Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Dhamma Sikhara, Ấn Độ ngày 22 tháng 3 năm 1998 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Dhamma Sikhara, Ấn Độ ngày 22 tháng 3 năm 1998

Donate

(Lượt xem: 8.341)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Dhamma Sikhara, Ấn Độ ngày 22 tháng 3 năm 1998

Font chữ:


CÂU HỎI & TRẢ LỜI

Câu Hỏi: Thưa Thầy, phẩm chất quan trọng cần thiết nhất để phục vụ Dhamma là gì?

Thầy Goenka: Nếu các con không có metta, thì tốt hơn không nên phục vụ Dhamma. Đôi khi một người phục vụ Dhamma la mắng thiền sinh như một người cảnh sát khi người này không tuân theo điều lệ, và điều này hoàn toàn sai trái. Mọi người phục vụ Dhamma thực ra là một người đại diện cho Dhamma; thiền sinh quan sát hành vi của những người này và nếu thấy rằng họ cũng lỗ mãng như những người khác, thiền sinh sẽ mất niềm tin vào Dhamma. Bởi vậy việc phục vụ Dhamma là một trách nhiệm lớn lao. Nếu ai đó không thể phục vụ với metta một cách khiêm nhượng, thì tốt hơn nên tránh không nhận lấy trách nhiệm này.

Câu Hỏi: Xin Thầy nói rõ tại sao ngồi thiền hằng ngày lại quan trọng.

Trả lời: Con là thiền sinh Vipassana mà không ngồi thiền hằng ngày? Con là thiền sinh gì thế? (cười lớn) Hãy tham dự thêm những khóa thiền.

Hỏi: Thưa Thầy, tại sao tránh tà dâm và say nghiện lại rất quan trọng cho người phục vụ Dhamma?

Trả lời: Chúng quan trọng để tăng tiến trong Dhamma. Mọi sila đều quan trọng cho người phục vụ Dhamma, nhưng hai giới này quan trọng nhất.

Nếu con tiếp tục dùng chất gây say nghiện, con sẽ vẫn mãi là nô lệ cho sự say nghiện và không thể tăng tiến trong Dhamma được. Tâm sẽ không được quân bình khi bị nô lệ. Con phải trở thành chủ nhân của chính mình, và sự say nghiện khiến con không thể làm chủ được chính mình. Tương tự như thế đối với tà dâm. Bằng cách thực hành Dhamma, cả vợ lẫn chồng cuối cùng sẽ tới giai đoạn sống cuộc đời không tình dục một cách tự nhiên. Nhưng nếu có sự liên hệ với hơn một người, sự ham muốn tình dục sẽ gia tăng. Nó giống như đổ dầu vào ngọn lửa mà con muốn dập tắt.

Do đó giới thứ nhất là sự liên hệ tình dục chỉ giới hạn giữa hai vợ chồng, không với một ai khác. Nếu cả hai là những thiền giả kỳ cựu, khi đam mê nổi lên, họ quan sát đam mê nảy sinh và chấp nhận sự kiện là, “Có đam mê trong tâm tôi.” Trong khi quan sát cảm giác thì đam mê có thể mất đi. Nhưng nếu vẫn còn đam mê và có sự liên hệ tình dục, thì không có gì sai trái cả bởi vì họ không phạm giới. Thầy đã thấy nhiều trường hợp, nếu cứ thực hành như thế này, người ta sẽ thoát khỏi đam mê mà vẫn cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc. Đòi hỏi không phát sinh. Sự liên hệ tình dục thực ra chỉ với mục đích truyền giống, nhưng sự yếu đuối của con người đã đi ngược với tự nhiên và dùng nó chỉ vì dục vọng.

Dần dần, nếu các con tiếp tục tập Vipassana, các con sẽ thoát khỏi đam mê và tiến tới giai đoạn cữ tình dục tự nhiên – và sự cữ tình dục bằng cách đè nén không hữu hiệu – và sự cữ tình dục tự nhiên này sẽ giúp các con phát triển rất nhiều trong Dhamma. Sự tiến bộ của các con sẽ vượt bực một khi đạt tới giai đoạn đó.

