Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lời Mở Đầu Của Bhikkhu Bodhi »»

Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Lời Mở Đầu Của Bhikkhu Bodhi

Donate

(Lượt xem: 5.539)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Lời Mở Đầu Của Bhikkhu Bodhi

Preface





Những bài thuyết giảng của Đức Phật được bảo tồn trong kinh tạng Pāli, gọi là Sutta (Kinh), theo tiếng Pāli (Nam Phạn) tương đương với từ Sūtra theo tiếng Sanskrit (Bắc Phạn). Mặc dù kinh tạng Pāli thuộc về một trường phái Phật giáo đặc thù - đó là truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, hay còn gọi là Thượng Tọa Bộ - điều này hoàn toàn không có nghĩa là những văn bản kinh điển này chỉ thuộc về Phật giáo Nguyên thủy. Những văn bản kinh điển này xuất phát từ thời kỳ đầu tiên của lịch sử văn học Phật giáo, một thời kỳ kéo dài khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Kinh tạng Pāli có nhiều phần tương đương với những trường phái Phật giáo cổ sơ nay đã bị xóa sổ, có những văn bản đôi khi cực kỳ giống với văn bản tiếng Pāli, chỉ khác phần lớn ở bối cảnh và sự sắp xếp, chứ không khác về những điểm giáo lý. Như vậy, những bài kinh, cùng với các văn bản tương đương, tạo thành những công trình ghi chép xưa cổ nhất về lời Phật dạy còn để lại cho chúng ta; đó là những văn bản kinh điển gần sát với sự thật nhất về những gì Đức Phật lịch sử đã thực sự giảng dạy mà chúng ta có thể tìm thấy. Những bài giảng được tìm thấy trong các văn bản đó đã phục vụ như là điểm xuất phát, là nguồn gốc đầu tiên, cho tất cả những dòng suối giáo lý và phương pháp hành trì của Đức Phật luân chuyển qua nhiều thế kỷ. Vì lý do đó, những kinh điển này đã tạo thành di sản chung của toàn bộ truyền thống Phật giáo, và Phật tử thuộc mọi truyền thống muốn tìm hiểu nguồn gốc giáo lý Phật giáo cần phải ưu tiên nghiên cứu học hỏi kinh tạng này thật sâu sát và cẩn trọng.
The Buddha’s discourses preserved in the Pāli Canon are called suttas, the Pāli equivalent of the Sanskrit word sūtras. Although the Pāli Canon belongs to a particular Buddhist school—the Theravāda, or School of the Elders—the suttas are by no means exclusively Theravāda Buddhist texts. They stem from the earliest period of Buddhist literary history, a period lasting roughly a hundred years after the Buddha’s death, before the original Buddhist community divided into different schools. The Pāli suttas have counterparts from other early Buddhist schools now extinct, texts sometimes strikingly similar to the Pāli version, differing mainly in settings and arrangements but not in points of doctrine. The suttas, along with their counterparts, thus constitute the most ancient records of the Buddha’s teachings available to us; they are the closest we can come to what the historical Buddha Gotama himself actually taught. The teachings found in them have served as the fountainhead, the primal source, for all the evolving streams of Buddhist doctrine and practice through the centuries. For this reason, they constitute the common heritage of the entire Buddhist tradition, and Buddhists of all schools who wish to understand the taproot of Buddhism should make a close and careful study of them a priority.
Trong kinh tạng Pāli, những bài thuyết pháp của Đức Phật được gìn giữ theo từng tuyển tập gọi là Nikāya. Hơn 20 năm qua, những bản dịch mới của bốn bộ kinh Nikāya đã được in và phát hành bằng những ấn bản đẹp, hấp dẫn với giá phải chăng. Nhà xuất bản Wisdom Publications đã đi tiên phong trong bước phát triển này từ năm 1987 khi họ xuất bản bản dịch “Trường Bộ Kinh” (Dīgha Nikāya) của Maurice Walshe. Theo sau bước khởi đầu này, năm 1995, nhà xuất bản Wisdom cho ra đời bản dịch do tôi duyệt lại và ấn hành bản dịch viết tay “Trung Bộ Kinh” (Majjhima Nikāya) của Tỷ-kheo Ñāṇamoli. Sau đó, vào năm 2000 lại cho ra đời tiếp bản dịch mới của tôi về toàn bộ Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta Nikāya). Vào năm 1999, dưới dấu ấn của Quỹ Tín Thác Văn Học Cao Quý, AltaMira Press đã xuất bản một hợp tuyển kinh từ Tăng Chi Bộ Kinh (Aṅguttara Nikāya) do cố Đại đức Nyanaponika và tôi phiên dịch. Hiện nay tôi đang tiến hành một bản dịch mới về toàn bộ Tăng Chi Bộ Kinh, dự định dành cho Wisdom Publications xuất bản trong loạt sách về Những Lời Phật Dạy.
