Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần III: Hiện trạng của chúng ta - 1. Tái sinh »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần III: Hiện trạng của chúng ta - 1. Tái sinh

(Lượt xem: 6.591)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

Phần III: Hiện trạng của chúng ta - 1. Tái sinh

Part III: Our current situation - 1. Rebirth



Nối liền những kiếp sống
Bridging life to life
Ở nhiều quốc gia và trong nhiều nền văn hóa, người ta tin vào sự tái sinh: rằng đời sống hiện tại của ta là một trong những kiếp sống nối tiếp nhau. Mặc dù sự tồn tại hiện nay của ta có vẻ như rất chắc thật, nhưng nó không kéo dài mãi mãi. Đời sống của ta rồi sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, cái chết không có nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của ta. Nó chỉ đánh dấu một giai đoạn chuyển tiếp mà tâm thức ta rời bỏ thân xác hiện tại và tái sinh trong một thân thể khác.
In many countries and in many cultures people believe in rebirth: that our present life is one in a series oflives. Although our present existence seems so real and so sure, it doesn’t last forever. Our lives come to an end. Death, however, doesn’t signify the end of our existence. It marks a transition in which our minds leave our present bodies and are reborn in others.
Một số sự vật như hoa lá, núi non... có thể được ta nhận biết trực tiếp qua các giác quan: ta có thể thấy, nghe, ngửi, nếm và sờ mó. Để biết về một số sự vật khác, ta dùng sự suy luận. Chẳng hạn, ta không thể nhìn thấy lửa khi ở quá xa, nhưng vì nhìn thấy khói bốc lên, ta suy luận và biết ở đó có lửa. Để biết được nhiều sự việc hơn nữa, chúng ta dựa vào sự chứng thực của những người đáng tin cậy. Chẳng hạn, bản thân ta chưa từng thực hiện các thí nghiệm khoa học, nhưng ta chấp nhận kết luận của các nhà khoa học đáng tin cậy là những người đã thực hiện các thí nghiệm.
Some things, such as flowers and mountains, can be known directly through our senses: we see, hear, smell, taste and touch them. To know other things, we use logic. For example, we can’t see the fue in a distant place, but we infer its existence because we see the smoke. To know many things, we depend on the testimony of reliable people. For example, we ourselves haven’t done certain scientific experiments, but we accept the conclusions of reliable scientists who have.
Các chủ đề tiếp theo đây - như tái sinh, nghiệp và luân hồi - không thể được nhận biết qua các giác quan. Ta không thể nhìn thấy tâm thức của một ai đó rời khỏi thân xác này rồi đi vào một thân xác khác. Ta cũng không thể thấy được sự phát triển những hệ quả lâu dài của một hành vi cụ thể. Với mắt thường, ta không thể nhận biết được hết mọi hình thức đa dạng của sự sống trong vũ trụ. Những chủ đề này phải được khảo sát bằng lý luận và lắng nghe kinh nghiệm từ những người đáng tin cậy. Sau đó, ta sẽ tự mình quyết định về việc chúng có tồn tại hay không.
The upcoming subjects-rebirth, karma and cyclic existence-can’t be known through our senses. We can’t see someone’s mind leaving one body and entering another. Nor can we see all of the long-term ramifications of a particular action. Our eyes can’t detect all the various life forms in the universe. These subjects must be examined by logic and by hearing the experiences of reliable people. Then we can make our own decision about whether or not they exist.
Việc suy ngẫm, quán chiếu về vấn đề tái sinh, nhân quả và luân hồi phải mất nhiều thời gian. Khi tiếp cận với những chủ đề này, chúng ta nên tạm thời gạt bỏ bất kỳ định kiến sẵn có nào về nguyên nhân cũng như cách thức mà chúng ta hiện hữu trong cuộc đời này. Hãy lắng nghe, đọc sách và suy ngẫm với một tâm hồn rộng mở. Hãy thảo luận với người khác về những chủ đề này trong tinh thần tự do chất vấn để tìm hiểu chân lý. Hãy trải nghiệm các giáo lý về tái sinh về nghiệp bằng cách tạm thời chấp nhận chúng, và thử xem liệu chúng có thể giải thích được những sự việc mà trước đây bạn chưa có lời giải đáp hay không.
It takes time to investigate and think about rebirth, cause and effect, and cyclic existence. When we approach these subjects, it’s advisable to temporarily set aside whatever preconceptions we may have about how and why we came into existence. Listen, read and reflect with an open mind. Discuss these topics with others in a spirit of free inquiry that seeks to know the truth. Experiment with the theories of rebirth and karma: provisionally accept them and then see if they can explain things that previously you had no explanation for.
Những người nhớ lại tiền kiếp
People who remember
Mặc dù hầu hết chúng ta không thể nhớ lại những kiếp sống trước đây của mình, nhưng một số người có được khả năng đó. Nghe biết về kinh nghiệm của họ có thể giúp ta hiểu được về sự tái sinh.
Although most of us are unable to remember our previous lives, some people have that ability. To hear about their experiences can help us to understand rebirth.
Người Tây Tạng có một hệ thống phương pháp để tìm kiếm, kiểm nghiệm và xác nhận hóa thân tái sinh của các bậc thầy tâm linh. Tôi muốn chia sẻ với các bạn về việc [hóa thân tái sinh] của hai bậc thầy tâm linh Tây Tạng mà chính bản thân tôi được biết đã được nhận ra như thế nào.
The Tibetans have a system of searching for, testing, and identifying the reincarnations of realized spiritual masters. I’d like to share with you the stories of how two Tibetan spiritual masters I know personally were identified.
Ngay sau khi Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ mười ba, nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị Tây Tạng, viên tịch vào năm 1933, có những dấu hiệu cho thấy ngài sẽ tái sinh ở đâu: khi đã qua đời, đầu ngài quay về hướng đông bắc; một loại nấm hiếm thấy bỗng mọc lên trên cây cột phía đông bắc trong phòng đặt lăng mộ ngài; và những đám mây lành cùng với cầu vồng bảy sắc xuất hiện trên bầu trời phía đông bắc thủ đô Lhasa của Tây Tạng.
Just after the Thirteenth Dalai Lama, the religious and po-liticalleader of Tibet, passed away in 1933, signs indicating the whereabouts of his future incarnation appeared: the head of his lifeless body turned to face northeast, a rare fungus grew on the northeast pillar in the room where his tomb was, and rainbows and auspicious cloud formations appeared on the northeast sky of Tibet’s capital, Lhasa.
