Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Ajatasattu và Devadatta »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Ajatasattu và Devadatta

(Lượt xem: 3.591)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Đức Phật và chúng đệ tử - Ajatasattu và Devadatta

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kể từ khi còn trẻ, Devadatta (Đề-Bà-Đạt-Đa) đã luôn ghen tị với Đức Phật, và mãi cho đến sau này dẫu đã trở thành một tu sĩ, thì tập khí đố kỵ đó trong ông vẫn rất lớn mạnh. Ông thường ôm lòng tức giận vì luôn phải sống dưới cái bóng to lớn của Đức Phật, nhưng ngày qua ngày ông vẫn lặng im và nuôi hy vọng chờ đến ngày Đức Phật nhập diệt, hoặc quá lớn tuổi để tiếp tục lãnh đạo Tăng đoàn, thì lúc đó ông sẽ có cơ hội tốt để tiếp quản hội chúng, bởi vì ông có mối quan hệ họ hàng gần gũi với Đức Phật. Mặc dù con người Devadatta đúng là có phần khó chịu, nhưng ông không phải là không có tài năng. Ông đã tu tập thuần thục nhiều phép thần thông và tất nhiên chúng đã giúp ông thu hút được số đông người hâm mộ. Chỉ tiếc rằng tài năng và danh vọng đó, chỉ khiến ông ngày một tự hào và đầy tham vọng hơn.

Trong khoảng thời gian này có một chuyện đã xảy ra, đó là vị Hoàng tử Ajatasattu (A-Xà-Thế) ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn để chờ kế vị ngai vàng. Cha của ông - vua Bimbisara - đã cai trị đất nước trong suốt nhiều năm, và có vẻ như Ngài sẽ tiếp tục cai trị thêm nhiều năm nữa. Điều đó có nghĩa là Ajatasattu sẽ già đi trước khi có thể được ngồi lên chiếc ngai vàng. Devadatta biết được sự bất mãn của Hoàng tử Ajatasattu, và thấy giữa hai người có nhiều điểm chung, nên nghĩ rằng họ nên bắt tay với nhau. Ông chọn cách sử dụng năng lực thần thông của mình để gây ấn tượng với hoàng tử. Một ngày kia khi Ajatasattu đang ngồi một mình, thì đột nhiên một cậu bé mình khoác đầy rắn xuất hiện và ngồi vào lòng ông. Vô cùng kinh hãi, Ajatasattu lập tức đẩy đứa trẻ ra và hỏi với giọng run rẩy: “Ngươi là ai?”, “Là tôi đây thưa Hoàng tử, là Devadatta đây.” Vẫn với giọng run rẩy, Hoàng tử bảo: “Nếu ông thực sự là Devadatta thì hãy trở về hình dạng thật của mình.” Devadatta tuân mệnh và đứng mỉm cười trước vị Hoàng tử đang còn chưa hết kinh ngạc mà thốt lên rằng “Tôi rất ấn tượng, thưa tôn giả đáng kính. Thầy nhất định là vị đã đắc được quả vị cao thượng.”

Kể từ đó, Devadatta được quyền tự do vào ra hoàng cung và Hoàng tử Ajatasattu thường ở đó chờ ông với những món ăn thượng vị, cùng những tặng phẩm đắt giá. Đã có bên mình một đồng minh hùng mạnh, Devadatta tiến đến bước tiếp theo là thuyết phục Đức Phật nhường lại vị trí lãnh đạo hội chúng. Một hôm, khi Đức Phật đang ngồi cùng với một hội chúng rất đông các vị Tỳ Khưu, Devadatta đã đến phía trước, xá chào và thưa rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn việc lãnh đạo Tăng Đoàn ở tuổi của Ngài hẳn là rất mệt nhọc. Xin Đức Thế Tôn hãy nghỉ ngơi và con sẽ hướng dẫn Tăng Đoàn thay Ngài. Con sẽ đảm nhận trách nhiệm này để Ngài có thể được nhàn hạ.”

Ông hy vọng rằng các Thầy khác, những người lo lắng cho sức khỏe của Đức Phật sẽ hài lòng với ý tưởng này, và cùng thuyết phục Đức Phật lui về nghỉ ngơi. Nhưng Đức Phật đã rất rõ ý định của Devadatta, và Ngài không bao giờ để bị ảnh hưởng bởi ý kiến của số đông. Thế Tôn đã kiên quyết từ chối lời đề nghị đó.

