Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» Xem đối chiếu Anh Việt: VI. Lợi lạc cho mình và lợi lạc cho người khác »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» Xem đối chiếu Anh Việt: VI. Lợi lạc cho mình và lợi lạc cho người khác

Donate

(Lượt xem: 4.743)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

VI. Lợi lạc cho mình và lợi lạc cho người khác

VI. ONE’S OWN GOOD AND THE GOOD OF OTHERS



GIỚI THIỆU
Introduction
Trong Chương VI, chúng ta đã bước qua giới hạn của tình bạn song phương để xem kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy dạy như thế nào về những mối quan hệ giữa cá nhân và những người trong phạm vi có ảnh hưởng với họ. Vì Đức Phật trước tiên giảng dạy cho Tăng chúng, các bài kinh cũng ưu tiên nói về những quan tâm của Tăng chúng, nhưng ngay cả những bài kinh ấy cũng bao hàm ý nghĩa rộng lớn hơn. Trong bài tuyển chọn đầu tiên, Kinh Văn VI, 1 trình bày sự trái ngược giữa người ngu và người trí, khẳng định rằng người ngu - được phân biệt qua các hành động bất thiện về thân, khẩu và ý - là nguyên nhân của mọi tai họa và bất hạnh, trong lúc người trí - được phân biệt qua các hành động thiện lành về thân, khẩu và ý - không đem lại tai họa hay bất hạnh nào. Kinh Văn VI, 2 tiếp tục theo cùng một đường lối, nhưng lại phân biệt sự khác nhau giữa người ác và người thiện trên cơ sở của một số tiêu chuẩn rộng lớn hơn, đề cập rõ ràng đến tác động của họ đối với người khác. Các tiêu chuẩn gồm có phẩm hạnh bẩm sinh (có thể xem như cá tính), thầy giáo và bạn bè của họ, những quyết định của họ, phương cách họ khuyên bảo người khác, lời nói, hành động, quan điểm, và cung cách bố thí của họ.
In Part VI we move beyond binary friendships to see how the scriptures of Early Buddhism treat the relationship between the individual and those that come within his or her sphere of influence. Since the Buddha was primarily addressing monastics, the texts prioritize monastic concerns, but even these have wider implications. The first selection, Text VI,1, draws a contrast between the fool and the wise person, asserting that the fool — who is distinguished by bodily, verbal, and mental misconduct — is the cause of all calamities and misfortunes, while the wise person — distinguished by good conduct of body, speech, and mind — brings no calamity and misfortune. Text VI,2 continues along the same track, but differentiates between the bad person and the good person on the basis of a larger set of criteria that explicitly refer to their respective impacts on others. The criteria comprise their dispositional qualities (which may be considered personal), their teachers and companions, their decisions, the way they counsel others, their speech, their action, their views, and their manner of giving.
Rất nhiều bài kinh trước đây đã nói về tham, sân và si như là gốc rễ của các hành động bất thiện; và vô tham, vô sân và vô si là gốc rễ của các hành động thiện lành. Kinh Văn VI, 3 trong một cuộc đối thoại với một người Bà-la-môn, Đức Phật đã nói về mối tương quan này một cách đặc thù hơn. Ngài giải thích rằng một người làm những hành động hại mình, hại người, và hại cả hai do bị tham, sân, si chi phối; và một lần nữa, Ngài dạy rằng đó chính là động cơ nằm bên dưới các hành động bất thiện về thân, khẩu và ý. Hơn nữa, một người mà tâm bị chi phối bởi các tâm hành bất thiện ấy thậm chí không thể phân biệt được những gì là bất thiện và những gì là thiện, nên cũng không thể hành động đúng đắn. Tuy nhiên, khi tham, sân, si được diệt trừ, thì con người mới có thể thực hiện được những phân biệt đạo đức cần thiết và hành động vì lợi lạc cho chính mình và cho người khác.
Several earlier texts spoke of greed, hatred, and delusion as the roots of unwholesome action, and their opposites as the roots of wholesome action. In Text VI,3, in a conversation with a brahmin, the Buddha makes this correlation more specific. He explains that one overcome by greed, hatred, and delusion acts for his or her own affliction, the affliction of others, and the affliction of both, and again he states that such motivation underlies misconduct of body, speech, and mind. Moreover, one whose mind is overcome by these mental states cannot even distinguish what is good and what is bad, much less act appropriately. When they are abandoned, however, one can then make the necessary moral distinctions and act for the benefit of both oneself and others.
Kinh Văn VI, 4, (1) phân biệt bốn hạng người dựa trên cơ sở những việc làm của họ: (1) lợi mình nhưng không lợi người, (2) lợi người nhưng không lợi mình, (3) không lợi mình cũng không lợi người, (4) vừa lợi mình vừa lợi người. Đức Phật đã khen ngợi hạng người hành động vì lợi lạc cả hai như là “hạng người dẫn đầu, tốt nhất, nổi bật nhất, tối cao và đức hạnh nhất trong bốn hạng người nêu trên.” Có vẻ lạ lùng khi Ngài xếp hạng người hành động lợi mình nhưng không lợi người đứng trên hạng người hành động lợi người nhưng không lợi mình, điều này có vẻ như trực tiếp trái ngược với cách diễn dịch của lý tưởng Bồ-tát.
Text VI,4(1) distinguishes four kinds of persons on the basis of whether they are practicing (1) for their own welfare but not the welfare of others; (2) for the welfare of others but not their own welfare; (3) for the welfare of neither; and (4) for the welfare of both. The Buddha extols the one practicing for the welfare of both as “the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these four persons.” It may seem strange that he ranks the one practicing for his own welfare but not the welfare of others over the one practicing for the welfare of others but not his own welfare, which seems directly contrary to some interpretations of the bodhisattva ideal. When, however, the intention is brought to light, the apparent contradiction vanishes.
