Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: 4. Nuôi dưỡng lòng vị tha »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 4. Nuôi dưỡng lòng vị tha

Donate

(Lượt xem: 8.509)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

4. Nuôi dưỡng lòng vị tha

4. Nurturing altruism



Tâm từ bi rộng mở
The open heart of love and compassion
Chứng ngộ căn bản thứ hai trên con đường tu tập là tâm nguyện vị tha muốn đạt đến sự giác ngộ để làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh. Trong tiếng Sanskrit, tâm nguyện này được gọi là “bodhicitta”, có thể chuyển dịch theo nhiều cách như là: tâm tỉnh giác, tâm Bồ-đề, tâm vị tha hay tư tưởng giác ngộ. Những ai có động lực này - các vị Bồ Tát - đều có lòng từ bi vô hạn, bình đẳng và vị tha với tất cả chúng sinh rất mạnh mẽ đến mức luôn mong muốn đạt đến giác ngộ để có được khả năng tốt nhất trong việc làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
The second principal realization of the path is the altruistic intention to attain enlightenment in order to benefit all beings. In Sanskrit it is called “bodhicitta,” which has several English translations: awakening mind, Bodhi mind, dedicated heart and thought of enlightenment. People who have this motivation-bodhisattvas-have such unselfish, impartial and intense love and compassion for others that they seek to attain enlightenment in order to be most capable of benefiting them.
Chúng ta sống chung trong một thế giới với biết bao người khác. Bất chấp việc chúng ta có những thân thể khác nhau và kinh nghiệm khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều rất giống nhau. Tất cả chúng ta đều có những khổ đau bất ổn và phiền não. Tất cả chúng ta đều xoay vòng mãi trong sinh tử. Mỗi chúng ta đều có chung một mong ước sâu xa là được sống hạnh phúc và né tránh mọi khổ đau.
We live in a universe full of other beings. Despite the fact that we have different bodies and different experiences, we’re very similar. All of us have problems and disturbing attitudes. We’re all reborn and die again and again. Each of us has the same deeply-rooted wish only to have happiness and to avoid all difficulties.
Nhận biết được rằng tất cả chúng ta đều đi chung trên một con thuyền, làm sao ta có thể xem là hợp lý khi chỉ biết lo cho lợi ích của riêng mình? Giống hệt như chúng ta, người khác cũng khổ đau vì những đau đớn và bất ổn của họ. Làm sao ta sao có thể nói rằng mình là quan trọng hơn người khác? Có lý lẽ hay lập luận nào biện hộ cho việc ta luôn chăm chút chính mình hơn là người khác?
Realizing we’re all in the same boat, how could we possibly justify working only for our own benefit? Others’ pain and problems make them as unhappy as our pain and problems make us. How can we say we’re more important than other people? What logic or rationale is there to our constant cherishing of ourselves more than others?
Nếu nghĩ đến cái chung, ta sẽ thấy rằng ta chỉ có mỗi một mình trong khi những chúng sinh khác là vô số. Nếu ta so sánh hạnh phúc của một người với hạnh phúc của tất cả chúng sinh thì việc quan tâm duy nhất đến hạnh phúc của riêng mình sẽ là không hợp lý. Chúng ta không thể đi theo con đường tâm linh chỉ để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Ta cũng phải giúp đỡ mọi người để cùng đạt được hạnh phúc.
If we think democratically we see that there’s one of me while there’s an infinite number of other beings. If we compare the happiness of one person to the happiness of all beings, it no longer seems fair to be concerned only with our own welfare. We can’t follow a spiritual path seeking only our own happiness. We’ve got to help others find happiness too.
Việc cứu giúp tất cả chúng sinh là rất khó khăn khi ta chưa đạt đến tâm bình đẳng đối với mọi người. Ta thường có khuynh hướng yêu thích một số người hơn những người khác và chấp nhận làm mọi việc để giúp đỡ họ. Chúng ta đối xử không tốt với những người ta cho là đáng ghét và không ưa thích. Khi nào ta vẫn còn nhận thức về người khác theo cách phân chia thành các nhóm bạn bè, thù nghịch hoặc xa lạ, rồi dựa vào đó mà sinh lòng luyến ái, căm ghét hoặc vô cảm, thì việc cứu giúp họ là điều rất khó khăn. Trước hết, ta cần phải phát khởi tâm từ bi bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.
It’s difficult to help all others when our own minds are partial. We tend to like some people more than others and go out of our way to help them. We’re unkind to people we consider obnoxious and don’t like. As long as we perceive and categorize others as friends, enemies or strangers, and respectively grenerate attachment, aversion or apathetic indifference towards them, it will be difficult for us to help them. First we need to have impartial love and compassion for all of them.