“Ngay đến Sariputta hay Moggallana ta còn không giao phó Tăng Đoàn, huống chi là Thầy, một người đáng phải nhổ ra như nhổ một bãi nước bọt.”

Devadatta cảm thấy bị bẽ mặt bởi lời quở trách này và tận sâu trong tim, ông thề sẽ trả thù.

Một ngày, sau khi nghe Ajatasattu phàn nàn với ông về vị trí hoàng tử của mình, Devadatta nói với ông rằng:

“Loài người trong thời quá khứ có tuổi thọ rất dài, nhưng hiện tại thì không còn được như vậy và bạn có thể chết đi trong khi vẫn còn là một hoàng tử. Hãy kết thúc mạng sống của cha bạn để có thể sớm được lên ngôi vua. Còn tôi sẽ giết Đức Phật để trở thành người lãnh đạo Tăng đoàn.”

Lúc đầu Ajatasattu đã bị sốc bởi lời đề nghị, nhưng vì tham vọng cùng lòng ham muốn quyền lực quá mạnh mẽ nên chỉ trong chốc lát, tâm trí của vị Hoàng tử đã bị che mờ bởi những mối lợi của âm mưu này.

Ngay đó, Devadatta đã ngấm ngầm sắp đặt một kế hoạch nhằm giết Đức Phật, với sự giúp sức của Ajatasattu. Họ đã gửi đi một sát thủ để ám sát Thế Tôn, rồi sắp xếp để hắn ta cũng bị giết ngay sau đó để thủ tiêu nhân chứng. Nhưng rồi, kẻ sát thủ đó đã chần chừ và không muốn rước vào mình một nghiệp vô cùng xấu của việc giết hại một vị Thánh nhân như vậy. Đến khi thực sự đứng trước Phật, hắn ta biết ngay rằng mình chẳng thể nào giết Ngài. Tên sát thủ sụp lạy xuống và thú nhận toàn bộ âm mưu của mình với Thế Tôn. Sau khi nghe xong Đức Phật đã tha thứ, và ngay tại đó hắn ta xin được trở thành một đệ tử tại gia của Ngài. Khi Devadatta nghe điều này, ông vô cùng tức giận và quyết định rằng nếu muốn giết Đức Phật, thì chính ông ta sẽ phải tự mình ra tay. Khi Đức Phật ở Rajagaha, Ngài thường trú tại Gijjakuta (Linh-Thứu), một ngọn đồi nhỏ lổm nhổm đá ở phía ngoài cửa Đông thành Rajagaha. Devadatta trèo lên chờ sẵn trên Gijjakuta và khi nhìn thấy Đức Phật thiền hành dưới chân đồi, ông ta liền xô một tảng đá lớn cho lăn đổ về phía Ngài. Ngay trước lúc tảng đá lăn gần đến chỗ Đức Phật, nó đâm vào một tảng đá khác và chuyển hướng. Tuy vậy, một mảnh vỡ đã văng tới Thế Tôn và khiến chân Ngài bị thương. Một thời gian sau, Devadatta đi đến chuồng thú của hoàng gia, nơi một con voi khổng lồ và hung tợn tên Nalagiri đang được canh giữ. Ông đến gần và bảo người quản tượng:

“Ta rất thân với nhà vua. Chỉ cần một lời nói của ta thì một người từ vị trí thấp có thể được nâng lên vị trí cao và một người ở vị trí cao có thể dễ dàng bị giáng xuống vị trí thấp. Ta muốn ngươi thả con voi này về hướng của Đức Phật khi ông ta xuất hiện.”

Nghe vậy viên quản tượng lập tức đồng ý. Ngày hôm sau, Đức Phật cùng một nhóm nhỏ các Thầy Tỳ Khưu đi vào thành Rajagaha để khất thực. Khi rẽ vào một con phố hẹp, đoàn người nhận thấy con voi điên kia xuất hiện ngay trước mặt họ. Các Thầy liền thỉnh Đức Phật quay lại nhưng Ngài vẫn tiếp tục chậm rãi bước tới. Lúc đó dân chúng hai bên đường chen nhau cố nhoài người ra ngoài cửa sổ, thậm chí nhiều người còn trèo lên các mái nhà để chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Nalagiri điên cuồng lao tới. Người người tranh nhau chạy tránh đi trong khi số khác thì sững người vì kinh khiếp. Thế Tôn khi ấy đã hướng tới và tắm mát Nalagiri với tâm Từ của Ngài, con voi lập tức trở nên lắng dịu và chấp nhận để Ngài tiến đến và xoa đầu nó. Cuộc chạm trán trên gây náo động khắp Rajagaha và suốt nhiều tuần liền sau đó, người ta ca vang bài hát về nó trong khi diễu quanh khắp thành. Một trong những khúc ca ấy là:

“Nhiều kẻ được thuần hóa bằng gậy nhọn,
và bằng các roi vọt,
Nhưng con voi được vị Đại Ẩn Sĩ điều phục,
Bằng lòng Từ Bi,
không bằng vũ khí, không bằng gậy gộc.”

