Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Học đạo trong đời »» Kiến lợi bất cầu triêm phân »»

Học đạo trong đời
»» Kiến lợi bất cầu triêm phân

Donate

(Lượt xem: 3.382)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Học đạo trong đời - Kiến lợi bất cầu triêm phân

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục chia sẻ về điều tâm niệm thứ chín trong Mười điều tâm niệm được trích từ sách Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ (寶王三昧念佛直指). Trong nguyên bản Hán văn chép rằng: Kiến lợi bất cầu triêm phân (見利不求霑分), và sau đó có phần giải thích: Si tâm động tất ác lợi hủy kỷ (癡心動必惡利毀己。) Lại giải thích thêm rằng: Thế lợi bản không, dục lợi sinh não, lợi mạc vọng cầu. (世 利 本空。欲利 生惱。利莫妄求。). Có lẽ vì muốn cho dễ hiểu nên Hòa thượng Trí Quang đã dịch các ý này sang tiếng Việt là: “Thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.”

Hai chữ “triêm phân” có nghĩa là “tham gia chia phần”, như nói “lợi ích quân triêm” (利益均沾) nghĩa là đôi bên đều được chia phần lợi ích. Vì thế, “bất cầu triêm phân” ở đây hiểu sát nghĩa là không mong được tham gia chia phần trong điều lợi ích đó. Tâm lý thông thường của hầu hết chúng ta là mỗi khi thấy ra được một điều gì có lợi thì đều muốn bản thân mình được tham gia chia phần. Tất nhiên, với một người có đạo đức, tu dưỡng, thì mong muốn ấy sẽ lập tức được “xét lại” xem có phù hợp với các chuẩn mực đạo đức hay không? Nếu là một mong cầu không chính đáng, ắt người ấy sẽ lập tức từ bỏ, nhưng nếu xét thấy là “chính đáng”, là phù hợp với đạo đức, thì chuyện theo đuổi để được “chia phần” lại thường được xem là tất nhiên, là hợp tình hợp lý.

Nhưng lời khuyên ở đây đặc biệt không đề cập đến việc muốn “tham gia chia phần” đó là hợp lý hay không hợp lý, mà nhắc nhở chúng ta một sự thật rằng khi sự tham muốn lợi ích khởi lên thì cũng là lúc tâm si mê động khởi, và do đó mà những lợi ích xấu ác sẽ hủy hoại bản thân ta.

Hơn thế nữa, bản văn còn đi sâu chi tiết hơn khi chỉ rõ: “Thế lợi bản không”, nghĩa là bản chất những lợi ích thế tục vốn là rỗng không, không chân thật. Bản chất không thật này thể hiện rõ ràng ở sự bấp bênh “sớm còn tối mất” mà không một giá trị vật chất nào tránh khỏi. Thế nhưng, cho dù chúng bấp bênh không thật như thế, sự mong cầu tham muốn đối với chúng lại thực sự làm khởi sinh phiền não trong lòng ta: “Dục lợi sinh não.”

Thấy rõ được sự thật đó nên lời khuyên ở đây là: “Lợi mạc vọng cầu” (Dù thấy lợi cũng chớ nên vọng cầu.) Hai chữ “vọng cầu” nhắc nhở chúng ta một sự thật là sự mong cầu của ta chưa hẳn - và thường không - mang đến kết quả, cho nên đó chỉ là một sự mong cầu ảo vọng mà thôi.

Tóm gọn các ý nghĩa vừa bàn qua như trên, ta có thể tạm dịch điều tâm niệm này thật đầy đủ là: “Thấy điều lợi đừng mong chia phần, vì tâm tham lam thì si mê nổi dậy, điều lợi xấu sẽ hủy hoại tự thân mình.”

Tham lam, sân hận và si mê là ba tâm độc hại, gây nhiều khổ đau cho bản thân ta và người khác. Chúng không hiện khởi độc lập, riêng rẽ mà luôn có sự tương quan, chèo kéo lẫn nhau. Những kẻ ngu si thường không bao giờ có đủ sáng suốt để kiềm chế sự tham lam hay sân hận, nhưng người sáng suốt đến đâu mà một khi đã “mờ mắt” bởi lòng tham cũng đều trở thành ngu muội. Lòng sân hận cũng vậy, nó đốt cháy sự khôn ngoan của bất cứ ai, khiến họ hành xử như kẻ hoàn toàn không trí tuệ. Đây đều là những thực tế có thể quan sát thấy dễ dàng trong cuộc sống. Chưa từng thấy ai trong cơn nóng giận bộc phát mà có thể giữ được sự bình tĩnh cần thiết, đừng nói gì đến chuyện sáng suốt cân nhắc thiệt hơn. Cũng vậy, những thất bại trong quyết định kinh doanh phần lớn cũng xuất phát từ sự chi phối của lòng tham. Càng tham muốn mãnh liệt thì người ta càng thiếu sáng suốt trong việc đưa ra quyết định, và do đó sai lầm là điều rất dễ phạm vào. Cho nên, “tâm tham lam thì si mê nổi dậy” là một nguyên tắc thực tế chi phối bất kỳ ai. Và muốn tránh được sự chi phối tai hại này, cách hữu hiệu nhất là “thấy điều lợi đừng mong chia phần”.