Nền tảng của tâm từ bi [bình đẳng như thế] là nhận thức được rằng mọi người vốn không hề sẵn có bản chất là bạn bè, thù nghịch hay xa lạ đối với ta. Một người bạn có thể rồi sẽ trở thành người xa lạ hay kẻ thù nghịch. Một người ta không ưa thích có thể rồi sẽ trở thành bè bạn hay xa lạ. Và một người xa lạ có thể rồi sẽ trở thành bạn bè hoặc kẻ thù. Những mối quan hệ này luôn thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Nếu nhìn lại cuộc sống [đã qua] của chính mình, ta sẽ thấy nhiều trường hợp thay đổi như thế. Vì mối quan hệ của ta với người khác không ngừng biến đổi, nên việc phân chia mọi người quanh ta thành các nhóm cố định [như bạn, thù hoặc xa lạ] để rồi sinh tâm luyến ái, căm ghét hoặc dửng dưng là hoàn toàn vô nghĩa.
The foundation of love is realizing that others aren’t inherently our friends, enemies or strangers. A friend can become a stranger or an enemy. Someone we don’t like can become a friend or a stranger. A stranger can become a friend or an enemy. These relationships change according to time and circumstances. If we look in our own lives, we’ll find many examples of this. Because our relationships with others are changing, it makes no sense to put others into hard and fast categories and to have strong feelings of attachment, aversion or indifference towards them.
Với một tầm nhìn toàn diện hơn, hẳn ta sẽ thấy rằng việc gán ghép cho mọi người những giá trị như bạn bè, thù nghịch hoặc xa lạ là chủ quan và tùy tiện biết bao. Hôm nay, người nào đó cho ta một số tiền lớn và trở thành bạn ta. Ngày mai, người ấy sỉ nhục ta và trở thành kẻ thù. Một người khác sỉ nhục ta hôm nay rồi ngày mai lại cho ta một số tiền lớn. [Trong hai người ấy,] ai là bạn, ai là thù?
If we had a larger perspective we would see how arbitrary it is to label people as friends, enemies and strangers. Someone gives us a thousand dollars today and becomes our friend. Tomorrow he slaps us and thus becomes our enemy. Another person slaps us today and gives us a thousand dollars tomorrow. Which one is the friend and which is the enemy?
Bạn và thù chỉ là những sự phân biệt hoàn toàn chủ quan, tùy theo thời điểm, hoàn cảnh và tùy theo sự gán ghép của ta cho một người là bạn hay thù. Giá như ta có thể nhớ lại những mối quan hệ của mình với mọi chúng sinh - kể cả những mối quan hệ trong tiền kiếp - hẳn ta sẽ thấy rằng tất cả chúng sinh đối với ta đều đã từng là bạn hữu, là kẻ thù nghịch hay là người xa lạ trong những thời điểm khác nhau.
Friend and enemy are arbitrary distinctions, depending on time and circumstances, and on our labeling a person “friend” or “enemy.” If we could remember the relationships we’ve had with all beings - including those in previous lives - we would see that all of them have at different times been our friend, our enemy and a stranger.
Nói chung, ta luôn xem những người tử tế với ta và tán thành những quan điểm của ta là người tốt, là thân hữu. Những ai không có quan hệ tốt đẹp, hòa hợp với ta, ta đều xem là người xấu, là kẻ thù nghịch với mình. Nhưng hai hạng người theo phân loại như thế của ta đều sẵn có cả những tính tốt và những tính xấu. Chúng ta chỉ nhìn thấy một vài tính chất của mỗi người và nhấn mạnh vào đó rồi nghĩ rằng đó là tính cách của người ấy.
Generally, we consider someone who is kind to us and agrees with our opinions as a good person and real friend. We think of someone we don’t get along with as a bad person and a real enemy. But both people have good and bad qualities. We’re just seeing a few of each person’s qualities, emphasizing them and thinking that’s the person’s character.
Cách nhìn của ta về người khác là rất chủ quan. Khi ta nhìn vào một người nào đó và thấy có vẻ như rất tuyệt vời, thì đối với một người khác, cũng con người ấy lại có vẻ như rất đáng ghét. Tại sao vậy? Đó là vì ta đã nhìn người ấy từ một góc độ, trong khi người khác lại nhìn người ấy từ một góc độ khác. Thật ra, người ấy vốn có cả những mặt tốt đẹp và những điểm khiếm khuyết.
Our view of others is very subjective. When we look at a certain person she appears wonderful, while to another person she appears obnoxious. Why? This occurs because we’re looking at her from one point of view, while the other person is regarding her from another. Actually, she has both good qualities and weaknesses.
Nếu ta tu tập để có được một cách nhìn toàn diện hơn về người khác, ta sẽ không thất vọng khi người thân yêu không đáp lại những kỳ vọng của ta. Ta sẽ nhận ra và chấp nhận những khiếm khuyết của họ. Cũng vậy, ta sẽ biết khoan dung và tôn trọng hơn đối với những người mà trước đây ta cho là đáng ghét, vì ta nhận biết được những phẩm tính tốt đẹp của họ. Mặc dù có thể hiện nay họ chưa đối xử tốt với ta, nhưng họ đã đối xử tốt với nhiều người khác. Khi ta xem xét đến mọi phương diện trong tính cách của người khác và ý thức được về sự biến đổi cũng như tính chất chủ quan của những mối quan hệ, cảm xúc của ta đối với mọi người quanh ta sẽ được bình ổn hơn.
