Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Pháp bảo Đàn kinh »» Chú thích »»

Pháp bảo Đàn kinh
»» Chú thích

Donate

(Lượt xem: 2.995)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Pháp bảo Đàn kinh - Chú thích

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Tức là năm 638, đời Đường Thái Tông.

2. Nước ngọt và thơm của các vị tiên nhân, tương truyền là có thể giúp người được sống lâu, không bệnh tật.

3. Tại phía tây bắc huyện Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc ngày nay, là nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đang giảng pháp.

4. Y bát là áo mặc và bình bát để đựng cơm của người tu hành. Thiền tông lấy y bát làm biểu hiện cho sự nối pháp giữa thầy và trò. Y bát ngày xưa được chính đức Phật truyền lại cho ngài Ca-diếp làm Tổ thứ nhất ở Ấn Độ. Đến Bồ-đề Đạt-ma là Tổ thứ 28 thì sang Trung Hoa mà làm Tổ thứ nhất của Thiền tông Trung Hoa, rồi truyền đến Lục Tổ là đời thứ 6 thì thôi không truyền nữa.

5. Tức là năm 661, Tân Dậu, nhằm đời vua Đường Cao Tông.

6. Tức là năm 676, Bính Tý, cũng đời vua Cao Tông nhưng sửa đổi niên hiệu.

7. Xuất gia hai chúng : tỳ-kheo, tỳ-kheo ni; tại gia hai chúng : cư sĩ nam, cư sĩ nữ.

8. Là 250 giới của vị tỳ-kheo.

9. Trung Thiên Trúc tức là miền Trung Ấn Độ.

10. Tây Trúc cũng là một tên gọi khác của Ấn Độ.

11. Tức vua Tống Lưu Dụ (420 – 478).

12. Nguyên văn là “nhục thân Bồ-tát”

13. Tức là năm 502, đời vua Lương Võ Đế.

14. Khoảng thời gian tiên đoán này là từ năm 502, ứng đến năm 676 quả đúng như thật.

15. Pháp Thượng thừa, tức là pháp Đại thừa. Ở đây chỉ cho pháp môn Đốn ngộ mà Lục Tổ về sau xiển dương.

16. Nguyên văn là “giáo ngoại biệt truyền”, tức là Pháp chỉ truyền riêng bên ngoài phần văn tự của kinh điển.

17. Thí chủ: người đem tài vật mà bố thí cho kẻ khác. Thường dùng để chỉ những người cúng dường cho Tam Bảo, có nơi cũng gọi là đàn việt.

18. Tấm vải nhỏ may lại dùng để ngồi thiền, thầy tăng đi đâu cũng mang theo.

19. Chỉ địa thế núi Nam Hoa, cách phía Nam huyện Khúc Giang 60 dặm, chạy dài đến Tào Khê.

20. Nguyên văn là chỉ nên “bình thiên”, không nên “bình địa”, nghĩa là cất nhà lựa theo thế núi: hễ cất ở chỗ cao thì làm thấp xuống, cất ở chỗ thấp thì làm cao lên, khiến cho nóc nhà bằng nhau ở phía trên trời; chớ không xẻ núi đánh đá, cho bằng nhau ở phía dưới đất được, vì e hư long mạch của núi.

21. Lan-nhã, phiên âm tiếng Phạn, viết trọn chữ là A-lan-nhã (rinya), cũng viết : Lan thất, tức là nơi yên vắng, thanh tịnh, chỉ cảnh chùa chiền nói chung.

22. Tây Thiên, cũng là tên khác chỉ Ấn Độ.

23. Bảo Lâm: khu rừng quý, ý nói người đắc đạo sẽ nhiều như cây trong rừng vậy.

24. Tức là năm 504, đời vua Lương Võ Đế.

25. Tháp Đa Tử tại thành Vương-xá, người ta xây để kỷ niệm một người trưởng giả đông con (30 đứa con vừa trai vừa gái) nhưng bỏ gia đình con cái đi tu, thành Phật Bích Chi.

26. Ở đây chỉ Ấn Độ.

27. Từ Tổ Ca-diếp truyền đến Tổ Đạt-ma là 28 đời.

28. “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Tánh ở đây là tự tánh, vốn trong sạch không nhiễm ô. Thấy tánh ấy thì thành Phật, là bậc giác ngộ.