Hỏi: Thưa thầy, một người phục vụ Dhamma phải hành xử như thế nào khi có sự xung khắc xảy ra giữa những người phục vụ với nhau.

Trả lời: Theo phương cách Dhamma. Nếu có sự xung đột và con bắt đầu tranh cãi và tạo ra một môi trường bất tịnh trong trung tâm Dhamma, thì nó không được tốt lành. Nếu có bất kỳ ý kiến khác biệt nào giữa các người phục vụ, hãy dàn xếp bằng Meta đối với nhau, ddwangf tranh cãi nhau về điều đó. Nếu các con không giải quyết được, hãy tới gặp người trên, những ai đang có mặt, và thảo luận tình trạng với họ. Họ sẽ cho các con những hướng dẫn.

Thật bất thiện nếu ở trong trung tâm Dhamma và tạo ra bất tịnh. Nếu các con tạo ra bất tịnh ở nhà thì cũng có hại rồi, nhưng sự tai hại chỉ giới hạn cho những người trong gia đình. Tại một trung tâm, sự rung động của Metta tạo ra một môi trường thanh tịnh. Và nếu con làm ô uế nó với bất cứ sự bất tịnh nào, các con sẽ làm hại rất nhiều người tới đây để học Dhamma.

Nếu các con thấy rằng mình đang tạo ra bất tịnh thì tốt hơn nên nghỉ một thời gian. Hãy hành thiền để thoát khỏi bất tịnh, và rồi sẽ bắt đầu phục vụ trở lại .

Hỏi: Lợi ích của việc cúi lạy để tỏ lòng tôn kính là gì thưa thầy?

Trả lời: Dưới mắt của hầu hết mọi người, khi các con cúi lạy người nào đó để tỏ lòng tôn kính người đó thì trông chỉ có vậy thôi. Thực ra trên đỉnh đầu là chỗ tiếp nhận của cơ thể và nó tiếp nhận những rung động tốt hay xấu. Đối với một người hành thiền Vipassana rất có lợi khi giữ sự chú tâm ở đây và cúi xuống để lạy người nào đó đang ban phát Metta và tạo ra những rung động Dhamma.

Thầy nhớ sư phụ của thầy dạy cách làm sao để cúi lạy: Cúi lạy lần thứ nhất phải với sự ý thức về cảm giác ở đây (trên đỉnh đầu) và hiểu được anicca, lần thứ hai phải với sự hiểu biết về dukkha, và lần thứ ba phải với sự hiểu biết về anatta. Nhiều lúc khi chúng tôi cúi lạy, Ngài hỏi, “Các con có cúi lạy đúng cáchkhông?”

Khi các con đang quan sát anicca ở trong khu vực này các con hiểu rằng, “Hãy xem, mọi thứ đang thay đổi.” Khi các con quan sát dukkha các con hiểu rằng, “Bất cứ cái gì thay đổi đều là nguồn gốc của dukkha, nó không phải là nguồn gốc của hạnh phúc.” với anatta các con hiểu rằng, “Không có “tôi” trong này, không có “của tôi”, nó chỉ là một hiện tượng tâm thân.” Do đó cách để cúi lạy là với sự hiểu biết và ý thức về cảm giác ở trên đỉnh đầu.

Hỏi: Xin Thầy cho biết, làm thế nào để bốn thủ tục khi bắt đầu một khóa thiền có những lợi ích thiết thực chứ không phải chỉ là nghi thức hay nghi lễ.

Trả lời: Thầy lúc nào cũng giải thích vào đầu khóa thiền, khi các con nương tựa vào Tam Bảo, nó không phải là nghi thức nhưng là nương tựa vào phẩm chất của Tam Bảo với ý định phát triển những phẩm chất đó cho chính mình. Nếu các con không có ý định phát triển những phẩm chất đó và các con chỉ lặp lại lời nương tựa thì dĩ nhiên nó chỉ là một nghi thức.

Cũng như khi các con tiếp nhận năm giới các con nên tiếp nhận với ý định là các con sẽ tuân thủ chúng ít nhất là trong 10 ngày tới. Thì rồi nó không phải là nghi thức, nó là một quyết định mạnh mẽ.