If we train ourselves to have a more complete view of others, then we’ll cease to be disappointed when our dear ones don’t conform to our expectations. We’ll recognize and accept their weaknesses. Also, our intolerance and disrespect for people we previously judged as unlikeable will decrease because we’ll be aware of their good qualities. Although their kindness may not be directed towards us at this moment, they are kind to many others. When we consider all aspects of others’ personalities and are aware of the changeable and subjective nature of relationships, we’ll be much more balanced in our feelings for others.
Khi vượt qua được chướng ngại của những cảm xúc luyến ái, sân hận và vô cảm, tâm hồn ta sẽ rộng mở hơn đối với mọi người.
Without the thorns of attachment, aversion and apathetic indifference, our hearts will open more to others.
Lòng tốt của người khác
The kindness of others
Trên căn bản tình cảm không thiên lệch đối với mọi chúng sinh, ta có thể tu tập phát triển tâm từ bi. Bước đầu tiên để phát khởi tâm từ bi là phải nghĩ nhớ đến lòng tốt của người khác.
On the basis of equanimity for all beings, we can then cultivate love and compassion. The first step in generating love and compassion is to remember the kindness of others.
Mọi thứ mà ta có được đều nhờ vào lòng tốt của người khác. Thực phẩm của ta được trồng trọt, chuyên chở và cũng thường được nấu nướng bởi người khác. Y phục của ta cũng do người khác làm ra. Căn nhà của ta cũng có được nhờ vào nỗ lực đóng góp của nhiều người: những kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân xây dựng, thợ hàn, thợ điện, thợ sơn, thợ mộc... Nếu suy xét kỹ, ta sẽ thấy rằng mọi thứ ta đang hưởng thụ đều có được nhờ vào sức lao động của người khác.
Everything we have depends on the kindness of others. Our food is grown, transported and often cooked by others. Our clothes are made by others. Our home depends on the kind efforts of many others: architects, engineers, construction workers, plumbers, electricians, painters, carpenters. If we look closely, everything we enjoy comes from the labor of others.
Một số người cho rằng: “Nhưng đôi khi những người ấy không làm tốt công việc của họ. Họ thiếu trách nhiệm và làm ô nhiễm môi trường. Ngây cẩ khi họ làm tốt công việc của họ thì đó cũng chỉ là để kiếm tiền, chẳng phải vì để giúp đỡ ta.”
Some people say, “But sometimes these people don’t do their work well. They are irresponsible and pollute the environment. Even if they do their job well, they’re working for money, not because they want to help us.”
Những điểm này nghe rất thuyết phục. Nhưng, thật kỳ lạ biết bao khi một mặt ta luôn muốn xem người khác là tử tế và dành tình cảm nồng nàn cho họ, nhưng mặt khác bất cứ khi nào ta bắt đầu cân nhắc đến những gì người khác đã làm cho ta thì một phần khác trong ta lại phản đối và lên tiếng: “Quả có thế, nhưng mà... ”, và rồi kể lể ra những lỗi lầm của họ.
These points are well-taken. But it’s very curious how, on one hand, we want to regard others as kind and have warm feelings towards them, yet whenever we start to consider what they’ve done for us, another part of our minds recoils and says, “Yes, but. .. ,” and then lists others’ faults.
Thế nhưng, có thể đáp lại những ngờ vực nói trên như thế này: Đúng là có một số người đã sai lầm và có những hành vi gây hại một cách vô tình hoặc cố ý. Nhưng họ đã cố gắng hết sức, xét theo những điều kiện tinh thần và thể chất của họ. Nếu có người đang gây hại cho người khác hoặc mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, chúng ta nên nỗ lực khắc phục tình trạng đó. Tuy nhiên, ta có thể làm điều đó mà không nổi giận với họ.
Still, to reply to the above doubts: yes, some people make mistakes and do harmful actions either intentionally or unintentionally. But they’re doing the best they can, given their mental and physical circumstances. If people are harming others or making serious mistakes, we should try to remedy the situation. However, we can do that without being angry at them.
Một trong những vị thầy của tôi, ngài Lama Yeshe, thường bảo chúng tôi: “Họ có ý tốt đấy, các con ạ!” Ngay cả những người gây hại đến người khác hoặc làm việc bất cẩn cũng chỉ là đang cố gắng để có được hạnh phúc. Nếu xét đến sự vô minh và mê lầm của chính họ thì thật ra họ vẫn đang làm những gì mà họ thấy là đúng đắn.
