Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» Xem đối chiếu Anh Việt: IV. Chánh ngữ »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» Xem đối chiếu Anh Việt: IV. Chánh ngữ

Donate

(Lượt xem: 4.727)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

IV. Chánh ngữ

IV. PROPER SPEECH



GIỚI THIỆU
Introduction
Một trong những đặc điểm của con người, phân biệt họ với loài vật, là khả năng về lời nói. Lời nói có thể tạo nên thù hận hay tình bằng hữu, có thể chinh phục hay làm khô cứng con tim, có thể lừa dối người khác hay mở ra con đường cảm thông. Trong chiều dài của lịch sử, những chuyển biến xã hội đã được thực hiện bằng lời nói, dù là được nói trực tiếp hay qua văn bản: Hãy nhớ đến tác dụng của bản Tuyên Ngôn Độc Lập, bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, bài diễn văn Gettysburg của Tổng thống Lincoln, bài diễn văn của Martin Luther King “Tôi Có Một Ước Mơ.” Qua phương tiện lời nói, những ý tưởng mới được tuyên thuyết, những tầm nhìn sâu sắc mới được chia sẻ, những chân trời mới được mở rộng để cho nhân loại tìm hiểu, nghiên cứu. Lời nói đã châm ngòi cho chiến tranh hay cổ động cho hòa bình. Tất cả những hy vọng và khao khát của con tim nhân loại, trong mọi lãnh vực hiện hữu của tập thể con người, đều đã tìm được cách diễn đạt qua trung gian lời nói.
One of the distinctive traits of human beings, which differentiates them from animals, is their capacity for speech. Words can create enmity or friendship, can win or harden hearts, can deceive others or open them to new pathways of understanding. Social transformations in the course of history have been facilitated by speech, whether spoken or written: just think of the impact of the Declaration of Independence, the Communist Manifesto, Lincoln’s Gettysburg Address, and Martin Luther King’s “I Have a Dream” speech. By means of speech new ideas are disseminated, new insights shared, and new horizons opened to human investigation. Speech has ignited wars and fostered peace. All the hopes and yearnings of the human heart, in every sphere of our collective existence, have found expression through the medium of speech.
Đối với Phật Pháp, vai trò của lời nói quan trọng đến nỗi Đức Phật dạy rằng một trong hai điều kiện để khởi sinh chánh kiến là ‘lời nói của người khác.’ (1) Công nhận vai trò quan trọng của lời nói, trong Bát Thánh đạo và Thập thiện (mười nghiệp thiện lành), Ngài đã quy định bốn Giới luật về lời nói: Không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, được định nghĩa như trên theo Kinh Văn II, 2 (5).
In regard to the Dhamma, the role of speech is so important that the Buddha says one of the two conditions for the arising of right view is “the utterance of another.”1 Recognizing the pivotal role of speech, in both the noble eightfold path and among the ten courses of wholesome action he assigned four places to speech: abstaining from false speech, from divisive speech, from harsh speech, and from idle chatter — defined above in Text II,2(5).
Trong Chương IV, tôi triển khai việc thảo luận trước đây bằng cách dùng ‘chánh ngữ’ như một đề tài độc lập. Chương này mở đầu bằng hai bài kinh ngắn về những yếu tố của ‘lời khéo nói’ - Trong Kinh Văn IV, 1 (1) - (2), một kinh liệt kê bốn yếu tố, kinh kia đưa ra năm yếu tố. Vì hai bài kinh không hoàn toàn tương hợp, yếu tố ‘khéo nói’ có thể được kể thêm vào nhóm bốn yếu tố thường được biết trong Giới luật. Đức Phật cũng cho lời khuyên đối với những người có ý định tổ chức các cuộc thảo luận hay tham dự tranh luận, đó là việc thường xảy ra trong các cộng đồng du sĩ theo phái khổ hạnh và hành thiền thời bấy giờ, vốn thịnh hành ở miền bắc Ấn Độ. Những cuộc thảo luận ấy thường tập họp quanh một vị thầy được nhiều người hâm mộ. Những tín đồ của các giáo phái cạnh tranh nhau thường họp mặt để thảo luận và tranh luận về những đề mục giáo lý có liên hệ với họ. Nhiều công viên đã được dành trọn cho các du sĩ khổ hạnh trú ngụ và thảo luận quan điểm của họ, còn những thị trấn lớn hơn thì có hội trường để các du sĩ tập họp và tranh luận.
In Part IV, I expand on this earlier discussion by taking proper speech as a separate topic in its own right. The chapter begins with two short suttas on the constituents of “well-spoken speech” — Texts IV,1(1)–(2) — one enumerating four factors, the other five factors. Since the two do not completely correspond, the factors of well-spoken speech can be increased beyond the usual group of four. The Buddha also provides advice for those intent on holding discussions and participating in debates, which were commonplace among the contemporary ascetic and contemplative communities that flourished in northern India. These usually centered around a charismatic teacher. Adherents of rival sects would often meet to discuss and debate their respective tenets. Entire parks were set aside for wandering ascetics to dwell and discuss their views, and the larger towns featured a debating hall where ascetics would gather for debates.
