BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Pháp Giảng Giải

Đại Trưởng Lão U Thittila
Tỳ kheo Pháp Thông dịch

Nguyên tác: "Essential Themes of Buddhist Lectures",
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila


CHƯƠNG V

NHỮNG BÀI GIẢNG LIÊN QUAN ÐẾN ÐẠO PHẬT NÓI CHUNG


Bài 30:

NGHIỆP (KAMMA) LÀ GÌ?

Kamma là một từ Pàli mang ý nghĩa hành động. Hình thức Sanskrit là Karma. Nói chung thì Kamma có nghĩa là tất cả những hành động thiện và ác. Nó bao trùm tất cả những hành động có chủ ý hoặc bằng tâm, bằng khẩu hay thân - ý nghĩ, lời nói và hành động. Trong ý nghĩa cùng tột của nó, Kamma là tất cả mọi hành động thiện và bất thiện.

Trong Anguttara Nikàya III (Tăng Chi Kinh) Ðức Phật xác nhận: "Này các Tỳ Khưu, Như Lai gọi Tư tâm sở (hành động có chủ ý) là nghiệp. Vì có chủ ý nên người ta mới hành động bằng thân, bằng lời và bằng tư tưởng". Kamma hay nghiệp không phải là thuyết định mệnh, cũng chẳng phải là một giáo lý bàn đến sự tiền định. Nghiệp quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại thật, nhưng không hoàn toàn chi phối nó. Vì Kamma thuộc về quá khứ cũng như hiện tại.

Quá khứ và hiện tại ảnh hưởng đến tương lai, có thể xem quá khứ là nền tảng dựa vào đó cuộc sống diễn tiến từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, tương lai thì chưa đến, chỉ có khoảnh khắc hiện tại hiện hữu. Do đó, trách nhiệm sử dụng khoảnh khắc hiện tại vào mục đích tốt hay xấu, hoàn toàn tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân.

Mỗi hành động đều tạo ra một kết quả và chính nhân đi trước và quả theo sau, vì thế cho nên chúng ta nói về Nghiệp như nói đến "Quy luật nhân quả". Chẳng hạn, ném hòn đá là một hành động, hòn đá trúng vào cửa kiếng và làm nó bể tung. Bể kiếng là hậu quả của việc ném đá, nhưng sự việc chưa kết thúc ở đây. Cửa kiếng bị bể bây giờ trở thành nhân của những phiền phức xa hơn nữa. Chẳng hạn, phải bỏ ra một số tiền để đi thay kiếng, việc làm này khiến người ta không dành dụm được số tiền đó, hoặc để mua một thứ gì họ cần mua với số tiền này; dĩ nhiên là hậu quả của nó khiến người ta cảm thấy thất vọng. Sự thất vọng này làm họ cáu kỉnh, bực bội và nếu không thận trọng họ có thể để cho sự bực bội này trở thành nhân của việc làm sai lầm khác v.v.... Hậu quả của hành động không bao giờ dứt, và như vậy sẽ chẳng bao giờ chấm dứt được nghiệp. Do đó, chúng ta cần phải thận trọng trong mỗi hành động của mình, sao cho quả của nó luôn luôn là quả thiện. Thực hiện một hành động thiện mang tính giúp đỡ là một điều hết sức cần thiết cho chúng ta,vì như vậy nó sẽ trả quả cho chúng ta bằng thiện nghiệp và tạo cho chúng ta có đủ sức mạnh để khởi sự một nghiệp tốt hơn.

Ném hòn đá vào trong hồ nước rồi hãy quan sát kết quả của nó xem. Nước bắn toé lên và một số những vòng tròn nhỏ xuất hiện quanh chỗ mà cục đá đụng vào. Chúng ta thấy những vòng nhỏ này càng lúc càng rộng ra như thế nào, và cho tới lúc chúng trở nên quá rộng và quá nhỏ nhiệm để mắt ta có thể theo dõi được. Chỉ một hòn đá nhỏ thôi đã khuấy động cả hồ nước, tuy nhiên ảnh hưởng của nó vẫn chưa dứt. Khi những sóng nước li ti này tiến đến mép hồ, nước sẽ di chuyển ngược lại cho tới khi nó đẩy vào cục đá đã khuấy động nó.

Hậu quả những việc ta làm cũng sẽ trở lại với chúng ta y như những lượn sóng đối với cục đá vậy, và bao lâu chúng ta còn làm những hành động với ý niệm bất thiện thì những đợt sóng quả mới cũng sẽ trở lại đập vào ta và khuấy động cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta nhân từ và giữ cho thân tâm an lạc, những đợt sóng phiền não quay lại chúng ta sẽ càng lúc càng yếu đi cho đến khi chúng diệt hẳn, lúc đó, nghiệp thiện của chúng ta sẽ trở lại và cho chúng ta những phước báu. Nếu chúng ta trồng một hột xoài, cây xoài sẽ mọc và cho chúng ta những trái xoài ngon ngọt; tuy nhiên, nếu chúng ta trồng một hột ớt, một cây ớt sẽ mọc và sinh ra những trái ớt. Do đó Ðức Phật dạy:

"Giống nào người đã gieo
Từ đó quả người gặt
Hành thiện gặp quả thiện
Hành ác gặt quả ác
Ðã gieo hạt giống nào
Người phải gặt quả nấy". (Tương Ưng Kinh I).

Mọi việc xảy đến với chúng ta hoàn toàn hợp lý. Khi một điều vừa lòng nào đó xảy đến làm cho chúng ta vui, chúng ta có thể đoán chắc rằng Nghiệp (Kamma) đã đến để chứng tỏ cho chúng ta thấy điều mình đã làm là đúng. Cũng thế, khi một điều khó ưa nào xảy đến làm cho chúng ta đau khổ hay mất vui, thì đó cũng là nghiệp của chúng ta đã đến để chỉ cho chúng ta thấy sự sai lầm của mình. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng nghiệp luôn luôn là công bằng: nó không thương, không ghét, không thưởng, không phạt. Nó cũng chẳng phải là sự giận dữ hay hài lòng, mà đơn giản nó chỉ là quy luật của nhân quả.

Nghiệp (Kamma) hoàn toàn không biết gì về chúng ta cả. Liệu lửa có biết chúng ta là ai khi nó đốt không? Không, chính bản thân của lửa là để đốt cháy, để toả ra nhiệt. Nếu chúng ta sử dụng lửa một cách đúng đắn nó sẽ cho chúng ta ánh sáng, nấu thức ăn cho ta hoặc đốt những thứ chúng ta cần bỏ; nhưng nếu chúng ta sử dụng nó một cách sai lầm nó sẽ thiêu rụi chúng ta và tài sản của chúng ta. Phận sự của lửa là thiêu đốt và công việc của chúng ta là làm sao sử dụng nó đúng cách. Thật là điên rồ nếu chúng ta trở nên giận dữ và trách cứ nó, khi nó làm phỏng chúng ta vì lý do chúng ta thiếu thận trọng.

Có những bất bình đẳng và dị biệt về số phận dành cho con người trong thế gian này. Chẳng hạn, như có người thì thấp hèn trong khi kẻ khác lại cao quý. Có người chết lúc còn thanh xuân, trong khi người khác sống cả trăm tuổi. Người yếu đuối bệnh hoạn, trong khi người khác ít bệnh và khoẻ mạnh. Người thì dung sắc xinh đẹp, trong khi người khác lại xấu xí. Người được nuôi dưỡng trong nhung lụa, kẻ khác lại bần hàn khổ sở. Người sinh làm tỷ phú, trong khi kẻ khác khốn khó nghèo hèn; người thì thông minh giỏi dắn, trong khi người lại ngu dốt đần độn.

Ðâu là nguyên nhân của những bất bình đẳng hiện hữu trong thế gian này? Người Phật tử không tin rằng những khác biệt này là kết quả của một trò chơi may rủi khó hiểu nào đó. Thực sự, khoa học cũng hoàn toàn chống lại cái thuyết "may rủi" này, trong lãnh vực khoa học, mọi vận hành đều hợp theo quy luật nhân quả, người Phật tử cũng không tin rằng những chênh lệch trong thế gian này là do Ðấng Tạo Hoá bày ra.

Một trong ba quan niệm lạ lùng nhưng rất thịnh hành vào thời Ðức Phật là: "Mọi cảm thọ lạc, khổ hay trung tính mà con người thọ nhận, tất cả những thứ đó đều do sự sáng tạo của một đấng Thượng Ðế toàn năng" (Tăng Chi Kinh I). Phê phán quan niệm chủ trương do định mệnh này Ðức Phật nói: "Nếu cho là như vậy, thì do sự sáng tạo của Thượng Ðế toàn năng mà con người sẽ trở thành kẻ sát nhân, trộm cắp, tà dâm, dối trá, phỉ báng, lường gạt, mách lẻo, tham lam, nham hiểm và tà kiến. Ðối với những người chấp nhận sự sáng tạo của Thượng Ðế là lẽ phải tất yếu như vậy, hiển nhiên họ sẽ không muốn làm, hay không cần thiết phải làm điều này, tránh làm điều nọ" (Ibid).

Ðề cập đến các tu sĩ loã thể đang hành khổ hạnh, Ðức Phật nói: "Này các Tỳ Khưu, nếu các chúng sanh phải thọ lãnh khổ đau và hạnh phúc do sự sáng tạo của Thượng Ðế, vậy thì chắc chắn các tu sĩ loã thể này ắt hẳn đã được tạo ra bởi một vị Thượng Ðế ác độc, vì hiện tại họ đang thọ lãnh khổ đau quá mức" (Kinh Devadaha số 101 Majjhima Nikàya).

