Hai người mà sau này trở thành những vị đại đệ tử của Đức Phật, đều chào đời vào cùng một ngày tại hai ngôi làng liền kề, ở phía Bắc của thành phố Rajagaha. Người đầu tiên tên là Moggallana (Mục-kiền-liên), còn người thứ hai tên là Upatissa. Dù vậy, Upatissa luôn được gọi bằng cái tên Sariputta (Xá-lợi-phất) với ý nghĩa là “Con Trai của Sari”, Sari là tên của mẹ ông. Hai cậu bé lớn lên cùng nhau và trở thành một đôi bạn thân thiết. Một ngày nọ, khi cả hai đều đã đến tuổi trưởng thành, họ đi đến Rajagaha để tham dự một lễ hội. Trong khi ngồi xem một vở kịch sân khấu, thì tâm trí của cả hai đều bị choáng ngộp bởi ý thức mạnh mẽ về sự vô thường của cuộc sống, và kết quả là cả hai quyết định xuất gia. Một trong những vị Thầy nổi tiếng nhất thời bấy giờ là Sanjaya Belatthiputta, và hai người thanh niên trẻ tuổi đã trở thành đệ tử của ông ta. Sanjaya nổi tiếng vì sự lảng tránh khi đối mặt với các câu hỏi và đối thủ thường gọi ông ta là một kẻ lươn lẹo (amaravikkhepikas).1
1. The two people who were to become the Buddha’s chief disciples were both born on the same day in adjacent villages just north of Rajagaha. The first was named Moggallana while the second was named Upatissa, although he was always called Sariputta, son of Sari, Sari being his mother’s name. The two boys grew up together and became close friends. When they grew into youths, they went into Rajagaha one day to attend a festival, and as they sat watching a theatrical play they were both overcome by a strong sense of the impermanence of life, as a result of which they both decided to renounce the world. One of the most well-known religious teachers of the time was Sanjaya Belatthiputta, and the two young men became disciples under him. Sanjaya was famous for his evasiveness in answering questions and his rivals referred to him as an eel-wriggler (amaravikkhepikas).1
Moggallana và Sariputta sống cuộc đời lang thang khổ hạnh ở chỗ Sanjaya một vài năm, nhưng họ không thực sự mãn nguyện với những gì học được từ vị Thầy của mình. Sau một thời gian, họ quyết định chia ra mỗi người đi theo một con đường riêng, để tìm kiếm sự thật với lời hứa rằng, người đầu tiên tìm ra sự thật sẽ tìm và chia sẻ cho người còn lại. Một ngày nọ, khi Sariputta đang đi ngang qua Rajagaha, ông trông thấy một vị khất sĩ và vô cùng ấn tượng bởi những bước đi khoan thai, đĩnh đạc cùng với nét mặt tràn ngập sự an vui và định tĩnh. Tình cờ vị ấy là Thầy Assaji, một trong những người đệ tử của Đức Phật. Sariputta đã hỏi Thầy ấy:
2. Moggallana and Sariputta stayed with Sanjaya for some years, leading the life of wandering ascetics, but they were not really satisfied with what they were learning from their teacher. After a while they decided to split up and each go their own way in search for truth, promising that the first to find it should tell the other. One day, as Sariputta was walking through Rajagaha, he saw a monk and was deeply impressed by the grace and poise with which he moved and the calm happy expression on his face. The monk happened to be Assaji, one of the Buddha’s disciples. Sariputta asked him:
“Ai là Thầy của Ngài?”
Và Thầy Assaji đáp:
“Này bạn, có một đại Sa môn, con trai của những người Sakya, xuất thân từ tộc Sakya. Tôi được xuất gia với với đấng Thế Tôn ấy. Thế Tôn chính là Thầy của tôi và tôi chấp nhận Giáo Pháp của vị ấy.”
“Who is your teacher?” and Assaji replied, “Friend, there is a great ascetic, a son of the Sakyans, who went forth from the Sakyan clan. It is because of this Lord that I have gone forth. This Lord is my teacher, I accept this Lord’s Dhamma.”
“Sư phụ của Thầy dạy Giáo Pháp gì? Ngài ấy hướng đến điều gì?”