Trong lúc Đức Phật cố gắng tránh những cuộc tranh luận không đem lại kết quả, được tổ chức nhằm mục đích hạ bệ các giáo phái khác và đề cao lòng tự hào về giáo lý của giáo phái mình, điều không thể tránh được là khi các Sa-môn du hành qua các thị trấn thuộc miền bắc Ấn Độ, họ thường bị lôi cuốn vào các cuộc thảo luận với các Bà-la-môn, triết gia và các du sĩ khổ hạnh có các quan điểm đối lập. Để có thể gìn giữ danh tiếng tốt cho Giáo pháp, các vị ấy cần phải biết cách tham gia tranh luận. Một trong những tiêu chuẩn về năng lực cần phải có của một đệ tử được rèn luyện tốt là khả năng “giải thích giáo lý của đạo sư mình, giảng dạy, tuyên thuyết, thiết lập, khai mở, phân tích, làm rõ nghĩa giáo lý ấy, và bác bỏ những giáo lý phổ biến của các giáo phái khác một cách thấu suốt với lập luận vững chắc, và giảng dạy Giáo pháp có hiệu quả.” (2) Trong Kinh Văn IV, 2, Đức Phật đã đặt ra những tiêu chuẩn cho đệ tử của Ngài tuân theo khi tham gia tranh luận. Ngài phân biệt những loại câu hỏi khác nhau mà người khác có thể hỏi, và chỉ dạy cho đệ tử cách làm thế nào để đáp lại các câu hỏi đó, và ấn định thái độ người đệ tử cần phải có khi tham gia tranh luận. Những điều này được tóm tắt trong mấy bài kệ trong đoạn này: Người trí không nói lời mang tính chất gây sự hay kiêu ngạo, nói ra những lời mà các bậc Thánh đã tu tập, và nói theo những phương cách có liên hệ đến ý nghĩa Giáo pháp.
While the Buddha tried to avoid fruitless debates conducted for the purpose of humiliating others and bolstering pride in one’s own tenets, it was inevitable that as the monks wandered among the towns of northern India, they would be drawn into discussions with brahmins, philosophers, and ascetics of opposing views. In order to preserve the good repute of the Dhamma, they had to know how to engage in debate. One of the qualifications of the well-trained disciple was the ability to “explain their own teacher’s doctrine, to teach it, proclaim it, establish it, disclose it, analyze it, and elucidate it, and to refute thoroughly with reasons the prevalent tenets of others and teach the efficacious Dhamma.”2 In Text IV,2 the Buddha lays down standards for his own disciples to adopt when engaging in debates. He distinguishes among the different types of questions that might be asked, indicates how one should respond to these questions, and prescribes the attitudes one should bring into a debate. These are summed up in the concluding verses of this passage: the sagely person speaks without quarrelsomeness or pride, utters speech that the noble ones practice, and speaks in ways connected with the Dhamma and meaning.
Một trong những nhiệm vụ của một vị Tăng hay Ni là giảng dạy và thuyết Pháp. Để thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả, điều cần thiết là phải biết cách nói với thính chúng như thế nào để khơi dậy sự quan tâm và duy trì được sự chú ý của họ. Thông thạo trong cách giảng dạy người khác có thể được xem như là một mặt của ‘phương tiện thiện xảo’ (upāyakosalla). Trong Kinh Văn IV, Đức Phật giải thích năm trường hợp trong đó một pháp thoại được xem là ‘không đúng,’ tất cả trường hợp ấy là khi đề tài của bài pháp thoại không thích hợp với tâm trạng và sự quan tâm của thính chúng. Những bài pháp thoại ‘đúng đắn’ là khi đề tài của bài pháp thoại thích hợp với tâm trạng và sự quan tâm của thính chúng. Tuy nhiên, những đường lối hướng dẫn ấy phải được xem như là sách lược nhất thời chứ không phải là tuyệt đối hoàn toàn; vì chắc chắn là sẽ có những trường hợp, ví dụ, khi một bài pháp thoại về Giới luật đạo đức có thể chính xác là những gì một kẻ phóng đãng cần nghe, trong lúc một bài pháp thoại về bố thí có thể là hữu hiệu nhất để kích động một kẻ keo kiệt trải qua sự chuyển đổi tâm và bắt đầu thực hành hạnh bố thí.
One of the duties of a monk or nun was to teach and preach the Dhamma. To execute this duty effectively it was necessary to know how to address others in a way that would awaken their interest and hold their attention. Proficiency in teaching others might be seen as an aspect of “skill in means” (upāyakosalla). In Text IV,3, the Buddha explains five instances in which a talk is “wrongly addressed” — all cases when the subject of the talk does not match the temperament and interest of the audience. The “rightly addressed” talks are those whose subject matter matches the temperament and interest of the audience. These guidelines, however, should probably be seen as provisional strategies rather than as absolutes; for there are certainly cases when, for example, a talk on morality might be exactly what a dissolute person needs to hear, while a talk on generosity might be the most effective way to motivate a miser to undergo a change of heart and begin practicing charity.
Một vài kinh văn trong chương này có lẽ sẽ làm ta ngạc nhiên. Trong lúc Đức Phật làm nổi bật những nguy hại trong việc tạo ra những tranh cãi không cần thiết và trong việc đưa ra lời khen chê một cách độc đoán mà không tìm hiểu kỹ, như được thấy trong Kinh Văn IV, 4 và IV, 5 - Ngài không nhấn mạnh rằng lời nói phải luôn luôn ngọt ngào và dễ thương đối với người nghe. Trái lại, Ngài dạy rằng hành giả không cần phải do dự về việc chỉ trích những kẻ đáng chỉ trích. Như vậy, trong Kinh văn IV, 6, Ngài tuyên bố rằng hành giả phải nói lời khen chê đúng với hoàn cảnh, và trong Kinh Văn IV, 7, thậm chí Ngài còn nói ‘khi hành giả biết rằng lời phê phán nghiêm khắc công khai là trung thực, đúng đắn và có lợi ích, thì hành giả có thể nói ra, biết rằng đã đến lúc cần phải nói như vậy.’
Some texts included in this chapter may bring surprises. While the Buddha highlights the dangers in creating unnecessary arguments and in assigning praise and blame arbitrarily, without investigation — as is done respectively in Texts IV,4 and IV,5 — he does not insist that speech must always be sweet and agreeable to the hearers. To the contrary, he holds one should have no qualms about criticizing those who deserve criticism. Thus in Text IV,6 he declares that one should speak praise and blame when they fit the situation, and in IV,7 he even says that “when one knows overt sharp speech to be true, correct, and beneficial, one may utter it, knowing the time to do so.”