Vị thầy nhiếp chính của Tây Tạng vào lúc ấy đã đi đến Lhamo Latso, một cái hồ nằm cao trên những ngọn núi, nơi người ta thường thấy được các linh ảnh. Trên mặt hồ, vị này nhìn thấy xuất hiện ba chữ cái Tây Tạng là A, KA, MA và một quang cảnh. Trong quang cảnh ấy có một tu viện ba tầng nằm trên ngọn đồi với mái lợp bằng vàng và ngọc, cùng với con đường dẫn đến một ngôi nhà có những miếng ngói màu ngọc lam viền quanh mái. Trong sân nhà có một con chó với màu lông nâu và trắng đang đứng.
The spiritual master who was then the regent of Tibet went to Lhamo Latso, a lake high in the mountains where people often see visions. On the surface of the lake he saw the appearance of the three Tibetan letters A, KA and MA and a landscape. The landscape contained a three-storied monastery with a gold and jade roof on a hill and a road leading to a house with a turquoise-colored tile fringe around the roof. A brown and white dog stood in the courtyard.
Sau đó, một đoàn tìm kiếm được phái đến Amdo, thuộc miền đông bắc Tây Tạng. Họ cải trang như những thương gia trên đường buôn bán. Ở Tây Tạng, những người đi đường thường ghé vào nhà các nông dân địa phương để ăn uống và ngủ trọ. Khi đoàn tìm kiếm này ghé vào nhà của một nông dân thì có một con chó màu nâu đứng trước sân sủa vào họ. Họ nhận ra ngôi nhà này phù hợp với những điểm mô tả ngôi nhà mà vị nhiếp chính đã nhìn thấy trên mặt hồ và vị trí ngôi làng thì phù hợp với những chữ cái đã xuất hiện trên mặt hồ: ngôi làng thuộc Amdo, gần Kumbum, và tu viện ở địa phương này có tên là Karma (KA và MA) Shartsong Hermitage.
Later a search party disguised as merchants on a trading excursion was sent to Amdo in northeastern Tibet. In Tibet travelers often seek food and shelter from the local farmers, and as the party approached a certain farmhouse, a brown dog in the courtyard barked at them. They noticed that the house matched the description of the one the regent saw in the lake, and the location of the village corresponded to the letters which appeared in the lake: it was in Amdo, near Kumbum, and the local monastery was called Karma (KA and MA) Shartsong Hermitage.
Khi vị trưởng đoàn, đã cải trang như một người hầu, bước vào gian nhà bếp, một cậu bé chạy đến leo lên người ông. Cậu bé dùng tay lần tràng hạt đeo trên cổ vị trưởng đoàn và bảo ông là một vị thầy đến từ tu viện Sera. Cậu bé cũng nhận ra một quan chức chính phủ khi ấy đang cải trang làm người trưởng đoàn thương gia, và nói chuyện với mọi người bằng phương ngữ Lhasa, là một khả năng mà chỉ Đức Đạt-lai Lạt-ma trước đây mới có, chứ một cậu bé trong gia đình này hay những người dân Amdo không thể biết được.
When the leader of the party, disguised as a servant, went into the kitchen, a young boy climbed on his lap. The child started to play with the rosary around the leader’s neck and told him he was a teacher from Sera Monastery. The young boy also identified the government official posing as the head merchant and spoke to them in the Lhasa dialect, known by the previous Dalai Lama but not by the young child’s current family or the people of Amdo.
Sau đó, cậu bé tiếp tục nhận ra một cách chính xác những di vật của đức Đạt-lai Lạt-ma trước đây để lại như cây gậy, các pháp khí, kính đeo mắt, được đặt lẫn lộn trong những đồ vật tương tự khác. Và như vậy, cậu bé đã được thừa nhận là vị Đạt-lai Lạt-ma thứ mười bốn, nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị của Tây Tạng hiện nay.
Later he correctly identified a walking stick, ritual implements and the glasses of the previous Dalai Lama, which had been placed among others that were similar to them. In this way, the child came to be recognized as the Fourteenth Dalai Lama, who is the religious and political leader of Tibetans today.
Câu chuyện về ngài Zopa Rinpoche cũng hết sức khác thường. Ngài Lạt-ma Kunzang Yeshe ở Lawudo đã ẩn tu trong một hang động xa xôi hẻo lánh thuộc vùng Solokumbu, Nepal, tinh tấn theo đuổi con đường tâm linh trong suốt hơn hai mươi năm. Dân chúng các làng lân cận đã nhờ ngài dạy dỗ con em của họ, và ngài hứa trong tương lai sẽ xây dựng một ngôi trường cho các tăng sĩ trẻ trong vùng. Nhưng rồi ngài vẫn tiếp tục ẩn tu và đã viên tịch trong thiền định vào khoảng năm 1945.
Zopa Rinpoche’s story is also extraordinary. For over twenty years, in a cave in a remote area in Solokumbu, Nepal, the Lawudo Lama Kunzang Yeshe diligently pursued his spiritual practice in solitary retreat. The neighboring villagers asked him to help with the education of their children, and he promised that in the future he would build a school for the young monks of the area. However, he continued his solitary practice and passed away in meditation around 1945.
Năm 1946, một đứa bé ra đời ở Thami, một ngôi làng nằm bên kia triền sông nhìn từ Lawudo. Lúc vừa mới biết đi chập chững, cậu bé thường đi về hướng Lawudo. Người chị của cậu bé thường phải chạy đuổi theo để đưa cậu bé về trước khi cậu đi quá xa hoặc té ngã đau trên những con đường đồi núi. Khi vừa biết nói, cậu bé nói với mọi người: “Tôi là Lạt-ma ở Lawudo, tôi muốn đi về hang động của tôi.”
In 1946 a child was born in Thami, a village across the steep river gorge from Lawudo. When the child could barely toddle, he would repeatedly set off in the direction of Lawudo. His sister would have to run after him and bring him home before he got too far or hurt himself on the mountain paths. When he was old enough to speak, he told them, “I am the Lawudo Lama and I want to go to my cave.”
Sau đó, cậu bé được thừa nhận là hóa thân tái sinh của vị Lama ở Lawudo và được đặt tên là Zopa Rinpoche. Một trong những việc làm đầu tiên của ngài khi trưởng thành là xây dựng một trường học ở thung lũng Kathmandu, chủ yếu dành cho các tăng sĩ trẻ ở vùng Solokumbu. Mặc dù rất bận rộn với việc dạy dỗ nhiều đồ chúng và những chuyến lưu giảng thường xuyên đến các quốc gia phương Tây, nhưng ngài Zopa Rinpoche vẫn luôn mang dáng dấp của một vị thiền tăng ẩn cư nơi rừng núi. Chúng tôi thường nói đùa: “Ngài đi đâu cũng mang theo cả hang động của mình.” Bởi vì, mỗi đêm ngài chỉ ngủ chừng một giờ rồi ngồi dậy, và ngài dễ dàng nhập định hay xuất định ngay khi đang trò chuyện với chúng tôi.
