Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma, người được trao giải Nobel Hòa Bình cùng năm đó, đã thuyết giảng trực tiếp về mối quan tâm sâu sắc của con người trong thời hiện đại:
During his 1989 visit to the United States, His Holiness the Dalai Lama, the 1989 winner of the Nobel Peace Prize, spoke directly to the heartfelt concern of people in our modern age:
“Mọi người trên thế giới đều có mối tương quan và tùy thuộc lẫn nhau. Sự bình an và hạnh phúc của cá nhân tôi là mối quan tâm của tôi. Tôi có trách nhiệm về điều đó. Nhưng sự bình an và hạnh phúc của toàn xã hội là mối quan tâm của tất cả mọi người. Mỗi người trong chúng ta đều có phần trách nhiệm phải làm bất cứ việc gì trong khả năng mình để cải thiện thế giới.
“Everyone in our world is interrelated and interdependent. My own personal peace and happiness are my concern. I’m responsible for that. But the happiness and peace of the entire society is everyone’s concern. Each of us has the individual responsibility to do what we’re capable of to improve our world.
Trong thời đại chúng ta, lòng từ bi là một nhu cầu thiết yếu chứ không phải đòi hỏi thái quá. Con người là động vật mang tính xã hội và phải chung sống với nhau, cho dù chúng ta có thích điều đó hay không. Nếu chúng ta không thật lòng tử tế và có lòng từ bi đối với nhau thì chính sự tồn tại của chúng ta sẽ bị đe dọa. Thậm chí nếu chúng ta có muốn ích kỷ thì cũng nên ích kỷ một cách khôn ngoan và hiểu rằng sự sống cũng như hạnh phúc của chúng ta luôn tùy thuộc vào người khác. Do đó, sự tử tế và lòng từ bi đối với người khác là thiết yếu.
In our century, compassion is a necessity, not a luxury. Humans are social animals and we must live together, whether we like it or not. If we lack kind hearts and compassion for each other, our very existence is threatened. Even ifwe’re going to be selfish, we should be wisely selfish and understand that our personal survival and happiness depends on others. Therefore, kindness and compassion towards them are essential.
Các loài ong, kiến không có tôn giáo, không có sự giáo dục hay quan niệm sống, nhưng chúng vẫn sống hợp tác với nhau theo bản năng. Vì làm như vậy chúng mới bảo đảm được sự sống còn của bầy đàn và sự an toàn của mỗi thành viên trong đó. Chắc chắn con người chúng ta, vốn thông minh và tinh tế hơn nhiều, cũng có thể làm được như thế!
Bees and ants have no religion, no education or philosophy, yet they instinctively cooperate with each other. In doing so, they insure the survival of their society and the happiness of each individual in it. Surely we humans, who are more intelligent and sophisticated, can do the same!
Vì vậy, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm giúp đỡ người khác bằng mọi cách theo khả năng của mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể mong đợi có thể tức thì làm thay đổi thế giới. Vì khi chúng ta chưa chứng ngộ thì mọi hành vi làm lợi lạc cho tha nhân đều rất hạn chế. Không có sự an ổn nội tâm thì không thể có thế giới an bình. Do vậy, chúng ta phải nỗ lực hoàn thiện chính mình đồng thời hết lòng giúp đỡ người khác.”
Thus, we each have the individual responsibility to help others in whatever way we can. However, we shouldn’t expect to change the world instantly. As long as we’re not enlightened, our actions to benefit others will be limited. Without inner peace, it is impossible to have world peace. Therefore, we must improve ourselves and at the same time do what we can to help others.”
Trong bài giảng của mình, Đức Đạt-lai Lạt-ma đã trực tiếp đề cập đến lòng từ bi như là điều thiết yếu trong thế giới của chúng ta. Để lòng từ bi có hiệu quả, nó phải đi đôi với trí tuệ. Lòng từ bi là ước nguyện cho tất cả chúng sinh được thoát khỏi khổ đau và phiền não; còn trí tuệ là trực nhận những bản chất tuyệt đối và tương đối của chúng ta. Từ bi và trí tuệ là hai yếu tố thiết yếu cho một đời sống lành mạnh và hạnh phúc, đồng thời cũng là thiết yếu trên con đường tu tập tâm linh.
