Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thiếu Thất lục môn »» NHỊ CHỦNG NHẬP »»

Thiếu Thất lục môn
»» NHỊ CHỦNG NHẬP

Donate

(Lượt xem: 4.290)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiếu Thất lục môn - NHỊ CHỦNG NHẬP

Font chữ:

Trong việc tu tập, tuy có nhiều đường vào đạo, nhưng về cơ bản mà nói thì cũng không ra ngoài hai nhóm này: Một là nương theo nghĩa lý mà vào đạo, hai là nương theo công hạnh mà vào đạo.

Nương theo nghĩa lý mà vào đạo, đó là nhờ nơi kinh giáo mà hiểu rõ được tông chỉ, tin chắc rằng tất cả chúng sinh đều có cùng một tánh chân thật, thảy đều do vọng tưởng nương theo các duyên khởi lên che lấp, làm cho tánh chân thật ấy không thể hiển lộ. Như có thể lìa bỏ vọng tưởng, quay về với tánh chân thật, gom tâm về một mối như ngó vào vách đá, không có ta, không có người, thánh phàm cũng chẳng khác, kiên trì giữ được như thế không lay chuyển, lại không bị trói buộc vào câu chữ trong kinh giáo, như vậy tức là phù hợp với nghĩa lý sâu xa, không còn có chỗ phân biệt, thể nhập vào chỗ tự nhiên vắng lặng vô vi. Đó gọi là nương theo nghĩa lý mà vào đạo.

Nương theo công hạnh mà vào đạo, đây kể ra có 4 hạnh. Còn lại hết thảy các hạnh khác cũng đều không ra ngoài 4 hạnh này. Bốn hạnh là: hạnh báo oan, hạnh tùy duyên, hạnh không mong cầu và hạnh xứng pháp.

Thế nào là hạnh báo oan? Đó là nói người tu hành khi phải chịu đựng khổ đau nên tự nghĩ rằng: “Ta từ trong kiếp xa xưa không người chỉ dạy, bỏ gốc theo ngọn, trôi dạt trong ba cõi, thường khởi lòng oán ghét, gây tổn hại khôn kể xiết. Nay tuy không mắc phải lỗi lầm như thế, nhưng chính là nghiệp ác đã tạo từ trước nay mới kết thành, như trái cây chín rụng, chẳng phải trời hại, chẳng phải người hại.” Nghĩ như vậy rồi vui lòng nhẫn chịu, không một lời than oán.

Kinh dạy rằng: “Gặp khổ chẳng lo buồn.” Vì sao vậy? Là vì đã hiểu biết thông suốt. Khi sinh tâm như vậy là tương ứng, phù hợp với nghĩa lý sâu xa. Nhờ chịu đựng oan khuất mà tiến tới trên đường đạo, cho nên gọi là hạnh báo oan.

Thứ hai là hạnh tùy duyên. Chúng sinh vốn không có gì thật là “cái ta”, thảy đều do nơi nhân duyên và nghiệp lực quyết định. Mọi nỗi khổ vui ta nhận chịu đều là theo nhân duyên mà sinh ra. Nếu như được quả báo tốt đẹp, những việc vinh dự, cũng đều là nhờ việc đã làm trong quá khứ. Khi duyên hết trở lại thành không, có gì là vui? Việc được mất đều tùy nơi duyên ngoài, trong tâm vốn thật không hề thêm bớt. Những việc mừng vui vì thế chẳng làm cho tâm mình lay động, ngầm thuận theo với đạo. Vì thế mà gọi là hạnh tùy duyên.

Thứ ba là hạnh không mong cầu. Người thế tục mãi sống trong mê lầm, dù ở đâu cũng không khỏi sự tham lam, đắm chấp, nên gọi là mong cầu. Kẻ có trí hiểu rõ được lẽ chân thật, ngược lại với thế tục, trong tâm an ổn không có chỗ làm, ngoài thân tùy duyên động chuyển. Muôn vật đều là không, chẳng có gì đáng mong muốn, ưa thích. Những việc tốt xấu xen đuổi theo nhau, ở mãi trong ba cõi khác nào như căn nhà đang cháy. Đã có thân này là có khổ, nào ai được an ổn? Hiểu rõ được chỗ ấy nên buông bỏ mọi việc, dứt mọi tư tưởng, chẳng còn mong cầu.

Trong kinh dạy rằng: “Có mong cầu đều là có khổ. Không mong cầu mới được vui.” Rõ ràng biết được rằng không mong cầu thực là hạnh của người tu. Vì thế mà gọi là hạnh không mong cầu.

Thứ tư là hạnh xứng pháp. Tánh thật vốn thanh tịnh, lý ấy gọi là pháp. Tin hiểu được lý ấy thì hết thảy các tướng đều là không, chẳng còn nhiễm ô, chẳng còn đắm chấp, không có ta, không có người.

Kinh dạy rằng: “Pháp không có chúng sinh, cho nên lìa mọi cấu nhiễm của chúng sinh. Pháp không có cái ta, cho nên lìa mọi cấu nhiễm của cái ta.” 

Người có trí tuệ, nếu có thể tin hiểu được lý này thì việc làm xứng hợp theo pháp. Thể của pháp vốn không tham tiếc, nên có thể dùng cả thân thể, tánh mạng và tài sản để thực hành pháp bố thí ba-la-mật, lòng không tham tiếc. Hiểu thấu được ba pháp không, không còn phụ thuộc cũng không chấp giữ, chỉ cần loại bỏ cấu nhiễm. Tùy điều kiện mà giáo hóa chúng sinh nhưng không chấp giữ hình tướng. Như thế là tự làm cho mình, nhưng cũng mang lại lợi ích cho người khác, lại có thể trang nghiêm đạo Bồ-đề. Việc bố thí đã là như thế, năm pháp ba-la-mật khác cũng lại như thế. Vì trừ các tư tưởng hư vọng mà tu hành sáu pháp ba-la-mật, nhưng thật vốn không có chỗ làm. Như thế gọi là hạnh xứng pháp.
Có kệ dạy rằng:

Bên ngoài dứt sạch các duyên,
Trong lòng không một mối phiền khởi lên.
Tâm như vách đá lặng yên,
May ra đến được cửa thiền một phen.

Hiểu rành nghĩa Phật nguồn tâm,
Thẳng đường tu tập chẳng lầm mai sau.
Chỗ làm chỗ hiểu hợp nhau,
Danh xưng là Tổ truyền trao đạo thiền.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.179.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...