợi ích và thịnh vượng chung của xã hội, tuỳ thuộc vào sự nhìn nhận vấn đề này, cũng như những những nhu cầu, bản chất, và những đóng góp khác nhau của họ.

Do đó, tâm hoàn toàn không có giới tính (không nam cũng không nữ). Con người tinh thần tiến triển thông qua thân của cả hai giới, nghĩa là cả nam lẫn nữ, đồng thời vẫn giữ trong tự thân họ cái lõi mang kinh nghiệm vừa nam vừa nữ này. Con người tinh thần và hoàn thiện là một con người lưỡng tính thật sự, cốt lõi của họ không phải phái này cũng không phải phái kia, mặc dù thân có thể là nam hoặc nữ. Vì vậy, khi một cá nhân đã trải qua nhiều kiếp sống, những khía cạnh nam và nữ trong bản chất của họ có khuynh hướng hoà nhập vào nhau. Một số những người phát triển cao hơn đã bắt đầu báo trước trong cấu tạo tâm của họ tình trạng lưỡng tính quân bình và cao trội hơn của một con người hoàn hảo.

Chính vì thế chúng ta có thể thấy rằng, mặc dầu việc mang một thân nữ buộc phải có vài chức năng rõ rệt trên phương diện thân vật lý, và mặc dầu bản chất của thân vật lý trong một chừng mực nào đó đã thay đối những cảm xúc và tâm của họ, tuy nhiên con người tinh thần có thể liên hệ sâu sắc với những hoạt động, trong đó những nét đặc biệt của giới tính đối nghịch vẫn trội hơn. Vì lý do đó, thật là bất công khi giới hạn hoặc người nam hoặc người nữ đối với một vài loại hoạt động nào đó chỉ đơn thuần do phái tính của thân.

II. Vấn đề hôn nhân ở Miến Ðiện

Ở Miến hoàn toàn không có chế độ đẳng cấp, vì vậy mà mọi người đều ở mức độ như nhau, mặc dù một số người dĩ nhiên có thể giàu có hơn kẻ khác, và một số có thể nghèo hơn; thế nhưng không có cảnh bần cùng đến nỗi họ không thể đủ cơm ăn áo mặc. Phụ nữ Miến có những quyền tự do như phụ nữ các nước Châu Âu vậy, và những luật lệ liên quan đến hôn nhân, thừa kế và ly dị đối với nam và nữ đều rất giống nhau.

Hôn nhân ở Miến không phải à một lễ nghi có tính tôn giáo, và nó được một người thế tục chuyên về vấn đề này đứng ra điều khiển, chứ không phải một nhà sư; mặc dầu vị sư được thỉnh đến để khuyên nhủ cô dâu - chú rể làm thế nào để làm một người vợ hiền và một người chồng tốt hợp theo những lời Ðức Phật dạy. Ðây là những gì quý sư thường thường nói với cô dâu:

"Mục đích của hôn nhân là để có được một người cộng sự thích hợp, không những đối với tình yêu giới tính mà còn là để giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Muốn hoàn thành mục đích này và sống bên nhau một cách hạnh phúc, một người vợ hiền phải biết bản tánh của chồng mình và cư xử hợp theo bản tánh đó sao cho vợ chồng có thể hài hoà với nhau. Là người vợ, con không nên cãi lý, cãi lẽ với chồng về những chuyện nhỏ nhặt, cũng không nên làm phiền chồng bằng cách can thiệp vào những vấn đề trong đó chồng có thể thích mà vợ lại không ưa. Phải biết rõ những ước muốn của chồng và lấy cho chồng những gì anh ta cần đến, trước khi anh ta bày tỏ ước muốn đó, và người vợ không bao giờ vui thú riêng tư, trừ phi điều đó có thể chia sẻ cùng chồng thì được; nếu cần, phải biết hy sinh tiện nghi cá nhân của mình để tạo cho chồng được thoải mái hoàn toàn. Người vợ tốt phải đảm nhận mọi trách nhiệm trong công việc tề gia nội trợ, giữ mọi vật dụng trong nhà ngăn nắp thứ tự và sẵn sàng khi chồng cần đến, sao cho anh ta có thể được thư giãn và thoải mái cả thân lẫn tâm trong những lúc nhàn rỗi, không quấy rầy chồng về những vấn đề liên quan đến chi tiêu, sau một ngày làm việc vất vả. Người vợ cũng không nên hoang phí tiền bạc của chồng kiếm được, mà phải dùng nó một cách thông minh. Người vợ là y tá chăm sóc cho chồng những lúc ốm đau, là bạn đồng hành những lúc khoẻ mạnh, giàu sang; là cố vấn trong những lúc gặp khó khăn, và dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vợ cũng phải một lòng trung thành với chồng".