Theo đạo Phật thì những bất bình đẳng hiện hữu trong thế gian là do, trong một chừng mực nào đó, tính di truyền và môi trường chung quanh, ở một mức độ lớn hơn nữa, là do một nhân hay nhiều nhân, (Kamma) không phải chỉ ở kiếp hiện tại, mà cả ở quá khứ gần hay xa nữa. Vì vậy, chính con người phải có trách nhiệm đối với hạnh phúc và khổ đau của mình; con người tạo ra thiên đàng và địa ngục cho chính mình, họ là chủ nhân ông của số phận riêng của họ, là con của quá khứ và cha mẹ của tương lai.

NHỮNG QUY LUẬT

Mặc dù, Phật giáo cho rằng nghiệp (Kamma) là nguyên nhân chính của mọi bất bình đẳng trong thế gian; tuy nhiên, Phật giáo không chủ trương thuyết định mệnh hay sự tiền định, vì đạo Phật không chấp giữ quan niệm cho rằng mọi thứ đều do nghiệp quá khứ mà ra cả. Luật nhân - quả (nghiệp) chỉ là một trong 24 nhân được mô tả trong Vi Diệu Pháp (xem Compendium of Philosophy, P. 191) hoặc nghiệp chỉ là một trong năm định luật (Niyàmas) được xem là những định luật phát triển tự thân và vận hành trong vũ trụ. Năm định luật đó là:

1) Utu Niyàma: Ðịnh luật thuộc vật lý vô cơ, nghĩa là hiện tượng gió mưa theo mùa tiết. Ðịnh luật chính xác của các mùa trong năm, những thay đổi và những biến cố mùa tiết có tính đặc thù, tạo ra mưa, gió, bản chất của nhiệt v.v... đều thuộc về nhóm này.

2) Bìja Niyàma: Ðịnh luật về mầm và chủng tử (định luật vật lý hữu cơ) chẳng hạn như gạo từ hạt lúa sanh ra, vị ngọt của đường sinh ra từ cây mía và mật ong, những tính chất đặc biệt của vài loại trái cây v.v... lý thuyết của khoa học về tế bào và gen (genes), cũng như sự giống nhau trên phương diện vật lý của các cặp song sinh, có thể được sắp vào định luật này.

3) Kamma Nikàma: Ðịnh luật nhân - quả. Chẳng hạn như những hành động bất xứng ý tạo ra quả bất thiện và hành động xứng ý tạo ra quả thiện tương xứng; cũng như nước chắc chắn sẽ chảy xuống chỗ thấp. Nghiệp (Kamma) cũng thế, đã gieo nhân thì chắc chắn hậu quả của nó sẽ xảy ra, không phải bằng hình thức thưởng phạt mà như một chuỗi tương tục bẩm sinh. Chuỗi tương tục nhân quả này là điều tự nhiên và cần thiết như quỹ đạo của mặt trăng và các hành tinh vậy.

4) Dhamma Nikàma: Ðịnh luật về pháp. Chẳng hạn như hiện tượng tự nhiên xảy ra vào lúc đức Bồ Tát đản sanh trong kiếp chót. Lực hấp dẫn và những quy luật tương tự khác của thiên nhiên v.v... có thể sắp vào trong nhóm này.

5) Citta niyàma: Ðịnh luật về tâm hay quy luật tâm lý. Chẳng hạn như tiến trình tâm, sự sanh khởi và diệt mất của tâm, năng lực của tâm v.v... các hiện tượng thần giao cách cảm, khả năng dự cảm trước một việc và các loại thần thông... có thể được sắp xếp vào nhóm này.

Năm định luật này bao quát mọi sự việc trong thế gian, cũng như mọi hiện tượng tâm - sinh - vật lý đều có thể được giải thích bằng năm định luật này. Chúng là những luật nằm trong tự thân mỗi pháp, nên không đòi hỏi phải có người làm luật, và Nghiệp; như vậy chỉ là một trong số những định luật đó mà thôi.

PHÂN LOẠI NGHIỆP (KAMMA)

Nghiệp được phân làm bốn loại theo thời gian mà nghiệp đó cho quả. Có Nghiệp chín muồi hay cho quả ngay trong kiếp hiện tại, Nghiệp cho quả trong kiếp kế, và Nghiệp cho quả trong những kiếp sau nữa. Ba loại Nghiệp này buộc phải cho quả, cũng như hạt giống chắc chắn sẽ nẩy mầm vậy. Tuy nhiên, để cho một hạt giống nảy mầm, một số nhân phụ (duyên) như là đất, mưa v.v... cần phải có. Cũng như vậy, để cho một nghiệp tạo ra quả, một vài nhân phụ như môi trường và hoàn cảnh chung quanh v.v... cần phải có. Ðôi khi cũng có thể xảy ra trường hợp, vì cần có những nhân phụ này mà Nghiệp hoàn toàn không cho quả, Nghiệp như vậy gọi là Ahosi- kamma (Vô Hiệu Nghiệp).

Nghiệp cũng có thể phân làm bốn loại khác tuỳ theo chức năng đặc biệt của nó, đó là:

- Sanh Nghiệp (Janaka kamma): Tức là nghiệp tạo điều kiện cho lần sanh kế.

- Trì Nghiệp (Upatthambaka kamma): Là nghiệp hỗ trợ hay duy trì những kết quả của nghiệp đã sanh.

- Chướng Nghiệp (Upapilaka): Nghiệp cản trở hay làm suy yếu hiệu quả của nghiệp tái tạo.

- Ðoạn Nghiệp (Upaghàtaka kamma): Nghiệp tiêu huỷ sức mạnh của nghiệp đã có và thay thế bằng những dị thục quả riêng của nó.

Tuỳ theo ưu tiên trả quả, Nghiệp được phân làm bốn loại như:

- Trọng Nghiệp (Garuka kamma): Ðây là loại nghiệp tạo ra dị thục quả của nó ngay trong kiếp này hay kiếp kế. Về phương diện thiện của nghiệp này, thì các trạng thái tâm vi tế hay tâm thiền (Jhànas) là trọng nghiệp. Bởi vì chúng tạo ra dị thục quả lẹ hơn những trạng thái tâm thô thông thường. Ngược lại, năm loại trọng tội cho quả tức thời, được gọi là trọng nghiệp. Năm trọng tội đó là: giết cha, giết mẹ, giết một vị A la hán, làm thân Phật ra máu và phá hoà hợp tăng.

- Cận Tử Nghiệp (Àsanna kamma): Nghiệp này là hành động mà người ta thực hiện lúc lâm chung hoặc bằng thân hay bằng tâm; bằng tâm là nghĩ đến những hành động thiện hay ác mà họ đã làm trước đây, hay có những ý nghĩ tốt hoặc xấu. Ðây chính là loại nghiệp, mà nếu không có trọng nghiệp, nó sẽ quyết định điều kiện tái sanh.

- Thường nghiệp (Àcinna): Là nghiệp mà người ta thường xuyên làm trong kiếp sống. Nghiệp này trong trường hợp không có cận tử nghiệp, sẽ tạo ra hay quyết định sự tái sanh.

- Tích Luỹ Nghiệp (Katattà): Là nghiệp sau cùng trong thứ tự ưu tiên trả quả. Ðây là nghiệp không dùng cạn của một chúng sanh đặc biệt, và nó tạo điều kiện cho lần sanh kế tiếp, nếu không có Thường Nghiệp tác động.

Thêm một phân loại nghiệp nữa là tuỳ theo cảnh giới trong đó quả trổ sanh, đó là:

1) Bất Thiện Nghiệp: cho quả của nó nơi cảnh khổ.
2) Thiện Nghiệp: cho quả trở sanh trong dục giới.
3) Thiện Nghiệp: cho quả ở sắc giới.
4) Thiện Nghiệp: cho quả ở vô sắc giới.

I) 10 bất thiện nghiệp và quả báo của nó:

* Bất thiện nghiệp phát xuất từ gốc tham (Lobha), sân (Dosa) và si (Moha)

Có 10 bất thiện nghiệp đó là: sát sanh, trộm cắp, tà dâm (ba nghiệp này được tạo ra bởi hành động), nói dối, nói ly gián, nói thô ác, nói thêu dệt (bốn nghiệp này được tạo ra bằng lời nói), tham, sân, si (ba nghiệp này được tạo ra bằng tâm).

Về 10 bất thiện nghiệp này, sát sanh nghĩa là sự huỷ diệt sanh mạng của bất kỳ chúng sanh nào, kể cả các loài thú vật. Muốn cấu thành tội sát sanh này cần thiết phải đủ năm điều kiện.

Năm điều kiện cấu thành tội sát sanh:

- Một chúng sanh.
- Ý thức được đó là một chúng sanh.
- Ý định giết.
- Cố sức giết.
- Chúng sanh đó chết.

Quả báo của nghiệp sát là: Ðoản thọ, hay bệnh hoạn, luôn luôn buồn rầu vì phải xa lìa người thương, và có tâm luôn sợ hãi.

Năm điều kiện cần thiết cấu thành tội trộm cắp:

- Tài sản của người khác.
- Biết rõ đó là tài sản của người khác.
- Ý định trộm cắp.
- Cố gắng lấy.
- Ðem vật đó đi nơi khác.

Quả báo của trộm cắp là: Nghèo hèn, khổ sở, ước muốn bất thành và cuộc sống lệ thuộc vào kẻ khác.

