Tạng Luật Bộ Tập Yếu Tỳ khưu Indacanda
Nguyệt Thiên dịch
XIV. PHÂN TÍCH KAṬHINA [1124] Kaṭhina không được thành tựu đến ai? Kaṭhina được thành tựu đến ai? Thế nào là Kaṭhina không được thành tựu? Thế nào là Kaṭhina được thành tựu? [1125] Kaṭhina không được thành tựu đến ai? – Kaṭhina không được thành tựu đến hai hạng người: Vị không làm cho thành tựu và vị không tùy hỷ. Kaṭhina không được thành tựu đến hai hạng người này. [1126] Kaṭhina được thành tựu đến ai? – Kaṭhina được thành tựu đến hai hạng người: Vị làm cho thành tựu và vị tùy hỷ. Kaṭhina được thành tựu đến hai hạng người này. [1127] Thế nào là Kaṭhina không được thành tựu? – Kaṭhina không được thành tựu bởi hai mươi bốn lý do: [1] Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn đánh dấu về chiều dài, chiều rộng. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn giặt. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn tính toán về y năm điều, hoặc bảy điều, hoặc chín điều, v.v.... Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn cắt theo sự đã tính toán. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn kết chỉ tạm. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may lại theo đường chỉ lược cho chắc. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn gắn miếng vải làm dấu. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may chắc chắn. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may đường viền. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn kết lại phần giữa. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn đắp thêm một lớp nữa. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn nhuộm. Kaṭhina không được thành tựu do sự ra dấu hiệu gợi ý để thí chủ dâng. Kaṭhina không được thành tựu do sự giảng giải về Kaṭhina rồi kêu gọi. Kaṭhina không được thành tựu với sự làm y có tính cách tạm thời. Kaṭhina không được thành tựu với sự tích trữ. Kaṭhina không được thành tựu do sự hủy bỏ vì để qua đêm. Kaṭhina không được thành tựu với sự không làm thành được phép tức là không làm dấu hoại y. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là y saṅghāṭi tức là y hai lớp. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là thượng y, thường gọi là y vai trái. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là y nội. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là năm điều hoặc (không) nhiều hơn năm điều, không được cắt và kết lại nội trong ngày hôm ấy. Kaṭhina không được thành tựu trừ phi do sự thành tựu bởi cá nhân. Nếu Kaṭhina đã được thành tựu đúng đắn nhưng vị tùy hỷ việc ấy đứng ngoài ranh giới (sīmā). Kaṭhina không được thành tựu là như thế. [1128] Hành động làm dấu hiệu (nimittakammaṃ) nghĩa là vị làm dấu hiệu rằng: “Tôi sẽ làm thành tựu Kaṭhina với vải này.” Sự giảng giải rồi kêu gọi (parikathā) nghĩa là vị thực hiện sự giảng giải rồi kêu gọi: “Tôi sẽ làm phát sanh vải Kaṭhina với bài thuyết giảng này.” Được làm có tính cách tạm thời (kukkukataṃ) nghĩa là đề cập đến vật thí không được nhận lấy (anādiyadānaṃ). Sự tích trữ (sannidhi) nghĩa là có hai sự tích trữ: sự tích trữ do việc làm và sự tích trữ do thu gom. Sự phạm vào nissaggiya nghĩa là trong khi đang thực hiện thì hừng đông xuất hiện. Kaṭhina không được thành tựu bởi hai mươi bốn lý do này. [1129] Thế nào là Kaṭhina được thành tựu? – Kaṭhina được thành tựu bởi mười bảy lý do:[2] Kaṭhina được thành tựu với (vải) mới. Kaṭhina được thành tựu với (vải) được xem như mới. Kaṭhina được thành tựu với vải áo choàng cũ. Kaṭhina được thành tựu với vải dơ bị quăng bỏ. Kaṭhina được thành tựu với vải được bỏ ở trước cửa tiệm, có người nhặt lấy rồi đem dâng. Kaṭhina được thành tựu với sự không ra dấu hiệu gợi ý để thí chủ dâng. Kaṭhina được thành tựu không do sự giảng giải về Kaṭhina rồi kêu gọi. Kaṭhina được thành tựu với sự làm không phải là tạm thời. Kaṭhina được thành tựu với sự không tích trữ. Kaṭhina được thành tựu do không để qua đêm. Kaṭhina được thành tựu với sự làm thành được phép tức là làm dấu hoại y. Kaṭhina được thành tựu với y saṅghāṭi