Một khi có thể tỉnh táo trước bất kỳ mối lợi nào, ta sẽ giữ được sự sáng suốt vốn có của mình để cân nhắc và đưa ra những quyết định hành xử thích hợp. Thật ra, bản thân những điều lợi ích tự chúng không mang tính chất xấu hoặc tốt. Quan điểm tránh xa mọi lợi ích là một quan điểm cực đoan. Nếu có thể đạt được lợi ích một cách sáng suốt và chân chánh, thì lợi ích đó sẽ giúp ta làm được nhiều điều lợi ích khác, mang đến niềm vui cho bản thân và mọi người quanh ta, như vậy thì đâu có gì sai trái?

Một người khôn ngoan sẽ biết vận dụng đúng điều tâm niệm này bằng cách luôn tỉnh táo trước mọi cơ hội kiếm được lợi ích, mà trước hết là đừng bao giờ mong muốn được chia phần với tất cả những món lợi mà mình nhìn thấy được. Điều đó là vô lý, ảo vọng và tai hại. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng trước bất kỳ cơ hội kiếm lợi nào, và ai tận dụng được cơ hội đó một cách chân chánh, minh bạch, người ấy sẽ thu được phần lợi ích mà không có gì sai trái cả.

Kiếm lợi như thế không phải là “mong muốn chia phần”, mà là dựa vào năng lực bản thân mình để tận dụng cơ hội mà cuộc đời (hay nhân duyên) mang đến. Và hơn nữa, khi đã có lợi rồi thì người khôn ngoan sẽ luôn biết cách sử dụng nguồn lợi ấy như thế nào để càng lợi mình lợi người hơn nữa, bởi vì họ luôn thấu hiểu rằng bản chất những giá trị vật chất vốn là không bền vững, là giả tạm, nên cách duy nhất để giữ lại được chúng chính là chuyển sang thành những giá trị chân thật như lòng nhân ái, sự cảm thông chia sẻ... Khi giá trị vật chất được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để “cứu khổ ban vui” cho người khác, nó không còn là những giá trị giả tạm nữa mà được chuyển thành những giá trị cao quý, chân thật, vì niềm vui và sự giảm nhẹ khổ đau cho mọi chúng sinh là điều có thật trong cuộc đời, là mục tiêu tu tập của người học Phật.

Vì thế, không nên hiểu lầm về điều tâm niệm này như là một lời khuyên tránh xa mọi nguồn lợi thế tục. Điều đó vừa bất khả thi, vừa đẩy chúng ta vào một tâm trạng tiêu cực, vô tâm với cuộc đời này. Cách hiểu đúng là phải luôn tỉnh giác trước mọi cơ hội kiếm lợi và không để cho “tâm tham lam nổi dậy”. Biểu hiện thông thường nhất của tâm tham lam đó chính là ý muốn “được chia phần” trong bất kỳ mối lợi nào, cho dù ta không thể lý giải được vì sao. Ngược lại, việc nhận biết được một cơ hội kiếm lợi và có những quyết định hành xử đúng đắn, thích hợp để biến cơ hội đó thành hiện thực, thì có thể đó cũng chính là một cơ hội để ta làm lợi mình lợi người, giúp ta thực hành tôn chỉ “cứu khổ ban vui” cho người khác.

Điểm cốt yếu cần nhận rõ ở đây là chính cái tâm lý “mong muốn chia phần” mỗi khi thấy lợi luôn là động lực khơi dậy tâm tham lam; và sự tham lam đó khiến ta trở nên si mê, không còn sáng suốt, chỉ biết hành động theo sự thúc giục của lòng tham, của nguồn lợi bất chính. Và đó chính là điểm khởi đầu cho sự hủy hoại mọi công đức, giá trị nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức mà ta đã khổ công gìn giữ, tích lũy từ lâu.