Khiển trách người khác là một vấn đề đặc biệt gai góc bởi vì có tiềm năng châm ngòi cho sân hận và gieo hạt giống xung đột. Tuy nhiên, tình trạng đạo đức của bất cứ cộng đồng nào đều tùy thuộc vào cách hành xử đúng đắn của các thành viên, và như vậy khi các thành viên đi lệch khỏi chuẩn mực đúng đắn, thì bắt buộc phải kềm chế họ và đưa họ trở về với chuẩn mực. Trong giáo đoàn Phật giáo, để bảo vệ đạo đức trong sáng của cộng đồng, một Tỷ- kheo khiển trách một Tỷ-kheo khác thường vẫn là cần thiết. Để duy trì sự hòa hợp và tương kính lẫn nhau trong quá trình khiển trách, trong Kinh Văn IV, 8, Tôn giả Sāriputta mô tả những thủ tục mà vị Tỷ-kheo có ý định khiển trách người khác cần tuân theo, và những phương cách đúng đắn để người bị khiển trách đáp ứng lại lời chỉ trích. Như vậy, trong lúc kinh văn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bày tỏ một thái độ nhẹ nhàng và từ ái trước khi khiển trách người khác, kinh văn không cổ xúy cho việc chỉ nói những lời dễ thương đối với kẻ khác. Trái lại, kinh văn khuyên hành giả cần nghiêm khắc phê phán kẻ khác khi đã đến thời điểm cần phải chỉ trích.
Reproving others is a particularly thorny matter because of its potential to ignite resentment and sow the seeds of conflict. However, the moral mettle of any community depends on the upright conduct of its members, and thus when members stray beyond the bounds of propriety, it becomes obligatory to rein them in. In the Buddhist monastic order, to protect the integrity of the group, it is often necessary for one monk to reprove another. To maintain harmony and mutual respect during the process of reproach, in Text IV,8, Sāriputta describes the procedures to be followed by the person who intends to reprove another and the appropriate ways for the subject of reproach to respond to criticism. Thus while the discourses stress the importance of establishing a gentle and compassionate attitude before criticizing others, they do not advocate speaking to others only in agreeable ways. To the contrary, they advise one to censure others when criticism is due.
I. CHÁNH NGỮ
IV. Proper Speech
1. LỜI KHÉO NÓI
1. WELL-SPOKEN SPEECH
(1) Sở hữu bốn yếu tố
(1) Possessing Four Factors
Thế Tôn nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, khi lời nói có được bốn yếu tố này, thì lời nói được xem là thiện lành khéo léo, không phải là lời xấu ác, và không bị người trí chỉ trích và chê trách. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo chỉ nói những lời thiện lành, không nói lời xấu ác. Vị ấy chỉ nói Chánh pháp, không nói lời không phải Chánh pháp. Vị ấy chỉ nói những gì vui vẻ dễ chịu, không nói những gì khó chịu. Vị ấy chỉ nói những lời chân thật, không nói láo. Khi lời nói có được bốn yếu tố này, thì lời nói ấy được xem là thiện lành khéo léo, không phải lời xấu ác, và không bị người trí chỉ trích và chê trách.”
The Blessed One said this: “Monks, when speech possesses four factors, it is well spoken, not badly spoken, and it is blameless and irreproachable among the wise. What four? Here, a monk speaks only what is well spoken, not what is badly spoken. He speaks only Dhamma, not non-Dhamma. He speaks only what is pleasant, not what is unpleasant. He speaks only what is true, not lies. When speech possesses these four factors, it is well spoken, not badly spoken, and it is blameless and irreproachable among the wise.”
(Tương Ưng BK I, Ch. III (VIII): V, tr. 415)
(from Sn III,3; see too SN 8:5, CDB 284–85)
(2) Sở hữu năm yếu tố
(2) Possessing Five Factors
“Này các Tỷ-kheo, khi lời nói có được năm yếu tố này, thì lời nói được xem là thiện lành khéo léo, không phải là lời xấu ác, và không bị người trí chỉ trích và chê trách. Thế nào là năm? Lời nói đúng thời điểm, nói những gì đúng sự thật, nói lời dịu dàng, nói những gì lợi ích, nói với tâm từ. Khi lời nói có được năm yếu tố này, thì lời nói ấy được xem là thiện lành khéo léo, không phải lời xấu ác, và không bị người trí chỉ trích và chê trách.”
“Monks, when speech possesses five factors, it is well spoken, not badly spoken, and it is blameless and irreproachable among the wise. What five? It is spoken at the proper time; what is said is true; it is spoken gently; what is said is beneficial; it is spoken with a mind of loving-kindness. When speech possesses these five factors, it is well spoken, not badly spoken, and it is blameless and irreproachable among the wise.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V, (VIII): 198, tr. 701)
(AN 5:198, NDB 816)
2. TỔ CHỨC CÁC CUỘC THẢO LUẬN
2. HOLDING DISCUSSIONS
“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời rõ ràng dứt khoát, nhưng người ấy không thể trả lời một cách rõ ràng dứt khoát; nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời sau khi đã phân tích, nhưng người ấy trả lời mà không có sự phân tích; nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời bằng một câu hỏi ngược lại, và người ấy trả lời mà không hỏi ngược lại; nếu người này được hỏi một câu cần phải được dẹp qua một bên và người ấy đã không dẹp qua một bên; trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận. (3)
“It is in relation to talk, monks, that a person may be understood as either fit to talk or unfit to talk. If this person is asked a question that should be answered categorically and he does not answer it categorically; if he is asked a question that should be answered after making a distinction and he answers it without making a distinction; if he is asked a question that should be answered with a counter-question and he answers it without asking a counter-question; if he is asked a question that should be set aside and he does not set it aside, in such a case this person is unfit to talk.3
“Nhưng nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời rõ ràng dứt khoát, và người ấy trả lời một cách rõ ràng dứt khoát; nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời sau khi đã phân tích, và người ấy trả lời sau khi đã phân tích; nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời bằng một câu hỏi ngược lại, và người ấy trả lời bằng cách hỏi ngược lại; nếu người này được hỏi một câu cần phải được dẹp qua một bên và người ấy đã dẹp qua một bên; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.
