Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ »» Dẫn nhập »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ
»» Dẫn nhập

Donate

(Lượt xem: 7.347)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ - Dẫn nhập

Font chữ:


Tiểu sử tiên sinh Chu An Sĩ

Tiên sinh tên thật là Chu Mộng Nhan, còn có tên khác là Tư Nhân, hiệu An Sĩ, là hàng trí thức ở đất Côn Sơn.

Ngài thông hiểu Kinh tạng, tin sâu pháp môn Tịnh độ nên tự lấy hiệu là Hoài Tây Cư sĩ. Ngài thường suy xét thấy rằng, tất cả chúng sinh tạo vô số tội nghiệp, trong đó có đến hơn một nửa là do hai nghiệp tà dâm và giết hại, nhân đó liền soạn ra hai quyển sách để khuyên răn người đời từ bỏ sự tà dâm và giết hại.

Sách khuyên người bỏ sự giết hại lấy tên là Vạn thiện tiên tư, lời lẽ thiết tha thành khẩn, ý tứ sâu xa cảm động lòng người. Theo lời ngài kể lại thì mỗi khi đi qua bất kỳ miếu thần nào cũng đều có lời khấn nguyện rằng:

“Nguyện chư vị thần linh hãy phát tâm xuất thế, đừng thọ hưởng những đồ cúng tế bằng máu thịt chúng sinh, một lòng thường niệm đức Phật A-di-đà, cầu vãng sinh Tây phương Tịnh độ. Chu Tư Nhân này kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, nguyện rằng nếu có tự tay giết hại dù một con cá nhỏ, cho đến những người trong nhà tôi nếu có ai làm tổn hại đến con muỗi, con kiến, xin tôn thần thẳng tay nghiêm trị, nổi lên sấm sét đánh nát những sách tôi viết ra.

“Lại kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, xuống sông gặp cá, ngẩng mặt thấy chim, nếu như không nghĩ việc cứu giúp phóng sinh mà còn khởi tâm giết hại, cũng xin chịu sự trừng phạt như trên.

“Lại kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, dù là trong giấc mộng, nếu thấy người giết hại chúng sinh mà không hết lòng xưng danh hiệu Phật, không khởi tâm cứu giúp, ngược lại còn vui vẻ tán thành, cũng xin chịu sự trừng phạt như trên.”

Về quyển sách khuyên người bỏ sự tham dục của tiên sinh, tựa đề là Dục hải hồi cuồng, khuyên hết thảy những người nặng lòng tham dục, trước tiên dùng phương tiện quán chiếu việc ở trong thai mẹ như tù ngục, thấy rõ đủ mọi sự khổ não, do đó liền dứt trừ được tâm tham dục.

Tiếp theo dạy người quán xét thân thể bằng xương thịt này, là nơi hội tụ của đủ loại ký sinh trùng, thường lưu chuyển trong thân người, ăn hút tủy não, máu thịt của người. Cách quán chiếu này được xem như mở ra phương tiện ban đầu của phép quán bất tịnh.

Tiếp theo nữa lại dạy việc quán chiếu thân thể kẻ nam người nữ đều chứa đựng những máu, mủ, đờm dãi... đầy những thứ nhơ nhớp, chẳng khác nào một hố phân hôi hám chất chứa phẩn uế. Dùng phép quán này làm phương tiện đối trị để dứt trừ tham dục.

Tiếp theo nữa lại dạy quán xác chết nằm cứng đờ ngửa mặt, khí lạnh thấu xương, đến khi thối rữa, nước mủ vàng từ trong rỉ chảy ra, hôi thối không sao chịu nổi, giòi bọ rúc rỉa khắp trong thân cắn rứt, cho đến khi da thịt đều hoại nát, xương cốt cũng tách lìa, thậm chí trải qua thời gian rồi mồ mả xói mòn, xương cốt lộ ra bị người, thú giẫm đạp... Quán xét như vậy rồi thấy rằng, chính thân thể này của mình cuối cùng cũng sẽ phải trải qua sự hư hoại như vậy không khác.