Lý do của sự xếp hạng này xuất hiện trong Kinh Văn VI, 4 (2), và VI, 4 (3). Trong đó mô tả chi tiết bốn hạng người này trong mối tương quan của họ với việc loại trừ tham dục, sân hận, si mê và việc giữ gìn năm giới. Kinh trình bày cho chúng ta thấy rằng hạng người không quan tâm đến lợi lạc của chính bản thân mình là hạng người không có nỗ lực diệt trừ tham, sân, si và cũng không giữ gìn năm giới. Vì hạng người này sẽ tiếp tục hành động trong vòng ràng buộc của phiền não cấu uế và dấn thân vào các hành động bất thiện, cho dù họ có bộc lộ những ý định tốt đẹp, cuối cùng hành động của họ cũng sẽ đem lại tai hại cho người khác.
The reason for this ranking emerges from Texts VI,4(2) and VI,4(3), which elaborate on the four types of persons in relation to the removal of lust, hatred, and delusion and the observance of the five training rules. It turns out that the person who neglects his or her own welfare is one who makes no effort to overcome lust, hatred, and delusion and does not observe the five precepts. Since such a person will continue to act in the grip of the defilements and to engage in unwholesome actions, despite professed benevolent intentions, his or her deeds ultimately bring harm to others as well.
Hai phần tiếp theo trong chương này, Kinh Văn VI, 5 và VI, 6 giải thích liên quan đến trường hợp Tỷ-kheo và cư sĩ, bằng cách nào vị Tỷ-kheo làm lợi lạc cho chính mình và lợi lạc cho người khác. Cả hai phần đều liên kết ý tưởng “làm lợi lạc cho người khác” với việc chỉ dạy và hướng dẫn người khác theo Chánh pháp. Cuối cùng, trong Kinh Văn VI, 7, Đức Phật tuyên bố rằng bậc đại trí tuệ là người nghĩ đến “lợi mình, lợi người, lợi cả hai, và lợi lạc cho toàn thế giới.” Những bài kinh như kiểu này chắc chắn chứng tỏ rằng quan điểm vị tha đã được thể nhập vào Phật giáo Nguyên thủy, và Phật giáo Đại Thừa chỉ nhấn mạnh nhiều hơn đối với thái độ vị tha này, có lẽ để phản ứng lại với các khuynh hướng thoái hóa xuất hiện trong một số trường phái được phát triển từ giáo lý của Đức Phật trong thời kỳ đầu tiên.
The next two sections in this chapter, Texts VI,5 and VI,6, explain with reference to the monk and the lay follower, respectively, how one benefits oneself and others. Both sections relate the idea of “benefiting others” to instructing and guiding others in the Dhamma. Finally, in Text VI,7, the Buddha declares a person of great wisdom to be one who thinks of “his own welfare, the welfare of others, the welfare of both, and the welfare of the whole world.” Discourses like this certainly show that an altruistic perspective was already integral to Early Buddhism, and that the Mahāyāna simply gave greater prominence to this attitude, perhaps in reaction to regressive tendencies that appeared among some of the schools that evolved out of the early teachings.
I. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC
VI. One’s Own Good and the Good of Others
1. NGƯỜI NGU và NGƯỜI TRÍ
1. THE FOOL AND THE WISE PERSON
“Này các Tỷ-kheo, người nào sở hữu ba tính cách này được biết như là người ngu. Thế nào là ba? Thân làm điều ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Người nào sở hữu ba tính cách này được biết như là người ngu.
“Monks, one who possesses three qualities should be known as a fool. What three? Bodily misconduct, verbal misconduct, and mental misconduct. One who possesses these three qualities should be known as a fool.
“Người nào sở hữu ba đức tính này được biết như là người trí. Thế nào là ba? Thân làm điều thiện, miệng nói lời thiện, ý nghĩ điều thiện. Người nào sở hữu ba đức tính này được biết như là người trí.
One who possesses three qualities should be known as a wise person. What three? Bodily good conduct, verbal good conduct, and mental good conduct. One who possesses these three qualities should be known as a wise person.
“Bất cứ sự nguy hiểm nào khởi lên, tất cả sự nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người trí. Bất cứ tai họa nào khởi lên, tất cả tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người trí. Bất cứ sự bất hạnh nào khởi lên, tất cả sự bất hạnh ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người trí. Cũng giống như ngọn lửa phát khởi từ ngôi nhà bằng cỏ hay cỏ lau, đốt cháy thậm chí cả ngôi nhà có nóc nhọn, có lớp che trong và ngoài; cũng vậy, bất cứ sự nguy hiểm nào khởi lên, tất cả sự nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người trí. Như vậy, người ngu mang lại nguy hiểm, người trí không mang lại nguy hiểm; người ngu mang lại tai họa, người trí không mang lại tai họa; người ngu mang lại sự bất hạnh, người trí không mang lại sự bất hạnh. Không có sự nguy hiểm nào đến từ người trí; không có tai họa nào đến từ người trí; không có sự bất hạnh nào đến từ người trí.
“Whatever perils arise, all arise on account of the fool, not on account of the wise person. Whatever calamities arise, all arise on account of the fool, not on account of the wise person. Whatever misfortunes arise, all arise on account of the fool, not on account of the wise person. Just as a fire that starts in a house made of reeds or grass burns down even a house with a peaked roof, plastered inside and out; so too, whatever perils arise . . . all arise on account of the fool, not on account of the wise person. Thus the fool brings peril, the wise person brings no peril; the fool brings calamity, the wise person brings no calamity; the fool brings misfortune, the wise person brings no misfortune. There is no peril from the wise person; there is no calamity from the wise person; there is no misfortune from the wise person.
“Như vậy, này các Tỷ-kheo, các ông phải tự mình rèn luyện như sau: ‘Chúng tôi sẽ tránh xa ba tính cách được biết như là người ngu, và chúng tôi sẽ chấp nhận và thực hành ba đức tính được biết như là người trí.’ Bằng cách này, các ông cần phải tự mình rèn luyện.”