Lời khuyên của vị sư đối với chú rể ít nhiều cũng giống như những gì đã nói với cô dâu.

Người nữ không thay đổi tên khi cô ta lấy chồng, nghĩa là tên của cô ta vẫn giữ nguyên như cũ, và tài sản cũng vẫn thuộc riêng của cô ta. Hôn nhân không cho phép người chồng có quyền hạn đối với tài sản của vợ, dù cho đó là tài sản cô ta mang đến khi kết hôn hoặc được thừa kế sau khi đã lấy chồng; tuy rằng, thường thường tài sản thu thập sau hôn nhân được giữ làm của chung. Tên của cả hai vợ chồng thường được dùng trong giao dịch thương mại và các chứng từ hợp pháp, và trong thực tế thì cả vợ lẫn chồng đều ký vào các văn bản mà họ có dịp thiết lập. Thế nhưng, theo luật định thì người vợ là người có quyền tuyệt đối với tài sản và nhân thân của mình. Người vợ Miến có một ý thức rất sâu sắc về điều gì cô ta làm là có lợi nhất và điều gì cô ta cần phải để lại cho chồng; kinh nghiệm lâu năm đã dạy cho cô ta biết rằng có một vài vấn đề cô ta không nên can thiệp vào, và cô ta cũng ý thức rõ ràng rằng vấn đề này đã được thử thách bằng kinh nghiệm chứ không chỉ dựa trên một mệnh lệnh nào cả.

Dệt vải thường được xem là công việc của phần lớn phụ nữ Miến. Trong hầu hết mọi nhà đều có một khung cửi, nơi đó người vợ hoặc các cô con gái trong gia đình dệt những tấm vải cho nhà sử dụng hoặc đem bán. Tuy thế, cũng có rất nhiều người đàn ông làm công việc dệt vải này. Phụ nữ cũng có khi làm công việc đồng áng, các công việc nhẹ như trồng tỉa và làm cỏ là phận sự của họ, trong khi cánh đàn ông làm các công việc nặng nề hơn như cày bừa chẳng hạn. Người phương Tây khi đến Miến Ðiện có lẽ sẽ cho đó là điều kỳ cục khi thấy phụ nữ mang những vật nặng ở trên đầu, còn đàn ông lại mang nó trên đôi vai của họ.

Nghề nghiệp chính của phụ nữ là buôn bán, và gần như mọi việc buôn bán lẻ đều nằm trong tay phụ nữ cả. Công việc mua bán này được thực hiện hầu như một cách tuyệt đối ở các khu chợ, mỗi khu chợ tỉnh họp từ 6 đến 10 giờ mỗi sáng. Trong những huyện ngoại ô không gần một tỉnh nào cả, chợ được tổ chức theo từng làng và mỗi làng họp một ngày, thường thường thì chợ họp trong các toà nhà được xây dựng đặc biệt cho mục đích này. Khu chợ lớn ở Mandalay (Cố Ðô Miến) là một trong những nơi lý thú nhất của thành phố, bao gồm một loạt những dãy nhà đồ sộ với những mái phủ kim loại, mỗi ngành có một hoặc nhiều dãy như vậy, ở đây những người bán hàng vải vóc tơ lụa đều là các thiếu nữ và các bà. Các khu chợ thuộc tỉnh lẻ cũng tương tự như vậy. Trong khi nam giới cày bừa canh tác trên mảng đất riêng của mình, phụ nữ cũng làm chủ các quầy hàng riêng của họ và không làm cô bán hàng thuê cho người khác.

