Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Thọ »»

Đối thoại pháp
»» Thọ

Donate

(Lượt xem: 5.835)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Thọ

Font chữ:


Giọng đọc: Trường Tân

Nhà Sư: Thọ trong tiếng Pali là Vedanā. Vedanā xuất phát từ căn “Vit” có nghĩa là “nhận”, “lãnh”. Như vậy, Thọ được hiểu là hưởng cảnh, hưởng đối tượng hay kinh nghiệm trọn vẹn đối tượng.
Thọ bao gồm có Thọ trên thân và Thọ trên tâm. Cảm xúc không phải là Thọ mà là một trạng thái phản ứng của tâm. Ban đầu Thọ hưởng trọn vẹn đối tượng, sau đó sẽ là sự xen vào của cảm xúc.
Lấy một ví dụ về tâm sân: mỗi khi có tâm sân là thọ ưu đã kinh nghiệm trọn vẹn rồi, nhưng bên cạnh đó còn một trạng thái tâm khác muốn loại bỏ đối tượng đó, đó là trạng thái sân (tâm sở sân – dosa). Thọ thì kinh nghiệm trọn vẹn đối tượng, còn dosa lại muốn đẩy đối tượng ra. Thọ ưu và trạng thái tâm sân không giống nhau mặc dù hễ tâm sân có mặt thì thọ ưu có mặt.
Do đó, khi quan sát nhận diện được Thọ thì chúng ta cũng phát hiện được phản ứng của tâm dựa trên cơ sở của Thọ. Đầu tiên Thọ có mặt, sau đó là tiến trình tâm phản ứng, dĩ nhiên là tiến trình này rất nhanh. Mặt khác cũng cần hiểu rằng cứ có tâm là có Thọ, biết được Thọ thì cũng biết được tâm và ngược lại.
Có ba loại Thọ: Thọ lạc, Thọ khổ, Thọ không khổ không lạc. Thọ lạc và Thọ khổ lại được phân tách thành 2 loại: thuộc về vật chất và không thuộc về vật chất.

Đối với thọ lạc: trú thì lạc, biến hoại thì khổ.
Đối với thọ khổ: trú thì khổ, biến hoại thì lạc
Đối với thọ không khổ không lạc thì có trí là lạc, vô trí là vô minh là khổ.

Tiềm ẩn của Thọ lạc là tham, tiềm ẩn của Thọ khổ là
sân.
Nói đến Thọ lạc, có nhữngThọ lạc xuất phát từ dục và có những Thọ lạc không liên quan đến dục (ly dục). Đối với Đức Phật, đó là ly dục, ly ác pháp - một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh có tầm có tứ.

Thiền sinh: Thưa Sư, làm sao để nhận biết được thọ xả, điều đó rất khó?

Nhà sư: Khi thọ này có mặt thì thọ kia không có mặt, nghĩa là khi Thọ xả có mặt thì Thọ khổ và Thọ lạc không có mặt, khi Thọ khổ và Thọ lạc không có mặt thì đó là Thọ xả.
Thọ xả có hai trường hợp: Có trí là lạc và vô trí là khổ, vô minh tiềm ẩn ở đó. Nếu không biết được sự sinh khởi cuả Thọ xả là vô minh; ngược lại, biết được sự sinh khởi của Thọ xả, đó là minh.
Không phải dễ dàng nhận ra Thọ xả. Có trường hợp là Thọ xả nhưng không có sự nhận biết rõ ràng vì trong đó tiềm ẩn vô minh, vô minh tùy miên anusaya. Nhưng nếu luôn luôn có sự tỉnh thức hiểu biết rõ ràng thì đó là minh.

Thiền sinh: Trong hành thiền có những cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng…vv. Vậy con nên có quan điểm như thế nào về những cảm giác đó thưa Sư?

Nhà Sư: Có những môn phái không chấp nhận quan điểm hạnh phúc xuất phát từ hạnh phúc, họ chủ trương rằng hạnh phúc phải được kiếm tìm từ đau khổ. Đức Phật không chủ trương như vậy.
Đức Phật vẫn nói về vị ngọt của thọ. Đó là trong trường hợp ly dục, ly ác pháp. Nhưng vị ngọt đó vẫn có sự nguy hiểm, đó chính là sự tham đắm, nắm giữ những cảm thọ này. Điều phục tham đối với cảm thọ đó là xuất ly. Đoạn trừ dục tham đối với cảm thọ, đó là xuất ly.

Thiền sinh: Con nghe nói cần phải Diệt Thọ, cần hiểu câu nói này thế nào thưa Sư?

Nhà sư: Chúng ta biết trong Thập Nhị Nhân Duyên (TNND) thì duyên Thọ thì Ái sinh, duyên Ái thì Thủ sinh. Trong Kinh Đại Duyên, Đức Phật bóc tách thêm một vấn đề theo một cách nữa: do có Thọ thì Ái sinh. Có Ái thì có tầm cầu, do thấy lợi nên chúng ta đi đến quyết định làm sao có được lợi đó. Từ quyết định đó dẫn tới sự đắm trước, chấp trước vào đó, rồi tham dục dính mắc sinh khởi. Khi sở hữu rồi chúng ta nắm giữ, hà tiện, không chia sẻ, không san sớt cho ai. Từ hà tiện dẫn tới thủ hộ (bảo vệ, che chắn).
Diệt Thọ không phải là hủy diệt, tiêu trừ các cảm thọ, mà diệt thọ là quan sát thọ chỉ là cảm thọ mà thôi. Nếu chúng ta chỉ ghi nhận và quan sát Thọ thì Thọ sẽ sinh khởi và diệt đi theo đúng bản chất của nó, do đó sẽ không dẫn tới Ái. Ngược lại, nếu không quan sát thấy được tiến trình đó thì Thọ sẽ dẫn tới Ái rồi chấp thủ cũng từ đó mà sinh ra.
Chấp thủ là bảo vệ những thành quả của mình có được, là chấp trước, chấp kiến, tranh đấu, đấu khẩu, ác khẩu, vọng ngữ,…Tất cả bất thiện pháp từ đó mà sinh khởi.
Gốc của vấn đề là Thọ. Theo TNND, người ta quan sát Thọ một cách đúng đắn nên Thọ diệt thì Ái diệt, bất kỳ khi nào tận diệt hoàn toàn Ái dục là thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Thiền sinh: Thưa Sư, đâu là các điều kiện để phát sinh trí tuệ?

Nhà Sư: Sư sẽ trích dẫn Kinh Đại Phương Quảng, thuộc Trung Bộ Kinh số 43, là cuộc đối thoại giữa ngài Xá Lợi Phất và ngài Mahakotthita. Trong đó ngài Xá Lợi Phất trả lời cho ngài Mahakotthita:

“Ở đây, này Hiền giả, chánh tri kiến có giới hỗ trợ, có văn (Suta) hỗ trợ, có thảo luận hỗ trợ, có chỉ (Samatha) hỗ trợ, có quán (Samadhi) hỗ trợ. Này Hiền giả, chánh tri kiến được hỗ trợ bởi năm chi phần này để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức”

Nói theo cách khác thì có hai nhân duyên để giúp cho Chánh Kiến sinh khởi: tiếng nói của người khác tức là giúp chúng ta có thông tin đúng đắn, thứ hai là có tác ý chân chánh hay là như lý tác ý.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cho là nhận


Nguồn chân lẽ thật


Pháp bảo Đàn kinh


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.19.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...