Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hạnh phúc hiện tiền »» Nạn nhân »»

Hạnh phúc hiện tiền
»» Nạn nhân

Donate

(Lượt xem: 3.561)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hạnh phúc hiện tiền - Nạn nhân

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đúng ra bây giờ tôi phải đi ngủ rồi. Khi nhìn những hình ảnh khóc thương của người dân Hàn Quốc tiễn đưa cố tổng thống Roh Moo-Hyun, tôi dừng lại đầy cảm xúc và rồi muốn viết điều gì đó. Thường thì người ta không cảm tình lắm với các trường hợp tự tử. Những cái chết này gây ra tai tiếng nhiều hơn. Cũng có những cái chết tự tử bằng cách nhảy lầu, treo cổ, tông đầu vào xe, uống thuốc, cắt gân tay, bắn súng vào đầu... Dù ở hình thức nào thì cũng đều được gọi là tự tử.

Có hai dạng tự tử. Trường hợp thứ nhất là không muốn sống. Trường hợp còn lại là chết để sống. Dù cho đó là nhà lãnh đạo hay một người dân đen cùng cực. Họ tìm đến cái chết cũng là một trạng thái căng thẳng, không lối thoát. Hoặc tìm lối thoát bằng cái chết.

Có những cái chết minh oan. Có những cái chết chạy trốn. Một hành động được gọi là mất kiểm soát bản thân. Một sự việc tự tử là kết quả của chuỗi sự việc và phản ứng trước đó. Trong đó, con người là chủ thể và cũng là nạn nhân cuối cùng.

Chúng ta hãy thử phân tích chi tiết các yếu tố tác động. Tuy nhiên, tôi chỉ nêu các yếu tố chung từ duyên khởi đến hành động. Đây có thể là ngọn nguồn của mọi sự việc. Còn việc tại sao ông Roh nhảy xuống núi, chúng ta không cần quan tâm.


Duyên khởi

Hiện tượng vô thường của sự vật hiện hữu là do nhân duyên kết hợp, mỗi cá thể không thể độc lập mà tồn tại. Có sanh ra thì có chết đi, vì lẽ có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường chung quanh. Trong vật lý học, định luật bảo tồn năng lượng cho biết, năng lượng không sanh ra và không biến mất đi, mà chỉ có thể thay đổi. Khi sự giao lưu năng lượng và vật chất của mỗi hữu thể với bên ngoài, hữu thể đó tạm thời ổn định cân bằng vì phải tiêu tán năng lượng và vật chất, nên thay cũ đổi mới để tồn tại. Sự trao đổi vật chất và năng lượng của hữu thể trong không gian là lịch trình sanh trụ hoại diệt. Sự giao lưu vật chất và năng lượng của xác thân con người với bên ngoài được tạm thời hiện hữu là lịch trình sanh lão bệnh tử.

Sự vật hiện hữu do duyên hợp, khi duyên tan thì hoại không, theo lý Duyên Khởi của Ngài Long Thọ. Còn sự vật tạm thời hiện hữu gọi là thực tại giả lập, theo Duy Thức Học của Ngài Vô Trước.


Từ vật chất đến phi vật chất

Do có sự giao lưu năng lượng và vật chất với bên ngoài nên bản thân sự vật không những lệ thuộc vào nhân duyên nội tại mà còn phải bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường ngoại giới. Như ảnh hưởng vật chất (thức ăn) đến sinh lý con người, rồi sinh lý ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và hành động. Hệ thống cân bằng sinh lý của con người được tạm thời ổn định là lịch trình tiêu tán của trạng thái đau khổ và khoái lạc.

Lý Duyên Khởi được nhận thức sâu sắc qua Tứ Đế: Tập (nhân) Khổ (quả), Đạo (nhân) Diệt (quả), và Thập Nhị Nhân Duyên. Ngay như lục căn trong sắc thân của ngũ uẩn cũng cần được phân tích theo Tâm lý học để làm sáng tỏ lý Duyên Khởi, là thực tại giả lập, là Tánh Không, hay là sự vật đều không có Tự Tánh.