Khi các con tuân phục, các con sẽ bắt đầu luyện tập theo những hướng dẫn được đưa ra cho các con. Thực ra các con tuân phục vào phương pháp. Tuân phục không có gì sai trái cả, nếu các con làm với sự hiểu biết này.

Cuối cùng là sự thỉnh cầu Dhamma. Có một truyền thống lành mạnh là không nên áp đặt Dhamma vào bất cứ một ai. Dhamma chỉ có thể được trao cho những ai thỉnh cầu. Khi các con thỉnh cầu thiền sư trao cho mình Dhamma, điều đó cho thấy rằng các con hiểu là thiền sư đã ban phát cái gì và các con chấp nhận. Các con đang sẵn sàng để học.

Những thủ tục này không phải là nghi lễ, ý nghĩa đằng sau chúng rất là rõ ràng. Mục đích của chúng được giải thích mỗi khi anapana được trao truyền.

Hỏi: Thưa thầy, Thiền sư phụ trách trung tâm phải làm gì để tránh cho những người phục vụ dài ngày làm việc quá sức?

Trả lời: Nhiệm vụ của Thiền sư là xem xét để chắc rằng không một ai làm việc quá sức. Mỗi người phục vụ phải làm việc tùy theo khả năng của mình. Nếu Thiền sư thấy rằng người nào đó quá mệt mỏi trong khi phục vụ Dhamma thì người đó nên có thì giờ để thư giãn và hành thiền để phục hồi, rồi phục vụ trở lại. Nếu quá nhiều công việc được giao cho một người không có khả năng để hoàn thành, điều đó không được tốt. Thiền sư phải ngăn chặn điều đó xảy ra.

Câu Hỏi: Thưa thầy, con nên làm gì nếu cả thân và tâm chưa sẵn sàng để thực hành metta sau buổi ngồi thiền hằng ngày, ngay cả sau khi đã thư giãn?

Trả lời: Nếu con ở trong tình trạng không phù hợp để thực hành metta thì tốt hơn không nên thực hành. Nhưng ít nhất ở phần trên mặt của tâm con có thể nghĩ, “Nguyện cho mọi người được hạnh phúc.” Nó không được mạnh cho lắm, nhưng các con có thể cố tập như thế. Tuy nhiên, nếu tâm rất là dao động, thì tốt hơn không nên thực hành metta.

Khi nào có những rung động vi tế và các con cảm thấy an lạc và hài hòa thì metta mà các con tạo ra rất là mạnh mẽ; Nó sẽ giúp ích cho môi trường xung quanh các con, làm cho nó rất thanh tịnh.

Câu Hỏi: Nếu một người kỳ cựu trong Dhamma có những quyết định độc lập đi ngược với những chỉ đạo mà thầy đã công bố, thì những người phục vụ Dhamma như chúng con phải làm gì?

Trả lời: Rất khiêm tốn và lịch sự trình bày quan điểm của mình với người này, nói rằng, “Theo sự hiểu biết của tôi về sự chỉ đạo, đây không phải là quyết định đúng đắn. Tôi nghĩ rằng lời chỉ dẫn là nên làm theo cách khác.” Rồi người đó sẽ giải thích lý do tại sao lại có quyết định như thế. Nếu các con vẫn thấy có sự khác biệt ý kiến, các con có thể nói, “Vì chúng ta không đồng ý về việc này, tôi sẽ viết thư cho thiền sư cấp trên hay cho Thầy Goenka. Chúng ta hãy giải thích tình trạng cho cấp trên và để người đó quyết định.” Nhưng không bao giờ được viết thư cho cấp trên mà không thảo luận về sự bất đồng ý kiến với người này, bằng không đó là nói đâm thọc sau lưng, phạm sila. Hãy cẩn thận để không phạm sila về lời nói.

Người ta thường viết thư cho Thầy nói rằng, “Người này người kia hành xử như thế này. Người này người kia làm điều này.” Rồi Thầy hỏi họ đã thảo luận vấn đề với người mà họ than phiền chưa và họ trả lời là chưa. Trong trường hợp như thế, tại sao lại viết thư cho Thầy?