tức là y hai lớp. Kaṭhina được thành tựu với thượng y. Kaṭhina được thành tựu với y nội. Kaṭhina được thành tựu với y là năm điều hoặc nhiều hơn năm điều, được cắt và kết lại nội trong ngày hôm ấy. Kaṭhina được thành tựu do sự thành tựu của cá nhân. Và Kaṭhina ấy còn được thành tựu một cách đúng đắn nếu vị tùy hỷ đứng ở trong ranh giới. Như thế là Kaṭhina được thành tựu. Kaṭhina được thành tựu bởi mười bảy lý do này. [1130] Bao nhiêu pháp được sanh lên với sự thành tựu Kaṭhina? – Với sự thành tựu Kaṭhina, mười lăm pháp được sanh lên: tám tiêu đề, hai sự vướng bận, năm điều thuận lợi. Với sự thành tựu Kaṭhina, mười lăm pháp này được sanh lên. [1131] Đối với sự tiến hành, các pháp nào là duyên (paccayo) thông qua vô gián duyên (anantarapaccayena), là duyên thông qua đẳng vô gián duyên (samanantarapaccayena), là duyên thông qua y chỉ duyên (nissayapaccayena), là duyên thông qua cận y duyên (upanissayapaccayena), là duyên thông qua tiền sanh duyên (purejātapaccayena), là duyên thông qua hậu sanh duyên (pacchājātapaccayena), là duyên thông qua đồng sanh duyên (sahajātapaccayena)? Đối với việc làm trước, ...(như trên)... Đối với việc nguyện xả (y), ...(như trên)... Đối với việc chú nguyện (y), ...(như trên)... Đối với sự thành tựu (Kaṭhina), ...(như trên)...? Đối với các tiêu đề và các điều vướng bận, ...(như trên)...? Đối với sự vật,[3] các pháp nào là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên, là duyên thông qua tiền sanh duyên, là duyên thông qua hậu sanh duyên, là duyên thông qua đồng sanh duyên? [1132] Đối với sự tiến hành, việc làm trước là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với việc làm trước, sự tiến hành là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự tiến hành, việc làm trước là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên. [1133] Đối với việc làm trước, sự nguyện xả (y) là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với sự nguyện xả (y), việc làm trước là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với việc làm trước, sự nguyện xả (y) là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên. [1134] Đối với sự nguyện xả (y), sự chú nguyện (y) là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với sự chú nguyện (y), sự nguyện xả (y) là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự nguyện xả (y), sự chú nguyện (y) là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên. [1135] Đối với sự chú nguyện (y), sự thành tựu (Kaṭhina) là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với sự thành tựu (Kaṭhina), sự chú nguyện (y) là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự chú nguyện (y), sự thành tựu (Kaṭhina) là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên. [1136] Đối với sự thành tựu (Kaṭhina), các tiêu đề và các sự vướng bận là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với các tiêu đề và các sự vướng bận, sự thành tựu (Kaṭhina) là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự thành tựu (Kaṭhina), các tiêu đề và các sự vướng bận là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên. [1137] Đối với sự vật, niềm mong mỏi và không mong mỏi là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với niềm mong mỏi và không mong mỏi, sự vật là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự vật, niềm mong mỏi và không mong mỏi là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên. [1138] Việc làm trước có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự nguyện xả (y) có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự chú nguyện (y) có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự thành tựu (Kaṭhina) có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Các tiêu đề và các sự vướng bận có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Niềm mong mỏi và không mong mỏi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? – Việc làm trước có sự tiến hành là sự mở đầu, có sự tiến hành là sự phát sanh, có sự tiến hành là sự sanh lên, có sự tiến hành là sự hiện khởi, có