Cảm giác

Điển hình về nhãn căn (mắt) qua chức năng thị giác:

Ban ngày, khi chúng ta nhìn một vật ngay phía trước chúng, hình ảnh khi nhìn sự vật qua thấu kính của mắt được hội tụ ở trên hố mắt của võng mạc. Các đầu thụ cảm (photoreceptor) của dây thần kinh hình nón (cone) và hình que (rod) đáp ứng một cách khác nhau với ánh sáng giúp ta nhận biết và phân biệt hình dạng, màu sắc.

Các đầu thụ cảm hình nón (cone) giúp ta phân biệt màu sắc. Có 3 loại đầu thụ cảm hình nón đáp ứng với ba bước sóng (wavelength) khác nhau của ánh sáng: ngắn (short-wavelength), vừa (middle-wavelength) và dài (long-wavelength), tương ứng với 3 màu đỏ, xanh biển, xanh dương. Bằng cách kết hợp các phản ứng với những bước sóng dài, vừa và ngắn, những đầu thụ cảm hình nón có thể truyền đi tín hiệu giúp não bộ xác định được màu của bất cứ hình ảnh nào. Những đầu thụ cảm hình nón này rất nhạy cảm với các đặc trưng chung quanh, dù nhỏ đến đâu.

Ban đêm thì khác, những đầu thụ cảm hình que (rod) rất nhạy cảm với ánh sáng mờ, dù chúng không sắc bén nhiều. Vào buổi tối, nếu ta liếc nhanh hình ảnh của bóng mờ ngoài góc của con mắt, chúng ta sử dụng những tế bào que. Nếu hình ảnh mờ ấy biến mất, khi chúng ta nhìn thẳng vào nó, chúng ta chứng kiến sự mất tế bào nón vào lúc chúng ta không chú ý làm tụ những bóng mờ đó trên hố mắt ở võng mạc.

Khi cường độ của ánh sáng (sáng hay mờ) chạm đến các đầu thụ cảm (photoreceptor), những tín hiệu thần kinh liền được gửi xuyên qua hệ thống thị giác để sản sinh những cảm giác. Con đường đi ấy bao gồm nhiều tầng lớp mà ánh sáng phải đi qua trước khi được tiếp nhận bởi cơ quanthụ cảm hình ảnh. Một phản ứng hình ảnh hóa học được tạo ra trong cơ quan thụ cảm, sản sinh những tín hiệu thần kinh, đầu tiên được chuyển đến những tế bào lưỡng cực, rồi đến những tế bào hạch. Những tín hiệu thần kinh lúc đó đi dọc theo trục võng mạc đến hạt nhân cong khập bên của chất xám. Những tế bào trong hạt nhân cong khập này sắp đặt lại tín hiệu (kích thích cảm giác) tới xương chẩm thùy não để được điều hợp và hoàn thành chức năng thị giác.

Tương tự như thế, tiến trình thực hiện tánh biết qua các căn khác như tai, mũi, lưỡi, thân... cũng vậy. Tuy có khác về cơ cấu sinh học, nhưng tựu trung cũng đều được các dây thần kinh chuyển các hình ảnh, chấn động lực, không khí, chất hơi hay ấn tượng kích thích đến chất xám ở vỏ não để sản sinh những cảm giác tương ứng với các căn.

Chẳng hạn như:

– Nghe một âm thanh là tiếp nhận độ rung (chấn động lực) hay ấn tượng của âm thanh, do làn sóng âm thanh va chạm vào màng nhĩ (tai).

– Ngửi mùi hương là tiếp nhận ấn tượng mùi hương, là không khí hay hơi (tức là chất hóa học hòa tan trong không khí) ở màng mũi.

– Nếm một vị là tiếp nhận chất hóa học (ấn tượng do vị toan và nước miếng kích thích vào các gai vị giác) ở lưỡi.

– Xúc chạm một vật là tiếp nhận những kích thích của vật ấy lên thần kinh da (hay thân thể).