Tiếp theo lại quán chiếu theo như lời dạy trong kinh Pháp Hoa về nhân duyên, về tướng sinh, tướng diệt, tướng không sinh không diệt. Đây là phương tiện dứt trừ đến tận cội nguồn tham dục.

Tiếp theo lại quán tự thân mình ở thế giới Cực Lạc, hóa sinh từ hoa sen giữa hồ bảy báu, hoa nở liền được thấy Phật A-di-đà ngự trên tòa sen báu, có đủ các tướng lành trang nghiêm thân Phật, lại thấy tự thân mình được lễ bái cúng dường Phật. Khi quán chiếu như vậy rồi liền phát nguyện vãng sinh về thế giới Cực Lạc, vĩnh viễn lìa thoát khỏi hố hầm tham dục. Phép quán này là phương tiện rốt ráo để đạt đến sự giải thoát.

Tiên sinh lại biên soạn sách Âm chất văn quảng nghĩa giảng rộng nghĩa lý bài văn Âm chất để khuyên người tin sâu nhân quả, gồm 2 quyển, sách Tây quy trực chỉ gồm 4 quyển, khuyên người tu tập niệm Phật cầu vãng sinh.

Vào tháng giêng niên hiệu Càn Long năm thứ tư, ngài từ biệt người nhà, nói là sắp về Tây phương Cực Lạc. Người nhà xin nấu nước thơm để tắm rửa, ngài gạt đi mà nói: “Ta vốn tắm nước thơm từ lâu rồi!” Ngài vẫn cười nói vui vẻ an nhiên cho đến lúc qua đời. Khi ấy có mùi hương thơm lạ ngào ngạt tỏa lan khắp nhà.

Năm ấy, ngài thọ được 84 tuổi.

MƯỜI ĐIỀU THÙ THẮNG Ở CÕI TÂY PHƯƠNG

1. Hóa sinh từ hoa sen, khác biệt với cõi Ta-bà sinh trưởng từ bào thai.

2. Sinh ra liền được tướng hảo đoan nghiêm, khác biệt với cõi Ta-bà thọ thân xương thịt ô uế.

3. Mặt đất khắp nơi bằng vàng ròng, khác biệt với cõi Ta-bà đất cát dơ nhớp.

4. Y phục và thức ăn tự nhiên hóa hiện, khác biệt với cõi Ta-bà thường chịu khổ đói rét.

5. Cung điện tùy ý hiện ra, khác biệt với cõi Ta-bà phải vất vả xây dựng.

6. Tùy ý đi lại giữa hư không, khác biệt với cõi Ta-bà thân như túi da chứa đầy bệnh khổ.

7. Ðược sống chung cùng bạn lành yêu kính, khác biệt với cõi Ta-bà oan gia thường đối mặt.

8. Tuổi thọ dài lâu không thể suy lường, khác biệt với cõi Ta-bà sống chết ngắn ngủi trong gang tấc.

9. Vĩnh viễn không còn thối chuyển, khác biệt với cõi Ta-bà nghiệp duyên che chướng đường tu.

10. Ðược thọ ký sẽ thành Phật, khác biệt với cõi Ta-bà nhiều lần luân chuyển trong ba đường ác.

- Từ điều thứ nhất đến điều thứ năm, so sánh giữa ô uế với thanh tịnh, khác biệt rất xa một trời một vực.

- Từ điều thứ nhất đến điều thứ tư và từ điều thứ sáu đến điều thứ mười, so sánh giữa khổ não với an vui, khác biệt rất xa một trời một vực.

- Các điều thứ tư, thứ năm, thứ chín và thứ mười, so sánh giữa đời sống dễ dàng với khó khăn, khác biệt rất xa một trời một vực.