“What doctrine does your teacher teach? What does he point to?”
“Này bạn, tôi là người mới, vừa xuất gia không bao lâu, mới đến với Pháp và Luật này. Tôi không thể thuyết giảng Giáo Pháp một cách chi tiết, tuy nhiên tôi sẽ nói cho bạn ý nghĩa một cách tóm tắt.”
“Friend, I am a beginner, I have only just gone forth, I am new in this Dhamma and discipline. I cannot teach the Dhamma in full, but I will tell you its essence.”
“Hãy như vậy, bạch Đại Đức, dù là nói ít hay là nói nhiều cũng xin hãy cho tôi biết bản chất của Pháp, tôi chỉ muốn biết điều căn bản. Không cần phải phân tích một cách chi tiết.”
“So be it, your reverence, tell me little or tell me much, but either way give me its essence, I just want the essence. There is no need for great elaboration.”
Vì vậy, Thầy Assaji nói: “Pháp sanh lên do nhân, Như Lai giảng nhân ấy. Nhân diệt thời pháp diệt, Đại sa-môn nói vậy.”
So Assaji said: “Those things that proceed from a cause, of those things the Tathagata has told the cause. And that which is their stopping, of that the great recluse also has a doctrine.”
Khi Sariputta nghe được bài kệ trên liền lập tức chứng được Thánh quả Nhập Lưu, và lên đường ngay để tìm người bạn của mình là Moggallana. Khi hai người gặp nhau, Moggallana có thể nhận ra ngay có điều gì đó tuyệt vời đã xảy đến với bạn mình. “Bạn ơi, các căn của bạn nhuần tịnh và nước da bạn rạng rỡ và trong trẻo. Phải chăng bạn đã thấy được Pháp bất tử?” “Đúng vậy, này bạn, tôi đã thấy được Pháp Bất tử”, Sariputta đáp. Anh kể cho bạn mình nghe về những gì đã xảy ra và cả hai quyết định đi tìm Đức Phật, để được nghe thêm Giáo Pháp từ chính kim khẩu của Ngài. Nhưng Moggallana vốn là người giàu lòng từ bi và thường nghĩ đến hạnh phúc của người khác trước khi nghĩ đến mình. Anh đã đề nghị trước khi đi gặp Thế Tôn, cả hai nên ghé đến chỗ đạo sĩ Sanjaya cùng chúng đệ tử của vị ấy, để chia sẻ với họ những gì hai người vừa mới phát hiện. Anh chắc rằng họ sẽ rất hoan hỷ khi được biết tin này. Nhưng việc xảy ra hoàn toàn không như dự tính, khi cả hai nói với đạo sĩ Sanjaya ý định muốn trở thành đệ tử của Đức Phật, thì ông ta tỏ ý khó chịu và cố gắng thay đổi ý định của họ. Thực tế thì ông lo lắng trước viễn cảnh đánh mất hai người đệ tử nổi tiếng về tay một người, mà ông coi như đối thủ. Lo lắng đến độ ông còn đề nghị nâng hai người lên ngang hàng với ông, cùng ông hướng dẫn hội chúng nếu cả hai đồng ý ở lại. Tuy nhiên Sariputta và Moggallana khi đó đã từ chối lời đề nghị này, rồi cùng với gần như tất cả số học trò của Sanjaya là hai trăm năm mươi người, rời khỏi nơi đó và đi tìm Đức Phật. Ngay khi trông thấy hai người khổ hạnh trẻ tuổi dẫn đầu hội chúng đang đi tới, Đức Phật biết rằng rồi đây họ sẽ trở thành những đệ tử có năng lực và đáng tin cậy nhất của Ngài. Thầy Moggallana giác ngộ chỉ bảy ngày sau khi xuất gia và hai tuần sau Thầy Sariputta cũng vậy.2