Người xưa thường nói: “Cá chết vì tham mồi, người chết vì tham lợi”, cũng không ra ngoài ý nghĩa này. Giữ được sự tỉnh giác và sáng suốt trước mọi cám dỗ vật chất là điều không dễ dàng, nhưng đó lại là điều bắt buộc phải luôn tâm niệm nếu ta không muốn rơi vào cạm bẫy của lòng tham, bởi kết quả sẽ luôn là sự tổn hại tồi tệ nhất cho mọi giá trị tinh thần và đạo đức mà ta đã có được.

Điều giải thích đáng chú ý của bản văn còn nằm ở câu: “Thế lợi bản không, dục lợi sinh não, lợi mạc vọng cầu.” Chỉ khi hiểu được bản chất của những lợi ích thế tục vốn là không bền chắc, giả tạm, ta mới có thể giữ được sự tỉnh táo sáng suốt trước những cám dỗ của nó. Bản thân người viết đã từng chứng kiến một câu chuyện thương tâm khi người mẹ già vừa qua đời còn chưa an táng thì con cái đã hùng hổ tranh nhau phân chia gia sản, chỉ vì đối với họ đó là những giá trị quá to lớn, cho dù chính bản thân mỗi người bọn họ cũng đã sở hữu không ít những tài sản kếch sù. Họ làm thế chính là vì cái tâm lý “thấy lợi muốn chia phần”. Nhưng họ không hề biết rằng tất cả những giá trị vật chất họ đang nhìn thấy đó, tưởng chừng như rất thật, rất cụ thể, thì lại là những giá trị hoàn toàn vô nghĩa mà không ai trong bọn họ có thể mang theo sau hơi thở cuối đời. Hơn thế nữa, không ai có thể đảm bảo rằng chúng sẽ luôn ở lại với họ mà sẽ không ra đi theo cách này hoặc cách khác... Chỉ cần một trong các đứa con của họ mắc bệnh nan y chẳng hạn, thì bấy nhiêu tài sản đó sẽ dễ dàng chuyển hóa tất cả thành chi phí thuốc men và phẫu thuật, để rồi cả gia đình sẽ rơi vào trắng tay trong một sớm một chiều... Những điều đó đều có thể xảy ra mà không ai biết trước được.

Nhưng trong khi chạy theo những giá trị bấp bênh giả tạm, những người con tranh chấp nhau ấy đã trở thành những con người máu lạnh, vô đạo đức khi trơ lỳ trước cái chết của người mẹ già, chỉ còn quan tâm tới mối lợi mà họ nghĩ mình cần phải được chia phần. Kẻ đứng ngoài sáng suốt hẳn ai ai cũng cười chê điều đó, nhưng nếu không luôn có sự tâm niệm trong lòng, một khi những điều tương tự xảy đến với chúng ta thì sao... Ai mà biết được?

Cho nên, “thế lợi bản không” là điều mà chúng ta phải luôn suy ngẫm. Có nhận thức rõ ràng được điều này thì mới có thể thản nhiên đối diện với mọi cám dỗ vật chất. Bằng không, những giá trị vật chất lớn lao bao giờ cũng sẽ là những sự thôi thúc, thu hút sự chú ý và tham muốn của chúng ta đến độ khó lòng kiểm soát được.

Giá trị vật chất vốn không thường tồn, nhưng một khi khởi tâm tham muốn chúng thì phiền não lập tức khởi sinh. Đó là điều ta cần thấy rõ để ngăn ngừa từ lúc chưa sinh khởi. Tai hại của những hành vi thúc đẩy bởi tâm tham lam thì ai trong chúng ta cũng đều rõ biết, nhưng tai hại do những phiền não khởi sinh từ sự tham muốn đó lại là điều ẩn tàng khó thấy. Một khi tâm tham đã khởi, nó sẽ dần dần kéo theo trong ta nhiều tâm niệm phiền não khác như sự lo lắng, sự nôn nao, sự bất mãn, sự oán giận, sự bực tức... Tùy theo diễn tiến khác biệt của tình huống có cho phép ta giành được mối lợi mình đang tham muốn đó hay không mà đủ loại tâm trạng phiền não sẽ theo nhau sinh khởi, khiến ta không còn bất kỳ một phút giây an ổn, thanh thản nào nữa cả.

Và chính vì những tổn hại như vừa kể trên, nên lời khuyên khôn ngoan nhất cho tất cả chúng ta chính là “thấy điều lợi đừng mong chia phần”.

Mong sao những chia sẻ trên đây có thể mang lại được ít nhiều lợi lạc cho người đọc.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.75.53 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...