In the Pāli Canon the Buddha’s discourses are preserved in collections called Nikāyas. Over the past twenty years, fresh translations of the four major Nikāyas have appeared in print, issued in attractive and affordable editions. Wisdom Publications pioneered this development in 1987 when it published Maurice Walshe’s translation of the Dīgha Nikāya, The Long Discourses of the Buddha. Wisdom followed this precedent by bringing out, in 1995, my revised and edited version of Bhikkhu Ñāṇamoli’s handwritten translation of the Majjhima Nikāya, The Middle Length Discourses of the Buddha, followed in 2000 by my new translation of the complete Saṃyutta Nikāya, The Connected Discourses of the Buddha. In 1999, under the imprint of The Sacred Literature Trust Series, AltaMira Press published an anthology of suttas from the Aṅguttara Nikāya, translated by the late Nyanaponika Thera and myself, titled Numerical Discourses of the Buddha. I am currently working on a new translation of the entire Aṅguttara Nikāya, intended for Wisdom Publication’s Teachings of the Buddha series.
Nhiều độc giả đọc những dịch phẩm đồ sộ ấy đã nói với tôi rằng đối với họ các bản dịch mới đã mang lại sức sống cho kinh tạng, điều này làm tôi hài lòng. Tuy nhiên, những độc giả nhiệt tâm muốn tìm hiểu sâu vào đại dương của các bộ kinh Nikāya lại có vài ý kiến khác nữa. Họ nói rằng trong lúc ngôn ngữ của các bản dịch mới giúp họ đọc hiểu kinh tạng dễ dàng hơn nhiều so với các bản dịch cũ, họ vẫn còn phải vất vả tìm kiếm một quan điểm để từ đó có thể thấy được cấu trúc tổng quát của các bài kinh, một bố cục trong đó tất cả bài kinh có thể xếp đặt ăn khớp với nhau. Các bộ kinh Nikāya tự thân không giúp ích gì nhiều về phương diện này, vì sự sắp xếp của kinh hầu như là không theo một trật tự nào, với ngoại lệ đáng ghi nhận là Tương Ưng Bộ Kinh, vì tập kinh này có cấu trúc sắp xếp theo chủ đề.
Many who have read these larger works have told me, to my satisfaction, that the translations brought the suttas to life for them. Yet others who earnestly sought to enter the deep ocean of the Nikāyas told me something else. They said that while the language of the translations made them far more accessible than earlier translations, they were still grappling for a standpoint from which to see the suttas’ overall structure, a framework within which they all fit together. The Nikāyas themselves do not offer much help in this respect, for their arrangement—with the notable exception of the Saṃyutta Nikāya, which does have a thematic structure—appears almost haphazard.
Trong một loạt bài giảng tôi bắt đầu thực hiện liên tục tại Tu Viện Bodhi, thuộc tiểu bang New Jersey từ năm 2003, tôi soạn thảo một kế hoạch của riêng tôi để sắp xếp lại nội dung của Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya). Kế hoạch này khai mở thông điệp của Đức Phật theo một trình tự tiệm tiến, từ dễ đến khó, từ bước sơ đẳng đến trình độ thâm sâu. Suy nghĩ lại, tôi thấy kế hoạch này có thể áp dụng không những cho Trung Bộ Kinh, mà còn cho bốn bộ kinh Nikāya nói chung. Vì vậy, tập sách này sắp xếp lại các bài kinh được tuyển chọn từ bốn bộ kinh Nikāya, trình bày bố cục theo chủ đề và thứ tự tiệm tiến.
In an ongoing series of lectures I began giving at Bodhi Monastery in New Jersey in January 2003, I devised a scheme of my own to organize the contents of the Majjhima Nikāya. This scheme unfolds the Buddha’s message progressively, from the simple to the difficult, from the elementary to the profound. Upon reflection, I saw that this scheme could be applied not only to the Majjhima Nikāya, but to the four Nikāyas as a whole. The present book organizes suttas selected from all four Nikāyas within this thematic and progressive framework.
Tập sách này nhắm đến hai đối tượng độc giả. Đối tượng thứ nhất là những người chưa quen thuộc với những bài thuyết pháp của Đức Phật và cảm thấy cần một sự giới thiệu có hệ thống. Đối với những độc giả ấy, bất cứ bộ kinh Nikāya nào cũng có vẻ không rõ ràng và khó hiểu. Cả bốn bộ kinh, thoạt nhìn có vẻ giống như một khu rừng rậm - rối rắm và gây hoang mang, đầy cả những thú hoang chưa hề biết - hay giống như một đại dương mênh mông, đầy sóng gió và cản trở. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ phục vụ như một bản đồ, giúp những độc giả ấy dò dẫm đường để ra khỏi khu rừng rậm của kinh điển, hay giống như một chiếc tàu vững chắc đưa họ vượt qua đại dương Phật pháp.