3. When Sariputta heard this he became a Stream-Winner, and set out straight away to find his friend Moggallana. When the two met, Moggallana could see straight away that something wonderful had happened to his friend. “Friend, your faculties are quite pure and your complexion is bright and clear. Can it be that you have attained the Immortal?” “Yes, friend, I have attained the Immortal,” Sariputta replied. He told his friend how it happened and the two decided to seek out the Buddha so they could both hear more about the Dhamma from his own lips. But Moggallana, whose compassion often led him to think of the welfare of others before his own, suggested that first they go to Sanjaya and his disciples and tell them what they had discovered, certain that they would welcome the news. But when they told Sanjaya that they intended to become disciples of the Buddha, he was far from happy and tried to change their minds. In fact, so worried was he at the prospect of losing two well-known disciples to someone whom he looked upon as a rival, that he even offered to make them his co-teachers if they would stay with him. Sariputta and Moggallana refused this offer and together with nearly all of Sanjaya’s two hundred and fifty disciples, they left to find the Buddha. As soon as the Buddha saw the two young ascetics coming at the head of their followers, he knew that they would become his most capable and trusted disciples. Moggallana became enlightened seven days after his ordination, as did Sariputta two weeks later.2
Với khả năng và thiên hướng của mình, Sariputta và Moggallana phát triển những năng lực rất khác biệt. Trong số tất cả những đệ tử của Đức Phật, Sariputta là vị có thể hiểu và giải thích Giáo Pháp một cách tốt nhất, và về phương diện này thì Thầy ấy chỉ đứng sau Đức Thế Tôn. Có lần Đức Phật nói với ông:
4. Sariputta’s and Moggallana’s abilities and dispositions were such that they developed very different faculties. Of all the Buddha’s disciples, Sariputta was best able to understand and explain the Dhamma, and in this way he was only second to the Buddha himself.
“Thầy là bậc trí tuệ, này Sariputta, cao cả và rộng lớn là trí tuệ của thầy, hân hoan và linh lợi là trí tuệ của thầy, sắc bén và tường tận là trí tuệ của thầy. Này Sariputta, cũng như người con trưởng của Vua Chuyển Luân, cai trị một cách chơn chánh giống như cha mình đã làm, cũng vậy, thầy chơn chánh chuyển xoay bánh xe Pháp như Ta đã thực hiện.”3
Once the Buddha said to him: “You are wise, Sariputta, great and wide is your wisdom, joyful and quick is your wisdom, sharp and analytical is your wisdom. Just as the eldest son of a Universal Monarch rules rightly as his father did, even so do you turn the wheel of the Dhamma just as I have.”3
Đức Phật đã dành cho Sariputta sự xem trọng như vậy, và Ngài đã tuyên bố rằng Sariputta là Tướng Quân Chánh Pháp (Dharmasenapati). Trong một bài pháp thoại của mình, Sariputta đã nói về những phẩm chất cần thiết để giảng dạy Giáo Pháp, và chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng Ngài luôn có đủ những phẩm chất này khi giảng dạy.
Such regard did the Buddha have for Sariputta that he gave him the title General of the Dhamma (Dhammasenapati). In one of his discourses, Sariputta talked about the qualities needed to teach the Dhamma and we can safely assume that he emphasised these same qualities when he was teaching.
