Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Thiền Tứ Niệm Xứ cơ bản »»

Đối thoại pháp
»» Thiền Tứ Niệm Xứ cơ bản

Donate

(Lượt xem: 6.870)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Thiền Tứ Niệm Xứ cơ bản

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Giọng đọc: Trường Tân


Đối với việc thực hành thiền Tứ Niệm Xứ, Chánh Niệm phải là yếu tố cần có trong tất cả hoạt động chúng ta làm. Trước làm một việc gì đó, ta cần phải kiểm tra xem Chánh Niệm đã có mặt hay chưa. Trong những ngày hành thiền vừa qua, chúng ta đang thực hành phát triển Chánh Niệm trong lúc ngồi thiền nhưng đó chỉ là một trong bốn oai nghi. Điều đó có nghĩa là Chánh Niệm cần phải được duy trì một cách liên tục ngay cả sau khi xả thiền. Việc xả thiền chỉ có nghĩa là thay đổi tư thế mà thôi, tức là từ việc ngồi được chuyển sang việc đi kinh hành hay làm một hoạt động nào đó, nhưng Chánh Niệm phải luôn được duy trì.
Trong Tứ Niệm Xứ có bốn đối tượng cần phải được ghi nhận quan sát, đó là thân, thọ, tâm và pháp. Chánh Niệm là ghi nhận trên các đối tượng đúng, tức là các hiện tượng sinh khởi trên thân tâm. Trong bất kỳ hoạt động cũng luôn có đối tượng. Trong nghiên cứu khoa học thì đề tài nghiên cứu là đối tượng.
Trong thực hành thiền, xác định đúng đối tượng có thể nói là đã thành công năm mươi phần trăm (50%). Xác định, ghi nhận sai đối tượng thì rất khó có kết quả tốt. Cũng như việc xây nhà, đầu tiên ta cần phải lo xây được nền móng cho chắc chắn, như vậy khi xây lên cao nó luôn được vững vàng. Điều đó cũng tương tự như khi hành thiền, xác định được đối tượng đúng đóng vai trò quan trọng như việc xây móng nhà. Khi móng được vững vàng, mọi việc sẽ được chuyển hóa một cách tự nhiên là không bị áp đặt.
Mục đích của việc hành thiền là để xác lập Chánh Kiến. Tại sao cần phải xác lập Chánh Kiến? Vì chúng ta luôn bị sự hiểu biết sai lầm chi phối (tà kiến), chưa có được Chánh Kiến đúng đắn. Những sự hiểu biết đúng đắn lúc ban đầu được vay mượn từ các nguồn kinh sách hay thông qua người thầy hướng dẫn, nhưng đó chưa phải Chánh Kiến thực sự của bản thân mỗi người chúng ta. Tuy nhiên đó là những nguồn cung cấp thông tin đúng đắn cần thiết lúc ban đầu để giúp chúng ta áp dụng vào trong việc thực hành của mình. Mục đích cốt yếu ở đây là phải xác lập được Chánh Kiến thông qua việc thực hành của bản thân mỗi người.
Bài Kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên, Đức Phật thuyết cho nhóm năm anh em Kiều Trần Như trong đó Ngài chỉ rõ cần phải tránh xa hai cực đoan là lợi dưỡng và khổ hạnh để có thể thực hành con đường Trung Đạo.
Việc thực hành thiền Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất đem lại bảy lợi ích: để thanh tịnh chúng sinh, vượt qua sầu bi, đoạn tận khổ thân và khổ tâm, thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết Bàn.
Đây là con đường duy nhất vì do chính Đức Phật khơi lại và chỉ dạy, nó dẫn tới một hướng duy nhất là Niết bàn, không có ngả rẽ nào cả. Duy nhất là vì chúng ta phải tự dấn thân đi một mình, không ai có thể làm thay cho mình được.
Đức Phật nhấn mạnh chúng ta phải đi trên con đường trung đạo, đó cũng chính là Bát Chánh Đạo bao gồm:

