Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
117. Kinh Nhu Nhuyến
118. Kinh Long Tượng
119. Kinh Thuyết Xứ
120. Kinh Thưyết Vô Thường
121. Kinh Thỉnh Thỉnh
122. Kinh Chiêm-Ba
123. Kinh Sa-Môn Nhị Thập Ức
124. Kinh Bát Nạn
125. Kinh Bần Cùng
126. Kinh Hành Dục
127. Kinh Phước Ðiền
128. Kinh Ưu-Bà-Tắc
129. Kinh Oán Gia
130. Kinh Giáo
131. Kinh Hàng Ma
132. Kinh Lại-Tra-Hòa-La
133. Kinh Ưu-Bà-Ly
134. Kinh Thích Vấn
135. Kinh Thiện Sanh
136. Kinh Thương Nhân Cầu Tài
137. Kinh Thế Gian
138. Kinh Phước
139. Kinh Tức Chỉ Ðạo
140. Kinh Chí Biên
141. Kinh Dụ
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

11. PHẨM ÐẠI

132. KINH LẠI-TRA-HÒA-LA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu[02] cùng với chúng đại Tỳ-kheo, đi dến Thâu-lô-tra[03]; trú trong vườn Thi-nhiếp-hòa[04], phía Bắc thôn Thâu-lô-tra.

Bấy giờ, các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra nghe đồn rằng: “Sa-môn Cù-đàm, con dòng họ Thích, lìa bỏ tông tộc, xuất gia học đạo, đang du hóa Câu-lâu-sấu cùng với chúng đại Tỳ-kheo, đi đến thôn Thâu-lô-tra này, trú trong rừng Thi-nhiếp-hòa, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra. Sa-môn Cù-đàm ấy có tiếng tăm lớn, đồn khắp mười phương. Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu[05], Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự[06], Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu[07]. Vị ấy ở trong thế gian này, giữa Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, mà tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ[08]. Vị ấy thuyết pháp vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở khoảng giữa và đoạn cuối cũng vi diệu, có nghĩa, có văn; cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh[09]. Nếu được gặp Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác để tôn trọng, lễ bái, cúng dường, thừa sự, thật là thiện lợi thay! Chúng ta nên cùng nhau đến gặp Sa-môn Cù-Đàm để lễ bái, cúng dường.”

Các Cư sĩ, Phạm chí thôn Thâu-lô-tra sau khi đã được nghe như vậy, mỗi người cùng với quyến thuộc theo sau, từ thôn Thâu-lô-tra ra đi, hướng về phía Bắc, đến vườn Thi-nhiếp-hòa. Họ mong gặp Đức Thế Tôn để lễ bái, cúng dường. Sau khi đến nơi Phật, các Phạm chí, cư sĩ thôn Thâu-lô-tra kia, có người cúi đầu lễ bái sát chân Phật rồi ngồi sang một bên; có người chào hỏi Phật rồi ngồi sang một bên; có người chắp tay hướng Phật rồi ngồi sang một bên; có người từ xa thấy Phật, lặng lẽ ngồi xuống. Khi các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra ai nấy đều ngồi yên, Đức Phật nói pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện nói pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi Đức Phật ngồi im lặng.

Bấy giờ, các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra sau khi được Phật thuyết pháp, khuyến phát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, ai nấy đều rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu sát chân Phật, đi quanh Phật ba vòng rồi ra về.

Lúc bấy giờ con trai cư sĩ là Lại-tra-hòa-la[10] vẫn ngồi không đứng dậy. Đến lúc các Phạm chí, cư sĩ thôn Thâu-lô-tra ra về chẳng bao lâu, Lại-tra-hòa-la con trai cư sĩ liền rời chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Bạch Thế Tôn, xin cho con được theo Thế Tôn xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo tịnh tu phạm hạnh.”

Đức Thế Tôn hỏi:

“Này con trai Cư sĩ, cha mẹ có cho phép ông ở trong Chánh pháp luật này, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo không?”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, cha mẹ chưa cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Đức Thế Tôn dạy:

“Này con trai Cư sĩ, nếu cha mẹ không cho phép ông sống trong Chánh pháp luật này, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, thì Ta không thể độ ông xuất gia học đạo, cũng không thể truyền trao giới cụ túc.

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ bạch:

“Bạch Thế Tôn, con sẽ phương tiện xin cha mẹ để con được phép ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Đức Thế Tôn dạy:

“Này con trai Cư sĩ, tùy ước muốn của ông.”

Khi ấy Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nghe lời Phật dạy, cẩn thận ghi nhớ, cúi đầu lễ sát chân Phật, đi quanh ba vòng rồi ra về. Về đến nhà, ông thưa với cha mẹ:

“Thưa cha mẹ, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia đình, bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Cúi xin cha mẹ cho con trong Chánh pháp luật này mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Cha mẹ của Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ bảo:

“Lại-tra-hòa-la, cha mẹ chỉ có một mình con, hết sức yêu thương chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết. Giả sử con có chết đi, cha mẹ còn không muốn rời bỏ, huống gì còn sống mà nỡ lìa xa, không nhìn thấy được mặt sao?”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ lại thưa đến lần thứ ba:

“Thưa cha mẹ, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia đình, bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Cúi xin cha mẹ cho con trong Chánh pháp luật này mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Cha mẹ Lại-tra-hòa-la cũng lại bảo đến lần thứ ba:

“Lại-tra-hòa-la, cha mẹ chỉ có một mình con, hết sức yêu thương chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết. Giả sử con có chết đi, cha mẹ còn không muốn rời bỏ, huống gì còn sống mà nỡ lìa xa, không nhìn thấy được mặt sao?”

Khi ấy Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ liền vật mình xuống đất, nói:

“Từ nay con không đứng dậy, không uống, không ăn, cho đến khi nào cha mẹ cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Rồi Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ trải qua một ngày không ăn, cho đến hai ngày, ba ngày, bốn ngày, nhiều ngày không ăn. Bấy giờ cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ đến bên con bảo rằng:

“Lại-tra-hòa-la, người con mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay con không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, con hãy mau đứng dậy, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng mà tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ vẫn nằm im lặng không đáp.

Rồi cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ đi đến thân bằng quyến thuộc và các quan viên nói rằng:

“Mong quý vị hãy cùng đến chỗ Lại-tra-hòa-la khuyên nó dậy.”

Thân bằng quyến thuộc của Lại-tra-hòa-la và các quan viên bèn cùng nhau đi đến chỗ Lại-tra-hòa-la bảo rằng:

“Này cậu Lại-tra-hòa-la, người cậu mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, cậu hãy mau đứng dậy, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ vẫn nằm im lặng không đáp.:

Rồi cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ đi đến các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ, nói rằng:

“Mong các cậu đến chỗ Lại-tra-hòa-khuyên nó đứng dậy.”

Các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ, liền cùng nhau đi đến bên Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ, nói rằng:

“Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ, người bạn mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay bạn không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, bạn hãy mau đứng dậy sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ vẫn im lặng không đáp.

Khi ấy các thiện tri thức đồng bạn, đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ đi đến chỗ cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nói rằng:

“Hai bác nên cho Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Nếu anh ấy thích sống như vậy, thì ngay trong đời này còn có thể gặp nhau. Nếu anh ấy chán sống cảnh ấy thì tự nhiên sẽ trở về với cha mẹ. Nay nếu không cho anh ấy đi, nhất định anh ấy sẽ chết, không nghi ngờ gì nữa. Như thế có ích gì?”

Khi ấy, cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nghe xong, liền nói với các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ rằng:

“Chúng tôi nay cho Lại-tra-hòa-la ở trong Chánh pháp luật mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Nếu học đạo mà vẫn trở về cho chúng tôi gặp.”

Rồi các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ liền cùng nhau đến chỗ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nói rằng:

“Này bạn, cha mẹ đã cho bạn ở trong Chánh pháp luật mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo. Khi học đạo rồi, phải trở về thăm cha mẹ.”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nghe như vậy, vui mừng khôn tả, hân hoan, sinh ái, sinh lạc, bèn đứng dậy, dần dần bồi dưỡng thân thể. Khi thân thể đã bình phục, liền rời khỏi thôn Thâu-lô -tra, đi đến chỗ Phật, cúi đầu sát chân Phật, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, cha mẹ đã cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Ngưỡng mong Thế Tôn cho con được theo Thế Tôn xuất gia học đạo, thọ giới Cụ túc, được làm Tỳ-kheo.”

Khi ấy Đức Thế Tôn độ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ xuất gia học đạo, truyền trao giới Cụ túc. Sau khi truyền trao giới Cụ túc, Đức Thế Tôn ở lại thôn Thâu-lô-tra một thời gian, sau đó Ngài thâu y mang bát lần lượt du hành đến nước Xá-vệ, trú trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la sau khi xuất gia học đạo, thọ giới Cụ túc, sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn. Do sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn, ngài đạt đến mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, là chỉ cầu hoàn thành vô thượng phạm hạnh, ở ngay đời này tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ, biết như thật rằng: “Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa”. Tôn giả Lại-tra-hòa-la biết như pháp rồi, cho đến, chứng đắc quả A-la-hán.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la, sau khi đắc quả A-la-hán, khoảng chín mười năm trôi qua, bèn nghĩ rằng: “Ngày xưa ta đã hứa xuất gia học đạo rồi sẽ trở về thăm cha mẹ. Ta nay nên trở về để trọn lời hứa đó.”

Rồi Tôn giả Lại-tra-hòa-la đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi sang một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con trước có lời hứa, là sau khi học đạo rồi, sẽ về thăm cha mẹ. Hôm nay con xin từ giã để về thăm cha mẹ cho trọn lời hứa trước.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nghĩ: “Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la[11] này, nếu giả sử xả giới, bỏ đạo, sống đời dục lạc như cũ, chắc chắn không có trường hợp đó.” Đức Thế Tôn biết vậy, liền bảo:

“Ngươi hãy đi. Những ai chưa được độ, hãy độ; chưa giải thoát, hãy khiến cho giải thoát; tịch diệt, khiến được tịch diệt. Lại-tra-hòa-la, nay tùy ý ngươi.