Thời gian đó, trong một buổi tối nọ, Ajatasattu buộc một con dao găm vào đùi mình và với tâm thức tràn đầy sợ hãi, cố gắng lẻn vào phòng ngủ vua cha. Nhưng các lính canh đã chặn anh ta lại và âm mưu thất bại. Vua Bimbisara hay chuyện con mình âm mưu giết cha soán ngôi nên vô cùng buồn bã, ông quyết định thoái vị để con mình được như ý. Mặc dù không còn là vua, nhưng Bimbisara vẫn ủng hộ Đức Phật và điều này khiến cho Devadatta lo lắng. Vì vậy, Thầy ta đã thúc giục Ajatasattu giết cha mình.

“Miễn ngày nào cha của bạn còn sống, thì bạn vẫn còn nguy hiểm. Bạn như một người phủ một lớp da mới lên một cái trống với một con chuột trong đó.”

Thế là vua Bimbisara đã bị cầm tù và bỏ đói. Hoàng hậu Kosaladevi, người duy nhất được phép đến thăm tù nhân, đã lén mang thức ăn vào bằng cách giấu trong y phục của bà. Khi điều này bị phát hiện, bà luôn bị soát người trước mỗi lần vào thăm. Vì vậy, bà chuyển sang thoa catumadhura, một loại kem bổ dưỡng trên cơ thể của mình và chồng bà sẽ liếm chúng, nhờ đó giúp Bimbisara có thể sống tiếp. Sau hai tuần, thấy ông vẫn chưa chết, vua Ajatasattu đã phái sát thủ vào trong ngục và giết ông. Và đó là kết thúc cuộc đời của một vị vua anh minh, được thần dân yêu mến và cũng là một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất của Đức Phật.

Sau nhiều lần cố gắng giết hại Đức Phật nhưng thất bại, Devadatta đi đến quyết định rằng nếu đã không thể lãnh đạo Tăng đoàn, thì ít nhất ông ta sẽ cố gắng dẫn dắt một nhóm nhỏ các tu sĩ.

Đức Phật luôn nỗ lực để thay đổi xã hội mà Ngài đang sống, sẵn sàng chất vấn, và thậm chí chỉ trích nhiều niềm tin, mà những người đương thời xem là lẽ sống. Một trong những điều đó chính là lối khổ hạnh cực đoan và phô trương vốn được nhiều hành giả thực hành. Vì Ngài khước từ sự say mê nơi đường lối thực tập đó nên, các nhà ngoại đạo thường buộc tội Ngài là người buông thả và ưa lối sống xa xỉ. Thậm chí vài Thầy cũng cho rằng Tăng đoàn đang dần mất đi tính chất khắc khổ nguyên thủy, và rằng tu sĩ Phật giáo nên sống nếp sống của những hành giả khổ hạnh. Devadatta đã lợi dụng sự bất mãn này để bắt đầu yêu cầu những giới luật nghiêm khắc hơn, và đòi hỏi đó được một nhóm các Thầy khác ủng hộ. Sau cùng, ông và nhóm người ủng hộ đi gặp Phật, yêu cầu Ngài cho phép năm điều sau trở thành điều bắt buộc đối với toàn thể Tăng đoàn: Các Tỳ Khưu trọn đời chỉ nên sống trong rừng, chỉ dùng những thức ăn mà họ đã khất thực được, chỉ mặc y phục may từ giẻ rách nhặt được, không sống trong các tu viện và điều cuối là nên ăn chay. Đức Phật đã từ chối vì Ngài biết rằng những sự thực tập về thân như trên chưa hẳn sẽ mang lại những thay đổi về tâm thức. Ngài cũng hiểu rằng lối thực hành như vậy, sẽ cắt rời đoàn thể xuất gia khỏi cộng đồng cư sĩ, và nếu điều này xảy ra thì phạm vi ảnh hưởng của Giáo Pháp sẽ mãi chỉ là một nhóm nhỏ độc quyền. Tuy nhiên, Thế Tôn cũng nhìn nhận có nhiều Thầy ưa thích lối sống khổ hạnh, cho nên mặc dù từ chối áp đặt những điều trên lên toàn thể, Ngài cho phép các Thầy có thể tự thân thực tập chúng nếu họ muốn.