In his talk, His Holiness directly mentions compassion as an essential element in our world. To make our compassion effective, it must be coupled with wisdom. Compassion wishes all others to be free from suffering and confusion; wisdom directly realizes our ultimate and relative natures. These are the essential components of a healthy and happy life, and they are the essence of the spiritual path.
Cuốn sách này có tựa là Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ. Tâm hồn rộng mở chính là lòng từ bi và vị tha chân thành. Lòng từ bi được nâng đỡ và hoàn thiện bởi trí tuệ sáng suốt - một tâm thức thanh tịnh, trong sáng. Sự kết hợp giữa từ bi và trí tuệ mang lại sự phát triển trọn vẹn tiềm năng con người, tức trạng thái giác ngộ. Tâm hồn rộng mở và trí tuệ sáng suốt cho đến ngày nay vẫn là thiết yếu như cách đây hơn 2.500 năm, khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni lần đầu tiên chỉ dạy phương pháp tu tập các phẩm tính này.
This book is entitled Open Heart, Clear Mind. The open heart is sincere compassion and altruism. This heart is complemented and enhanced by concise wisdom-a clear mind. The union of compassion and wisdom brings the full development of human potential, the enlightened state. An open heart and a clear mind are as relevant today as 2,500 years ago, when Shakyamuni Buddha first described the path to actualize them.
Tôi bị cuốn hút bởi những lời Phật dạy ngay từ ban đầu, vì trong đó hàm chứa những phương pháp rõ ràng để ứng phó hiệu quả với những tình huống trong đời sống hằng ngày. Tôi đã áp dụng các phương pháp chế ngự tham lam và sân hận có kết quả. Tất nhiên, việc chuyển hóa tâm thức cần phải có thời gian và chúng ta không nên mong đợi những điều kỳ diệu tức thì. Tuy vậy, khi chúng ta dần quen thuộc với khuynh hướng từ bi và thực tiễn, thì những tình huống trước đây từng làm ta phiền muộn sẽ được hóa giải và ta càng tăng thêm khả năng làm cho đời sống của ta có ý nghĩa đối với tha nhân.
I was initially attracted by the Buddha’s teachings because they contained clear techniques to effectively deal with situations in daily life. The instructions on how to subdue anger and attachment worked when I tried them. Of course, it takes time to train our minds and we shouldn’t expect instant miracles, but as we familiarize ourselves with realistic and compassionate attitudes, situations that used to upset us no longer do so, and our ability to make our lives meaningful for others increases.
Đức Phật là một nhà tâm lý sâu sắc, nhà tư tưởng uyên áo, với những lời dạy có thể giúp chúng ta hoàn thiện cuộc sống. Người ta không cần phải tự xem mình là Phật tử mới thực hành những lời dạy của ngài. Sự thực hành tâm linh đích thực vượt qua những giới hạn của mọi chủ thuyết. Như đức Đạt-lai Lạt-ma thường nói: “Lòng từ bi không phải tài sản riêng của bất kỳ một tôn giáo hay hệ thống tín ngưỡng nào.”
The Buddha was a profound philosopher and psychologist whose instructions can empower us to improve our lives. One needn’t consider him or herself a Buddhist to practice these techniques. Real spiritual practice goes beyond the pigeon-holes of “isms.” As His Holiness the Dalai Lama often says, “Compassion isn’t the property of anyone r’eligion or belief system.”
