Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Hai vị đại đệ tử »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Hai vị đại đệ tử

Donate

(Lượt xem: 4.448)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Đức Phật và chúng đệ tử - Hai vị đại đệ tử

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hai người mà sau này trở thành những vị đại đệ tử của Đức Phật, đều chào đời vào cùng một ngày tại hai ngôi làng liền kề, ở phía Bắc của thành phố Rajagaha. Người đầu tiên tên là Moggallana (Mục-kiền-liên), còn người thứ hai tên là Upatissa. Dù vậy, Upatissa luôn được gọi bằng cái tên Sariputta (Xá-lợi-phất) với ý nghĩa là “Con Trai của Sari”, Sari là tên của mẹ ông. Hai cậu bé lớn lên cùng nhau và trở thành một đôi bạn thân thiết. Một ngày nọ, khi cả hai đều đã đến tuổi trưởng thành, họ đi đến Rajagaha để tham dự một lễ hội. Trong khi ngồi xem một vở kịch sân khấu, thì tâm trí của cả hai đều bị choáng ngộp bởi ý thức mạnh mẽ về sự vô thường của cuộc sống, và kết quả là cả hai quyết định xuất gia. Một trong những vị Thầy nổi tiếng nhất thời bấy giờ là Sanjaya Belatthiputta, và hai người thanh niên trẻ tuổi đã trở thành đệ tử của ông ta. Sanjaya nổi tiếng vì sự lảng tránh khi đối mặt với các câu hỏi và đối thủ thường gọi ông ta là một kẻ lươn lẹo (amaravikkhepikas).1

Moggallana và Sariputta sống cuộc đời lang thang khổ hạnh ở chỗ Sanjaya một vài năm, nhưng họ không thực sự mãn nguyện với những gì học được từ vị Thầy của mình. Sau một thời gian, họ quyết định chia ra mỗi người đi theo một con đường riêng, để tìm kiếm sự thật với lời hứa rằng, người đầu tiên tìm ra sự thật sẽ tìm và chia sẻ cho người còn lại. Một ngày nọ, khi Sariputta đang đi ngang qua Rajagaha, ông trông thấy một vị khất sĩ và vô cùng ấn tượng bởi những bước đi khoan thai, đĩnh đạc cùng với nét mặt tràn ngập sự an vui và định tĩnh. Tình cờ vị ấy là Thầy Assaji, một trong những người đệ tử của Đức Phật. Sariputta đã hỏi Thầy ấy:

“Ai là Thầy của Ngài?”
Và Thầy Assaji đáp:
“Này bạn, có một đại Sa môn, con trai của những người Sakya, xuất thân từ tộc Sakya. Tôi được xuất gia với với đấng Thế Tôn ấy. Thế Tôn chính là Thầy của tôi và tôi chấp nhận Giáo Pháp của vị ấy.”

“Sư phụ của Thầy dạy Giáo Pháp gì? Ngài ấy hướng đến điều gì?”

“Này bạn, tôi là người mới, vừa xuất gia không bao lâu, mới đến với Pháp và Luật này. Tôi không thể thuyết giảng Giáo Pháp một cách chi tiết, tuy nhiên tôi sẽ nói cho bạn ý nghĩa một cách tóm tắt.”

“Hãy như vậy, bạch Đại Đức, dù là nói ít hay là nói nhiều cũng xin hãy cho tôi biết bản chất của Pháp, tôi chỉ muốn biết điều căn bản. Không cần phải phân tích một cách chi tiết.”

Vì vậy, Thầy Assaji nói: “Pháp sanh lên do nhân, Như Lai giảng nhân ấy. Nhân diệt thời pháp diệt, Đại sa-môn nói vậy.”

