BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Pháp Giảng Giải

Đại Trưởng Lão U Thittila
Tỳ kheo Pháp Thông dịch

Nguyên tác: "Essential Themes of Buddhist Lectures",
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila


Bài 24:

TỪ THIỀN (JHÀNA) ÐẾN TUỆ GIÁC

Nhờ tu tập theo pháp hành quán niệm hơi thở mà hành giả đạt đến tứ thiền. Khi các thiền này phát triển, tâm hành giả trở nên thanh tịnh đáng kể, mặc dầu hành giả chưa hoàn toàn thoát khỏi các dục, vì nhờ sự tập trung các khuynh hướng bất thiện chỉ được ngăn chặn một cách tạm thời, chúng có thể khởi sanh lên bề mặt vào những khoảnh khắc hoàn toàn bất ngờ. Giới luật, hay đạo đức, điều hoà lời nói và hành động. Tập trung hay Ðịnh kiểm soát tâm, chỉ có tuệ giác mới có thể giúp cho hành giả tiêu diệt được hoàn toàn những tham dục mà hai pháp Giới và Ðịnh không loại trừ nổi. Vì vậy, việc đạt đến các thiền, trong đó hành giả đã nếm được hạnh phúc cao vời của một vị Phạm Thiên (Brahma God), hạnh phúc này tuy rằng siêu vượt bình thường nhưng nó vẫn chỉ là hạnh phúc thế gian. Ðể đạt đến hạnh phúc siêu thế (Niết Bàn) bằng pháp hành thiền tuệ, hành giả chuyển cái tâm Ðịnh rất nhạy bén và thanh tịnh của mình thể nhập vào bản chất của vạn pháp như chúng thực sự là, và hành thiền trên ba đặc tánh căn bản của thân và tâm, đó là Vô Thường, Khổ, và Vô Ngã (Anicca, Dukkha, Anatta). Pháp hành diễn tiến như sau:

I. Thẩm xét:

Hành giả khảo sát đề mục hành thiền của mình, nghĩa là xem xét hơi thở vô ra tuỳ thuộc vào thân, và các thiền chi (factors of jhàna). Do thẩm xét mà hành giả thấy như sau:

Thân này chỉ là sự biểu hiện của Tứ Ðại (4 yếu tố) và những tính chất bắt nguồn từ Tứ Ðại, đó là:

1) Yếu tố giãn nở (Ðịa Ðại): không có yếu tố này các vật thể không thể chiếm một khoảng không gian, các tính chất cứng, mềm là hai phương diện của yếu tố này.

2) Yếu tố kết dính (Thủy Ðại): yếu tố này kết dính các nguyên tử rời rạc của vật chất và cho ta cái khái niệm về thân.

3) Yếu tố nhiệt (Hoả Ðại): sự duy trì và thiêu huỷ là do yếu tố này, nó chính là nguồn sinh lực.

4) Yếu tố chuyển động (Phong Ðại): đây là yếu tố tạo ra sự chuyển động, sự chuyển động được xem như là một xung lực.

Bốn yếu tố hay Tứ Ðại này là những đơn vị căn bản của vật thể, và được kết hợp không đổi với bốn sở tạo sắc (Derivaties), đó là: màu sắc, mùi, vị, và dưỡng chất. Tứ Ðại và bốn Sở Sắc tương quan lẫn nhau và bất khả phân. Như vậy, theo Phật giáo vật chất bao gồm các lực và các tính chất, chúng ở trong trạng thái trôi chảy liên tục. Các thiền chi là những tâm sở nổi bật của tâm đã đạt đến trạng thái thiền đó. Tâm, được xem là phần quan trọng nhất của con người, là một sự kết hợp phức tạp của các trạng thái tâm sanh diệt nhanh chóng, đó là: Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Tất cả các trạng thái sanh khởi trong tâm là phi vật chất., những trạng thái này biến đổi liên tục không tồn tại giống nhau trong hai khoảnh khắc (sát-na) liên tiếp. Chúng ta, những kẻ vô văn phàm phu bị màn vô minh che đậy, nhầm lẫn tính liên tục hiển nhiên này như là một điều gì đó vĩnh cửu, một linh hồn bất diệt, một cái ngã (atman), là người làm và nhận giả định của mọi hành động.