Trong khi Đức Phật luôn linh động, nhưng Devadatta thì không. Ông đã tuyên bố sẽ cùng với những người ủng hộ tự thiết lập một Tăng đoàn cho riêng họ. Năm trăm Thầy Tỳ Khưu dưới sự lãnh đạo của Devadatta đã rời khỏi Rajagaha và đi đến Gavasisa thuộc Gaya, một ngọn đồi đầy đá nằm ở phía Nam thị trấn, nơi mà Vua Ajatasattu xây dựng cho họ một tu viện. Đó là cuộc biến động lớn nhất trong cuộc đời của Đức Phật; Tăng đoàn bị chia rẽ cùng những lời buộc tội về sự lỏng lẻo của giới luật lan rộng khiến tín chủ không biết nên phải ủng hộ cho nhóm nào. Tuy vậy, trong suốt thời gian cuộc biến động diễn ra, Đức Phật vẫn luôn điềm tĩnh và không hề công khai chỉ trích Devadatta dù chỉ một lần. Và rồi điều cần làm sẽ được thực hiện, cuối cùng Đức Phật đã phái Sariputta cùng Moggallana đến Gaya để thức tỉnh lại các Thầy Tỳ Khưu lạc lối. Khi trông thấy hai Thầy đi đến, Devadatta vô cùng hớn hở với ý nghĩ rằng họ cũng đã từ bỏ Đức Phật. Ông chào đón thật nồng nhiệt và còn chia sẻ chỗ ngồi của mình với hai Thầy ấy. Hai Thầy đã lịch sự từ chối và tự tìm một chỗ ngồi gần đấy. Sau đó với một bài nói chuyện dài, Devadatta đã công kích Đức Phật và bảo vệ cho quan điểm về khổ hạnh của mình, rồi ông đã mời Sariputta và Moggallana thay ông tiếp tục nói chuyện với thính chúng trong khi ông lui về nghỉ ngơi. Sau khi ông rời đi, Sariputta và Moggallana đều lần lượt chia sẻ những bài pháp thoại với sự định tĩnh và đầy tính thuyết phục, giải thích rằng không có sự thực hành khổ hạnh, hoặc các nghi lễ và tập tục thuộc về chúng mà bản chất có thể thay đổi con tim. Họ cũng kêu gọi sự trung kiên đối với vị Thầy khả kính của mình là Đức Phật, cùng với sự đoàn kết và hòa hợp của Tăng đoàn. Uy đức thâm niên của hai Thầy trong Tăng đoàn, sự thanh tịnh khỏi mọi ác ý và tính hợp lý nơi cái thấy của họ cuối cùng đã chinh phục 500 Thầy kia.1

Khi Sariputta và Moggallana kết thúc, hai thầy nói với hội chúng: “Đó là tất cả những gì chúng tôi cần phải nhắn nhủ đến các thầy. Bây giờ chúng tôi sẽ trở về Rajagaha.” Khi hai Tôn giả đứng dậy và rời đi, thì gần như tất cả năm trăm Thầy kia đều đứng dậy và đi theo họ. Vào buổi sáng hôm sau lúc Devadatta thức dậy và trông thấy chúng đệ tử bên cạnh chỉ còn lại vài người. Người ta nói rằng khi đó ông đã rất tức giận đến nỗi máu trào ra nơi miệng. Cô đơn và cảm thấy bị làm nhục, trong suốt những năm sau đó, Devadatta liên tục oán trách và chỉ trích Đức Phật với bất cứ ai chịu lắng nghe ông. Cũng có vài người nghe ông, nhưng hầu hết đều phớt lờ hoặc đối xử với ông bằng sự khinh miệt. Mãi cho đến cuối đời, ông bắt đầu hối hận về những hành động trong quá khứ của mình và quyết định đi xin lỗi Đức Phật. Nhưng trước khi gặp được Phật thì Devadatta đã mạng chung. Điều thú vị cần lưu ý là khi Ngài Pháp Hiển, một nhà chiêm bái người Trung Quốc, đã từng đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5, và khi đó ông ghi nhận vẫn còn một số nhóm nhỏ, xem Devadatta là người khai đạo cho họ hơn là Đức Phật.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.225.24.249 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...