Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Thực tế và sự thật »»

Đối thoại pháp
»» Thực tế và sự thật

Donate

(Lượt xem: 6.372)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Thực tế và sự thật

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Giọng đọc: Trường Tân



Nhà sư: Hôm nay sư sẽ cùng mọi người tìm hiểu về Sự thật. Chúng ta hiểu như thế nào là sự thật?

Thiền sinh: Sự thật là cái đúng.

Nhà sư: Sự thật là cái đúng, là điều không thể sai. Dù con người có làm bất kỳ cái gì để thay đổi sự thật thì sự thật vẫn là điều không thể sai. Sự thật có thể tốt hay xấu, có thể trái ý mình cũng như thuận ý mình nhưng đó là điều đúng, cho dù chúng ta có chấp nhận hay không thì sự thật vẫn sẽ là sự thật. Tuy nhiên chúng ta có thói quen là khi sự thật quá phũ phàng thì không chấp nhận được.
Trong Đạo Phật nói tới hai sự thật: Sự thật tuyệt đối và Sự thật chế định. Ví dụ theo quy ước chung, để hiểu nhau chúng ta cùng gọi đây là ly nước cam, khi nói như vậy chúng ta không nói dối nhưng nếu xét về sự thật tuyệt đối thì sẽ không có ly nước cam nào cả.
Còn thực tế là gì? Thực tế và sự thật có giống nhau hay không?
Sư sẽ đưa ra một ví dụ nhưng không phải là để giải quyết một vấn đề cụ thể mà trên cơ sở của vấn đề đó chúng ta sẽ có những nhận thức khái quát hơn. Ví dụ như sau:
Có một anh chàng thiền sinh, anh ta là một người rất yêu và tin tưởng vợ, một bữa nọ anh đi cùng bà mẹ vợ về nhà và bắt gặp vợ mình ngoại tình. Cô vợ xin tha thứ, cô dùng hết lý do này đến lý do khác để xin tha thứ và nói rằng đây là sự lầm lỡ nhất thời của cô ấy.
Chúng ta sẽ xem xét xem anh ấy nên xử lý như thế nào bây giờ?
Thiền sinh: Do anh ta không đáp ứng đủ nhu cầu của vợ nên mới có chuyện như vậy.

Nhà sư: Với rất nhiều lý do, chúng ta cho rằng anh ta nên tha thứ, nhưng tha thứ cũng phải hiểu cho đúng, nếu tha thứ thực sự nghĩa là mọi sự được cho qua, tâm lý đều thoải mái để sống, nhưng nếu tha thứ nửa vời, vì nhiều áp lực xã hội, gia đình mà tha thứ cuộc sống đó sẽ là ngục tù.
Với nhiều lý do khác, chúng ta cho rằng anh ta không nên tha thứ. Thông thường khi ta càng tin tưởng, càng đặt giá trị của lòng chung thủy lên cao thì khi đổ vỡ, bị phụ bạc ta sẽ càng khó tha thứ.
Nhiều người khuyên anh ta nên tha thứ, anh ta cũng thấy nên hy sinh vì con cái, không muốn mất mặt với người quen … nên cố gắng để rộng lượng, bao dung, mở lòng từ bi, thể hiện tính đàn ông … Thực tế người đàn ông này có thể có hoặc có thể không có những phẩm chất tâm này, đòi hỏi họ phải sống với những đặc tính mà họ không có thì điều gì sẽ xảy ra?
Nếu đòi hỏi cái mà mình chưa có để tạo ra giải pháp dung hòa, một cái giả sẽ được tạo ra, do đó chúng ta trở nên sống giả tạo với chính mình. Có khi biết vấn đề như vậy, nhưng do chiều hướng xã hội mình vẫn phải đáp ứng. Người nào dũng cảm, sống ít lệ thuộc vào dư luận xã hội thì người đó cũng tự do hơn.