Nếu chúng ta được bảo rằng, nói đến linh hồn hay tự ngã có nghĩa là muốn nói đến cái tiến trình của hiện tượng tâm sinh vật lý luôn trở thành và hoại diệt này, lúc ấy hẳn sẽ không có sự phản đối với thuật ngữ. Chính Ðức Phật đã sử dụng từ Atta (bản ngã), nhưng điều này chỉ để chỉ ra sự tập hợp của các Uẩn (Khandhas). Phật giáo không hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của một cá thể theo ý nghĩa thuộc về kinh nghiệm, nhưng Phật giáo trình bày cho chúng ta thấy rằng cái cá thể ấy không thực sự hiện hữu trong ý nghĩa cùng tột (chân đế). Thuật ngữ mang tính triết học của đạo Phật để chỉ một cá nhân là Santati, nghĩa là dòng tiến sinh hay tính liên tục.

Santati bao gồm các yếu tố của thân và tâm. Nghiệp lực của mỗi cá nhân đã cột các yếu tố này lại với nhau. Dòng tiến sinh hay tính liên tục không bị gián đoạn của hiện tượng tâm - vật lý liên kết này, do nghiệp tạo điều kiện, không chỉ giới hạn trong kiếp sống hiện tại mà nó có nguồn gốc từ quá khứ và sự liên tục của nó trong tương lai, là sự thay thế của đạo Phật để gọi cái ngã hay linh hồn thường hằng trong các tôn giáo khác.

II. Khám phá ra nguyên nhân của cá thể con người

Các Pháp, kể cả cá nhân con người đều phát sinh từ và được tạo điều kiện bởi một hay nhiều nhân. Sự hiện hữu của một cái "Ta" là do:

1) Vô minh trong quá khứ; từ vô minh sanh ra tham ái.
2) Khát khao hiện hữu.
3) Chấp thủ vào cuộc sống, vào con người và các pháp.
4) Nghiệp (Kamma); những hành động bằng thân, khẩu, ý trong quá khứ.
5) Thức ăn hấp thụ trong kiếp hiện tại.

Cá thể con người là kết quả của năm nhân này. Cũng như nghiệp quá khứ đã tạo điều kiện cho hiện tại, do vậy hiện tại sẽ tạo điều kiện cho tương lai. Thấy được nhân và quả như vậy, hành giả vượt qua mọi hoài nghi liên quan đến quá khứ, hiện tại và tương lai.

III. Hành thiền

Hành giả, sau khi đã hiểu rằng các pháp hữu vi đều vô thường, phải chịu khổ đau và rỗng không, không có một linh hồn bất tử nào cả. Ðể phát triển sự hiểu biết (tuệ giác) này, hành giả tiếp tục duy trì việc hành thiền trên một trong ba đặc tánh (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã), đặc tánh nào hành giả thấy là phù hợp nhất. Ðối với mọi người, đặc tánh vô thường là chủ đề thích hợp nhất; đặc tánh khổ dễ gây chán nản cho một vài bản tánh khi hành thiền trên đó. Nếu đã chọn đặc tánh vô thường, hành giả duy trì tâm niệm: các pháp là vô thường, mọi thứ chung quanh chúng ta đều vô thường, mọi thứ trong ta (cảm thọ, tâm v.v....) là vô thường. Cứ tiếp tục cho đến khi không còn thấy thích thú hay chán ghét đối với các trạng thái hay đối tượng hữu vi, với các pháp thế gian cũng vậy.

Ðạt đến điểm tu tập tâm như vậy hành giả tiếp tục một cách kiên quyết phát triển tuệ giác theo hướng đặc biệt đó, cho đến một ngày vinh quang kia sẽ đến với hành giả khi; trước niềm hỷ lạc vô tả, hành giả chứng ngộ Niết Bàn, mục tiêu tối hậu, lần đầu tiên.