Khi đó, Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe Phật nói xong, cẩn thận ghi nhớ, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy sát chân Phật, đi quanh ba vòng, rồi đi về phòng riêng, thu xếp ngọa cụ, mang y ôm bát, lần lượt du hành đến thôn Thâu-lô-tra, trú trong vườn Thi-nhiếp-hòa, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra.

Khi đêm đã qua, trời vừa hừng sáng, Tôn giả Lại-tra-hòa-la mang y ôm bát vào thôn Thâu-lô-tra khất thực. Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghĩ như vầy: “Đức Thế Tôn khen ngợi việc thứ lớp khất thực. Ta nay ở trong thôn Thâu-lô-tra này nên theo thứ lớp khất thực.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la ở trong thôn Thâu-lô-tra theo thứ lớp khất thực, lần lượt về đến nhà mình. Lúc đó cha của Tôn giả Lại-tra-hòa-la đứng trong cửa, đang chải tóc cạo râu. Ông ta thấy Lại-tra-hòa-la đi vào, liền nói rằng:

“Sa-môn trọc đầu này bị quỷ đen trói chặt[12], tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!

Tôn giả Lại-tra-hòa-la ở nhà cha đã không được bố thí, mà lại bị rủa xả rằng: “Sa-môn trọc đầu này bị màu đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!” Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe vậy liền vội vàng bỏ đi.

Lúc đó người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la xách một giỏ đồ ăn thiu thối, định vất vào đống rác. Tôn giả thấy người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la xách một giỏ đồ ăn thiu thối, định vất vào đống rác, liền nói:

“Này cô em, nếu đồ ăn thiu thối này đáng bỏ đi thì nên bỏ vào bát của tôi. Tôi sẽ ăn.”

Khi ấy, đứa nô tỳ của cha người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la đem đồ ăn thiu thối trong giỏ đổ vào bát. Đang khi đổ vào bát, do hai dấu hiệu mà cô nhận ra Tôn giả; đó là: tiếng nói và tay chân của Tôn giả. Nhận ra được hai dấu hiệu này, nó liền chạy đến chỗ cha của Tôn giả[13] Lại-tra-hòa-la, thưa:

“Thưa ông, nên biết, cậu Lại-tra-hòa-la đã trở về đế thôn Thâu-lô-tra này rồi. Ông nên đến gặp.”

Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, rất đổi vui mừng phấn khởi, tay trái vén áo, tay mặt vuốt sửa râu tóc, rồi đi nhanh đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la. Khi đó Tôn giả Lại-tra-hòa-la đang quay mặt vào vách, ăn đồ ăn thiu thối ấy.

Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la đang quay mặt vào vách ăn đồ ăn thiu thối, nói rằng:

“Lại-tra-hòa-la con, người con rất mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường ăn thức ăn ngon. Lại-tra-hòa-la, tại sao con lại ăn đồ ăn thiu thối như thế? Lại-tra-hòa-la, vì lẽ gì con đã về đến thôn Thâu-lô-tra này mà không về nhà cha mẹ?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa rằng:

“Thưa Cư sĩ, con đã vào nhà cha, nhưng không được bố thí mà lại bị rủa xả, mắng rằng: ‘Sa-môn trọc đầu này bị quỷ đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!’ Con nghe như vậy bèn vội vàng bỏ đi.

Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói lời xin lỗi rằng:

“Lại-tra-hòa-la, con hãy tha lỗi! Lại-tra-hòa-la, con hãy tha lỗi! Cha thật không biết Lại-tra-hòa-la trở về nhà cha.”

Rồi cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la với lòng cung kính, dìu đỡ Tôn giả Lại-tra-hòa-la đưa vào trong nhà, trải chỗ ngồi và mời ngồi. Tôn giả Lại-tra-hòa-la bèn ngồi xuống. Lúc đó, người cha thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la ngồi xong, liền đến chỗ vợ, nói rằng:

“Này bà, nên biết, Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la đã về lại nhà rồi, mau sửa soạn cơm nước.”

Mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, rất đổi vui mừng, phấn khởi, liền vội vàng sửa soạn cơm nước. Soạn cơm nước xong, bà liền mang tiền bạc ra để giữa nhà một đống lớn. Đống tiền lớn đến nỗi một người đứng bên này, một người ngồi bên kia, không trông thấy nhau. Dồn một đống tiền lớn xong, bà đi đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Lại-tra-hòa-la, đây là phần tiền tài của mẹ. Còn tiền tài của cha con thì nhiều vô lượng trăm ngàn, không thể tính được. Nay giao hết cho con. Lại-tra-hòa-la con, con nên xả giới, bỏ đạo, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao như vậy? Vì cảnh giới của Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa với mẹ rằng:

“Con nay có một điều muốn nói mẹ có chịu nghe không?”

Mẹ Lại-tra-hòa-la nói:

“Này con nhà Cư sĩ, có điều gì con cứ nói, mẹ sẵn sàng nghe.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa với mẹ rằng:

“Nên may bao vải mới, đựng đầy tiền, dùng xe chở đến sông Hằng, đổ xuống chỗ sâu. Vì sao vậy? Vì do tiền này làm cho con người lo khổ, sầu thương, khóc lóc, không được an vui.”

Khi ấy, mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghĩ rằng: “Bằng phương tiện này không thể làm cho con ta Lại-tra-hòa-la xả giới bỏ đạo. Ta nên đến mấy con vợ cũ của nó, nói như thế này: ‘Các con dâu ơi, các con nên dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ ngọc mà thiện nam tử Lại-tra-hòa-la lúc còn ở nhà ưa thích nhất. Dùng thứ anh lạc này trang điểm rồi, các con cùng nhau đến bên Lại-tra-hòa-la, mỗi đứa ôm một chân mà nói rằng: Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?’”

Nghĩ xong, bà ta liền đến chỗ các vợ cũ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói như thế này:

“Các con dâu ơi, các con nên dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ ngọc mà thiện nam tử Lại-tra-hòa-la lúc còn ở nhà ưa thích nhất. Dùng thứ anh lạc này trang điểm rồi, các con cùng nhau đến bên Lại-tra-hòa-la, mỗi đứa ôm một chân mà nói rằng: ‘Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?’”

Khi ấy, các cô vợ cũ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ anh lạc mà Tôn giả Lại-tra-hòa-la lúc còn tại gia ưa thích nhất. Dùng loại ngọc đó trang điểm rồi, liền kéo đến bên Tôn giả Lại-tra-hòa-la, mỗi người ôm một chân mà nói như thế này:

“Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói với các cô vợ cũ rằng:

“Này các cô em, các cô nên biết, tôi không phải vì thiên nữ mà tu phạm hạnh. Sở dĩ tôi tu phạm hạnh, nay đã được mục đích ấy. Những điều Phật dạy, nay tôi đã làm xong.”

Những bà vợ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la đứng sang một bên khóc lóc rơi lệ mà nói rằng:

“Tôi không phải em gái của hiền lang, nhưng hiền lang lại gọi tôi bằng cô em.”

Lúc đó Tôn giả Lại-tra-hòa-la quay nhìn về phía cha mẹ, nói:

“Thưa Cư sĩ, nếu có thí cơm, đúng giờ thì thí, tại sao làm phiền nhau?”

Bấy giờ, cha mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền đứng dậy, thân hành lấy nước rửa, dâng ngài các món hào soạn dồi dào, đủ các loại nhai nuốt, tự thân châm chước cho ngài ăn no. Ăn xong thâu dọn chén bát, dùng nước rửa xong, lấy một cái giường nhỏ ngồi riêng nghe pháp.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết pháp cho cha mẹ nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, ngài từ chỗ ngồi đứng dậy, nói tụng rằng:

Hãy nhìn hình bóng trang sức này,

Trân bảo ngọc ngà và các thứ;

Tóc uốn lượn buông xuôi phía hữu;

Nốt ruồi xanh, mắt kẻ, mi dài.

Trò dối trá gạt người si dại,

Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ!

Với bao nhiêu gấm vóc lụa là,

Mong làm đẹp thân hình xú uế.

Trò dối trá gạt người si dại;

Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ!

Và bao nhiêu hương liệu bôi xoa,

Châm chấm điểm phấn vàng son đỏ.

Trò dối trá gạt người si dại;

Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ!

Áo tịnh diệu trang hoàng thân thể;

Nhưng nguyên hình huyễn hoặc còn trơ.

Trò dối trá gạt người si dại;

Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ!

Khi nai đã đạp tan lưới bẫy,

Và phá tung cổng nhốt một đời;

Ta bỏ lại miếng mồi, đi mất;

Ai yêu gì trói buộc thân nai?

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói tụng rồi, dùng như ý túc nương hư không mà đi. Đến rừng Thâu-lô-tra, đi vào rừng ấy, trải ni-sư-đàn ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc[14].

Bấy giờ, vua Câu-lao-bà[15] với quần thần trước sau vây quanh, ngồi ở chánh điện, bàn tán khen ngợi Tôn giả Lại-tra-hòa-la rằng:

“Nếu ta nghe tin Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la[16] đến Thâu-lô-tra này thì ta quyết đến thăm.”

Khi ấy vua Câu-lao-bà bảo thợ săn rằng:

“Ngươi hãy đi dò xét rừng Thâu-lô-tra. Ta muốn đến đó săn.”

Thợ săn vâng lời, liền đến dò xét rừng Thâu-lô-tra. Khi người thợ săn dò xét rừng, thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la trải tọa cụ ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc, liền nghĩ: “Người mà vua Câu-lao-bà cùng quần thần ngồi tại chánh điện bàn tán khen ngợi, bây giờ ở đây.”