29. Nhị tổ là ngài Huệ Khả.

30. Ý nói cả ba nghiệp (thân, miệng và ý) đều qui kính.

31. Ngài Hoằng Nhẫn ở núi Hoàng Mai, nên cũng gọi là tổ Hoàng Mai.

32. Phụ () là mang, vác, gánh nặng. Thung () là nghiền, giã cho nát. Lục tổ Huệ Năng khi mới vào chùa đã từng vác đá, gánh củi, giã gạo... nên nhân đó mà thành tên.

33. Chuyện có ghi đủ trong Kinh này.

34. Tức là Cầu-na Bạt-đà-la Tam Tạng. Xem bài Lược tự trước.

35. Chỉ quan thứ sử Thiều Châu họ Vi, tên Cứ.

36. Đúng ra là Pháp Hải Thiền sư, đệ tử của Lục tổ.

37. Là tỉnh Quảng Đông ngày nay.

38. Thuộc phủ Thiều Châu.

39. Từ niên hiệu Nghi Phụng thứ nhất đời nhà Đường (676), cho đến niên hiệu Tiên Thiên thứ 2 (713).

40. Tức là Thiền Tông

41. Hành giải tương ưng, nghĩa là chỗ hiểu biết với chỗ mang ra thực hành đều phù hợp với nhau, không có gì mâu thuẫn.

42. Bộ sách ba mươi quyển do Ngô Tăng Đạo biên soạn, chép tên 43 vị danh tăng.

43. Nam Nhạc Hoài Nhượng – (677-744) Tức Nhượng Thiền sư, hay Hoài Nhượng Thiền sư.

44. Thanh Nguyên Hành Tư – (660-740) Tức là Tư thiền sư, theo hầu hạ Lục Tổ rất lâu, nhờ vậy đắc trọn pháp “Vô ba tỵ” (nghĩa là không có hình tích, như không có chót mũi có thể nắm được).

45. Mã Tổ Đạo Nhất (709-788), đệ tử ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng.

46. Thạch Đầu Hy Thiên (700-790), đệ tử ngài Thanh Nguyên Hành Tư. Ngài cất am tại đầu hòn đá nơi phía đông Chùa Hành Sơn.

47. Phong hóa huyền diệu.

48. Lâm Tế Nghĩa Huyền (? – 866/867) Tổ khai dòng thiền Lâm Tế, môn đệ xuất sắc nhất của Thiền sư Hoàng Bá Hi Vận.

49. Tức là Quy Sơn Linh Hựu (771–853) và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (807–883), hai vị khai sáng của Quy Ngưỡng Tông.

50. Tào Sơn Bản Tịch (840-901), Tổ thứ hai của Tông Tào Động.

51. Động Sơn Lương Giới (807-869), Tổ thứ nhất Tông Tào Động.

52. Vân Môn Văn Yển (864-949) Thiền sư khai sáng tông Vân Môn. Ngài là đệ tử của Tuyết Phong Nghĩa Tồn và là thầy của nhiều vị đạt đạo như Hương Lâm Trừng Viễn, Động Sơn Thủ Sơ, Ba Lăng Hạo Giám v.v..

53. Pháp Nhãn Văn Ích (885-958) Thiền sư khai sáng tông Pháp Nhãn. Ngài là đệ tử của Thiền sư La Hán Quế Sâm và là thầy của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều với 63 vị đạt đạo khác.

54. Nạp tử: người mặc áo vá, chỉ kẻ tu hành nhà Phật.

55. Ở đây ví cửa thiền đào luyện nhân tài như lò lửa với búa đe rèn đúc nên dụng cụ.

56. Tức là năm tông phái vừa kể: Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn.

57. Đức Di-lặc mở cửa lầu các tại vườn Đại Trang Nghiêm cho Thiện Tài Đồng tử vào mà nhập đạo.

58. Phổ Hiền Bồ-tát thị hiện các lỗ chân lông trong cơ thể tỏa ra ánh kim quang, hóa thành vô lượng Phật, Bồ-tát, nhân đó mà tiếp độ chúng sanh.