“Khi một người muốn hướng dẫn người khác, cần thiết lập tự thân vững chãi nơi năm pháp trước. Năm pháp đó là gì? Người ấy hãy tự nghĩ: “Tôi sẽ nói đúng lúc chứ không phải sai lúc. Tôi sẽ nói sự thật chứ không phải những điều không thật. Tôi sẽ nói một cách tao nhã chứ không gay gắt. Tôi sẽ nói về mục đích giải thoát chứ không phải là về mục đích khác. Tôi sẽ nói với tâm tràn đầy tình thương chứ không phải với tâm đầy ác ý.” Khi một người muốn hướng dẫn người khác, cần thiết lập tự thân vững chãi nơi năm pháp này trước.”4
“When one who teaches wishes to teach another, let him establish well five things and then teach. What five? Let him think: ‘I will speak at the right time, not at the wrong time. I will speak about what is, not about what is not. I will speak with gentleness, not with harshness. I will speak about the goal, not about what is not the goal. I will speak with a mind filled with love, not with a mind filled with ill-will.’ When one who teaches wishes to teach another, let him establish well these five things.”4
Mặc dù là một Thầy giáo thọ hướng dẫn Pháp rất đỗi nhiệt tình và tài giỏi, Thầy Sariputta cũng biết rằng, mặc dù có thể giúp đỡ mọi người thông qua việc giảng dạy Giáo Pháp cho họ, nhưng đôi khi họ cũng cần sự giúp đỡ thiết thực về vật chất. Và như vậy Thầy ấy luôn sẵn sàng đưa tay giúp đỡ những ai cần đến. Có một lần, nữ Tỳ Khưu Yasodhara bị bệnh nặng do trúng gió và con trai của bà, Thầy Rahula, đã cố tìm thuốc cho bà. Thầy ấy đã đến nhờ Thầy Sariputta tư vấn vì biết rằng Thầy có nhiều kinh nghiệm với việc chăm sóc người bệnh. Thầy Sariputta liền biết chính xác loại thuốc phù hợp nhất nên đã đi lấy một ít rồi cùng với Rahula mang thuốc cho Yasodhara. Nhờ đó nữ Tỳ Khưu ấy đã sớm bình phục.5 Luôn sẵn sàng đến thăm người đang bệnh để an ủi và giúp đỡ họ là thế, Thầy ấy cũng thường dành sự quan tâm đặc biệt đến những người nghèo khó và đơn độc. Họ là đối tượng mà Thầy Sariputta thường ưu ái giúp đỡ hơn những người giàu có và quyền lực. Vào một dịp nọ, rất đông người đi đến tu viện nơi Đức Phật đang ngự để thỉnh chư Tăng đến nhà họ dùng bữa. Mọi người đều nóng lòng muốn thỉnh được thật nhiều vị Thầy nổi tiếng, và thường những vị Thầy đều hoan hỷ khi nhận lời đi đến nhà của những người cư sĩ giàu có vì biết rằng họ sẽ nhận được những món ăn ngon, tất cả các Thầy, ngoại trừ Sariputta đều đã nhận lời thỉnh mời. Khi một phụ nữ nghèo khó xuất hiện và hỏi liệu có Thầy nào có thể nhận lời mời đến nhà bà ấy không. Người chịu trách nhiệm chăm sóc tu viện khi ấy đã thông báo với bà rằng, tất cả các Thầy đều đã đi chỉ còn lại mỗi trưởng lão Sariputta. Hay tin ấy khiến cho lòng bà buồn phiền vì nghĩ rằng, một nhà Sư lỗi lạc như vậy sẽ không muốn nhận một bữa ăn khiêm tốn từ mình. Nhưng khi được cho hay về người phụ nữ tội nghiệp ấy, Thầy Sariputta đã vui vẻ đồng ý đến nhà bà, và điều ấy làm cho bà vô cùng phấn khởi. Vua Pasenadi nghe tin Thầy Sariputta sẽ đến dùng bữa tại nhà của một người phụ nữ rất nghèo, nên đã cho người mang đến cho bà một số tiền lớn, không những đủ để bà cúng dường cho Thầy Sariputta một bữa ăn, mà còn thừa cho bà sống thoải mái cho đến cuối đời.6
5. Though Sariputta was an enthusiastic and effective Dhamma teacher, he also knew that while people can be helped through being taught the Dhamma, sometimes they need practical, material help also. And in this way he was always ready to lend a hand. Once, Yasodhara became very ill with wind and her son, Rahula, tried to get medicine for her. He consulted Sariputta who, because of his experience in nursing the sick, knew exactly what the most suitable medicine would be and then went to get some. Together with Rahula he administered the medicine to Yasodhara who soon recovered.5 While he was always ready to visit the sick to offer them comfort and help, he also had a particular concern for the poor and lonely whom he often helped and favoured over the wealthy and the influential. On one occasion large numbers of people were coming to the monastery where the Buddha was staying to invite monks to their homes for a meal. People were anxious to get the more well-known monks and these