“Therefore, monks, you should train yourselves thus: ‘We will avoid the three qualities that make one known as a fool, and we will undertake and practice the three qualities that make one known as a wise person.’ It is in this way that you should train yourselves.”
(Tăng Chi BK I, Ch. III, (I): 1-2, tr. 180-182)
(AN 3:1–2, NDB 201–2)
2. NGƯỜI BẤT CHÁNH và NGƯỜI CHƠN CHÁNH
2. THE BAD PERSON AND THE GOOD PERSON
“Này các Tỳ-kheo, người bất chánh sở hữu những tính cách bất chánh; người ấy kết giao như một người bất chánh, quyết định như một người bất chánh, khuyên bảo như một người bất chánh, nói năng như một người bất chánh, hành động như một người bất chánh, nắm giữ các quan điểm như một người bất chánh, và bố thí như người bất chánh.
“Monks, a bad person is possessed of bad qualities; he associates as a bad person, he decides as a bad person, he counsels as a bad person, he speaks as a bad person, he acts as a bad person, he holds views as a bad person, and he gives gifts as a bad person.
“Và thế nào là một người bất chánh sở hữu những tính cách bất chánh? Ở đây, người bất chánh không có đức tin, không biết hổ thẹn, không sợ làm điều ác; người ấy không nghe Chánh pháp, lười biếng, đãng trí và ngu muội. Như vậy là người bất chánh sở hữu những tính cách bất chánh.
“And how is a bad person possessed of bad qualities? Here a bad person has no faith, no shame, no fear of wrongdoing; he is unlearned, lazy, forgetful, and unwise. That is how a bad person is possessed of bad qualities.
“Và thế nào là một người bất chánh kết giao như một người bất chánh? Ở đây, người bất chánh kết giao với những bạn bè và người đồng hành là các Sa-môn và Bà-la-môn không có đức tin, không biết hổ thẹn, không sợ làm điều ác; những người không nghe Chánh pháp, lười biếng, đãng trí và ngu muội. Như vậy là một người bất chánh kết giao như một người bất chánh.
“And how does a bad person associate as a bad person? Here a bad person has for friends and companions those ascetics and brahmins who have no faith, no shame, no fear of wrongdoing; who are unlearned, lazy, forgetful, and unwise. That is how a bad person associates as a bad person.
“Và thế nào là một người bất chánh quyết định như một người bất chánh? Ở đây, người bất chánh quyết định những điều đem lại tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người khác và tổn hại cho cả hai. Như vậy là một người bất chánh quyết định như một người bất chánh.
“And how does a bad person decide as a bad person? Here a bad person decides for his own affliction, for the affliction of others, and for the affliction of both. That is how a bad person decides as a bad person.
“Và thế nào là một người bất chánh khuyên bảo như một người bất chánh? Ở đây, người bất chánh khuyên bảo những điều đem lại tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người khác và tổn hại cho cả hai. Như vậy là một người bất chánh đưa ra những lời khuyên bảo như một người bất chánh.
“And how does a bad person counsel as a bad person? Here a bad person counsels for his own affliction, for the affliction of others, and for the affliction of both. That is how a bad person counsels as a bad person.
“Và thế nào là một người bất chánh nói năng như một người bất chánh? Ở đây, người bất chánh nói lời dối trá, nói lời gây chia rẽ, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Như vậy là một người bất chánh nói năng như một người bất chánh.
“And how does a bad person speak as a bad person? Here a bad person speaks false speech, divisive speech, harsh speech, and idle chatter. That is how a bad person speaks as a bad person.
“Và thế nào là một người bất chánh hành động như một người bất chánh? Ở đây, người bất chánh sát sanh, lấy của không cho, phạm tội tà dâm. Như vậy là một người bất chánh hành động như một người bất chánh.
“And how does a bad person act as a bad person? Here a bad person destroys life, takes what is not given, and engages in sexual misconduct. That is how a bad person acts as a bad person.
“Và thế nào là một người bất chánh nắm giữ tà kiến như một người bất chánh? Ở đây, người bất chánh nắm giữ các tà kiến như là: ‘Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế lễ; không có quả báo hay hậu quả của các hành động thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ, không có cha; không có các loài hóa sanh; không có các Sa-môn hay Bà-la-môn đức hạnh trong đời này đã tự mình chứng ngộ với thượng trí và truyền dạy lại cho đời này và đời sau.’ Như vậy là một người bất chánh nắm giữ tà kiến như một người bất chánh.
“And how does a bad person hold views as a bad person? Here a bad person holds such a view as this: ‘There is nothing given, nothing offered, nothing sacrificed; no fruit or result of good and bad actions; no this world, no other world; no mother, no father; no beings who are reborn spontaneously; no good and virtuous ascetics and brahmins in the world who have realized for themselves by direct knowledge and declare this world and the other world.’ That is how a bad person holds views as a bad person.
“Và thế nào là một người bất chánh bố thí như một người bất chánh? Ở đây, người bất chánh bố thí một cách bất cẩn, không phải tự tay mình bố thí, không tỏ ra cung kính khi bố thí, bố thí những vật đáng vứt bỏ, bố thí với quan điểm rằng việc bố thí này chẳng đem lại kết quả gì. Như vậy là một người bất chánh bố thí như một người bất chánh.
“And how does a bad person give gifts as a bad person? Here a bad person gives a gift carelessly, gives it not with his own hand, gives it without showing respect, gives what is to be discarded, gives it with the view that nothing will come of it. That is how a bad person gives gifts as a bad person.
“Người bất chánh ấy - người sở hữu những tính cách bất chánh như vậy, người ấy kết giao như một người bất chánh, quyết định như một người bất chánh, khuyên bảo như một người bất chánh, nói năng như một người bất chánh, hành động như một người bất chánh, nắm giữ các tà kiến như một người bất chánh, và bố thí như một người bất chánh - vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, sẽ bị tái sanh vào cảnh giới của những người bất chánh. Và thế nào là vào cảnh giới của những người bất chánh? Đó là cảnh giới địa ngục hay bàng sanh.