59. Thượng nhân: tiếng tôn xưng người tu hành có đức trí và thắng hạnh.

60. Danh xưng tôn kính đối với những người nghiêm trì giới luật.

61. Đời Nguyên Thủy Tổ, năm Canh Dần nhằm vào dương lịch là năm 1290.

62. Tức là chùa Nam Hoa ở Tào Khê.

63. Cư sĩ: Những người tu Phật tại gia.

64. Những người theo Đạo giáo, tức là Lão giáo.

65. Chân tâm của chúng sanh với tâm Phật đồng thể như nhau, không khác biệt. Hết mê là Phật, còn mê là chúng sanh.

66. Huyện Phạm Dương, ngày nay thuộc tỉnh Trực Lệ.

67. Quận Nam Hải, nay thuộc tỉnh Quảng Đông.

68. Phước điền: ruộng phước, dùng chỉ người xứng đáng nhận sự cúng dường của người khác.

69. Y và bình bát của chư Tổ là do đức Phật truyền lại, được xem là biểu tượng cho việc truyền nối Chánh pháp. Đến Ngũ Tổ là đã qua 32 đời, truyền cho Lục Tổ là đời thứ 33 rồi thôi không truyền y bát nữa.

70. Chức Hàn lâm Cung phụng là để chỉ hạng người có tài khéo léo, được vào triều mà làm việc cho vua.

71. Tức là biểu đồ truyền thừa từ Đạt-ma Sơ Tổ cho đến Ngũ Tổ.

72. Tức là đồ đệ, học trò của Tổ, cũng như môn đệ.

73. Lấy ý câu trên, Tổ bảo bài kệ của Thần Tú chỉ “đến ngoài cửa, chưa vào được trong”.

74. Thượng nhân : lời tôn xưng,

75. Biệt giá : chức quan hầu theo quan Thứ sử.

76. Lục Tổ trong thời gian mới đến, chấp tác nơi nhà sau, đồ chúng ai muốn sai khiến việc gì cũng được.

77. Cối giã gạo dùng chày đạp bằng chân, người giã phải đeo thêm đá nặng trên lưng mà đạp lên chày cho mạnh.

78. Ý Tổ hỏi là đạo hạnh của Huệ Năng đã thành thục chưa.

79. Huệ Năng cũng ngụ ý nói đạo hạnh đã thành thục rồi, chỉ còn thiếu sự phân biệt tinh, thô mà thôi, như việc sàng gạo bỏ cám.

80. Ý Tổ dặn canh ba Huệ Năng phải vào thất của ngài.

81. Nguyên văn: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”

82. Giáo pháp đi thẳng đến giải thoát tức thời, dành cho bậc thượng căn, thượng trí. Khác với Tiệm giáo là giáo pháp dạy người tu tập dần dần, trừ bỏ ác nghiệp mà ngày càng đến gần chỗ giải thoát hơn.

83. Sau này ứng là huyện Hoài Tập, thuộc tỉnh Quảng Tây

84. Sau này ứng là huyện Tứ Hội, thuộc tỉnh Quảng Đông.

85. Đoạn này không thể diễn hết ý trong Hán văn. Vì chữ độ () mang cả hai nghĩa: một nghĩa là đưa sang sông, một nghĩa là cứu độ. Ngũ Tổ nói một câu mà chữ độ được hiểu theo cả hai nghĩa. Huệ Năng lãnh ý nên trả lời hợp ý Tổ.

86. Nguyên văn “Năng giả đắc chi” được dùng theo hai nghĩa: người tên Năng (Huệ Năng), mà cũng là “người có tài năng”.

87. Tức là Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, vì Tổ giảng pháp ở núi Hoàng Mai.

88. Sau ứng là Viên Châu.

89. Sau ứng là Mông Sơn tại Viên Châu.

90. Ứng theo lời Ngũ Tổ: “Gặp Hội thì ẩn”.

91. Năm uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức, năm món ấy hiệp làm thân người.

92. Mười tám giới : sáu căn, sáu trần và sáu thức.

93. Đây là một câu phiên âm tiếng Phạn, trong kinh Bát-nhã. Theo Hán dịch là “Đại trí tuệ đáo bỉ ngạn.” Việt dịch là “Trí tuệ lớn tới được bờ bên kia.”