Later, he was recognized as the incarnation of the Lawudo Lama and named Zopa Rinpoche. One of his first deeds as an adult was to set up a monastery school in the Kathmandu Valley principally for the young monks of the Solokumbu area. Despite his busy life with many disciples and frequent trips to Western countries to teach, Zopa Rinpoche still gives the impression of a mountain meditator. “He carries his cave with him as he travels,” we joke, for he sleeps only one hour a night, sitting up at that, and he easily goes in and out of meditation as we talk with him.
Việc nhớ lại tiền kiếp không chỉ giới hạn nơi các bậc thầy tâm linh đã chứng ngộ. Nhiều đứa trẻ bình thường cũng có khả năng đó. Francis Story đã nghiên cứu sâu về những trường hợp như vậy và ghi lại trong cuốn sách của ông có tựa là Rebirth as Doctrine and Experience (Tái sinh - lý thuyết và thực nghiệm).
Remembering previous lives is not confined to realized spiritual masters. Many ordinary children do as well. Francis Story did extensive research on such cases, and wrote of them in his book Rebirth as Doctrine and Experience.
Lấy ví dụ, vào năm 1964, cậu bé Sunil Dutt ở Bareilly, Ấn Độ, vừa được 4 tuổi đã nói với cha mẹ rằng cậu chính là Seth Krishna, là chủ nhân một ngôi trường ở Budaun. Cha mẹ cậu liền đưa cậu đến nơi đó, và ngay lập tức cậu nhận ra ngôi trường và biết tường tận về nơi đó. Cậu bước vào văn phòng hiệu trưởng và hốt hoảng khi thấy một người xa lạ ngồi ở đó. Thực tế là vị hiệu trưởng mà Seth Krishna chỉ định trước đây đã bị thay thế. Cậu bé cũng nhận ra tấm bảng mang tên cậu ở mặt trước ngôi trường đã không còn nữa và cậu chỉ rõ vị trí trước đây đã gắn tấm bảng.
For example, in 1964, Sunil Dutt of Bareilly, India, at the age of four told his parents that he was Seth Krishna, the owner of a school in Budaun, India. His parents took him there, and he at once recognized the building and knew his way around. He went to the principal’s office and was dismayed to see a stranger there. In fact, the principal Seth Krishna had appointed had been changed. The boy remarked that the sign bearing his name on the facade of the building was no longer there and indicated where it had formerly been.
Khi đến nhà ông bà Shri Krishna Oil Mill, Sunil gọi đúng tên một người giúp việc lớn tuổi và nhận ra vợ chồng người chị của Seth Krishna. Cậu cũng nhận ra được Seth Krishna trong một tấm hình chụp chung với nhiều người. Cảnh gặp gỡ giữa cậu và bà quả phụ Seth Krishna thật cảm động. Cậu hỏi bà về một vật sở hữu đặc biệt của gia đình thuộc tín ngưỡng và nhận ra tủ đựng áo quần của cậu trước đây.
On going to the Shri Krishna Oil Mill, Sunil called for an old servant by name, recognized Seth Krishna’s elder sister and brou~er-in-Iaw, and also identified Seth Krishna in a group photograph. His meeting with Seth Krishna’s widow was es-pecially poignant. He asked her about a particular religious object belonging to the family and recognized his previous wardrobe.
Nhiều trường hợp nhớ lại tiền kiếp như vậy đã được khảo sát và các thông tin đó đều được Francis Story thẩm định. Tiến sĩ Ian Stevenson cũng làm công việc tương tự và ghi lại các trường hợp vào tập sách của ông có tên là Twenty Cases Suggestive of Reincarnation (Hai mươi trường hợp tái sinh đáng suy ngẫm).
Many other cases of previous life recall were investigated and the information validated by Francis Story. Dr. Ian Stevenson did the same and wrote of them in his book, Twenty Cases Suggestive of Reincarnation.
Một ví dụ khác được ghi lại trong chương trình mang tên “Tái sinh” của đài truyền hình quốc gia Úc. Với tác dụng của sự thôi miên, cô Helen Pickering, một người chưa từng đi ra khỏi nước Úc, đã nhớ lại trước đây cô từng là Bác sĩ James Burns ở Scotland vào những năm đầu thế kỷ 19, và cô vẽ ra được hình ảnh ngôi trường đại học y khoa mà cô đã từng theo học.
Another example was documented in a program by Australian public television entitled “Reincarnation.” Under hypnosis, Helen Pickering, who had never been out of Australia, remembered being Dr. James Burns of Scotland during the early nineteenth century, and she drew a picture of the medical college he had attended.
Sau đó, cô cùng đi với nhóm nghiên cứu và hai nhân chứng độc lập, đến thành phố mà cô nhớ là cô đã sống trước đây. Người ta tìm thấy trong hồ sơ lưu trữ của thành phố có tên Bác sĩ James Burnes sống vào đúng thời điểm như cô nói. Helen cũng nhận ra nơi trước đây từng có một quán rượu, nhưng nói rằng nó thay đổi nhiều quá vì đã được kiến trúc lại.
Later she traveled with the research team and two independent witnesses to the town where she remembered living. In the town records, a Dr. James Burns was mentioned as living there at the time she stated. Helen recognized the place where the pub had been, but commented how different it was now that it had been remodeled.
Nhóm nghiên cứu đã bịt mắt cô và đưa cô đến thành phố Aberdeen, nơi trước đây có ngôi trường đại học y khoa. Khi được tháo băng bịt mắt ra, cô Helen nhận biết ngay nơi này. Không chút ngần ngại, cô dẫn mọi người đi thẳng ngay đến trường đại học. Trên đường đi, cô cũng chỉ cho họ nơi trước đây có tòa nhà của hội truyền giáo Seamen. Khi kiểm tra lại trong hồ sơ của thành phố thì quả đúng như vậy.
The researchers blindfolded her and drove to Aberdeen, the city where the medical college was. Once the blindfold was removed and Helen oriented herself, she led them without hesitation directly to the medical college. On the way, she told them where the old Seamen’s Mission had been, and when town records were checked, this was validated.
Khi bước vào trường đại học y khoa, cô có một cảm xúc rất kỳ lạ - một cảm xúc bộc lộ thật rõ ràng. Cô biết chính xác mọi nơi và dẫn mọi người đi viếng quanh ngôi trường. Thỉnh thoảng, cô Helen lại nhận xét rằng kiến trúc của ngôi trường đã khác đi so với thời của Bác sĩ Burns. Một sử gia địa phương khi được hỏi đã xác nhận điều này. Sử gia này cũng hỏi cô về ngôi trường và cách bố trí các phòng ốc của nó hồi cách đây gần một thế kỷ rưỡi, và những câu trả lời của cô đều phù hợp, chính xác. Các nhân chứng và người sử gia này vốn không tin vào thuyết tái sinh, nhưng bọn họ đều kinh ngạc trước sự thật và thừa nhận là chỉ có thể giải thích những hiểu biết của cô Helen bằng vào thuyết tái sinh mà thôi.