“That bad person — thus possessed of bad qualities, who thus associates as a bad person, decides as a bad person, counsels as a bad person, speaks as a bad person, acts as a bad person, holds views as a bad person, and gives gifts as a bad person — on the dissolution of the body, after death, is reborn in the destination of bad people. And what is the destination of bad people? It is hell or the animal world. . . .
“Này các Tỳ-kheo, người chơn chánh sở hữu những đức tính chơn chánh; người ấy kết giao như một người chơn chánh, quyết định như một người chơn chánh, khuyên bảo như một người chơn chánh, nói năng như một người chơn chánh, hành động như một người chơn chánh, giữ vững chánh kiến như một người chơn chánh, và bố thí như một người chơn chánh.
“Monks, a good person is possessed of good qualities; he associates as a good person, he decides as a good person, he counsels as a good person, he speaks as a good person, he acts as a good person, he holds views as a good person, and he gives gifts as a good person.
“Và thế nào là người chơn chánh sở hữu những đức tính chơn chánh? Ở đây, người chơn chánh có đức tin, biết hổ thẹn, sợ làm điều ác; người ấy nghe nhiều Chánh pháp, tinh cần, luôn giữ chánh niệm và có trí tuệ. Như vậy là người chơn chánh sở hữu những đức tính chơn chánh.
“And how is a good person possessed of good qualities? Here a good person has faith, shame, and fear of wrongdoing; he is learned, energetic, mindful, and wise. That is how a good person is possessed of good qualities.
“Và thế nào là một người chơn chánh kết giao như một người chơn chánh? Ở đây, người chơn chánh kết giao với những bạn bè và người đồng hành là các Sa-môn và Bà-la-môn có đức tin, biết hổ thẹn, sợ làm điều ác; những người nghe nhiều Chánh pháp, tinh cần, luôn giữ chánh niệm và có trí tuệ. Như vậy là người chơn chánh kết giao như một người chơn chánh.
“And how does a good person associate as a good person? Here a good person has for his friends and companions those ascetics and brahmins who have faith, shame, and fear of wrongdoing; who are learned, energetic, mindful, and wise. That is how a good person associates as a good person.
“Và thế nào là một người chơn chánh quyết định như một người chơn chánh? Ở đây, người chơn chánh không quyết định những điều đem lại tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người khác và tổn hại cho cả hai. Như vậy là một người chơn chánh quyết định như một người chơn chánh.
“And how does a good person decide as a good person? Here a good person does not decide for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both. That is how a good person decides as a good person.
“Và thế nào là một người chơn chánh khuyên bảo như một người chơn chánh? Ở đây, người chơn chánh không khuyên bảo những điều đem lại tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người khác và tổn hại cho cả hai. Như vậy là một người chơn chánh khuyên bảo như một người chơn chánh.
“And how does a good person counsel as a good person? Here a good person does not counsel for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both. That is how a good person counsels as a good person.
“Và thế nào là một người chơn chánh nói năng như một người chơn chánh? Ở đây, người chơn chánh không nói lời dối trá, không nói lời gây chia rẽ, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm. Như vậy là một người chơn chánh nói năng như một người chơn chánh.
“And how does a good person speak as a good person? Here a good person abstains from false speech, from divisive speech, from harsh speech, and from idle chatter. That is how a good person speaks as a good person.
“Và thế nào là một người chơn chánh hành động như một người chơn chánh? Ở đây, người chơn chánh từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm. Như vậy là một người chơn chánh hành động như một người chơn chánh.
“And how does a good person act as a good person? Here a good person abstains from the destruction of life, from taking what is not given, and from sexual misconduct. That is how a good person acts as a good person.
“Và thế nào là một người chơn chánh giữ vững chánh kiến như một người chơn chánh? Ở đây, người chơn chánh giữ vững các chánh kiến như là: ‘Có bố thí, có cúng dường, có tế lễ; có quả báo hay hậu quả của các hành động thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ, có cha; có các loài hóa sanh; có các Sa-môn hay Bà-la-môn đức hạnh trong đời này đã tự mình chứng ngộ với thượng trí và truyền dạy lại cho đời này và đời sau.’ Như vậy là một người chơn chánh giữ vững chánh kiến như một người chơn chánh.
“And how does a good person hold views as a good person? Here a good person holds such a view as this: ‘There is what is given, offered, and sacrificed; there is fruit and result of good and bad actions; there is this world and the other world; there is mother and father; there are beings who are reborn spontaneously; there are good and virtuous ascetics and brahmins in the world who have realized for themselves by direct knowledge and declare this world and the other world.’ That is how a good person holds views as a good person.
“Và thế nào là một người chơn chánh bố thí như một người chơn chánh? Ở đây, người chơn chánh bố thí một cách cẩn trọng, tự tay mình bố thí, tỏ ra cung kính khi bố thí, bố thí phẩm vật có giá trị, bố thí với quan điểm rằng việc bố thí này sẽ đem lại kết quả nào đó. Như vậy là một người chơn chánh bố thí như một người chơn chánh.
“And how does a good person give gifts as a good person? Here a good person gives a gift carefully, gives it with his own hand, gives it showing respect, gives a valuable gift, gives it with the view that something will come of it. That is how a good person gives gifts as a good person.
“Người chơn chánh ấy - người sở hữu những đức hạnh chơn chánh như vậy, người ấy kết giao như một người chơn chánh, quyết định như một người chơn chánh, khuyên bảo như một người chơn chánh, nói năng như một người chơn chánh, hành động như một người chơn chánh, giữ vững chánh kiến như một người chơn chánh, và bố thí như một người chơn chánh - vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, sẽ được tái sanh vào cảnh giới của những người chơn chánh. Và thế nào là vào cảnh giới của những người chơn chánh? Đó là đại cảnh giới của chư Thiên hay loài Người.”
