Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Ý tưởng và suy nghĩ »»

Đối thoại pháp
»» Ý tưởng và suy nghĩ

Donate

(Lượt xem: 6.372)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Ý tưởng và suy nghĩ

Font chữ:


Giọng đọc: Trường Tân


Thiền sinh: Có khi nào chúng ta hành động mà không có suy nghĩ không thưa Sư?

Nhà sư: Chúng ta cần có suy nghĩ trước khi hành động. Trước khi làm một cái gì đó thì phải có ý tưởng, ý tưởng dẫn đến suy nghĩ và do có suy nghĩ dẫn đến hành động.
Suy nghĩ rất ít khi vắng mặt; kể cả khi vào những mức định sâu vẫn có thể có suy nghĩ tại một vài sát na hay khoảnh khắc nào đó. Nhưng người ta nói rằng không nên để ý đến các suy nghĩ vụn vặt đó chứ không phải là không có suy nghĩ, hoàn toàn vắng bóng các suy nghĩ.

Thiền sinh: Vậy ý tưởng và hành động liên quan đến nhau như thế nào thưa Sư?

Nhà sư: Các ý tưởng ngay từ đầu có thể đúng hay sai do các thông tin, kinh nghiệm mà mình đã thâu thập. Ví dụ khi chúng ta gặp một người, nhìn và thấy người đó là một người mới, người này mới hoàn toàn hay là mới so với các ý tưởng từ trước? Rất nhiều ý tưởng về người đó, những thông tin về người đó, những dữ liệu về người đó mình biết rồi, đã được định hình sẵn rồi. Các ý tưởng này tác động lên suy nghĩ của ta rồi trên có sở đó chúng ta đưa ra các hành động, lời nói cụ thể. Như vậy các ý tưởng đó là những ý tưởng thuộc về quá khứ.
Nếu không để ý thì chúng ta vẫn nhìn con người này với ý tưởng đó là con người tôi đã gặp ngày hôm qua. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy người này là một người mới hoàn toàn thì đó lại là một ý tưởng khác. Ý tưởng thì luôn là ý tưởng: ý tưởng về người, vật hay cho dù là ý tưởng không có con người, không có sự vật thì cũng vẫn là ý tưởng.
Như vậy, chúng vẫn hành động dựa trên ý tưởng, suy nghĩ cũng trên ý tưởng. Điều quan trong là để có hành động đúng thì ý tưởng phải đúng. Nếu ý tưởng sai thì hành động không thể đúng được. Như vậy thay đổi ý tưởng thì dẫn đến thay đổi suy nghĩ, mà suy nghĩ của chúng ta có cảm xúc ở đó. Ý tưởng thay đổi tác động đến suy nghĩ cũng có nghĩa là nó tác động đến cảm xúc bởi có suy nghĩ là có cảm xúc. Do đó thông qua cảm xúc ta cũng biết được là ý tưởng và những suy nghĩ đó như thế nào, đó là các mắt xích tác động qua lại lẫn nhau.

Thiền sinh: Ngay cả trong trường hợp khẩn cấp con vẫn thấy cần các dữ liệu thu lượm được từ trước, luồng thông tin để đem đến những suy nghĩ đó rất nhanh, không nắm bắt được những nó vẫn có. Ví dụ để cứu một người chết đuối thì chắc chắn người đó biết là họ biết bơi.

Nhà sư: Khi mọi chuyện xảy ra rất nhanh, suy nghĩ vẫn có nhưng nó chỉ ở trên những gì tiếp nhận ở hiện tại thôi. Lúc đó gần như ta làm việc theo bản năng, xử lý với ý tưởng ngay trong hiện tại, không thể gợi lại các ý niệm cũ được nữa.
Còn nếu lấy các thông tin và dữ liệu trước đây để xử lý trong hiện tại là chúng ta luôn có những định hình, phóng tác, sao chụp trước lên trên hiện tượng, kinh nghiệm đang xảy ra rồi.

Thiền sinh: Nếu ta lấy quá khứ gắn vào hiện tại thì nghĩa là ta đang nhìn vấn đề với cặp kính màu rồi.

Nhà sư: Khi đó không còn đúng nữa rồi, sự thật đã bị pha màu rồi. Khi mà chúng ta phát hiện ra đang có những cảm xúc chi phối ta là khi đó đã pha màu rồi đó. Có nghĩa là cần kiểm tra lại thái độ đằng sau là gì, có được đúng đắn hay không.
Khi quan sát đi quan sát lại cơ chế này rất nhiều lần thì chúng ta sẽ hiểu thật sự thấu đáo vấn đề này, mà có hiểu biết (hay tạm gọi là trí tuệ hoặc bất kỳ ngôn từ nào cũng được) thì có thể phân tách được đâu là đúng đâu là sai, đâu là phải, đâu là trái, đâu là chánh, đâu là tà thì tự động những gì không chân chánh sẽ được loại bỏ.

Thiền sinh: Vậy thì muốn nhận ra để có một ý tưởng đúng thì cần phải có Chánh Niệm, trí tuệ phải không ạ?

Nhà sư: Ý sư là phải thực hành theo từng bước, không thể cầu toàn ngay được, phải phát hiện ra được cơ chế như thế này trước đã. Nếu không phát hiện ra được thì ta vẫn còn đang trong đống bùng nhùng này và nó vẫn còn chi phối ta. Không phát hiện ra các cơ chế làm việc của tâm thì làm sao có sự hiểu biết?
Đầu tiên cần phải có Chánh Niệm để quan sát, sau đó bắt đầu có sự hiểu biết, rồi dần dần sẽ nhận rõ ra được cơ chế vận hành, biết đâu là cái đúng, đâu là cái sai. Mới đầu thì chúng ta cần phải có thông tin trước nhưng phải qua những phân tích như thế này mới bóc tách, mới thấy rõ ra được. Một khi đã thấy rõ, những cái gì sai sẽ tự động được buông bỏ.

Thiền sinh: Xin Sư cho ví dụ về mối liên hệ giữa ý tưởng và hành động ạ?

Nhà sư: Ví dụ, nếu ai đó đặt lòng tin lên quá cao thì một lần làm họ mất lòng tin sẽ rất khó để họ tin tưởng lần sau, như người ta vẫn bảo “một lần thất tín là vạn lần bất tin”. Sự việc có thể không xảy ra như vậy, nhưng chúng lặp lại là do có ý tưởng như vậy.

Thiền sinh: Như vậy các ý tưởng là do đâu mà tạo thành?

Nhà sư: Do rất nhiều yếu tố như: môi trường chúng ta sống, chỗ chúng ta học tập từ bé, văn hóa gia đình…vv. Bây giờ chúng ta tiếp nhận những thông tin về Pháp thì là những thông tin mới, những thông tin đúng, dần dần tạo nên những ý tưởng mới tạm gọi là ý tưởng, thái độ đúng. Trên cơ sở đó thì mình bắt đầu quan sát học hỏi thêm.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thiếu Thất lục môn


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Học Phật Đúng Pháp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.37.74 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...