This book is intended for two types of readers. The first are those not yet acquainted with the Buddha’s discourses who feel the need for a systematic introduction. For such readers, any of the Nikāyas is bound to appear opaque. All four of them, viewed at once, may seem like a jungle—entangling and bewildering, full of unknown beasts—or like the great ocean—vast, tumultuous, and forbidding. I hope that this book will serve as a map to help them wend their way through the jungle of the suttas or as a sturdy ship to carry them across the ocean of the Dhamma.
Hạng độc giả thứ hai mà cuốn sách này nhắm đến là những người đã quen thuộc với kinh tạng, mà vẫn chưa biết làm thế nào để các bài kinh này có thể ăn khớp với nhau trong một tổng thể có thể hiểu được. Đối với những độc giả này, họ có thể hiểu được tự thân mỗi bài kinh, nhưng toàn tập kinh giống như những mảnh hình ghép của câu đố trải trên bàn. Một khi độc giả hiểu được bố cục của sách này, họ sẽ có một ý niệm rõ ràng về cấu trúc của lời Phật dạy. Rồi, chỉ cần suy nghĩ một chút, độc giả sẽ có thể xác định được vị trí của bất cứ bài kinh nào trong tòa nhà Phật pháp đồ sộ, dù bài kinh đó có được đưa vào hợp tuyển này hay không.
The second type of readers for whom this book is meant are those, already acquainted with the suttas, who still cannot see how they fit together into an intelligible whole. For such readers, individual suttas may be comprehensible in themselves, but the texts in their totality appear like pieces of a jigsaw puzzle scattered across a table. Once one understands the scheme in this book, one should come away with a clear idea of the architecture of the teaching. Then, with a little reflection, one should be able to determine the place any sutta occupies in the edifice of the Dhamma, whether or not it has been included in this anthology.
Hợp tuyển này, hay bất cứ hợp tuyển kinh điển nào khác, tự nó không thể thay thế cho các bộ kinh Nikāya. Hy vọng của tôi có hai hướng, tương ứng với hai hạng độc giả mà tập sách này nhắm đến: Một là những người mới làm quen với văn học Phật giáo Nguyên thủy sẽ tìm thấy tập sách này giúp họ tăng thêm thích thú và khuyến khích họ tìm hiểu sâu hơn về các bộ kinh Nikāya; hai là những độc giả đã có kinh nghiệm về các bộ kinh Nikāya khi đọc xong tập sách này sẽ có một hiểu biết tốt hơn về những bài kinh mà họ đã quen thuộc.
This anthology, or any other anthology of suttas, is no substitute for the Nikāyas themselves. My hope is twofold, corresponding to the two types of readers for whom this volume is designed: (1) that newcomers to Early Buddhist literature find this volume whets their appetite for more and encourages them to take the plunge into the full Nikāyas; and (2) that experienced readers of the Nikāyas finish the book with a better understanding of material with which they are already familiar.
Nếu hợp tuyển này còn nhắm đến một điểm nào khác, thì đó chỉ là chuyển tải tầm vóc rộng lớn của trí tuệ Đức Phật. Trong lúc Phật giáo Nguyên thủy đôi lúc được mô tả như là một phương pháp tu tập để từ bỏ thế tục, trước hết dành riêng cho những nhà tu hành khổ hạnh và những thiền giả; thật ra, những bài kinh xưa cổ của kinh tạng Pāli rõ ràng cho chúng ta thấy trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật đã vươn tới những khía cạnh sâu thẳm của đời sống thế gian, cung cấp cho những người bình thường kim chỉ nam để hành xử đúng đắn và có tri kiến chơn chánh. Không phải chỉ là đức tin tôn giáo dành cho giới xuất gia cao thượng, Phật giáo cổ đại liên quan đến sự hợp tác giữa các gia chủ và tăng chúng trong những nhiệm vụ song hành là duy trì giáo pháp của Đức Phật và hỗ trợ lẫn nhau trong nỗ lực tiến lên trên con đường chấm dứt khổ đau. Để hoàn thành những nhiệm vụ ấy một cách đầy đủ ý nghĩa, Phật Pháp phải cung cấp cho đại chúng sự hướng dẫn, nguồn cảm hứng, niềm vui và nguồn an ủi sâu sắc và vô tận. Phật giáo sẽ không thể thực hiện điều này nếu không trực tiếp đáp ứng những nỗ lực rất nghiêm túc của đại chúng muốn kết hợp nhiệm vụ gia đình và xã hội với nguyện vọng giác ngộ tối thượng.