Ba điều kiện cần thiết để cấu thành tội tà dâm:

- Ý định hưởng lạc đối với đối tượng bị ngăn cấm đó (ở đây là phụ nữ đã có chồng hay có cha mẹ hoặc có người giám hộ coi sóc).
- Cố sức làm.
- Chiếm hữu được đối tượng.

Quả báo của tà dâm là: có nhiều kẻ thù, gặp phải vợ (hay chồng) bất xứng ý, sanh làm người nữ hoặc kẻ bán nam bán nữ.

Bốn điều kiện cần thiết cấu thành tội nói dối:

- Không chân thật.
- Ý định lừa dối.
- Cố gắng lừa dối.
- Ðã truyền đạt vấn đề đến người khác.

Quả báo của nói dối là: bị dày vò bởi lời nói lăng mạ, phải chịu tiếng gièm pha, không ai tín nhiệm và miệng thường hôi thối.

Bốn điều kiện cần thiết để cấu thành tội ly gián:

- Chia rẽ người khác.
- Ý định chia rẽ họ.
- Cố sức.
- Ðã nói.

Quả báo của nghiệp ly gián là: phải phân ly với bạn bè thân thuộc một cách vô cớ.

Ba điều kiện cần thiết cấu thành tội nói lời thô ác:

- Người bị xỉ vả.
- Ý tưởng sân hận.
- Dùng ngôn ngữ lăng mạ.

Quả báo của tội nói lời thô ác là: bị người khác ghét cay ghét đắng dù vô tội, tiếng nói khàn khàn như vịt đực.

Hai điều kiện cần thiết cấu thành tội nói lời phù phiếm thêu dệt:

- Khuynh hướng thích nói thêu dệt.
- Chuyện phù phiếm đã nói.

Quả báo của lời nói thêu dệt là: thường rối loạn các cơ quan trong cơ thể, lời nói không có sức thuyết phục.

Hai điều kiện cần thiết để cấu thành tội tham lam (Abijjhà):

- Tài sản của người khác.
- Khát vọng muốn có tài sản đó, nói "ước gì tài sản này là của ta nhỉ".

Quả báo của tham lam là: ước muốn không bao giờ thành tựu.

Hai điều kiện cần thiết cấu thành tội sân hận (Vyàpàda):

- Có một chúng sanh khác.
- Ý định làm hại
(người đó).

Quả báo của sân hận là: dung sắc xấu xí, đa bệnh và bản chất đáng ghét.

Tà Kiến (Micchàditthi): nghĩa là thấy mọi sự việc một cách sai lầm, không biết thực chất của chúng là gì. Ðể cấu thành nghiệp tà kiến, cần có hai điều kiện là:

- Tư cách thấy sai (xuyên tạc) đối tượng.
- Hiểu lầm đối tượng do sự thấy sai đó.

Quả báo của tà kiến là: chấp giữ thấp hèn, thiếu trí, đần độn, mắc các chứng bệnh kinh niên và có những tư tưởng đáng chê trách (Expositor Pt, 1. Tr. 128).

II) Thiện nghiệp cho quả trong cõi dục.

Có 10 thiện nghiệp là: Bố Thí (Dàna), Trì Giới (Sìla), Tu Thiền (Bhàvanà), Cung Kính (Apcàyana), Phục Vụ (Veyyàvacca), Hồi Hướng Công Ðức (Pattidàna), Tuỳ Hỷ Công Ðức (Pattànumodàna), Nghe Pháp (Dhammasavana), Thuyết Pháp (Dhammadesanà) và củng cố chánh kiến (Ditthijukamma).

"Bố thí" cho quả giàu sang; "giữ giới" được sanh trong gia đình quyền quý và luôn luôn vui vẻ; "tu thiền" sanh trong cảnh sắc giới và vô sắc giới, đồng thời giúp đạt được tri kiến cao hơn và giải thoát; "cung kính" là nhân sanh trong dòng dõi cao sang; "phục vụ" là nhân có đông quyến thuộc; "hồi hướng công đức" là nhân được dồi dào tài sản trong kiếp sau; "tuỳ hỷ công đức" dù tái sanh ở đâu cũng được hoan hỷ. Cả hai việc "thuyết pháp" "nghe pháp" là nhân đưa đến trí tuệ. Củng cố chánh kiến là nhân hỗ trợ cho các thiện nghiệp khác được quả báu lớn, và dẫn đến giải thoát.

III) Thiện ngiệp tạo quả trong cảnh sắc giới.

Ðó là năm loại tâm thanh tịnh, được thực hiện trong tiến trình hành thiền.

1) Trạng thái sơ thiền có năm thiền chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm.
2) Trạng thái nhị thiền xảy ra cùng với: Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm.
3) Trạng thái tam thiền xảy ra cùng với: Hỷ, Lạc, Nhất Tâm.
4) Trạng thái tứ thiền xảy ra cùng với: Lạc và Nhất Tâm.
5) Trạng thái ngũ thiền xảy ra cùng với: Xả và Nhất Tâm.

IV) Thiện nghiệp cho quả trong cõi vô sắc giới đó là bốn loại tâm thanh tịnh được thực hiện trong tiến trình hành thiền.

1) Tâm thiện, trú trong Không Vô Biên Xứ.
2) Tâm thiện, trú trong Thức Vô Biên Xứ.
3) Tâm thiện, trú trong Vô Sở Hữu Xứ.
4) Tâm thiện, trú trong tưởng cực kỳ vi tế đến độ không thể nói là có tưởng hay không tưởng (Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ).

TỰ DO Ý CHÍ

Kamma (nghiệp) như đã được nói đến ở trên, không phải là số phận, không phải là định mệnh, không thể thay đổi được. Con người cũng không bị buộc phải gặt tất cả những gì mình đã gieo trong một sự tương xứng y như vậy. Những hành động hay nghiệp của con người không hoàn toàn tuyệt đối không thể chuyển hoá được, ngoại trừ một số ít nghiệp phải chịu như vậy thôi. Chẳng hạn, nếu một người bắn viên đạn ra khỏi khẩu súng, họ không thể gọi viên đạn quay trở lại hoặc chuyển hướng nó ra khỏi đích đến của nó. Nhưng, nếu thay vì một trái banh sắt hay bằng chì ném vào không gian, đó lại là trái banh Bida lăn trên mặt bàn lót nỉ xanh bằng phẳng, và một người điều khiển nó với một cây cơ, họ có thể thụt một trái khác đuổi theo sau và đụng thẳng vào trái trước trên cùng đường làm thay đổi hướng đi của nó. Không phải chỉ có thế, nếu họ xoay sở nhanh nhẹn và đã không đánh một cú quá mạnh vào trái bi, ngay cả họ có thể đi vòng qua phía bên kia bàn Bida và đánh vào đó một quả bi, mà quả này sẽ gặp quả kia ngay trên đường đi của nó, khiến cho nó phải đứng ngay tại chỗ. Với cú đi cơ sau của người này, họ có thể giảm bớt, hay trong những trường hợp thuận lợi hoàn toàn làm mất tác dụng của cơ trươc.

Nghiệp vận hành trong cái dòng mênh mông của cuộc sống này cũng rất giống như vậy; nghĩa là hành động (nghiệp) mà người ta làm ngày hôm sau có thể làm giảm nhẹ bớt hậu quả của nghiệp làm ngày trước. Nếu điều này không xảy ra như vậy, thì điều gì có thể đã từng xảy ra khi một người vĩnh viễn thoát khỏi mọi nghiệp. Nỗ lực tự thân kiên trì của con người không đưa đến một kết thúc nào sao.

Chính vì vậy, con người có một số tự do ý chí, và mỗi người có đủ khả năng để uốn nắn cuộc đời mình hay để giảm khinh những nghiệp mà mình đã làm. Ngay cả một người xấu xa nhất, bằng tự do ý chí và nỗ lực tự thân của mình, họ có thể trở thành người đức hạnh nhất. Bất cứ giây phút nào con người cũng có thể chuyển hoá thành tốt hơn hay tồi tệ hơn. Tuy nhiên, mọi việc trên thế gian này, kể cả bản thân con người đều tuỳ thuộc vào những điều kiện (nhân duyên), và nếu không có những nhân duyên này thì không có gì có thể khởi sanh hoặc đi vào hiện hữu được. Vì vậy, con người chỉ có một số tự do ý chí nào đó chứ không tuyệt đối tự do ý chí. Theo vi diệu pháp, mọi thứ, tâm hay thân phát sanh hợp theo những quy luật và điều kiện. Nếu không như vậy, hẳn những hỗn loạn sẽ ngự trị trên thế gian này và tuyệt không hoá giải được. Tuy nhiên, một điều như vậy không thể nào xảy ra; hơn thế nữa, nếu điều đó là như vậy, mọi quy luật tự nhiên mà khoa học hiện đại khám phá hoá ra vô dụng cả sao.

Tính chất cơ bản và thực sự của Nghiệp là Tâm. Khi một tư tưởng quen thuộc nảy sanh trong tâm một vài lần, nó sẽ có khuynh hướng rõ rệt muốn tái diễn lại ý tưởng đó. Khi một hành động quen thuộc đã được thực hiện một vài lần, nó cũng có khuynh hướng lặp lại hành động đó rất rõ rệt. Như vậy, mỗi hành động dù tâm hay thân, đều có khuynh hướng tạo ra sự đồng dạng của nó một cách liên tục. Nếu một người nghĩ một ý tưởng tốt, nói một lời thiện và làm một việc hữu ích, hiệu quả của những điều này giúp người đó tăng trưởng những khuynh hướng về điều thiện hiện diện trong họ, tạo cho họ trở thành một con người tốt hơn. Ngược lại, nếu họ làm một hành động xấu, một ý tưởng thấp hèn và lời nói vô ích, họ đã tự gia tăng khuynh hướng bất thiện của mình, tự làm cho mình trở thành một con người tồi tệ. Ðã trở thành người xấu xa tồi tệ, họ sẽ bị lôi cuốn đến băng nhóm của kẻ bất lương trong tương lai, và phải gánh chịu mọi bất hạnh dính liền với cuộc sống của một hội chúng bất hảo như vậy. Mặt khác, người có nhân cách là người luôn luôn trở nên hoàn thiện hơn, đương nhiên khuynh hướng của họ là tìm đến kết giao với người tốt và thọ hưởng mọi điều an vui, thoải mái, đồng thời tránh khỏi mọi va chạm đột ngột của kiếp người, mà một sự kết giao như vậy đã bao hàm.