“But if this person is asked a question that should be answered categorically and he answers it categorically; if he is asked a question that should be answered after making a distinction and he answers it after making a distinction; if he is asked a question that should be answered with a counter-question and he answers it with a counter-question; if he is asked a question that should be set aside and he sets it aside, in such a case this person is fit to talk.
“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy không giữ vững vị trí của mình và vị trí của kẻ đối lập; nếu người ấy không giữ vững sách lược của mình; nếu người ấy không giữ vững lập trường của mình về những gì được biết; nếu người ấy không giữ vững thủ tục của cuộc thảo luận; trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận. (4)
“It is in relation to talk, monks, that a person should be understood as either fit to talk or unfit to talk. If this person is asked a question and he does not stand firm in regard to his position and the opposing position; if he does not stand firm in his stratagem; if he does not stand firm in an assertion about what is known; if he does not stand firm in the procedure, in such a case this person is unfit to talk.4
“Nhưng nếu một người được hỏi một câu và người ấy giữ vững vị trí của mình và vị trí của kẻ đối lập; nếu người ấy giữ vững sách lược của mình; nếu người ấy giữ vững lập trường của mình về những gì được biết; nếu người ấy giữ vững thủ tục của cuộc thảo luận; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.
“But if this person is asked a question and he stands firm in regard to his position and the opposing position; if he stands firm in his stratagem; if he stands firm in an assertion about what is known; if he stands firm in the procedure, in such a case this person is fit to talk.
“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy trả lời kiểu tránh né, rồi đổi hướng cuộc thảo luận qua một đề tài khác không liên quan, biểu lộ sự tức giận, sân hận và cay cú; trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận.
“It is in relation to talk, monks, that a person should be understood as either fit to talk or unfit to talk. If this person is asked a question and he answers evasively, diverts the discussion to an irrelevant subject, and displays anger, hatred, and bitterness, in such a case this person is unfit to talk.
“Nhưng nếu một người được hỏi một câu và người ấy không trả lời kiểu tránh né, không đổi hướng cuộc thảo luận qua một đề tài khác không liên quan, không biểu lộ sự tức giận, sân hận và cay cú; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.
“But if this person is asked a question and he does not answer evasively, divert the discussion to an irrelevant subject, or display anger, hatred, and bitterness, in such a case this person is fit to talk.
“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy trấn áp, hoặc chà đạp, chế nhạo, chụp lấy chỗ sơ hở nhỏ của người hỏi để chỉ trích; (5) trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận.
“It is in relation to talk, monks, that a person should be understood as either fit to talk or unfit to talk. If this person is asked a question and he overwhelms [the questioner], crushes him, ridicules him, and seizes upon a slight error,5 in such a case this person is unfit to talk.
“Nhưng nếu một người được hỏi một câu và người ấy không trấn áp, hoặc chà đạp, chế nhạo, chụp lấy chỗ sơ hở nhỏ của người hỏi để chỉ trích; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.
“But if this person is asked a question and he does not overwhelm [the questioner], or crush him, or ridicule him, or seize upon a slight error, in such a case this person is fit to talk.
“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có trợ duyên hay không có trợ duyên. Người không lắng tai nghe là không có trợ duyên, người có lắng tai nghe là có trợ duyên. Người có trợ duyên trực tiếp hiểu một pháp (= thánh đạo), hiểu trọn vẹn một pháp (= chân lý về khổ), từ bỏ một pháp (= mọi điều bất thiện), và chứng đắc một pháp (= chứng quả A-la-hán). Trực tiếp hiểu một pháp, hiểu trọn vẹn một pháp, từ bỏ một pháp, và chứng đắc một pháp, người ấy đạt được chánh giải thoát. (6)
“It is in relation to talk, monks, that a person should be understood as either having a supporting condition or not having a supporting condition. One who does not lend an ear does not have a supporting condition; one who lends an ear has a supporting condition. One who has a supporting condition directly knows one thing, fully understands one thing, abandons one thing, and realizes one thing. Directly knowing one thing, fully understanding one thing, abandoning one thing, and realizing one thing, he reaches right liberation.6
“Này các Tỷ-kheo, đây là mục tiêu của cuộc đàm luận, mục tiêu của cuộc thảo luận, mục tiêu của lắng tai nghe; đó là, giải thoát tâm khỏi chấp thủ.”
“This, monks, is the goal of talk, the goal of discussion, the goal of a supporting condition, the goal of lending an ear, that is, the emancipation of the mind through non-clinging.”
Những người nói với ý định gây sự,
Cố chấp ý kiến, tràn đầy kiêu mạn,
Không cao thượng, có tâm muốn tấn công,
Tìm kẻ hở để tấn công người khác.
Those who speak with quarrelsome intent,
settled in their opinions, swollen with pride,
ignoble, having assailed virtues,
look for openings to attack one another.
Họ thích thú khi thấy đối thủ
Nói năng kém cỏi và phạm sai lầm,
Họ vui mừng trước sự thất bại và bối rối của đối thủ;
Nhưng bậc Thánh không tham dự những cuộc thảo luận ấy.
They mutually delight when their opponent
speaks badly and makes a mistake,
they rejoice in his bewilderment and defeat;
but noble ones don’t engage in such talk.
Nếu một người trí muốn thảo luận,
Biết rằng đã đúng thời điểm,
Không gây sự hoặc kiêu mạn,
Bậc hiền nhân chỉ nói ra
Những lời nói các bậc Thánh đã tu tập,
Có liên hệ đến ý nghĩa và Giáo pháp.