94. Thiện tri thức: Bạn tốt, người có hiểu biết. Đại thiện tri thức, tiếng tôn xưng người có trí tuệ và đức độ lớn.

95. Mê thì Phật là chúng sanh, ngộ thì chúng sanh là Phật.

96. Ba độc là: tham, sân, si.

97. Tịnh Danh Kinh: tên khác của Duy-ma-cật Sở thuyết Kinh, hay gọi tắt là Duy-ma Kinh.

98. Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức (sự thấy, sự nghe, sự ngửi, sự nếm, sự biết về xúc động, sự biết về tâm ý).

99. Năm cửa ngoài là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; một cửa trong là ý.

100. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

101. Con thuyền Pháp lớn, ý nói cứu độ được nhiều người.

102. Phương Đông là chỉ cõi Ta-bà này, phương Tây là chỉ cõi Cực Lạc của Phật A-di-đà.

103. Lục dục chư thiên: Sáu cảnh trời thuộc trong cõi Dục giới: Tứ thiên vương thiên, Đao-lỵ thiên (cũng gọi là Tam thập tam thiên), Dạ-ma thiên, Đâu-suất thiên, Lạc biến hóa thiên, Tha hóa tự tại thiên.

104. Ba độc: tham, sân, si.

105. Muốn lấy lửa ở cây thì phải cọ hai khúc cây một cách mạnh mẽ, không ngừng nghỉ, cho tới chừng được lửa mới thôi. Tu hành cũng như thế, phải tinh tấn mãi mà diệt các sở dục thì mới đắc quả.

106. Sen tuy từ dưới bùn sình mà mọc lên, nhưng không ô nhiễm; người tu thành đạo cũng từ trong cõi ác trược mà thoát ra.

107. Tức là tranh biện việc định có trước hay tuệ có trước, theo ý như trên.

108. Ngã chấp: cố chấp cho rằng có một bản ngã của riêng mình, từ đó nảy sinh sự bảo vệ, đề cao bản ngã không thật đó mà sinh ra đối nghịch với vạn pháp.

109. Ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng.

110. Kinh Tịnh Danh có ghi chuyện Xá-lỵ-phất ngồi thiền trong rừng, cư sĩ Duy-ma-cật đến, nhân đó mà thuyết về ý nghĩa ngồi thiền của đại thừa.

111. Câu này dẫn Kinh Duy-ma: “Năng thiện phân biệt chư pháp tướng, ư đệ nhất nghĩa nhi bất động.”

112. Ba nghiệp là nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý.

113. Ý Tổ sư ở đây nhấn mạnh vào chỗ tự nguyện, tự độ.

114. Chánh kiến: sự thấy biết, kiến giải chân chánh, đúng chánh pháp.

115. Tức là nghe lời nói khai ngộ của bậc đại thiện tri thức.

116. Lưỡng túc Tôn

117. Ly dục Tôn

118. Chúng trung Tôn

119. Thiểu dục tri túc

120. Đây nói cách hiểu của hàng Tiểu thừa.

121. Ở đây là dẫn Kinh Hoa Nghiêm.

122. Ba thân Phật: Pháp thân, Hóa thân và Báo thân.

123. Chỉ các cõi trời.

124. Tức cảnh giới tam đồ.

125. Sắc thân: thân hình sắc, thân xác thịt này.

126. Vì chỉ giả hợp tạm bợ trong kiếp người nên gọi là nhà trọ.

127. Ba ác là: tham, sân, si.

128. Tội duyên: duyên do, nguyên nhân sinh ra tội lỗi.

129. Tức là Sơ Tổ Đạt-ma.

130. Tức là Ngụy Vương Tào Tháo, sau khi con là Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, truy tôn thụy hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng đế.

131. Sư ngồi kiết già tham thiền bên trong hòn đá mới khỏi nạn chết cháy.

132. Tỵ nạn thạch: hòn đá tỵ nạn.

133. “Gặp Hoài thì ngừng, gặp Hội thì ẩn.”