Ðối với trường hợp của một người có tu tập, ngay đến hậu quả của một việc ác lớn lao hơn cũng có thể giảm nhẹ, trong khi tội ác nhỏ hơn của một người không tu tập có thể tạo ra hậu quả của nó nặng nề hơn, tuỳ theo thuận duyên hay không thuận duyên. Ðức Phật dạy:

"Này các Tỳ Khưu, ở đây có người thân không có giới, không khép mình vào nếp sống đạo đức, không tu tập tâm, không tu tập tuệ, kém đức hạnh và ít thiện nghiệp, sống đau khổ do kết quả của những chuyện tầm thường. Ngay cả một việc ác nhỏ mà người đó phạm cũng sẽ đưa nó đến trạng thái đau khổ".

"Ở đây, này các Tỳ Khưu, một người thân có thu thúc, chế ngự với giới, tu tập tâm, tu tập tuệ, là một đại trượng phu, có nhiều thiện nghiệp và sống không có những nhược điểm. Một việc ác tương tự mà người này phạm, có thể được hoá giải trong kiếp này và thậm chí không có đến một quả báo nhỏ tự nó biểu hiện (sau khi chết), nói gì đến quả báo lớn".

"Cũng như, này các Tỳ Khưu một người bỏ một cục muối vào ly nước nhỏ, các con nghĩ thế nào? Liệu bây giờ số nước ít ỏi trong ly nước kia có trở nên mặn và không thể uống được không, này các Tỳ Khưu?".

- "Thưa vâng, bạch Ðức Thế Tôn".

- "Tại sao?".

- "Bạch Ðức Thế Tôn, vì nước trong ly có rất ít, do đó nó sẽ trở nên mặn và không thể uống được với cục muối này".

- "Bây giờ, giả sử có người đem bỏ cục muối này vào sông Hằng, Các con nghĩ sao, này các Tỳ Khưu? Liệu bây giờ nước sông hằng có bị mặn và không thể uống được do cục muối này không?".

- "Quả thật là không thể, bạch Ðức Thế Tôn".

- "Tại sao không?".

- "Bạch Ðức Thế Tôn, vì khối nước trong sống hằng rất lớn, do vậy nó sẽ không bị mặn và không thể uống được".

- "Cũng y hệt như thế ấy, này các Tỳ Khưu, chúng ta có thể có trường hợp một người làm những việc ác sơ sài, nhưng lại đưa nó đến trạng thái đau khổ. Lại nữa, này các Tỳ Khưu, chúng ta cũng có trường hợp một người khác làm hành động sai lầm nhỏ nhặt như vậy, và hoá giải nó ngay trong kiếp hiện tại này, thậm chí không có một quả báo nhỏ tự nó biểu hiện (sau khi chết) nói chi đến quả báo lớn".

- "Này các Tỳ Khưu, chúng ta có thể có trường hợp người bị bỏ tù chỉ vì nửa xu, vì một xu, hoặc vì một trăm xu. Lại nữa này các Tỳ Khưu, chúng ta cũng có thể có trường hợp một người khác không bị bắt bỏ tù vì (ăn cắp) nửa xu, một xu, hay một trăm xu".

- "Này các Tỳ Khưu, ai là người bị bỏ tù vì (ăn cắp) nửa xu, một xu, hay một trăm xu? Này các Tỳ Khưu, khi nào một người nghèo khổ, túng thiếu, bần cùng, họ sẽ bị bỏ tù vì nửa xu, vì một xu, vì trăm xu".

- "Này các Tỳ Khưu, ai là người không bị bỏ tù vì (lấy) nửa xu, một xu, một trăm xu? Này các Tỳ Khưu, khi nào một người giàu có nhiều tài sản và có thế lực.

Này các Tỳ Khưu, họ sẽ không bị bỏ tù vì nửa xu, một xu hoặc một trăm xu".

- "Cũng giống như vậy, này chư Tỳ Khưu, chúng ta có thể có trường hợp một người làm những việc ác nhỏ nhặt lại dẫn nó vào trạng thái khổ đau. Hay, lại nữa, này các Tỳ Khưu, chúng ta cũng có thể có trường hợp một người khác làm hành động ác tương tự như vậy, và hoá giải nó ngay trong kiếp hiện tại, thậm chí không có đến một quả báo nhỏ tự nó biểu hiện (sau khi chết) nói chi đến quả báo lớn". (Anguttara Nikàya Ch.1).

Những Bài Học Mà Nghiệp Dạy Cho Chúng Ta

Càng hiểu rõ hơn về quy luật nghiệp báo, chúng ta thấy mình càng nên thận trọng hơn trong mọi hành vi, lời nói và tư tưởng của mình, đồng thời cũng thấy rõ trách nhiệm của chúng ta đối với những người chung quanh. Sống trong ánh sáng của sự hiểu biết như vậy, chúng ta học được một số bài học từ giáo lý nghiệp báo:

1) Nhẫn nại: Biết rằng luật nhân quả (hay nghiệp) là người trợ thủ đắc lực nhất của chúng ta nếu chúng ta sống đúng với nó, và rằng không có điều tai hại nào có thể xảy đến với chúng ta nếu chúng ta làm việc theo tinh thần nhân quả này, chúng ta cũng biết rằng nghiệp trả quả cho chúng ta rất công bằng và đúng thời, như vậy chúng ta đã học được bài học kiên nhẫn, không bị xao động, và rằng thái độ thiếu kiên nhẫn là một chướng ngại cản trở sự tiến hoá. Khi đau khổ, chúng ta biết rằng mình đang trả nợ, và nếu chúng ta là người có trí, chúng ta học cách không tạo thêm đau khổ nữa trong tương lai. Khi hạnh phúc, chúng ta biết ơn sự ngọt ngào của nó, và nếu là người có trí, chúng ta học cách sống cho tốt đẹp hơn nữa. Nhẫn nại sản sinh ra an lạc, thành công, hạnh phúc và an toàn.

2) Tự tin: Quy luật nhân quả là một quy luật rất công bằng, hoàn hảo đối với một người hiểu biết, quy luật này không hề làm cho họ phải khó chịu. Nếu chúng ta khó chịu và không có tự tin, điều đó chứng tỏ rằng chúng ta đã không nắm bắt được thực chất của luật nhân quả. Thực ra, chúng ta hoàn toàn an ổn dưới đôi cánh che chở của nó, và không có gì đáng phải sợ hãi trong cái thế giới mênh mông này ngoại trừ những hành động sai lầm của chính mình. Luật nhân quả buộc người ta phải nương tựa tự thân và đánh thức niềm tự tin trong họ dậy. Tự tin củng cố, hay nói đúng hơn là làm tăng trưởng an lạc, hạnh phúc của chúng ta và làm cho chúng ta thoải mái, can đảm; bất luận chúng ta đi đâu, luật nhân quả cũng là kẻ bảo vệ che chở cho chúng ta.

3) Tinh thần tự lực: Chúng ta hiện nay như thế này là do những gì ta đã tạo trong quá khứ, vì vậy những gì chúng ta hiện đang làm, chắc chắn sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Có được tri kiến đúng đắn về sự kiện này, cũng như biết rằng sự vinh quang trong tương lai là vô hạn, điều này cho chúng ta tinh thần tự lực vững mạnh và loại trừ khuynh hướng cầu xin tha lực giúp đỡ. Thực ra thì tha lực này hoàn toàn không giúp được gì cả "Thanh tịnh hay không thanh tịnh tuỳ thuộc nơi ta, không ai có thể làm cho người khác thanh tịnh được", Ðức Phật đã dạy như vậy.

4) Tinh thần tự chế: Một cách tự nhiên, nếu chúng ta nhận thức được rằng điều ác chúng ta làm sẽ quay trở lại đập vào chúng ta, chúng ta sẽ rất thận trọng, ít ra khi chúng ta làm, hay nói hoặc suy nghĩ một điều gì đó không tốt, không trong sạch và không đúng sự thực. Có kiến thức hiểu biết về Nghiệp sẽ hạn chế chúng ta không làm điều lầm lạc vì lợi ích của kẻ khác, cũng như của bản thân chúng ta.

5) Sức mạnh: Càng hiểu biết về giáo lý nghiệp báo và ứng dụng nó vào cuộc sống của chúng ta, chúng ta càng có thêm sức mạnh, không những để hướng dẫn cho tương lai mình mà còn để giúp cho mọi người một cách hữu hiệu hơn. Việc thực hành thiện nghiệp khi đã phát triển đầy đủ có thể sẽ giúp chúng ta vượt qua điều ác và những nhược điểm, đồng thời tiêu diệt mọi kiết sử ngăn trở không cho chúng ta đến đích Niết Bàn.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002)

Xem: Nguyên tác Anh ngữ


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 16-08-2002

Phat Phap giang giai - 30

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Pháp Giảng Giải

Đại Trưởng Lão U Thittila
Tỳ kheo Pháp Thông dịch

Nguyên tác: "Essential Themes of Buddhist Lectures",
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila


CHƯƠNG V

NHỮNG BÀI GIẢNG LIÊN QUAN ÐẾN ÐẠO PHẬT NÓI CHUNG


Bài 30:

NGHIỆP (KAMMA) LÀ GÌ?