Khi người thợ săn dò xét rừng Thâu-lô-tra xong rồi, trở về tâu với vua Câu-lao-bà rằng:

“Tâu Đại vương, nên biết, tôi đã xem rừng Thâu-lô-tra rồi. Xin theo ý Đại vương. Tâu Đại vương, Tôn giả Lại-tra-hòa-la, người mà Đại vương cùng quần thần ngồi ở chánh điện bàn tán khen ngợi rằng: ‘Nếu ta nghe tin Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la đến Thâu-lô-tra này, ta quyết đến thăm’. Nay Tôn giả Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la hiện đang ở trong rừng Thâu-lô-tra, trải tọa cụ ngồi kiết già dưới cây bệ-hê-lặc, Đại vương muốn gặp có thể đến đó.”

Vua Câu-lao-bà nghe xong, bảo người đánh xe:

“Ngươi mau mau sửa soạn xa giá. Ta muốn đến gặp Lại-tra-hòa-la.

Người đánh xe vâng lệnh, sửa soạn xa giá xong trở lại tâu vua:

“Tâu Đại vương, nên biết, xa giá đã sửa soạn xong. Xin theo ý Đại vương.”

Khi ấy vua Câu-lao-bà liền ngồi xe ra đi đến rừng Thâu-lô-tra. Từ xa trông thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la, nhà vua liền xuống xe, đi bộ đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la. Tôn giả Lại-tra-hòa-la thấy vua Câu-lao-bà đến, nói rằng:

“Đại vương, nay đến đây, muốn ngồi đâu tự tiện ngồi, được chăng?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Hôm nay tuy tôi đến bờ cõi của mình, nhưng ý tôi muốn Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la mời tôi ngồi.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền mời vua Câu-lao-bà rằng:

“Đây có chỗ ngồi riêng, xin mời Đại vương ngồi.”

Khi ấy, vua Câu-lao-bà với Tôn giả Lại-tra-hòa-la cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Vua nói với Tôn giả Lại-tra-hòa-la:

“Có phải ngài vì gia đình suy sụp mà xuất gia học đạo chăng? Nếu vì không có tài vật nên sống đời học đạo, thì này Lại-tra-hòa-la, trong nhà của Câu-lao-bà vương gia này có nhiều tài vật, tôi sẽ xuất tài vật cho Lại-tra-hòa-la, khuyên Lại-tra-hòa-la xả giới bỏ đạo, sống đời dục lạc mà bố thí, tùy ý tu phước nghiệp. Vì sao như vậy? Lại-tra-hòa-la, giáo pháp của Tôn sư rất khó, xuất gia học đạo lại càng khó hơn”.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, nói rằng:

“Đại vương nay bằng sự bất tịnh mời tôi, không phải bằng sự thanh tịnh mà mời.”

Vua Câu-lao-bà nghe xong, hỏi:

“Tôi phải làm sao để thỉnh mời Lại-tra-hòa-la bằng sự thanh tịnh, không phải bằng sự bất tịnh?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, nên nói như thế nầy: ‘Lại-tra-hòa-la, nhân dân trong nước tôi an ổn, sung sướng, không có việc kinh sợ, không có đấu tranh, không có hà khắc, không có khổ nô dịch; lúa gạo đầy đủ, khất thực dễ được. Lại-tra-hòa-la sống trong nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như pháp’. Đại vương, nói như vậy gọi là bằng sự thanh tịnh mời tôi, không phải bằng sự bất tịnh mà mời.”

Vua Câu-lao-bà nghe xong, nói:

“Nay tôi bằng sự thanh tịnh mà mời Lại-tra-hòa-la; không phải bằng sự bất tịnh. Nhân dân trong nước tôi an ổn, sung sướng, không có việc kinh sợ, không có đấu tranh, không có hà khắc, không có khổ nô dịch; lúa gạo đầy đủ, khất thực dễ được. Lại-tra-hòa-la sống trong nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như pháp.”

“Lại nữa, Lại-tra-hòa-la, có bốn trường hợp suy vi, do suy vi nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Những gì là bốn? Bệnh suy, lão suy, tài sản suy, thân tộc suy.

“Lại-tra-hòa-la, thế nào là bệnh suy? Hoặc có người trường kỳ bị bệnh; bệnh tật rất nặng, quá đau đớn, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta trường kỳ bị bệnh; bệnh tật rất nặng, quá đau đớn. Ta thật có dục vọng nhưng không sống đời dục lạc được. Ta nay nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì bệnh suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là bệnh suy.

“Lại-tra-hòa-la, thế nào gọi là lão suy? Hoặc có người tuổi già, các căn suy yếu, tuổi thọ gần hết, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta tuổi đã già, các căn suy yếu, tuổi thọ gần hết, ta thật có dục vọng nhưng không thể sống đời dục lạc, ta nay nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì lão suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là lão suy.

“Lại-tra-hòa-la, thế nào là tài sản suy? Hoặc có người bần cùng cô thế, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta bần cùng cô thế, ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì tài sản suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là tài suy.

“Lại-tra-hòa-la, thế nào gọi là thân tộc suy? Hoặc có người bà con tuyệt tự, chết tuyệt, không còn một ai, người ấy nghĩ rằng: Ta nay bà con tuyệt tự, chết tuyệt, không còn một ai. Ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó người ấy vì thân suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là thân suy.

“Lại-tra-hòa-la khi xưa không bệnh hoạn, an ổn trọn vẹn, đường tiêu hóa điều hòa, không lạnh không nóng, bình chánh an lạc, thuận hòa không tranh chấp; do đó, các thứ đồ ăn mềm hay cứng được dễ dàng tiêu hóa, an ổn. Như vậy, Lại-tra-hòa-la chẳng phải vì bệnh suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Lại-tra-hòa-la khi xưa vào tuổi niên thiếu, tóc đen óng mướt, thân thể khỏe mạnh, rồi xướng ca tấu nhạc, mặc tình thỏa thích. Lại chưng diện thân thể, thường thích dạo chơi. Lúc ấy bà con không ai muốn để ngài học đạo; cha mẹ khóc lóc, lo sầu áo não, cũng không cho ngài xuất gia học đạo. Nhưng ngài cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Như vậy Lại-tra-hòa-la không vì lão suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Lại-tra-hòa-la ở trong thôn Thâu-lô-tra này, về phần tài vật, gia đình ngài là đệ nhất, là tối đại, là tối thắng, là tối thượng. Như vậy Lại-tra-hòa-la không vì tài sản suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Lại-tra-hòa-la ở trong rừng Thâu-lô-tra này, các bà con giàu có đều còn sống. Như vậy, Lại-tra-hòa-la không phải vì thân tộc suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Lại-tra-hòa-la, đối với bốn trường hợp suy vi ấy, hoặc do một suy vi nào đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, nhưng tôi thấy Lại-tra-hòa-la không có một suy vi nào khả dĩ khiến Lại-tra-hòa-la cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Lại-tra-hòa-la hiểu biết thế nào và được nghe những gì mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo?”

“Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, Thế Tôn là đấng đã biết, đã thấy, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, đã giảng thuyết bốn sự. Tôi hoan hỷ chấp nhận điều ấy; tôi thấy, nghe, hiểu biết điều ấy, nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Những gì là bốn[17]? Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa[18]. Thế gian này nhất thiết phải đi đến sự già nua[19]. Thế gian này không thường, cần phải bỏ đi[20]. Thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái[21].”

Vua Câu-lao-bà hỏi:

“Lại-tra-hòa-la, như ngài vừa nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa’. Nhưng, Lại-tra-hòa-la, tôi có con, cháu, anh, em, bè đảng, tượng quân, xa quân, mã quân, bộ quân, thảy đều giỏi bắn, giỏi chống cự, nghiêm nghị, dõng mãnh như vương tử, lực sĩ, Bát-la-khiên-đề, Ma ha năng già[22]; lại có người xem tướng, có kẻ trù mưu, có người tính toán, có kẻ thông hiểu điển sách, có người giỏi đàm luận, có quân thần, có quyến thuộc, người trì chú, kẻ biết chú, bất cứ phương nào có sự khủng bố thì có kẻ chế phục, ngăn cản. Nếu như lời Lại-tra-hòa-la nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa,’ thì này Lại-tra-hòa-la, nói như thế có nghĩa gì?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Đại vương, thân này có bệnh chăng?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Lại-tra-hòa-la, nay thân này của tôi thường có phong bệnh[23].

Tôn giả Lại-tra-hòa-la hỏi:

“Đại vương, khi phong bệnh bộc phát rất trầm trọng, rất đau đớn, thì này Đại vương, lúc ấy có thể bảo bọn con cháu, anh em, họ hàng thân thích, tượng quân, xa quân, mã quân, bộ quân, thảy đều giỏi bắn, giỏi chống cự, nghiêm nghị, dõng mãnh như vương tử, lực sĩ, Bát-la-khiên-đề, Ma-ha-năng-già, kẻ xem tướng, kẻ trù mưu, người tính toán, kẻ thông hiểu điển sách, người giỏi đàm luận, quân thần quyến thuộc, kẻ trì chú, người biết chú, rằng ‘Các ngươi hãy đến, tạm thời thay thế ta chịu sự khổ sở đau đớn để ta khỏi bệnh, an lạc’ được chăng?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Không được. Vì sao vậy? Tôi tự gây nghiệp; nhân bởi nghiệp, duyên bởi nghiệp, riêng mình chịu khổ sở đau đớn.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la bảo:

“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng ‘Thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Vua Câu-lao-bà nói rằng:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa’. Này Lại-tra-hòa-la, tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao như vậy? Thế gian này quả thật không được bảo vệ, không đáng nương tựa.”