ÐẠI SƯ LIÊN TRÌ RỘNG KHUYÊN MỌI NGƯỜI NIỆM PHẬT

- Nếu người giàu sang, hiện được mọi sự thọ dụng, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người nghèo khó, gia đình suy vi khổ lụy, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người có con, tông đường đã có thể phó thác, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người không con, sống cô độc không ràng buộc, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người có con hiếu, an ổn được sự phụng dưỡng, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người có con ngỗ nghịch, không sinh lòng thương yêu lưu luyến, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người được thân thể khỏe mạnh không bệnh tật, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người mắc phải bệnh tật, mạng sống mong manh trong sớm tối, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người cô quả, sống đơn chiếc không ràng buộc, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người bị tai nạn, gặp cảnh cùng khốn cùng, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người già yếu, mạng sống chẳng còn bao lâu, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người tuổi trẻ, tinh thần sáng suốt nhanh nhạy, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người sống an nhàn, trong lòng không bị điều gì quấy nhiễu, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người bận rộn, thỉnh thoảng mới có một được đôi khi rảnh rỗi, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người xuất gia, sống vượt ngoài thế sự, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người tại gia, rõ biết ba cõi như căn nhà đang cháy cần phải thoát ra, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người thông minh trí tuệ, hiểu thấu ý nghĩa Kinh điển, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người ngu si đần độn, không có được bất kỳ khả năng gì khác, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người tu tập pháp thiền, ngộ ra được tất cả các pháp đều do tâm tạo, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người tu theo đạo tiên, cầu được sống lâu muôn tuổi, nhân đó rất nên niệm Phật.

NIỆM PHẬT CÓ 9 ĐIỀU THÙ THẮNG

1. Câu Phật hiệu chỉ có ít chữ, rất dễ niệm, không như kinh chú rất khó trì tụng.

2. Có thể niệm Phật ở bất cứ đâu, không nhất thiết phải đối trước bàn thờ Phật.

3. Có thể niệm Phật bất kỳ lúc nào, không nhất thiết phân biệt lúc sớm tối, khi bận rộn hay nhàn rỗi.

4. Ai ai cũng có thể niệm Phật, không phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ trí người ngu.

5. Người niệm Phật được tăng trưởng phước đức.

6. Người niệm Phật được tiêu trừ tội nặng. Trong kinh dạy rằng: “Chí tâm niệm Phật một tiếng có thể tiêu diệt tám mươi ức kiếp tội nặng trong sinh tử.”

7. Người niệm Phật được chư thiên, các vị thần đều cung kính.

8. Người niệm Phật thì loài quỷ xấu ác đều phải tránh xa.

9. Người niệm Phật khi lâm chung được vãng sinh, nhất định sẽ được đức Phật thọ ký.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG ĐẠO PHẬT VỀ LUÂN HỒI

1. Các tầng trời trong ba cõi

- Cõi Dục: 6 tầng trời

- Cõi Sắc: 18 tầng trời, bao gồm:

- Sơ thiền: 3 tầng trời

- Nhị thiền: 3 tầng trời

- Tam thiền: 3 tầng trời

- Tứ thiền: 9 tầng trời

- Cõi Vô sắc: 4 tầng trời

(Tổng cộng có 28 tầng trời trong ba cõi.)

2. Bốn cách sinh (tứ sinh):

Bao gồm các chúng sinh được sinh ra từ trứng (noãn sinh), từ bào thai (thai sinh), từ sự ẩm ướt (thấp sinh) và từ sự biến hóa (hóa sinh).

3. Sáu cõi luân hồi (lục đạo)

1. Cõi trời của chư thiên.

2. Cõi người của nhân loại.

3. Cõi a-tu-la.

4. Cõi địa ngục.

5. Cõi ngạ quỷ.

6. Cõi súc sinh.

Có một số cách phân biệt khác nhau đối với 6 cõi này. Như khi nói 2 đường lành thì chỉ đến 2 cõi trời và người, nhưng khi nói 3 đường lành thì bao gồm thêm cõi a-tu-la.