Thiền sinh:Thưa Sư, tình huống này cũng éo le, tuy nhiên con đã chứng kiến rồi. Một gia đình người bạn con cũng ở trong tình trạng tương tự, cần có thời gian để xóa đi vết hằn đó.Thời gian có thể thử thách người vợ có tái phạm nữa hay không? Nếu người vợ không tái phạm thì có thể tha thứ.

Nhà sư: Nếu dùng thời gian để thử thách thì khoảng thời gian đó là một khoảng thời gian rất nặng nề. Cùng với thời gian các xung đột có thể được hóa giải nhưng cũng có thể càng chất chồng lên vì những định kiến, lòng tin không còn nữa.
Để giải quyết những xung đột này người ta có nhiều cách khắc phục.Thể hiện ra bên ngoài một cách, còn thực tâm lại là một cách sống khác. Cuộc sống với những xung đột này sẽ kéo dài cho tới khi họ tìm ra giải pháp. Tuy nhiên giải pháp đó có thể đi kèm với sự hiểu biết, hoặc giải pháp đó không đi kèm với sự hiểu biết.
Nếu anh này là một thiền sinh hành thiền thì nên thì sẽ xử lý như thế nào, quan sát như thế nào, chấp nhận nó như thế nào?

Thiền sinh: Nếu anh ta thực sự hiểu rằng chính anh ta và vợ anh ta luôn luôn thay đổi, thì sẽ không quá đau khổ khi vợ anh ta thay đổi.

Nhà sư: Sự đau khổ và giải pháp phụ thuộc vào quan điểm của anh ta. Nếu ngay từ đầu anh ta không kỳ vọng rằng lòng chung thủy là mãi mãi, bản chất con người là không đổi thì mọi việc đã khác. Ngay từ đầu anh ta đã đặt các thông tin, dữ liệu sai và chốt chặt vào đó nên sự thật mới xảy ra khác với mong muốn.
Nếu trong tất cả các thời khắc liên tục trôi chảy, hiểu rằng bản chất con người là liên tục thay đổi thì khi sự việc đi ngược lại với ý muốn của mình, các phản ứng tâm lý tiêu cực cũng sẽ giảm hơn. Tại mỗi thời điểm nếu anh ta luôn có sự ghi nhận rồi buông bỏ, không bám víu vào quá khứ, những thông tin cũ, không có tâm lý bắt cô ấy cứ như thế mãi thì sự thay đổi như thế nào cũng dễ dàng chấp nhận hơn.
Tâm thức của tất cả chúng ta cũng vậy, luôn níu kéo, bám víu vào quá khứ. Khi bám chắt vào thông tin cũ ban đầu, cái hiểu nhận thức ban đầu, thái độ ban đầu thì dường như rất khó chấp nhận những gì xảy ra ngay trong hiện tại. Nếu điều đang xảy ra là dễ chịu thì không sao, nhưng nếu nó oan trái, ngược lại những kỳ vọng cố chấp của chúng ta thì sẽ tạo ra rất nhiều xung đột.

Thiền sinh: Thưa Sư con thấy trong thực tế, cái tâm của mình luôn tạo nên một khuôn mẫu. Khi nhìn một đối tượng, sự vật nào đó ta luôn đặt cho đối tượng đó một tiêu chuẩn, nếu nó thoát khỏi tiêu chuẩn ấy thì nó lập tức chuyển sang một tiêu chuẩn khác.

Nhà sư: Nếu trong tâm chưa có sự buông bỏ thì khi buông cái này cũng sẽ bám vào cái khác, có thể là bám vào một cái tinh tế hơn, cao thượng hơn, nhưng đằng sau nó là sự bám víu, dính mắc chưa buông.
Vậy khi bám vào những điều bị thiên hạ chê cười, vậy tâm sẽ tạo ra một cái khác với một nhãn mác hay hơn, cao thượng hơn để bám vào - tức là nó tự tìm ra một giải pháp, lối thoát chứ chưa thể buông hoàn toàn được. Chính vì thế khi bất cứ chuyện gì xảy ra, hãy hành động cùng với hiểu biết.