134. Hai huyện: Hoài Tập, ở Quảng Tây và Tứ Hội ở Quảng Đông.

135. Niệm trước tức là niệm đã qua, niệm sau là niệm chưa đến.

136. Tu cả Định và Tuệ.

137. Đức Phật vì muốn phá sự cố chấp nơi kinh văn nên có nói: “Ta 49 năm chưa từng nói một lời.”

138. Con bò có cái đuôi dài và lớn, đẹp. Nó cho đó là quý nhất.

139. Chẳng rõ diệu lý, ý chỉ trong kinh.

140. Vì không hiểu cho nên đối với nghĩa lý trong kinh mình lại làm trái ngược lại.

141. Vô niệm, vô tác ấy là niệm Kinh, chánh tâm niệm Kinh.

142. Xe thắng bằng bò trắng chỉ cho Phật thừa hay Nhất thừa; tốt đẹp, lộng lẫy hơn ba loại xe khác: dương xa (xe dê) tức là Thanh văn thừa, lộc xa (xe nai) tức là Duyên giác thừa, ngưu xa (xe trâu) tức là Bồ-tát thừa. (Kinh Pháp Hoa)

143. Phẩm Phương tiện trong Kinh Pháp Hoa.

144. Cha chỉ là người trên trước mình, ví dụ với chư Phật Như-lai.

145. Con chỉ là các người nghèo cùng, ví dụ với tất cả chúng sanh.

146. Cũng chẳng tưởng đến sự xây dùng riêng vào thân mình. Vậy là ba tưởng tiêu trừ hết thảy.

147. Ba thân: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Bốn trí: 1. Tri đại viên kinh 2. Tri bình đẳng tánh, 3. Tri diệu quan sát, 4. Tri thành sở tác. Xem phẩm Sám Hối.

148. Chỉ luận thuyết mà không trực ngộ.

149. Năm là năm thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Tám là thức thứ tám, gọi là Tăng thức hay A-lại-da thức, bao nhiêu chủng tử tác nghiệp đều hàm chứa nơi đây, nên gọi là tàng (chất chứa). Năm thức vừa kể và Tàng thức đều thuộc về quả. Sáu là thức thứ sáu, tức là ý thức. Bảy là thức thứ bảy, gọi là Ngã kiến thức hay Mạt-na thức. Vì thức này chấp chặt lấy bản ngã mà sinh khởi các pháp, nên gọi là ngã kiến (thấy có tự ngã). Hai thức nói sau này thuộc về nhân. Tất cả các thức này hợp với nhau mà chuyển dịch, vận hành vòng nhân quả của tự thân mỗi chúng sanh.

150. Không đạt đến chỗ viên dung, còn bám víu chỗ thấy biết hoặc không thấy biết.

151. Bài kệ trong Kinh Niết-bàn: “Chư hành vô thường, thị sanh diệt pháp. Sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc.”

152. Đây dẫn Phẩm Thánh hạnh, Kinh Niết-bàn.

153. Phật xưa là Thích-ca. Người xuất gia lấy pháp hiệu họ Thích, theo như họ Phật, tự xem mình như con trong dòng Phật.

154. Hai thừa Thanh văn và Duyên giác.

155. 62 kiến, trước kể “Sắc uẩn hữu thường” có bốn cách kiến giải: 1. Sắc là thường; 2. Sắc là vô thường; 3. Sắc là thường mà vô thường 4. Sắc là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Cả năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều hiểu như vậy, hiệp lại làm 20 kiến giải, đó là kể ra năm uẩn quá khứ. – Lại bốn kiến giải về “Sắc có hữu biên, vô biên” 1. Kể sắc là hữu biên. 2. Kể sắc là vô biên. 3. Kể sắc là hữu biên, vô biên. 4. Kể sắc là chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên. Cả năm uẩn đều hiểu như vậy, hiệp làm 20 kiến giải. Đó là đối với cái sở chấp của năm uẩn hiện tại. – Lại bốn kiến giải về sắc có những nghĩa như đi, chẳng như đi : 1. Kể sắc là như đi, nghĩa là người ta lại mà sanh vào khoảng đó, đi mà đến tới đời sau cũng như thế. 2. Kể sắc là chẳng như đi, nghĩa là: quá khứ không có chỗ từ đâu mà lại, vị lai cũng không có chỗ đi đâu; 3. Kể sắc là như đi, như chẳng đi, nghĩa là thân thể với tinh thần hòa hiệp mà làm người, sau khi chết tinh thần đi mà thân thể chẳng đi; 4. Kể sắc là chẳng phải như đi, chẳng phải chẳng như đi, nghĩa là đối nghịch với kiến giải thứ ba vừa nói. Đối với năm uẩn đều hiểu theo cách như vậy, hiệp làm 20 kiến giải. Đó là đối với sở kiến của năm uẩn vị lai. Ba đời vừa kể: quá khứ, hiện tại, vị lai, hiệp lại thành 60 kiến giải. Lại kể thêm hai cách hiểu Đoạn kiến (thấy mọi sự đứt đoạn) và Thường kiến (thấy mọi sự thường tồn) mà thành 62 kiến.