Ý thức

Có thể định nghĩa ý thức là sự nhận biết, đặc biệt là về môi trường xung quanh ta và điều kiện của thân thể. Cũng có thể nói ý thức là sự tỉnh táo, biết được những gì đang xảy ra.

Thật ra, ý thức thường được định nghĩa là sự nhận biết (awareness) tất cả tư tưởng, hình ảnh, tri giác và cảm xúc tích chứa trong ký ức qua thời gian. Ý thức là công năng quan sát chính bản thân ta và môi trường quanh ta. Ý thức giúp ta kiểm soát được mọi hành vi, kinh nghiệm và có sự chọn lựa những cách tư duy hay hành động ta cho là thích hợp. Nhưng ý thức không chỉ là sự hiểu biết đơn giản về chính bản thân ta và môi trường xung quanh. Ý thức có tính đơn thuần và nó thống nhất kinh nghiệm riêng của ta vào cái toàn thể. Khi chúng ta lắng nghe một người nói, chẳng hạn, ta không chỉ nghe những tần số và cường độ của âm thanh, không chỉ là những kích thích thính giác. Thay vào đó, chúng ta thông qua những âm thanh để biết được toàn bộ những lời nói, hiểu được ý nghĩa được truyền đạt bởi những lời nói đó. Đây chính là cách thức mà bộ não chúng ta tổ chức và tổng hợp các kích thích thính giác.

Nếu tính đơn thuần của ý thức (cục bộ) cho phép chúng ta tri giác và hiểu được kinh nghiệm như là cái toàn thể, thì tính chọn lọc của ý thức giúp ta có khả năng tập trung vào một khía cạnh nào đó của cái toàn thể. Nhờ vậy, chúng ta có thể tập trung vào hình dáng của đối tượng, hay màu sắc, kích thước, công dụng... hay bất cứ đặc tính nào khác. Nhờ công năng đó, chúng ta có thể tập trung vào một phần cảm tính, ký ức, hay tư tưởng cá biệt.

Tính chọn lọc như thế của ý thức là thiết yếu cho những chức năng hoạt động hằng ngày của chúng ta. Rất nhiều cảm giác, tư tưởng, cảm xúc và ký ức có thể gây ảnh hưởng đến chúng ta vào một thời điểm nào đó, nhất là khi ta quá chú ý vào chúng, chúng có thể lấn áp, chi phối ta. Trong trường hợp đó, tính chọn lọc của ý thức giúp ta có khả năng điều chỉnh, chỉ lưu tâm những dữ kiện cần đến và loại bỏ những gì không cần.

May mắn thay, kỹ thuật hiện đại đã giúp các nhà nghiên cứu khoa học vượt qua nhiều trở ngại trong việc tìm hiểu về ý thức. Các trang thiết bị đo lường chuẩn xác khi được nối kết vào não bộ đã cung cấp những điện não đồ cho thấy được các hoạt động thần kinh trong não bộ. Điều này mang đến những hiểu biết mới cực kỳ quan trọng trong sự nghiên cứu một số hiện tượng thuộc sinh lý học xảy ra trong những trạng thái khác nhau của ý thức. Chẳng hạn, chúng ta đã biết được dữ kiện mô lưới, một phần của thùy sau não bộ, giữ vai trò duy trì ý thức. Khi phần não đó bị kích thích, con vật trở nên mẫn cảm quá mức. Khi những vùng như vậy bị thương, con người mất cảm giác trên mào lông (coma). Bởi vì bộ óc con người có hoạt động thần kinh phát triển cao độ ở võ não so với loài vật, và bởi vì con người cũng biểu lộ sự phát triển cao độ về ý thức, nên các nhà nghiên cứu tin rằng lớp vỏ não phải có liên hệ mật thiết với sự phát triển ý thức.

Tóm lại, ý thức hay sự hiểu biết có tính lưỡng phân như Kant đã quan niệm. Thật vậy, ý thức tác động là do tiền ngũ căn (ngũ giác quan) tiếp nhận các đối tượng, sự vật (trần cảnh) và tri giác (biết). Còn ý thức tác năng là sự hiểu biết có sẵn trong tàng thức, không do tác động của ngũ căn, mà chúng ta có thể dùng trực giác để hiểu biết. Như thế ý thức tác năng là một công năng tự phát.

