Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thiền quán thực hành »» Thiền quán về giới luật »»

Thiền quán thực hành
»» Thiền quán về giới luật

(Lượt xem: 5.184)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền quán thực hành - Thiền quán về giới luật

Font chữ:

Theo thông lệ, trong mỗi khóa thiền tập chúng ta có đọc tụng Năm giới. Đây là năm lời hướng dẫn cho một lối sống có hạnh phúc và tuệ giác theo lời dạy của Phật.  Riêng tôi thường trình bày Năm giới này lại thành một giới: Nguyện nuôi dưỡng, phát triển tuệ giác và biểu hiện thành lòng bao dung và tâm từ.

Tôi thích trình bày giới luật ở cuối mỗi khóa tu, khi người ta chuẩn bị trở về và tiếp tục cuộc sống thường ngày. Giới luật không có gì là bí mật hay khó hiểu cả. Theo tôi thì chúng là sự biểu hiện của tuệ giác trong cách hành xử đối với người chung quanh. Tâm tỉnh giác là điều kiện tiên quyết cho một đời sống có giới luật.

Tôi bắt đầu học được bài học về sự liên hệ giữa tâm tỉnh giác và đời sống có tuệ giác khoảng 23 năm về trước, khi tôi dạy môn Hatha-yoga ở trường Đại học Martin. Mỗi ngày tôi dạy từ 4 giờ chiều cho đến 7 giờ tối. Khi tôi kể cho người khác nghe về giờ dạy của tôi thì họ nói: “Như vậy có khó cho cô khi phải rời nhà trong thời gian đó không?” Vì tôi còn 4 đứa con nhỏ còn ở nhà. Họ nói: “Đó là thời gian bận rộn nhất trong ngày của một bà mẹ, sao cô có thể làm được hay vậy?”

Thật ra, tôi cũng đã có khó khăn lắm đấy chứ! Vì tôi phải đi đón mấy đứa con từ trường, giúp chúng làm bài tập, chở chúng đi tập bơi hay đến một nơi nào đó, trước khi tôi đi dạy. Tôi thường có nhiều lúc chạy ra cửa mà trong lòng bực tức: “Đáng lẽ mấy đứa nó phải về nhà sớm hơn một chút!... Nó phải nhớ mang bài tập về chứ để quên ở trường bắt mình phải vòng lại lấy!... Không đứa nào chịu nghe mình!” Và cũng đôi khi tôi vừa đi mà trong đầu cứ bận rộn trách móc đủ thứ về những gì mà mấy đứa con tôi đáng lẽ nên làm.

Khi đến lớp dạy, tôi tự nghĩ: “Mở đầu dạy Hatha-yoga trong tâm trạng bực tức như thế này thì chẳng đúng chút nào.” Nhưng tôi cũng không thể nói với học trò rằng: “Đầu óc tôi bây giờ lung tung lắm!” Cho nên tôi cứ giả vờ và cứ làm đại trong vòng 15 phút đầu. Tôi bắt đầu bằng những tư thế yoga, mà thật ra đó là những động tác chánh niệm. Tôi chú ý đến những kinh nghiệm của chính mình và diễn tả lại cho những học trò của tôi, để họ có thể dễ dàng thực tập theo. Tôi nói những lời như là: “Đưa hai cánh tay thẳng ra hai bên, ngang với vai, chú ý đến những cảm giác nào đang có mặt ở hai cánh tay, ở bàn tay, và ở đôi vai của mình...” và trong đầu tôi thì suy nghĩ: “Nó ráng mà nhớ mang bài tập về ngày mai, không thì biết tay!” trong khi vẫn tiếp tục nói: “...từ từ bỏ hai tay xuống theo vị trí cũ, cảm nhận mọi cảm giác ở hai cánh tay, thở một hơi sâu vào ra.”

Nếu tôi thực tập hết lòng, tôi khám phá ra rằng chỉ một lát sau, dường như trong tôi có một gút mắt tự động được tháo gỡ. Tự nhiên trong tôi có một tuệ giác khởi lên: “Nó mới có tám tuổi thôi! Nó đâu có thèm quan tâm gì đến chuyện làm bài tập! Mà nó cũng đâu ý thức gì về vấn đề mình đi dạy ở đây đâu. Hãy để cho nó như vậy. Đã sao đâu nào!” Và tôi thật sự có một sự cảm thông.

Trước khi có được sự hiểu biết và cảm thông ấy, tâm tôi vô cùng bối rối: “Mình sẽ bị trễ. Mình sẽ không thể dạy có hiệu quả. Còn ai tin cậy vào mình nữa?” Nỗi sợ làm bấn loạn tâm ta. Và khi tâm ta an tĩnh và biết chú ý, ta sẽ có thể bắt đầu nhìn mọi việc một cách có tuệ giác hơn.

Chữ tuệ giác có thể nghe hơi to tát - có vẻ như là một sự hiểu biết xuyên suốt các thời đại, hay là một tri thức vĩ đại về nguồn gốc của vũ trụ này. Tôi thì chỉ nghĩ tuệ giác có nghĩa đơn giản là hiểu được sự vật đúng như chúng đang thật sự hiện hữu. Đứa bé tám tuổi được hiểu như là một đứa bé tám tuổi! Khi chúng ta có tuệ giác, ta nhìn mọi việc một cách sáng suốt và chọn những đáp ứng thích hợp nhất. Và chánh niệm là yếu tố tạo nên sự khác biệt ấy.

Nếu bạn muốn, trong thời quán chiếu về giới luật này, hãy nghĩ về những người trong cuộc đời mình mà bạn sẽ tiếp xúc chiều nay hoặc trong những ngày sắp đến.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.102 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...