Khi Sariputta nghe được bài kệ trên liền lập tức chứng được Thánh quả Nhập Lưu, và lên đường ngay để tìm người bạn của mình là Moggallana. Khi hai người gặp nhau, Moggallana có thể nhận ra ngay có điều gì đó tuyệt vời đã xảy đến với bạn mình. “Bạn ơi, các căn của bạn nhuần tịnh và nước da bạn rạng rỡ và trong trẻo. Phải chăng bạn đã thấy được Pháp bất tử?” “Đúng vậy, này bạn, tôi đã thấy được Pháp Bất tử”, Sariputta đáp. Anh kể cho bạn mình nghe về những gì đã xảy ra và cả hai quyết định đi tìm Đức Phật, để được nghe thêm Giáo Pháp từ chính kim khẩu của Ngài. Nhưng Moggallana vốn là người giàu lòng từ bi và thường nghĩ đến hạnh phúc của người khác trước khi nghĩ đến mình. Anh đã đề nghị trước khi đi gặp Thế Tôn, cả hai nên ghé đến chỗ đạo sĩ Sanjaya cùng chúng đệ tử của vị ấy, để chia sẻ với họ những gì hai người vừa mới phát hiện. Anh chắc rằng họ sẽ rất hoan hỷ khi được biết tin này. Nhưng việc xảy ra hoàn toàn không như dự tính, khi cả hai nói với đạo sĩ Sanjaya ý định muốn trở thành đệ tử của Đức Phật, thì ông ta tỏ ý khó chịu và cố gắng thay đổi ý định của họ. Thực tế thì ông lo lắng trước viễn cảnh đánh mất hai người đệ tử nổi tiếng về tay một người, mà ông coi như đối thủ. Lo lắng đến độ ông còn đề nghị nâng hai người lên ngang hàng với ông, cùng ông hướng dẫn hội chúng nếu cả hai đồng ý ở lại. Tuy nhiên Sariputta và Moggallana khi đó đã từ chối lời đề nghị này, rồi cùng với gần như tất cả số học trò của Sanjaya là hai trăm năm mươi người, rời khỏi nơi đó và đi tìm Đức Phật. Ngay khi trông thấy hai người khổ hạnh trẻ tuổi dẫn đầu hội chúng đang đi tới, Đức Phật biết rằng rồi đây họ sẽ trở thành những đệ tử có năng lực và đáng tin cậy nhất của Ngài. Thầy Moggallana giác ngộ chỉ bảy ngày sau khi xuất gia và hai tuần sau Thầy Sariputta cũng vậy.2

Với khả năng và thiên hướng của mình, Sariputta và Moggallana phát triển những năng lực rất khác biệt. Trong số tất cả những đệ tử của Đức Phật, Sariputta là vị có thể hiểu và giải thích Giáo Pháp một cách tốt nhất, và về phương diện này thì Thầy ấy chỉ đứng sau Đức Thế Tôn. Có lần Đức Phật nói với ông:

“Thầy là bậc trí tuệ, này Sariputta, cao cả và rộng lớn là trí tuệ của thầy, hân hoan và linh lợi là trí tuệ của thầy, sắc bén và tường tận là trí tuệ của thầy. Này Sariputta, cũng như người con trưởng của Vua Chuyển Luân, cai trị một cách chơn chánh giống như cha mình đã làm, cũng vậy, thầy chơn chánh chuyển xoay bánh xe Pháp như Ta đã thực hiện.”3

Đức Phật đã dành cho Sariputta sự xem trọng như vậy, và Ngài đã tuyên bố rằng Sariputta là Tướng Quân Chánh Pháp (Dharmasenapati). Trong một bài pháp thoại của mình, Sariputta đã nói về những phẩm chất cần thiết để giảng dạy Giáo Pháp, và chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng Ngài luôn có đủ những phẩm chất này khi giảng dạy.

“Khi một người muốn hướng dẫn người khác, cần thiết lập tự thân vững chãi nơi năm pháp trước. Năm pháp đó là gì? Người ấy hãy tự nghĩ: “Tôi sẽ nói đúng lúc chứ không phải sai lúc. Tôi sẽ nói sự thật chứ không phải những điều không thật. Tôi sẽ nói một cách tao nhã chứ không gay gắt. Tôi sẽ nói về mục đích giải thoát chứ không phải là về mục đích khác. Tôi sẽ nói với tâm tràn đầy tình thương chứ không phải với tâm đầy ác ý.” Khi một người muốn hướng dẫn người khác, cần thiết lập tự thân vững chãi nơi năm pháp này trước.”4