Vua Câu-lao-bà lại hỏi:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Lại-tra-hòa-la, nói như vậy có nghĩa gì?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Lúc Đại vương còn hai mươi bốn tuổi hay hai mươi lăm tuổi thì như thế nào? Khi ấy sự nhanh nhẹn như thế nào đối với ngày nay? Khi ấy, gân sức, hình thể, nhan sắc như thế nào đối với ngày nay?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Khi tôi còn hai mươi bốn hay hai mươi lăm tuổi, tự nhớ lại thời ấy, sự nhanh nhẹn, gân sức, hình thể, nhan sắc không ai hơn tôi. Lại-tra-hòa-la, tôi nay đã già nua, các căn lụn bại, mạng sống sắp chấm dứt, tuổi đầy tám mươi, đâu có mạnh khỏe như xưa.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này, tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Tôi muốn tiếp nhận điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín từ bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Vua Câu-lao-bà nói:

“Như Lại-tra-hòa-la nói, ‘Đại vương, thế gian này tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Tôi cũng muốn tiếp nhận điều đó. Vì sao như vậy? Thế gian này quả thật tất cả đều đi đến chỗ già nua.”

Vua Câu-lao-bà lại hỏi:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Lại-tra-hòa-la, nói như vậy lại có nghĩa gì?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Đại vương, có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào không?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Đúng vậy!”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại hỏi:

“Đại vương, có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào, nếu thời gian đã đến, không thể nương tựa, chịu đựng sự tan vỡ, tất cả đời này đều đi đến chỗ diệt vong; lúc đó nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào, có thể từ đời này mang qua đời sau không?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Không được. Vì sao như vậy? Tôi phải đơn độc, cô thân, cũng không bạn bè, từ đời này mà đi đến đời sau.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Vua Câu-lao-bà nói:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao? Thế gian này quả thật vô thường, cần phải bỏ đi.”

Vua Câu-lao-bà lại hỏi:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái’. Lại-tra-hòa-la, nói điều này, như vậy có nghĩa gì?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào không?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Đúng vậy.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại hỏi:

“Có nước Câu-lâu-sấu dồi dào và hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào; nếu có một người từ phương Đông đến, đáng tín nhiệm, không lừa dối, nói với nhà vua rằng: Tôi từ phương Đông đến, thấy nước ấy vô cùng giàu có an vui, nhân dân đông đúc.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại nói:

“Phương Nam, phương Tây, phương Bắc cũng như vậy. Từ bờ biển lớn, nếu có một người đến, đáng tín nhiệm, không lừa dối, nói với nhà vua rằng: Tôi từ bờ biển lớn đến, thấy nước ấy vô cùng giàu có an lạc, nhân dân đông đúc.”

 Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này không có sự thỏa mãn, không có biết đủ, là tôi tớ của ái’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó; tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Vua Câu-lao-bà nói:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái’. Tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao? Vì thế gian này quả không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Đức Thế Tôn, là đang đã biết, đã thấy, là Như Lai, Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, nói cho tôi nghe bốn việc này. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Lúc đó, Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói tụng rằng:

Ta thấy người thế gian,
Có của, ngu không thí;
Được của rồi cầu thêm,
Xan tham chứa chất của.
Nhà vua được thiên hạ,
Chỉnh ngự tùy sức mình.
Trong nước không biết đủ,
Lại tìm ở nước ngoài.
Nhà vua và nhân dân
Chưa lìa dục, mạng vong.
Xỏa tóc, vợ con khóc;
Ôi thôi, khổ khó ngăn.
Bó chăn đệm chôn cất;
Hoặc chất củi hỏa thiêu.
Duyên đi đến đời sau;
Thiêu rồi vẫn ngu dại.
Chết rồi của không theo;
Vợ con và nô tỳ,
Của nhiều cùng chung hưởng;
Ngu, trí, cũng vậy thôi.
Người trí chẳng âu lo;
Kẻ ngu ôm sầu thảm.
Thế nên trí tuệ hơn;
Bước về nẻo chánh giác.
Chấp chặt theo có Hữu,
Kẻ ngu gây hạnh ác.
Với pháp, làm phi pháp;
Dùng sức cưỡng đoạt người.
Kém trí bắt chước theo;
Ngu làm nhiều hạnh ác.
Nhập thai đến đời sau,
Luôn luôn chịu sanh tử.
Đã thọ sanh ra đời,
Chỉ làm các việc ác.
Như giặc bị bắt trói;
Tự làm ác hại mình.
Chúng sanh này như thế,
Cho mãi đến đời sau.
Do nghiệp mình đã tạo
Tự làm ác hại mình.
Như trái chín tự rụng;
Già trẻ cũng như vậy.
Muốn trang điểm, yêu thích;
Tâm hưởng sắc tốt xấu;
Bị dục trói buộc hại;
Do dục sanh kinh hãi.
Vua, tôi thấy giác này,
Biết Sa-môn vi diệu.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết như vậy vua Câu-lao-bà sau khi nghe lời Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết xong, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Bản Hán, quyển 31. Tương đương Pāli, M. 82 Raṭṭhapāla-suttanta. Hán biệt dịch, No.68 Phật thuyết Lại-tra-hòa-la kinh, Ngô Chi Khiêm dịch; No.69 Phật Thuyết Hộ Quốc Kinh, Tống, Pháp Hiền dịch.
[02] Câu-lâu-sấu 拘 樓 瘦. Pāli: Kurūsu, giữa những Kuru.
[03] Thâu-lô-tra 鍮 蘆 吒. No.69: Đổ-la tụ lạc. No.68: từ Câu-lưu quốc đến Thâu-la-âu-tra quốc. Pāli: Thullakoṭṭhikaṃ nāma kurūnaṃ nigamo, một làng của người Kuru tên là Thullakoṭṭihika.
[04] Thi-nhiếp-hòa viên 尸 攝 惒 園. Pāli: Siṃsapāvana, rừng cây siṃsapa.
[05] Hán: Minh Hành Thành Vi 明 行 成 為;thường nói là Minh Hành Túc. Pāli: vijjā-caraṇsampanno.
[06] Hán: Đạo pháp ngự  道 法 御; thường nói là Điều ngự trượng phu. Bản Hán này đọc dhamma (pháp) thay vì damma (huấn luyện).
[07] Chúng Hựu 眾 佑, tức Thế Tôn. Pāli: Bhagavā.
[08] Hán: bỉ ư thử thế… tự tri tự giác tự tác chứng thành tựu du. Các bản Pāli: so imaṃ lokaṃ sadevakaṃsayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, “Vị ấy sau khi bằng thắng trí tự mình chứng nghiệm thế giới này bao gồm chư Thiên… rồi thuyết minh”. Trong Pāli, các từ lokaṃ (thế gian)... đều đồng nghiệp cách, túc từ trực tiếp cho pavedeti (thuyết minh) và sacchikatvā (sau khi chứng nghiệm); trong khi, trong bản Hán, thế gian… được hiểu là ư cách, túc từ chỉ nơi chốn.
[09] Hán: cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh 具 足 淸 淨 顯 現 梵 行. Pāli: kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāseti, giới thiệu đời sống phạm hạnh tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đối trong sạch. Trong bản Hán, các từ cụ túc, thanh tịnh, cần được hiểu là phẩm định cho phạm hạnh.
[10] Lại-tra-hòa-la Cư sĩ tử 賴 吒 惒 羅 居 士 子. Pāli:Raṭṭhapālo nāma kulaputto.
[11] Trong nguyên bản: Lại-tra-hòa-la tộc tánh tử 賴 吒 惒 羅 族 姓 子. Pāli: Raṭṭhapālo kulaputto.
[12] Hán: vị hắc sở phược 為 黑 所 縳. Pāli: imehi muiḍakehi samaṇakehi…, vì bọn Sa-môn trọc đầu nay mà…
[13] Bản Pāli, báo tin cho mẹ của Raṭṭhapāla. Sau đó bà báo tin cho ông.
[14] Bệ-hê-lặc 鞞 醯 勒. Pāli: vibhīṭaka, cây xuyên luyện (Terminalia belerica), có thể dùng quả nó làm thuốc.
[15] Câu-lao-bà; tên vua, chủ khu vườn nai mà Lại-tra-hòa-la đang trú. Xem No(160), kinh “A-lan-na” sau. Pāli: Koravya.
[16] Hán: Lại-tra-hòa-la tộc tánh tử: Lại-tra-hòa-la, con trai nhà tông tộc, hay con nhà gia thế.
[17] Bốn sự kiện theo No.69: lão, bệnh, ái, tử. No.68: đại loại như vậy. Pāli và bản Hán này tương đồng về đại cương.
[18] Pāli: attāṇo loko anabhissaro’ti, thế giới này vô hộ, vô chủ.
[19] Hán: thú hướng lão pháp 趣 向 老 法. Pāli: upanīyyati loko addhuvo ti, thế gian này không bền vững, bị lôi cuốn đi.
[20] Pāli: assako loko sabbaṃ pahāya gamanīyan ti, thế giới này không sở hữu; cần xả bỏ tất cả khi ra đi. Trong bản Hán, assaka, “không có sở hữu” được đọc là asassaka, “không thường hằng”.
[21] Hán: vi ái tẩu sứ 為 愛 走 使. Pāli: ūno loko atitto taṇhādāso ti, thế gian này thiếu thốn, không thỏa mãn, nô lệ của khát ái.
[22] Bát-la-khiên-đề Ma-ha-năng-già 鈢 邏 騫 提 摩 訶 能 伽, không rõ tên của ai. Đại tạng kinh sách dẫn, vol.1 cho là tên của một người. Hoặc giả là tên một con voi chúa (Ma-ha-năng-già: mahānāga).
[23] Hán: phong bệnh 風 病. Pāli: anusāyiko ābādho, bệnh thống phong mạn tính.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
117. Kinh Nhu Nhuyến
118. Kinh Long Tượng
119. Kinh Thuyết Xứ
120. Kinh Thưyết Vô Thường
121. Kinh Thỉnh Thỉnh
122. Kinh Chiêm-Ba
123. Kinh Sa-Môn Nhị Thập Ức
124. Kinh Bát Nạn
125. Kinh Bần Cùng
126. Kinh Hành Dục
127. Kinh Phước Ðiền
128. Kinh Ưu-Bà-Tắc
129. Kinh Oán Gia
130. Kinh Giáo
131. Kinh Hàng Ma
132. Kinh Lại-Tra-Hòa-La
133. Kinh Ưu-Bà-Ly
134. Kinh Thích Vấn
135. Kinh Thiện Sanh
136. Kinh Thương Nhân Cầu Tài
137. Kinh Thế Gian
138. Kinh Phước
139. Kinh Tức Chỉ Ðạo
140. Kinh Chí Biên
141. Kinh Dụ
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

11. PHẨM ÐẠI

132. KINH LẠI-TRA-HÒA-LA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu[02] cùng với chúng đại Tỳ-kheo, đi dến Thâu-lô-tra[03]; trú trong vườn Thi-nhiếp-hòa[04], phía Bắc thôn Thâu-lô-tra.