Từ đó, mãi mãi những tà kiến, hoài nghi và niềm tin nơi các lễ nghi, tín điều (Giới Cấm Thủ) rời xa hành gia. Giờ đây hành giả không còn là phàm phu nữa mà đã là bậc Thánh. Hành giả thoát khỏi những trạng thái thống khổ và bất hạnh (bốn khổ cảnh: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh và Atula), vì chắc chắn hành giả sẽ đi tới nơi giác ngộ. Như trong Dhammapada (Pháp Cú) đã nói: "Vĩ đại hơn được làm hoàng đế, hơn cả cảnh giới chư thiên, là quả thánh Tu Ðà Hoàn! (Thánh quả thứ nhất trong bốn Thánh quả)". Bởi vì, giờ đây một điều gì đó, chưa từng có trong cuộc đời, dù có mơ cũng không thể, đã được hành giả thực sự chứng nghiệm.

Cũng cần nên đề cập ở đây là các thiền chi và những năng lực thần thông hẳn nhiên là một tài sản quý giá đối với người sở hữu, tuy nhiên những điều đó không phải là cần yếu cho việc đạt đến A-la-hán quả, cũng có những vị gọi là Sukkha-vipassaka (A-la-hán can quán) [*], các vị này không cần sự trợ giúp của các thiền mà đắc thẳng A-la-hán do đơn thuần trau dồi tuệ quán.

[*] Có bốn bậc A-la-hán (Arahanta): 1- A-la-hán quán (sukkhavipasako). 2- A-la-hán tam minh (Tevijjo). 3- A-la-hán lục thông (Chalabhinnà). 4- A-la-hán đắc đạt thông (Patisambhidappatto).

IV. Thiền niệm thân:

Chánh niệm trên thân là một trong những pháp hành cơ bản được các Phật tử trong những nước quốc giáo, kể cả các thanh niên nam nữ thực hành, bởi vì thân là cái mọi người đều biết. Pháp hành này được tiến hành bằng cách suy luận từ cái đã biết đến những cái chưa biết. Ðiều này nhằm mục đích luyện tập cho hành giả quan sát một cách chú tâm những vận hành bên trong của thân và tâm, cũng như những hiện tượng bên ngoài của vũ trụ.

Thông qua pháp hành này chúng ta có thể xác chứng một trong tam tướng, ít ra cũng là đặc tánh vô thường, là tính chất biểu thị của mọi hình thức hiện hữu. Ngay khi đặc tánh này được tuệ tri, hành giả cũng bắt đầu được xả ly khỏi những ảo tưởng về các căn hoặc các pháp hữu vi. Tính chất không bền vững hay vô thường là trạng thái thay đổi liên tục và luôn luôn trở thành được xem như không thể bảo đảm cho bất kỳ một sự an lạc hay hạnh phúc lâu dài được.

Thiền niệm thân sẽ dạy cho chúng ta hiểu được rằng cái cá thể của chúng ta, cấu tạo bởi năm uẩn, luôn luôn thay đổi, và cái gọi là ta hay bản ngã chỉ là tổng thể của các thành phần cấu hợp này, không thể nào thường hằng được. Một kết luận như vậy có thể làm nản lòng những kẻ ích kỷ, người tự cho mình là trung tâm, nhưng nó sẽ không gây bối rối cho những ai đã hiểu luật nhân quả, điều mà họ đã thực hành, vì hành giả hiểu rằng sự giải thoát khỏi những giới hạn của cá thể được thiết lập trên việc đạt đến trạng thái siêu việt của Niết Bàn.