One of my teachers, Lama Yeshe, used to tell us, “They mean well, dear.” Even people who harm others or who work recklessly are just trying to be happy. Given their own ignorance and confusion, they’re doing what they think is right.
Người ta có thể làm việc vì tiền, không hề có ý định tử tế gì với ta. Nhưng điều đáng nói ở đây không phải là lý do làm việc của họ, mà là chúng ta đã được lợi ích nhờ vào những nỗ lực của họ. Bất kể là họ đang làm việc vì tiền bạc hay danh tiếng, sự thật là nếu họ không làm những việc ấy thì hẳn là chúng ta phải khốn khó hơn.
People may work for money, without intending to be kind to us. But, the point isn’t why they work, it’s that we benefit from their efforts. Regardless of whether they are working for money or reputation, the fact is that if they didn’t do their job, we would be worse off.
Cũng có người nói rằng: “Tôi trả tiền cho công việc họ làm, vì thế họ chỉ làm những việc đã được thuê. Như thế có gì là tử tế?” Ngay cả khi ta trả tiền để thuê người làm việc, ta vẫn được lợi từ những nỗ lực của họ. Hơn nữa, đồng tiền mà ta dùng trả công cho họ cũng chẳng phải của ta. Ta sinh ra đời vốn không sẵn có chút tiền bạc nào trong tay! Tiền bạc ta có được đều là do người khác trao cho. Nếu không nhờ vào sự tử tế của chủ thuê hoặc của các khách hàng, làm sao chúng ta có được tiền bạc?
Someone may say, “I pay people for their work, so they’re only doing what they’re employed to do. How is that kindness?” Even when we pay people to do a job, we still benefit from their efforts. In addition, the money that we pay them isn’t ours. We weren’t born with handfuls of money! The money we have came because others gave it to us. If it weren’t for the kindness of our employer or our customers, how would we have money?
Khi mới sinh ra, ta chẳng có gì cả. Thậm chí ta không thể tự ăn uống hay tự bảo vệ mình trong những điều kiện lạnh hay nóng. Hoàn toàn là nhờ vào tình thương cha mẹ nên ta đã không chết đi khi còn là đứa trẻ sơ sinh.
When we were born we had nothing. We couldn’t even feed ourselves or protect ourselves from cold or heat. It is solely due to the kindness of our parents that we didn’t die when we were infants.
Ta có thể cảm thấy mình khôn ngoan và uyên bác, nhưng từ đâu ta có được những phẩm tính đó? Cha mẹ dạy ta nói năng, các thầy cô giáo dạy ta nhiều kỹ năng và kiến thức. Cho dù thuở nhỏ ta có thể không biết trân trọng những gì mà cha mẹ, thầy cô đã làm cho ta, nhưng giờ đây nếu suy xét lại ta sẽ thấy là công ơn của các vị rất lớn lao.
We may feel we’re intelligent and knowledgeable, but where did these qualities come from? Our parents taught us to speak, and our teachers instructed us in many skills and subjects. Although as children we may not have appreciated what our parents and teachers did for us, if we now look back at it, we’ll see that they helped us greatly.
Một số người thuở nhỏ từng bị xâm hại, hoặc từng trải qua những tình huống kinh hoàng như trốn chạy lưu vong hoặc là nạn nhân chiến tranh. Làm sao những người này có thể khởi tâm xem người khác là tử tế tốt bụng, khi mà những tổn thương đã qua của họ là quá nặng nề?
Some people have been abused as children or have experienced horrible situations as refugees or war victims. How can they begin to consider others as kind when the harm they received was so devastating?
Trước hết, ta có thể quán tưởng sâu xa về những người đã đối xử tốt với ta. Dù cho đó là một nhân viên trại tị nạn hay một thầy giáo, một người bạn hay một người xa lạ với nụ cười biểu lộ sự cảm thông và quan tâm, tất cả chúng ta đều đã từng nhận được sự tử tế [từ người khác]. Việc nhớ lại những điều tốt nhỏ nhặt của người khác cũng rất hữu ích, vì nó sẽ xoa dịu nỗi đau của ta và giúp mở rộng trái tim để cảm xúc thương yêu trở lại.
First, we can think deeply about the people who have been kind to us. Whether it’s from a refugee worker, a teacher, a companion or a stranger whose smile conveyed understanding and care, all of us have received kindness. It’s helpful to recall even small instances of others’ kindness, for that softens our hurt and opens our heart to return affection.
Kế đến, ta có thể xem xét việc những người gây tổn hại cho ta có thường xuyên làm việc đó hay không. Có thể ta đã từng có những kinh nghiệm không xấu hoặc thậm chí là tốt đẹp đối với họ. Việc nhớ lại những điều đó giúp ta thấy được rằng những người gây hại cho ta cũng không phải đã hoàn toàn hư hỏng về nhân cách.