156. Hai bên là chấp có và chấp không. Ba thuở là quá khứ, hiện tại và vị lai.

157. Thánh đế : Chân lý của Phật, tức là Tứ Diệu Đế.

158. Chỉ việc truyền bá Đạo pháp cho người sau.

159. Là Tổ Sư thứ 27.

160. Ứng về việc Mã Tổ thọ tâm ấn của Hoài Nhượng Thiền sư sau này.

161. Ý nói dọc ngang chẳng ai đương nổi.

162. Quả vị Thiền định.

163. Thuộc tỉnh Hà Bắc

164. Khi hai pháp đối nhau, pháp tự động là năng, pháp bất động là sở, như sáu thức có thể tự khởi lên tình cảm thì gọi là năng, lục trần vốn bất động nhưng có sức thu hút các tình cảm thì gọi là sở. Năng sở bao hàm sự vận động, duyên sanh phân biệt.

165. Phía Tây tỉnh Tứ xuyên ngày nay.

166. Tức là Trung Quốc, vì vào đời nhà Đường nên gọi là Đường thổ (đất nhà Đường).

167. Sau khi Tổ Đạt Ma viên tịch, vẫn có truyền thuyết về việc nhiều người gặp Tổ trở về Thiên Trúc (Ấn Độ). Đoạn này cũng nói Phương Biện gặp Tổ ở Nam Thiên Trúc. Sự hiển linh này cũng phù hợp như truyền thuyết chăng?

168. Trụ trì : Làm chủ một ngôi chùa.

169. Vô sư trí: trí tuệ tự thấy biết không cần thầy dạy.

170. Nói việc thái hậu Võ Tắc Thiên tôn sùng, tôn hiệu là Quốc Sư.

171. Pháp thân có năm phần: giới, định, tuệ là theo nhân mà có tên, giải thoát, giải thoát tri kiến là theo quả mà có tên.

172. Tám điên đảo:

173. Bốn điên đảo của phàm phu, ngoại đạo: 1. Thường : Các pháp trong thế gian đều vô thường, mà cho là thường. 2. Lạc: Các pháp trong thế gian đều khổ, mà cho là vui. 3. Ngã: Các pháp trong thế gian đều vô ngã mà cho là hữu ngã. 4. Tịnh: Các pháp trong thế gian đều bất tịnh mà cho là tịnh.

174. Bốn điên đảo của hàng nhị thừa: 1. Vô thường: Đối với Niết-bàn là thường, kể là vô thường. 2 Vô lạc: Đối với Niết-bàn là vui, kể là Vô lạc. 3. Vô ngã: Đối với Niết-bàn là chân ngã, kể cho là vô ngã. 4. Vô tịnh: Đối với Niết-bàn là thanh tịnh, kể cho là vô tịnh.

175. Chùa Ngọc Tuyền do đại sư Thần Tú trụ trì.

176. Lưng: bề trái

177. Mặt: bề mặt

178. Nguyên văn: “bả mão cái đầu”, lấy cỏ tranh che đầu. Ở đây ý nói người đi tu, ở nơi am cỏ thanh đạm.

179. Rằm tháng giêng.

180. Tức là năm 684, đời vua ĐườngTrung Tông.

181. Tức Quốc sư Huệ An.

182. Ở đây dẫn Kinh Kim Cang.