Kamma là một từ Pàli mang ý nghĩa hành động. Hình thức Sanskrit là Karma. Nói chung thì Kamma có nghĩa là tất cả những hành động thiện và ác. Nó bao trùm tất cả những hành động có chủ ý hoặc bằng tâm, bằng khẩu hay thân - ý nghĩ, lời nói và hành động. Trong ý nghĩa cùng tột của nó, Kamma là tất cả mọi hành động thiện và bất thiện.

Trong Anguttara Nikàya III (Tăng Chi Kinh) Ðức Phật xác nhận: "Này các Tỳ Khưu, Như Lai gọi Tư tâm sở (hành động có chủ ý) là nghiệp. Vì có chủ ý nên người ta mới hành động bằng thân, bằng lời và bằng tư tưởng". Kamma hay nghiệp không phải là thuyết định mệnh, cũng chẳng phải là một giáo lý bàn đến sự tiền định. Nghiệp quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại thật, nhưng không hoàn toàn chi phối nó. Vì Kamma thuộc về quá khứ cũng như hiện tại.

Quá khứ và hiện tại ảnh hưởng đến tương lai, có thể xem quá khứ là nền tảng dựa vào đó cuộc sống diễn tiến từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, tương lai thì chưa đến, chỉ có khoảnh khắc hiện tại hiện hữu. Do đó, trách nhiệm sử dụng khoảnh khắc hiện tại vào mục đích tốt hay xấu, hoàn toàn tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân.

Mỗi hành động đều tạo ra một kết quả và chính nhân đi trước và quả theo sau, vì thế cho nên chúng ta nói về Nghiệp như nói đến "Quy luật nhân quả". Chẳng hạn, ném hòn đá là một hành động, hòn đá trúng vào cửa kiếng và làm nó bể tung. Bể kiếng là hậu quả của việc ném đá, nhưng sự việc chưa kết thúc ở đây. Cửa kiếng bị bể bây giờ trở thành nhân của những phiền phức xa hơn nữa. Chẳng hạn, phải bỏ ra một số tiền để đi thay kiếng, việc làm này khiến người ta không dành dụm được số tiền đó, hoặc để mua một thứ gì họ cần mua với số tiền này; dĩ nhiên là hậu quả của nó khiến người ta cảm thấy thất vọng. Sự thất vọng này làm họ cáu kỉnh, bực bội và nếu không thận trọng họ có thể để cho sự bực bội này trở thành nhân của việc làm sai lầm khác v.v.... Hậu quả của hành động không bao giờ dứt, và như vậy sẽ chẳng bao giờ chấm dứt được nghiệp. Do đó, chúng ta cần phải thận trọng trong mỗi hành động của mình, sao cho quả của nó luôn luôn là quả thiện. Thực hiện một hành động thiện mang tính giúp đỡ là một điều hết sức cần thiết cho chúng ta,vì như vậy nó sẽ trả quả cho chúng ta bằng thiện nghiệp và tạo cho chúng ta có đủ sức mạnh để khởi sự một nghiệp tốt hơn.

Ném hòn đá vào trong hồ nước rồi hãy quan sát kết quả của nó xem. Nước bắn toé lên và một số những vòng tròn nhỏ xuất hiện quanh chỗ mà cục đá đụng vào. Chúng ta thấy những vòng nhỏ này càng lúc càng rộng ra như thế nào, và cho tới lúc chúng trở nên quá rộng và quá nhỏ nhiệm để mắt ta có thể theo dõi được. Chỉ một hòn đá nhỏ thôi đã khuấy động cả hồ nước, tuy nhiên ảnh hưởng của nó vẫn chưa dứt. Khi những sóng nước li ti này tiến đến mép hồ, nước sẽ di chuyển ngược lại cho tới khi nó đẩy vào cục đá đã khuấy động nó.

Hậu quả những việc ta làm cũng sẽ trở lại với chúng ta y như những lượn sóng đối với cục đá vậy, và bao lâu chúng ta còn làm những hành động với ý niệm bất thiện thì những đợt sóng quả mới cũng sẽ trở lại đập vào ta và khuấy động cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta nhân từ và giữ cho thân tâm an lạc, những đợt sóng phiền não quay lại chúng ta sẽ càng lúc càng yếu đi cho đến khi chúng diệt hẳn, lúc đó, nghiệp thiện của chúng ta sẽ trở lại và cho chúng ta những phước báu. Nếu chúng ta trồng một hột xoài, cây xoài sẽ mọc và cho chúng ta những trái xoài ngon ngọt; tuy nhiên, nếu chúng ta trồng một hột ớt, một cây ớt sẽ mọc và sinh ra những trái ớt. Do đó Ðức Phật dạy:

"Giống nào người đã gieo
Từ đó quả người gặt
Hành thiện gặp quả thiện
Hành ác gặt quả ác
Ðã gieo hạt giống nào
Người phải gặt quả nấy". (Tương Ưng Kinh I).

Mọi việc xảy đến với chúng ta hoàn toàn hợp lý. Khi một điều vừa lòng nào đó xảy đến làm cho chúng ta vui, chúng ta có thể đoán chắc rằng Nghiệp (Kamma) đã đến để chứng tỏ cho chúng ta thấy điều mình đã làm là đúng. Cũng thế, khi một điều khó ưa nào xảy đến làm cho chúng ta đau khổ hay mất vui, thì đó cũng là nghiệp của chúng ta đã đến để chỉ cho chúng ta thấy sự sai lầm của mình. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng nghiệp luôn luôn là công bằng: nó không thương, không ghét, không thưởng, không phạt. Nó cũng chẳng phải là sự giận dữ hay hài lòng, mà đơn giản nó chỉ là quy luật của nhân quả.

Nghiệp (Kamma) hoàn toàn không biết gì về chúng ta cả. Liệu lửa có biết chúng ta là ai khi nó đốt không? Không, chính bản thân của lửa là để đốt cháy, để toả ra nhiệt. Nếu chúng ta sử dụng lửa một cách đúng đắn nó sẽ cho chúng ta ánh sáng, nấu thức ăn cho ta hoặc đốt những thứ chúng ta cần bỏ; nhưng nếu chúng ta sử dụng nó một cách sai lầm nó sẽ thiêu rụi chúng ta và tài sản của chúng ta. Phận sự của lửa là thiêu đốt và công việc của chúng ta là làm sao sử dụng nó đúng cách. Thật là điên rồ nếu chúng ta trở nên giận dữ và trách cứ nó, khi nó làm phỏng chúng ta vì lý do chúng ta thiếu thận trọng.

Có những bất bình đẳng và dị biệt về số phận dành cho con người trong thế gian này. Chẳng hạn, như có người thì thấp hèn trong khi kẻ khác lại cao quý. Có người chết lúc còn thanh xuân, trong khi người khác sống cả trăm tuổi. Người yếu đuối bệnh hoạn, trong khi người khác ít bệnh và khoẻ mạnh. Người thì dung sắc xinh đẹp, trong khi người khác lại xấu xí. Người được nuôi dưỡng trong nhung lụa, kẻ khác lại bần hàn khổ sở. Người sinh làm tỷ phú, trong khi kẻ khác khốn khó nghèo hèn; người thì thông minh giỏi dắn, trong khi người lại ngu dốt đần độn.

Ðâu là nguyên nhân của những bất bình đẳng hiện hữu trong thế gian này? Người Phật tử không tin rằng những khác biệt này là kết quả của một trò chơi may rủi khó hiểu nào đó. Thực sự, khoa học cũng hoàn toàn chống lại cái thuyết "may rủi" này, trong lãnh vực khoa học, mọi vận hành đều hợp theo quy luật nhân quả, người Phật tử cũng không tin rằng những chênh lệch trong thế gian này là do Ðấng Tạo Hoá bày ra.

Một trong ba quan niệm lạ lùng nhưng rất thịnh hành vào thời Ðức Phật là: "Mọi cảm thọ lạc, khổ hay trung tính mà con người thọ nhận, tất cả những thứ đó đều do sự sáng tạo của một đấng Thượng Ðế toàn năng" (Tăng Chi Kinh I). Phê phán quan niệm chủ trương do định mệnh này Ðức Phật nói: "Nếu cho là như vậy, thì do sự sáng tạo của Thượng Ðế toàn năng mà con người sẽ trở thành kẻ sát nhân, trộm cắp, tà dâm, dối trá, phỉ báng, lường gạt, mách lẻo, tham lam, nham hiểm và tà kiến. Ðối với những người chấp nhận sự sáng tạo của Thượng Ðế là lẽ phải tất yếu như vậy, hiển nhiên họ sẽ không muốn làm, hay không cần thiết phải làm điều này, tránh làm điều nọ" (Ibid).

Ðề cập đến các tu sĩ loã thể đang hành khổ hạnh, Ðức Phật nói: "Này các Tỳ Khưu, nếu các chúng sanh phải thọ lãnh khổ đau và hạnh phúc do sự sáng tạo của Thượng Ðế, vậy thì chắc chắn các tu sĩ loã thể này ắt hẳn đã được tạo ra bởi một vị Thượng Ðế ác độc, vì hiện tại họ đang thọ lãnh khổ đau quá mức" (Kinh Devadaha số 101 Majjhima Nikàya).