Then we can examine whether or not the person or people who have harmed us did so perpetually. Perhaps we had some neutral experiences or even some positive ones with them. Remembering these helps us to see that those who have harmed us aren’t thoroughly corrupt personalities.
Thêm vào đó, ta có thể suy xét rằng những người gây hại cho ta đã hành động do sự vô minh và mê lầm. Cho dù họ chỉ hoàn toàn mong muốn được hạnh phúc nhưng đã chọn cách làm sai trái dẫn đến gây hại cho chính mình và người khác. Suy xét theo cách này, ta có thể dần dần khởi tâm tha thứ họ và chữa lành những tổn thương tình cảm của mình.
In addition we can think that those who harmed us acted out of their own confusion and ignorance. Although they simply wanted to be happy, they employed the wrong means and harmed both themselves and others. Thinking in this way we can slowly begin to forgive them and to heal our emotional wounds.
Rộng mở tâm hồn
Open heart
Người Phật tử tin rằng, lòng tốt của người khác sẽ trở nên rõ ràng hơn khi ta xét đến việc mình đã từng trải qua nhiều kiếp sống. Trong mỗi kiếp sống, có những người đã đối xử rất tốt với ta. Chúng ta không phải lúc nào cũng sống chung với những người mà ta gần gũi hiện nay. Trong những kiếp sống quá khứ, chúng ta đã từng có đủ các quan hệ khác nhau với mọi chúng sinh khác. Chúng ta đã từng là cha mẹ, con cái của nhau, cho dù hiện nay ta không thể nhớ lại điều đó.
Buddhists believe that the kindness of others becomes even more apparent when we consider that we have had many lives. In each of our lives, others have been kind to us. We haven’t always been with the people we’re close to now. In past lives we have had every kind of relationship with every other being. We’ve been each other’s parents and children many times in the past, even though we can’t remember it now.
Ban đầu, điều này có vẻ như rất lạ lùng, nhưng khi ta xét đến việc những kiếp sống [của chúng sinh] đã có từ vô thủy, ta có thể hiểu được rằng trước đây ta đã từng quen biết hết thảy mọi người khác. Trong những kiếp sống quá khứ đó, khi những người khác từng là cha mẹ của ta, nói chung là họ rất thương yêu ta. Ngay cả khi họ không làm cha mẹ ta thì họ cũng giúp đỡ ta.
This may seem strange at first, but when we consider the significance of beginningless lives, we can understand that we’ve known everyone else before. In those previous lives when others were our parents, they were generally very kind to us. Even when they weren’t our parents, they helped us.
Khi ta suy xét thật sâu xa về điều này, ta cảm thấy lòng tràn ngập sự trân trọng và biết ơn đối với mọi người. Và như thế, mỗi khi nghĩ đến người khác ta sẽ hình dung họ là vô cùng tử tế. Ta sẽ chân thành mong muốn đền đáp lòng tử tế của họ. Từ trong trái tim mình, ta cầu mong cho họ được hạnh phúc. Đây chính là lòng thương yêu.
When we consider this deeply, we’ll feel overwhelming appreciation and gratitude towards others. Then, when we think of others, they’ll appear inexpressibly kind in our eyes. We’ll sincerely want to repay their kindness. From our hearts, we’ll want them to be happy. This is love.
Tâm hồn thương yêu rộng mở như thế khiến ta cảm thấy hạnh phúc vô ngần. Nhưng khi ôm lòng ích kỷ ta cảm thấy thế nào? Tâm hồn ta đầy sợ hãi, căng thẳng và khó chịu. Liệu tâm ích kỷ như thế có ích gì chăng? Khuynh hướng ích kỷ có vẻ ngoài dường như chăm lo cho ta với luận điệu rằng: “Nếu tôi không lo cho bản thân mình trước thì ai lo cho tôi đây? Sống trên đời này, tôi phải lo cho hạnh phúc của riêng tôi trước nhất.”
This open heart of love makes us feel joyful. But how do we feel when we’re selfish? Our hearts are fearful, tight and uncomfortable. Does selfishness help? Our self-cherishing attitude pretends to care for us by saying, “If I don’t take care of myself first, who will? In this world, I’ve got to look out for my own welfare before anyone else’s.”
Nhưng trong thực tế, chính khuynh hướng này hủy hoại hạnh phúc của ta. Nếu ta khảo sát những trải nghiệm của mình, ta sẽ thấy cứ mỗi khi ta xảy ra xung đột căng thẳng với người khác, đều là có liên quan đến tâm ích kỷ. Mỗi lần ta có hành vi bất thiện và vì thế gây khổ đau cho chính mình trong tương lai, đều có sự ẩn tàng của tâm ích kỷ. Bất luận khi nào chúng ta lười biếng, đòi hỏi quá đáng hay vô ơn bội nghĩa, đều là do tác động của tâm ích kỷ. Vì sao các quốc gia có chiến tranh? Vì sao có xung đột trong gia đình? Vì sao có những người nghiện ngập hay chạy theo quyền lực và sự giàu có? Câu trả lời bao giờ cũng quy kết về tâm ích kỷ, chăm lo cho bản thân hơn là người khác.