“That good person — thus possessed of good qualities, who thus associates as a good person, decides as a good person, counsels as a good person, speaks as a good person, acts as a good person, holds views as a good person, and gives gifts as a good person — on the dissolution of the body, after death, is reborn in the destination of good people. And what is the destination of good people? It is greatness among the devas or human beings.”
(Trung BK III, Kinh số 110, tr. 145-152)
(from MN 110, MLDB 892–95)
3. GỐC RỄ CỦA TỔN HẠI VÀ LỢI LẠC CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC
3. THE ROOTS OF HARM AND BENEFIT FOR SELF AND OTHERS
Một du sĩ Bà-la-môn đi đến Thế Tôn và bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, được nghe nói rằng: ‘Giáo pháp có thể thấy rõ ràng trực tiếp, Giáo pháp có thể thấy rõ ràng trực tiếp. Bằng cách nào Giáo pháp có thể thấy rõ ràng trực tiếp, ngay tức thời trong hiện tại, mời gọi người đến để thấy, có thể áp dụng, được người trí tự mình chứng nghiệm?’
A certain brahmin wanderer approached the Blessed One and said to him: “Master Gotama, it is said: ‘A directly visible Dhamma, a directly visible Dhamma.’ In what way is the Dhamma directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise?”
(1) “Này Bà-la-môn, người bị tham dục xâm chiếm dự tính làm những việc tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người, hoặc tổn hại cho cả hai, và người ấy trải nghiệm khổ đau và thất vọng về tinh thần; nhưng khi tham dục được từ bỏ, thì người ấy không dự tính làm những việc tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người, hoặc tổn hại cho cả hai, và người ấy không trải nghiệm khổ đau và thất vọng về tinh thần. Một người bị tham dục xâm chiếm dấn thân làm những hành động bất thiện về thân, khẩu và ý; nhưng khi tham dục được từ bỏ, thì người ấy không dự tính dấn thân làm những hành động bất thiện về thân, khẩu và ý. Người bị tham dục xâm chiếm không hiểu được đúng như thật những gì có lợi cho chính mình, lợi người hoặc lợi cả hai; nhưng khi tham dục được từ bỏ, người ấy hiểu được đúng như thật những gì có lợi cho chính mình, lợi người hoặc lợi cả hai. Này Bà-la-môn, chính bằng cách này mà Giáo pháp có thể thấy rõ ràng trực tiếp, ngay tức thời trong hiện tại, mời gọi người đến để thấy, có thể áp dụng, được người trí tự mình chứng nghiệm.
(1) “Brahmin, one overcome by greed intends for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when greed is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. One overcome by greed engages in misconduct by body, speech, and mind. But when greed is abandoned, he does not engage in misconduct by body, speech, and mind. One overcome by greed does not understand as it really is his own good, the good of others, or the good of both. But when greed is abandoned, he understands as it really is his own good, the good of others, and the good of both. It is in this way, brahmin, that the Dhamma is directly visible . . . to be personally experienced by the wise.
(2) “Này Bà-la-môn, người bị sân hận xâm chiếm dự tính làm những việc tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người, hoặc tổn hại cho cả hai, và người ấy trải nghiệm khổ đau và thất vọng về tinh thần; nhưng khi sân hận được từ bỏ, thì người ấy không dự tính làm những việc tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người, hoặc tổn hại cho cả hai, và người ấy không trải nghiệm khổ đau và thất vọng về tinh thần. Một người bị sân hận xâm chiếm dấn thân làm những hành động bất thiện về thân, khẩu và ý; nhưng khi sân hận được từ bỏ, thì người ấy không dự tính dấn thân làm những hành động bất thiện về thân, khẩu và ý. Người bị sân hận xâm chiếm không hiểu được đúng như thật những gì có lợi cho chính mình, lợi người hoặc lợi cả hai; nhưng khi sân hận được từ bỏ, người ấy hiểu được đúng như thật những gì có lợi cho chính mình, lợi người hoặc lợi cả hai. Này Bà-la-môn, chính bằng cách này mà Giáo pháp có thể thấy rõ ràng trực tiếp, ngay tức thời trong hiện tại, mời gọi người đến để thấy, có thể áp dụng, được người trí tự mình chứng nghiệm.
(2) “Brahmin, one overcome by hatred intends for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when hatred is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. One overcome by hatred engages in misconduct by body, speech, and mind. But when hatred is abandoned, he does not engage in misconduct by body, speech, and mind. One overcome by hatred does not understand as it really is his own good, the good of others, or the good of both. But when hatred is abandoned, he understands as it really is his own good, the good of others, and the good of both. It is in this way, brahmin, that the Dhamma is directly visible . . . to be personally experienced by the wise.
(3) “Này Bà-la-môn, người bị si mê xâm chiếm dự tính làm những việc tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người, hoặc tổn hại cho cả hai, và người ấy trải nghiệm khổ đau và thất vọng về tinh thần; nhưng khi si mê được từ bỏ, thì người ấy không dự tính làm những việc tổn hại cho chính mình, tổn hại cho người, hoặc tổn hại cho cả hai, và người ấy không trải nghiệm khổ đau và thất vọng về tinh thần. Một người bị si mê xâm chiếm dấn thân làm những hành động bất thiện về thân, khẩu và ý; nhưng khi si mê được từ bỏ, thì người ấy không dự tính dấn thân làm những hành động bất thiện về thân, khẩu và ý. Người bị si mê xâm chiếm không hiểu được đúng như thật những gì có lợi cho chính mình, lợi người hoặc lợi cả hai; nhưng khi si mê được từ bỏ, người ấy hiểu được đúng như thật những gì có lợi cho chính mình, lợi người hoặc lợi cả hai. Này Bà-la-môn, chính bằng cách này mà Giáo pháp có thể thấy rõ ràng trực tiếp, ngay tức thời trong hiện tại, mời gọi người đến để thấy, có thể áp dụng, được người trí tự mình chứng nghiệm.”