Upon entering the medical college, she had a very strange feeling-it was clearly an emotional experience. Knowing exactly where she was going, she led the others around the college. At times Helen commented that the structure of the building had been different at the time of Dr. Burns, and when they consulted the local historian, this too was confmned. The historian then asked her questions about the college and its floorplan as it had been nearly a century and a half before, and her answers were consistently correct. The witnesses and the historian, neither of whom believed in rebirth, were astonished and could only explain Helen Pickering’s knowledge by the theory of rebirth.
Tái sinh diễn ra như thế nào?
How does it happen?
Tái sinh diễn ra như thế nào? Cái gì đi tái sinh? Để hiểu được điều này, trước hết ta phải hiểu được bản chất của thân và tâm ta, cũng như ý nghĩa tâm linh của “sự sống”, thay vì là ý nghĩa sinh học.
How does rebirth happen? What is it that is reborn? To un-derstand this, we must first understand the nature of our body and mind, and what is meant by “life” in a spiritual, not bio-logical, sense.
Từ ngữ “tâm thức chúng ta” chỉ đến mỗi một tâm thức cá biệt của từng người trong chúng ta. Cách viết “tâm thức chúng ta” thay vì là “những tâm thức” chỉ nhằm mục đích diễn đạt đơn giản, không có ý chỉ đến một tâm duy nhất. Đừng nhầm lẫn điều này, vì chúng ta không phải là những phần nhỏ của một tâm chung lớn hơn. Mỗi chúng ta đều có một dòng tâm thức, hay dòng tâm thức tương tục, của riêng mình. Mặc dù các thuật ngữ như “tâm thức”, “dòng tâm thức” và “dòng tâm thức tương tục” thường được sử dụng với nghĩa như nhau, nhưng hai thuật ngữ kể sau nhấn mạnh đến tính chất tương tục của tâm thức trải qua thời gian.
The term, “our mind,” refers to each of our individual minds. The singular “mind” is used for stylistic purposes. Don’t get confused, for we aren’t parts of one big mind. Each of us has our own mindstream or mental continuum. Although in general “mind;’ “mindstream” and “mental continuum” are used interchangeably, the latter two terms emphasize the continuity of the mind over time.
Mỗi chúng ta có một thân thể và một tâm thức. Khi hai yếu tố này vẫn còn kết hợp, ta nói “Tôi đang sống”. Khi chúng tách rời nhau, ta gọi là “chết”.
Each of us has a body and a mind. While these two are together, we say, “I am alive.” When they separate, we call it “death.”
Thân thể và tâm thức của chúng ta là hai thực thể khác nhau, mỗi cái có dòng tương tục riêng của nó. Thân thể chúng ta là một thực thể vật chất, được tạo thành bởi các nguyên tử và phân tử. Chúng ta có thể thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm nó. Ta cũng có thể quan sát các thành phần của nó dưới kính hiển vi và phân tích các chức năng về mặt hóa học hay điện học.
Our body and mind are different entities, each with its own continuum. Our body is material substance, a physical entity composed of atoms and molecules. We can see, hear, smell, taste, and touch it. We can examine sections of it under a microscope and analyze its chemical and electrical functions.
Nhưng tâm thức chúng ta là hoàn toàn khác. Nó không phải là phần vật chất của não bộ, mà là thành phần có công năng trải nghiệm, tri giác, nhận biết và xúc cảm với môi trường quanh ta. Vì thế, “tâm thức” không chỉ riêng đến phần lý trí, mà là toàn bộ khía cạnh tri giác và trải nghiệm của chúng ta, sự nhận thức của ta. Vì tâm thức không do vật chất tạo thành, nên không thể đo lường được bằng các thiết bị khoa học. Ta không thể thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm vào tâm ta. Trong khi thân thể ta có bản chất vật lý và do các phân tử cấu thành, thì tâm thức ta lại là không hình thể và có năng lực nhận thức.
Our mind, however, is quite different. It’s not the physical organ of the brain, but is that part of us that experiences, perceives, recognizes and emotionally reacts to our environment. Thus, “mind” doesn’t refer to the intellect, but to the entire cognitive and experiential aspect of us, our consciousness. As it isn’t composed of physical matter, our mind can’t be measured by scientific instruments. We can’t see, hear, smell, taste or touch our mind. While our body is atomic and physical in nature, the mind is formless and conscious.
Trong Phật giáo, tâm thức được định nghĩa là “sự sáng suốt và tỉnh giác đơn thuần”. Tâm sáng suốt trong ý nghĩa là nó có thể phản chiếu hay soi sáng các đối tượng. Những đối tượng như hoa hồng, hương thơm ngọt ngào, âm thanh, ý tưởng, đều có thể sinh khởi trong tâm. Tâm tỉnh giác trong ý nghĩa là nó nhận biết hay có tương quan, duyên theo các đối tượng này. Tâm rõ biết hay nhận biết được toàn bộ về thế giới quanh ta và bên trong ta. Tâm thức chính là công năng thuần túy sáng suốt và tỉnh giác này. Nhờ đó mà các đối tượng có thể sinh khởi và được tâm duyên theo.
In Buddhism, mind is defIned as “mere clarity and awareness.” It is clear in the sense that it reflects or illuminates objects. Objects-red roses, sweet fragrances, sounds and ideascan all arise in the mind. The mind is aware in that it perceives or is involved with these objects. It knows or is aware of the world around and inside of us. The mind is this mere function of clarity and awareness, that which allows for the arisal of objects and is involved with them.
Vì cả tâm lý học cũng như khoa học đều không có một định nghĩa chính xác về tâm thức hay thức, và vì chúng ta đã quen cho rằng mọi sự vật đều cấu thành trên cơ sở phân tử, nên việc nghĩ về tâm thức ta như một thực thể vô hình thoạt tiên có vẻ như rất kỳ lạ. Nhưng nếu chúng ta ngồi tĩnh lặng để tự mình nhận ra những phẩm tính trong sáng và tỉnh giác, ta sẽ có một hiểu biết mới về tâm thức của mình.
As neither psychology nor science have a concise definition of what mind or consciousness is, and since we tend to think of everything as having a molecular basis, it may seem strange at fIrst to think of our consciousness as a formless entity. But if we sit quietly and let ourselves be aware of the qualities of clarity and awareness, we’ll come to have a new understanding of what our mind is.