In actual fact, this attitude destroys us. If we examine our experiences, we’ll notice that every time we’re in agitated conflict with others, selfishness is involved. Every time we act destructively, thus creating the cause for our own future misery, the self-cherishing mind is behind it. Whenever we are lazy, demanding or ungrateful, we are under the influence of the selfish attitude. Why do countries go to war? Why are there conflicts in families? Why do some people abuse drugs and alcohol, power and wealth? The answer always comes down to selfishness, caring more for oneself than for others.
Có một phương pháp rất hiệu quả để làm giảm bớt tâm ích kỷ. Đó là hình dung có rất đông người vây quanh ta. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, ta đang sống chung trong thế giới này với nhiều người khác. Và như vậy, thay vì chỉ tự biết mình, ta đặt mình vào địa vị người khác và nhìn lại chính mình. Người khác nhìn nhận về ta như thế nào? Liệu ta có quan trọng [đối với họ] như ta vẫn tưởng không?
A very effective technique to lessen the selfish attitude when it arises is to imagine ourselves surrounded by many people. This reminds us that we share the world with others. Then, instead of identifying with ourselves, we identify with the others and look back at our old selves. How do we appear in the eyes of others? Are we as important as we previously thought?
Trong thực tế có quá nhiều người khác, trong khi chỉ có mỗi một cái “ta” mà thôi. Vì vậy, liệu có hợp lý không khi ta chỉ biết quan tâm đến hạnh phúc của riêng mình? Liệu có đúng đắn không khi xem hạnh phúc của riêng mình là quan trọng hơn của mọi người khác? Suy xét theo cách này sẽ giúp ta có một cách nhìn đúng đắn về sự việc.
In fact, there are many others and only one “me”. Therefore, is it fair to be concerned with my welfare alone? Is it correct to consider my happiness to be more important than that of others? Thinking this way helps us to put the situation in an accurate perspective.
Điều này không có nghĩa rằng chúng ta là người xấu xa chỉ vì đôi khi ta ích kỷ. Khuynh hướng ích kỷ là một trong những đám mây chướng ngại trên bầu trời trong trẻo của tâm thức chúng ta. Ta không nên sai lầm đồng nhất mình với sự ích kỷ, vì nếu làm như vậy chính là ta kết hợp sự đả thương với bản thân sự thương tổn. Ở đây, ta cần phải mạnh mẽ chống lại sự ích kỷ, bởi vì nó gây hại cho chính ta và người khác.
This isn’t to say we’re bad people because we’re sometimes selfish. The self-cherishing attitude is one of clouds obscuring the clear sky of our minds. We shouldn’t mistakenly identify ourselves with the selfishness, for if we do, we only compound insult with injury. Here, we’re determining to counteract selfishness because it harms ourselves and others.
Trái lại, việc thương yêu chăm sóc người khác mang lại lợi lạc rất lớn lao. Người khác được hạnh phúc và ta cũng hạnh phúc. Thêm vào đó, với sự quan tâm chăm lo cho người khác, ta sẽ có những hành vi hiền thiện. Điều này tạo ra kết quả kèm theo là hạnh phúc của ta trong những kiếp sống tương lai. Quan hệ giữa ta và người khác trở nên hòa hợp hơn và môi trường sống quanh ta cũng thế. Nhờ biết yêu thương người khác hơn chính bản thân mình, tâm hồn ta trở nên cao cả và ta sẽ thăng tiến trên đường tu tập. Ngài Tịch Thiên (Shantideva), bậc thánh vĩ đại người Ấn Độ, đã dạy rằng:
On the other hand, great benefit comes from cherishing others. They’ll be happy and we’ll be happy. In addition, with care and concern for others, we’ll act constructively. This bring the by-product of our own happiness in future lives. Our relationships will be more harmonious, and so will our environment. By cherishing others more than ourselves, our minds on will become noble and we’ll progress along the path to enlightenment. The great Indian sage Shantideva said:
Mọi niềm vui trong cuộc đời này,
Đều có được từ tâm nguyện
mong cầu người khác được hạnh phúc.
Và mọi khổ đau trong cuộc đời này,
Đều do lòng ích kỷ
khát khao hạnh phúc cho riêng mình.
Nhưng điều đó cũng chẳng có gì
cần phải nói thêm nhiều.
Những kẻ u mê hành động
vì lợi lạc cho chính bản thân họ,
Chư Phật hành động
vì lợi lạc cho hết thảy chúng sinh.
Hãy nhìn vào sự khác biệt
giữa hai trường hợp đó.
Whatever joy there is in this world
All comes from desiring
others to be happy,
And whatever suffering there is in this world
All comes from (selfishly)
desiring ourselves to be happy.
But what need is there
to say much more?