Trong quá trình giảng dạy các khía cạnh tâm lý, tư tưởng và thiền định của đạo Phật ở nhiều quốc gia, tôi thường được yêu cầu giới thiệu một cuốn sách hay, dễ hiểu, trình bày những giáo lý căn bản liên hệ đến đời sống hiện đại của thế kỷ 20. Nhưng hầu như chưa có cuốn sách nào đáp ứng được những yêu cầu đó, dù rằng đã có nhiều tác phẩm Phật học rất tuyệt vời. Quyển sách này được biên soạn để lấp vào khoảng trống đó. Sách được viết bằng ngôn ngữ đời thường, hạn chế tối đa các thuật ngữ hay ngoại ngữ. Tôi đã cố gắng giải thích một cách rõ ràng những chủ đề Phật học mà người mới học Phật thường quan tâm nhất, cũng như [những chủ đề] thích hợp với họ nhất hoặc dễ gây nhầm lẫn nhất.
In the course of teaching Buddhist philosophy, psychology and meditation in many countries, I’ve frequently been asked to recommend a good book for beginners, one that’s easy to understand and explains the essential points of the Buddha’s teachings in a way that relates to twentieth-century life. Although there are many excellent books on Buddhism, most don’t fit this description. Open Heart, Clear Mind is designed to fill this gap. It’s written in eyeryday English, with as few technical or foreign terms as possible. I’ve tried to explain clearly the topics in Buddhism that newcomers find most interesting, pertinent or confusing.
Cuốn sách này sẽ mang đến cho quý vị hương vị Phật pháp, nhưng không giải đáp hết mọi thắc mắc. Trong thực tế, rất có thể nó sẽ làm nảy sinh thêm nhiều thắc mắc. Nhưng như thế là tốt, vì chúng ta sẽ tiến bộ hơn khi tìm kiếm lời giải đáp cho những thắc mắc của mình.
This book will give you a taste of Buddha’s teachings, but it won’t give you all the answers. In fact, it’s more likely to arouse additional questions. But that’s okay, because we grow when we seek answers to our questions.
Trong việc học Phật, chúng ta không mong đợi sẽ tức thì hiểu được hết tất cả những gì mình học. Điều này khác với một khía cạnh của nền giáo dục phương Tây, vốn đòi hỏi chúng ta phải ghi nhớ, nhận hiểu và lặp lại được những gì đã học. Trong việc học Phật pháp, chúng ta chấp nhận rằng không phải tất cả những gì ta được nghe qua đều sẽ sáng tỏ ngay. Việc liên tục xem xét lại cùng một vấn đề thường sẽ làm hiển lộ những ý nghĩa mới. Việc thảo luận với các bạn cùng học cũng có thể làm sáng tỏ hơn sự hiểu biết của ta.
In Buddhist study, we’re not expected to understand everything we’re taught immediately. This is different from one aspect of Western education, in which we’re supposed to memorize, understand and repeat back what we’re taught. In studying the Dharma, the Buddha’s teachings, it’s assumed that not everything will be clear to us the first time we hear it. Reviewing the same material repeatedly often reveals new meanings. Discussion with friends can also clarify our understanding.
[Những gì] Đức Phật giảng dạy [đều là] về đời sống và tâm thức chúng ta. Vì vậy, cuốn sách này không nói về những triết lý trừu tượng, mà nói về những trải nghiệm thực tế - những trải nghiệm của mỗi chúng ta - và phương pháp để hoàn thiện. Do đó, việc suy ngẫm về những gì đọc được trong mối liên hệ với đời sống và những trải nghiệm của chính mình là rất hữu ích.
The Buddha talked about our lives and our minds. So this book isn’t about abstract philosophy, it’s about experience our experience - and the way to improve it. Thus, it’s helpful to think about what you read in terms of your own life and your experiences.
Sách này trình bày những giáo lý của đạo Phật nói chung, không thuộc về một truyền thống Phật giáo riêng biệt nào. Tuy nhiên, vì tôi được tu tập chủ yếu trong Phật giáo Tây Tạng nên hình thức trình bày sẽ dựa theo điều đó.