- Chánh Kiến và Chánh Tư Tuy (nhóm tuệ)
- Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng (nhóm giới)
- Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định (nhóm định)

Cần lưu ý Bát Chánh Đạo là con đường có tám chi phần, không phải là tám con đường.
Khi chúng ta quan sát cần phải luôn có sự hợp nhất của năm chi đạo thuộc bát chánh đạo, đó là các chi thuộc nhóm tuệ và nhóm định (Bát Chánh Đạo hiệp thế). Chỉ khi nào đạt tới thánh đạo, lúc này Niết Bàn làm đối tượng thì mới có sự hợp nhất của tám chi đạo (Bát Chánh Đạo siêu thế).
Trước hết ta phải thực hiện nhóm giới, trong đó Chánh Mạng là phải có công việc làm ăn chân chánh, không rơi vào các nghề như giết mổ gia súc, buôn bán rượu và các chất say, buôn bán vũ khí ... Nếu làm đồ tể, đánh bắt cá thì không hành thiền tốt được. Nói tóm lại là cần phải giữ giới trong sạch. Công năng của giới là để nâng đỡ thiện pháp. Ta phải có năng lực của giới vì “ở đâu có giới, ở đó có tuệ; ở đâu có tuệ, ở đó có giới”. Cũng như một bàn tay dơ và một bàn tay sạch: nếu có tuệ ta thanh tịnh được giới và ngược lại nếu có giới, ta sẽ viên mãn về tuệ.
Nếu không trong sạch về giới thì không có sự tiến bộ trong thiền tập.
Chẳng hạn khi có con muỗi cắn, dơ tay định đập thì lúc đó ta tác ý ngăn ngừa sự sát sinh khởi lên. Khi có tác ý thì mới sinh khởi sự giữ giới, đối tượng của nó là ngăn ngừa sự sát sinh. Chính vì vậy, chúng ta chỉ quan sát với 5 chi đạo và đó cũng chính là con đường Trung Đạo hiệp thế.
Trong hai yếu tố đầu tiên của Bát Chánh Đạo (Chánh Kiến và Chánh Tư Duy) thì Chánh Kiến được đặt lên hàng đầu. Khi không có Chánh Kiến tức là tà kiến có mặt. Nếu Chánh Kiến không có mặt thì bảy chi sau sẽ là tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà định, tà niệm, tà tinh tấn.
Chánh là đúng, không sai; còn Kiến là thấy. Như vậy Chánh Kiến là thấy đúng, thấy không sai. “Thấy cái sai là cái sai, thấy cái đúng là cái đúng”, đó chính là Chánh Kiến. Ngược lại, đó là điên đảo kiến, tà kiến.
Nhờ có Đức Phật chúng ta có được các thông tin đúng đắn này để giúp định hướng trong việc quan sát. Nếu không có Phật làm sao ta có thái độ đúng và cách nhìn đúng đắn trong sự quan sát của mình. Đạo Bà la môn lúc bấy giờ cho rằng có tiểu ngã và đại ngã. Con người là tiểu ngã sẽ hòa nhập vào Đại Ngã. Nhưng khi Phật ra đời, Ngài tuyên bố không có cái ngã nào cả, chỉ có một sự hiểu sai rằng có cái ngã – đây là một lời tuyên bố sấm sét giữa trời quang.
Người ta cũng nói về giới, về vô thường nhưng người ta nói về ngã chứ không phải nói về vô ngã. Vậy có ngã không? Không có ngã thì có cái gì? Cái ngã của tôi có không? Có ngã không mà phá. Chúng ta cần hiểu một cách đúng đắn là không có cái ngã cụ thể.
Vậy có cái gì? Không có cái Tôi hay cái ngã nhưng có một sự hiểu biết sai lầm rằng có một cái Tôi. Hiểu biết sai lầm này sinh khởi trong tâm chúng ta. Do hiểu biết sai lầm này nên ta nhìn nhận sự vật sai lạc.
Chính vì vậy “Thấy cái sai là cái sai; Thấy cái đúng là cái đúng”, đó là sự khởi đầu của hiểu biết. Ở đây chúng ta luôn luôn có sự hiểu biết sai lầm xuất phát do có sự dính mắc, do sự không hiểu biết. Hay nói chính xác hơn là do vô minh (hiểu biết sai lầm và tham ái (dính mắc) nên chúng ta hiểu biết một cách sai lạc, không có đúng đắn.