Bấy giờ, các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra nghe đồn rằng: “Sa-môn Cù-đàm, con dòng họ Thích, lìa bỏ tông tộc, xuất gia học đạo, đang du hóa Câu-lâu-sấu cùng với chúng đại Tỳ-kheo, đi đến thôn Thâu-lô-tra này, trú trong rừng Thi-nhiếp-hòa, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra. Sa-môn Cù-đàm ấy có tiếng tăm lớn, đồn khắp mười phương. Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu[05], Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự[06], Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu[07]. Vị ấy ở trong thế gian này, giữa Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, mà tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ[08]. Vị ấy thuyết pháp vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở khoảng giữa và đoạn cuối cũng vi diệu, có nghĩa, có văn; cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh[09]. Nếu được gặp Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác để tôn trọng, lễ bái, cúng dường, thừa sự, thật là thiện lợi thay! Chúng ta nên cùng nhau đến gặp Sa-môn Cù-Đàm để lễ bái, cúng dường.”

Các Cư sĩ, Phạm chí thôn Thâu-lô-tra sau khi đã được nghe như vậy, mỗi người cùng với quyến thuộc theo sau, từ thôn Thâu-lô-tra ra đi, hướng về phía Bắc, đến vườn Thi-nhiếp-hòa. Họ mong gặp Đức Thế Tôn để lễ bái, cúng dường. Sau khi đến nơi Phật, các Phạm chí, cư sĩ thôn Thâu-lô-tra kia, có người cúi đầu lễ bái sát chân Phật rồi ngồi sang một bên; có người chào hỏi Phật rồi ngồi sang một bên; có người chắp tay hướng Phật rồi ngồi sang một bên; có người từ xa thấy Phật, lặng lẽ ngồi xuống. Khi các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra ai nấy đều ngồi yên, Đức Phật nói pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện nói pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi Đức Phật ngồi im lặng.

Bấy giờ, các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra sau khi được Phật thuyết pháp, khuyến phát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, ai nấy đều rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu sát chân Phật, đi quanh Phật ba vòng rồi ra về.

Lúc bấy giờ con trai cư sĩ là Lại-tra-hòa-la[10] vẫn ngồi không đứng dậy. Đến lúc các Phạm chí, cư sĩ thôn Thâu-lô-tra ra về chẳng bao lâu, Lại-tra-hòa-la con trai cư sĩ liền rời chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Bạch Thế Tôn, xin cho con được theo Thế Tôn xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo tịnh tu phạm hạnh.”

Đức Thế Tôn hỏi:

“Này con trai Cư sĩ, cha mẹ có cho phép ông ở trong Chánh pháp luật này, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo không?”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, cha mẹ chưa cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Đức Thế Tôn dạy:

“Này con trai Cư sĩ, nếu cha mẹ không cho phép ông sống trong Chánh pháp luật này, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, thì Ta không thể độ ông xuất gia học đạo, cũng không thể truyền trao giới cụ túc.

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ bạch:

“Bạch Thế Tôn, con sẽ phương tiện xin cha mẹ để con được phép ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Đức Thế Tôn dạy:

“Này con trai Cư sĩ, tùy ước muốn của ông.”

Khi ấy Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nghe lời Phật dạy, cẩn thận ghi nhớ, cúi đầu lễ sát chân Phật, đi quanh ba vòng rồi ra về. Về đến nhà, ông thưa với cha mẹ:

“Thưa cha mẹ, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia đình, bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Cúi xin cha mẹ cho con trong Chánh pháp luật này mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Cha mẹ của Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ bảo:

“Lại-tra-hòa-la, cha mẹ chỉ có một mình con, hết sức yêu thương chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết. Giả sử con có chết đi, cha mẹ còn không muốn rời bỏ, huống gì còn sống mà nỡ lìa xa, không nhìn thấy được mặt sao?”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ lại thưa đến lần thứ ba:

“Thưa cha mẹ, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia đình, bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Cúi xin cha mẹ cho con trong Chánh pháp luật này mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Cha mẹ Lại-tra-hòa-la cũng lại bảo đến lần thứ ba:

“Lại-tra-hòa-la, cha mẹ chỉ có một mình con, hết sức yêu thương chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết. Giả sử con có chết đi, cha mẹ còn không muốn rời bỏ, huống gì còn sống mà nỡ lìa xa, không nhìn thấy được mặt sao?”

Khi ấy Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ liền vật mình xuống đất, nói:

“Từ nay con không đứng dậy, không uống, không ăn, cho đến khi nào cha mẹ cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Rồi Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ trải qua một ngày không ăn, cho đến hai ngày, ba ngày, bốn ngày, nhiều ngày không ăn. Bấy giờ cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ đến bên con bảo rằng:

“Lại-tra-hòa-la, người con mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay con không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, con hãy mau đứng dậy, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng mà tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ vẫn nằm im lặng không đáp.

Rồi cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ đi đến thân bằng quyến thuộc và các quan viên nói rằng:

“Mong quý vị hãy cùng đến chỗ Lại-tra-hòa-la khuyên nó dậy.”

Thân bằng quyến thuộc của Lại-tra-hòa-la và các quan viên bèn cùng nhau đi đến chỗ Lại-tra-hòa-la bảo rằng:

“Này cậu Lại-tra-hòa-la, người cậu mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, cậu hãy mau đứng dậy, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ vẫn nằm im lặng không đáp.:

Rồi cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ đi đến các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ, nói rằng:

“Mong các cậu đến chỗ Lại-tra-hòa-khuyên nó đứng dậy.”

Các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ, liền cùng nhau đi đến bên Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ, nói rằng:

“Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ, người bạn mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay bạn không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, bạn hãy mau đứng dậy sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ vẫn im lặng không đáp.

Khi ấy các thiện tri thức đồng bạn, đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ đi đến chỗ cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nói rằng:

“Hai bác nên cho Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Nếu anh ấy thích sống như vậy, thì ngay trong đời này còn có thể gặp nhau. Nếu anh ấy chán sống cảnh ấy thì tự nhiên sẽ trở về với cha mẹ. Nay nếu không cho anh ấy đi, nhất định anh ấy sẽ chết, không nghi ngờ gì nữa. Như thế có ích gì?”

Khi ấy, cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nghe xong, liền nói với các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ rằng:

“Chúng tôi nay cho Lại-tra-hòa-la ở trong Chánh pháp luật mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Nếu học đạo mà vẫn trở về cho chúng tôi gặp.”

Rồi các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ liền cùng nhau đến chỗ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nói rằng:

“Này bạn, cha mẹ đã cho bạn ở trong Chánh pháp luật mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo. Khi học đạo rồi, phải trở về thăm cha mẹ.”

Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ nghe như vậy, vui mừng khôn tả, hân hoan, sinh ái, sinh lạc, bèn đứng dậy, dần dần bồi dưỡng thân thể. Khi thân thể đã bình phục, liền rời khỏi thôn Thâu-lô -tra, đi đến chỗ Phật, cúi đầu sát chân Phật, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, cha mẹ đã cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Ngưỡng mong Thế Tôn cho con được theo Thế Tôn xuất gia học đạo, thọ giới Cụ túc, được làm Tỳ-kheo.”

Khi ấy Đức Thế Tôn độ Lại-tra-hòa-la con trai Cư sĩ xuất gia học đạo, truyền trao giới Cụ túc. Sau khi truyền trao giới Cụ túc, Đức Thế Tôn ở lại thôn Thâu-lô-tra một thời gian, sau đó Ngài thâu y mang bát lần lượt du hành đến nước Xá-vệ, trú trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la sau khi xuất gia học đạo, thọ giới Cụ túc, sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn. Do sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn, ngài đạt đến mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, là chỉ cầu hoàn thành vô thượng phạm hạnh, ở ngay đời này tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ, biết như thật rằng: “Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa”. Tôn giả Lại-tra-hòa-la biết như pháp rồi, cho đến, chứng đắc quả A-la-hán.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la, sau khi đắc quả A-la-hán, khoảng chín mười năm trôi qua, bèn nghĩ rằng: “Ngày xưa ta đã hứa xuất gia học đạo rồi sẽ trở về thăm cha mẹ. Ta nay nên trở về để trọn lời hứa đó.”

Rồi Tôn giả Lại-tra-hòa-la đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi sang một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con trước có lời hứa, là sau khi học đạo rồi, sẽ về thăm cha mẹ. Hôm nay con xin từ giã để về thăm cha mẹ cho trọn lời hứa trước.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nghĩ: “Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la[11] này, nếu giả sử xả giới, bỏ đạo, sống đời dục lạc như cũ, chắc chắn không có trường hợp đó.” Đức Thế Tôn biết vậy, liền bảo:

“Ngươi hãy đi. Những ai chưa được độ, hãy độ; chưa giải thoát, hãy khiến cho giải thoát; tịch diệt, khiến được tịch diệt. Lại-tra-hòa-la, nay tùy ý ngươi.