monks were particularly happy to go to the homes of the wealthy, knowing they would get fine food. All the monks except Sariputta had accepted invitations when a very poor woman appeared and asked if a monk would like to go to her home. The monastery attendant informed her that all monks except Sariputta were gone. Thinking that such an eminent monk would not wish to accept a humble meal from her, she was quite disappointed. But when the attendant informed Sanputta about the poor woman, he happily agreed to go to her home, to her delight. When King Pasenadi heard that Sariputta would be eating at the home of a very poor woman, he sent her a large amount of money, more than enough to provide Sariputta with a meal, with plenty left over to live comfortably for the rest of her life.6
Bên cạnh Tôn giả Sariputta, Đức Phật xem Thầy Moggallana là người đệ tử thông tuệ và tài giỏi nhất của Ngài. Theo như những gì được ghi chép lại thì Thầy ấy có nước da màu đen như một đám mây mưa trĩu nước. Năng lực được phát triển nhất nơi Thầy Moggallana không phải là trí tuệ mà là thần thông (iddhi). Là kết quả của sự thực hành thiền định, khi tâm ý “định tĩnh, thuần tịnh, tinh khiết, không tì vết, không còn những cấu nhiễm, nhu nhuyến, dễ sử dụng và vững chắc”, thì đôi khi nó trở nên có những năng lực phi thường. Một số thần thông mà các tu sĩ Phật giáo tùy theo thời điểm mà phát triển, là khả năng thay đổi ngoại hình, khả năng cảm nhận được những gì đang xảy ra ở một khoảng cách rất xa, khả năng biết được tâm trí của người khác và khả năng rời khỏi thân xác.7
6. Next to Sariputta the Buddha considered Moggallana to be his wisest and most highly developed disciple. According to tradition, he had a very dark complexion, as dark as a rain cloud. Moggallana’s most developed faculties were not wisdom but psychic powers (iddhi). When, as a result of meditation, the mind is “concentrated, purified, cleansed, unblemished, free from impurities, malleable, workable and firm,” it sometimes becomes capable of extraordinary abilities. Some of the psychic powers that Buddhist monks occasionally developed were the ability to change their appearance, being able to sense what was happening a great distance away, being able to read other people’s minds and being able to leave the body.7
Đức Phật biết rằng việc thể hiện thần thông có thể có ảnh hưởng khá lớn đến con người, và không phải lúc nào cũng mang lại những kết quả tích cực. Những người thể hiện những sức mạnh như vậy, có thể dễ dàng bị tha hóa bởi những lời tán dương mà họ nhận được, trong khi những người chứng kiến những sức mạnh như vậy, thường dành sự sùng kính không suy xét cho những người sở hữu chúng. Ngài cũng thường chê trách việc sử dụng thần thông để khuyến dụ người khác tin theo. Có một lần, khi Đức Phật đang ở tại Nalanda, một đệ tử đến thưa với Ngài:
7. The Buddha knew that the display of psychic powers could have quite an effect upon people, and not always a positive one. Those who displayed such powers could easily be spoiled by the adulation they received, while those who saw such powers displayed often gave unthinking devotion to those who had them. He was also critical of the use of psychic displays to convert people. Once, when the Buddha was staying at Nalanda, one of his disciples said to him:
“Bạch Đức Thế Tôn, Nalanda là nơi giàu có, thịnh vượng, dân cư đông đúc và rất nhiều người đang có đức tin nơi Ngài. Sẽ tốt biết mấy nếu Ngài cho phép một Thầy đệ tử biểu diễn thần thông cùng những phép màu phi thường. Như vậy thì người dân Nalanda sẽ càng có thêm niềm tin.”8
“Lord, Nalanda is rich, prosperous, crowded, full of people who have faith in you. It would be good if you were to get a monk to perform extraordinary feats and miracles. In this way Nalanda would come to have even more faith.”8
Đức Phật đã từ chối yêu cầu này, vì Ngài muốn mọi người thực tập theo Giáo Pháp là từ sự hiểu biết, chứ không phải vì ấn tượng bởi các phép lạ hay thần thông.
The Buddha refused this request because he wanted people to follow the Dhamma out of understanding, not because they had been impressed by miracles or psychic feats.