Mặc dù là một Thầy giáo thọ hướng dẫn Pháp rất đỗi nhiệt tình và tài giỏi, Thầy Sariputta cũng biết rằng, mặc dù có thể giúp đỡ mọi người thông qua việc giảng dạy Giáo Pháp cho họ, nhưng đôi khi họ cũng cần sự giúp đỡ thiết thực về vật chất. Và như vậy Thầy ấy luôn sẵn sàng đưa tay giúp đỡ những ai cần đến. Có một lần, nữ Tỳ Khưu Yasodhara bị bệnh nặng do trúng gió và con trai của bà, Thầy Rahula, đã cố tìm thuốc cho bà. Thầy ấy đã đến nhờ Thầy Sariputta tư vấn vì biết rằng Thầy có nhiều kinh nghiệm với việc chăm sóc người bệnh. Thầy Sariputta liền biết chính xác loại thuốc phù hợp nhất nên đã đi lấy một ít rồi cùng với Rahula mang thuốc cho Yasodhara. Nhờ đó nữ Tỳ Khưu ấy đã sớm bình phục.5 Luôn sẵn sàng đến thăm người đang bệnh để an ủi và giúp đỡ họ là thế, Thầy ấy cũng thường dành sự quan tâm đặc biệt đến những người nghèo khó và đơn độc. Họ là đối tượng mà Thầy Sariputta thường ưu ái giúp đỡ hơn những người giàu có và quyền lực. Vào một dịp nọ, rất đông người đi đến tu viện nơi Đức Phật đang ngự để thỉnh chư Tăng đến nhà họ dùng bữa. Mọi người đều nóng lòng muốn thỉnh được thật nhiều vị Thầy nổi tiếng, và thường những vị Thầy đều hoan hỷ khi nhận lời đi đến nhà của những người cư sĩ giàu có vì biết rằng họ sẽ nhận được những món ăn ngon, tất cả các Thầy, ngoại trừ Sariputta đều đã nhận lời thỉnh mời. Khi một phụ nữ nghèo khó xuất hiện và hỏi liệu có Thầy nào có thể nhận lời mời đến nhà bà ấy không. Người chịu trách nhiệm chăm sóc tu viện khi ấy đã thông báo với bà rằng, tất cả các Thầy đều đã đi chỉ còn lại mỗi trưởng lão Sariputta. Hay tin ấy khiến cho lòng bà buồn phiền vì nghĩ rằng, một nhà Sư lỗi lạc như vậy sẽ không muốn nhận một bữa ăn khiêm tốn từ mình. Nhưng khi được cho hay về người phụ nữ tội nghiệp ấy, Thầy Sariputta đã vui vẻ đồng ý đến nhà bà, và điều ấy làm cho bà vô cùng phấn khởi. Vua Pasenadi nghe tin Thầy Sariputta sẽ đến dùng bữa tại nhà của một người phụ nữ rất nghèo, nên đã cho người mang đến cho bà một số tiền lớn, không những đủ để bà cúng dường cho Thầy Sariputta một bữa ăn, mà còn thừa cho bà sống thoải mái cho đến cuối đời.6

Bên cạnh Tôn giả Sariputta, Đức Phật xem Thầy Moggallana là người đệ tử thông tuệ và tài giỏi nhất của Ngài. Theo như những gì được ghi chép lại thì Thầy ấy có nước da màu đen như một đám mây mưa trĩu nước. Năng lực được phát triển nhất nơi Thầy Moggallana không phải là trí tuệ mà là thần thông (iddhi). Là kết quả của sự thực hành thiền định, khi tâm ý “định tĩnh, thuần tịnh, tinh khiết, không tì vết, không còn những cấu nhiễm, nhu nhuyến, dễ sử dụng và vững chắc”, thì đôi khi nó trở nên có những năng lực phi thường. Một số thần thông mà các tu sĩ Phật giáo tùy theo thời điểm mà phát triển, là khả năng thay đổi ngoại hình, khả năng cảm nhận được những gì đang xảy ra ở một khoảng cách rất xa, khả năng biết được tâm trí của người khác và khả năng rời khỏi thân xác.7

Đức Phật biết rằng việc thể hiện thần thông có thể có ảnh hưởng khá lớn đến con người, và không phải lúc nào cũng mang lại những kết quả tích cực. Những người thể hiện những sức mạnh như vậy, có thể dễ dàng bị tha hóa bởi những lời tán dương mà họ nhận được, trong khi những người chứng kiến những sức mạnh như vậy, thường dành sự sùng kính không suy xét cho những người sở hữu chúng. Ngài cũng thường chê trách việc sử dụng thần thông để khuyến dụ người khác tin theo. Có một lần, khi Đức Phật đang ở tại Nalanda, một đệ tử đến thưa với Ngài:

“Bạch Đức Thế Tôn, Nalanda là nơi giàu có, thịnh vượng, dân cư đông đúc và rất nhiều người đang có đức tin nơi Ngài. Sẽ tốt biết mấy nếu Ngài cho phép một Thầy đệ tử biểu diễn thần thông cùng những phép màu phi thường. Như vậy thì người dân Nalanda sẽ càng có thêm niềm tin.”8

Đức Phật đã từ chối yêu cầu này, vì Ngài muốn mọi người thực tập theo Giáo Pháp là từ sự hiểu biết, chứ không phải vì ấn tượng bởi các phép lạ hay thần thông.