Khi đó, Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe Phật nói xong, cẩn thận ghi nhớ, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy sát chân Phật, đi quanh ba vòng, rồi đi về phòng riêng, thu xếp ngọa cụ, mang y ôm bát, lần lượt du hành đến thôn Thâu-lô-tra, trú trong vườn Thi-nhiếp-hòa, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra.

Khi đêm đã qua, trời vừa hừng sáng, Tôn giả Lại-tra-hòa-la mang y ôm bát vào thôn Thâu-lô-tra khất thực. Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghĩ như vầy: “Đức Thế Tôn khen ngợi việc thứ lớp khất thực. Ta nay ở trong thôn Thâu-lô-tra này nên theo thứ lớp khất thực.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la ở trong thôn Thâu-lô-tra theo thứ lớp khất thực, lần lượt về đến nhà mình. Lúc đó cha của Tôn giả Lại-tra-hòa-la đứng trong cửa, đang chải tóc cạo râu. Ông ta thấy Lại-tra-hòa-la đi vào, liền nói rằng:

“Sa-môn trọc đầu này bị quỷ đen trói chặt[12], tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!

Tôn giả Lại-tra-hòa-la ở nhà cha đã không được bố thí, mà lại bị rủa xả rằng: “Sa-môn trọc đầu này bị màu đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!” Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe vậy liền vội vàng bỏ đi.

Lúc đó người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la xách một giỏ đồ ăn thiu thối, định vất vào đống rác. Tôn giả thấy người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la xách một giỏ đồ ăn thiu thối, định vất vào đống rác, liền nói:

“Này cô em, nếu đồ ăn thiu thối này đáng bỏ đi thì nên bỏ vào bát của tôi. Tôi sẽ ăn.”

Khi ấy, đứa nô tỳ của cha người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la đem đồ ăn thiu thối trong giỏ đổ vào bát. Đang khi đổ vào bát, do hai dấu hiệu mà cô nhận ra Tôn giả; đó là: tiếng nói và tay chân của Tôn giả. Nhận ra được hai dấu hiệu này, nó liền chạy đến chỗ cha của Tôn giả[13] Lại-tra-hòa-la, thưa:

“Thưa ông, nên biết, cậu Lại-tra-hòa-la đã trở về đế thôn Thâu-lô-tra này rồi. Ông nên đến gặp.”

Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, rất đổi vui mừng phấn khởi, tay trái vén áo, tay mặt vuốt sửa râu tóc, rồi đi nhanh đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la. Khi đó Tôn giả Lại-tra-hòa-la đang quay mặt vào vách, ăn đồ ăn thiu thối ấy.

Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la đang quay mặt vào vách ăn đồ ăn thiu thối, nói rằng:

“Lại-tra-hòa-la con, người con rất mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường ăn thức ăn ngon. Lại-tra-hòa-la, tại sao con lại ăn đồ ăn thiu thối như thế? Lại-tra-hòa-la, vì lẽ gì con đã về đến thôn Thâu-lô-tra này mà không về nhà cha mẹ?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa rằng:

“Thưa Cư sĩ, con đã vào nhà cha, nhưng không được bố thí mà lại bị rủa xả, mắng rằng: ‘Sa-môn trọc đầu này bị quỷ đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!’ Con nghe như vậy bèn vội vàng bỏ đi.

Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói lời xin lỗi rằng:

“Lại-tra-hòa-la, con hãy tha lỗi! Lại-tra-hòa-la, con hãy tha lỗi! Cha thật không biết Lại-tra-hòa-la trở về nhà cha.”

Rồi cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la với lòng cung kính, dìu đỡ Tôn giả Lại-tra-hòa-la đưa vào trong nhà, trải chỗ ngồi và mời ngồi. Tôn giả Lại-tra-hòa-la bèn ngồi xuống. Lúc đó, người cha thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la ngồi xong, liền đến chỗ vợ, nói rằng:

“Này bà, nên biết, Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la đã về lại nhà rồi, mau sửa soạn cơm nước.”

Mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, rất đổi vui mừng, phấn khởi, liền vội vàng sửa soạn cơm nước. Soạn cơm nước xong, bà liền mang tiền bạc ra để giữa nhà một đống lớn. Đống tiền lớn đến nỗi một người đứng bên này, một người ngồi bên kia, không trông thấy nhau. Dồn một đống tiền lớn xong, bà đi đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Lại-tra-hòa-la, đây là phần tiền tài của mẹ. Còn tiền tài của cha con thì nhiều vô lượng trăm ngàn, không thể tính được. Nay giao hết cho con. Lại-tra-hòa-la con, con nên xả giới, bỏ đạo, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao như vậy? Vì cảnh giới của Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa với mẹ rằng:

“Con nay có một điều muốn nói mẹ có chịu nghe không?”

Mẹ Lại-tra-hòa-la nói:

“Này con nhà Cư sĩ, có điều gì con cứ nói, mẹ sẵn sàng nghe.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa với mẹ rằng:

“Nên may bao vải mới, đựng đầy tiền, dùng xe chở đến sông Hằng, đổ xuống chỗ sâu. Vì sao vậy? Vì do tiền này làm cho con người lo khổ, sầu thương, khóc lóc, không được an vui.”

Khi ấy, mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghĩ rằng: “Bằng phương tiện này không thể làm cho con ta Lại-tra-hòa-la xả giới bỏ đạo. Ta nên đến mấy con vợ cũ của nó, nói như thế này: ‘Các con dâu ơi, các con nên dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ ngọc mà thiện nam tử Lại-tra-hòa-la lúc còn ở nhà ưa thích nhất. Dùng thứ anh lạc này trang điểm rồi, các con cùng nhau đến bên Lại-tra-hòa-la, mỗi đứa ôm một chân mà nói rằng: Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?’”

Nghĩ xong, bà ta liền đến chỗ các vợ cũ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói như thế này:

“Các con dâu ơi, các con nên dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ ngọc mà thiện nam tử Lại-tra-hòa-la lúc còn ở nhà ưa thích nhất. Dùng thứ anh lạc này trang điểm rồi, các con cùng nhau đến bên Lại-tra-hòa-la, mỗi đứa ôm một chân mà nói rằng: ‘Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?’”

Khi ấy, các cô vợ cũ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ anh lạc mà Tôn giả Lại-tra-hòa-la lúc còn tại gia ưa thích nhất. Dùng loại ngọc đó trang điểm rồi, liền kéo đến bên Tôn giả Lại-tra-hòa-la, mỗi người ôm một chân mà nói như thế này:

“Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói với các cô vợ cũ rằng:

“Này các cô em, các cô nên biết, tôi không phải vì thiên nữ mà tu phạm hạnh. Sở dĩ tôi tu phạm hạnh, nay đã được mục đích ấy. Những điều Phật dạy, nay tôi đã làm xong.”

Những bà vợ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la đứng sang một bên khóc lóc rơi lệ mà nói rằng:

“Tôi không phải em gái của hiền lang, nhưng hiền lang lại gọi tôi bằng cô em.”

Lúc đó Tôn giả Lại-tra-hòa-la quay nhìn về phía cha mẹ, nói:

“Thưa Cư sĩ, nếu có thí cơm, đúng giờ thì thí, tại sao làm phiền nhau?”

Bấy giờ, cha mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền đứng dậy, thân hành lấy nước rửa, dâng ngài các món hào soạn dồi dào, đủ các loại nhai nuốt, tự thân châm chước cho ngài ăn no. Ăn xong thâu dọn chén bát, dùng nước rửa xong, lấy một cái giường nhỏ ngồi riêng nghe pháp.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết pháp cho cha mẹ nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, ngài từ chỗ ngồi đứng dậy, nói tụng rằng:

Hãy nhìn hình bóng trang sức này,

Trân bảo ngọc ngà và các thứ;

Tóc uốn lượn buông xuôi phía hữu;

Nốt ruồi xanh, mắt kẻ, mi dài.

Trò dối trá gạt người si dại,

Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ!

Với bao nhiêu gấm vóc lụa là,

Mong làm đẹp thân hình xú uế.

Trò dối trá gạt người si dại;

Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ!

Và bao nhiêu hương liệu bôi xoa,

Châm chấm điểm phấn vàng son đỏ.

Trò dối trá gạt người si dại;

Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ!

Áo tịnh diệu trang hoàng thân thể;

Nhưng nguyên hình huyễn hoặc còn trơ.

Trò dối trá gạt người si dại;

Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ!

Khi nai đã đạp tan lưới bẫy,

Và phá tung cổng nhốt một đời;

Ta bỏ lại miếng mồi, đi mất;

Ai yêu gì trói buộc thân nai?

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói tụng rồi, dùng như ý túc nương hư không mà đi. Đến rừng Thâu-lô-tra, đi vào rừng ấy, trải ni-sư-đàn ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc[14].

Bấy giờ, vua Câu-lao-bà[15] với quần thần trước sau vây quanh, ngồi ở chánh điện, bàn tán khen ngợi Tôn giả Lại-tra-hòa-la rằng:

“Nếu ta nghe tin Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la[16] đến Thâu-lô-tra này thì ta quyết đến thăm.”

Khi ấy vua Câu-lao-bà bảo thợ săn rằng:

“Ngươi hãy đi dò xét rừng Thâu-lô-tra. Ta muốn đến đó săn.”

Thợ săn vâng lời, liền đến dò xét rừng Thâu-lô-tra. Khi người thợ săn dò xét rừng, thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la trải tọa cụ ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc, liền nghĩ: “Người mà vua Câu-lao-bà cùng quần thần ngồi tại chánh điện bàn tán khen ngợi, bây giờ ở đây.”

