Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Pháp bảo Đàn kinh »» PHẨM THỨ IX: ỦNG HỘ PHẬT PHÁP »»

Pháp bảo Đàn kinh
»» PHẨM THỨ IX: ỦNG HỘ PHẬT PHÁP

Donate

(Lượt xem: 6.681)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Pháp bảo Đàn kinh - PHẨM THỨ IX: ỦNG HỘ PHẬT PHÁP

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ngày tiết thượng nguyên trong năm đầu niên hiệu Thần Long, Tắc Thiên Thái hậu và Trung Tông Hoàng đế ban chiếu rằng:

“Trẫm thỉnh hai vị sư Huệ An và Thần Tú vào cung cúng dường, để khi việc nước rảnh rang có thể tham học giáo pháp Nhất thừa. Hai sư từ chối, nói rằng: ‘Phương Nam có Huệ Năng Thiền sư được Hoằng Nhẫn Đại sư mật truyền y pháp, hiện truyền tâm ấn Phật, nên thỉnh vị ấy mà hỏi.’ Nay sai nội thị là Tiết Giản mang chiếu chỉ đến thỉnh rước. Mong sư mở niệm từ, mau đến kinh thành.”

Sư dâng biểu cáo là có bịnh, xin được trọn đời ở nơi rừng núi. Tiết Giản thưa rằng:

“Các vị thiền đức tại kinh thành đều nói rằng: ‘Muốn được hiểu đạo, phải ngồi thiền tập định. Như chẳng nhờ thiền định mà được giải thoát, thật là chưa có.’ Chẳng hay ý thuyết pháp của Ngài như thế nào?”

Sư đáp: “Đạo do tâm ngộ, có phải ở chỗ tập ngồi đó sao? Kinh nói: ‘Nếu bảo Như Lai ngồi hoặc nằm, ấy là hành đạo tà.’ Cớ sao vậy? Vì không do chỗ nào mà lại, cũng không đi đến chỗ nào, không sanh không diệt, ấy là phép thiền thanh tịnh của Như Lai. Các pháp đều như hư không tịch tĩnh, ấy là phép ngồi thanh tịnh của Như Lai. Rốt cuộc còn không có chỗ chứng đắc, huống lại phải ngồi sao?”

Tiết Giản thưa rằng: “Đệ tử về kinh, Chúa thượng ắt phải hỏi. Nguyện sư từ bi, chỉ bảo cho chỗ tâm yếu để tâu lên hai cung và truyền lại với những người học đạo nơi kinh thành. Ví như một ngọn đèn nối qua trăm ngàn ngọn đèn, các chỗ tối đều sáng, sáng hoài không dứt.”

Sư nói: “Đạo không có sáng tối. Sáng tối là nghĩa thay đổi nối tiếp nhau. Sáng hoài không hết, cũng nghĩa là có hết. Đối đãi nhau mà thành tên, cho nên Kinh Tịnh Danh nói: Pháp không có so sánh, không có đối đãi.”

Tiết Giản nói: “Sáng ví cho trí tuệ, tối ví cho phiền não. Người tu hành nếu chẳng đem trí tuệ chiếu phá phiền não thì vòng sanh tử từ vô thủy đến nay nhờ đâu mà ra khỏi?”

Sư nói: “Phiền não tức Bồ-đề, không hai, không khác. Nếu đem trí tuệ chiếu phá phiền não, đó là kiến giải của hàng nhị thừa, là căn cơ của hạng xe dê, xe hươu. Hàng đại căn, thượng trí chẳng phải như vậy.”

Tiết Giản hỏi: “Thế nào là kiến giải của đại thừa?”

Sư đáp: “Sáng với không sáng, kẻ phàm phu thấy là hai. Người trí giả liễu đạt thấy tánh của sáng tối vốn chẳng có hai. Tánh không hai đó là tánh thật. Tánh thật ở người phàm phu chẳng bớt; chỗ bậc hiền thánh cũng chẳng thêm; trụ nơi phiền não mà chẳng tán loạn; ở nơi thiền định cũng chẳng vắng lặng, chẳng dứt mất, chẳng thường còn, chẳng lại, chẳng qua; chẳng ở khoảng giữa cùng là trong ngoài, chẳng sanh ra, chẳng diệt mất, tánh tướng đều như như, thường trụ chẳng chuyển dời, đó gọi là Đạo.”

Tiết Giản hỏi: “Sư nói chẳng sanh chẳng diệt, có khác gì ngoại đạo?”

Sư đáp: “Ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt, đó là lấy chỗ diệt mà dừng chỗ sanh; lấy chỗ sanh mà bày rõ chỗ diệt. Chỗ diệt, họ nói thành chẳng diệt; chỗ sanh, họ nói là chẳng sanh. Ta nói chẳng sanh chẳng diệt đây là vốn xưa không sanh, nay cũng chẳng diệt, cho nên chẳng đồng với ngoại đạo. Ngươi nếu muốn biết chỗ tâm yếu, chỉ cần đối với hết thảy việc thiện ác đều không suy lường, tự nhiên sẽ được tâm thể thanh tịnh, sáng tỏ thường tịch, chỗ diệu dụng nhiều như cát sông Hằng.”

Tiết Giản nhờ ơn chỉ dạy, hoát nhiên đại ngộ. Lễ bái từ biệt về triều, dâng biểu tâu lên lời nói của Sư. Ngày mùng ba tháng chín năm ấy, có chiếu dụ ban khen Sư rằng:

“Sư lấy cớ già yếu, vì trẫm mà lo tu đạo, ấy là ruộng phước của cả nước. Sư cũng như ngài Tịnh Danh cáo bịnh ở thành Tỳ-da, xiển dương đại thừa, truyền tâm của chư Phật, luận pháp bất nhị. Tiết Giản có truyền lại lời Sư chỉ rõ tri kiến Như Lai, Trẫm nhờ chất chứa nhân lành, trồng sẵn thiện căn, nên mới gặp lúc Sư ra đời, đốn ngộ pháp thượng thừa, cảm đội ơn Sư mãi mãi không hết! Nay xin dâng tấm áo cà-sa Ma-nạp và bình bát thủy tinh. Lệnh cho quan Thứ sử Thiều Châu sửa sang lại cảnh chùa, và ban hiệu cho chỗ ở cũ của Sư là Chùa Quốc Ân.”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Phúc trình A/5630


Kinh Di giáo


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.149.158 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...