Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thiếu Thất lục môn »» An tâm pháp môn »»

Thiếu Thất lục môn
»» An tâm pháp môn

Donate

(Lượt xem: 5.963)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiếu Thất lục môn - An tâm pháp môn

Font chữ:

(Phần này có ghi chép trong các sách Tông cảnh lục và Chánh pháp nhãn tạng)

Khi còn mê muội, người đuổi theo các pháp. Lúc hiểu rõ rồi, các pháp đuổi theo người. Hiểu rõ rồi thì các thức chế ngự hình sắc, còn mê muội thì hình sắc chế ngự các thức.

Chỉ cần sinh tâm phân biệt so tính thì mọi sự xét lường hiện nay của tâm thảy đều là mộng tưởng. Nếu hiểu được tâm, đạt đến chỗ tịch diệt không mảy may động niệm, như vậy gọi là giác ngộ chân chánh.

Hỏi: Thế nào là sự xét lường hiện nay của tâm?

Đáp: Khi thấy hết thảy các pháp là có, cái có ấy chẳng phải tự có, mà do tâm tự suy lường mà cho là có. Khi thấy hết thảy các pháp là không, cái không ấy chẳng phải tự không, mà do tâm tự suy lường mà cho là không. Cho đến hết thảy các pháp cũng đều như vậy, thảy đều là do tâm tự suy lường mà cho là có, tâm tự suy lường mà cho là không. Lại như có người làm hết thảy mọi điều tội lỗi, nếu tự thấy được vị vua pháp của chính mình liền được giải thoát.

Như người vượt lên trên sự việc mà hiểu rõ, đó là khí lực mạnh mẽ. Như người từ trong sự việc mà thấy được pháp thì dù ở đâu cũng không mất chánh niệm. Như người do nơi văn tự mà hiểu rõ, đó là khí lực yếu ớt. Như người hiểu được sự tức là pháp, pháp tức là sự, đó là khí lực thâm sâu, hết thảy mọi hành vi, chuyển vận, cho dù dọc ngang lên xuống cũng không ra ngoài cõi pháp, lại cũng không vào trong cõi pháp.

Nếu dùng cõi pháp để vào cõi pháp, đó là kẻ ngu si. Nói chung, hết thảy mọi hành vi rốt cùng đều không ra ngoài cõi pháp của tâm. Tại sao vậy? Vì thể của tâm chính là cõi pháp.

Hỏi: Người thế gian học hỏi đủ điều, vì sao lại không đắc đạo?

Đáp: Vì còn thấy có bản thân mình nên không đắc đạo. Bản thân mình, ấy là “cái ta”. Bậc chí nhân gặp khổ không lo, gặp vui không mừng là vì không thấy có bản thân mình. Do quên bản thân mình nên không còn biết đến những nỗi khổ vui. Đạt đến chỗ hư vô, bản thân mình còn tự quên mất thì còn có sự vật gì mà chẳng quên?

Hỏi: Các pháp đã không, vậy người nào tu đạo?

Đáp: Nếu có “người nào” tức cần phải tu đạo. Nếu chẳng có “người nào” thì không cần phải tu đạo. “Người nào” đó tức là “cái ta”. Như không có “cái ta” thì đối với sự việc chẳng sinh ra điều phân biệt đúng sai. Đúng, ấy là “cái ta” tự cho rằng đúng, mà sự việc thật không có đúng. Sai, ấy là “cái ta” tự cho rằng sai, mà sự việc thật không có sai.

Ngay nơi tâm này mà không tâm, đó là thông đạt đạo Phật. Ngay nơi sự vật trước mắt mà không khởi lên kiến chấp, đó gọi là đắc đạo.  

Người mở thông con mắt trí huệ thì nhìn vào sự việc liền trực tiếp hiểu thấu, biết rõ đến tận nguồn cội.

Người có trí thì tùy nơi sự việc, chẳng tùy tự thân, liền không có chỗ lấy bỏ, thuận nghịch. Người ngu si thì tùy nơi tự thân, chẳng tùy nơi sự việc, liền có chỗ lấy bỏ, thuận nghịch.

Không thấy có sự việc nào cả, gọi là thấy đạo. Không làm việc gì cả, gọi là làm theo đạo, liền thấy đâu đâu cũng là cõi không, nơi nào cũng là cõi pháp, dù ở đâu cũng là không ở, không làm, đó tức là thấy Phật.

Nếu như thấy có hình tướng, liền thấy đâu đâu cũng là ma quỷ. Do chấp giữ hình tướng nên đọa vào địa ngục. Do quán xét các pháp nên được giải thoát.

Nếu như thấy có sự phân biệt nhớ tưởng, liền phải chịu lấy những cảnh cực hình như chảo nước sôi, lò than nóng... Tướng sanh tử liền hiện ra trước mắt.

Nếu như thấy được tánh của cõi pháp, đó chính là tánh Niết-bàn.

Không có sự phân biệt nhớ tưởng tức là tánh của cõi pháp.

Tâm vốn không hình sắc nên chẳng phải có. Có chỗ dùng đến không bỏ nên chẳng phải không. Dùng đến mà vẫn thường không nên chẳng phải có. Không mà vẫn thường dùng đến nên chẳng phải không.

Có kệ dạy rằng:

Chỉ một tâm này, thật khó tìm,
Rộng trùm cõi pháp, hẹp đầu kim!

Không thấy việc ác sinh ghét bỏ,
Cũng không vì thiện khổ nhọc làm.
Không bỏ kẻ trí theo người ngu,
Cũng không lìa mê cầu được ngộ.

Thấu đạt đạo lớn thật mênh mông,
Thông suốt tâm Phật thật vô hạn.
Chẳng chung một đường cùng phàm thánh,
Vượt trên tất cả xưng là Tổ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Người chết đi về đâu


Dưới cội Bồ-đề


Phật Giáo Yếu Lược


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.58.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...