Ngoại trừ các ngành buôn bán vải vóc và tơ lụa ra, các ngành nghề khác không ảnh hưởng gì đến đời sống gia đình của họ, vì chợ chỉ họp có bốn giờ, vì vậy người phụ nữ có rất nhiều thì giờ dành cho những phận sự tại nhà khi buổi họp chợ đã xong, người phụ nữ không bao giờ ở suốt ngày trong các cửa hiệu và xí nghiệp. Ðời sống gia đình luôn luôn là trung tâm điểm trong cuộc sống của cô ta, không vì bất cứ việc gì khác mà họ xao lãng phận sự gia đình. Chính phong tục hầu như mọi người phụ nữ đều có một việc buôn bán nhỏ của riêng mình này đã có ảnh hưởng vượt ngoài dự kiến về vấn đề tâm lý của phụ nữ Miến, nó mở rộng tầm nhìn của họ, nó dạy cho họ cách làm thế nào để biết những ưu và khuyết điểm của mình, và làm thế nào để tận dụng tốt cả hai phương diện này. Dù sao chăng nữa, cùng với những quyền tự do của họ, người thiếu nữ chưa trưởng thành vẫn được các bà mẹ trông nom chu đáo, và các ông chồng thì chăm sóc cẩn thận vợ mình, và điều này khiến họ cảm thấy thích thú vì giữ được những giới hạn mà kinh nghiệm trong cuộc sống đã chỉ ra cho họ. Có một câu chuyện khá khôi hài có lẽ sẽ minh hoạ được những gì Bần Tăng muốn nói.

Sau vài năm sinh sống ở Miến Ðiện, một quan chức người Anh trở về Anh quốc và cưới vợ ở đó, sau lễ cưới anh ta cùng vợ quay lại Miến Ðiện. Họ định cư ở vùng thượng Miến. Tuy nhiên, công việc của anh ta rất thường buộc anh phải đi kinh lý xa nhà, mỗi lần như vậy anh sẽ vắng nhà khoảng 10 bữa hoặc lâu hơn, tuỳ theo công việc. Lần đầu tiên anh ta buộc phải ra đi và để vợ ở lại nhà một mình, anh ta chỉ dẫn cẩn thận người giúp việc của mình, người này là một người Miến và đã làm việc với anh ta vài năm. Quan chức Anh nói với người giúp việc: "Bà nhà vừa đến Miến còn lạ nước lạ cái, cũng chẳng có gì để làm, vì vậy anh nhớ trông chừng cẩn thận trong khi tôi vắng nhà, đừng để xảy ra chuyện gì nhá". Viên chức Anh vắng nhà khoảng nửa tháng, khi trở về anh ta rất hài lòng vì thấy rằng mọi việc rất tốt. Tuy nhiên, vợ anh ta phàn nàn, cô ta nói: "Khi anh đi vắng, thật là buồn tẻ vô cùng, không một ai đến thăm em cả; các nhân viên ở đây cũng vậy, chẳng có ai đến thăm, và dường như em chỉ thấy có đôi ba bà gì đó, không có một người đàn ông nào". Ngạc nhiên, viên chức Anh hỏi người giúp việc xem đâu là lý do "Chẳng có ai đến thăm cả sao?". "Thưa có chứ", anh ta trả lời "rất nhiều quý ông đến thăm, đa số là các quan chức của cơ quan, nhưng tôi bảo họ là ông chủ đi vắng và bà chủ thì không thể tiếp họ. Tôi nói họ đi đi".

