BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Pháp Giảng Giải

Đại Trưởng Lão U Thittila
Tỳ kheo Pháp Thông dịch

Nguyên tác: "Essential Themes of Buddhist Lectures",
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila


Bài 6:

Ý NGHĨA CỦA ÐẠO PHẬT

Người Phật tử thăng hoa Niết Bàn xuyên qua nhiều giai đoạn tu tập theo Trung Ðạo, Ðạo Lộ của Trí Tuệ, Giới Hạnh và Chế Ngự (Giới - Ðịnh - Tuệ). Trong phạm vi một bài giảng, dĩ nhiên không thể có đủ chỗ để đề cập ngay cả đến từng chặng đường tu tập một, huống nữa là các phương diện khác của chế độ tu tập mà Ðức Phật đã khuyến hoá trong kho tàng kinh điển rộng lớn của Ngài; thế nhưng điều mà người ta có thể chấp nhận là, đời sống tu tập của người Phật tử chân chánh vô cùng phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều kiếp luân hồi, người Phật tử thăng hoa, tự hoàn thiện mình; vị ấy thắng phục những dục vọng của mình bằng trí tuệ và từ bi. Dần dà nghiệp lực tiêu mòn, ngọn lửa tham dục đó cũng lắng dịu lại. Căn để mọi phiền não của con người chính là do tình trạng vô minh ban sơ của họ. Từ vô minh tham dục sanh, điều này khiến cho nghiệp lực vận hành. Vì vậy con đường dẫn đến Niết Bàn nằm ở chỗ có trí tuệ, và chúng ta lại phải xoay quanh việc thực hành pháp (Dhamma), tức những lời dạy của Ðức Phật. Vì trong pháp (Dhamma) hay sự thật, chứa đựng sự giải thoát khỏi vô minh và tham dục cũng như giải thoát khỏi tình trạng vô thường bất tận, Ðức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi đến sự thực hay chân lý này.

Vậy thì ý nghĩa của đạo Phật là gì? Một cách chính xác thì đạo Phật là một cách luyện tập tâm hay tinh thần có hệ thống và chắc chắn đây là một trong những pháp vĩ đại nhất đã từng được mọi người biết đến. Ðạo Phật giới thiệu đến mỗi cá nhân một phương tiện nhờ đó họ có thể tự hoàn thiện mình qua sự hiểu biết, cuối cùng đạt tới bình diện của một con người siêu việt ở đó cả ngã và ngã sở đều không còn hữu dụng nữa. Meister Eckhart, một nhà thần học Thiên Chúa có nói: "Nước đức chúa trời chỉ dành cho kẻ đã chết hoàn toàn" (The kingdom of god is for none but the thoroughly dead) [*]. Người Phật tử chúng ta chắc chắn sẽ đồng ý với quan niệm này, dù rằng chúng ta có lẽ thích một lối nói ít nghiêm khắc hơn thế. Niết Bàn trong cuộc sống, sự bình an "vượt ngoài mọi hiểu biết", là sự thắng phục cuộc đời, sự khám phá ra cái thường hằng trong dòng biến dịch của những biến cố tâm sinh vật lý của nó. Người Phật tử tin rằng qua việc tu thiền và tư duy chân chánh họ có thể theo gương Ðức Phật trải qua những chặng đường giác ngộ và cuối cùng thành tựu trí tuệ viên mãn vượt qua mọi đòi hỏi.

[*] Theo quan niệm của người theo đạo Thiên Chúa thì con người sau khi chết, linh hồn của họ sẽ về với chúa hoặc xuống địa ngục đời đời. Tuy nhiên, Meister Eckhart khi tuyên bố câu này là đã phủ nhận cái linh hồn ấy; và theo ông chỉ có chết cả linh hồn lẫn thể xác mới mong về được nước của Ðức Chúa Trời, một ý niệm gần giống với Vô Ngã của đạo Phật.

Tuy nhiên, hoàn toàn không phải mọi người Phật tử đều là nhà sư hoặc cư sĩ thuần hành. Vậy thì đạo Phật có ý nghĩa gì đối với những người bình thường đang bận rộn với công việc trong cuộc đời? Xuyên suốt qua lời dạy của Ðức Phật, tinh thần tự lực và lòng quyết tâm là điều mà Ngài thường nhấn mạnh và lặp đi lặp lại. Ðạo Phật buộc mọi người phải nương tựa tự thân, đồng thời đánh thức niềm tự tín và năng lực của họ dậy. Ðức Phật luôn luôn nhắc nhở hàng đệ tử của Ngài rằng không một ai, hoặc trên trời hoặc dưới đất này có thể giúp họ hoặc giải thoát cho họ khỏi những quả báo do những hành động bất thiện mà họ đã tạo trong quá khứ. Người Phật tử biết rằng những năng lực của tâm và tinh thần của họ có đủ để hướng dẫn họ trong hiện tại và uốn nắn cho tương lai để rồi cuối cùng sẽ đưa họ đến sự thực (chân lý). Người Phật tử cũng biết rằng họ có một sức mạnh được xem là tối thượng không gì có thể vượt qua nổi.