If a wise person wants to talk,
having known the time is right,
without quarrelsomeness or pride,
the sagely person should utter
the speech that the noble ones practice,
which is connected with the Dhamma and meaning.
Không thô lỗ, hung hăng,
Với tâm không kích động,
Vị ấy nói, với tâm không đố kị,
Chỉ nói theo hiểu biết chơn chánh;
Vị ấy tán thán những gì khéo nói,
Nhưng không chê trách những lời nói vụng về.
Not being insolent or aggressive,
with a mind not elated,
he speaks free from envy
on the basis of right knowledge.
He should approve of what is well expressed
but should not attack what is badly stated.
Vị ấy không học cách bắt lỗi người khác,
Không chụp lấy những sơ hở của người khác,
Không trấn áp hay chà đạp đối thủ,
Cũng không nói lời sai sự thật;
Quả thật, cuộc thảo luận giữa những bậc trí,
Là để học hỏi và tạo niềm tin.
He should not train in fault-finding
nor seize on the other’s mistakes;
he should not overwhelm and crush his opponent,
nor speak mendacious words.
Truly, a discussion among the good
is for the sake of knowledge and confidence.
Đó là cách bậc Thánh đàm luận pháp,
Đây là cuộc thảo luận của bậc Thánh.
Hiểu được như vậy, người trí
Không nên lắm lời, chỉ nên đàm luận pháp.”
Such is the way the noble discuss things;
this is the discussion of the noble ones.
Having understood this, the wise person
should not swell up but should discuss things.
(Tăng Chi BK I, Ch. 3, (VII): 67, tr. 355-359)
(AN 3:67, NDB 287–89)
3. NÓI ĐÚNG PHÁP / ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG
3. SPEAK IN AN APPROPRIATE WAY
“Này các Tỷ-kheo, một cuộc nói chuyện không đúng pháp là khi nói với năm hạng người [không thích hợp] này, sau khi cân nhắc so sánh hạng người này với hạng người kia. Thế nào là năm? Một cuộc nói chuyện về lòng tin lại nói với người không có lòng tin; một cuộc nói chuyện về đức hạnh lại nói với người kém đạo đức; một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) lại nói với người ít học tập (Chánh pháp); một cuộc nói chuyện về bố thí lại nói với kẻ keo kiệt; một cuộc nói chuyện về trí tuệ lại nói với người ngu si.
“Monks, a talk is wrongly addressed when, having weighed one type of person against another, it is addressed to these five [inappropriate] types of persons. What five? A talk on faith is wrongly addressed to one devoid of faith; a talk on virtuous behavior is wrongly addressed to an immoral person; a talk on learning is wrongly addressed to one of little learning; a talk on generosity is wrongly addressed to a miser; a talk on wisdom is wrongly addressed to an unwise person.
(1) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về lòng tin không đúng pháp khi nói với người không có lòng tin? Khi hành giả nói chuyện về lòng tin, một người không có lòng tin sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy không có lòng tin và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về lòng tin đã chọn sai đối tượng khi nói với người không có lòng tin.
(1) “And why is a talk on faith wrongly addressed to one devoid of faith? When a talk on faith is being given, a person devoid of faith loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that faith in himself and rejoice in it. Therefore a talk on faith is wrongly addressed to a person devoid of faith.
(2) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về đức hạnh không đúng pháp khi nói với người kém đạo đức? Khi hành giả nói chuyện về đức hạnh, một người kém đạo đức sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy không có đức hạnh và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về đức hạnh đã chọn sai đối tượng khi nói với người kém đạo đức.
(2) “And why is a talk on virtuous behavior wrongly addressed to an immoral person? When a talk on virtuous behavior is being given, an immoral person loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that virtuous behavior in himself and rejoice in it. Therefore a talk on virtuous behavior is wrongly addressed to an immoral person.
(3) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) không đúng pháp khi nói với người ít học tập (Chánh pháp)? Khi hành giả nói chuyện về học tập (Chánh pháp), một người ít học tập (Chánh pháp) sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy không học tập (Chánh pháp) và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) đã chọn sai đối tượng khi nói với người không học tập (Chánh pháp).
(3) “And why is a talk on learning wrongly addressed to a person of little learning? When a talk on learning is being given, a person of little learning loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that learning in himself and rejoice in it. Therefore a talk on learning is wrongly addressed to a person of little learning.
(4) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về bố thí không đúng pháp khi nói với người keo kiệt? Khi hành giả nói chuyện về bố thí, một người keo kiệt sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy không biết bố thí và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về bố thí đã chọn sai đối tượng khi nói với người keo kiệt.
(4) “And why is a talk on generosity wrongly addressed to a miser? When a talk on generosity is being given, a miser loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that generosity in himself and rejoice in it. Therefore a talk on generosity is wrongly addressed to a miser.
(5) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về trí tuệ không đúng pháp khi nói với người ngu si? Khi hành giả nói chuyện về trí tuệ, một người ngu si sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy không có trí tuệ và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về trí tuệ đã chọn sai đối tượng khi nói với người ngu si.
(5) “And why is a talk on wisdom wrongly addressed to an unwise person? When a talk on wisdom is being given, an unwise person loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that wisdom in himself and rejoice in it. Therefore a talk on wisdom is wrongly addressed to an unwise person.
“Như vậy, một cuộc nói chuyện không đúng pháp là khi nói với năm hạng người [không thích hợp] này, sau khi cân nhắc so sánh hạng người này với hạng người kia.
“A talk is wrongly addressed when, having weighed one type of person against another, it is addressed to these five [inappropriate] types of persons.
“Này các Tỷ-kheo, một cuộc nói chuyện đúng pháp là khi nói với năm hạng người [thích hợp] này, sau khi cân nhắc so sánh hạng người này với hạng người kia. Thế nào là năm? Một cuộc nói chuyện về lòng tin được nói với người có lòng tin; một cuộc nói chuyện về đức hạnh được nói với người có đạo đức; một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) được nói với người biết nhiều (về Chánh pháp); một cuộc nói chuyện về bố thí được nói với người hào phóng; một cuộc nói chuyện về trí tuệ được nói với người có trí tuệ.