sự tiến hành là sự cốt yếu, có sự tiến hành là nguồn sanh khởi. Sự nguyện xả (y) có việc làm trước là sự mở đầu, có việc làm trước là sự phát sanh, có việc làm trước là sự sanh lên, có việc làm trước là sự hiện khởi, có việc làm trước là sự cốt yếu, có việc làm trước là nguồn sanh khởi. Sự chú nguyện (y) có sự nguyện xả (y) là sự mở đầu, có sự nguyện xả (y) là sự phát sanh, có sự nguyện xả (y) là sự sanh lên, có sự nguyện xả (y) là sự hiện khởi, có sự nguyện xả (y) là sự cốt yếu, có sự nguyện xả (y) là nguồn sanh khởi. Sự thành tựu (Kaṭhina) có sự chú nguyện (y) là sự mở đầu, có sự chú nguyện (y) là sự phát sanh, có sự chú nguyện (y) là sự sanh lên, có sự chú nguyện (y) là sự hiện khởi, có sự chú nguyện (y) là sự cốt yếu, có sự chú nguyện (y) là nguồn sanh khởi. Các tiêu đề và các sự vướng bận có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự mở đầu, có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự phát sanh, có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự sanh lên, có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự hiện khởi, có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự cốt yếu, có sự thành tựu (Kaṭhina) là nguồn sanh khởi. Niềm mong mỏi và không mong mỏi có sự vật (y) là sự mở đầu, có sự vật (y) là sự phát sanh, có sự vật (y) là sự sanh lên, có sự vật (y) là sự hiện khởi, có sự vật (y) là sự cốt yếu, có sự vật (y) là nguồn sanh khởi. Sự tiến hành có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Việc làm trước ...(như trên)... Sự nguyện xả (y) ...(như trên)... Sự chú nguyện (y) ...(như trên)... Sự thành tựu (Kaṭhina) ...(như trên)... Các tiêu đề và các sự vướng bận ...(như trên)... Sự vật (y) ...(như trên)... Niềm mong mỏi và không mong mỏi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? - Sự tiến hành có nhân (hetu) là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi. Việc làm trước ...(như trên)... Sự nguyện xả (y) ...(như trên)... Sự chú nguyện (y) ...(như trên)... Sự thành tựu (Kaṭhina) ...(như trên)... Các tiêu đề và các sự vướng bận ...(như trên)... Sự vật (y) ...(như trên)... Niềm mong mỏi và không mong mỏi có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi. Sự tiến hành có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Việc làm trước ...(như trên)... Sự nguyện xả (y) ...(như trên)... Sự chú nguyện (y) ...(như trên)... Sự thành tựu (Kaṭhina) ...(như trên)... Các tiêu đề và các sự vướng bận ...(như trên)... Sự vật (y) ...(như trên)... Niềm mong mỏi và không mong mỏi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? - Sự tiến hành có duyên (paccayo) là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi. Việc làm trước ...(như trên)... Sự nguyện xả (y) ...(như trên)... Sự chú nguyện (y) ...(như trên)... Sự thành tựu (Kaṭhina) ...(như trên)... Các tiêu đề và các sự vướng bận ...(như trên)... Sự vật (y) ...(như trên)... Niềm mong mỏi và không mong mỏi có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi. [1139] Việc làm trước được tổng hợp lại với bao nhiêu pháp? – Việc làm trước được tổng hợp lại với bảy pháp: với việc giặt, với việc tính toán, với việc cắt, với việc kết lại, với việc may, với việc nhuộm, với việc làm thành được phép. Việc làm trước được tổng hợp lại với bảy pháp này. Việc nguyện xả (y) được tổng hợp lại với bao nhiêu pháp? – Việc nguyện xả (y) được tổng hợp lại với ba pháp: với y hai lớp, với thượng y, với y nội. Việc chú nguyện (y) được tổng hợp lại với bao nhiêu pháp? – Việc chú nguyện (y) được tổng hợp lại với ba pháp: với y hai lớp, với thượng y, với y nội. Việc thành tựu (Kaṭhina) được tổng hợp lại với bao nhiêu pháp? – Việc thành tựu (Kaṭhina) được tổng hợp lại với một pháp là sự phát lên lời nói. [1040] Kaṭhina có bao nhiêu căn nguyên? có bao nhiêu sự vật? có bao nhiêu loại vật liệu? - Kaṭhina có một căn nguyên là hội chúng. Có ba sự vật là y hai lớp, thượng y, y nội. Có sáu loại vật liệu: loại bằng sợi lanh (khomaṃ), loại bằng bông vải (kappāsikaṃ), loại bằng tơ lụa (koseyyaṃ), loại bằng sợi len (kambalaṃ), loại bằng gai thô (sāṇam), loại bằng chỉ bố (bhaṅgaṃ). [1141] Kaṭhina có việc gì là đầu tiên, có việc gì là ở giữa, có việc gì là kết cuộc? – Kaṭhina có việc làm trước là đầu tiên, có sự thực hiện là ở giữa, có sự thành tựu là kết cuộc. [1142] Người hội đủ bao nhiêu điều kiện không thể thành tựu Kaṭhina? Người hội đủ bao nhiêu điều kiện có thể thành tựu Kaṭhina? - Người hội đủ tám điều kiện không thể thành tựu Kaṭhina. Người hội đủ tám điều kiện có thể thành tựu Kaṭhina. Người không thể thành tựu Kaṭhina hội đủ tám điều kiện gì? - Vị không biết về việc làm trước, không biết về việc nguyện xả (y), không biết về việc chú nguyện (y), không biết về sự thành tựu (Kaṭhina), không biết về tiêu đề, không biết về sự vướng bận, không biết về sự hết hiệu lực, không biết về sự thuận lợi. Người không thể thành tựu Kaṭhina hội đủ tám điều kiện này. Người có thể thành tựu Kaṭhina hội đủ tám điều kiện gì? - Vị biết về việc làm trước, biết về việc nguyện xả (y), biết về việc chú nguyện (y), biết về sự thành tựu (Kaṭhina), biết về tiêu đề, biết về sự vướng bận, biết về sự hết hiệu lực, biết về sự thuận lợi. Người có thể thành tựu Kaṭhina hội đủ tám điều kiện này. [1143] Sự thành tựu Kaṭhina của những hạng người nào không có tác dụng? Sự thành tựu Kaṭhina của những hạng người nào có tác dụng? - Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người không có tác dụng. Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người có tác dụng. Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người nào không có tác dụng? - Vị đứng ở ngoài ranh giới (sīmā) nói lời tùy hỷ. Trong khi nói lời tùy hỷ, vị không nói lên thành câu. Trong khi nói lên thành câu, vị không làm cho người khác hiểu được. Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người này không có tác dụng. Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người nào có tác dụng? - Vị đứng ở trong ranh giới (sīmā) nói lời tùy hỷ. Trong khi nói lời tùy hỷ, vị nói lên thành câu. Trong khi nói lên thành câu, vị làm cho người khác hiểu được. Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người này có tác dụng. [1144] Bao nhiêu sự thành tựu Kaṭhina không có hiệu lực? Bao nhiêu sự thành tựu Kaṭhina có hiệu lực? - Ba sự thành tựu Kaṭhina không có hiệu lực. Ba sự thành tựu Kaṭhina có hiệu lực. Thế nào là ba sự thành tựu Kaṭhina không có hiệu lực? - Là hư hỏng về sự vật, hư hỏng về thời gian, và hư hỏng về việc làm.[4] Đây là ba sự thành tựu Kaṭhina không có hiệu lực. Thế nào là ba sự thành tựu Kaṭhina có hiệu lực? - Là hoàn hảo về sự vật, hoàn hảo về thời gian, và hoàn hảo về việc làm. Đây là ba sự thành tựu Kaṭhina có hiệu lực [1145] Nên biết về Kaṭhina. Nên biết về sự thành tựu Kaṭhina. Nên biết về tháng của sự thành tựu Kaṭhina. Nên biết về điều hư hỏng của sự thành tựu Kaṭhina. Nên biết về điều hoàn hảo của sự thành tựu Kaṭhina. Nên biết về hành động làm dấu hiệu. Nên biết về sự giảng giải (rồi kêu gọi). Nên biết về được làm có tính cách tạm thời. Nên biết về sự tích trữ. Nên biết về sự phạm vào nissaggiya. [1146] Nên biết về Kaṭhina: là sự tổng hợp lại của chính các pháp ấy, là sự liên kết lại, là tên gọi, là hành động đặt tên, là hệ thống tên gọi, là sự giải nghĩa, là đặc tính, là sự diễn tả; điều ấy tức là “Kaṭhina.” Nên biết về tháng của sự thành tựu Kaṭhina: là nên biết tháng cuối cùng của mùa mưa. Nên biết về điều hư hỏng của sự thành tựu Kaṭhina: là nên biết về điều hư hỏng của sự thành tựu Kaṭhina với hai mươi bốn lý do. Nên biết về điều hoàn hảo của sự thành tựu Kaṭhina: là nên biết về điều hoàn hảo của sự thành tựu Kaṭhina với mười bảy lý do. Nên biết về hành động ra dấu hiệu: là vị làm dấu hiệu rằng: “Tôi sẽ làm thành tựu Kaṭhina với vải này.” Nên biết về sự giảng giải (rồi kêu gọi): là vị thực hiện sự giảng giải rồi kêu gọi: “Tôi sẽ làm phát sanh vải Kaṭhina với bài thuyết giảng này.” Nên biết về được làm có tính cách tạm thời: là nói đến vật thí không được nhận lấy. Nên biết về sự tích trữ: là nên biết về hai sự tích trữ: sự tích trữ do việc