Tại câu lạc bộ hôm đó, viên chức Anh bị bạn bè chất vấn là tại sao không người đàn ông nào được phép gặp vợ anh khi anh đi vắng. Mọi người cười nhạo anh ta, thế nhưng chỉ có anh ta và vợ lại cười nhiều nhất vì sự chăm sóc cẩn thận kiểu Miến của người giúp việc. Ðối với người Miến, họ không hề nghĩ rằng việc một người vợ tiếp bạn trai khi chồng đi vắng là điều tốt đẹp gì.

III. Nghĩa vụ cao thượng

Một trong những điều đáng chú ý nhất ở khắp các khu chợ Miến là sự kiện rằng tất cả những người bán thịt bò đều là những người gốc Ấn Ðộ bị ruồng bỏ. Không một người Miến nào giết bò, và cũng không có người Miến nào bán thịt bò cả. Trong thời kỳ các vua chúa Miến Ðiện bất cứ người nào bị bắt gặp, dù cho chỉ có thịt bò thôi là có thể đã bị trừng phạt nghiêm khắc; không một ai, kể cả người ngoại quốc, được phép giết bò, và luật này được mọi người gìn giữ rất nghiêm túc. Mười năm sau ngày thực dân Anh chiếm đóng Miến Ðiện, luật chống lại việc bán thịt bò nay đã thôi không còn hiệu lực. Tuy nhiên cho đến bây giờ cũng vậy, không một người Miến có lòng tự trọng nào lại làm công việc giết và bán thịt bò cả. Việc sát sanh là đi ngược lại những nguyên tắc của đạo Phật, và người ta không có quyền sát hại bất kỳ con vật nào hay bất kỳ chúng sanh nào vì mục đích thể thao, hay trả thù hoặc lấy thực phẩm.

Ðại thể, thì giới không sát sanh này được mọi người đặc biệt khéo giữ, nhưng dĩ nhiên là cũng có vài ngoại lệ, mặc dù những ngoại lệ này được xem là sự vi phạm luật, vì luật tự thân nó không biết đến các ngoại lệ. Một số người ăn cá, nhưng những người đánh bắt cá là những người sống ngoài lề xã hội. Trong các làng quê Miến Ðiện, gia cầm như chim, gà cũng được nuôi, nhưng chắc chắn là chúng không phải để cho người ta ăn thịt.

Có một câu chuyện kể về một người phụ nữ Miến lấy chồng người Anh. Chồng cô ta làm nghề nuôi vịt, và anh ta có mua về một số vịt trời với ý định vỗ béo để ăn thịt. Một hôm, trong lúc anh ta vắng nhà, cô vợ đi ngược lên đầu sống để thăm một số bạn bè và đem theo tất cả những con vịt đó, Cô ta nói rằng cô không thể chịu đựng nổi khi thấy chúng bị giết, vì vậy mà cô phân phát hết cho đám bạn bè, mỗi con mỗi nơi, chỗ mà cô ta tin chắc rằng chúng sẽ được nuôi nấng tử tế và không bị giết thịt. Khi trở về, cô vô cùng hoan hỷ với việc làm của mình.

Ở Miến Ðiện, thay vì các câu lạc bộ hay những quán rượu, các nhà hảo tâm giàu có đã xây dựng các khu nhà nghỉ dành làm nơi ăn chỗ ở cho công chúng, ở đây bất cứ ai cũng có thể ở lại trong một vài ngày, và nơi đây các cuộc hội họp về chính trị, xã hội hay tôn giáo, có thể được tổ chức miễn phí với sự cho phép của chủ nhân. Số lượng các ngôi Tháp ở Miến thì nhiều đến nỗi nó được người ngoại quốc thường gọi là "vùng đất tháp chùa". Tháp chùa là những nơi tôn kính thiêng liêng của người Phật tử, nơi đây các lễ nghi tôn giáo được tổ chức, và nơi đâu có một ngôi tháp thì ở đó có một số nhà nghỉ chung quanh, cho những người hành huơng và du khách đặc biệt sử dụng, tuy rằng ngày nay, những khu nhà nghỉ này cũng được dùng làm nơi hội họp có tính xã hội, nơi đây mọi người trải qua giờ nhàn rỗi của mình để chơi cờ hoặc nghe thuyết giảng.