Hơn nữa đạo Phật đã vạch ra rất rõ rệt phương diện đạo đức trong cuộc sống hàng ngày cho người Phật tử sống theo. Dù rằng Niết Bàn, tự thân nó không dung chứa ý niệm đạo đức, trong ý nghĩa rằng sự giải thoát cuối cùng vượt qua sự đối đãi của thiện và ác. Thế nhưng, con đường đi đến trí tuệ rõ ràng là một con đường của đạo đức. Con đường này hợp theo giáo lý nghiệp báo (Kamma). Mọi hành động phải tạo ra kết quả, và những hành động cá nhân của một người sẽ tạo ra kết quả hay quả báo trong kiếp sống riêng của họ. Như vậy nghiệp lực chắc chắn sẽ đưa chúng ta đi lên chỉ có thể là một nghiệp thực hiện vì mục đích thiện, nghĩa là nghiệp thực hiện để có trí tuệ cùng tột.

Giáo lý về nghiệp này tìm được sự bộc lộ cao nhất của nó trong tâm từ (Mettà), mục tiêu của người Phật tử về một tình thương bao la rộng khắp. Mettà (Tâm Từ) có ý nghĩa to lớn hơn chỉ là cảm tình huynh đệ hoặc lòng nhân ái, mặc dầu cả hai tình cảm này đều là một phần của tâm từ. Có thể nói tâm từ là lòng quảng đại tích cực, một tình thương được bộc lộ và chu toàn trong sứ mạng tích cực nhằm nâng cao tâm hồn đồng loại. Tâm từ đi đôi với sự giúp đỡ và một thiện chí muốn từ bỏ lợi ích cá nhân để cổ xuý cho sự thịnh vượng và hạnh phúc của nhân loại. Chính tâm từ trong đạo Phật đã là nền tảng cho sự tiến bộ xã hội. Cuối cùng, tâm từ là cấp độ cảm thông rộng lớn nhất và mạnh mẽ nhất có thể quan niệm được, nó được bộc lộ trong nỗi khắc khoải về khổ đau và vô thường của cuộc đời. Người Phật tử chân chánh cố gắng hết khả năng của mình để tu tập tâm từ đối với mọi chúng sanh và tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, không phân biệt họ là ai thuộc đẳng cấp, mầu da, địa vị hay giới tính nào.

Ngoài ra, đạo Phật dĩ nhiên còn là một động lực phát triển văn hoá chính yếu trong cuộc sống của phương đông, cũng như Thánh Kinh là nguồn cội chính của nhiều tư tưởng và nghệ thuật Tây phương vậy. Tuy nhiên, kinh điển của đạo Phật to lớn hơn và chi tiết hơn thánh kinh Thiên Chúa rất nhiều. Trong ngôn ngữ Pàli, ngôn ngữ của kinh điển, những lời dạy của Ðức Phật được gọi là Tipitiaka, nghĩa là "Tam Tạng Kinh".

Vinaya Pitaka hay Tạng Luật, bao gồm năm quyển trong đó giải thích những giới luật của đời sống người tu sĩ. Sutta Pitaka (Tạng Kinh) là một bộ sưu tập các buổi thảo luận, những câu chuyện, những bài kệ, những câu nói mang tính cách ngôn, tất cả được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, truyền đạt tất cả những ý niệm về việc thực hành Phật giáo. Tạng thứ ba là Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka), bàn về những pháp bản thể, những vấn đề trừu tượng và thuộc lãnh vực tâm lý, đây là Tạng được các triết gia lão luyện hết sức thích thú quan tâm.