If this anthology is meant to make any other point, it is to convey the sheer breadth and range of the Buddha’s wisdom. While Early Buddhism is sometimes depicted as a discipline of world renunciation intended primarily for ascetics and contemplatives, the ancient discourses of the Pāli Canon clearly show us how the Buddha’s wisdom and compassion reached into the very depths of mundane life, providing ordinary people with guidelines for proper conduct and right understanding. Far from being a creed for a monastic élite, ancient Buddhism involved the close collaboration of householders and monastics in the twin tasks of maintaining the Buddha’s teachings and assisting one another in their efforts to walk the path to the extinction of suffering. To fulfill these tasks meaningfully, the Dhamma had to provide them with deep and inexhaustible guidance, inspiration, joy, and consolation. It could never have done this if it had not directly addressed their earnest efforts to combine social and family obligations with an aspiration to realize the highest.
Hầu hết những bài kinh trong tập sách này được chọn lọc từ các ấn bản của bốn bộ kinh Nikāya như đã nêu trên. Hầu hết các bài kinh đều được duyệt lại, thường thì chỉ có vài thay đổi nhỏ, nhưng đôi lúc cũng có thay đổi lớn, cho phù hợp với sự thay đổi trong hiểu biết của chính tôi về các văn bản kinh và về ngôn ngữ Pāli. Tôi vừa mới phiên dịch một ít bài kinh từ Tăng Chi Bộ Kinh vốn đã không được đưa vào hợp tuyển nêu trên. Tôi cũng đưa thêm một ít bài từ Kinh Udāna (Phật Tự Thuyết) và Itivuttaka (Phật Thuyết Như Vậy). Hai tập kinh nhỏ thuộc về bộ kinh Nikāya thứ năm, tức là Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya). Tôi đã dựa trên bản dịch của John D. Ireland, do Hội Xuất Bản Kinh Tạng Phật Giáo Sri Lanka ấn hành, nhưng tôi lại cũng tự ý thay đổi đôi chút cho hợp với ngôn từ và thuật ngữ ưa thích của tôi. Tôi thích chọn những bài kinh bằng văn xuôi hơn là văn vần, vì mang ý nghĩa trực tiếp và cụ thể hơn. Khi một bài kinh kết thúc bằng một thi kệ, nếu bài kệ chỉ nói lại ý nghĩa của đoạn văn xuôi trước đó, thì tôi bỏ qua để khỏi chiếm nhiều trang giấy.
Almost all the passages included in this book have been selected from the above-mentioned publications of the four Nikāyas. Almost all have undergone revisions, usually slight but sometimes major, to accord with my own evolving understanding of the texts and the Pāli language. I have newly translated a small number of suttas from the Aṅguttara Nikāya not included in the above-mentioned anthology. I have also included a handful of suttas from the Udāna and Itivuttaka, two small books belonging to the fifth Nikāya, the Khuddaka Nikāya, the Minor or Miscellaneous Collection. I have based these on John D. Ireland’s translation, published by the Buddhist Publication Society in Sri Lanka, but again I have freely modified them to fit my own preferred diction and terminology. I have given preference to suttas in prose over those in verse, as being more direct and explicit. When a sutta concludes with verses, if these merely restate the preceding prose, in the interest of space I have omitted them.
Mỗi chương được mở đầu với lời giới thiệu, trong đó, tôi giải thích những khái niệm quan trọng nhất liên quan đến chủ đề của chương và cố gắng trình bày bằng cách nào những bài kinh tôi chọn đã minh họa cho chủ đề đó. Để làm sáng tỏ những điểm phát sinh từ lời giới thiệu và từ bài kinh, tôi cũng đã đưa vào những chú thích cuối trang. Những điểm này thường được rút từ các bài luận giải cổ điển được cho là của vị luận sư danh tiếng miền Nam Ấn Độ là Acariya Buddhaghosa (Phật Âm), người đã sinh hoạt ở Sri Lanka trong thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Để cho rõ ràng, chính xác, tôi không đưa vào nhiều chú thích trong tập sách này như đã làm trong những bản dịch khác của tôi về các bộ kinh Nikāya. Những chú thích này cũng không mang tính kỹ thuật như những chú thích trong các bản dịch đầy đủ.
Each chapter begins with an introduction in which I explain the salient concepts relevant to the theme of the chapter and try to show how the texts I have chosen exemplify that theme. To clarify points arising from both the introductions and the texts, I have included endnotes. These often draw upon the classical commentaries to the Nikāyas ascribed to the great South Indian commentator Ācariya Buddhaghosa, who worked in Sri Lanka in the fifth century C.E. For the sake of concision, I have not included as many notes in this book as I have in my other translations of the Nikāyas. These notes are also not as technical as those in the full translations.