Một số dân tân tiến cũng lập ra các câu lạc bộ dành cho những mục đích xã hội, nhưng xem ra chúng không được phổ thông như các khu nhà nghỉ, bởi vì các nhà nghỉ này được miễn mọi loại phí tổn, kể cả tiền thuê nhà. "Không uống rượu và các chất say" là một trong năm giới mà hàng Phật tử nghiêm trì, bất cứ ai phạm vào giới này đều bị xem như kẻ bất lương; vì vậy mà người Miến, những người phật tử chân chính, vì lý do đó đã chống lại việc mở các quán rượu vì nó khuyến khích người ta say sưa và phá giới.

Những lúc nhàn rỗi, người ta thường tới các nhà nghỉ. Ở đây, như đã đề cập phần trên, các buổi tiệc tùng và những trò giải trí cũng như các buổi hội họp về xã hội được sắp đặt tổ chức cho tất cả mọi người tham dự. Vào những ngày nghỉ rơi vào các dịp lễ hội Phật giáo, họ sẽ đi đến các ngôi tháp nổi tiếng theo cách của những người hành hương, dịp này ban quản lý các ngôi tháp sẽ sắp xếp nơi ăn chốn ở miễn phí cho họ trong các ngôi nhà nghỉ, cho họ thực phẩm nếu cần và tổ chức các buổi giải trí. Vì không có chế độ đẳng cấp hay giai cấp xã hội ở Miến Ðiện, nên trong suốt những ngày lễ như vậy mọi người từ khắp nơi hoà nhập vào nhau một cách thoải mái; ngoài các buổi hội họp xã hội và các buổi diễn thuyết ra, người ta còn tổ chức các buổi khiêu vũ, ca nhạc hoặc các trò giải trí khác mà người quản trò hay trình diễn được chọn từ khách thập phương đến dự. Tuy có những ngôi nhà nghỉ như vậy, phần lớn mọi người cũng thích mời bạn bè và bà con của mình về nhà riêng để nghỉ và tiếp đãi, tuỳ theo khách ở xa gần mà sắp xếp, có khi vài giờ cho những người cùng làng hoặc có lúc vài tuần cho bà con ở xa. Tính hiếu khách là một trong những nét đẹp của người Phật tử Miến Ðiện.

IV. Ðời sống tôn giáo

Người Phật tử không quan niệm rằng đạo Phật là một tôn giáo trong cái nghĩa thường được chấp nhận của từ này, vì đạo Phật không phải là một hệ thống đức tin và thờ phụng. Trong đạo Phật, đức tin suông được thay thế bằng tín hay niềm tin dựa trên sự hiểu biết, trong Pàli điều đó được gọi là Saddhà (tín); và niềm tin nơi Ðức Phật của một người Phật tử cũng giống như niềm tin của người bệnh đối với bác sĩ của mình, hoặc là niềm tin của học trò đối với thầy. Người Phật tử quy y nơi Ðức Phật, bởi chính ngài là người đã khám phá ra con đường giải thoát; cũng như cách mà bệnh nhân tin dùng thuốc mà bác sĩ kê toa chữa cho anh ta, hay người học trò tin và học theo những gì thầy giáo dạy để trở thành một người thông thái, người Phật tử tin nơi Ðức Phật và sẽ theo những lời chỉ dẫn của ngài để đắc chứng giải thoát. Người Phật tử có niềm tin chân chánh (Saddhà) nơi Ðức Phật, không quy y với ngài với hy vọng rằng mình có thể được đấng giác ngộ cứu độ bằng sự giải thoát cá nhân của ngài. Vì điều này không nằm trong khả năng của một vị Phật - nghĩa là ngài không thể tẩy sạch những bợn nhơ của kẻ khác được. Không ai có thể làm cho người khác thanh tịnh, cũng như không ai có thể làm cho người khác ô nhiễm, người khác chỉ có thể chỉ đường, nhưng chính tự thân chúng ta phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với sự tiến bộ hay thoái hoá của mình.