Thiền sinh: Vậy nếu mình cố buông bỏ thì sao?

Nhà sư: Với một người không được thông minh, ngờ nghệch nhưng cố làm cho mình trở nên thông minh thì điều gì sẽ xảy ra? Người đó sẽ trở thành rất kệch cỡm, trong trường hợp này cũng vậy.
Tương tự với việc thực hành, ta đang có trạng thái tâm thô tháo nhưng lại cố để trở nên mềm mại, êm dịu hơn thì tâm sẽ càng trở nên thô kệch hơn trạng thái ban đầu. Ngược lại, nếu chúng ta có thể nhận biết trọn vẹn một cái tâm thô tháo thì nó lại có khả năng chuyển hóa. Nguyên tắc ở đây là hãy chấp nhận sự thô tháo và hay biết trọn vẹn sự thô tháo đó, không có một ý tưởng nào phóng trước để điều khiển nó thành ít thô hơn, mềm dịu hơn. Với một tâm quan sát trọn vẹn và thái độ đúng như thế thì tâm sẽ tự động chuyển hóa, các kết quả sẽ tự động có mặt khi các điều kiện đã được hội tụ đầy đủ.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng cố gắng phấn đấu để đạt được một cái gì đó và tất cả những gì là thói quen đó cũng theo vào trong lúc hành thiền. Có nhiều người theo đuổi, dồn tâm dồn lực hết "sức hạ thủ công phu", nhưng không trải nghiệm những trạng thái thực của thiền, bản chất của thiền là đạt đến trạng thái không còn cố gắng, không còn phải dụng công nữa. Nếu còn dụng công thì cho dù đạt được điều gì thì cũng không thực, nhưng người ta không nhận ra điều đó vì bị các thói quen giăng bẫy.

Thiền sinh: Con nghe nhiều sách thiền nói tới việc "sống trong hiện tại", xin Sư giảng thêm cho con về điều này ạ?

Nhà sư: Chúng ta hãy học cách quan sát trọn vẹn cả tiến trình thay đổi của tâm. Thông thường, chúng ta ghi nhận và thu thập các thông tin ở giai đoạn trước, sau đó sẽ bám vào các thông tin này; ở giai đoạn sau, dù có nhiều thay đổi ta vẫn cứ mang các thông tin cũ vào để áp đặt, so sánh. Nếu thực sự sống trọn vẹn trong hiện tại thì ta sẽ ghi nhận hay biết các trạng thái với tâm thức mới, không mang những ý tưởng, đánh giá từ những quan kiến cũ.
Mặt khác, nếu chúng ta lý tưởng hóa, đặt lên cao quá những giá trị tinh thần, coi nó là không thay đổi thì thật ra chúng ta đang sống với quá khứ, bám chặt vào những cái hiểu trong quá khứ, mà cái hiểu đó có thể đúng, có thể sai. Nếu mà nó đúng đi chăng nữa thì nó cũng chỉ đúng trong thời điểm đó mà thôi, đúng với quá khứ thôi. Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, tại sao chúng ta cứ phải bám chặt vào những cái đã qua?

Thiền sinh: Thưa sư, thói quen của tâm cứ bám chặt vào quá khứ thì cách thực hành như thế nào?

Nhà sư: Trong trường hợp này, chúng ta cần rất thuần thục phát hiện ra cơ chế của tâm, nếu được như vậy thì chúng ta sẽ không phụ thuộc vào thời gian, không gian, nơi chốn, không phụ thuộc vào cái gì cả.
Thói quen có thể được thay đổi bằng cách thiết lập một thói quen mới hoặc quan sát một cách khách quan thói quen đó để thấy được những điều bất lợi của sự chấp thủ, dính mắc.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.28.160 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...