“Monks, a talk is properly addressed when, having weighed one type of person against another, it is addressed to these five [appropriate] types of persons. What five? A talk on faith is properly addressed to one endowed with faith; a talk on virtuous behavior is properly addressed to a virtuous person; a talk on learning is properly addressed to a learned person; a talk on generosity is properly addressed to a generous person; a talk on wisdom is properly addressed to a wise person.
(1) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về lòng tin đúng pháp khi nói với người có lòng tin? Khi hành giả nói chuyện về lòng tin, một người có lòng tin sẽ không mất bình tĩnh, không khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy có lòng tin và hoan hỷ khi nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về lòng tin đã chọn đúng đối tượng khi nói với người có lòng tin.
(1) “And why is a talk on faith properly addressed to one endowed with faith? When a talk on faith is being given, a person endowed with faith does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that faith in himself and rejoices in it. Therefore a talk on faith is properly addressed to a person endowed with faith.
(2) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về đức hạnh đúng pháp khi nói với người có đạo đức? Khi hành giả nói chuyện về đức hạnh, một người có đạo đức sẽ không mất bình tĩnh, không khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy có đức hạnh và hoan hỷ khi nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về lòng tin đã chọn đúng đối tượng khi nói với người có đạo đức.
(2) “And why is a talk on virtuous behavior properly addressed to a virtuous person? When a talk on virtuous behavior is being given, a virtuous person does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that virtuous behavior in himself and rejoices in it. Therefore a talk on virtuous behavior is properly addressed to a virtuous person.
(3) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) đúng pháp khi nói với người biết nhiều (về Chánh pháp)? Khi hành giả nói chuyện về học tập (Chánh pháp), một người biết nhiều (về Chánh pháp) sẽ không mất bình tĩnh, không khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy hiểu biết (Chánh pháp) và hoan hỷ khi nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) đã chọn đúng đối tượng khi nói với người biết nhiều (về Chánh pháp).
(3) “And why is a talk on learning properly addressed to a learned person? When a talk on learning is being given, a learned person does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that learning in himself and rejoices in it. Therefore a talk on learning is properly addressed to a learned person.
(4) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về bố thí đúng pháp khi nói với người hào phóng? Khi hành giả nói chuyện về bố thí, một người hào phóng sẽ không mất bình tĩnh, không khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy biết bố thí và thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về bố thí đã chọn đúng đối tượng khi nói với người hào phóng.
(4) “And why is a talk on generosity properly addressed to a generous person? When a talk on generosity is being given, a generous person does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that generosity in himself and rejoices in it. Therefore a talk on generosity is properly addressed to a generous person.
(5) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về trí tuệ đã chọn đúng đối tượng khi nói với người có trí tuệ? Khi hành giả nói chuyện về trí tuệ, một người có trí tuệ sẽ không mất bình tĩnh, không khó chịu, hung hăng và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy có trí tuệ và hoan hỷ khi nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về trí tuệ đã chọn đúng đối tượng khi nói với người có trí tuệ.
(5) “And why is a talk on wisdom properly addressed to a wise person? When a talk on wisdom is being given, a wise person does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that wisdom in himself and rejoices in it. Therefore a talk on wisdom is properly addressed to a wise person.
“Này các Tỷ-kheo, một cuộc nói chuyện đúng pháp là khi nói với năm hạng người [thích hợp] này, sau khi cân nhắc so sánh hạng người này với hạng người kia.”
“Monks, a talk is properly addressed when, having weighed one type of person against another, it is addressed to these five [appropriate] types of persons.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V, (XV):157, tr. 606-610)
(AN 5:157, NDB 770–72)
4. ĐỪNG TẠO TRANH CÃI
4. DON’T CREATE ARGUMENTS
“Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo là người tạo ra tranh cãi, gây sự, tranh chấp; tạo ra cuộc đàm luận gây bất đồng ý kiến, và tạo ra những vấn đề về Giới luật trong Tăng chúng, sẽ có năm điều nguy hại chờ đợi vị ấy. Thế nào là năm? (1) Vị ấy sẽ không đạt được những gì vị ấy chưa đạt được; (2) vị ấy thối thất đối với những gì vị ấy đã đạt được; (3) tiếng đồn xấu về vị ấy được lan truyền; (4) vị ấy chết trong mê loạn; (5) khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, vị ấy sẽ bị tái sanh vào cõi dữ, đọa xứ, cõi thấp kém, địa ngục. Khi một Tỷ-kheo là người tạo ra tranh cãi, gây sự, tranh chấp; tạo ra cuộc đàm luận gây bất đồng ý kiến, và tạo ra những vấn đề về Giới luật trong Tăng chúng, năm điều nguy hại này đang chờ đợi vị ấy.”
“Monks, when a monk is a maker of arguments, quarrels, disputes, contentious talk, and disciplinary issues in the Sangha, five dangers can be expected for him. What five? (1) He does not achieve what he has not yet achieved; (2) he falls away from what he has achieved; (3) a bad report circulates about him; (4) he dies confused; and (5) with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. When a monk is a maker of arguments, quarrels, disputes, contentious talk, and disciplinary issues in the Sangha, these five dangers can be expected for him.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V, (XXI): 212, tr. 715-716)
(AN 5:212, NDB 823)
5. NÓI LỜI KHEN CHÊ
5. ASSIGNING PRAISE AND BLAME
“Này các Tỷ-kheo, sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo cư trú tại chỗ bị rơi vào địa ngục tương xứng. Thế nào là năm? (1) Không tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng, vị này ca ngợi người đáng bị chê trách. (2) Không tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng, vị này chê trách người đáng được ca ngợi. (3) Không tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng, vị này tin tưởng một vấn đề đáng nghi ngờ. (4) Không tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng, vị này nghi ngờ một vấn đề đáng tin tưởng. (5) Vị ấy phung phí những gì được tịnh tín cúng dường. Sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo cư trú tại chỗ bị rơi vào địa ngục tương xứng.