This book is about Buddha’s teachings in general, not one particular Buddhist tradition. However, as I’ve trained principally in Tibetan Buddhism, the format accords with that presentation.
Một số độc giả sẽ đọc trọn vẹn cuốn sách này, nhưng một số khác có thể sẽ chỉ chọn ra những chương mình quan tâm nhất. Với những ai muốn chọn lọc thì tiêu đề rõ ràng của từng chương sẽ giúp tìm ra những phần mà quý vị quan tâm. Đối với những ai sẽ đọc từ đầu đến cuối thì thứ tự các chương được sắp xếp nhằm mục đích dẫn dắt người đọc [theo trình tự hợp lý].
Some of you will read this book from beginning to end, others will pick out sections that are of special interest. If you’re in the latter group, the chapter titles are explicit and will help you find your areas of interest.
Chương I giải thích về phương thức truy tìm chân lý của đạo Phật. Chương II, “Điều phục các cảm xúc”, mô tả các trải nghiệm hằng ngày của chúng ta và đưa ra một số cách nhìn mới về chúng. Chương này cũng trình bày nhiều phương pháp thực tiễn để cải thiện mối quan hệ giữa chúng ta với mọi người.
For those of you who read from cover to cover, the sequence of chapters is intended to guide you. First, the Buddhist approach to the search for truth is explained. The second section, “Working with Emotions,” describes our daily experiences and gives some new perspectives on it. This contains many practical techniques for improving our relationships with people.
Chương III, “Thực trạng hiện nay của chúng ta”, quan sát đời sống của ta từ một góc nhìn khác bằng cách giới thiệu các chủ đề về nghiệp và tái sinh. Trong chương IV, sau khi đã hiểu được thực trạng hiện nay, chúng ta sẽ khảo sát về tiềm năng hướng thượng - thiện tâm sẵn có của mỗi người và thân người quý giá.
The third section, “Our Current Situation,” looks at our lives from another perspective by introducing the subjects of rebirth and karma. Having understood our current situation, we’ll examine our potential for growth-our innate goodness and our precious human life-in the fourth section.
Chương V giải thích tiến trình phát triển năng lực tự thân của mỗi chúng ta như thế nào bằng vào sự tu tập theo con đường hướng đến giác ngộ. Tứ Thánh Đế là giáo pháp được Đức Phật giảng dạy trước tiên. Khi thấu hiểu được những điểm tai hại bất toàn của thực trạng hiện nay và năng lực tự thân kỳ diệu của mình, chúng ta sẽ nuôi lớn quyết tâm giải thoát khỏi mọi khổ đau trong cuộc đời. Điều này sẽ đưa ta đến chỗ thực hành giới hạnh để tạo lập một nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai. Từ đó, chúng ta có thể mở rộng cách nhìn của mình và nhận ra được sự tốt đẹp tử tế của người khác, nhờ vậy mà phát triển được tâm từ bi và một ý nguyện vị tha. Để phát triển hoàn toàn năng lực tự thân của mình và có thể phụng sự nhiều hơn cho chúng sinh, chúng ta phải có trí tuệ, đặc biệt là trí tuệ về bản chất tuyệt đối của thực tại. Từ bi, vị tha và trí tuệ sẽ giúp chúng ta đạt đến trí tuệ sáng suốt và tâm hồn rộng mở.
Section five explains how to develop our potential by following the path to enlightenment. The Four Noble Truths was the first teaching the Buddha gave. When we understand the disadvantages of our current situation and our amazing potential, the determination to be free from all unsatisfactory conditions in life will grow within us. This will lead us to practice ethics in order to establish a firm foundation for our future development. From there, we can expand our perspective and recognize others’ kindness, thus developing our love, compassion and an altruistic intention. To fulfill our potential and be able to be of greater service to others, we must have wisdom, particularly wisdom of the ultimate nature of existence. Compassion, altruism and wisdom lead us to open hearts and clear minds.