Có lần một trưởng giả giàu có, cho đặt một cái bát bằng gỗ đàn hương lên đầu một cái sào tre thật dài, và đem dựng ở chợ tại Rajagaha. Sau đó ông thông báo rằng, bất kỳ nhà sư nào có thể bay lên không trung và lấy cái bát ra, thì cái bát quý ấy sẽ thuộc về vị đó. Ngay sau đó, hai Thầy Moggallana và Pindola Bharadvaja (Tân-Đầu-La) có việc đi đến Rajagaha và khi người trưởng giả nhìn thấy họ, ông ta liền nói: “Cả hai Thầy đều là người có thần thông, nếu các Thầy lấy được chiếc bát xuống thì nó sẽ là của các Thầy.” Nghe vậy, Thầy Pindola bay lên không trung và mang chiếc bát xuống, trước sự trầm trồ đầy thán phục của đám đông đang tụ tập theo dõi. Người trưởng giả sau đó đã mời Thầy Pindola đến nhà mình và dâng đầy những món ăn đắt tiền vào chiếc bát gỗ đàn hương ấy. Từ sau lần đó, Thầy Pindola đi đến đâu cũng đều có đám đông ồn ào, náo nhiệt đi theo. Khi Đức Phật nghe về việc này, Ngài đã gọi Thầy Pindola và quở trách:

“Điều đó thật không phù hợp, không xứng đáng, không phải lẽ, không thích đáng với một người xuất gia, không được cho phép và không nên làm. Sao Thầy lại có thể vì một cái bát tồi tàn, mà phô bày một trong những khả năng của bậc thượng nhân đến các gia chủ đó như thế. Hành động đó chẳng khác nào một người phụ nữ buông thả sẵn sàng phô bày vùng kín của mình chỉ vì một vài đồng bạc rẻ rúng.”9

Từ sự việc này, Đức Phật đã đặt ra một quy định ngăn các nhà sư phô diễn thần thông của mình một cách không cần thiết.

Tuy nhiên, Ngài cũng thấy rằng đôi lúc việc sử dụng thần thông cũng có thể mang lại kết quả tốt. Trong một lần khác, một số tên trộm đã đột nhập một ngôi nhà và bắt cóc hai đứa trẻ. Khi Thầy Pilindavaccha hay tin đã sử dụng thần thông của mình để giúp mang những đứa trẻ về lại. Các Thầy khác buộc tội rằng Thầy ấy đã phạm giới, nhưng Đức Phật đã tuyên bố Thầy Pilindavaccha vô tội vì Thầy ấy đã sử dụng thần thông của mình vì lòng từ bi.10

Tôn giả Moggallana cũng vậy, Thầy ấy thường chỉ sử dụng thần thông của mình khi cần giúp đỡ mọi người. Một lần trong khi đang ở cùng với Đức Phật trên tầng cao của giảng đường Migaramata (giảng đường Lộc-Mẫu) thì có một nhóm các Thầy ở tầng trệt đang bàn luận chuyện phiếm hết sức ồn ào. Đức Phật đã mô tả họ là những kẻ “phù phiếm, đầu óc trống rỗng, dễ bị kích động, lời nói thô tháo và vô dụng, thiếu tập trung, không vững chắc, không điềm tĩnh, tâm trí bay bổng và không kiểm soát được các giác quan.” Khi ấy Ngài đã dạy Thầy Moggallana hãy cho họ “một sự kích động để khiến họ thức tỉnh.” Vâng lời Thế Tôn, Thầy Moggallana ấn ngón chân cái của mình và làm cho toàn bộ tòa nhà lớn trở nên rung chuyển. Cho rằng nhà sắp sập nên nhóm Thầy kia hoảng sợ, la hét và tranh nhau chạy thoát ra bên ngoài. Sau đó, Đức Phật đến gần các vị này và nói với họ rằng, do Ngài yêu cầu nên Thầy Moggallana làm rung chuyển tòa nhà, nhờ vào thần thông mà thầy đã phát triển bằng sự siêng năng thực tập thiền định, và khuyên họ cũng nên dành thời gian thiền định thay vì ham thích bàn luận chuyện phiếm.11 Nhưng cũng giống như chính Đức Phật, Thầy Moggallana thường giúp đỡ mọi người bằng cách giảng dạy Giáo Pháp cho họ, và Tipitaka (Tam tạng kinh điển) còn lưu lại nhiều bài Pháp thoại mà Thầy đã tuyên thuyết cho các chúng xuất gia cũng như nam, nữ tại gia.