“Monks, possessing five qualities, a resident monk is deposited in hell as if brought there. What five? (1) Without investigating and scrutinizing, he speaks praise of one who deserves dispraise. (2) Without investigating and scrutinizing, he speaks dispraise of one who deserves praise. (3) Without investigating and scrutinizing, he believes a matter that merits suspicion. (4) Without investigating and scrutinizing, he is suspicious about a matter that merits belief. (5) He squanders what has been given out of faith. Possessing these five qualities, a resident monk is deposited in hell as if brought there.
“Này các Tỷ-kheo, sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo cư trú tại chỗ được sinh vào cõi Trời tương xứng. Thế nào là năm? (1) Tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng, vị này chê trách người đáng bị chê trách. (2) Tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng, vị này ca ngợi người đáng được ca ngợi. (3) Tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng, vị này nghi ngờ một vấn đề đáng nghi ngờ. (4) Tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng, vị này tin tưởng một vấn đề đáng tin tưởng. (5) Vị ấy không phung phí những gì được tịnh tín cúng dường. Sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo cư trú tại chỗ được sinh vào cõi Trời tương xứng.”
“Monks, possessing five qualities, a resident monk is deposited in heaven as if brought there. What five? (1) Having investigated and scrutinized, he speaks dispraise of one who deserves dispraise. (2) Having investigated and scrutinized, he speaks praise of one who deserves praise. (3) Having investigated and scrutinized, he is suspicious about a matter that merits suspicion. (4) Having investigated and scrutinized, he believes a matter that merits belief. (5) He does not squander what has been given out of faith. Possessing these five qualities, a resident monk is deposited in heaven as if brought there.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V, (XXIV):236, tr. 736-738)
(AN 5:236, NDB 832–33)
6. BIẾT KHEN ĐÚNG LÚC
6. PRAISE WHEN PRAISE IS DUE
Rồi du sĩ Potaliya đi đến Thế Tôn và trao đổi những lời chào hỏi với Ngài. Sau đó, Thế Tôn nói với ông ấy: Này Potaliya, có bốn hạng người này hiện có mặt trong đời. Thế nào là bốn? (1) Ở đây, có người nói lời chê trách với người đáng chê trách, và lời chê trách ấy là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc; nhưng vị ấy không khen ngợi người đáng khen ngợi, mặc dù lời khen ngợi là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc. (2) Có người khen ngợi người đáng khen ngợi, và lời khen ngợi là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc; nhưng vị ấy không nói lời chê trách với người đáng chê trách, mặc dù lời chê trách ấy là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc. (3) Lại có người không nói lời chê trách với người đáng chê trách, mặc dù lời chê trách ấy là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc; và vị ấy cũng không khen ngợi người đáng khen ngợi, mặc dù lời khen ngợi là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc. (4) Lại có người khác nói lời chê trách với người đáng chê trách, và lời chê trách ấy là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc; vị ấy cũng khen ngợi người đáng khen ngợi, và lời khen ngợi là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc. Đây là bốn hạng người hiện có mặt trong đời. Này Potaliya, giờ đây đối với ông, người nào trong bốn hạng người ấy là tối ưu và tối thắng?
Then the wanderer Potaliya approached the Blessed One and exchanged greetings with him. The Blessed One said to him: “Potaliya, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four? (1) Here, some person speaks dispraise of someone who deserves dispraise, and the dispraise is accurate, truthful, and timely; but he does not speak praise of someone who deserves praise, though the praise would be accurate, truthful, and timely. (2) Some other person speaks praise of someone who deserves praise, and the praise is accurate, truthful, and timely; but he does not speak dispraise of someone who deserves dispraise, though the dispraise would be accurate, truthful, and timely. (3) Still another person does not speak dispraise of someone who deserves dispraise, though the dispraise would be accurate, truthful, and timely; and he does not speak praise of someone who deserves praise, though the praise would be accurate, truthful, and timely. (4) And still another person speaks dispraise of someone who deserves dispraise, and the dispraise is accurate, truthful, and timely; and he also speaks praise of someone who deserves praise, and the praise is accurate, truthful, and timely. These are the four kinds of persons found existing in the world. Now, Potaliya, which among these four kinds of persons seems to you the most excellent and sublime?”
– Thưa Tôn giả Gotama, đối với con, người tối ưu và tối thắng là người không nói lời chê trách với người đáng chê trách, mặc dù lời chê trách ấy là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc; và vị ấy cũng không khen ngợi người đáng khen ngợi, mặc dù lời khen ngợi là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Gotama, vì điều tối thắng chính là xả.
“Of those four, Master Gotama, the one that seems to me the most excellent and sublime is the one who does not speak dispraise of someone who deserves dispraise, though the dispraise would be accurate, truthful, and timely; and who does not speak praise of someone who deserves praise, though the praise would be accurate, truthful, and timely. For what reason? Because what excels, Master Gotama, is equanimity.”
– Này Potaliya, trong bốn hạng người này, Ta xem tối ưu và tối thắng là hạng người nói lời chê trách với người đáng chê trách, và lời chê trách ấy là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc; và vị ấy cũng khen ngợi người đáng khen ngợi, và lời khen ngợi là chính xác, đúng sự thật, và đúng lúc. Vì sao vậy? Này Potaliya, bởi vì điều tối ưu và tối thắng là biết khen chê đúng lúc trong cả hai trường hợp.
“Of those four, Potaliya, the one that I consider the most excellent and sublime is the one who speaks dispraise of someone who deserves dispraise, and the dispraise is accurate, truthful, and timely; and who also speaks praise of someone who deserves praise, and the praise is accurate, truthful, and timely. For what reason? Because what excels, Potaliya, is knowledge of the proper time to speak in any particular case.”
