Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Sự chấp thủ »»

Đối thoại pháp
»» Sự chấp thủ

Donate

(Lượt xem: 8.094)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Sự chấp thủ

Font chữ:


Giọng đọc: Trường Tân


Sự chấp thủ (nắm chặt) tiếng Pali là upādāna. Có bốn sự chấp thủ tiêu biểu: dục thủ, kiến thủ, ngã thủ và giới cấm thủ. Chấp thủ nghĩa là nắm chặt, dính mắc, nắm giữ không buông.
Dục thủ, chấp chặt vào các sự thỏa mãn thông qua các giác quan (căn) khi tiếp xúc với đối tượng, thông qua cái nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ. Kiến thủ: Chấp chặt vào quan điểm, tư kiến của mình, cho ta là đúng, ta không bao giờ sai, chúng ta luôn nắm chặt, không buông. Ngã thủ cũng vậy, chấp chặt vào giới cấm thủ tức là việc thực hành sai lạc, chẳng hạn như tu một cách hành hạ xác thân và cho rằng làm như vậy có thể tẩy rửa nghiệp, làm thanh tịnh bản thể.
Tại sao ngũ uẩn sinh khởi và hoại diệt trong từng giây, từng phút, trong từng sát na. Bản chất của nó là như vậy. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là vấn đề. Ngũ uẩn đó là tập hợp các sắc, tập hợp các tưởng, tập hợp các thức …. năm tập hợp này sinh diệt trong từng sát na … nhưng do không biết những vấn đề đó nên ta chấp chặt vào chúng, chúng trở thành các thủ uẩn. Từ ngũ uẩn trở thành ngũ thủ uẩn do sự dính mắc. Chúng ta bị trói buộc do sự chấp chặt của mình, sự chấp chặt này là do vô minh, tà kiến mà có mặt.
Chúng ta nghe nói tới sự hiểu biết sai lầm hay là tà kiến. Vậy nguyên nhân nào mà tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm này sinh khởi? Điều đầu tiên là không được nghe chánh pháp. Người ta có thể biết rất nhiều nhưng cái người ta biết không đúng. Cách người ta tiếp cận thông tin đúng, thông tin đúng này phải từ Đức Phật hoặc người chuyển tải phải là đệ tử Đức Phật. Điều này rất quan trọng. Chính vì vậy mọi người có điều kiện, những nhóm học Phật nên rút tỉa từ bản kinh hoặc trong chánh tạng để giúp chúng ta sự hiểu biết đúng đắn.
Tại sao sự hiểu biết sai lầm sinh khởi? Do không có tác ý chân chánh (như lý tác ý). Chúng ta không hướng tâm được vào bản chất gốc của sự vật hiện tượng. Nên chúng ta học và hành cần truy xuất được về gốc rất quan trọng.
Khi biết những điều cần biết một cách rạch ròi, chúng ta biết đâu là phải, đâu là trái; đâu là đúng, đâu là sai. Nếu như ta có nghiên cứu về tiến trình tâm, hoặc sự kết hợp giữa tâm và tâm sở, những điều này hoàn toàn nằm trong pháp học và không quá khó khăn để tìm hiểu. Không nắm vững pháp học làm ta nghi ngờ. Dĩ nhiên phải áp dụng học và hành. Không phải học về tâm là biết tâm. Biết và thấy. Biết đã rồi áp dụng. Biết rồi sẽ thấy thông qua việc thực hành.
Biết tâm và những quy luật của tâm. Cũng giống như ta có một bản đồ biết rõ đường từ đây về thành phố. Có bản đồ chỉ đường ta đi đúng hướng. Như vậy ta cần bản đồ. Không có bản đồ ta sẽ mò mẫm, nhiều khi theo kiểu ăn may, may ra thì đúng. Tác ý chân chánh hay là như lý tác ý là điều cần thiết áp dụng. Nếu không như lý tác ý thì tưởng của ta sẽ là tưởng điên đảo, kiến điên đảo, tâm điên đảo. Thấy cái sai thành cái đúng. Ta thấy vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, tịnh cho là bất tịnh, như vậy gọi là điên đảo tưởng. Ở ngoài đồng ruộng bà con nông dân thường treo bù nhìn rơm để đuổi chim ăn lúa. Họ cũng mặc áo, đội nón cho bù nhìn rơm y như người thật. Nhưng đó không phải là người thật, khiến lũ chim tưởng nhầm là người thật. Do tưởng điên đảo thấy cái sai thành cái đúng. Nhưng ở đây cần hiểu đúng giá trị của tưởng, có những trạng thái tưởng đúng. Bên cạnh phải nghe được diệu pháp, có thông tin đúng đắn thì như lý tác ý rất quan trọng. Đó là nhân giúp cho Chánh Kiến sinh khởi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Đường Không Biên Giới


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Gió Bấc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.45.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...