Khi người thợ săn dò xét rừng Thâu-lô-tra xong rồi, trở về tâu với vua Câu-lao-bà rằng:

“Tâu Đại vương, nên biết, tôi đã xem rừng Thâu-lô-tra rồi. Xin theo ý Đại vương. Tâu Đại vương, Tôn giả Lại-tra-hòa-la, người mà Đại vương cùng quần thần ngồi ở chánh điện bàn tán khen ngợi rằng: ‘Nếu ta nghe tin Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la đến Thâu-lô-tra này, ta quyết đến thăm’. Nay Tôn giả Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la hiện đang ở trong rừng Thâu-lô-tra, trải tọa cụ ngồi kiết già dưới cây bệ-hê-lặc, Đại vương muốn gặp có thể đến đó.”

Vua Câu-lao-bà nghe xong, bảo người đánh xe:

“Ngươi mau mau sửa soạn xa giá. Ta muốn đến gặp Lại-tra-hòa-la.

Người đánh xe vâng lệnh, sửa soạn xa giá xong trở lại tâu vua:

“Tâu Đại vương, nên biết, xa giá đã sửa soạn xong. Xin theo ý Đại vương.”

Khi ấy vua Câu-lao-bà liền ngồi xe ra đi đến rừng Thâu-lô-tra. Từ xa trông thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la, nhà vua liền xuống xe, đi bộ đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la. Tôn giả Lại-tra-hòa-la thấy vua Câu-lao-bà đến, nói rằng:

“Đại vương, nay đến đây, muốn ngồi đâu tự tiện ngồi, được chăng?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Hôm nay tuy tôi đến bờ cõi của mình, nhưng ý tôi muốn Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la mời tôi ngồi.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền mời vua Câu-lao-bà rằng:

“Đây có chỗ ngồi riêng, xin mời Đại vương ngồi.”

Khi ấy, vua Câu-lao-bà với Tôn giả Lại-tra-hòa-la cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Vua nói với Tôn giả Lại-tra-hòa-la:

“Có phải ngài vì gia đình suy sụp mà xuất gia học đạo chăng? Nếu vì không có tài vật nên sống đời học đạo, thì này Lại-tra-hòa-la, trong nhà của Câu-lao-bà vương gia này có nhiều tài vật, tôi sẽ xuất tài vật cho Lại-tra-hòa-la, khuyên Lại-tra-hòa-la xả giới bỏ đạo, sống đời dục lạc mà bố thí, tùy ý tu phước nghiệp. Vì sao như vậy? Lại-tra-hòa-la, giáo pháp của Tôn sư rất khó, xuất gia học đạo lại càng khó hơn”.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, nói rằng:

“Đại vương nay bằng sự bất tịnh mời tôi, không phải bằng sự thanh tịnh mà mời.”

Vua Câu-lao-bà nghe xong, hỏi:

“Tôi phải làm sao để thỉnh mời Lại-tra-hòa-la bằng sự thanh tịnh, không phải bằng sự bất tịnh?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, nên nói như thế nầy: ‘Lại-tra-hòa-la, nhân dân trong nước tôi an ổn, sung sướng, không có việc kinh sợ, không có đấu tranh, không có hà khắc, không có khổ nô dịch; lúa gạo đầy đủ, khất thực dễ được. Lại-tra-hòa-la sống trong nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như pháp’. Đại vương, nói như vậy gọi là bằng sự thanh tịnh mời tôi, không phải bằng sự bất tịnh mà mời.”

Vua Câu-lao-bà nghe xong, nói:

“Nay tôi bằng sự thanh tịnh mà mời Lại-tra-hòa-la; không phải bằng sự bất tịnh. Nhân dân trong nước tôi an ổn, sung sướng, không có việc kinh sợ, không có đấu tranh, không có hà khắc, không có khổ nô dịch; lúa gạo đầy đủ, khất thực dễ được. Lại-tra-hòa-la sống trong nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như pháp.”

“Lại nữa, Lại-tra-hòa-la, có bốn trường hợp suy vi, do suy vi nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Những gì là bốn? Bệnh suy, lão suy, tài sản suy, thân tộc suy.

“Lại-tra-hòa-la, thế nào là bệnh suy? Hoặc có người trường kỳ bị bệnh; bệnh tật rất nặng, quá đau đớn, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta trường kỳ bị bệnh; bệnh tật rất nặng, quá đau đớn. Ta thật có dục vọng nhưng không sống đời dục lạc được. Ta nay nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì bệnh suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là bệnh suy.

“Lại-tra-hòa-la, thế nào gọi là lão suy? Hoặc có người tuổi già, các căn suy yếu, tuổi thọ gần hết, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta tuổi đã già, các căn suy yếu, tuổi thọ gần hết, ta thật có dục vọng nhưng không thể sống đời dục lạc, ta nay nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì lão suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là lão suy.

“Lại-tra-hòa-la, thế nào là tài sản suy? Hoặc có người bần cùng cô thế, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta bần cùng cô thế, ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì tài sản suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là tài suy.

“Lại-tra-hòa-la, thế nào gọi là thân tộc suy? Hoặc có người bà con tuyệt tự, chết tuyệt, không còn một ai, người ấy nghĩ rằng: Ta nay bà con tuyệt tự, chết tuyệt, không còn một ai. Ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó người ấy vì thân suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là thân suy.

“Lại-tra-hòa-la khi xưa không bệnh hoạn, an ổn trọn vẹn, đường tiêu hóa điều hòa, không lạnh không nóng, bình chánh an lạc, thuận hòa không tranh chấp; do đó, các thứ đồ ăn mềm hay cứng được dễ dàng tiêu hóa, an ổn. Như vậy, Lại-tra-hòa-la chẳng phải vì bệnh suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Lại-tra-hòa-la khi xưa vào tuổi niên thiếu, tóc đen óng mướt, thân thể khỏe mạnh, rồi xướng ca tấu nhạc, mặc tình thỏa thích. Lại chưng diện thân thể, thường thích dạo chơi. Lúc ấy bà con không ai muốn để ngài học đạo; cha mẹ khóc lóc, lo sầu áo não, cũng không cho ngài xuất gia học đạo. Nhưng ngài cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Như vậy Lại-tra-hòa-la không vì lão suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Lại-tra-hòa-la ở trong thôn Thâu-lô-tra này, về phần tài vật, gia đình ngài là đệ nhất, là tối đại, là tối thắng, là tối thượng. Như vậy Lại-tra-hòa-la không vì tài sản suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Lại-tra-hòa-la ở trong rừng Thâu-lô-tra này, các bà con giàu có đều còn sống. Như vậy, Lại-tra-hòa-la không phải vì thân tộc suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Lại-tra-hòa-la, đối với bốn trường hợp suy vi ấy, hoặc do một suy vi nào đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, nhưng tôi thấy Lại-tra-hòa-la không có một suy vi nào khả dĩ khiến Lại-tra-hòa-la cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Lại-tra-hòa-la hiểu biết thế nào và được nghe những gì mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo?”

“Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, Thế Tôn là đấng đã biết, đã thấy, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, đã giảng thuyết bốn sự. Tôi hoan hỷ chấp nhận điều ấy; tôi thấy, nghe, hiểu biết điều ấy, nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.

“Những gì là bốn[17]? Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa[18]. Thế gian này nhất thiết phải đi đến sự già nua[19]. Thế gian này không thường, cần phải bỏ đi[20]. Thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái[21].”

Vua Câu-lao-bà hỏi:

“Lại-tra-hòa-la, như ngài vừa nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa’. Nhưng, Lại-tra-hòa-la, tôi có con, cháu, anh, em, bè đảng, tượng quân, xa quân, mã quân, bộ quân, thảy đều giỏi bắn, giỏi chống cự, nghiêm nghị, dõng mãnh như vương tử, lực sĩ, Bát-la-khiên-đề, Ma ha năng già[22]; lại có người xem tướng, có kẻ trù mưu, có người tính toán, có kẻ thông hiểu điển sách, có người giỏi đàm luận, có quân thần, có quyến thuộc, người trì chú, kẻ biết chú, bất cứ phương nào có sự khủng bố thì có kẻ chế phục, ngăn cản. Nếu như lời Lại-tra-hòa-la nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa,’ thì này Lại-tra-hòa-la, nói như thế có nghĩa gì?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Đại vương, thân này có bệnh chăng?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Lại-tra-hòa-la, nay thân này của tôi thường có phong bệnh[23].

Tôn giả Lại-tra-hòa-la hỏi:

“Đại vương, khi phong bệnh bộc phát rất trầm trọng, rất đau đớn, thì này Đại vương, lúc ấy có thể bảo bọn con cháu, anh em, họ hàng thân thích, tượng quân, xa quân, mã quân, bộ quân, thảy đều giỏi bắn, giỏi chống cự, nghiêm nghị, dõng mãnh như vương tử, lực sĩ, Bát-la-khiên-đề, Ma-ha-năng-già, kẻ xem tướng, kẻ trù mưu, người tính toán, kẻ thông hiểu điển sách, người giỏi đàm luận, quân thần quyến thuộc, kẻ trì chú, người biết chú, rằng ‘Các ngươi hãy đến, tạm thời thay thế ta chịu sự khổ sở đau đớn để ta khỏi bệnh, an lạc’ được chăng?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Không được. Vì sao vậy? Tôi tự gây nghiệp; nhân bởi nghiệp, duyên bởi nghiệp, riêng mình chịu khổ sở đau đớn.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la bảo:

“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng ‘Thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Vua Câu-lao-bà nói rằng:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa’. Này Lại-tra-hòa-la, tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao như vậy? Thế gian này quả thật không được bảo vệ, không đáng nương tựa.”

