Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thiền quán thực hành »» Tự nói với chính mình »»

Thiền quán thực hành
»» Tự nói với chính mình

Donate

(Lượt xem: 4.667)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền quán thực hành - Tự nói với chính mình

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong kinh Tứ niệm xứ (Bốn lãnh vực quán niệm), đức Phật dạy những phương pháp thực tập chánh niệm. Nhưng theo những hướng dẫn ấy thì có vẻ như hành giả đi đâu cũng phải lẩm nhẩm tự nói với mình. Trong kinh, đức Phật nhắc nhở chúng ta lúc nào cũng ghi nhận: “Thở vào một hơi thở dài, người ấy biết: ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi thở dài, người ấy biết: ta đang thở ra một hơi dài.” Những lời hướng dẫn ấy được ghi trong dấu ngoặc kép, nên có vẻ như là lời thiền sinh tự nói thầm với mình.

Ngày nay, có nhiều vị thiền sư dạy chúng ta một phương cách gọi là “ghi nhận thầm” để thực tập chánh niệm. Vì thấy phương pháp này rất hữu dụng nên tôi cũng thường khuyên các thiền sinh nên thực tập. Ghi nhận thầm thì cũng giống như những lời bình thuật liên tục về kinh nghiệm của mình trong giờ phút hiện tại, nhưng nó cũng có thêm một số những đặc tính riêng nữa.

Trước nhất, nó không ồn ào quá. Nó chỉ là một sự ghi nhận đơn giản, gọi tên trong thinh lặng về một kinh nghiệm của mình trong giờ phút hiện tại. Ta niệm thầm “Tôi ngồi,” hoặc “ngồi,”. Đó là sự ghi nhận vắn tắt của ý nghĩ “Tôi có ý thức rõ về những cảm giác trong thân của mình và biết rằng tôi đang ngồi. Tôi cảm giác là mình đang ngồi.”

Đặc tính thứ hai của sự ghi nhận thầm là, mặc dù nó có thể giúp cho sự thực tập của ta được liên tục, nhưng không nhất thiết phải là luôn luôn. Nó không phải là những lời vu vơ vô ích. Một sự ghi nhận “Tôi đang ngồi” cũng có thể là đủ rồi, miễn là ý thức của ta ở yên với cái cảm giác là mình đang ngồi đó. Và nếu trong khi đang ngồi, ta có một cảm giác hoan hỷ nào đó khởi lên trong tâm, ta sẽ ghi nhận thầm “Tôi cảm thấy hoan hỷ” hay “hoan hỷ” là đủ rồi.

Cũng có nhiều thiền sinh hỏi tôi: “Tại sao tôi lại phải nói cho mình biết chuyện gì đang xảy ra? Lẽ dĩ nhiên là tôi biết chuyện gì đang xảy ra rồi! Nó xảy ra cho tôi chứ có ai khác đâu. Tôi cảm thấy hơi ngu ngốc một chút khi phải đặt tên cho những kinh nghiệm của mình như vậy. Nó có ích lợi gì không?”

Tôi đáp, sự ghi nhận thầm có hai lợi ích chánh. Trước hết, nó giữ cho sự chú ý của ta được tập trung vào việc ấy, và kế đến nó giúp cho ta có thể kinh nghiệm được cái tính chất tạm bợ của mọi hiện tượng một cách trực tiếp. Ví dụ như trong khi ngồi tôi có những sự ghi nhận như sau “ngồi... sức ép... tê ngứa... hỷ lạc... hạnh phúc...” Những giây phút ý thức liên tục, cùng với một trạng thái càng lúc càng tĩnh lặng, tất cả những cái đó mang lại cho ta một tuệ giác về tính chất vô thường, luôn biến đổi của mọi kinh nghiệm.

Lẽ dĩ nhiên những ghi nhận này chỉ là một ví dụ mà thôi. Đức Phật dạy ta phải biết chú ý đến mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp - đi, đứng, nằm, ngồi - tất cả đều là những phương tiện giúp ta phát triển sự tỉnh giác. Ta ghi nhận như thế nào, dùng chữ gì, cái đó hoàn toàn không quan trọng; chúng sẽ thay đổi, điều đó mới quan trọng.

Bây giờ bạn hãy tiếp tục thực tập, sử dụng những lời hướng dẫn kế tiếp trong khi đi kinh hành. Dùng phương pháp ghi nhận thầm để giữ cho sự chú ý của mình được tập trung và rõ rệt. Nhưng bạn cũng không cần thiết phải ghi nhận hết tất cả mọi sự việc xảy ra. Việc ấy chỉ biến bạn thành một người bận bịu liệt kê danh sách hơn là một thiền sinh. Đức Phật dạy rằng trong mỗi một kinh nghiệm có tới 17 triệu sát-na tâm có mặt. Đừng mong gì ta có thể ghi nhận được hết!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đường Không Biên Giới


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.21.206 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...