Sau mỗi bài tuyển chọn đều có bảng mục lục sách tham khảo. Phần tham khảo từ văn bản Kinh Trường Bộ và Trung Bộ có ghi tên và số thứ tự của kinh (bằng tiếng Pāli), các trích đoạn từ hai bộ kinh này vẫn giữ nguyên số thứ tự của từng đoạn đã được sử dụng trong Trường Bộ Kinh và Trung Bộ Kinh, vì vậy độc giả nào muốn xác định vị trí của trích đoạn kinh ấy trong toàn bộ bài kinh sẽ có thể tìm thấy dễ dàng. Những mục lục tham khảo của các bài từ Tương Ưng Bộ Kinh được ghi là Saṃyutta và số thứ tự kinh; các bài từ kinh Tăng Chi Bộ Kinh được ghi là Nipāta và số thứ tự kinh (những bài kinh số Một và số Hai cũng ghi các chương trong Kinh Nipāta theo sau là số thứ tự kinh). Bảng mục lục tham khảo các bài từ Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna) được ghi là Nipāta và số thứ tự kinh; các bài từ Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka) thì chỉ ghi số thứ tự kinh. Tất cả phần mục lục tham khảo đều có phần ghi kinh thuộc tập nào và số trang theo các ấn bản kinh tiêu chuẩn do Hội Kinh Tạng Pāli xuất bản.
References to the sources follow each selection. References to texts from the Dīgha Nikāya and Majjhima Nikāya cite the number and name of the sutta (in Pāli); passages from these two collections retain the paragraph numbers used in The Long Discourses of the Buddha and The Middle Length Discourses of the Buddha, so readers who wish to locate these passages within the full translations can easily do so. References to texts from the Saṃyutta Nikāya cite saṃyutta and sutta number; texts from the Aṅguttara Nikāya cite nipāta and sutta number (the Ones and the Twos also cite chapters within the nipāta followed by the sutta number). References to texts from the Udāna cite nipāta and sutta number; texts from the Itivuttaka cite simply the sutta number. All references are followed by the volume and page number in the Pali Text Society’s standard edition of these works.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Timothy McNeil và David Kittelstrom của nhà xuất bản Wisdom Publications, những người bạn đã động viên tôi tiếp tục công trình này trong khi tôi phải đương đầu với sức khỏe yếu kém trong nhiều khoảng thời gian dài. Sa-di Anālayo và Tỷ-kheo Nyanasobhano đã đọc và nhận xét về những phần giới thiệu của tôi, và John Kelly đã duyệt lại bản thảo của toàn bộ tập sách. Tôi rất biết ơn cả ba bạn đã cho tôi nhiều đề nghị hữu ích. John Kelly cũng đã soạn “bản tham khảo nguồn gốc” xếp vào phần cuối tập sách. Cuối cùng, tôi rất biết ơn các bạn học viên của tôi ở các khóa học tiếng Pāli và Phật Pháp tại Tu viện Bodhi, sự quan tâm nhiệt tình của các bạn đối với giáo lý thuộc bộ kinh Nikāya đã khơi nguồn cảm hứng để tôi thực hiện hợp tuyển này. Tôi đặc biệt tri ân vị Viện chủ tài năng đã sáng lập Tu viện này là Hòa thượng Jen-Chun, người đã vui lòng đón nhận một tu sĩ thuộc một truyền thống Phật giáo khác đến cư trú tại Tu viện của ngài, và là người quan tâm làm chiếc cầu nối giữa hai dòng truyền thừa Bắc tông và Nam tông thuộc Phật giáo Nguyên thủy.
I am grateful to Timothy McNeill and David Kittelstrom of Wisdom Publications for urging me to persist with this project in the face of long periods of indifferent health. Sāmaṇera Anālayo and Bhikkhu Nyanasobhano read and commented on my introductions, and John Kelly reviewed proofs of the entire book. All three made useful suggestions, for which I am grateful. John Kelly also prepared the table of sources that appears at the back of the book. Finally, I am grateful to my students of Pāli and Dhamma studies at Bodhi Monastery for their enthusiastic interest in the teachings of the Nikāyas, which inspired me to compile this anthology. I am especially thankful to the monastery’s extraordinary founder, Ven. Master Jen-Chun, for welcoming a monk of another Buddhist tradition to his monastery and for his interest in bridging the Northern and Southern transmissions of the Early Buddhist teachings.
Bhikkhu Bodhi
Bhikkhu Bodhi
______________