Cả hai Thầy Sariputta và Moggallana đều tịch trước Thầy của họ là Đức Phật. Khi biết rằng ngày cuối của mình đã đến gần, Thầy Sariputta từ giã Đức Phật và lên đường trở về ngôi làng nơi Thầy ấy sinh ra. Mặc dù có một người con trai với mức độ tâm linh vượt thắng như vậy, nhưng mẹ của Thầy Sariputta lại không có niềm tin vào Phật pháp, thế nên Thầy Sariputta luôn muốn báo đáp công ơn mẹ đã nuôi nấng mình, bằng cách giúp bà hiểu được lời dạy của Đức Phật. Thầy nhờ một Thầy Tỳ Khưu khác đi trước để báo cho mẹ biết rằng Thầy ấy sẽ về nhà. Những tưởng rằng con trai mình cuối cùng cũng đã từ bỏ lối sống xuất gia và trở lại đời sống thế tục, khiến bà vui mừng khôn siết. Nhưng khi Thầy Sariputta về đến, bà nhận ra rằng con trai mình vẫn còn là một nhà Sư, bà hờn dỗi lui về tự nhốt mình trong phòng. Sức khỏe của Thầy Sariputta bắt đầu xấu đi một cách nhanh chóng, tranh thủ lúc Thầy nằm nghỉ trong phòng của mình, rất nhiều các vị trời đã đến thăm và bày tỏ lòng kính trọng của họ. Khi mẹ của Thầy Sariputta nhìn thấy chúng thiên ấy, bà bắt đầu nhận ra rằng con trai mình đức hạnh và đáng kính đến dường nào. Khi bà đến gặp người con trai đang nằm hấp hối của mình, Thầy Sariputta đã giảng giải Phật pháp cho bà và cuối cùng bà đã chứng được thánh quả Nhập lưu. Sau đó, Thầy gọi tất cả các Thầy Tỳ Khưu đã đi cùng mình và hỏi họ rằng, liệu trong suốt bốn mươi năm qua ông có làm gì khiến họ phải phiền lòng không, và liệu rằng họ có thể tha thứ cho ông được không. Mọi người đều đồng lòng rằng không có gì nơi Ngài khiến họ phiền lòng mà cần phải tha thứ. Ngay sau đó Thầy Sariputta đã vào Niết Bàn.

Chỉ hai tuần sau đó Thầy Moggallana cũng viên tịch. Thầy ấy từ lâu đã xác nhận rằng mình thấy rõ được nẻo đi về của những người đã mất và những người tu khổ hạnh theo đạo Jain thường tái sinh ở các cảnh giới thấp. Thầy Moggallana được nhiều người kính trọng cùng với năng lực thần thông vốn rất nổi tiếng, nên mọi người tin những gì thầy ấy tuyên bố về những hành giả Jain. Lo sợ vì sức ảnh hưởng ngày càng suy yếu của giáo phái mình, một nhóm những giáo sĩ Jain bại hoại đã quyết định ám sát Thầy ấy. Họ thuê một số tên côn đồ bao vây tịnh thất nơi Thầy Moggallana đang ở, nhưng khi biết được sự có mặt của họ thì Thầy ấy đã thoát khỏi qua đường lỗ khóa. Việc này đã diễn ra nhiều lần cho đến cuối cùng những kẻ côn đồ đó khi bắt được Thầy đã đánh đập một cách tàn nhẫn và bỏ mặc Thầy cho đến chết. Trước lúc viên tịch, với chút sức lực còn sót lại, Thầy đã hướng mình về nơi có đức Thế Tôn đang ngự, để đảnh lễ Người lần cuối rồi nhẹ nhàng ra đi. Theo lưu truyền thì Thầy Moggallana đã bị sát hại như vầy là vì trong một kiếp sống trước, Thầy đã ra ra tay giết cha mẹ mình, bởi nghe theo lời xúi giục của vợ khi cô này ghen tị với sự quan tâm mà Thầy dành cho họ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.61.176 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...