Tất cả những chủ đề nêu trên đều là chất liệu nuôi dưỡng thiền định, vì vậy [chủ đề] thiền định được đề cập trong phần tiếp theo. Sau khi có cái nhìn tổng quan về con đường hướng đến giác ngộ, chúng ta mới có thể nhận hiểu đúng về những phẩm tính của chư Phật (những bậc giác ngộ), Chánh pháp (giáo pháp và những chứng ngộ tâm linh) và Tăng-già (những vị giúp đỡ ta trên đường tu tập). Điều này được trình bày trong phần nói về sự quy y.
All of these topics provide food for meditation, so meditation is discussed next. Having a general overview of the path to enlightenment, we can then appreciate the qualities of the Buddhas (enlightened beings), the Dharma (spiritual realizations and teachings), and the Sangha (those who help us on the path). This is explained in the chapter on taking refuge.
Một số quý vị có thể muốn tìm hiểu về cuộc đời đức Phật Thích-ca, người khai sáng đạo Phật, nên chương VI sẽ đề cập vấn đề này, đồng thời cũng giải thích về một số trong các truyền thống Phật giáo chính yếu đang được tu tập ngày nay. Chương VII, “Thực hành lòng bi mẫn”, đề xuất một số phương thức thực tiễn để vận dụng Phật pháp vào cuộc sống hằng ngày.
Some of you may be interested in the life of Shakyamuni Buddha, the founder of the Bud~stphilosophy and psychology. The sixth section discusses this and also explains some of the principal Buddhist traditions practiced today. “Compassion in Action” suggests practical ways to implement the Buddha’s teachings in our daily lives.
Mục đích của tôi là giúp quý vị tiếp cận với những điều căn bản nhất trong lời Phật dạy. Vì vậy, nhiều tài liệu đã được thâu tóm cô đọng thành một vài trang thôi. Tôi đã cố gắng trình bày thật đầy đủ, nhưng không quá nhiều. Song điều này thật khó, vì mỗi người có một nhu cầu riêng. Nếu muốn tìm hiểu sâu rộng hơn, xin quý vị đọc thêm các sách khác, hoặc tham dự các buổi giảng Phật pháp hay trao đổi với những người đang tu tập Phật pháp. Cuối sách có lược kê một số tác phẩm để quý vị tham khảo. Tôi cũng hoan nghênh quý vị viết thư cho tôi [để trao đổi thêm về Phật học].
My aim is to give you access to the essence of the Buddha’s teachings. Thus, much material has been condensed into a few pages. I have tried give you enough, yet not too much. However, since each person has a different appetite, this is difficult to do! If you seek more information, please read other books, attend Buddhist talks or talk with Buddhist practitioners. I welcome you also to write to me. There is a brief list of resources at the end of the book.
Một vài điểm liên quan đến việc sử dụng từ ngữ và cách viết [trong bản Anh ngữ] cũng cần được lưu ý ở đây. Thứ nhất, theo thuật ngữ Phật học, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa “heart” và “mind”, chúng có thể được sử dụng thay thế nhau. Để thuận tiện, chữ “mind” được dùng trong sách này nhưng không chỉ riêng đến bộ não hay trí thông minh, mà chỉ đến thực thể đang nhận thức và trải nghiệm toàn bộ thế giới nội tâm và ngoại cảnh của chúng ta. Đây là một thực thể vô hình, bao gồm các giác quan, ý thức, các xúc cảm, trí năng v.v... Điều này sẽ được giải thích sau.
A few linguistic and stylistic points must be mentioned. First, in Buddhist terminology, no difference is made between heart and mind, one word being used for both. For convenience sake, “mind” is used here, although this term doesn’t refer to our brain or to our intellect only. Our mind is what perceives and experiences our external and internal worlds. It’s formless, and includes our sense consciousnesses, mental consciousness, emotions, intelligence and so on. This will be explained later.