The childish work
for their own benefit,
The Buddhas work
for the benefit of others.
Just look at the difference
between them!
Tâm từ bi
Love and compassion
Tâm từ là mong muốn cho mọi người đều được hạnh phúc, còn tâm bi là mong muốn cho mọi người thoát khỏi mọi khổ đau. Tâm từ bi có thể là bình đẳng và rộng mở đến tất cả chúng sinh khi ta trừ bỏ được tâm luyến ái với người thân, căm hận với kẻ thù và vô cam với người xa lạ. Tâm từ không phải là một thứ chất liệu có giới hạn mà ta phải phân phát một cách dè sẻn. Khi chúng ta nhận thức được lòng tốt của người khác và biết tôn trọng khát vọng hạnh phúc, né tránh khổ đau của họ, thì tâm từ của chúng ta phát triển đến vô cùng.
Love is the wish for others to be happy, while compassion is the wish for them to be free from all suffering. Love and compassion can be impartial and extend to everyone when we have eliminated attachment to friends, anger towards enemies and indifference to strangers. Love isn’t a limited commodity that has to be parceled out sparingly. When we recognize others kindness and respect their wish to be happy and to avoid problems, our love can become limitless.
Một số người có thể hoài nghi: “Điều đó phải chăng là có phần không thực tiễn? Lẽ nào tôi phải từ bỏ gia đình của mình? Hoặc là tôi phải yêu thương mọi người giống như nhau và sẽ kết hôn với thật nhiều người? Hay là tôi phải để cho những tên trộm vào nhà rồi chỉ chỗ cất tiền bạc vì tôi thương yêu chúng?”
Some people may wonder, “Isn’t this a bit impractical? Am I supposed to give up my family? Or do I love everyone equally and have many wives or husbands?! Do I let thieves into my house and show them where the money is because I love them?”
Tâm từ phải luôn đi kèm với trí tuệ. Đó không phải là một kiểu tình thương ngốc nghếch. Đối với gia đình, chúng ta phải phát triển tình thương yêu hơn là sự luyến ái. Chúng ta có thể có tình thương yêu bình đẳng với tất cả chúng sinh, nhưng ta vẫn sống với gia đình của mình.
Love must be combined with wisdom. It’s not stupid love. Towards our family we can cultivate love rather than attachment. We may have equal love for all beings, but still live with our family.
Tâm từ khác với ái dục. Tình thương yêu bình đẳng với mọi người không phải thể hiện qua tình dục. Tương tự, tiếp tay cho hành vi phạm tội như trộm cắp không phải là lòng từ. Tuy nhiên, ta có thể dùng tài sản của mình để giúp đỡ người khác được ăn học và có công ăn việc làm, nhờ đó họ không phải sống bằng trộm cắp.
Love and sexual desire are different. Our equal affection for everyone doesn’t need to be expressed sexually. Similarly, encouraging criminal activity such as burglary isn’t love. However, we may use our resources to help others get a good education and a job so they needn’t resort to burglary.
Tâm từ là một khuynh hướng nội tâm luôn quan tâm chăm sóc cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, chúng ta phải có hành động thích hợp trong mỗi tình huống, sao cho mang lại lợi lạc lớn lao nhất cho đa số đông đảo. Nếu buộc phải ngăn chặn một người đang gây hại cho người khác, ta có thể làm điều đó không phải vì giận dữ hay căm thù, mà vì sự quan tâm đến chính người ấy cũng như mọi người khác có liên quan. Về mặt tinh thần và cảm xúc, ta ứng xử bình đẳng với hết thảy chúng sinh. Tuy nhiên, ta phải có những lời nói và hành vi thích hợp trong từng trường hợp.
Love is an internal attitude of care and concern for all. Nevertheless, we have to act appropriately in each situation, doing what is most beneficial for the greatest number of people. If we have to stop someone who is harming others, we can do so not out of anger or revenge, but out of concern for the perpetrator as well as for the others in the situation. Mentally and emotionally our reaction to all beings will be equal. However, verbally and physically we’ll still act appropriately in each situation.
Ta có thể phát triển tâm bi cùng với tâm từ, mong muốn cho mọi người thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Tâm bi rộng mở và bình đẳng với hết thảy mọi người, không phân biệt người đó là ai hoặc hành xử như thế nào.
In addition to love, we can develop compassion, wishing others to be free from their problems and the causes of their unsatisfactory situations. This compassion extends equally to everyone, no matter who they are or how they act.
Tâm bi khác với lòng thương hại. Lòng thương hại là một thái độ hạ cố, cao ngạo: “Tôi là người tốt đẹp như thế đấy, luôn giúp đỡ những người nghèo khó, những kẻ không may có cuộc sống đang đổ vỡ.” Tâm bi thì ngược lại, luôn xem mọi người bình đẳng với chính mình, vì tất cả chúng ta đều như nhau trong ước muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau. Với lòng tôn trọng và tính khiêm hạ, ta sẽ giúp đỡ mọi người bằng mọi cách có thể mà không cần ai biết đến việc làm của mình. Chúng ta giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và không mong đền đáp, cũng giống như ta đang giúp đỡ chính mình.