Khi ta đang sống, thân và tâm ta kết hợp và có sự tương tác lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng là hai thực thể khác nhau. Khi ta nhìn thấy một bông hoa cúc, các nơ-ron thuộc hệ thần kinh của ta phản ứng theo những mô thức nhất định về mặt hóa học và xung điện. Tuy nhiên, cả những phần vật thể liên quan cũng như các phản ứng hóa học và xung điện đó đều không nhận biết bông hoa. Nhãn căn, hệ thống thần kinh và não bộ là những cơ sở vật lý để tâm thức có thể nhận biết và trải nghiệm về bông hoa.
While we are alive, our body and mind are conjoined and affect each other. However, they are different entities. When we see a daisy, the neurons in our nervous system react in certain chemical and electrical patterns. However, neither the physical substances nor their chemical and electrical reactions is conscious of the flower. The eye sense organ, the nervous system and the brain are the physical bases allowing the mind to perceive and experience the daisy.
Tình thương ta dành cho một người thân yêu là một kinh nghiệm có ý thức. Mặc dù có những phản ứng hóa học và xung điện xảy ra trong hệ thần kinh vào thời điểm ta khởi lòng thương yêu, nhưng những nguyên tử [tham gia các phản ứng đó] tự chúng không trải nghiệm được cảm xúc thương yêu. Nếu thương yêu chỉ là những chức năng hóa học, thì chúng ta hẳn đã có thể tạo ra tình thương yêu từ một cái đĩa nuôi cấy [trong phòng thí nghiệm]! Vì thế, các phản ứng hóa học và xung điện không phải là tình thương yêu, cho dù chúng có thể xảy ra đồng thời khi tâm thức đang trải nghiệm cảm xúc thương yêu.
Our love for a dear one is a conscious experience. Although there are chemical and electronic reactions occurring in our nervous system at the time we’re feeling love, the molecules themselves aren’t experiencing that emotion. If love were only chemical functions, then we could create it in a petri dish! Thus, the chemical and electrical reactions aren’t the love, although they may be occurring at the same time the consciousness is experiencing love.
Vì thân và tâm là hai thực thể tách biệt, nên mỗi cái có dòng tiếp diễn riêng của nó. Vì thân thuộc vật chất, vật lý, nên căn nguyên tương tục của nó - những chất liệu thực sự chuyển hóa thành thân thể ta - cũng là chất liệu vật chất. Thân thể chúng ta hình thành từ sự kết hợp giữa tinh cha noãn mẹ. Cũng thế, cái còn lại sau khi thân thể hiện tại của chúng ta chết đi cũng mang tính chất vật thể: một xác chết phân hủy.
Because the mind and body are separate entities, they each have their own continuum. Because the body is material and physical, its perpetuating cause - the thing that actually transforms into our body - is physical substance. Our body is a result of the sperm and egg of our parents. Similarly, what follows from our present body after death will also be physical in nature: a corpse which decomposes.
Thân thể chúng ta vận hành trong hệ thống nhân quả. Cái thân hôm nay tùy thuộc vào cái thân đã có từ hôm qua. Mặc dù không được tạo thành chính xác từ những nguyên tử giống như hôm qua - thân thể nhận thức ăn vào và bài tiết chất thải - nhưng vẫn là một sự tiếp nối của cái thân hôm qua. Chúng ta có thể truy nguyên thân thể hiện tại của mình đến giai đoạn thai bào nằm trong bụng mẹ và cuối cùng là tinh trùng và trứng của cha mẹ. Tinh trùng và trứng, mỗi cái lại có dòng tương tục của riêng nó, vì được tạo thành từ các nhân duyên. Khoa học chưa từng xác định được thời điểm khởi nguyên của vật chất, và thật ra thì một thời điểm khởi nguyên như vậy có hiện hữu hay không vẫn còn là một nghi vấn. Vật chất và năng lượng có sự chuyển đổi dạng thức qua lại, nhưng tổng thể của chúng thì không hề tăng lên hay giảm đi.
Our body functions within the system of cause and effect. Our body as it is today is dependent on the body we had yesterday. Although it’s not made of exactly the same atoms as it was yesterday - our body took in food and eliminated waste - it still is a continuation of yesterday’s body. We can trace the origin of our present body back to the fetus in the womb and eventually to the sperm and egg of our parents. The sperm and egg each have their own continuums, being produced by causes. Science hasn’t identified a first moment of physical matter, and in fact, it’s even questionable if such a first moment exists. Matter and energy change form, yet the total of the two neither decreases nor increases.
Vì tâm thức là chỉ là sự trong sáng và nhận biết đơn thuần, không tạo thành từ các nguyên tử, nên căn nguyên tương tục của nó cũng là bản chất trong sáng, nhận biết và không tạo thành từ nguyên tử. Tâm thức hiện tại của chúng ta tùy thuộc vào tâm thức từ hôm qua. Tâm thức hôm qua lại tùy thuộc vào tâm thức của ngày trước đó nữa, và cứ như vậy tiếp nối… ta có thể truy nguyên dòng tâm thức tương tục của mình. Vì tâm thức là một dòng tương tục liên tục chuyển biến, nên mỗi sát-na ta đều có thể trải nghiệm những điều mới mẻ, và ta có thể ghi nhớ những gì đã xảy ra với ta trong quá khứ.
As the mind is mere clarity and awareness and not made of atoms, its perpetuating cause is also non-atomic and of the nature of clarity and awareness. Our present mind depends on our mind from yesterday. That depends on the mind of the day before, and so on: in this way we can trace back the continuation of our mind. Because our mind is a continuum that is constantly changing, we can experience new things each moment and we can remember what has happened to us in the past.
Ta không thể nhớ về quá khứ lâu xa hơn một thời điểm nhất định nào đó. Dù vậy, ta vẫn biết rằng lúc còn bé mình có tâm thức, vì ta có thể quan sát những đứa bé hiện nay đều có tâm thức. Tâm thức ta lúc còn bé là sự tiếp nối của tâm thức khi chúng ta đang còn trong thai bào và cứ vậy đi ngược lại đến thời điểm thụ thai, mỗi sát-na tâm đều là kết quả của sát-na tâm trước đó.
At a certain point, we can remember no further. Still, we know that we had consciousness as a baby because we can see that other babies have minds. Our mind when we were a baby was a continuation of our mind when we were a fetus, and so on back to the time of conception, each moment of mind being a result of the previous moment of mind.
Vào thời điểm thụ thai, khi tinh cha huyết mẹ hòa hợp thì tâm thức từ đâu đi vào thai bào? Như chúng ta đã thấy, mỗi sát-na tâm đều là sự tiếp nối của sát-na tâm trước đó. Theo đó, cái tâm thức đi vào trứng đã thụ tinh cũng là một sự tiếp nối của thời điểm trước đó. Tâm thức ấy không phải do tinh cha huyết mẹ tạo thành, vì tâm thức là một thực thể khác biệt với những chất liệu vật chất tạo thành thân thể.