V. Niệm thân qua các oai nghi:

Chắc chắn một điều là các em nhỏ và những người không hành thiền, khi đi họ cũng ý thức được việc đi của họ. Họ biết điều đó nhưng tri kiến như vậy không làm rơi rụng được cái ý niệm về một chúng sanh, không nhổ bật rễ được cái tưởng về tự ngã, và nó cũng không phải là chủ đề của pháp hành hoặc sự tu tập làm phát sanh chánh niệm. Nhưng đối với một hành giả (Yogi) đang thực hành thiền quán, tri kiến như vậy sẽ làm rơi rụng cái ý niệm về một chúng sanh, và tạo nhân cho việc nhổ bật rễ cái tưởng về tự ngã; nó cũng vừa là chủ đề hành thiền và vừa là sự tu tập làm sanh khởi chánh niệm.

VI. Khảo sát:

- Ai đi?
- Ðó không phải là một chúng sanh hay người đi.

- Vậy cái đi đó là của ai?
- Cái đi đó không phải của một chúng sanh hay một người nào cả.

- Do đâu có sự đi đó?
- Do tâm hành (hoạt động của tâm) và sự giãn ra của yếu tố chuyển động (Phong Ðại).

Từ đó hành giả hiểu như sau:

Ý nghĩ "tôi sẽ đi" khởi sanh. Ýù nghĩ đó tạo ra sự chuyển động (rung động); sự chuyển động này tạo ra (cho thân) sự gợi ý hay báo cho thân biết. Ði là sự đưa ra phía trước của toàn thân qua tâm hành và sự giãn ra của yếu tố chuyển động. Ðối với các oai nghi khác pháp tiến hành cũng tương tự như vậy. Ý nghĩ "Tôi sẽ đứng, nằm xuống,..." (sự trải ngang của toàn thân)....

Hành giả biết rõ điều này và tư duy như sau: "người ta bảo một người đi, một người đứng; nhưng trong ý nghĩa cùng tột thì không có người (chúng sanh) nào đang đi và đang đứng cả". Cũng như người ta bảo: "Một chiếc xe đang chạy, một chiếc xe đứng", nhưng trong ý nghĩa cùng tột thì không có gì được gọi là xe đi hay xe đứng cả; khi một con ngựa được bắt ách vào và một người lái xe điều khiển, cũng chỉ theo quy ước mà nói: "Chiếc xe đi, chiếc xe đứng". Cũng như vậy, thân này như chiếc xe, bởi vì tự thân nó thiếu động lực; sự chuyển động do tâm sanh tựa như con ngựa, tâm giống như người đánh xe. Vì vậy khi ý nghĩ "tôi đi" hay "tôi đứng" khởi sanh, yếu tố chuyển động khiến tạo ra sự nhắc bảo ở thân khởi sanh. Qua ý hành (tâm hành) và sự giãn ra của yếu tố chuyển động (Phong Ðại), việc đi và đứng được tiến hành. Lúc đó theo quy ước mà nói: "Một người đi, một người đứng; tôi đi, tôi đứng".

Cũng như đối với một người hàng thịt, cái tưởng về bò sẽ không biến mất bao lâu anh ta chưa phanh thây con bò ra thành từng phần; tuy nhiên, sau khi đã xẻ con bò ra; liền sau đó cái tưởng thịt sẽ phát sanh. Và ngồi tại ngã tư đường bán những miếng thịt được bày ra trước mặt, anh ta không còn nghĩ "ta đang bán bò", mà sẽ nghĩ "ta đang bán thịt". Ðối với vị hành giả tu thiền cũng vậy - cái tưởng về người hay chúng sanh sẽ biến mất chừng nào người ấy quán chiếu trên tứ oai nghi bằng phương pháp phân tích các yếu tố (Tứ Ðại), và nhờ phân tích Tứ Ðại này tâm được chuyên nhất.