Tóm lại, ý thức cũng chỉ là những hình ảnh, dấu vết của sự hiểu biết mà bộ não (trí óc) đã trải qua.


Cảm xúc

Cảm xúc là một phần lớn trong cuộc sống thường nhật, đến nỗi thật khó có thể tưởng tượng được nếu đời sống không có nó. Cảm xúc làm cho phong thái của kinh nghiệm chúng ta hoạt động và đem đến cho đời sống một sinh khí. Nếu không có khả năng cảm nhận sự giận dữ, nỗi đau buồn, niềm vui và tình yêu, ta thật khó mà thừa nhận chính mình như là một con người.

Cảm xúc bao gồm sự thay đổi cảm tính –thường do sự kích thích từ hoàn cảnh bên ngoài mà chúng ta ít có khả năng kiểm soát. Cảm xúc có thể tác động đến tư cách của một người.

Cảm xúc có thể được định nghĩa như là một tiến trình phản ứng bao gồm sự thay đổi sinh lý, biểu lộ tư cách và trạng thái cảm tính. Cảm tính thường phát sinh trong sự đáp ứng với các mối liên hệ xã hội hay hoàn cảnh thử thách qua nhiều phương diện. Bản chất của phản ứng cảm xúc ảnh hưởng đến cách thức một người đánh giá và ứng phó với hoàn cảnh.

Tất cả các nhà tâm lý đều đồng ý rằng những cảm xúc mạnh mẽ có liên hệ với sự thay đổi trong hệ thống thần kinh phản xạ tự động. Người ta đã chứng minh điều này bằng cách quan sát sự thay đổi sinh lý của cơ thể đi kèm với những cảm xúc khác nhau, nhờ vào một phương tiện máy móc gọi là Đa mạch đồ (Polygraph).

Mặc dù hệ thống thống thần kinh phản xạ tự động gây nên sự thay đổi sinh lý tương ứng với các cảm xúc, hệ thống này vẫn được điều khiển bởi não bộ. Đặc biệt, vùng dưới đồi (hypothalamus) của não bộ và một vài phần trong hệ thống limpic (limpic system) có liên quan với một số phản ứng cảm xúc như nóng giận, gây hấn và sợ hãi (Pribram, 1981).

Stanley Schachter và Jerome Singer đã đưa ra lập luận rằng cảm xúc bao gồm hai thànhphần tương tác lẫn nhau: trạng thái đánh thức sinh lý và làm sáng tỏ tri thức về sự đánh thức ấy. Họ qui cho năng lực chúng ta hiểu được sự đánh thức gán cho những cảm giác tổng quát là những cảm xúc đặc biệt.

Vậy cảm xúc hay cảm thọ là ý thức được đánh thức qua sự thay đổi sinh lý vì phản ứng thần kinh não bộ đối với các kích thích hình ảnh của cảm giác, tư tưởng, hành động hay tình cảm bị va chạm.


Hành động

Hành động là sự biểu hiện ra bên ngoài của những động cơ thúc đẩy hoạt động, được định nghĩa như là điều kiện xã hội, tâm lý hướng dẫn tư cách cá thể đến vài mục đích nào đó. Mặt khác, xu hướng (drive) là điều kiện sinh lý thực hiện chức năng hướng đích.

Theo Sigmund Freud thì động cơ hành động của con người chịu sự tác động theo hai khuynh hướng thúc đẩy (forces) từ trong vô thức (tiềm thức): Một là khuynh hướng thúc đẩy đến sự sinh tồn, sự sinh sôi nảy nở và sự tự bảo tồn; hai là khuynh hướng thúc đẩy đến sự tử vong và tự hủy diệt.

Bởi vì cách thức mà con người thỏa mãn xung lực (sức đẩy tới) có thể mâu thuẫn với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội, nên những xung động này thường bị trấn áp, kìm nén và chỉ được thăng hoa trong một số hình thức của nhân cách.