làm và sự tích trữ do thu gom. Nên biết về sự phạm vào nissaggiya: là trong khi đang thực hiện thì hừng đông xuất hiện. [1147] Nên biết về sự thành tựu Kaṭhina: Nếu vải Kaṭhina được phát sanh đến hội chúng, hội chúng nên thực hành như thế nào? Vị làm thành tựu (Kaṭhina) nên thực hành như thế nào? Vị tùy hỷ nên thực hành như thế nào? - Hội chúng nên trao cho vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì. Vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina ấy nên giặt, nên làm cho phẳng, nên tính toán, nên cắt, nên may, nên nhuộm, nên làm thành được phép (làm dấu y), nên làm thành tựu Kaṭhina nội trong ngày hôm ấy. Nếu có ý định làm thành tựu Kaṭhina với y hai lớp, nên nguyện xả y hai lớp cũ, nên chú nguyện y hai lớp mới, nên nói lên thành câu: “Tôi làm thành tựu Kaṭhina với y hai lớp này.” Nếu có ý định làm thành tựu Kaṭhina với thượng y, nên nguyện xả thượng y cũ, nên chú nguyện thượng y mới, nên nói lên thành câu: “Tôi làm thành tựu Kaṭhina với thượng y này.” Nếu có ý định làm thành tựu Kaṭhina với y nội, nên nguyện xả y nội cũ, nên chú nguyện y nội mới, nên nói lên thành câu: “Tôi làm thành tựu Kaṭhina với y nội này.” Vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch các ngài, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, xin các ngài hãy tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” Các vị tỳ khưu là các vị tùy hỷ ấy nên đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch đại đức, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, chúng tôi xin tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” Vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina ấy nên đi đến nhiều vị tỳ khưu, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch các ngài, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, xin các ngài hãy tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” Các vị tỳ khưu là các vị tùy hỷ ấy nên đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch đại đức, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, chúng tôi xin tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” Vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina ấy nên đi đến một vị tỳ khưu, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch đại đức, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, xin đại đức hãy tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” Vị tỳ khưu là vị tùy hỷ ấy nên đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch đại đức, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, tôi xin tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” [1148] Có phải hội chúng làm thành tựu Kaṭhina? Có phải nhóm làm thành tựu Kaṭhina? Có phải cá nhân làm thành tựu Kaṭhina? - Hội chúng không làm thành tựu Kaṭhina. Nhóm không làm thành tựu Kaṭhina. Cá nhân làm thành tựu Kaṭhina. Nếu hội chúng không làm thành tựu Kaṭhina, nhóm không làm thành tựu Kaṭhina, cá nhân làm thành tựu Kaṭhina, vậy có phải Kaṭhina không được thành tựu cho hội chúng, không được thành tựu cho nhóm, được thành tựu cho cá nhân? - Có phải hội chúng đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Có phải nhóm đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Có phải cá nhân đọc tụng giới bổn Pātimokkha?[5] Hội chúng không đọc tụng giới bổn Pātimokkha. Nhóm không đọc tụng giới bổn Pātimokkha. Cá nhân đọc tụng giới bổn Pātimokkha. – Nếu hội chúng không đọc tụng giới bổn Pātimokkha, nhóm không đọc tụng giới bổn Pātimokkha, cá nhân đọc tụng giới bổn Pātimokkha, vậy có phải giới bổn Pātimokkha không được đọc tụng cho hội chúng, giới bổn Pātimokkha không được đọc tụng cho nhóm, giới bổn Pātimokkha được đọc tụng cho cá nhân? Do sự đọc tụng của cá nhân ở hội chúng hợp nhất, ở nhóm hợp nhất, giới bổn Pātimokkha đã được đọc tụng cho hội chúng, giới bổn Pātimokkha đã được đọc tụng cho nhóm, giới bổn Pātimokkha đã được đọc tụng cho cá nhân. – Cũng tương tợ như thế, hội chúng không làm thành tựu Kaṭhina, nhóm không làm thành tựu Kaṭhina, cá nhân làm thành tựu Kaṭhina. Do sự thành tựu (Kaṭhina) của cá nhân với sự tùy hỷ của hội chúng, với sự tùy hỷ của nhóm, Kaṭhina được thành tựu cho hội chúng, Kaṭhina được thành tựu cho nhóm, Kaṭhina được thành tựu cho cá nhân. [1149] Hiệu