Ở đây, hành giả cũng như người hàng thịt; Tưởng chúng sanh hay người cũng như Tưởng bò của người hàng thịt. Bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) cũng giống như ngã tư đường. Sự quán chiếu bằng pháp phân tích Tứ Ðại cũng như (người hàng thịt) đang ngồi với những miếng thịt đã được xẻ ra và đặt ở trước mặt.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002)

Xem: Nguyên tác Anh ngữ


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 16-08-2002

Phat Phap giang giai - 24

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Pháp Giảng Giải

Đại Trưởng Lão U Thittila
Tỳ kheo Pháp Thông dịch

Nguyên tác: "Essential Themes of Buddhist Lectures",
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila


Bài 24:

TỪ THIỀN (JHÀNA) ÐẾN TUỆ GIÁC

Nhờ tu tập theo pháp hành quán niệm hơi thở mà hành giả đạt đến tứ thiền. Khi các thiền này phát triển, tâm hành giả trở nên thanh tịnh đáng kể, mặc dầu hành giả chưa hoàn toàn thoát khỏi các dục, vì nhờ sự tập trung các khuynh hướng bất thiện chỉ được ngăn chặn một cách tạm thời, chúng có thể khởi sanh lên bề mặt vào những khoảnh khắc hoàn toàn bất ngờ. Giới luật, hay đạo đức, điều hoà lời nói và hành động. Tập trung hay Ðịnh kiểm soát tâm, chỉ có tuệ giác mới có thể giúp cho hành giả tiêu diệt được hoàn toàn những tham dục mà hai pháp Giới và Ðịnh không loại trừ nổi. Vì vậy, việc đạt đến các thiền, trong đó hành giả đã nếm được hạnh phúc cao vời của một vị Phạm Thiên (Brahma God), hạnh phúc này tuy rằng siêu vượt bình thường nhưng nó vẫn chỉ là hạnh phúc thế gian. Ðể đạt đến hạnh phúc siêu thế (Niết Bàn) bằng pháp hành thiền tuệ, hành giả chuyển cái tâm Ðịnh rất nhạy bén và thanh tịnh của mình thể nhập vào bản chất của vạn pháp như chúng thực sự là, và hành thiền trên ba đặc tánh căn bản của thân và tâm, đó là Vô Thường, Khổ, và Vô Ngã (Anicca, Dukkha, Anatta). Pháp hành diễn tiến như sau:

I. Thẩm xét:

Hành giả khảo sát đề mục hành thiền của mình, nghĩa là xem xét hơi thở vô ra tuỳ thuộc vào thân, và các thiền chi (factors of jhàna). Do thẩm xét mà hành giả thấy như sau:

Thân này chỉ là sự biểu hiện của Tứ Ðại (4 yếu tố) và những tính chất bắt nguồn từ Tứ Ðại, đó là:

1) Yếu tố giãn nở (Ðịa Ðại): không có yếu tố này các vật thể không thể chiếm một khoảng không gian, các tính chất cứng, mềm là hai phương diện của yếu tố này.

2) Yếu tố kết dính (Thủy Ðại): yếu tố này kết dính các nguyên tử rời rạc của vật chất và cho ta cái khái niệm về thân.

3) Yếu tố nhiệt (Hoả Ðại): sự duy trì và thiêu huỷ là do yếu tố này, nó chính là nguồn sinh lực.

4) Yếu tố chuyển động (Phong Ðại): đây là yếu tố tạo ra sự chuyển động, sự chuyển động được xem như là một xung lực.

Bốn yếu tố hay Tứ Ðại này là những đơn vị căn bản của vật thể, và được kết hợp không đổi với bốn sở tạo sắc (Derivaties), đó là: màu sắc, mùi, vị, và dưỡng chất. Tứ Ðại và bốn Sở Sắc tương quan lẫn nhau và bất khả phân. Như vậy, theo Phật giáo vật chất bao gồm các lực và các tính chất, chúng ở trong trạng thái trôi chảy liên tục. Các thiền chi là những tâm sở nổi bật của tâm đã đạt đến trạng thái thiền đó. Tâm, được xem là phần quan trọng nhất của con người, là một sự kết hợp phức tạp của các trạng thái tâm sanh diệt nhanh chóng, đó là: Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Tất cả các trạng thái sanh khởi trong tâm là phi vật chất., những trạng thái này biến đổi liên tục không tồn tại giống nhau trong hai khoảnh khắc (sát-na) liên tiếp. Chúng ta, những kẻ vô văn phàm phu bị màn vô minh che đậy, nhầm lẫn tính liên tục hiển nhiên này như là một điều gì đó vĩnh cửu, một linh hồn bất diệt, một cái ngã (atman), là người làm và nhận giả định của mọi hành động.