Theo đạo Phật thì những bất bình đẳng hiện hữu trong thế gian là do, trong một chừng mực nào đó, tính di truyền và môi trường chung quanh, ở một mức độ lớn hơn nữa, là do một nhân hay nhiều nhân, (Kamma) không phải chỉ ở kiếp hiện tại, mà cả ở quá khứ gần hay xa nữa. Vì vậy, chính con người phải có trách nhiệm đối với hạnh phúc và khổ đau của mình; con người tạo ra thiên đàng và địa ngục cho chính mình, họ là chủ nhân ông của số phận riêng của họ, là con của quá khứ và cha mẹ của tương lai.

NHỮNG QUY LUẬT

Mặc dù, Phật giáo cho rằng nghiệp (Kamma) là nguyên nhân chính của mọi bất bình đẳng trong thế gian; tuy nhiên, Phật giáo không chủ trương thuyết định mệnh hay sự tiền định, vì đạo Phật không chấp giữ quan niệm cho rằng mọi thứ đều do nghiệp quá khứ mà ra cả. Luật nhân - quả (nghiệp) chỉ là một trong 24 nhân được mô tả trong Vi Diệu Pháp (xem Compendium of Philosophy, P. 191) hoặc nghiệp chỉ là một trong năm định luật (Niyàmas) được xem là những định luật phát triển tự thân và vận hành trong vũ trụ. Năm định luật đó là:

1) Utu Niyàma: Ðịnh luật thuộc vật lý vô cơ, nghĩa là hiện tượng gió mưa theo mùa tiết. Ðịnh luật chính xác của các mùa trong năm, những thay đổi và những biến cố mùa tiết có tính đặc thù, tạo ra mưa, gió, bản chất của nhiệt v.v... đều thuộc về nhóm này.

2) Bìja Niyàma: Ðịnh luật về mầm và chủng tử (định luật vật lý hữu cơ) chẳng hạn như gạo từ hạt lúa sanh ra, vị ngọt của đường sinh ra từ cây mía và mật ong, những tính chất đặc biệt của vài loại trái cây v.v... lý thuyết của khoa học về tế bào và gen (genes), cũng như sự giống nhau trên phương diện vật lý của các cặp song sinh, có thể được sắp vào định luật này.

3) Kamma Nikàma: Ðịnh luật nhân - quả. Chẳng hạn như những hành động bất xứng ý tạo ra quả bất thiện và hành động xứng ý tạo ra quả thiện tương xứng; cũng như nước chắc chắn sẽ chảy xuống chỗ thấp. Nghiệp (Kamma) cũng thế, đã gieo nhân thì chắc chắn hậu quả của nó sẽ xảy ra, không phải bằng hình thức thưởng phạt mà như một chuỗi tương tục bẩm sinh. Chuỗi tương tục nhân quả này là điều tự nhiên và cần thiết như quỹ đạo của mặt trăng và các hành tinh vậy.

4) Dhamma Nikàma: Ðịnh luật về pháp. Chẳng hạn như hiện tượng tự nhiên xảy ra vào lúc đức Bồ Tát đản sanh trong kiếp chót. Lực hấp dẫn và những quy luật tương tự khác của thiên nhiên v.v... có thể sắp vào trong nhóm này.

5) Citta niyàma: Ðịnh luật về tâm hay quy luật tâm lý. Chẳng hạn như tiến trình tâm, sự sanh khởi và diệt mất của tâm, năng lực của tâm v.v... các hiện tượng thần giao cách cảm, khả năng dự cảm trước một việc và các loại thần thông... có thể được sắp xếp vào nhóm này.

Năm định luật này bao quát mọi sự việc trong thế gian, cũng như mọi hiện tượng tâm - sinh - vật lý đều có thể được giải thích bằng năm định luật này. Chúng là những luật nằm trong tự thân mỗi pháp, nên không đòi hỏi phải có người làm luật, và Nghiệp; như vậy chỉ là một trong số những định luật đó mà thôi.

PHÂN LOẠI NGHIỆP (KAMMA)

Nghiệp được phân làm bốn loại theo thời gian mà nghiệp đó cho quả. Có Nghiệp chín muồi hay cho quả ngay trong kiếp hiện tại, Nghiệp cho quả trong kiếp kế, và Nghiệp cho quả trong những kiếp sau nữa. Ba loại Nghiệp này buộc phải cho quả, cũng như hạt giống chắc chắn sẽ nẩy mầm vậy. Tuy nhiên, để cho một hạt giống nảy mầm, một số nhân phụ (duyên) như là đất, mưa v.v... cần phải có. Cũng như vậy, để cho một nghiệp tạo ra quả, một vài nhân phụ như môi trường và hoàn cảnh chung quanh v.v... cần phải có. Ðôi khi cũng có thể xảy ra trường hợp, vì cần có những nhân phụ này mà Nghiệp hoàn toàn không cho quả, Nghiệp như vậy gọi là Ahosi- kamma (Vô Hiệu Nghiệp).

Nghiệp cũng có thể phân làm bốn loại khác tuỳ theo chức năng đặc biệt của nó, đó là:

- Sanh Nghiệp (Janaka kamma): Tức là nghiệp tạo điều kiện cho lần sanh kế.

- Trì Nghiệp (Upatthambaka kamma): Là nghiệp hỗ trợ hay duy trì những kết quả của nghiệp đã sanh.

- Chướng Nghiệp (Upapilaka): Nghiệp cản trở hay làm suy yếu hiệu quả của nghiệp tái tạo.

- Ðoạn Nghiệp (Upaghàtaka kamma): Nghiệp tiêu huỷ sức mạnh của nghiệp đã có và thay thế bằng những dị thục quả riêng của nó.

Tuỳ theo ưu tiên trả quả, Nghiệp được phân làm bốn loại như:

- Trọng Nghiệp (Garuka kamma): Ðây là loại nghiệp tạo ra dị thục quả của nó ngay trong kiếp này hay kiếp kế. Về phương diện thiện của nghiệp này, thì các trạng thái tâm vi tế hay tâm thiền (Jhànas) là trọng nghiệp. Bởi vì chúng tạo ra dị thục quả lẹ hơn những trạng thái tâm thô thông thường. Ngược lại, năm loại trọng tội cho quả tức thời, được gọi là trọng nghiệp. Năm trọng tội đó là: giết cha, giết mẹ, giết một vị A la hán, làm thân Phật ra máu và phá hoà hợp tăng.

- Cận Tử Nghiệp (Àsanna kamma): Nghiệp này là hành động mà người ta thực hiện lúc lâm chung hoặc bằng thân hay bằng tâm; bằng tâm là nghĩ đến những hành động thiện hay ác mà họ đã làm trước đây, hay có những ý nghĩ tốt hoặc xấu. Ðây chính là loại nghiệp, mà nếu không có trọng nghiệp, nó sẽ quyết định điều kiện tái sanh.

- Thường nghiệp (Àcinna): Là nghiệp mà người ta thường xuyên làm trong kiếp sống. Nghiệp này trong trường hợp không có cận tử nghiệp, sẽ tạo ra hay quyết định sự tái sanh.

- Tích Luỹ Nghiệp (Katattà): Là nghiệp sau cùng trong thứ tự ưu tiên trả quả. Ðây là nghiệp không dùng cạn của một chúng sanh đặc biệt, và nó tạo điều kiện cho lần sanh kế tiếp, nếu không có Thường Nghiệp tác động.

Thêm một phân loại nghiệp nữa là tuỳ theo cảnh giới trong đó quả trổ sanh, đó là:

1) Bất Thiện Nghiệp: cho quả của nó nơi cảnh khổ.
2) Thiện Nghiệp: cho quả trở sanh trong dục giới.
3) Thiện Nghiệp: cho quả ở sắc giới.
4) Thiện Nghiệp: cho quả ở vô sắc giới.

I) 10 bất thiện nghiệp và quả báo của nó:

* Bất thiện nghiệp phát xuất từ gốc tham (Lobha), sân (Dosa) và si (Moha)

Có 10 bất thiện nghiệp đó là: sát sanh, trộm cắp, tà dâm (ba nghiệp này được tạo ra bởi hành động), nói dối, nói ly gián, nói thô ác, nói thêu dệt (bốn nghiệp này được tạo ra bằng lời nói), tham, sân, si (ba nghiệp này được tạo ra bằng tâm).

Về 10 bất thiện nghiệp này, sát sanh nghĩa là sự huỷ diệt sanh mạng của bất kỳ chúng sanh nào, kể cả các loài thú vật. Muốn cấu thành tội sát sanh này cần thiết phải đủ năm điều kiện.

Năm điều kiện cấu thành tội sát sanh:

- Một chúng sanh.
- Ý thức được đó là một chúng sanh.
- Ý định giết.
- Cố sức giết.
- Chúng sanh đó chết.

Quả báo của nghiệp sát là: Ðoản thọ, hay bệnh hoạn, luôn luôn buồn rầu vì phải xa lìa người thương, và có tâm luôn sợ hãi.

Năm điều kiện cần thiết cấu thành tội trộm cắp:

- Tài sản của người khác.
- Biết rõ đó là tài sản của người khác.
- Ý định trộm cắp.
- Cố gắng lấy.
- Ðem vật đó đi nơi khác.

Quả báo của trộm cắp là: Nghèo hèn, khổ sở, ước muốn bất thành và cuộc sống lệ thuộc vào kẻ khác.