Điều rất quan trọng là các con phải thảo luận vấn đề với người liên quan trước đã. Phần lớn những khó khăn sẽ được giải quyết khi các con thảo luận trực tiếp – không phải với thái độ tiêu cực nhưng là tích tực, cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Có thể quan điểm của các con sai, có thể quan điểm của cấp trên sai, và khi các con thảo luận với họ, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nếu các con thấy rằng tình trạng không khả quan hơn, thì thông báo cho cấp trên không có gì sai trái cả.

Câu Hỏi: Thưa Thầy, con biết rằng một người phục vụ Dhamma nhiều kinh nghiệm nên đối xử với thiền sinh mới và khách viếng thăm với nhiều metta hơn là đối với thiền sinh cũ. Làm sao ta làm được điều này?

Trả lời: Bằng cách thực hành Dhamma nhiều hơn nữa. Khi tâm trở nên thanh tịnh hơn các con tự nhiên sẽ có nhiều metta hơn. Trong một câu hỏi trước đây, các con hỏi tại sao hành thiền hằng ngày lại quan trọng. Hãy hiểu rằng, nếu không hành thiền hằng ngày các con sẽ không có một chút metta nào cả, và nếu không có metta các con không thể phục vụ được. Do đó hãy hành thiền hằng ngày,làm cho mình vững mạnh trong dhamma, và tự nhiên metta của các con sẽ mạnh và có ảnh hưởng mạnh đến thiền sinh tới ngồi thiền.

Như Thầy đã nói, những người đến tham dự khóa thiền luôn luôn quan sát người phục vụ Dhamma, thiền sư và những người quản trị trung tâm. Nếu họ thấy rằng những người này không thực hành những gì được giảng dạy ở đây, họ sẽ nghĩ đây là sự lừa gạt. Họ sẽ nói với chính họ, “Hãy nhìn xem, phương pháp không giúp gì cho những người thực hành ở đây, tại sao ta lại phí thì giờ của mình?

Hãy hết sức cẩn thận: Hãy củng cố vững vàng trong Dhamma để các con có thể ban phát nhiều metta hơn. Hãy giữ cho môi trường tràn đầy metta, đầy metta. Nếu các con làm được như thế các con sẽ thành công và trung tâm sẽ thành công; càng ngày càng có nhiều người được lợi lạc.

Câu Hỏi: Thưa Thầy, Ngài Ramana Mahashi nói về niềm tin rằng có thể giác ngộ mà không có “người thực hành.” Con có câu hỏi về “người thực hành”, trong đó nhiều khi sự nỗ lực để thực hành không dẫn tới sự bình tâm. Đôi khi con cảm thấy muốn để không bị mong muốn, hay tìm kiếm mà không tìm. Con muốn được tỉnh thức thay vì theo đuổi. Càng theo đuổi, con càng xa rời mục tiêu của mình.

Trả lời: Những gì Ngài Ramana Mahashi nói đều đúng, nhưng ngài nói về giai đoạn cao siêu hơn. Một người mới bắt đầu đi trên con đường phải luyện tập. Các con được dạy để đạt tới giai đoạn không có “Tôi” (anatta), và khi không có “Tôi” thì không có người thực hành. Nhưng nếu chúng ta nói không có “Tôi” vào lúc bắt đầu, con có thể bị bối rối và nghĩ rằng mình không cần phải luyện tập. Trước tiên, con phải hiểu, “Ta phải bước đi trên con đường.” Sẽ tới lúc khi con hiểu rằng, “Có con đường nhưng không có ai bước đi trên đó mà chỉ có những bước chân trên con đường.” Giai đoạn đó sẽ tới một cách tự nhiên. Nếu vẫn còn cái “Tôi” ở trong người và con cố áp đặt một ý tưởng là cái “Tôi” không có ở đó, thì không có lợi cho lắm.

Đó là lý do tại sao trong giáo huấn của Đức Phật, ta phải tập với anicca trước. Khi con đã củng cố trong anicca, thì dukkha đương nhiên trở nên rõ ràng đối với con, và con hiểu rằng cho dù cảm giác có dễ chịu đến đâu đi nữa nó cũng sẽ mất đi. Nếu con bị ràng buộc vào nó, con sẽ trở nên khổ. Bởi vậy, đau khổ nằm ngay trong kinh nghiệm dễ chịu nhất. Sự hiểu biết về dukkha trở nên càng lúc càng sâu sắc hơn một khi đã được củng cố trong anicca.