(3) “One overcome by delusion intends for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when delusion is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. One overcome by delusion engages in misconduct by body, speech, and mind. But when delusion is abandoned, he does not engage in misconduct by body, speech, and mind. One overcome by delusion does not understand as it really is his own good, the good of others, or the good of both. But when delusion is abandoned, he understands as it really is his own good, the good of others, and the good of both. It is in this way, too, that the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.”
(Tăng Chi BK I, Ch. 3 (VI): 54, tr. 281-283)
(AN 3:54, NDB 250–51)
4. BỐN HẠNG NGƯỜI TRONG ĐỜI
4. FOUR KINDS OF PERSONS IN THE WORLD
(1) Hạng người tối thắng
(1) The Best Kind of Person
“Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này hiện có mặt trong đời. Thế nào là bốn? (1) Hạng người hành xử không vì lợi lạc cho bản thân mình, và cũng không vì lợi lạc của kẻ khác; (2) hạng người hành xử vì lợi lạc của kẻ khác, nhưng không lợi lạc cho bản thân mình; (3) hạng người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình, nhưng không lợi lạc cho kẻ khác; và (4) hạng người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác.
“Monks, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four? (1) One who is practicing neither for his own welfare nor for the welfare of others; (2) one who is practicing for the welfare of others but not for his own welfare; (3) one who is practicing for his own welfare but not for the welfare of others; and (4) one who is practicing both for his own welfare and for the welfare of others.
“Giả sử có một khúc gỗ lấy từ đống lửa thiêu xác, hai đầu đều bị cháy đen và ở giữa bị dính phân, khúc gỗ này không thể được dùng như một khúc gỗ bình thường dù ở trong làng hay trong rừng. Ta nói rằng, nó cũng giống như hạng người hành xử không vì lợi lạc cho bản thân mình và cũng không vì lợi lạc của kẻ khác.
“Suppose a cremation brand was blazing at both ends and smeared with dung in the middle: it could not be used as timber either in the village or in the forest. Just like this, I say, is the person who is practicing neither for his own welfare nor for the welfare of others.
“Này các Tỷ-kheo, trong số bốn hạng người nói trên, người hành xử vì lợi lạc cho người khác nhưng không vì lợi lạc cho chính mình được đánh giá là cao thượng và thù thắng hơn hạng người thứ nhất. Người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình, nhưng không lợi lạc cho kẻ khác được đánh giá là cao thượng và thù thắng hơn hai hạng người kể trên. Người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác là người dẫn đầu, người xuất sắc nhất, người nổi bật nhất, người tối thắng, là người cao quý nhất trong tất cả bốn hạng người trên.
“Monks, the person among these who is practicing for the welfare of others but not for his own welfare is the more excellent and sublime of the [first] two persons. The person practicing for his own welfare but not for the welfare of others is the more excellent and sublime of the [first] three persons. The person practicing both for his own welfare and for the welfare of others is the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these four persons.
“Cũng giống như từ con bò, ta lấy được sữa, từ sữa có được sữa đông, từ sữa đông ta có bơ, từ bơ có được mỡ lỏng, từ mỡ lỏng ta có được kem lỏng (đề hồ), được cho là ngon nhất trong tất cả các loại trên; cũng vậy, người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác là người dẫn đầu, người xuất sắc nhất, người nổi bật nhất, người tối thắng, là người cao quý nhất trong tất cả bốn hạng người trên.
Just as from a cow comes milk, from milk curd, from curd butter, from butter ghee, and from ghee comes cream-of-ghee, which is reckoned the foremost of all these, so the person practicing both for his own welfare and for the welfare of others is the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these four persons.
“Đây là bốn hạng người hiện có mặt trong đời.”
“These are the four kinds of persons found existing in the world.”
(Tăng Chi BK I, Ch. IV (X): 95, tr. 734-735)
(AN 4:95, NDB 476–77)
(2) Đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê
(2) The Removal of Lust, Hatred, and Delusion
“Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này hiện có mặt trong đời. Thế nào là bốn? (1) Hạng người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình, nhưng không vì lợi lạc của kẻ khác; (2) hạng người hành xử vì lợi lạc của kẻ khác, nhưng không vì lợi lạc cho bản thân mình; (3) hạng người hành xử không vì lợi lạc cho bản thân mình, và cũng không vì lợi lạc của kẻ khác; và (4) hạng người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác.
“Monks, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four? (1) One who is practicing for his own welfare but not for the welfare of others; (2) one who is practicing for the welfare of others but not for his own welfare; (3) one who is practicing neither for his own welfare nor for the welfare of others; and (4) one who is practicing both for his own welfare and for the welfare of others.
(1) “Và thế nào là người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình, nhưng không vì lợi lạc của kẻ khác? Ở đây, có người thực hành việc đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của chính mình, nhưng không khuyến khích người khác đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của họ. Như vậy là người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình nhưng không vì lợi lạc của kẻ khác .
(1) “And how is a person practicing for his own welfare but not for the welfare of others? Here, some person practices to remove his own lust, hatred, and delusion but does not encourage others to remove their lust, hatred, and delusion. It is in this way that a person is practicing for his own welfare but not for the welfare of others.
(2) “Và thế nào là người hành xử vì lợi lạc của kẻ khác, nhưng không vì lợi lạc cho bản thân mình? Ở đây, có người khuyến khích người khác đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của họ, nhưng không thực hành việc đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của chính mình. Như vậy là người hành xử vì lợi lạc của kẻ khác nhưng không vì lợi lạc cho bản thân mình.
(2) “And how is a person practicing for the welfare of others but not for his own welfare? Here, some person encourages others to remove their lust, hatred, and delusion, but does not practice to remove his own lust, hatred, and delusion. It is in this way that a person is practicing for the welfare of others but not for his own welfare.