Có lần một trưởng giả giàu có, cho đặt một cái bát bằng gỗ đàn hương lên đầu một cái sào tre thật dài, và đem dựng ở chợ tại Rajagaha. Sau đó ông thông báo rằng, bất kỳ nhà sư nào có thể bay lên không trung và lấy cái bát ra, thì cái bát quý ấy sẽ thuộc về vị đó. Ngay sau đó, hai Thầy Moggallana và Pindola Bharadvaja (Tân-Đầu-La) có việc đi đến Rajagaha và khi người trưởng giả nhìn thấy họ, ông ta liền nói: “Cả hai Thầy đều là người có thần thông, nếu các Thầy lấy được chiếc bát xuống thì nó sẽ là của các Thầy.” Nghe vậy, Thầy Pindola bay lên không trung và mang chiếc bát xuống, trước sự trầm trồ đầy thán phục của đám đông đang tụ tập theo dõi. Người trưởng giả sau đó đã mời Thầy Pindola đến nhà mình và dâng đầy những món ăn đắt tiền vào chiếc bát gỗ đàn hương ấy. Từ sau lần đó, Thầy Pindola đi đến đâu cũng đều có đám đông ồn ào, náo nhiệt đi theo. Khi Đức Phật nghe về việc này, Ngài đã gọi Thầy Pindola và quở trách:
8. Once, a wealthy merchant put a sandalwood bowl on the top of a long bamboo pole which he set up in the market at Rajagaha. Then he let it be known that any monk who could rise into the air and remove the bowl could have it. Shortly afterwards, Moggallana and Pindola Bharadvaja went into Rajagaha, and when the merchant saw them he said, “You both have psychic powers. If you fetch the bowl, it is yours.” So Pindola rose into the air and brought the bowl down, to the immense admiration of the large crowd who had gathered to watch. Then the merchant called Pindola to his house and filled the sandalwood bowl with expensive food. After that, everywhere Pindola went, crowds of noisy, excited people followed him. When the Buddha heard about this, he called Pindola and scolded him:
“Điều đó thật không phù hợp, không xứng đáng, không phải lẽ, không thích đáng với một người xuất gia, không được cho phép và không nên làm. Sao Thầy lại có thể vì một cái bát tồi tàn, mà phô bày một trong những khả năng của bậc thượng nhân đến các gia chủ đó như thế. Hành động đó chẳng khác nào một người phụ nữ buông thả sẵn sàng phô bày vùng kín của mình chỉ vì một vài đồng bạc rẻ rúng.”9
“It is not fitting, it is not becoming, it is not right, it is not worthy of a monk, it is not allowable, it should not be done. How could you, for the sake of a miserable wooden bowl, exhibit one of the conditions of a developed person to these house- holders. It is just like a loose woman who exhibits her undergarment for the sake of a few miserable coins.”9
Từ sự việc này, Đức Phật đã đặt ra một quy định ngăn các nhà sư phô diễn thần thông của mình một cách không cần thiết.
As a result of this incident, the Buddha made a rule making it an offence for monks to unnecessarily display their psychic powers.
Tuy nhiên, Ngài cũng thấy rằng đôi lúc việc sử dụng thần thông cũng có thể mang lại kết quả tốt. Trong một lần khác, một số tên trộm đã đột nhập một ngôi nhà và bắt cóc hai đứa trẻ. Khi Thầy Pilindavaccha hay tin đã sử dụng thần thông của mình để giúp mang những đứa trẻ về lại. Các Thầy khác buộc tội rằng Thầy ấy đã phạm giới, nhưng Đức Phật đã tuyên bố Thầy Pilindavaccha vô tội vì Thầy ấy đã sử dụng thần thông của mình vì lòng từ bi.10
However, he also realised that psychic powers could sometimes be put to good use. On another occasion, some thieves attacked a house and kidnapped two children. When the monk Pilindavaccha heard of this, he used his psychic powers to bring the children back. When the other monks accused him of breaking the rule, the Buddha declared him innocent of any offence because he had used his powers out of compassion.”10