Nếu chúng ta được bảo rằng, nói đến linh hồn hay tự ngã có nghĩa là muốn nói đến cái tiến trình của hiện tượng tâm sinh vật lý luôn trở thành và hoại diệt này, lúc ấy hẳn sẽ không có sự phản đối với thuật ngữ. Chính Ðức Phật đã sử dụng từ Atta (bản ngã), nhưng điều này chỉ để chỉ ra sự tập hợp của các Uẩn (Khandhas). Phật giáo không hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của một cá thể theo ý nghĩa thuộc về kinh nghiệm, nhưng Phật giáo trình bày cho chúng ta thấy rằng cái cá thể ấy không thực sự hiện hữu trong ý nghĩa cùng tột (chân đế). Thuật ngữ mang tính triết học của đạo Phật để chỉ một cá nhân là Santati, nghĩa là dòng tiến sinh hay tính liên tục.

Santati bao gồm các yếu tố của thân và tâm. Nghiệp lực của mỗi cá nhân đã cột các yếu tố này lại với nhau. Dòng tiến sinh hay tính liên tục không bị gián đoạn của hiện tượng tâm - vật lý liên kết này, do nghiệp tạo điều kiện, không chỉ giới hạn trong kiếp sống hiện tại mà nó có nguồn gốc từ quá khứ và sự liên tục của nó trong tương lai, là sự thay thế của đạo Phật để gọi cái ngã hay linh hồn thường hằng trong các tôn giáo khác.

II. Khám phá ra nguyên nhân của cá thể con người

Các Pháp, kể cả cá nhân con người đều phát sinh từ và được tạo điều kiện bởi một hay nhiều nhân. Sự hiện hữu của một cái "Ta" là do:

1) Vô minh trong quá khứ; từ vô minh sanh ra tham ái.
2) Khát khao hiện hữu.
3) Chấp thủ vào cuộc sống, vào con người và các pháp.
4) Nghiệp (Kamma); những hành động bằng thân, khẩu, ý trong quá khứ.
5) Thức ăn hấp thụ trong kiếp hiện tại.

Cá thể con người là kết quả của năm nhân này. Cũng như nghiệp quá khứ đã tạo điều kiện cho hiện tại, do vậy hiện tại sẽ tạo điều kiện cho tương lai. Thấy được nhân và quả như vậy, hành giả vượt qua mọi hoài nghi liên quan đến quá khứ, hiện tại và tương lai.

III. Hành thiền

Hành giả, sau khi đã hiểu rằng các pháp hữu vi đều vô thường, phải chịu khổ đau và rỗng không, không có một linh hồn bất tử nào cả. Ðể phát triển sự hiểu biết (tuệ giác) này, hành giả tiếp tục duy trì việc hành thiền trên một trong ba đặc tánh (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã), đặc tánh nào hành giả thấy là phù hợp nhất. Ðối với mọi người, đặc tánh vô thường là chủ đề thích hợp nhất; đặc tánh khổ dễ gây chán nản cho một vài bản tánh khi hành thiền trên đó. Nếu đã chọn đặc tánh vô thường, hành giả duy trì tâm niệm: các pháp là vô thường, mọi thứ chung quanh chúng ta đều vô thường, mọi thứ trong ta (cảm thọ, tâm v.v....) là vô thường. Cứ tiếp tục cho đến khi không còn thấy thích thú hay chán ghét đối với các trạng thái hay đối tượng hữu vi, với các pháp thế gian cũng vậy.

Ðạt đến điểm tu tập tâm như vậy hành giả tiếp tục một cách kiên quyết phát triển tuệ giác theo hướng đặc biệt đó, cho đến một ngày vinh quang kia sẽ đến với hành giả khi; trước niềm hỷ lạc vô tả, hành giả chứng ngộ Niết Bàn, mục tiêu tối hậu, lần đầu tiên.