Lúc ban đầu ta cần có thông tin đúng đắn tạm thời để giúp thiết lập được thái độ chân chánh trong sự quan sát. Vì mục tiêu là hướng tới sự hiểu biết về bản chất của sự vật, hiện tượng nên chúng ta cũng cần phải bắt đầu bằng sự hiểu biết.
Sự hiểu biết chân chánh đó là “Mọi hiện tượng sinh khởi đều là các hiện tượng tự nhiên, không có một thực thể, một cá nhân hay một con người nào cả”.
Hiểu biết đúng đắn lúc ban đầu rất quan trọng vì chúng ta luôn luôn có một ý tưởng về con người và sự vật, chính vì vậy mà luôn nắm bắt hướng ra bên ngoài. Điều đó xảy ra là vì không có Chánh Niệm ghi nhận trong thân tâm và do các tập khí, thói quen dính mắc của mình.
Khi nói Chánh Niệm ở đây thực chất là ta phải quay về bên trong. Quay về bên trong, ta thấy không có ý niệm về một con người nào cả; một hiện tượng trước không sinh khởi, không tồn tại, giờ nó sinh khởi rồi tan biến đi. Nếu ta nhìn ra bên ngoài ta không thấy tiến trình chết đang diễn ra. Chỉ khi có cái chết cụ thể ta mới coi đó là chết, còn cái chết trong từng khoảnh khắc thì ta không thấy. Chết trong từng khoảnh khắc, sinh khởi và hoại diệt thì không ai thấy. Chỉ có hướng vào bên trong điều này mới dần được thấy rõ.
Khi có những yếu tố hội tụ ta mới thấy không có một cái tôi nào ở đây cả. Lúc ngồi thiền, đầu mất, chân mất ... chỉ còn lại các cảm giác ... chúng ta trở nên sợ hãi và lại cố gắng quay về thực tại quen thuộc của mình thì như vậy không thể đi sâu trong thiền tập được. Đối với các nhà khoa học thì không có cái bàn, cái ghế, chẳng qua là một tổ hợp bao gồm các hạt nguyên tử và nơtron. Không có cái gọi là “nước”, nước không tồn tại trong tâm thức của nhà hóa học, chỉ có hai yếu tố hydro và oxy (H2O) mà thôi.
Đối với chúng ta cũng vậy, các khái niệm sẽ mờ nhạt tự động và tự nhiên khi ghi nhận quan sát đối tượng đúng. Đức Phật mời gọi “đến để thấy”, Ehipassiko. Nhiều người qua các thời thiền thì chỉ còn thấy các rung động mà thôi. Chúng ta đi vào một thế giới hoàn toàn khác với nhận thức của mình. Điều đó diễn ra tự nhiên, càng cố thấy sẽ không thấy, càng khiên cưỡng sẽ không thấy. Khi hành thiền, những kinh nghiệm như vậy sẽ xảy ra.
Vậy Chánh Kiến lúc ban đầu rất quan trọng. Những gì ta quan sát, ghi nhận trên thân chỉ là các hiện tượng tự nhiên, không có có người, không có thực thể, không có một cá nhân nào cả. Ta đang sống trong thế giới của các mối quan hệ nhân duyên. Do nhân duyên nó sinh khởi và mối quan hệ nhân duyên đúng với những gì đang xảy ra chung quanh chúng ta, đúng với con người và sự vật. Nếu nói đối tượng, ta có hai loại đối tượng. Đối tượng mà bản chất thực của nó không thay đổi người ta gọi là sự thật tuyệt đối, đúng cho cả hiện tượng bên trong và bên ngoài chúng ta. Còn sự thật sự thật chế định là do người ta quy ước với nhau mà thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


Phật Giáo Yếu Lược


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.160.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...