At the time of conception, when the mind entered into the union of the sperm and egg, where did it come from? As we have seen, each moment of mind is a continuation of the previous moment. In the same way, the mind that joined with the fertilized egg was also a continuation of a previous moment of mind. It wasn’t produced by the sperm and egg, because mind is a different entity from the material substances which constitute the body.
Người Phật tử tin rằng, tâm thức chúng ta không do Thượng đế hay một ai khác tạo thành, vì nó không thể được tạo thành từ chỗ không có gì. Hơn nữa, người Phật tử còn đặt nghi vấn về lý do Thượng đế tạo ra con người chúng ta. Chắc chắn là không có lý do gì để tạo ra khổ đau hoặc thậm chí là tạo ra những sinh thể có nguy cơ suy thoái từ trạng thái hoàn hảo đọa lạc vào khổ đau. Phật tử tin rằng, nếu nhân là tốt đẹp thì quả cũng phải tốt đẹp; vì vậy, những gì được tạo ra từ Thượng đế toàn hảo cũng phải là toàn hảo. Nếu những chúng sinh được tạo ra sẵn có nguy cơ sa đọa thì đó không phải là toàn hảo.
Buddhists believe that our mind was not created by another being or God, because consciousness cannot be created out of nothing. Furthermore, they say, why would a God create us? Surely there is no reason to create suffering or even create beings who have the potential to degenerate from perfection into suffering. Buddhists believe that if the cause is perfect, its result should also be; so the creation of a perfect God should be perfect. If created beings have the potential to degenerate, then they aren’t perfect.
Vì mỗi sát-na tâm là kết quả của sát-na tâm trước đó, nên nguyên nhân hợp lý duy nhất tạo thành tâm thức vào thời điểm thụ thai phải là sát-na tâm trước đó trong cùng một dòng tương tục. Như vậy, tâm thức chúng ta đã hiện hữu từ trước khi đi vào thân thể này. Chúng ta đã có các đời sống quá khứ, khi tâm thức ta kết hợp với những thân thể khác.
Because each moment of mind is a product of a previous moment, the only logical cause of the mind at the instant of conception is a previous moment in that same continuum. Thus, our mind existed prior to entering into this particular body. We have had previous lives, when our mind inhabited other bodies.
Sau khi chết, mặc dù thân thể vật chất bị phân hủy, nhưng tâm thức thì không. Dòng tương tục của tâm thức ta sẽ tái sinh trong một thân thể khác. Mỗi sát-na tâm đều là nguyên nhân tạo thành sát-na tâm tiếp theo sau đó. Do vậy, vì nguyên nhân (sát-na tâm vào lúc chết) hiện hữu nên kết quả (sát-na tâm tiếp theo) cũng sẽ hiện hữu. Dòng tâm thức ta vẫn tiếp diễn khi thân thể này đã ngừng mọi chức năng hoạt động.
After death, although the physical matter of the body decays, the mind doesn’t. The continuity of our mindstream takes rebirth in another body. Each moment of consciousness causes the next moment. Thus, because the cause (the moment of consciousness at the time of death) exists, the result (the next moment ofconsciousness) will exist. Our mindstream doesn’t cease when the body ceases to function.
Vào thời điểm chết, các thức giác quan thô [như nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức], vốn là nền tảng giúp ta có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, và ý thức dạng thô, vốn giữ chức năng suy nghĩ và nhận hiểu, đều sẽ tan hòa vào một dạng thức cực kỳ vi tế. Thức cực kỳ vi tế này sẽ rời bỏ thân thể hiện tại của chúng ta và đi vào một trạng thái trung gian.
At the time of death our gross sense consciousnesses which enable us to see, hear, smell, taste and touch and our gross mental consciousness that thinks and conceives dissolve into an extremely subtle mental consciousness. This extremely subtle mental consciousness leaves our present body and enters an intermediate state.
Đức Phật dạy rằng, trong trạng thái trung gian này, chúng ta sẽ có một thân vi tế tương tự như thân vật chất thô nặng mà ta sẽ có trong đời sống tiếp theo. Trong khoảng thời gian 7 tuần lễ, tất cả các nhân duyên dẫn đến tái sinh sẽ hòa hợp và chúng ta tái sinh trong một thân thể khác. Trong thân thể mới này, các thức thô nặng sẽ xuất hiện trở lại để chúng ta có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ, nhận biết về môi trường sống mới.
The Buddha explained that in the intermediate state we take a subtle body similar to the gross physical one we’ll take in the next rebirth. Within seven weeks all the causes and conditions for the future rebirth come together and we’re reborn in another body. In this new body, all the gross consciousnesses again appear, and we see, hear, smell, taste, touch and think about our new environment.
Khi tái sinh, dòng tâm thức của ta kết hợp với một thân thể mới, nghĩa là không nhập vào một sinh thể sẵn có sự sống, vì mọi sinh linh đang sống đều sẵn có một dòng tâm thức riêng. Lúc khởi đầu đời sống này, tâm thức ta đi vào một trứng đã thụ tinh trong lòng mẹ. Tâm thức ta không đi vào em bé một tháng tuổi, vì em bé đã sẵn có một dòng tâm thức.
When we’re reborn, our mindstream joins with a new body. That is, we aren’t reborn into a being that is already alive, since living beings already have mindstreams. At the beginning of this lifetime, our mind entered into the fertilized egg in our mother’s womb. It didn’t enter into a month-old baby, for that infant already had a mind.
Mỗi người đều có một dòng tâm thức riêng biệt. Chúng ta không phải là những phần nhỏ trong một “tâm thức phổ quát”, vì mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm riêng. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta hoàn toàn tách biệt và không liên hệ với nhau, vì khi đã tiến bộ trên con đường tu tập, ta sẽ nhận ra sự hợp nhất và tương thuộc giữa mọi chúng sinh. Dù vậy, mỗi chúng ta vẫn có một dòng tâm thức riêng mà ta có thể truy nguyên đến vô cùng.
Each person has a separate mindstream. We’re not fragments of a “universal mind,” because we each have our own experiences. That doesn’t mean we’re isolated and unrelated, for as we progress on the path we’ll come to realize our unity and interdependence. Still, we each have a mindstream that can be traced back infinitely in time.
Tâm thức cực kỳ vi tế đã đi từ thân này đến thân kế tiếp, từ đời sống này sang đời sống khác, không phải là một linh hồn. Vì “linh hồn” hàm nghĩa một tự thể độc lập, thực hữu và bất biến, tạo thành con người đó. Nhưng tâm thức là phụ thuộc và liên tục biến chuyển, và vì thế được nói đến như một dòng tương tục.