183. Tức là Vua và Thái hậu.

184. Do có sáng, mới gọi chỗ không sáng là tối, và ngược lại. Tất cả các pháp đối đãi đều như vậy. Xem phẩm Phó Chúc.

185. Thừa Thanh văn và thừa Duyên giác.

186. Các ví dụ dùng trong Kinh Pháp Hoa, chỉ hai thừa Thanh văn và Duyên giác. Xem phẩm Cơ Duyên.

187. Chỗ này rơi vào pháp đối đãi.

188. Tổ Sư khai ngộ cho Huệ Minh cũng nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác...” Xem phẩm Hành Do.

189. Tức cùng trong năm 684.

190. Tức là nơi mọi người có thể gieo hạt giống phước đức vào để được hưởng quả tốt đẹp về sau.

191. Tức là ngài Duy-ma-cật, vị Bồ-tát hiện thân cư sĩ thuyết pháp trong kinh Tịnh Danh, cũng gọi là kinh Duy-ma-cật sở thuyết.

192. Tức là thành Tỳ-da-ly, hay Tỳ-xá-ly, chữ Phạn, dịch nghĩa là Quảng Nghiêm, là nơi ngài Duy-ma-cật thuyết pháp.

193. Thường vẫn gọi là sáu căn.

194. Tức là năm 712, năm đầu niên hiệu Thái Cực, đời vua Đường Duệ Tông. Cũng trong năm ấy lại đổi niên hiệu là Diên Hòa.

195. Chuẩn bị cho sự viên tịch của Sư.

196. Mồng một tháng bảy năm Quý Sửu (713).

197. Chân ở đây là chân thật.

198. Hai câu này dẫn ý trong phẩm Phật quốc, kinh Duy-ma.

199. Đạt Ma Sơ Tổ (một hoa) truyền pháp qua năm đời là năm vị Tổ (năm cánh), từ Nhị tổ cho đến Lục tổ.

200. Cũng như lá rụng về cội, Sư định trở về quê quán là xứ Tân Châu mà viên tịch.

201. Chánh pháp nhãn tạng: chỗ bí yếu trong chánh pháp, như con mắt là chỗ quan yếu nhất của thân người.

202. Sau này ứng việc Trương Tịnh Mãn nhận tiền của Kim Đại Bi, đến lấy trộm đầu Lục Tổ, nhằm lúc Dương Khản làm Huyện lệnh, Liễu Vô Thiểm làm Thứ sử. Xem phụ lục: Chuyện kể của người giữ tháp.

203. Hiếp Tôn giả () cũng có tên là Bà-lật Thấp-bà ()

204. Cũng có tên là Sư Tử Bồ-đề ().

205. Tổ Bồ-đề Đạt-ma sang Trung Hoa truyền bá Thiền tông đầu tiên nên là Sơ Tổ của Thiền Trung Hoa. Theo đó mà truyền thừa thì ngài Huệ Năng là Tổ thứ sáu. Điều đặc biệt là sau khi Đạt-ma sang Trung Hoa, không thấy ghi chép gì về sự truyền nối tiếp nữa ở Ấn Độ.

206. Từ Sơ Tổ là Ca-diếp cho đến ngài Huệ Năng là Tổ thứ ba mươi ba, đều giữ lệ truyền y bát.

207. Tức là năm 713 niên hiệu Tiên Thiên thứ 2, Đường Huyền Tông.

208. Ba độc : tham, sân, si.

209. Tà kiến: những kiến giải sai lầm.

210. Qua đời, chỉ nghĩa là dời đi, giáo hóa phương khác.

211. Ngài sanh năm Trinh Quán thứ 12 (638), tịch năm Tiên Thiên thứ 2 (713).

212. Vì Tổ Đạt-ma được truyền thừa từ Tổ Ca-diếp xuống (đời thứ 28), nên tấm y này cũng chính là y do Đức Phật truyền lại.

213. Tức là năm Nhâm Tuất (722), đời vua Đường Huyền Tông.

214. Đồ trắng, như người chịu tang.

215. Xứ Tân La thuộc về Hàn Quốc (cũng gọi Triều Tiên, Cao Ly)

216. Là năm 756.

217. Là năm 763.

218. Trị vì từ năm 806 đến năm 820.

219.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Giai nhân và Hòa thượng


Chớ quên mình là nước


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.25.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...