(Tăng Chi BK I, Ch. IV, (X):100, tr. 742-745)
(AN 4:100, NDB 480–82)
7. BIẾT NÊN NÓI GÌ VÀ NÓI NHƯ THẾ NÀO
7. KNOWING WHAT TO SAY AND HOW TO SAY IT
[Đức Phật nói với các Tỷ-kheo:] “Người ta nói rằng: ‘Không nên nói ra điều bí mật (bị che giấu), và không nên nói lời gây tổn thương.’ Và điều này được nói với ý nghĩa như thế nào?
[The Buddha is speaking to the monks:] “It was said: ‘One should not utter covert speech, and one should not utter overt sharp speech.’ And with reference to what was this said?
“Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi hành giả biết rằng điều bí mật là không đúng sự thật, không chính xác, không lợi ích, thì hành giả không nên nói ra. Khi hành giả biết rằng điều bí mật là đúng sự thật, chính xác, nhưng không lợi ích, thì hành giả cũng không nên nói ra. Nhưng khi hành giả biết rằng điều bí mật là đúng sự thật, chính xác, và lợi ích, thì hành giả có thể nói ra, biết rằng đã đến lúc cần nói ra.
“Here, monks, when one knows covert speech to be untrue, incorrect, and unbeneficial, one should not utter it. When one knows covert speech to be true, correct, and unbeneficial, one should try not to utter it. But when one knows covert speech to be true, correct, and beneficial, one may utter it, knowing the time to do so.
“Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi hành giả biết rằng lời nói gây tổn thương là không đúng sự thật, không chính xác, không lợi ích, thì hành giả không nên nói. Khi hành giả biết rằng lời nói gây tổn thương là đúng sự thật, chính xác, nhưng không lợi ích, thì hành giả cũng không nên nói. Nhưng khi hành giả biết rằng lời nói gây tổn thương là đúng sự thật, chính xác, và lợi ích, thì hành giả có thể nói, biết rằng đã đến lúc cần nói ra.
“Here, monks, when one knows overt sharp speech to be untrue, incorrect, and unbeneficial, one should not utter it. When one knows overt sharp speech to be true, correct, and unbeneficial, one should try not to utter it. But when one knows overt sharp speech to be true, correct, and beneficial, one may utter it, knowing the time to do so.
“Vì thế, chính với ý nghĩa như vậy mà người ta nói rằng: ‘Không nên nói ra điều bí mật, và không nên nói lời gây tổn thương.’”
“So it was with reference to this that it was said: ‘One should not utter covert speech, and one should not utter overt sharp speech.’”
(Trung BK III, Kinh số 139: Kinh Vô Tránh Phân Biệt, tr. 534-535)
(from MN 139, MLDB 1083–84)
8. KHIỂN TRÁCH NGƯỜI KHÁC
8. REPROVING OTHERS
Tôn giả Sāriputta nói với các Tỷ-kheo như sau: "Này, chư hiền, một Tỷ-kheo muốn khiển trách người khác thì trước tiên phải tự mình nắm vững năm pháp. Thế nào là năm? (1) Vị ấy phải suy xét: “Tôi sẽ nói đúng lúc, không nói không đúng lúc; (2) Tôi sẽ nói đúng sự thật, không nói lời dối trá; (3) Tôi sẽ nói nhẹ nhàng, không nói lời thô bạo; (4) Tôi sẽ nói theo cách có lợi ích, không nói theo cách làm tổn hại; (5) Tôi sẽ nói với tâm từ, không nói với tâm sân.” Một Tỷ-kheo muốn khiển trách người khác thì trước tiên phải tự mình nắm vững năm pháp này.
Venerable Sāriputta addressed the monks thus: “Friends, a monk who wishes to reprove another should first establish five things in himself. What five? (1) He should consider: ‘I will speak at a proper time, not at an improper time; (2) I will speak truthfully, not falsely; (3) I will speak gently, not harshly; (4) I will speak in a beneficial way, not in a harmful way; (5) I will speak with a mind of loving-kindness, not while harboring hatred.’ A monk who wishes to reprove another should first establish these five things in himself. . . .
– Này, chư hiền, một Tỷ-kheo khi bị khiển trách phải tự mình nắm vững hai pháp này: tôn trọng sự thật và không sân hận. Vị ấy phải suy nghĩ như sau: “Nếu người khác khiển trách tôi, dù đúng lúc hay không đúng lúc; dù nói đúng sự thật hay sai lầm; dù nói nhẹ nhàng hay nói lời thô bạo; dù nói theo cách có lợi hay theo cách làm tổn hại; dù nói với tâm từ hay với tâm sân, tôi phải nắm vững hai pháp này: tôn trọng sự thật và không sân hận. Nếu tôi biết: ‘Trong tôi có tính cách đó,’ thì tôi sẽ nói với vị ấy: ‘Đúng vậy, tôi có tính cách đó.’ Nếu tôi biết: ‘Trong tôi không có tính cách đó,’ thì tôi sẽ nói với người ấy: ‘Điều ấy không đúng. Trong tôi không có tính cách đó.’”
“Friends, a person who is reproved should be established in two things: in truth and non-anger. He should reflect: ‘If others should reprove me — whether at a proper time or at an improper time; whether about what is true or about what is false; whether gently or harshly; whether in a beneficial way or in a harmful way; whether with a mind of loving-kindness or while harboring hatred — I should still be established in two things: in truth and non-anger. If I know: “There is such a quality in me,” I tell him: “It exists. This quality is found in me.” If I know: “There is no such quality in me,” I tell him: “It doesn’t exist. This quality isn’t found in me.” ’ ”
(Tăng Chi BK II, Ch. V, (XVII): 167, tr. 627-628 & tr. 631-632)
(from AN 5:167, NDB 780–82)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.246.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...