(3) “Và thế nào là người hành xử không vì lợi lạc cho bản thân mình, và cũng không vì lợi lạc của kẻ khác? Ở đây, có người không thực hành việc đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của chính mình, và cũng không khuyến khích người khác đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của họ. Như vậy là người hành xử không vì lợi lạc cho bản thân mình, và cũng không vì lợi lạc của kẻ khác.
(3) “And how is a person practicing neither for his own welfare nor for the welfare of others? Here, some person does not practice to remove his own lust, hatred, and delusion, nor does he encourage others to remove their lust, hatred, and delusion. It is in this way that a person is practicing neither for his own welfare nor for the welfare of others.
(4) “Và thế nào là người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác? Ở đây, có người thực hành việc đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của chính mình, và khuyến khích người khác đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của họ. Như vậy là người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác.
(4) “And how is a person practicing both for his own welfare and for the welfare of others? Here, some person practices to remove his own lust, hatred, and delusion, and he encourages others to remove their lust, hatred, and delusion. It is in this way that a person is practicing both for his own welfare and for the welfare of others.
“Này các Tỷ-kheo, đây là bốn hạng người hiện có mặt trong đời.”
“These, monks, are the four kinds of persons found existing in the world.”
(Tăng Chi BK I, Ch. IV (X): 96, tr. 735-736)
(AN 4:96, NDB 477–78)
(1) Năm quy luật tu học (Năm Giới)
(3) The Five Training Rules
“Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này hiện có mặt trong đời. Thế nào là bốn? (1) Hạng người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình, nhưng không vì lợi lạc của kẻ khác; (2) hạng người hành xử vì lợi lạc của kẻ khác, nhưng không vì lợi lạc cho bản thân mình; (3) hạng người hành xử không vì lợi lạc cho bản thân mình, và cũng không vì lợi lạc của kẻ khác; và (4) hạng người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác.
“Monks, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four? (1) One who is practicing for his own welfare but not for the welfare of others; (2) one who is practicing for the welfare of others but not for his own welfare; (3) one who is practicing neither for his own welfare nor for the welfare of others; and (4) one who is practicing both for his own welfare and for the welfare of others.
(1) “Và thế nào là người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình, nhưng không vì lợi lạc của kẻ khác? Ở đây, có người tự mình từ bỏ sát sanh, nhưng không khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh. Người ấy tự mình từ bỏ lấy của không cho, nhưng không khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho. Người ấy tự mình từ bỏ tà dâm, nhưng không khuyến khích người khác từ bỏ tà dâm. Người ấy tự mình từ bỏ nói láo, nhưng không khuyến khích người khác từ bỏ nói láo. Người ấy tự mình từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện; nhưng không khuyến khích người khác từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện. Như vậy là người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình nhưng không vì lợi lạc của kẻ khác.
(1) “And how is a person practicing for his own welfare but not for the welfare of others? Here, some person himself abstains from the destruction of life but does not encourage others to abstain from the destruction of life. He himself abstains from taking what is not given but does not encourage others to abstain from taking what is not given. He himself abstains from sexual misconduct but does not encourage others to abstain from sexual misconduct. He himself abstains from false speech but does not encourage others to abstain from false speech. He himself abstains from liquor, wine, and intoxicants, but does not encourage others to abstain from them. It is in this way that a person is practicing for his own welfare but not for the welfare of others.
(2) “Và thế nào là người hành xử vì lợi lạc của kẻ khác, nhưng không vì lợi lạc cho bản thân mình? Ở đây, có người tự mình không từ bỏ sát sanh, nhưng khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh… Người ấy tự mình không từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện; nhưng khuyến khích người khác từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện. Như vậy là người hành xử vì lợi lạc của kẻ khác nhưng không vì lợi lạc của bản thân mình.
(2) “And how is a person practicing for the welfare of others but not for his own welfare? Here, some person does not himself abstain from the destruction of life but he encourages others to abstain from the destruction of life. . . . He does not himself abstain from liquor, wine, and intoxicants, but he encourages others to abstain from them. It is in this way that a person is practicing for the welfare of others but not for his own welfare.
(3) “Và thế nào là người hành xử không vì lợi lạc của kẻ khác, và cũng không vì lợi lạc cho bản thân mình? Ở đây, có người tự mình không từ bỏ sát sanh, và cũng không khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh… Người ấy tự mình không từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện; và cũng không khuyến khích người khác từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện. Như vậy là người hành xử không vì lợi lạc của kẻ khác, và cũng không vì lợi lạc của bản thân mình.
(3) “And how is a person practicing neither for his own welfare nor for the welfare of others? Here, some person does not himself abstain from the destruction of life and does not encourage others to abstain from the destruction of life. . . . He does not himself abstain from liquor, wine, and intoxicants, and does not encourage others to abstain from them. It is in this way that a person is practicing neither for his own welfare nor for the welfare of others.
(4) “Và thế nào là người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác? Ở đây, có người tự mình từ bỏ sát sanh, và khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh… Người ấy tự mình từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện; và khuyến khích người khác từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện. Như vậy là người hành xử vì lợi lạc cho cả bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác .
(4) “And how is a person practicing both for his own welfare and for the welfare of others? Here, some person himself abstains from the destruction of life and encourages others to abstain from the destruction of life. . . . He himself abstains from liquor, wine, and intoxicants, and encourages others to abstain from them. It is in this way that he is practicing both for his own welfare and for the welfare of others.
“Này các Tỷ-kheo, đây là bốn hạng người hiện có mặt trong đời.”
“These, monks, are the four kinds of persons found existing in the world.”
(Tăng Chi BK I, Ch. IV (X): 99, tr. 739-741)
(AN 4:99, NDB 479–80)
5. TỶ-KHEO
5. THE MONK
“Này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp này, vị Tỷ-kheo đang tu tập vừa lợi lạc cho chính mình vừa lợi lạc cho người khác. Thế nào là năm?