Lời giới thiệu của người Việt dịch

Với tâm nguyện góp phần nhỏ bé của mình trong việc truyền bá Chánh pháp, tôi vẫn ngày đêm trăn trở với vấn đề: “Làm thế nào để giúp người học Phật tiếp thu giáo pháp từ kinh tạng Pāli dễ dàng hơn?” Đến khi đọc cuốn “In the Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi, tôi rất mừng vì đã gặp được một cuốn sách quý đáp ứng đúng nguyện vọng của mình.

Đây là cuốn sách đã được các học giả Phật học trên thế giới đánh giá là một trong mười cuốn sách Phật học giá trị nhất hiện nay, với số ấn bản phát hành kỷ lục. Bởi vậy, tôi đã phát nguyện phiên dịch cuốn sách này để giới thiệu với Phật tử Việt Nam một cuốn sách quý, giúp độc giả nắm vững Giáo pháp căn bản của Đức Phật một cách mạch lạc và khoa học.

Trong sách này, Bhikkhu Bodhi đã tuyển chọn những bài kinh tiêu biểu từ Kinh tạng Pāli, sắp xếp lại theo từng chủ đề, với lời giới thiệu và nhận định sâu sắc của ngài trước mỗi chương, nhằm hệ thống hóa giáo lý của Đức Phật một cách rõ ràng, mạch lạc, giúp người học Phật thấy rõ con đường tu tập và kết quả tu tập theo lộ trình từ thấp đến cao, cho đến mục đích tối thượng là giác ngộ giải thoát.