Ba điều kiện cần thiết để cấu thành tội tà dâm:

- Ý định hưởng lạc đối với đối tượng bị ngăn cấm đó (ở đây là phụ nữ đã có chồng hay có cha mẹ hoặc có người giám hộ coi sóc).
- Cố sức làm.
- Chiếm hữu được đối tượng.

Quả báo của tà dâm là: có nhiều kẻ thù, gặp phải vợ (hay chồng) bất xứng ý, sanh làm người nữ hoặc kẻ bán nam bán nữ.

Bốn điều kiện cần thiết cấu thành tội nói dối:

- Không chân thật.
- Ý định lừa dối.
- Cố gắng lừa dối.
- Ðã truyền đạt vấn đề đến người khác.

Quả báo của nói dối là: bị dày vò bởi lời nói lăng mạ, phải chịu tiếng gièm pha, không ai tín nhiệm và miệng thường hôi thối.

Bốn điều kiện cần thiết để cấu thành tội ly gián:

- Chia rẽ người khác.
- Ý định chia rẽ họ.
- Cố sức.
- Ðã nói.

Quả báo của nghiệp ly gián là: phải phân ly với bạn bè thân thuộc một cách vô cớ.

Ba điều kiện cần thiết cấu thành tội nói lời thô ác:

- Người bị xỉ vả.
- Ý tưởng sân hận.
- Dùng ngôn ngữ lăng mạ.

Quả báo của tội nói lời thô ác là: bị người khác ghét cay ghét đắng dù vô tội, tiếng nói khàn khàn như vịt đực.

Hai điều kiện cần thiết cấu thành tội nói lời phù phiếm thêu dệt:

- Khuynh hướng thích nói thêu dệt.
- Chuyện phù phiếm đã nói.

Quả báo của lời nói thêu dệt là: thường rối loạn các cơ quan trong cơ thể, lời nói không có sức thuyết phục.

Hai điều kiện cần thiết để cấu thành tội tham lam (Abijjhà):

- Tài sản của người khác.
- Khát vọng muốn có tài sản đó, nói "ước gì tài sản này là của ta nhỉ".

Quả báo của tham lam là: ước muốn không bao giờ thành tựu.

Hai điều kiện cần thiết cấu thành tội sân hận (Vyàpàda):

- Có một chúng sanh khác.
- Ý định làm hại
(người đó).

Quả báo của sân hận là: dung sắc xấu xí, đa bệnh và bản chất đáng ghét.

Tà Kiến (Micchàditthi): nghĩa là thấy mọi sự việc một cách sai lầm, không biết thực chất của chúng là gì. Ðể cấu thành nghiệp tà kiến, cần có hai điều kiện là:

- Tư cách thấy sai (xuyên tạc) đối tượng.
- Hiểu lầm đối tượng do sự thấy sai đó.

Quả báo của tà kiến là: chấp giữ thấp hèn, thiếu trí, đần độn, mắc các chứng bệnh kinh niên và có những tư tưởng đáng chê trách (Expositor Pt, 1. Tr. 128).

II) Thiện nghiệp cho quả trong cõi dục.

Có 10 thiện nghiệp là: Bố Thí (Dàna), Trì Giới (Sìla), Tu Thiền (Bhàvanà), Cung Kính (Apcàyana), Phục Vụ (Veyyàvacca), Hồi Hướng Công Ðức (Pattidàna), Tuỳ Hỷ Công Ðức (Pattànumodàna), Nghe Pháp (Dhammasavana), Thuyết Pháp (Dhammadesanà) và củng cố chánh kiến (Ditthijukamma).

"Bố thí" cho quả giàu sang; "giữ giới" được sanh trong gia đình quyền quý và luôn luôn vui vẻ; "tu thiền" sanh trong cảnh sắc giới và vô sắc giới, đồng thời giúp đạt được tri kiến cao hơn và giải thoát; "cung kính" là nhân sanh trong dòng dõi cao sang; "phục vụ" là nhân có đông quyến thuộc; "hồi hướng công đức" là nhân được dồi dào tài sản trong kiếp sau; "tuỳ hỷ công đức" dù tái sanh ở đâu cũng được hoan hỷ. Cả hai việc "thuyết pháp" "nghe pháp" là nhân đưa đến trí tuệ. Củng cố chánh kiến là nhân hỗ trợ cho các thiện nghiệp khác được quả báu lớn, và dẫn đến giải thoát.

III) Thiện ngiệp tạo quả trong cảnh sắc giới.

Ðó là năm loại tâm thanh tịnh, được thực hiện trong tiến trình hành thiền.

1) Trạng thái sơ thiền có năm thiền chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm.
2) Trạng thái nhị thiền xảy ra cùng với: Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm.
3) Trạng thái tam thiền xảy ra cùng với: Hỷ, Lạc, Nhất Tâm.
4) Trạng thái tứ thiền xảy ra cùng với: Lạc và Nhất Tâm.
5) Trạng thái ngũ thiền xảy ra cùng với: Xả và Nhất Tâm.

IV) Thiện nghiệp cho quả trong cõi vô sắc giới đó là bốn loại tâm thanh tịnh được thực hiện trong tiến trình hành thiền.

1) Tâm thiện, trú trong Không Vô Biên Xứ.
2) Tâm thiện, trú trong Thức Vô Biên Xứ.
3) Tâm thiện, trú trong Vô Sở Hữu Xứ.
4) Tâm thiện, trú trong tưởng cực kỳ vi tế đến độ không thể nói là có tưởng hay không tưởng (Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ).

TỰ DO Ý CHÍ

Kamma (nghiệp) như đã được nói đến ở trên, không phải là số phận, không phải là định mệnh, không thể thay đổi được. Con người cũng không bị buộc phải gặt tất cả những gì mình đã gieo trong một sự tương xứng y như vậy. Những hành động hay nghiệp của con người không hoàn toàn tuyệt đối không thể chuyển hoá được, ngoại trừ một số ít nghiệp phải chịu như vậy thôi. Chẳng hạn, nếu một người bắn viên đạn ra khỏi khẩu súng, họ không thể gọi viên đạn quay trở lại hoặc chuyển hướng nó ra khỏi đích đến của nó. Nhưng, nếu thay vì một trái banh sắt hay bằng chì ném vào không gian, đó lại là trái banh Bida lăn trên mặt bàn lót nỉ xanh bằng phẳng, và một người điều khiển nó với một cây cơ, họ có thể thụt một trái khác đuổi theo sau và đụng thẳng vào trái trước trên cùng đường làm thay đổi hướng đi của nó. Không phải chỉ có thế, nếu họ xoay sở nhanh nhẹn và đã không đánh một cú quá mạnh vào trái bi, ngay cả họ có thể đi vòng qua phía bên kia bàn Bida và đánh vào đó một quả bi, mà quả này sẽ gặp quả kia ngay trên đường đi của nó, khiến cho nó phải đứng ngay tại chỗ. Với cú đi cơ sau của người này, họ có thể giảm bớt, hay trong những trường hợp thuận lợi hoàn toàn làm mất tác dụng của cơ trươc.

Nghiệp vận hành trong cái dòng mênh mông của cuộc sống này cũng rất giống như vậy; nghĩa là hành động (nghiệp) mà người ta làm ngày hôm sau có thể làm giảm nhẹ bớt hậu quả của nghiệp làm ngày trước. Nếu điều này không xảy ra như vậy, thì điều gì có thể đã từng xảy ra khi một người vĩnh viễn thoát khỏi mọi nghiệp. Nỗ lực tự thân kiên trì của con người không đưa đến một kết thúc nào sao.

Chính vì vậy, con người có một số tự do ý chí, và mỗi người có đủ khả năng để uốn nắn cuộc đời mình hay để giảm khinh những nghiệp mà mình đã làm. Ngay cả một người xấu xa nhất, bằng tự do ý chí và nỗ lực tự thân của mình, họ có thể trở thành người đức hạnh nhất. Bất cứ giây phút nào con người cũng có thể chuyển hoá thành tốt hơn hay tồi tệ hơn. Tuy nhiên, mọi việc trên thế gian này, kể cả bản thân con người đều tuỳ thuộc vào những điều kiện (nhân duyên), và nếu không có những nhân duyên này thì không có gì có thể khởi sanh hoặc đi vào hiện hữu được. Vì vậy, con người chỉ có một số tự do ý chí nào đó chứ không tuyệt đối tự do ý chí. Theo vi diệu pháp, mọi thứ, tâm hay thân phát sanh hợp theo những quy luật và điều kiện. Nếu không như vậy, hẳn những hỗn loạn sẽ ngự trị trên thế gian này và tuyệt không hoá giải được. Tuy nhiên, một điều như vậy không thể nào xảy ra; hơn thế nữa, nếu điều đó là như vậy, mọi quy luật tự nhiên mà khoa học hiện đại khám phá hoá ra vô dụng cả sao.