Từ đó, mãi mãi những tà kiến, hoài nghi và niềm tin nơi các lễ nghi, tín điều (Giới Cấm Thủ) rời xa hành gia. Giờ đây hành giả không còn là phàm phu nữa mà đã là bậc Thánh. Hành giả thoát khỏi những trạng thái thống khổ và bất hạnh (bốn khổ cảnh: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh và Atula), vì chắc chắn hành giả sẽ đi tới nơi giác ngộ. Như trong Dhammapada (Pháp Cú) đã nói: "Vĩ đại hơn được làm hoàng đế, hơn cả cảnh giới chư thiên, là quả thánh Tu Ðà Hoàn! (Thánh quả thứ nhất trong bốn Thánh quả)". Bởi vì, giờ đây một điều gì đó, chưa từng có trong cuộc đời, dù có mơ cũng không thể, đã được hành giả thực sự chứng nghiệm.

Cũng cần nên đề cập ở đây là các thiền chi và những năng lực thần thông hẳn nhiên là một tài sản quý giá đối với người sở hữu, tuy nhiên những điều đó không phải là cần yếu cho việc đạt đến A-la-hán quả, cũng có những vị gọi là Sukkha-vipassaka (A-la-hán can quán) [*], các vị này không cần sự trợ giúp của các thiền mà đắc thẳng A-la-hán do đơn thuần trau dồi tuệ quán.

[*] Có bốn bậc A-la-hán (Arahanta): 1- A-la-hán quán (sukkhavipasako). 2- A-la-hán tam minh (Tevijjo). 3- A-la-hán lục thông (Chalabhinnà). 4- A-la-hán đắc đạt thông (Patisambhidappatto).

IV. Thiền niệm thân:

Chánh niệm trên thân là một trong những pháp hành cơ bản được các Phật tử trong những nước quốc giáo, kể cả các thanh niên nam nữ thực hành, bởi vì thân là cái mọi người đều biết. Pháp hành này được tiến hành bằng cách suy luận từ cái đã biết đến những cái chưa biết. Ðiều này nhằm mục đích luyện tập cho hành giả quan sát một cách chú tâm những vận hành bên trong của thân và tâm, cũng như những hiện tượng bên ngoài của vũ trụ.

Thông qua pháp hành này chúng ta có thể xác chứng một trong tam tướng, ít ra cũng là đặc tánh vô thường, là tính chất biểu thị của mọi hình thức hiện hữu. Ngay khi đặc tánh này được tuệ tri, hành giả cũng bắt đầu được xả ly khỏi những ảo tưởng về các căn hoặc các pháp hữu vi. Tính chất không bền vững hay vô thường là trạng thái thay đổi liên tục và luôn luôn trở thành được xem như không thể bảo đảm cho bất kỳ một sự an lạc hay hạnh phúc lâu dài được.

Thiền niệm thân sẽ dạy cho chúng ta hiểu được rằng cái cá thể của chúng ta, cấu tạo bởi năm uẩn, luôn luôn thay đổi, và cái gọi là ta hay bản ngã chỉ là tổng thể của các thành phần cấu hợp này, không thể nào thường hằng được. Một kết luận như vậy có thể làm nản lòng những kẻ ích kỷ, người tự cho mình là trung tâm, nhưng nó sẽ không gây bối rối cho những ai đã hiểu luật nhân quả, điều mà họ đã thực hành, vì hành giả hiểu rằng sự giải thoát khỏi những giới hạn của cá thể được thiết lập trên việc đạt đến trạng thái siêu việt của Niết Bàn.