The very subtle consciousness that goes from one body to the next, from one life to the next, is not a soul. “Soul” implies a fixed, real and independent entity that is the person. The consciousness, however, is dependent and always changing, and thus is referred to as the mindstream.
Một dòng sông hay dòng suối luôn biến chuyển không ngừng - có lúc hẹp lại, có lúc mở rộng ra; có lúc lững lờ trôi êm ả qua thung lũng rộng, có lúc khác lại chảy xiết, dữ dội qua bao ghềnh đá, hẽm núi. Hình thể của con sông ở hạ lưu tùy thuộc vào vùng thượng lưu nó đã chảy qua như thế nào, và vào những điều kiện vùng hạ lưu mà nó đang chảy. Nhưng cho dù đã trải qua tất cả những thay đổi, nhưng một con sông, chẳng hạn như sông Mississippi, vẫn là một dòng tương tục, mang cùng một tên gọi trong suốt chiều dài của nó.
A stream or river is constantly changing - sometimes it is narrow, other times wide; sometimes it flows peacefully in a broad valley, other times it gushes down over rocks and through gorges. What form the river takes downstream depends on what it was like upstream and on the conditions in the place downstream. In spite of all the changes it goes through, a river for example, the Mississippi - is one continuous thing, having the same name throughout its length.
Cũng vậy, tâm thức luôn biến đổi không ngừng. Có những lúc an tịnh, có lúc lại vọng động. Có lúc tái sinh làm người, lại có lúc mang những hình dạng khác. Những gì xảy đến với tâm thức chúng ta trong một kiếp sống cụ thể là tùy thuộc vào những hành vi mà nó đã thực hiện và động cơ thúc đẩy từ những kiếp sống quá khứ. Mặc dù tâm thức không ngừng biến chuyển, nhưng cũng như dòng sông, nó được xem như một dòng tương tục.
In the same way, the mind or consciousness continuously changes. Sometimes it is peaceful, other times restless. Sometimes it is in a human body, other times it is in other physical forms. What happens to our mind in one particular life depends on the actions it created and motivated in previous lives. Although our mind is constantly changing, like a river it is regarded as one continuous thing.
Tâm thức khởi đầu từ bao giờ? Theo quan điểm Phật giáo thì tâm thức không có khởi điểm. Mỗi sát-na tâm sinh khởi đều có nguyên nhân của nó là sát-na tâm trước đó. Không có sát-na tâm đầu tiên. Chưa ai nói rằng phải có một thời điểm khởi đầu, trước đó chưa hề có tâm thức. Trong thực tế, điều đó là hoàn toàn không thể, vì làm sao có thể tạo ra sát-na tâm đầu tiên nếu từ trước không tồn tại nguyên nhân của nó, một sát-na tâm trước đó?
When did it all begin? From a Buddhist viewpoint, there is no initial moment of mind. Each moment of our mind arises because there is a cause for it, the previous moment of mind. There was no first moment. No one ever said there had to be a beginning, before which there was no mind. In fact, such a thing would be impossible, for how could a first moment of mind be created without the prior existence of its cause, a previous moment?
Ý niệm lùi lại bất tận của tâm thức mới đầu có thể rất khó nắm bắt, nhưng nếu ta nhớ lại về dãy số đã học trong môn toán, điều này sẽ dễ hiểu hơn. Có con số nào là lớn nhất không? Có con số nào là tận cùng không, dù là số âm hay số dương? Với bất kỳ con số nào ta xem như là số đầu tiên hay số cuối cùng, luôn có thể thêm vào một số nữa. Không có số khởi đầu hay số kết thúc. Dòng tâm thức của chúng ta cũng tương tự như vậy.
The idea of a beginningless regression may be difficult for us to grasp at first, but if we remember the numberline from math class, it’ll be easier. Is there a highest number? Is there an end to the numberline on either the positive or negative side? To whatever we may name as the first or last number, one more can always be added. There is no beginning or end. It is similar with our mental continuum.
Thật ra, đức Phật đã dạy rằng việc nỗ lực truy tìm khởi điểm của tâm thức hay nguồn gốc của vô minh là hoàn toàn vô ích. Chúng ta sẽ hoang phí đời sống quý giá của mình trong những suy diễn vô ích về điều vốn không tồn tại. Việc đối mặt giải quyết thực trạng hiện nay của ta và nỗ lực để hoàn thiện sẽ lợi ích hơn nhiều.
In fact, the Buddha said that it was fruitless to try to find a first moment of mind or the origin of our ignorance. We would waste our precious life in useless speculation about something that didn’t exist. It’s more advantageous to deal with our present situation and work to improve it.
Tại sao hầu hết chúng ta không thể nhớ lại những kiếp trước của mình? Đó là vì tâm thức ta bị che chướng bởi vô minh và những chủng tử bất thiện mà ta đã tạo tác trong quá khứ. Nhưng cũng không đáng ngạc nhiên khi ta không thể nhớ lại kiếp trước của mình: đôi khi ta thậm chí còn không nhớ được mình đã để xâu chìa khóa ở đâu, hoặc ta đã ăn gì vào bữa tối ngày 5 tháng 2 năm 1970... Việc ta không thể nhớ lại một điều gì không có nghĩa là điều đó không tồn tại. Điều đó chỉ có nghĩa là trí nhớ của ta bị ngăn che.
Why can’t most of us remember our previous lives? This is because our minds are obscured by ignorance and the imprints of negative actions we created in the past. But it’s not surprising that we can’t remember our previous lives: sometimes we can’t even remember where we put our keys, nor can we remember what we ate for dinner on February 5, 1970. That we can’t remember something doesn’t mean it doesn’t exist. It simply means that our memory is obscured.
Người ta thường thắc mắc khi dân số thế giới tăng lên thì những dòng “tâm thức mới” từ đâu đến? Chư Phật cũng như các bậc thiền giả đạt đến tâm thanh tịnh và an định từng nói về nhiều cảnh giới sống khác nữa trong vũ trụ.
People often ask where the “new” mindstreams come from as the population of the world increases. Buddhas and accomplished meditators who have purified their minds and developed single-pointed concentration have told of the existence of other life forms in the cosmos.
Khi chúng sinh ở các cảnh giới khác chết đi, họ có thể tái sinh vào trái đất này. Sau khi chết, ta cũng có thể tái sinh vào những cảnh giới của họ. Tương tự, loài thú sống quanh ta cũng có thể tái sinh thành người. Và như vậy, dân số trên trái đất này có thể tăng lên.
When beings living in other universes die, they can be reborn on our earth. After death, we can also be reborn in their worlds. Similarly, the animals around us may be reborn as humans. In this way, our human population on earth can increase.