Như vậy Tam Tạng (Tipitaka) đưa ra sự hướng dẫn có tính kết hợp ở mọi cấp độ hoạt động của tri thức, đạo đức và tinh thần; lời dạy của Ðức Phật được xem là ánh sáng, là ngọn đèn soi đường cho Miến Ðiện nói riêng và mọi người nói chung.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002)

Xem: Nguyên tác Anh ngữ


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 16-08-2002

Phat Phap giang giai - 06

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Pháp Giảng Giải

Đại Trưởng Lão U Thittila
Tỳ kheo Pháp Thông dịch

Nguyên tác: "Essential Themes of Buddhist Lectures",
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila


Bài 6:

Ý NGHĨA CỦA ÐẠO PHẬT

Người Phật tử thăng hoa Niết Bàn xuyên qua nhiều giai đoạn tu tập theo Trung Ðạo, Ðạo Lộ của Trí Tuệ, Giới Hạnh và Chế Ngự (Giới - Ðịnh - Tuệ). Trong phạm vi một bài giảng, dĩ nhiên không thể có đủ chỗ để đề cập ngay cả đến từng chặng đường tu tập một, huống nữa là các phương diện khác của chế độ tu tập mà Ðức Phật đã khuyến hoá trong kho tàng kinh điển rộng lớn của Ngài; thế nhưng điều mà người ta có thể chấp nhận là, đời sống tu tập của người Phật tử chân chánh vô cùng phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều kiếp luân hồi, người Phật tử thăng hoa, tự hoàn thiện mình; vị ấy thắng phục những dục vọng của mình bằng trí tuệ và từ bi. Dần dà nghiệp lực tiêu mòn, ngọn lửa tham dục đó cũng lắng dịu lại. Căn để mọi phiền não của con người chính là do tình trạng vô minh ban sơ của họ. Từ vô minh tham dục sanh, điều này khiến cho nghiệp lực vận hành. Vì vậy con đường dẫn đến Niết Bàn nằm ở chỗ có trí tuệ, và chúng ta lại phải xoay quanh việc thực hành pháp (Dhamma), tức những lời dạy của Ðức Phật. Vì trong pháp (Dhamma) hay sự thật, chứa đựng sự giải thoát khỏi vô minh và tham dục cũng như giải thoát khỏi tình trạng vô thường bất tận, Ðức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi đến sự thực hay chân lý này.

Vậy thì ý nghĩa của đạo Phật là gì? Một cách chính xác thì đạo Phật là một cách luyện tập tâm hay tinh thần có hệ thống và chắc chắn đây là một trong những pháp vĩ đại nhất đã từng được mọi người biết đến. Ðạo Phật giới thiệu đến mỗi cá nhân một phương tiện nhờ đó họ có thể tự hoàn thiện mình qua sự hiểu biết, cuối cùng đạt tới bình diện của một con người siêu việt ở đó cả ngã và ngã sở đều không còn hữu dụng nữa. Meister Eckhart, một nhà thần học Thiên Chúa có nói: "Nước đức chúa trời chỉ dành cho kẻ đã chết hoàn toàn" (The kingdom of god is for none but the thoroughly dead) [*]. Người Phật tử chúng ta chắc chắn sẽ đồng ý với quan niệm này, dù rằng chúng ta có lẽ thích một lối nói ít nghiêm khắc hơn thế. Niết Bàn trong cuộc sống, sự bình an "vượt ngoài mọi hiểu biết", là sự thắng phục cuộc đời, sự khám phá ra cái thường hằng trong dòng biến dịch của những biến cố tâm sinh vật lý của nó. Người Phật tử tin rằng qua việc tu thiền và tư duy chân chánh họ có thể theo gương Ðức Phật trải qua những chặng đường giác ngộ và cuối cùng thành tựu trí tuệ viên mãn vượt qua mọi đòi hỏi.

[*] Theo quan niệm của người theo đạo Thiên Chúa thì con người sau khi chết, linh hồn của họ sẽ về với chúa hoặc xuống địa ngục đời đời. Tuy nhiên, Meister Eckhart khi tuyên bố câu này là đã phủ nhận cái linh hồn ấy; và theo ông chỉ có chết cả linh hồn lẫn thể xác mới mong về được nước của Ðức Chúa Trời, một ý niệm gần giống với Vô Ngã của đạo Phật.

Tuy nhiên, hoàn toàn không phải mọi người Phật tử đều là nhà sư hoặc cư sĩ thuần hành. Vậy thì đạo Phật có ý nghĩa gì đối với những người bình thường đang bận rộn với công việc trong cuộc đời? Xuyên suốt qua lời dạy của Ðức Phật, tinh thần tự lực và lòng quyết tâm là điều mà Ngài thường nhấn mạnh và lặp đi lặp lại. Ðạo Phật buộc mọi người phải nương tựa tự thân, đồng thời đánh thức niềm tự tín và năng lực của họ dậy. Ðức Phật luôn luôn nhắc nhở hàng đệ tử của Ngài rằng không một ai, hoặc trên trời hoặc dưới đất này có thể giúp họ hoặc giải thoát cho họ khỏi những quả báo do những hành động bất thiện mà họ đã tạo trong quá khứ. Người Phật tử biết rằng những năng lực của tâm và tinh thần của họ có đủ để hướng dẫn họ trong hiện tại và uốn nắn cho tương lai để rồi cuối cùng sẽ đưa họ đến sự thực (chân lý). Người Phật tử cũng biết rằng họ có một sức mạnh được xem là tối thượng không gì có thể vượt qua nổi.