Tôn giả Moggallana cũng vậy, Thầy ấy thường chỉ sử dụng thần thông của mình khi cần giúp đỡ mọi người. Một lần trong khi đang ở cùng với Đức Phật trên tầng cao của giảng đường Migaramata (giảng đường Lộc-Mẫu) thì có một nhóm các Thầy ở tầng trệt đang bàn luận chuyện phiếm hết sức ồn ào. Đức Phật đã mô tả họ là những kẻ “phù phiếm, đầu óc trống rỗng, dễ bị kích động, lời nói thô tháo và vô dụng, thiếu tập trung, không vững chắc, không điềm tĩnh, tâm trí bay bổng và không kiểm soát được các giác quan.” Khi ấy Ngài đã dạy Thầy Moggallana hãy cho họ “một sự kích động để khiến họ thức tỉnh.” Vâng lời Thế Tôn, Thầy Moggallana ấn ngón chân cái của mình và làm cho toàn bộ tòa nhà lớn trở nên rung chuyển. Cho rằng nhà sắp sập nên nhóm Thầy kia hoảng sợ, la hét và tranh nhau chạy thoát ra bên ngoài. Sau đó, Đức Phật đến gần các vị này và nói với họ rằng, do Ngài yêu cầu nên Thầy Moggallana làm rung chuyển tòa nhà, nhờ vào thần thông mà thầy đã phát triển bằng sự siêng năng thực tập thiền định, và khuyên họ cũng nên dành thời gian thiền định thay vì ham thích bàn luận chuyện phiếm.11 Nhưng cũng giống như chính Đức Phật, Thầy Moggallana thường giúp đỡ mọi người bằng cách giảng dạy Giáo Pháp cho họ, và Tipitaka (Tam tạng kinh điển) còn lưu lại nhiều bài Pháp thoại mà Thầy đã tuyên thuyết cho các chúng xuất gia cũng như nam, nữ tại gia.
9. Moggallana likewise usually used his psychic powers only to help people. Once when he was staying with the Buddha on the upper floor of the residence of Migaramata, a group of monks on the ground floor were chattering away and making a great noise. The Buddha described them as being “frivolous, empty-headed, agitated, with harsh and useless speech, lacking concentration, unsteady, not composed, with flighty minds and with senses uncontrolled” and he urged Moggallana to give them “a good stirring.” So using his big toe Moggallana made the whole house, as large as it was, shake and tremble. Thinking that the house was about to collapse and shouting in fear, the monks ran outside. The Buddha then approached them and told them that at his request Moggallana had shaken the house by means of the psychic powers he had developed with diligent meditation and that they likewise should spend time meditating instead of indulging in idle chatter.11 But like the Buddha himself, Moggallana more usually helped people by teaching them the Dhamma, and the Tipitaka preserves many of the discourses he delivered to monks and nuns, laymen and lay-women.
Cả hai Thầy Sariputta và Moggallana đều tịch trước Thầy của họ là Đức Phật. Khi biết rằng ngày cuối của mình đã đến gần, Thầy Sariputta từ giã Đức Phật và lên đường trở về ngôi làng nơi Thầy ấy sinh ra. Mặc dù có một người con trai với mức độ tâm linh vượt thắng như vậy, nhưng mẹ của Thầy Sariputta lại không có niềm tin vào Phật pháp, thế nên Thầy Sariputta luôn muốn báo đáp công ơn mẹ đã nuôi nấng mình, bằng cách giúp bà hiểu được lời dạy của Đức Phật. Thầy nhờ một Thầy Tỳ Khưu khác đi trước để báo cho mẹ biết rằng Thầy ấy sẽ về nhà. Những tưởng rằng con trai mình cuối cùng cũng đã từ bỏ lối sống xuất gia và trở lại đời sống thế tục, khiến bà vui mừng khôn siết. Nhưng khi Thầy Sariputta về đến, bà nhận ra rằng con trai mình vẫn còn là một nhà Sư, bà hờn dỗi lui về tự nhốt mình trong phòng. Sức khỏe của Thầy Sariputta bắt đầu xấu đi một cách nhanh chóng, tranh thủ lúc Thầy nằm nghỉ trong phòng của mình, rất nhiều các vị trời đã đến thăm và bày tỏ lòng kính trọng của họ. Khi mẹ của Thầy Sariputta nhìn thấy chúng thiên ấy, bà bắt đầu nhận ra rằng con trai mình đức hạnh và đáng kính đến dường nào. Khi bà đến gặp người con trai đang nằm hấp hối của mình, Thầy Sariputta đã giảng giải Phật pháp cho bà và cuối cùng bà đã chứng được thánh quả Nhập lưu. Sau đó, Thầy gọi tất cả các Thầy Tỳ Khưu đã đi cùng mình và hỏi họ rằng, liệu trong suốt bốn mươi năm qua ông có làm gì khiến họ phải phiền lòng không, và liệu rằng họ có thể tha thứ cho ông được không. Mọi người đều đồng lòng rằng không có gì nơi Ngài khiến họ phiền lòng mà cần phải tha thứ. Ngay sau đó Thầy Sariputta đã vào Niết Bàn.