(1) “Ở đây, vị Tỷ-kheo tự mình thành tựu các giới hạnh và khuyến khích người khác thành tựu các giới hạnh; (2) vị Tỷ-kheo tự mình thành tựu thiền định và khuyến khích người khác thành tựu thiền định; (3) vị Tỷ-kheo tự mình thành tựu trí tuệ và khuyến khích người khác thành tựu trí tuệ; (4) vị Tỷ-kheo tự mình thành tựu giải thoát và khuyến khích người khác thành tựu giải thoát; (5) vị Tỷ-kheo tự mình thành tựu tri kiến giải thoát và khuyến khích người khác thành tựu tri kiến giải thoát.
“Thành tựu năm pháp này, vị Tỷ-kheo đang tu tập vừa lợi lạc cho chính mình vừa lợi lạc cho người khác.”
“Monks, possessing five qualities, a monk is practicing both for his own welfare and for the welfare of others. What five? (1) Here, a monk is himself accomplished in virtuous behavior and encourages others to become accomplished in virtuous behavior; (2) he is himself accomplished in concentration and encourages others to become accomplished in concentration; (3) he is himself accomplished in wisdom and encourages others to become accomplished in wisdom; (4) he is himself accomplished in liberation and encourages others to become accomplished in liberation; (5) he is himself accomplished in the knowledge and vision of liberation and encourages others to become accomplished in the knowledge and vision of liberation. Possessing these five qualities, a monk is practicing both for his own welfare and for the welfare of others.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V, (II):20, tr. 323-324)
(AN 5:20, NDB 639–40)
6. CƯ SĨ / PHẬT TỬ TẠI GIA
6. THE LAY FOLLOWER
Mahānāma, một người thuộc bộ tộc Thích-ca, đến hỏi Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, bằng cách nào, một cư sĩ hành xử vì lợi lạc cho bản thân và vì lợi lạc cho người khác?
Mahānāma the Sakyan asked the Blessed One: “In what way, Bhante, is a lay follower practicing for his own welfare and for the welfare of others?”
(1) – Này Mahānāma, khi người cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khuyến khích kẻ khác thành tựu lòng tin; (2) khi người cư sĩ tự mình thành tựu giới hạnh và cũng khuyến khích kẻ khác thành tựu giới hạnh; (3) khi người cư sĩ tự mình thành tựu bố thí và cũng khuyến khích kẻ khác thành tựu bố thí; (4) khi người cư sĩ muốn đến yết kiến các Tỷ-kheo và cũng khuyến khích kẻ khác đến yết kiến các Tỷ-kheo; (5) khi người cư sĩ muốn lắng nghe diệu Pháp và cũng khuyến khích kẻ khác lắng nghe diệu Pháp; (6) khi người cư sĩ tự mình ghi nhớ trong tâm những lời giảng dạy và cũng khuyến khích kẻ khác ghi nhớ trong tâm những lời giảng dạy; (7) khi người cư sĩ tự mình suy ngẫm về ý nghĩa của những lời giảng dạy đã được ghi nhớ trong tâm và cũng khuyến khích kẻ khác suy ngẫm về ý nghĩa của những lời giảng dạy ấy; (8) khi người cư sĩ tự mình hiểu được ý nghĩa và Giáo pháp, và rồi thực hành đúng theo Giáo pháp và cũng khuyến khích kẻ khác thực hành đúng theo Giáo pháp.
– Này Mahānāma, bằng cách này, một cư sĩ hành xử vì lợi lạc cho bản thân và vì lợi lạc cho người khác.
(1) “When, Mahānāma, a lay follower is himself accomplished in faith and also encourages others to accomplish faith; (2) he is himself accomplished in virtuous behavior and also encourages others to accomplish virtuous behavior; (3) he is himself accomplished in generosity and also encourages others to accomplish generosity; (4) he himself wants to see monks and also encourages others to see monks; (5) he himself wants to hear the good Dhamma and also encourages others to hear the good Dhamma; (6) he himself retains in mind the teachings he has heard and also encourages others to retain the teachings in mind; (7) he himself examines the meaning of the teachings that have been retained in mind and also encourages others to examine their meaning; (8) he himself understands the meaning and the Dhamma and then practices in accordance with the Dhamma, and also encourages others to practice in accordance with the Dhamma. It is in this way, Mahānāma, that a lay follower is practicing for his own welfare and also for the welfare of others.”
(Tăng Chi BK III, Ch. VIII (III):25, tr. 586)
(from AN 8:25, NDB 1155)
7. BẬC ĐẠI TRÍ TUỆ
7. ONE OF GREAT WISDOM
Một vị Tỷ-kheo đến hỏi Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, được nghe nói: ‘Một bậc hiền trí với đại trí tuệ, một bậc hiền trí với đại trí tuệ’. Bằng cách nào một người được gọi là một bậc hiền trí với đại trí tuệ?
A certain monk asked the Blessed One: “It is said, Bhante, ‘a wise person of great wisdom, a wise person of great wisdom.’ In what way is one a wise person of great wisdom?”
– Này Tỷ-kheo, một bậc hiền trí với đại trí tuệ không có ý định làm tổn hại chính mình, hoặc làm tổn hại kẻ khác, hoặc làm tổn hại cả hai. Mà trái lại, khi vị ấy có ý định gì, thì vị ấy có ý định làm những việc lợi lạc cho chính mình, lợi lạc cho kẻ khác, lợi lạc cho cả hai, và lợi lạc cho toàn thế giới.
Bằng cách này, một người được gọi là một bậc hiền trí với đại trí tuệ.
“Here, monk, a wise person of great wisdom does not intend for his own affliction, or for the affliction of others, or for the affliction of both. Rather, when he plans, he plans for his own welfare, the welfare of others, the welfare of both, and the welfare of the whole world. It is in this way that one is a wise person of great wisdom.”
(Tăng Chi BK II, Ch. IV, (XIX):186, tr. 158-159)
(from AN 4:186, NDB 555)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sen búp dâng đời


Phát tâm Bồ-đề


Nghệ thuật chết


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.75.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...