Khi đã củng cố trong anicca và dukkha, thì rồi giai đoạn thứ ba – hiểu về anatta – phát triển, và các con nghĩ, “Hiện tượng này gì? Cái “Tôi” ở đâu. Mọi việc cứ tiếp diễn, chỉ có sự trôi chảy của tâm và thân tương quan với nhau.” Khi cái “Tôi” tan rã tại tầng lớp thực nghiệm, nó rất hữu ích. Một ý tưởng bị áp đặt về anatta sẽ không có ích. Đó là lý do tại sao chúng ta được khuyên không bao giờ bắt đầu với anatta. Bắt đầu với anicca, sau đó là dukkha, và anatta sẽ phát triển. Khi Ngài Ramana Mahashi nói không có người thực hành, ngài nói về anatta, cái thứ ba, giai đoạn cuối. Chắc ngài đã đạt đến giai đoạn đó, nên tự nhiên ngài nói về nó với người mà ngài cảm thấy họ đã phát triển. Nhưng điều đó không có nghĩa là một người mới bắt đầu thực hành theo cách đó.

Hỏi: Thưa Thầy, tạo sao lại không nên chặt cây trong trung tâm?

Trả lời: Tại sao lại chặt cây ở khắp nơi? Tại sao lại chỉ tránh chặt cây trong một trung tâm Dhamma? Cây cối rất là hữu ích, chúng tạo ra một môi trường tốt. Môi trường trở nên tràn đầy những rung động tốt lành của cây cối; đó là lý do tại sao chặt cây không tốt.

Đặc biệt hữu ích nếu một trung tâm Dhamma có cây xanh ở khắp nơi. Một nơi khô cằn, không có cây cối, không phải là một trung tâm Dhamma tốt. Cành lá rất quan trọng, nên cây cối cũng quan trọng.

Câu Hỏi: Thưa Thầy, trong khi thực tập Vipassana chúng ta có nên chú tâm vào những thứ khác ngoài cảm giác? Như thấy và nghe...

Trả lời: Đúng, nhưng không phải trong giai đoạn này. Việc đó sẽ đến sau này. Trước hết, các con phải phát triển tới giai đoạn cảm thấy cảm giác tại mọi phần của cơ thể. Một khi đã củng cố trong sự ý thức này, và một âm thanh đến, thì cũng dễ dàng cảm thấy cảm giác do âm thanh đó tạo ra. Nếu các con không ý thức được cảm giác, và các con chỉ lặp lại, “Ồ, đây là âm thanh, đây là âm thanh,” nó không hữu ích vì đó chỉ là một sự thật bề ngoài.

Âm thanh là một rung động; ánh sáng, màu sắc, hình thể là một rung động; bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong tâm là một rung động. Nhưng các con không trải nghiệm được những rung động này, do đó trước tiên các con phải củng cố trong việc cảm nhận được cảm giác trong cơ thể, và rồi tất cả những thứ khác sẽ theo sau.

Câu Hỏi: Thưa Thầy, nếu cùng một vấn đề liên tục xảy ra trong nhiều khóa thiền, có đáng để đối phó với việc trần tục đó không? Hay nếu con tiếp tục ngồi nhiều khóa, vấn đề sẽ biến mất? Ví dụ, con băn khoăn không biết nên có nghề nghiệp nào đó hay có một việc làm chắc chắn.

Trả lời: Ngồi thiền và nghĩ về việc làm tốt nhưng không tìm cách có được việc làm thì không giúp ích gì được. Điểm căn bản phải nhớ khi tìm việc làm, là việc đó không giúp người khác phạm giới. Nếu các con làm gì đó mà giúp người khác phạm giới, điều này cũng tai hại như chính các con phạm giới. Nếu các con ý thức được điều này, thì tự nhiên các con sẽ tránh khỏi bất cứ nghề nào làm hại người khác.

Thiền sẽ làm cho tâm trong sáng, giúp các con chọn được nghề nào tốt nhất. Nhưng trong lúc tham dự khóa thiền không nên nghĩ về nghề nghiệp của mình. Điều này sai, không nên làm như thế.