V. Niệm thân qua các oai nghi:

Chắc chắn một điều là các em nhỏ và những người không hành thiền, khi đi họ cũng ý thức được việc đi của họ. Họ biết điều đó nhưng tri kiến như vậy không làm rơi rụng được cái ý niệm về một chúng sanh, không nhổ bật rễ được cái tưởng về tự ngã, và nó cũng không phải là chủ đề của pháp hành hoặc sự tu tập làm phát sanh chánh niệm. Nhưng đối với một hành giả (Yogi) đang thực hành thiền quán, tri kiến như vậy sẽ làm rơi rụng cái ý niệm về một chúng sanh, và tạo nhân cho việc nhổ bật rễ cái tưởng về tự ngã; nó cũng vừa là chủ đề hành thiền và vừa là sự tu tập làm sanh khởi chánh niệm.

VI. Khảo sát:

- Ai đi?
- Ðó không phải là một chúng sanh hay người đi.

- Vậy cái đi đó là của ai?
- Cái đi đó không phải của một chúng sanh hay một người nào cả.

- Do đâu có sự đi đó?
- Do tâm hành (hoạt động của tâm) và sự giãn ra của yếu tố chuyển động (Phong Ðại).

Từ đó hành giả hiểu như sau:

Ý nghĩ "tôi sẽ đi" khởi sanh. Ýù nghĩ đó tạo ra sự chuyển động (rung động); sự chuyển động này tạo ra (cho thân) sự gợi ý hay báo cho thân biết. Ði là sự đưa ra phía trước của toàn thân qua tâm hành và sự giãn ra của yếu tố chuyển động. Ðối với các oai nghi khác pháp tiến hành cũng tương tự như vậy. Ý nghĩ "Tôi sẽ đứng, nằm xuống,..." (sự trải ngang của toàn thân)....

Hành giả biết rõ điều này và tư duy như sau: "người ta bảo một người đi, một người đứng; nhưng trong ý nghĩa cùng tột thì không có người (chúng sanh) nào đang đi và đang đứng cả". Cũng như người ta bảo: "Một chiếc xe đang chạy, một chiếc xe đứng", nhưng trong ý nghĩa cùng tột thì không có gì được gọi là xe đi hay xe đứng cả; khi một con ngựa được bắt ách vào và một người lái xe điều khiển, cũng chỉ theo quy ước mà nói: "Chiếc xe đi, chiếc xe đứng". Cũng như vậy, thân này như chiếc xe, bởi vì tự thân nó thiếu động lực; sự chuyển động do tâm sanh tựa như con ngựa, tâm giống như người đánh xe. Vì vậy khi ý nghĩ "tôi đi" hay "tôi đứng" khởi sanh, yếu tố chuyển động khiến tạo ra sự nhắc bảo ở thân khởi sanh. Qua ý hành (tâm hành) và sự giãn ra của yếu tố chuyển động (Phong Ðại), việc đi và đứng được tiến hành. Lúc đó theo quy ước mà nói: "Một người đi, một người đứng; tôi đi, tôi đứng".

Cũng như đối với một người hàng thịt, cái tưởng về bò sẽ không biến mất bao lâu anh ta chưa phanh thây con bò ra thành từng phần; tuy nhiên, sau khi đã xẻ con bò ra; liền sau đó cái tưởng thịt sẽ phát sanh. Và ngồi tại ngã tư đường bán những miếng thịt được bày ra trước mặt, anh ta không còn nghĩ "ta đang bán bò", mà sẽ nghĩ "ta đang bán thịt". Ðối với vị hành giả tu thiền cũng vậy - cái tưởng về người hay chúng sanh sẽ biến mất chừng nào người ấy quán chiếu trên tứ oai nghi bằng phương pháp phân tích các yếu tố (Tứ Ðại), và nhờ phân tích Tứ Ðại này tâm được chuyên nhất.

Ở đây, hành giả cũng như người hàng thịt; Tưởng chúng sanh hay người cũng như Tưởng bò của người hàng thịt. Bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) cũng giống như ngã tư đường. Sự quán chiếu bằng pháp phân tích Tứ Ðại cũng như (người hàng thịt) đang ngồi với những miếng thịt đã được xẻ ra và đặt ở trước mặt.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002)

Xem: Nguyên tác Anh ngữ


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 16-08-2002