Tại Miến Ðiện, mọi lễ nghi tôn giáo và hầu hết các lễ nghi xã hội đều do một vị sư điều khiển, và trong các buổi lễ tôn giáo này, Kinh Từ Bi (Mettà sutta) được đọc. Nhà sư nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng từ (Mettà), chữ mettà ở đây có nghĩa lớn lao hơn thiện chí, từ ái, vô hại và lòng bao dung. Từ cũng không phải là một cảm xúc mà nó bao hàm việc thực hành những hành động từ thiện; nó càng không phải là một giấc mơ tuyệt vời cho người hâm mộ ôm ấp, mà là công việc thiết yếu cho đôi tay thực hiện.

Trong Kinh Từ Bi (Mettà sutta) Ðức Phật dạy: "Ví như người mẹ, dám hy sinh ngay cả mạng sống của mình để chăm sóc và bảo vệ đứa con thân yêu độc nhất của bà, vì vậy chúng ta hãy trau dồi lòng từ không phân biệt này". Ðây là mẫu mực của con người đối với con người, nó chính là tiếng gọi thức tỉnh tâm hồn mọi người, tiếng gọi phục vụ không ai có thể chối từ được. Hãy suy xét đến tình thương của người mẹ, nó có phải là lòng từ ái đơn thuần không, phải chăng người mẹ chỉ chan chứa thiện ý trong việc nuôi dưỡng con cái mình thôi? Tình thương đó không phải là tình thương đã được thánh hoá, ngay cả đối với đứa con tầm thường nhất, dù cho nó có xấu xí hay đui mù và bệnh hoạn đó sao?

Dù thế nào chăng nữa thì Mettà (Từ) cũng phải đi đôi với việc sẵn lòng giúp đỡ và một ước muốn từ bỏ lợi ích riêng tư của mình để thúc đẩy cho thịnh vượng và hạnh phúc của nhân loại. Hều hết các đức hạnh bao gồm trong tâm từ là lòng vị tha, đức khoan dung và sự chăm sóc từ ái rất tích cực đối với tha nhân, đức khoan dung mà không có sự vong ân bội nghĩa nào có thể chuyển hướng được. Mettà không chỉ đơn thuần là cảm tình huynh đệ mà là lòng quảng đại tích cực, một tình thương được bày tỏ và chu toàn trong ước muốn năng nỗ, và sứ mạng tích cực vì sự thịnh vượng và hạnh phúc của mọi người.

Các lễ nghi tôn giáo hay lễ nghi xã hội được khởi sự với phép thọ "Tam quy" đó là:

* Con noi theo Ðức Phật như người hướng đạo cuộc đời con;
* Con nương theo Pháp (Dhamma) như người hướng đạo cuộc đời con;
* Con noi theo Tăng (Sangha) như người hướng đạo cuộc đời con.

Ðức Phật là bậc thầy đã tìm ra pháp giải thoát, ngài đã chứng đắc và đem ra tuyên bố cho toàn thế gian biết. Dhamma (pháp) là quy luật hay giáo lý chứa đựng những nguyên tắc chủ yếu và bất biến của chân lý hay sự thực, và là con đường dẫn đến sự chứng ngộ an lạc tuyệt đối, sự đoạn tận hoàn toàn mọi khổ ưu. Sangha (Tăng) đoàn thể các bậc Lão thông đã chứng đắc hoặc đang nỗ lực để chứng đắc pháp giải thoát.

Sau Tam quy là phép thọ Ngũ giới, đó là:

* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự sát sanh.
* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự trộm cắp.
* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự tà dâm.
* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự nói dối.
* Con xin vâng giữ điều học là cố ý tranh xa sự dễ duôi, uống rượu và các chất say.