Thứ hai, danh xưng “Đức Phật” được dùng trong sách này chỉ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã ra đời cách đây hơn 2.500 năm ở Ấn Độ. Tuy nhiên, còn có rất nhiều bậc chứng ngộ thành Phật khác nữa.
Second, “the Buddha” refers to Shakyamuni Buddha who lived 2,500 years ago in India. However, there are many beings who have attained enlightenment and become Buddhas.
Thứ ba, cách dùng các đại từ bất định ngôi thứ ba trong Anh ngữ theo kiểu như “he/she” và “s/he” (ông ấy/bà ấy) có vẻ như không được trang nhã. Vì thế, tôi đã dùng riêng “he” hoặc “she” [nhưng cần được hiểu là chỉ chung cả hai phái nam và nữ].
Third, “he/she” and “slhe” are awkward to use for the indefinite third person pronoun. Instead, I use the pronouns “he,” “she” and “he or she” interchangeably.
Cuối cùng, một vài từ ngữ có thể hơi xa lạ, hay có đôi chút khác biệt về ý nghĩa so với cách dùng thông thường. Vì vậy, một bảng thuật ngữ Phật học ngắn gọn sẽ được đưa vào cuối sách để giúp quý vị tiện tra cứu.
Finally, some words may be unfamiliar or have a somewhat different meaning than in regular usage. A short glossary of Buddhist terms is provided at the back of this book to help you.
Thành kính tri ân chư vị thiện tri thức đã giúp tôi hoàn thành cuốn sách này. Tôi không sao nói hết lòng tri ân của mình đối với tất cả các bậc thầy của tôi - đặc biệt là Đức Đạt-lai Lạt-ma, ngài Tsenzhab Serkong Rinpoche và ngài Zopa Rinpoche.
My heartfelt thanks go to many people who enabled me to write this book. My gratitude to all of my teachers-especially His Holiness the Dalai Lama, Tsenzhab Serkong Rinpoche and Zopa Rinpoche-can’t be expressed.
Nguồn cảm hứng biên soạn sách này được khơi dậy nhờ các sinh viên ở Singapore và những người đã đến nghe tôi trong chuyến lưu giảng tại Hoa Kỳ và Canada. Sự ủng hộ [cho công trình này] có được từ các vị thí chủ thuộc nhiều thành phần, đã cung cấp cho tôi nơi ăn chốn ở, mà cụ thể là Trung tâm Phật giáo A-di-đà (Amitabha Buddhist Center) ở Singapore, Osel Shenpen Ling ở Montana và Hội Pháp Lữ (Dharma Friendship Foundation) ở Seattle.
The inspiration for writing this book came from students in Singapore and from the people who attended my talks during a lecture tour in the U.S.A. and Canada. Support came from many kind benefactors who fed and housed me, in particular Amitabha Buddhist Center in Singapore, Osel Shenpen Ling in Montana and Dharma Friendship Foundation in Seattle.
Xin đặc biệt cảm ơn Steve Wilhelm và Cindy Loth đã hiệu đính bản thảo, Lesley Lockwood và Gary Loth đã đọc lại bản thảo và có những đề xuất quý giá, và Geshe Thupten Jinpa đã duyệt lại những phần khó. Các hình vẽ trong sách là của Sonam Jigme và Jangchub Ngawang.
Special thanks go to Steve Wilhelm and Cindy Loth for editing the manuscript, to Lesley Lockwood and Gary Loth for reviewing it and making valuable suggestions, and to Geshe Thupten Jinpa for checking the difficult sections. The drawings were done by Sonam Jigme and Jangchub Ngawang.
Mặc dù không hiểu biết gì nhiều về con đường hướng đến giác ngộ, nhưng tôi vẫn cố gắng lặp lại trong sách này những gì mà các bậc thầy từ bi của tôi đã chỉ dạy. Mọi sai sót [trong sách này] đều là lỗi của riêng tôi.
Although I have little understanding of the path to enlightenment I’ve tried to repeat here what my kind teachers have taught me. All mistakes are my own.