Tính chất cơ bản và thực sự của Nghiệp là Tâm. Khi một tư tưởng quen thuộc nảy sanh trong tâm một vài lần, nó sẽ có khuynh hướng rõ rệt muốn tái diễn lại ý tưởng đó. Khi một hành động quen thuộc đã được thực hiện một vài lần, nó cũng có khuynh hướng lặp lại hành động đó rất rõ rệt. Như vậy, mỗi hành động dù tâm hay thân, đều có khuynh hướng tạo ra sự đồng dạng của nó một cách liên tục. Nếu một người nghĩ một ý tưởng tốt, nói một lời thiện và làm một việc hữu ích, hiệu quả của những điều này giúp người đó tăng trưởng những khuynh hướng về điều thiện hiện diện trong họ, tạo cho họ trở thành một con người tốt hơn. Ngược lại, nếu họ làm một hành động xấu, một ý tưởng thấp hèn và lời nói vô ích, họ đã tự gia tăng khuynh hướng bất thiện của mình, tự làm cho mình trở thành một con người tồi tệ. Ðã trở thành người xấu xa tồi tệ, họ sẽ bị lôi cuốn đến băng nhóm của kẻ bất lương trong tương lai, và phải gánh chịu mọi bất hạnh dính liền với cuộc sống của một hội chúng bất hảo như vậy. Mặt khác, người có nhân cách là người luôn luôn trở nên hoàn thiện hơn, đương nhiên khuynh hướng của họ là tìm đến kết giao với người tốt và thọ hưởng mọi điều an vui, thoải mái, đồng thời tránh khỏi mọi va chạm đột ngột của kiếp người, mà một sự kết giao như vậy đã bao hàm.

Ðối với trường hợp của một người có tu tập, ngay đến hậu quả của một việc ác lớn lao hơn cũng có thể giảm nhẹ, trong khi tội ác nhỏ hơn của một người không tu tập có thể tạo ra hậu quả của nó nặng nề hơn, tuỳ theo thuận duyên hay không thuận duyên. Ðức Phật dạy:

"Này các Tỳ Khưu, ở đây có người thân không có giới, không khép mình vào nếp sống đạo đức, không tu tập tâm, không tu tập tuệ, kém đức hạnh và ít thiện nghiệp, sống đau khổ do kết quả của những chuyện tầm thường. Ngay cả một việc ác nhỏ mà người đó phạm cũng sẽ đưa nó đến trạng thái đau khổ".

"Ở đây, này các Tỳ Khưu, một người thân có thu thúc, chế ngự với giới, tu tập tâm, tu tập tuệ, là một đại trượng phu, có nhiều thiện nghiệp và sống không có những nhược điểm. Một việc ác tương tự mà người này phạm, có thể được hoá giải trong kiếp này và thậm chí không có đến một quả báo nhỏ tự nó biểu hiện (sau khi chết), nói gì đến quả báo lớn".

"Cũng như, này các Tỳ Khưu một người bỏ một cục muối vào ly nước nhỏ, các con nghĩ thế nào? Liệu bây giờ số nước ít ỏi trong ly nước kia có trở nên mặn và không thể uống được không, này các Tỳ Khưu?".

- "Thưa vâng, bạch Ðức Thế Tôn".

- "Tại sao?".

- "Bạch Ðức Thế Tôn, vì nước trong ly có rất ít, do đó nó sẽ trở nên mặn và không thể uống được với cục muối này".

- "Bây giờ, giả sử có người đem bỏ cục muối này vào sông Hằng, Các con nghĩ sao, này các Tỳ Khưu? Liệu bây giờ nước sông hằng có bị mặn và không thể uống được do cục muối này không?".

- "Quả thật là không thể, bạch Ðức Thế Tôn".

- "Tại sao không?".

- "Bạch Ðức Thế Tôn, vì khối nước trong sống hằng rất lớn, do vậy nó sẽ không bị mặn và không thể uống được".

- "Cũng y hệt như thế ấy, này các Tỳ Khưu, chúng ta có thể có trường hợp một người làm những việc ác sơ sài, nhưng lại đưa nó đến trạng thái đau khổ. Lại nữa, này các Tỳ Khưu, chúng ta cũng có trường hợp một người khác làm hành động sai lầm nhỏ nhặt như vậy, và hoá giải nó ngay trong kiếp hiện tại này, thậm chí không có một quả báo nhỏ tự nó biểu hiện (sau khi chết) nói chi đến quả báo lớn".

- "Này các Tỳ Khưu, chúng ta có thể có trường hợp người bị bỏ tù chỉ vì nửa xu, vì một xu, hoặc vì một trăm xu. Lại nữa này các Tỳ Khưu, chúng ta cũng có thể có trường hợp một người khác không bị bắt bỏ tù vì (ăn cắp) nửa xu, một xu, hay một trăm xu".

- "Này các Tỳ Khưu, ai là người bị bỏ tù vì (ăn cắp) nửa xu, một xu, hay một trăm xu? Này các Tỳ Khưu, khi nào một người nghèo khổ, túng thiếu, bần cùng, họ sẽ bị bỏ tù vì nửa xu, vì một xu, vì trăm xu".

- "Này các Tỳ Khưu, ai là người không bị bỏ tù vì (lấy) nửa xu, một xu, một trăm xu? Này các Tỳ Khưu, khi nào một người giàu có nhiều tài sản và có thế lực.

Này các Tỳ Khưu, họ sẽ không bị bỏ tù vì nửa xu, một xu hoặc một trăm xu".

- "Cũng giống như vậy, này chư Tỳ Khưu, chúng ta có thể có trường hợp một người làm những việc ác nhỏ nhặt lại dẫn nó vào trạng thái khổ đau. Hay, lại nữa, này các Tỳ Khưu, chúng ta cũng có thể có trường hợp một người khác làm hành động ác tương tự như vậy, và hoá giải nó ngay trong kiếp hiện tại, thậm chí không có đến một quả báo nhỏ tự nó biểu hiện (sau khi chết) nói chi đến quả báo lớn". (Anguttara Nikàya Ch.1).

Những Bài Học Mà Nghiệp Dạy Cho Chúng Ta

Càng hiểu rõ hơn về quy luật nghiệp báo, chúng ta thấy mình càng nên thận trọng hơn trong mọi hành vi, lời nói và tư tưởng của mình, đồng thời cũng thấy rõ trách nhiệm của chúng ta đối với những người chung quanh. Sống trong ánh sáng của sự hiểu biết như vậy, chúng ta học được một số bài học từ giáo lý nghiệp báo:

1) Nhẫn nại: Biết rằng luật nhân quả (hay nghiệp) là người trợ thủ đắc lực nhất của chúng ta nếu chúng ta sống đúng với nó, và rằng không có điều tai hại nào có thể xảy đến với chúng ta nếu chúng ta làm việc theo tinh thần nhân quả này, chúng ta cũng biết rằng nghiệp trả quả cho chúng ta rất công bằng và đúng thời, như vậy chúng ta đã học được bài học kiên nhẫn, không bị xao động, và rằng thái độ thiếu kiên nhẫn là một chướng ngại cản trở sự tiến hoá. Khi đau khổ, chúng ta biết rằng mình đang trả nợ, và nếu chúng ta là người có trí, chúng ta học cách không tạo thêm đau khổ nữa trong tương lai. Khi hạnh phúc, chúng ta biết ơn sự ngọt ngào của nó, và nếu là người có trí, chúng ta học cách sống cho tốt đẹp hơn nữa. Nhẫn nại sản sinh ra an lạc, thành công, hạnh phúc và an toàn.

2) Tự tin: Quy luật nhân quả là một quy luật rất công bằng, hoàn hảo đối với một người hiểu biết, quy luật này không hề làm cho họ phải khó chịu. Nếu chúng ta khó chịu và không có tự tin, điều đó chứng tỏ rằng chúng ta đã không nắm bắt được thực chất của luật nhân quả. Thực ra, chúng ta hoàn toàn an ổn dưới đôi cánh che chở của nó, và không có gì đáng phải sợ hãi trong cái thế giới mênh mông này ngoại trừ những hành động sai lầm của chính mình. Luật nhân quả buộc người ta phải nương tựa tự thân và đánh thức niềm tự tin trong họ dậy. Tự tin củng cố, hay nói đúng hơn là làm tăng trưởng an lạc, hạnh phúc của chúng ta và làm cho chúng ta thoải mái, can đảm; bất luận chúng ta đi đâu, luật nhân quả cũng là kẻ bảo vệ che chở cho chúng ta.

3) Tinh thần tự lực: Chúng ta hiện nay như thế này là do những gì ta đã tạo trong quá khứ, vì vậy những gì chúng ta hiện đang làm, chắc chắn sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Có được tri kiến đúng đắn về sự kiện này, cũng như biết rằng sự vinh quang trong tương lai là vô hạn, điều này cho chúng ta tinh thần tự lực vững mạnh và loại trừ khuynh hướng cầu xin tha lực giúp đỡ. Thực ra thì tha lực này hoàn toàn không giúp được gì cả "Thanh tịnh hay không thanh tịnh tuỳ thuộc nơi ta, không ai có thể làm cho người khác thanh tịnh được", Ðức Phật đã dạy như vậy.

4) Tinh thần tự chế: Một cách tự nhiên, nếu chúng ta nhận thức được rằng điều ác chúng ta làm sẽ quay trở lại đập vào chúng ta, chúng ta sẽ rất thận trọng, ít ra khi chúng ta làm, hay nói hoặc suy nghĩ một điều gì đó không tốt, không trong sạch và không đúng sự thực. Có kiến thức hiểu biết về Nghiệp sẽ hạn chế chúng ta không làm điều lầm lạc vì lợi ích của kẻ khác, cũng như của bản thân chúng ta.

5) Sức mạnh: Càng hiểu biết về giáo lý nghiệp báo và ứng dụng nó vào cuộc sống của chúng ta, chúng ta càng có thêm sức mạnh, không những để hướng dẫn cho tương lai mình mà còn để giúp cho mọi người một cách hữu hiệu hơn. Việc thực hành thiện nghiệp khi đã phát triển đầy đủ có thể sẽ giúp chúng ta vượt qua điều ác và những nhược điểm, đồng thời tiêu diệt mọi kiết sử ngăn trở không cho chúng ta đến đích Niết Bàn.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002)

Xem: Nguyên tác Anh ngữ


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 16-08-2002