lực Kaṭhina [1150] Hiệu
lực Kaṭhina [1151] Hiệu
lực Kaṭhina [1152] Hiệu
lực Kaṭhina [1153] Hiệu
lực Kaṭhina [1154] Hiệu
lực Kaṭhina [1155] Hiệu
lực Kaṭhina [1156] Hiệu
lực Kaṭhina [1157] Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina phụ thuộc vào hội chúng? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina phụ thuộc vào cá nhân? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina không phụ thuộc vào hội chúng cũng không phụ thuộc vào cá nhân? - Có một sự hết hiệu lực của Kaṭhina phụ thuộc vào hội chúng là sự hết hiệu lực giữa chừng.[6] Có bốn sự hết hiệu lực của Kaṭhina phụ thuộc vào cá nhân: liên quan đến việc ra đi, liên quan đến việc (y) đã được hoàn tất, liên quan đến việc tự mình quyết định, liên quan đến việc vượt qua ranh giới. Có bốn sự hết hiệu lực của Kaṭhina không phụ thuộc vào hội chúng cũng không phụ thuộc vào cá nhân: liên quan đến việc (y) bị mất, liên quan đến việc nghe tin, liên quan đến sự tan vỡ niềm mong mỏi, sự đồng thời hết hiệu lực. [1158] Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina bị hết hiệu lực ở trong ranh giới (antosīmāya)? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina bị hết hiệu lực ở ngoài ranh giới (bahisīmāya)? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina có thể bị hết hiệu lực ở trong ranh giới (hoặc) có thể bị hết hiệu lực ở ngoài ranh giới? - Có hai sự hết hiệu lực của Kaṭhina bị hết hiệu lực ở trong ranh giới: sự hết hiệu lực giữa chừng, sự hết hiệu lực đồng thời. Có ba sự hết hiệu lực của Kaṭhina bị hết hiệu lực ở ngoài ranh giới: liên quan đến việc ra đi, liên quan đến việc nghe tin, liên quan đến việc vượt qua ranh giới. Có bốn sự hết hiệu lực của Kaṭhina có thể bị hết hiệu lực ở trong ranh giới (hoặc) có thể bị hết hiệu lực ở ngoài ranh giới: liên quan đến việc (y) đã được hoàn tất, liên quan đến việc tự mình quyết định, liên quan đến việc (y) bị mất, liên quan đến việc tan vỡ niềm mong mỏi. [1159] Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina có sự sanh lên cùng một lúc có sự chấm dứt cùng một lúc? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina có sự sanh lên cùng một lúc, có sự chấm dứt không cùng lúc? - Có hai sự hết hiệu lực của Kaṭhina có sự sanh lên cùng một lúc có sự chấm dứt cùng một lúc: sự hết hiệu lực giữa chừng, sự hết hiệu lực đồng thời. Các sự hết hiệu lực của Kaṭhina còn lại có sự sanh lên cùng một lúc, có sự chấm dứt không cùng lúc. Dứt Phân Tích Kaṭhina. Tóm lược chương này: [1160] Đến
ai? Như thế nào? ******* Dứt
Tập Yếu [1] Xin xem thêm ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương 07, [97]. [2] Xin xem thêm ở Sđd, chương 07, [98]. [3] Tức là sự vật của Kaṭhina. Ngài Buddhaghosa giải thích là y hai lớp, hoặc thượng y, hoặc y nội. [4] Hư hỏng về sự vật nghĩa là y không được làm thành được phép (tức là chưa được làm dấu y), hư hỏng về thời gian nghĩa là các thí chủ dâng y ngày hôm nay và hội chúng để đến ngày hôm sau mới giao y cho vị tỳ khưu để làm thành tựu Kaṭhina, hư hỏng về việc làm nghĩa là vải đã được cắt vào ngày hôm ấy nhưng y chưa được làm xong nội trong ngày ấy (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa). [5] Đây là câu trả lời bằng cách hỏi ngược lại. [6] Do tuyên ngôn thâu hồi Kaṭhina. Vấn đề này được đề cập ở điều pācittiya 30 của tỳ khưu ni. [7] Phải chăng bộ Tập Yếu – Parivāra lúc được kết tập lần đầu tiên chỉ có 14 chương và các phần sau mới được thêm vào về sau này? Chúng tôi không nghĩ rằng câu “parivāraṃ niṭṭhitaṃ” này được giữ lại do sự thiếu sót của các nhà kết tập. -ooOoo-
Ðầu trang |
Mục lục |
01a |
01b |
01c |
01d |
02a |
02b |
03 |
04 |
05 | |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu
Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 05-2005)
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 06-06-2005