Theo quan điểm Phật giáo, cây cỏ nói chung không có tâm thức. Mặc dù chúng có sự sống về mặt sinh học, theo đó chúng phát triển và sinh sản, nhưng nói chung chúng không có sự sống theo nghĩa là có tâm thức. Cho dù các loài thực vật có thể phản ứng với môi trường sống của chúng, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là chúng có tâm thức, vì ngay cả những mạt sắt vụn cũng có phản ứng khi ta đưa một cục nam châm đến gần chúng. Khi tâm thức ta dứt trừ được hết vô minh và phiền não che chướng, ta sẽ có khả năng phân biệt trực tiếp những hình thức sống nào là - hay không phải là - chúng sinh hữu tình.
From a Buddhist viewpoint, plants generally don’t have minds. Although they are biologically alive in that they grow and reproduce, they generally aren’t alive in the sense of having consciousness. While plants may react to their environment, it doesn’t necessarily mean that they have minds, for even iron filings react when a magnet is brought near them. When we’ve cleared the ignorance and obscurations from our mindstreams, then we’ll be able to distinguish directly which forms are sentient and which aren’t.
Thử một lần xem
Trying it on
Mặc dù chúng ta có thể chưa tin được hoàn toàn là có những kiếp sống quá khứ và tương lai, nhưng ta có thể thử nghiệm trong ý nghĩa khảo sát xem liệu thuyết tái sinh có thể nào lý giải được những sự việc mà trước đây ta không hiểu được.
Although we may not be thoroughly convinced of the existence of past and future lives, we can “try it on” in the sense of examining whether or not rebirth can explain other things that we previously didn’t understand.
Các bậc cha mẹ thường nhận thấy con cái họ khi vừa sinh ra đã có những cá tính khác biệt nhau. Một đứa con trong gia đình có thể rất trầm tĩnh và dễ thỏa mãn, trong khi một đứa khác lại hiếu động; có đứa có thói quen rất dễ mất bình tĩnh, trong khi cùng một hoàn cảnh đó thì một đứa con khác lại không hề bực dọc.
Parents often observe that their new-born infants have distinct personalities. One child in the family may be very quiet and content, while another is restless. One child may habitually lose his or her temper, while in the same situation another isn’t irritated.
Vì sao những nét cá tính như vậy biểu hiện ngay từ khi còn rất nhỏ? Và tại sao có một số nét cá tính của chúng ta lại rất mạnh mẽ và ăn sâu khó thay đổi. Chắc chắn là có những ảnh hưởng từ môi trường và yếu tố di truyền. Nhưng theo quan điểm Phật giáo, còn có những ảnh hưởng khác nữa, vì dường như chúng ta đã không đến với đời sống này như những tờ giấy trắng. Chúng ta đã mang theo với mình những cá tính và tập khí ứng xử từ kiếp sống trước đây.
Why do such personality traits appear even at a very early age? Why are some of our personality traits very strong and ingrained? Certainly environmental and genetic influences are present. From a Buddhist viewpoint, other influences are present as well, for we don’t seem to enter this life as blank slates. We carry with us personality characteristics and habitual behavior patterns from previous lives.
Thuyết tái sinh cũng có thể giải thích trường hợp một đứa trẻ đặc biệt bộc lộ năng khiếu từ rất sớm, chẳng hạn như về âm nhạc hoặc toán học. Nếu chúng ta đã quen thuộc với một lãnh vực nào đó, hoặc đã phát triển tốt một tài năng đặc biệt trong tiền kiếp, thì một khuynh hướng nghiêng về lãnh vực đó có thể dễ dàng xuất hiện trong kiếp này. Có một chị nói với tôi rằng, đứa con trai chị từ khi còn rất bé đã rất thích âm nhạc và biết tên các nhà soạn nhạc đã soạn một số tác phẩm nào đó. Trong gia đình chị, không một ai khác có kiến thức hay ưa thích âm nhạc như thế, và sự đam mê âm nhạc của đứa con làm chị khó hiểu. Có lẽ cháu bé trong kiếp trước đã từng là một nhạc sĩ.
Rebirth could explain why a particular child shows aptitude from a very young age for music or math, for example. If we are familiar with a certain subject or have developed a particular talent well in past lives, then an inclination towards it could easily appear in this life. One woman told me that from a very young age her son was interested in music and knew the names of the composers of certain pieces. No one else in the family had such knowledge or interest in music, and her son’s affinity puzzled her. Perhaps the child was a musician in a previous life.
Rất nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua sự quen thuộc không giải thích được khi lần đầu tiên đến một nơi nào đó nhưng lại có cảm giác mạnh mẽ là mình đã từng ở đó trước đây rồi. Đây có thể là một nhận biết trong tiềm thức về một nơi mà ta đã từng sống trong kiếp quá khứ.
Many of us have had “deja vu” experiences when we’ve gone to a place for the first time yet strongly feel that we’ve been there before. This could be a subliminal recognition of a place we’ve been to in a previous life.
Tương tự, ta cũng rất có thể đã từng gặp gỡ những người nào đó và lập tức cảm thấy rất thân thiết mà không có lý do gì rõ rệt. Chúng ta luôn cảm thấy thoải mái và tự nhiên trao đổi ngay những vấn đề riêng tư với họ. Điều này có thể cho thấy rằng ta và họ đã từng là bạn thân trong tiền kiếp.
Also, we’ve probably had the experience of meeting people and feeling very drawn to them for no apparent reason. We instantly feel relaxed and find ourselves discussing personal issues with them. This could point to our having been close friends in previous lives.
Hầu hết mọi người đều cần có thời gian để suy xét kỹ về các chứng cứ đa dạng cho thấy có sự tồn tại của các đời sống quá khứ và tương lai. Chúng ta không thể ngay lập tức hiểu rõ được vấn đề này và rất có thể nảy sinh nhiều nghi vấn. Chúng ta cần học hỏi, quán chiếu và thảo luận về các chứng cứ tán thành hay bác bỏ thuyết tái sinh. Đối với một số người, điều này đòi hỏi sự dũng cảm để buông bỏ các định kiến đã có từ thuở nhỏ và để nghiên cứu về thuyết tái sinh. Nhưng đây là điều rất đáng làm: thông qua việc khảo sát các vấn đề với một tâm trí rộng mở đón nhận các lý lẽ và chứng cứ, trí thông minh và sự hiểu biết của chúng ta sẽ phát triển.
Most people need time to think over the various pieces of evidence suggesting the existence of past and future lives. We won’t have a clear understanding of it at first and many questions are likely to arise. We need to learn, reflect upon and discuss the evidence for and against rebirth. For some people, it requires courage to loosen the preconceptions they’ve had since childhood and to investigate rebirth. But this is very worthwhile: through examining issues with a mind open to logic and evidence, our intelligence and understanding will expand.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.202.224 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (99 lượt xem) - Việt Nam (86 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...