Trong lúc phiên dịch, tôi đã nghĩ đến các bạn trẻ nên đã cố gắng diễn đạt bằng thứ tiếng Việt trong sáng dễ hiểu. Tôi cũng cố gắng Việt hóa một số thuật ngữ Phật học Hán Việt khó hiểu, hoặc chú thích thêm từ ngữ thuần Việt bên cạnh thuật ngữ Hán Việt hoặc ngược lại, để độc giả có thể nhận biết và học hỏi thêm. Tuy nhiên, có một số thuật ngữ Phật học Hán Việt vốn đã rất phổ biến trong giới Phật tử thì tôi vẫn tiếp tục sử dụng.

Trong phần kinh trích giảng, tôi dịch theo bản tiếng Anh của Tỷ-kheo Bodhi, trong đó ngài Bodhi đã lược bớt các phần lặp lại để giúp độc giả khỏi chán nản khi phải đọc phần lặp lại nhiều lần. Dưới mỗi phần kinh trích dẫn, tôi có ghi chú thêm nguồn gốc bài kinh ấy theo bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu để độc giả có thể tham khảo thêm.

Mặc dù đã cố gắng hết sức để diễn dịch kinh văn bằng một văn phong dễ hiểu, chắc chắn tôi cũng không tránh khỏi vụng về sai sót do kiến thức còn giới hạn, kính mong các bậc thầy cùng quý vị thiện tri thức vui lòng chỉ giáo để lần sau in lại, cuốn sách sẽ hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm tạ.

Để cuốn sách này có thể đến tay người đọc, trước tiên, tôi xin thành kính tri ân và đảnh lễ giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, vị thầy đầu tiên của tôi, người đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giáo dục Tăng Ni và Phật tử; người đã phiên dịch bộ kinh Nikāya từ Pāli sang tiếng Việt, để lại cho hậu thế một kho tàng Phật học đồ sộ. Nhờ công đức của ngài mà tôi đã được soi sáng trí tuệ, và có một kho tài liệu tham khảo vô giá giúp tôi có đủ duyên lành để phiên dịch cuốn sách này, trong nỗ lực noi gương Hòa thượng Bổn sư, góp phần truyền bá Chánh pháp.

Tiếp đến, tôi xin thành kính tri ân Bhikkhu Bodhi, vị thầy đã dày công phiên dịch các bộ kinh Nikāya từ Pāli sang tiếng Anh và giảng dạy thông qua mạng Internet, để Phật tử khắp thế giới có thể lắng nghe và học tập rất thuận tiện. Những bài giảng của ngài đã giúp tôi mở rộng kiến thức và học được rất nhiều thuật ngữ Phật học tiếng Anh để so sánh tương đương với thuật ngữ Phật học Hán Việt trong lúc phiên dịch sách này. Ngoài ra, ngài Bodhi còn sẵn sàng giải thích những thắc mắc của tôi về các bài giảng của ngài. Ngài cũng đã cấp giấy chứng nhận cho phép tôi được phiên dịch sách này sang tiếng Việt, và rất quan tâm đến việc phát hành bản dịch tiếng Việt này trong cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Hoa kỳ.

Tôi cũng xin chân thành cảm tạ Thượng tọa Thích Tâm Hạnh, Tiến sĩ Phật học, giảng sư tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam ở Sài gòn và Huế, người đã vui lòng bỏ nhiều thì giờ quý báu để đọc lại bản dịch của tôi và đề nghị một số chỉnh sửa thích hợp.

Cuối cùng, nếu độc giả Việt Nam nào sau khi đọc sách này, cảm thấy kiến thức Phật học của mình được sáng tỏ thêm, tăng trưởng niềm tin vào những lời Phật dạy và tinh tấn thực hành, đạt được nhiều lợi lạc và tiến bộ trên bước đường tu học, thì xin hồi hướng chút công đức này đến tất cả pháp giới chúng sanh. Nguyện cầu tất cả chúng sanh đều được thấm nhuần Chánh pháp và vững vàng tiến bước trên con đường đi đến giác ngộ, giải thoát.

Melbourne, mùa Xuân, tháng 10 năm 2015
Nguyên Nhật Trần Như Mai



    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Công đức phóng sinh


Thiếu Thất lục môn


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.80.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...