10. Both Sariputta and Moggallana died before their teacher, the Buddha. When Sariputta realised that his end was near, he took his leave of the Buddha and set off for the village where he was born. Despite having such a spiritually developed son, Sariputta’s mother had no faith in the Dhamma, and Sariputta wished to repay his mother for bringing him up by helping her understand the Buddha’s teachings. He sent a monk ahead to inform his mother that he was coming home. She was delighted, thinking that her son had finally disrobed and returned to the lay life. When he arrived and she realised that he was still a monk, she locked herself in her room and sulked. Sariputta’s health rapidly began to deteriorate and as he lay in his room numerous devas came to pay their respects to him. When Sariputta’s mother saw all these heavenly beings, she began to realise just how virtuous and holy her son was, and went to see him as he lay dying. Sariputta discussed the Dhamma with her and she became a Stream-Winner. He then called all the other monks who had accompanied him and asked them if over the last forty years he had offended them, whether they would forgive him. They all assured him that there was nothing to forgive and shortly after this, Sariputta attained final Nirvana.
Chỉ hai tuần sau đó Thầy Moggallana cũng viên tịch. Thầy ấy từ lâu đã xác nhận rằng mình thấy rõ được nẻo đi về của những người đã mất và những người tu khổ hạnh theo đạo Jain thường tái sinh ở các cảnh giới thấp. Thầy Moggallana được nhiều người kính trọng cùng với năng lực thần thông vốn rất nổi tiếng, nên mọi người tin những gì thầy ấy tuyên bố về những hành giả Jain. Lo sợ vì sức ảnh hưởng ngày càng suy yếu của giáo phái mình, một nhóm những giáo sĩ Jain bại hoại đã quyết định ám sát Thầy ấy. Họ thuê một số tên côn đồ bao vây tịnh thất nơi Thầy Moggallana đang ở, nhưng khi biết được sự có mặt của họ thì Thầy ấy đã thoát khỏi qua đường lỗ khóa. Việc này đã diễn ra nhiều lần cho đến cuối cùng những kẻ côn đồ đó khi bắt được Thầy đã đánh đập một cách tàn nhẫn và bỏ mặc Thầy cho đến chết. Trước lúc viên tịch, với chút sức lực còn sót lại, Thầy đã hướng mình về nơi có đức Thế Tôn đang ngự, để đảnh lễ Người lần cuối rồi nhẹ nhàng ra đi. Theo lưu truyền thì Thầy Moggallana đã bị sát hại như vầy là vì trong một kiếp sống trước, Thầy đã ra ra tay giết cha mẹ mình, bởi nghe theo lời xúi giục của vợ khi cô này ghen tị với sự quan tâm mà Thầy dành cho họ.
11. Only two weeks later, Moggallana died. He had long claimed that he knew the destinies of those who had passed away and that Jain ascetics were usually reborn in the lower realms. Moggallana was widely respected, his psychic powers were well-known and people believed what he said about the Jains. Alarmed at their waning influence, a group of unscrupulous Jain ascetics decided to murder him. They hired some thugs who surrounded the house where Moggallana was staying, but when he became aware of their presence, he escaped through the key hole. This happened on several occasions until eventually the thugs caught him, beating him severely and leaving him for dead. Barely alive, he staggered to where the Buddha was, to pay his last respects, and then he died. Legend says that Moggallana met his death in this way because, in a former life, he had murdered his parents at the instigation of his wife, who was jealous of the attention he gave them.