Vua Câu-lao-bà lại hỏi:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Lại-tra-hòa-la, nói như vậy có nghĩa gì?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Lúc Đại vương còn hai mươi bốn tuổi hay hai mươi lăm tuổi thì như thế nào? Khi ấy sự nhanh nhẹn như thế nào đối với ngày nay? Khi ấy, gân sức, hình thể, nhan sắc như thế nào đối với ngày nay?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Khi tôi còn hai mươi bốn hay hai mươi lăm tuổi, tự nhớ lại thời ấy, sự nhanh nhẹn, gân sức, hình thể, nhan sắc không ai hơn tôi. Lại-tra-hòa-la, tôi nay đã già nua, các căn lụn bại, mạng sống sắp chấm dứt, tuổi đầy tám mươi, đâu có mạnh khỏe như xưa.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này, tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Tôi muốn tiếp nhận điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín từ bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Vua Câu-lao-bà nói:

“Như Lại-tra-hòa-la nói, ‘Đại vương, thế gian này tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Tôi cũng muốn tiếp nhận điều đó. Vì sao như vậy? Thế gian này quả thật tất cả đều đi đến chỗ già nua.”

Vua Câu-lao-bà lại hỏi:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Lại-tra-hòa-la, nói như vậy lại có nghĩa gì?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Đại vương, có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào không?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Đúng vậy!”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại hỏi:

“Đại vương, có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào, nếu thời gian đã đến, không thể nương tựa, chịu đựng sự tan vỡ, tất cả đời này đều đi đến chỗ diệt vong; lúc đó nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào, có thể từ đời này mang qua đời sau không?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Không được. Vì sao như vậy? Tôi phải đơn độc, cô thân, cũng không bạn bè, từ đời này mà đi đến đời sau.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Vua Câu-lao-bà nói:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao? Thế gian này quả thật vô thường, cần phải bỏ đi.”

Vua Câu-lao-bà lại hỏi:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái’. Lại-tra-hòa-la, nói điều này, như vậy có nghĩa gì?”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp:

“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào không?”

Vua Câu-lao-bà đáp:

“Đúng vậy.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại hỏi:

“Có nước Câu-lâu-sấu dồi dào và hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào; nếu có một người từ phương Đông đến, đáng tín nhiệm, không lừa dối, nói với nhà vua rằng: Tôi từ phương Đông đến, thấy nước ấy vô cùng giàu có an vui, nhân dân đông đúc.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại nói:

“Phương Nam, phương Tây, phương Bắc cũng như vậy. Từ bờ biển lớn, nếu có một người đến, đáng tín nhiệm, không lừa dối, nói với nhà vua rằng: Tôi từ bờ biển lớn đến, thấy nước ấy vô cùng giàu có an lạc, nhân dân đông đúc.”

 Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này không có sự thỏa mãn, không có biết đủ, là tôi tớ của ái’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó; tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Vua Câu-lao-bà nói:

“Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái’. Tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao? Vì thế gian này quả không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái.”

Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói:

“Đức Thế Tôn, là đang đã biết, đã thấy, là Như Lai, Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, nói cho tôi nghe bốn việc này. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.”

Lúc đó, Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói tụng rằng:

Ta thấy người thế gian,
Có của, ngu không thí;
Được của rồi cầu thêm,
Xan tham chứa chất của.
Nhà vua được thiên hạ,
Chỉnh ngự tùy sức mình.
Trong nước không biết đủ,
Lại tìm ở nước ngoài.
Nhà vua và nhân dân
Chưa lìa dục, mạng vong.
Xỏa tóc, vợ con khóc;
Ôi thôi, khổ khó ngăn.
Bó chăn đệm chôn cất;
Hoặc chất củi hỏa thiêu.
Duyên đi đến đời sau;
Thiêu rồi vẫn ngu dại.
Chết rồi của không theo;
Vợ con và nô tỳ,
Của nhiều cùng chung hưởng;
Ngu, trí, cũng vậy thôi.
Người trí chẳng âu lo;
Kẻ ngu ôm sầu thảm.
Thế nên trí tuệ hơn;
Bước về nẻo chánh giác.
Chấp chặt theo có Hữu,
Kẻ ngu gây hạnh ác.
Với pháp, làm phi pháp;
Dùng sức cưỡng đoạt người.
Kém trí bắt chước theo;
Ngu làm nhiều hạnh ác.
Nhập thai đến đời sau,
Luôn luôn chịu sanh tử.
Đã thọ sanh ra đời,
Chỉ làm các việc ác.
Như giặc bị bắt trói;
Tự làm ác hại mình.
Chúng sanh này như thế,
Cho mãi đến đời sau.
Do nghiệp mình đã tạo
Tự làm ác hại mình.
Như trái chín tự rụng;
Già trẻ cũng như vậy.
Muốn trang điểm, yêu thích;
Tâm hưởng sắc tốt xấu;
Bị dục trói buộc hại;
Do dục sanh kinh hãi.
Vua, tôi thấy giác này,
Biết Sa-môn vi diệu.

Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết như vậy vua Câu-lao-bà sau khi nghe lời Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết xong, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Bản Hán, quyển 31. Tương đương Pāli, M. 82 Raṭṭhapāla-suttanta. Hán biệt dịch, No.68 Phật thuyết Lại-tra-hòa-la kinh, Ngô Chi Khiêm dịch; No.69 Phật Thuyết Hộ Quốc Kinh, Tống, Pháp Hiền dịch.
[02] Câu-lâu-sấu 拘 樓 瘦. Pāli: Kurūsu, giữa những Kuru.
[03] Thâu-lô-tra 鍮 蘆 吒. No.69: Đổ-la tụ lạc. No.68: từ Câu-lưu quốc đến Thâu-la-âu-tra quốc. Pāli: Thullakoṭṭhikaṃ nāma kurūnaṃ nigamo, một làng của người Kuru tên là Thullakoṭṭihika.
[04] Thi-nhiếp-hòa viên 尸 攝 惒 園. Pāli: Siṃsapāvana, rừng cây siṃsapa.
[05] Hán: Minh Hành Thành Vi 明 行 成 為;thường nói là Minh Hành Túc. Pāli: vijjā-caraṇsampanno.
[06] Hán: Đạo pháp ngự  道 法 御; thường nói là Điều ngự trượng phu. Bản Hán này đọc dhamma (pháp) thay vì damma (huấn luyện).
[07] Chúng Hựu 眾 佑, tức Thế Tôn. Pāli: Bhagavā.
[08] Hán: bỉ ư thử thế… tự tri tự giác tự tác chứng thành tựu du. Các bản Pāli: so imaṃ lokaṃ sadevakaṃsayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, “Vị ấy sau khi bằng thắng trí tự mình chứng nghiệm thế giới này bao gồm chư Thiên… rồi thuyết minh”. Trong Pāli, các từ lokaṃ (thế gian)... đều đồng nghiệp cách, túc từ trực tiếp cho pavedeti (thuyết minh) và sacchikatvā (sau khi chứng nghiệm); trong khi, trong bản Hán, thế gian… được hiểu là ư cách, túc từ chỉ nơi chốn.
[09] Hán: cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh 具 足 淸 淨 顯 現 梵 行. Pāli: kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāseti, giới thiệu đời sống phạm hạnh tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đối trong sạch. Trong bản Hán, các từ cụ túc, thanh tịnh, cần được hiểu là phẩm định cho phạm hạnh.
[10] Lại-tra-hòa-la Cư sĩ tử 賴 吒 惒 羅 居 士 子. Pāli:Raṭṭhapālo nāma kulaputto.
[11] Trong nguyên bản: Lại-tra-hòa-la tộc tánh tử 賴 吒 惒 羅 族 姓 子. Pāli: Raṭṭhapālo kulaputto.
[12] Hán: vị hắc sở phược 為 黑 所 縳. Pāli: imehi muiḍakehi samaṇakehi…, vì bọn Sa-môn trọc đầu nay mà…
[13] Bản Pāli, báo tin cho mẹ của Raṭṭhapāla. Sau đó bà báo tin cho ông.
[14] Bệ-hê-lặc 鞞 醯 勒. Pāli: vibhīṭaka, cây xuyên luyện (Terminalia belerica), có thể dùng quả nó làm thuốc.
[15] Câu-lao-bà; tên vua, chủ khu vườn nai mà Lại-tra-hòa-la đang trú. Xem No(160), kinh “A-lan-na” sau. Pāli: Koravya.
[16] Hán: Lại-tra-hòa-la tộc tánh tử: Lại-tra-hòa-la, con trai nhà tông tộc, hay con nhà gia thế.
[17] Bốn sự kiện theo No.69: lão, bệnh, ái, tử. No.68: đại loại như vậy. Pāli và bản Hán này tương đồng về đại cương.
[18] Pāli: attāṇo loko anabhissaro’ti, thế giới này vô hộ, vô chủ.
[19] Hán: thú hướng lão pháp 趣 向 老 法. Pāli: upanīyyati loko addhuvo ti, thế gian này không bền vững, bị lôi cuốn đi.
[20] Pāli: assako loko sabbaṃ pahāya gamanīyan ti, thế giới này không sở hữu; cần xả bỏ tất cả khi ra đi. Trong bản Hán, assaka, “không có sở hữu” được đọc là asassaka, “không thường hằng”.
[21] Hán: vi ái tẩu sứ 為 愛 走 使. Pāli: ūno loko atitto taṇhādāso ti, thế gian này thiếu thốn, không thỏa mãn, nô lệ của khát ái.
[22] Bát-la-khiên-đề Ma-ha-năng-già 鈢 邏 騫 提 摩 訶 能 伽, không rõ tên của ai. Đại tạng kinh sách dẫn, vol.1 cho là tên của một người. Hoặc giả là tên một con voi chúa (Ma-ha-năng-già: mahānāga).
[23] Hán: phong bệnh 風 病. Pāli: anusāyiko ābādho, bệnh thống phong mạn tính.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]