Tương tự, khi nói đến 3 đường ác thì chỉ đến các cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, nhưng khi nói 4 đường ác thì bao gồm thêm cõi a-tu-la.

Như vậy, chỉ riêng cõi a-tu-la có thể được xem như cõi lành (thiện đạo) hoặc cõi ác (ác đạo).

BẢY PHÉP QUÁN BẤT TỊNH

Quán xét việc ở trong thai mẹ bất tịnh

1. Quán xét chủng tử bất tịnh, vì từ nơi ái dục mà sinh ra.

2. Quán xét việc thọ sinh bất tịnh, vì từ nơi tinh trùng và máu huyết trộn lẫn mà thành.

3. Quán xét chỗ trú ngụ bất tịnh, vì thai nhi nằm bên dưới tạng phủ.

4. Quán xét thực phẩm nuôi dưỡng bất tịnh, vì thai nhi sống nhờ máu huyết người mẹ.

Quán xét việc sinh ra khỏi thai mẹ bất tịnh

5. Quán xét việc sinh ra là bất tịnh, vì thai nhi phải đi qua đường bất tịnh.

6. Quán xét khắp thân thể đều bất tịnh, như trong ruột luôn chứa đầy phẩn uế.

7. Quán xét đến rốt cùng là bất tịnh, vì khi sinh mạng chấm dứt, thân thể hư hoại thối rữa.

BA HẠNG NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH SẼ ĐƯỢC VÃNG SINH

Kinh Thập lục quán dạy rằng: “Những người tu tập các pháp quán [trong kinh này], có ba hạng người quyết định sẽ được vãng sinh.

“Thứ nhất là những người biết hiếu dưỡng cha mẹ, giữ tâm từ bi không giết hại vật mạng, tu tập Mười nghiệp lành.

“Thứ hai là những người đã thọ Tam quy, nghiêm trì đầy đủ giới luật, không phạm vào các oai nghi [do Phật chế định].

“Thứ ba là những người phát tâm Bồ-đề, tụng đọc Kinh điển Đại thừa, khuyến khích khuyên bảo người khác cùng tu tập.”

NĂM TÂM LÀNH GIÚP NGƯỜI TU CHẮC CHẮN ĐƯỢC VÃNG SINH

1. Phát tâm chán bỏ xa lìa: vì quán xét thấy thế giới Ta-bà này có đủ tám loại khổ, là nơi oan gia tụ hội.

2. Phát tâm mến mộ yêu thích: vì quán xét thấy thế giới Tây phương Cực Lạc có vạn điều phúc lành trang nghiêm cõi nước, thọ mạng dài lâu không thể suy lường.

3. Phát tâm báo đáp ân đức: vì quán xét thấy công ơn cha mẹ, các bậc sư trưởng đều hết sức lớn lao, chỉ khi thành Phật mới có đủ khả năng đền đáp, [nên cầu được vãng sinh về Tây phương Cực Lạc, được thọ ký thành Phật].

4. Phát tâm sợ sệt: vì quán xét thấy nếu không được vãng sinh về Cực Lạc thì nhất định phải chịu nghiệp quả trôi lăn trong ba đường ác.

5. Phát tâm từ bi thương xót: vì quán xét thấy tất cả chúng sinh đang chịu nhiều khổ não, nguyện được vãng sinh thành Phật để cứu độ tất cả.

CHÍN PHÉP QUÁN TƯỞNG TỬ THI

1. Quán tưởng tử thi mới chết: thân thể nằm ngửa cứng đờ, khí lạnh thấu xương.

2. Quán máu đông ứ đọng trong thân: sau khi chết được ba, bốn ngày, xác chết biến thành màu xanh tím thâm đen.

3. Quán chất mủ rỉ chảy ra: khi thân thể xanh tím trương sình vỡ ra, máu mủ hôi hám rỉ chảy khắp nơi.

4. Quán xác chết tan rã hư hoại: khi máu mủ thịt da đều tan rã, chỉ còn như một đống xương thịt thối nát.

5. Quán xương cốt hôi thối: khi chỉ còn lại nắm xương tàn nơi thi thể đã phân hủy hết, mùi hôi thối bốc lên kinh khủng đến mức những người thân yêu nhất cũng phải bịt mũi tránh xa.