Có những xu hướng căn bản về sinh lý như đói, khát, tình dục, và có những động lực được học hỏi như nhu cầu cho thành quả và sự hội nhập. Cũng có những động lực cảm thọ như vui, khổ, giận, sợ hãi...

Một cách tổng quát, hành động được thúc đẩy bởi tư cách hướng đến duy trì tình trạng sinh lý cân bằng (homeostasis) hay là môi trường bên trong bất biến (nội hằng định) và hướng đến kiến lập sự cân bằng cả hai, bên trong và bên ngoài.

Tóm lại, hành động là xuất phát từ động cơ, xu hướng hay bản năng thúc đẩy thiết lập mọi hoạt động về tư tưởng, tình cảm hay cử động. Tất cả những động cơ, xu hướng đó, dù là do năng lực bên trong hay sự kích thích từ bên ngoài, dù là do tâm lý, tác động xã hội, ở trạng thái có ý thức hay vô thức, đều phải xuyên qua cảm quan hoặc các phần của cơ thể và đã thanh lọc thành những tín hiệu được dẫn truyền đến thùy trước của lớp vỏ não cạnh chỗ nứt, có liên quan sơ khởi đến sự điều chỉnh cử động tự ý gọi là thần kinh tự động.

Như vậy, hành động chỉ là sự thể hiện do nhiều xu hướng hay động cơ thúc đẩy, biến thành những tín hiệu mà qua đó não bộ điều khiển các phản ứng trở thành những hoạt động. Do đó, bản thân hành động chỉ là những hình ảnh, dấu vết của các xu hướng, động cơ hay bản năng thúc đẩy sản sinh ra nó, nên tự nó không hề có thực thể.

*

R

õ ràng qua những gì vừa được trình bày trên đây, chúng ta đã thấy được tánh không của vạn vật, bởi không có bất kỳ yếu tố nào có thể tự nó sinh khởi và tồn tại một cách độc lập trong tổng thể, mà tất cả đều chỉ là một sự giả hợp trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định.

Trong cuộc sống, có những người cầm đèn đi giữa ban ngày. Lại có kẻ bịt mắt đi trong ban đêm. Kỳ lạ ở chỗ là ai cũng rõ mà không ai muốn biết!

Nhiều người tự tử hai lần, cắt gân tay, uống thuốc rầy... Sau khi gặp tôi không còn than khóc nữa, không còn muốn chết nữa. Có những người vợ khổ đau khi nhìn chồng gặp nạn, tù tội, oan ức... Tôi bảo thế mới thích. Tự cổ chí kim, các bậc anh minh từ Văn Vương, Phục Hy không phải đều cũng thế sao? Ở tù cũng có cái sướng của người trong tù. Có người bảo vệ, có người lo cơm, có nhà ở... Như thế không sướng sao? Tôi bảo cô ấy, phải chi có ai tống cổ tôi vào tù, chắc là thích lắm. Không thích sao được, khi ở tù mà chẳng thấy mình ở tù? Có ai xuống Vũng Tàu, xin mời đến nhà tù Văn Ngọc ở hẽm 127 đường Phạm Hồng Thái, thưởng ngoạn những cái đẹp của tù. Cái đẹp sự thật của sự thật!

Phải chi ông Roh Moo-Hyun gặp tôi sớm hay đọc bài này trước thì chưa chắc đã quyết định có cái nhảy thật ngoạn mục xuống núi sâu kia. Con người tạo ra cuộc sống, rồi chính chúng ta là nạn nhân của cuộc sống này. Chúng ta đặt cho cuộc sống có những cái tên: chính trị, tiền bạc, quyền lực, danh dự… rồi chúng ta chết vì nó. Những giọt nước mắt của người dân Hàn Quốc dành cho tổng thống Roh chứa đựng tình người, chia sẻ, đồng cảm, yêu thương. Dù sự việc có như thế nào đi chăng nữa, thì đó vẫn là hình ảnh đẹp. Giọt nước mắt đẹp lắm người ơi!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 32 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.26.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...