Hơn nữa đạo Phật đã vạch ra rất rõ rệt phương diện đạo đức trong cuộc sống hàng ngày cho người Phật tử sống theo. Dù rằng Niết Bàn, tự thân nó không dung chứa ý niệm đạo đức, trong ý nghĩa rằng sự giải thoát cuối cùng vượt qua sự đối đãi của thiện và ác. Thế nhưng, con đường đi đến trí tuệ rõ ràng là một con đường của đạo đức. Con đường này hợp theo giáo lý nghiệp báo (Kamma). Mọi hành động phải tạo ra kết quả, và những hành động cá nhân của một người sẽ tạo ra kết quả hay quả báo trong kiếp sống riêng của họ. Như vậy nghiệp lực chắc chắn sẽ đưa chúng ta đi lên chỉ có thể là một nghiệp thực hiện vì mục đích thiện, nghĩa là nghiệp thực hiện để có trí tuệ cùng tột.

Giáo lý về nghiệp này tìm được sự bộc lộ cao nhất của nó trong tâm từ (Mettà), mục tiêu của người Phật tử về một tình thương bao la rộng khắp. Mettà (Tâm Từ) có ý nghĩa to lớn hơn chỉ là cảm tình huynh đệ hoặc lòng nhân ái, mặc dầu cả hai tình cảm này đều là một phần của tâm từ. Có thể nói tâm từ là lòng quảng đại tích cực, một tình thương được bộc lộ và chu toàn trong sứ mạng tích cực nhằm nâng cao tâm hồn đồng loại. Tâm từ đi đôi với sự giúp đỡ và một thiện chí muốn từ bỏ lợi ích cá nhân để cổ xuý cho sự thịnh vượng và hạnh phúc của nhân loại. Chính tâm từ trong đạo Phật đã là nền tảng cho sự tiến bộ xã hội. Cuối cùng, tâm từ là cấp độ cảm thông rộng lớn nhất và mạnh mẽ nhất có thể quan niệm được, nó được bộc lộ trong nỗi khắc khoải về khổ đau và vô thường của cuộc đời. Người Phật tử chân chánh cố gắng hết khả năng của mình để tu tập tâm từ đối với mọi chúng sanh và tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, không phân biệt họ là ai thuộc đẳng cấp, mầu da, địa vị hay giới tính nào.

Ngoài ra, đạo Phật dĩ nhiên còn là một động lực phát triển văn hoá chính yếu trong cuộc sống của phương đông, cũng như Thánh Kinh là nguồn cội chính của nhiều tư tưởng và nghệ thuật Tây phương vậy. Tuy nhiên, kinh điển của đạo Phật to lớn hơn và chi tiết hơn thánh kinh Thiên Chúa rất nhiều. Trong ngôn ngữ Pàli, ngôn ngữ của kinh điển, những lời dạy của Ðức Phật được gọi là Tipitiaka, nghĩa là "Tam Tạng Kinh".

Vinaya Pitaka hay Tạng Luật, bao gồm năm quyển trong đó giải thích những giới luật của đời sống người tu sĩ. Sutta Pitaka (Tạng Kinh) là một bộ sưu tập các buổi thảo luận, những câu chuyện, những bài kệ, những câu nói mang tính cách ngôn, tất cả được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, truyền đạt tất cả những ý niệm về việc thực hành Phật giáo. Tạng thứ ba là Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka), bàn về những pháp bản thể, những vấn đề trừu tượng và thuộc lãnh vực tâm lý, đây là Tạng được các triết gia lão luyện hết sức thích thú quan tâm.

Như vậy Tam Tạng (Tipitaka) đưa ra sự hướng dẫn có tính kết hợp ở mọi cấp độ hoạt động của tri thức, đạo đức và tinh thần; lời dạy của Ðức Phật được xem là ánh sáng, là ngọn đèn soi đường cho Miến Ðiện nói riêng và mọi người nói chung.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002)

Xem: Nguyên tác Anh ngữ


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 16-08-2002