6. Quán giòi bọ rúc rỉa: trong suốt thời gian xác chết phân hủy, vô số các loại giòi bọ sinh ra, rúc rỉa khắp thi thể.

7. Quán xác chết đã phân hủy hết, chỉ còn lại các đốt xương được dính với nhau nhờ các dây gân.

8. Quán các dây gân cuối cùng cũng tan rã hết, chỉ còn lại những đốt xương trắng rời rạc nằm rải rác.

9. Quán những đốt xương cuối cùng rồi cũng khô mục, hư hoại, dần dần tiêu tán hết.

Khi thực hành chín phép quán trên đây, đều thấy rõ rằng chính bản thân mình trong tương lai chắc chắn rồi cũng không tránh khỏi những tiến trình ấy. Do đó phải sớm nhận biết, hiểu rõ mà lo việc niệm Phật cầu sinh Tịnh độ.

Phép quán xương trắng

Trong phép quán này, hành giả quán chiếu những điều mình theo đuổi, bám giữ trong suốt cuộc đời bao gồm: con cái, tiền bạc châu báu, nhà cửa, ruộng vườn, quan tước địa vị, danh dự, tri thức, tài nghề. Tám điều ấy rốt cùng khi chết đi đều chẳng mang theo được, chỉ còn trơ lại một bộ xương trắng. Nên có thơ rằng:

Một khi quán xét kỹ mọi điều,
Hết thảy buông tay chẳng mang theo.
Sao không sớm liệu đường tu tập,
Thoát khổ về Tây, vẹn muôn bề.

BẢY ĐIỀU ĐÁNG TIẾC

1. Ðức Phật A-di-đà vốn có lời nguyện lớn cứu khổ chúng sinh, nhưng ta lại không đến được đài sen vàng nơi Cực Lạc; Diêm chúa thật vô tình chẳng thương xót ai, nhưng ta lại tự chuốc lấy hình phạt nơi ấy. Ðó là điều đáng tiếc thứ nhất.

2. Hoa đồng cỏ nội sớm nở tối tàn lại trăm cách tìm cầu, nhưng không cầu sinh về nơi có rừng cây báu vĩnh viễn không tàn úa. Ðó là điều đáng tiếc thứ hai.

3. Hiện tại đang phải chịu nỗi khổ đói rét, nhưng không cầu sinh về nơi có y phục, thức ăn tự nhiên hóa hiện. Ðó là điều đáng tiếc thứ ba.

4. Người đời từ xưa đến nay vốn đều không tránh khỏi cái chết, nhưng lại chưa từng thấu hiểu được sau khi chết sẽ đi về đâu. Ðó là điều đáng tiếc thứ tư.

5. Hiên nhà quán chợ tồi tàn mà trọn đời cứ vất vả kinh doanh mưu lợi, nhưng lại không cầu sinh về nơi có cung điện nguy nga bằng bảy báu. Ðó là điều đáng tiếc thứ năm.

6. Bệnh tật nhỏ nhặt đã lo lắng cầu thầy chữa trị, nhưng lại không cầu sinh về nơi vĩnh viễn không tật bệnh. Ðó là điều đáng tiếc thứ sáu.

7. Băng rừng vượt suối, lên núi xuống ngàn, đều là vì mong cầu tìm thầy học đạo, nhưng Phật A-di-đà hiện tại đang thuyết pháp lại không cầu được gần gũi để chiêm bái nương theo. Ðó là điều đáng tiếc thứ bảy.

Từ điều thứ nhất đến điều thứ sáu đều là do không rõ biết.

Các điều thứ nhất, thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy là do không có lòng tin.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Hai Gốc Cây


Thắp ngọn đuốc hồng


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.12.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...