Câu Hỏi: Thưa Thầy, chúng con nghe nói màu đen, màu đỏ và xanh đậm không tốt cho sự hành thiền Vipassana. Điều này có đúng không?

Trả lời: Trong giai đoạn này, các con không thể chính mình kinh nghiệm được điều này bởi vì các con không cảm thấy những rung động của vật vô tri giác. Nhưng tiếp tục tăng tiến trong Dhamma, một giai đoạn sẽ tới khiến các con sẽ bắt đầu cảm thấy những rung động không những từ sinh vật mà còn từ những vật vô tri giác. Vào giai đoạn đó, sự khác biệt của màu sắc sẽ trở nên rõ ràng đối với các con. Vào giai đoạn này, tốt hơn các con nên chấp nhận lời của bậc trưởng thượng. Có thể làm gì khác hơn không?

Câu Hỏi: Thưa Thầy, hằng ngày con tập yoga. Con muốn thêm yoga vào thiền Vipassana.

Trả lời: Giờ nghỉ trong khóa thiền các con có thể đi bộ; để tập thể dục, chỉ được phép đi bộ. Trong những giờ khác, các con nên ngồi và hành thiền.

Câu Hỏi: Nhưng con gặp khó khăn khi ngồi và thấy rằng vận động giúp ích rất nhiều.

Trả lời: Thì hãy đi bộ một chút trong giờ hành thiền, nhưng không được tập yoga. Có hai lý do về việc này: Thứ nhất, các con tham dự khóa thiền vì muốn trở về nội tâm. Nếu con tập yoga, con sẽ chuyển sự chú tâm vào những tư thế yoga khác nhau.

Một vấn đề khác là trong khóa thiền có nhiều người xung quanh con hành thiền một cách nghiên túc, và nếu họ thấy con làm những động tác này nọ, họ sẽ nói, “Tuyệt quá! Tôi chưa từng làm qua, làm ơn dạy cho tôi.” Con đã làm người khác phân tâm.

Do vậy, trong một khóa thiền, chỉ có hành thiền và đi bộ. Đi bộ để tập thể dục cũng đủ tốt cho cơ thể rồi. Khi về nhà thì được, yoga là một sự luyện tập tuyệt vời để trau dồi sức khỏe.

Câu Hỏi: Thưa Thầy, con có câu hỏi liên quan đến câu hỏi trước: Con nghĩ rằng ngồi lâu không tốt cho cơ thể. Con biết nhiều thiền sinh kỳ cựu gặp nhiều vấn đề. Con phân vân không biết cảm giác khó chịu có phải là dấu hiệu của sự nguy hiểm, và thiền sinh cần được biết là ngồi thiền mười hai giờ một ngày không tốt lắm cho họ?

Trả lời: Nếu tốt cho rất nhiều người khác, thì nó cũng tốt cho con! (cười lớn) Dĩ nhiên, khi con không quen ngồi chéo chân, con sẽ thấy khó làm được, do đó chúng tôi nói, “Không cần thiết phải ngồi chéo chân. Ngồi với bất cứ tư thế nào hợp với mình.”

Nhưng ngồi thiền trong một khóa thiền không có hại dưới bất cứ hình thức nào. Không có trường hợp nào xảy ra khiến chúng tôi nghĩ rằng ngồi lâu có hại cho thiền sinh. Thật ra, toàn bộ phương pháp mở rộng năng lượng, và một dòng năng lượng thông suốt khắp cơ thể làm cho tâm và thân được thanh lọc. Nếu cơ thể có vấn đề, thiền thực ra giúp chứ không làm hại cơ thể.

Nếu con gượng ép để ngồi với adhitthana (quyết tâm) tám, mười hay mười hai tiếng một ngày thì có hại. Adhitthana chỉ dành cho ba buổi thiền chung một ngày, và chỉ sau khi tập Vipassana. Những giờ còn lại các con được tự do thay đổi thế ngồi, ngay cả nằm xuống. Hãy hành thiền trong tư thế ngồi, nhưng trường hợp bất khả kháng thì hãy nằm xuống hay đi bộ khoảng năm phút rồi lại ngồi. Cử động không bị cấm.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những tâm tình cô đơn


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.137.175 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (30 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...