Sau khi vị sư đã chấm dứt bài pháp, buổi lễ kết thúc với phần hành thiền.

Giáo lý được dạy trong các tu viện, và các khoá tu tập cũng được tổ chức tại đây. Hầu như đối với người Miến, việc cho con trai mình đến tuổi trưởng thành vào một tu viện nào đó để tu là một phong tục rất phổ biến. Tại đây, họ ở lại làm một vị Sa di, đắp tấm y vàng giản dị, ít nhất là trong ba tháng và học hỏi giáo lý. Sau đó, nếu vị Sa di ước nguyện trở thành một nhà Sư (Tỳ Khưu) chân chánh, họ sẽ trải qua một khoá tu tập đặc biệt và chỉ sau khi đã vượt qua những kỳ thi giáo lý này, vị ấy mới được thọ giới Tỳ Khưu vào tuổi hai mươi hay trên hai mươi.

Một lễ hội long trọng được tổ chức mỗi khi có dịp một thanh niên sắp trở thành một vị Sa di hay người tập sự để thọ Tỳ Khưu. Lần đầu tiên người thanh niên này bước vào tu viện, hoặc cỡi trên một chú ngựa tơ được phủ trên lưng một tấm voan che rất sang trọng, hoặc ngồi trên một chiếc kiệu trang hoàng lộng lẫy. Anh ta được phép sử dụng những chiếc lọng vàng để che trên đầu. Trong suốt cuộc diễu hành đầy vinh dự này, phía trước anh ta là một đoàn dài các ông, các bà ăn bận những bộ đồ sang nhất của họ, và mang theo những gói quà lớn làm tứ vật dụng dâng cho chư Tăng sống trong tu viện nơi mà người thanh niên mới nhập môn này sẽ lưu trú. Ðám rước diễn ra trong trật tự và đầy uy nghi, đi kèm theo họ là một đội kèn đồng chơi đủ các loại nhạc khí, họ chậm chậm diễu hành qua các đường phố chính của thị xã để hướng về tu viện đã chọn. Việc phô trương lộng lẫy khiến mọi người phải chú ý này mang hai ý nghĩa, về phần cha mẹ và thân quyến thì đây là một vinh dự ban thưởng cho người thanh niên trẻ đã tự nguyện hiến dâng đời mình cho tiếng gọi cao thượng; và về phần người thanh niên thì đây là lời từ biệt cuối cùng đối với những huyễn ảo thế gian. Ngay khi anh ta bước xuống khỏi cỗ xa trang hoàng lộng lẫy để bước vào ngưỡng cửa của tu viện, cũng là lúc mà anh được cha mẹ giao tận tay cho vị tu viện trưởng, và từ đây anh ta được đặt dưới sự chăm sóc của ngài.

Vào ngày hội này cha mẹ và thân quyến của chàng trai trẻ sẽ dùng một số tiền lớn theo khả năng của mình, để bố thí cho người nghèo và chiêu đãi bạn bè của họ. Ðối với các cô thiếu nữ bước chân vào tu viện cũng vậy, hình thức tổ chức gần giống như vừa kể.

Ðể kết luận Bần Tăng sẽ giới thiệu một cách đại cương về phương pháp chư Tăng chúng tôi dạy dỗ trẻ em trong tu viện để họ sống một cuộc sống hữu ích, tốt đẹp và đầy an lạc. Ðây là những gì chư tăng dạy họ:

- Các con thương mến, thật vô cùng hoan hỷ! Tất cả các con đều là những vị Phật đang thành. Một vị Phật đang thành là một vị Bồ Tát; vì vậy, tất cả các con là các vị Bồ Tát, Phật quả đang nằm ngầm trong các con và việc làm cho hạt giống này nảy mầm cũng nằm trong khả năng của các con. Hàng ngày các con hãy tư duy "Ta sẽ là một vị Phật". Tuy nhiên, tư duy không thì chưa đủ, muốn là một vị Phật các con phải thực hiện những công việc để trở thành Phật. Tư duy chỉ là bước đầu, kế tiếp các con phải biến tư duy thành hành động; do vậy, hãy hành động như một vị Bồ Tát, hãy khởi sự ngay từ giờ trở đi, khởi sự trong chính gia đình của các con. Ðừng bao giờ nghĩ rằng các con đang sống vì lợi ích của bản thân mình, cuộc sống của các con cần phải vì lợi ích của mọi người nữa.