Compassion is different from pity. Pity is a proud, condescending attitude: “I’m such a good person helping those poor, unfortunate people whose lives are falling apart.” Compassion, on the other hand, regards others as equal to ourselves, for all of us equally want happiness and don’t want problems. With respect and humility, seeking no recognition for our actions, we’ll then help in whatever way we’re able. We’ll help others with the same ease and lack of expectation as when we help ourselves.
Với tâm từ bi, chúng ta sẽ tiếp tục phát khởi tâm nguyện vĩ đại tự mình gánh lấy trách nhiệm mang đến hạnh phúc an vui cho tất cả chúng sinh. Nếu không có tâm nguyện vĩ đại này, thì dù có tâm từ bi ta cũng không có động lực để dấn thân hành động. Như có người thấy người khác chết đuối nhưng chỉ đứng nhìn và suy nghĩ: “Ôi, khủng khiếp quá! Người này cần phải được cứu giúp.” Cũng vậy, ta sẽ không bao giờ có ý tưởng thực sự nhập cuộc để giúp đỡ. Nhưng khi đã phát triển trọn vẹn tâm nguyện vĩ đại vì chúng sinh, tự nhiên ta sẽ phụng sự người khác bất cứ việc gì trong khả năng mình, mà không hề có sự ngần ngại, miễn cưỡng hay phiền hà. Chính tâm nguyện vĩ đại kia đã biến những cảm xúc từ bi thành hành động thực tiễn.
With love and compassion we’ll go on to develop the great resolve to take upon ourselves the responsibility for the happiness of others. Without this great resolve, even if we have love and compassion, we may not be motivated to act. Like a person who watches someone else drowning, thinking “Oh, this is dreadful. This person has got to be saved,” we may never have the thought to actually jump in and help. Having fully developed the great resolve, however, we will automatically do whatever we can for others, without hesitating or feeling obliged or inconvenienced. The great resolve converts the feelings of love and compassion into action.
Chúng ta làm thế nào để mang đến hạnh phúc cho người khác một cách hiệu quả nhất? Mặc dù chúng ta có thể có tâm nguyện giúp ích cho mọi người, nhưng khả năng hiện nay của ta rất giới hạn. Tâm bi của ta chưa phát triển trọn vẹn, trí tuệ kém cỏi và phương tiện chưa thiện xảo. Vậy ai là người hội đủ những phẩm tính đó để có thể làm lợi lạc cho chúng sinh một cách tốt nhất?
How can we most effectively work for the welfare of others? Although we may wish to help others, at the present our own abilities are limited. Our compassion is incomplete, we’re short action of wisdom, our skillful means are poor. Who has these qualities which are necessary to benefit others in the best way?
Nhìn khắp thế gian, ta thấy mọi chúng sinh phàm phu đều không có được những phẩm tính ấy. Các bậc thánh hiền - A-la-hán và chư Bồ Tát - đã phát triển rất nhiều những phẩm tính đó, nhưng vẫn chưa viên mãn. Chỉ có chư Phật mới hoàn toàn trừ bỏ được hết mọi chướng ngại trong tâm thức và phát triển trọn vẹn những phẩm tính đó. Hiểu được điều này, ta sẽ phát khởi tâm nguyện thành Phật để có thể làm lợi lạc cho hết thảy chúng sinh. Đây chính là tâm lượng vị tha, là chứng ngộ căn bản thứ hai trên con đường tu tập.
When we look around, we see worldly beings are short of these qualities. The holy beings - the arhats and bodhisattvas - have developed them to a great extent, but not fully. Only the Buddhas have perfectly eliminated all obscurations from their mindstreams and completely developed all qualities. Seeing this, we too will aspire to become a Buddha in order to benefit all beings. This is the altruistic intention, the second principal realization of the path.
Người nào đã nuôi dưỡng được tâm Bồ-đề một cách tương tục, ngày cũng như đêm, được gọi là Bồ Tát. Bước tiếp theo là tu tập hoàn thiện 6 pháp ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Đây là con đường tu tập hướng đến sự giác ngộ viên mãn của một vị Phật. Trong số những yếu tố quan trọng nhất để đạt đến giác ngộ có 2 yếu tố là thiền định và trí tuệ, sẽ được tìm hiểu dưới đây.
When we have this altruistic intention spontaneously day and night, we’ll be called bodhisattvas. The next step will be to perfect the six fur-reaching attitudes (the six paramitas): generosity, ethical conduct, patience, joyous effort, meditative stabilization and wisdom. This is the path to the full enlightenment of a Buddha. Two of the most important factors in attaining enlightenment, wisdom and meditation, will be explored next.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Tổng quan về Nghiệp


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.70.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...