Cây cho trái, bò cho sữa, dòng sông chảy theo lộ trình của nó, từ những kết quả đó mà mọi người được lợi ích. Ðây chỉ là những chức năng xảy ra một cách tự nhiên; thế thì tại sao? Với ý định làm điều thiện, các con lại không thể đóng góp phần nhỏ bé của mình cho thế gian thiếu thốn này trong cung cách khiêm tốn nhất của minh chứ? Hãy nỗ lực để được hoàn thiện, sống thiện và làm thiện, phục vụ tốt mọi người.

Hãy tìm mọi cơ hội để phụng dưỡng song thân yêu quý của con, hãy là một đặc ân chớ đừng là gánh nặng cho cha mẹ. Hãy phụ giúp cho các anh, các chị thân thương với hết khả năng của con; và quan trọng hơn hết, đừng bao giờ gây phiền muộn cho các bạn trẻ kém may mắn hơn con. Ðừng làm tổn thương những huynh đệ tật nguyền của con, hãy tự đặt mình vào địa vị của người khác và cố gắng đồng nhất với mọi người. Mỗi ngày hãy làm một điều thiện, không cầu mong đáp trả; nói ít lại và làm nhiều hơn. Các con đừng bao giờ chạy theo danh vọng, vì nếu con đáng được danh thì tự động nó sẽ đến với con, các con hãy quên cái "Tôi" của mình đi, khi phục vụ mọi người.

Bất luận điều gì các con làm, cầu mong điều đó sẽ đem lại an vui và hạnh phúc cho chính bản thân các con và mọi người. Bất cứ lời nào các con thốt ra, mong rằng điều đó sẽ làm vui lòng bản thân mình và người khác. Ý nghĩ nào các con suy nghĩ cũng vậy, mong rằng nó sẽ vì hạnh phúc của bản thân và mọi người. Mỗi sáng, khi thức dậy các con hãy ban rải những ước mong của mình: "Cầu cho tất cả chúng sanh đều được an vui, hạnh phúc".

Thạch động Viên Không, Tháng Chạp - Kỷ Mão,
Tỳ khưu Pháp Thông phụng dịch.


CẢM ÐỀ

Một hôm, vào trong hang núi Viên Không tôi thấy sư Pháp Thông đang dịch tác phẩm "Essential Themes of Buddhist Lectures" của ngài U. Thittila, nhân lúc ấy tôi có dịp đọc lại toàn bộ bản thảo của sư.

Thật ra, dịch một tác phẩm văn học chúng ta có thể phóng tác được. Ngược lại, dịch một tác phẩm thiền học thật là khó khăn cho dịch giả.

Muốn chuyển tải một ý nghĩa sâu nhiệm cần phải cẩn trọng và chọn từ thích hợp, dịch giả cũng phải là thiền giả mới mong hiểu được lời dạy của ngài, vì đây là phạm vi vượt qua giới hạn của ngôn từ.

Sư Pháp Thông đã đầu tư vào dịch phẩm này không ít công sức, hầu mong cống hiến cho độc giả một ít hương vị thiền trong thế giới đầy thù hận, não loạn.

Ngoài kia, nắng chiều đã nhạt, để lại một khoảng không gian yên tĩnh đến lạ lùng.... Tôi thấy trong hang ánh sáng đã đục mờ mà dịch giả vẫn còn trầm tư bên dịch phẩm

Viên Không - Rừng tỉnh lặng,
Dhammadhavo Bhikkhu.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002)

Xem: Nguyên tác Anh ngữ


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 16-08-2002