Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Tứ diệu đế »» Xem đối chiếu Anh Việt: Các chú thích trong sách »»

Tứ diệu đế
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Các chú thích trong sách

Donate

(Lượt xem: 6.508)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Điều chỉnh font chữ:

Các chú thích trong sách

none

[1] Chữ đế tiếng Hán-Việt có nghĩa là xét kỹ, chăm chú, như đế thính (lắng nghe). Trong Phật giáo, chữ này thường được hiểu là chân lý. Tứ diệu đế còn có những tên gọi khác như Tứ thánh đế, Bốn chân lý cao cả ... (ND)
none
[2] Lần gặp gỡ đầu tiên của các lãnh tụ tôn giáo chính và các nhà lãnh đạo môi trường là ở Assisi, Ý, vào năm 1986, được tổ chức bởi “The World Wide Fund for Nature”.

[3] “Không có linh hồn” hay “không có tự ngã” được chuyển dịch từ thuật ngữ tiếng Phạn anatman. Giáo lý này là phần thứ ba trong Tứ pháp ấn (Four Seals), tức là bốn điểm giúp phân biệt giáo pháp của đức Phật với tất cả những triết thuyết và tôn giáo khác. Tứ pháp ấn là: Tất cả các pháp nhân duyên đều vô thường, tất cả các pháp nhiễm ô đều là khổ, tất cả các pháp đều không có tự ngã (vô ngã), và Niết bàn là sự an tĩnh chân thật, hay tịch tĩnh.

[4] Nguyên lý duyên khởi, hay có nguồn gốc phụ thuộc được dịch từ chữ Phạn Pratiyasamutpada. Đây là luật tự nhiên, khi mọi hiện tượng phát sinh hay khởi lên đều “phụ thuộc vào” các nguyên do (nhân) của chúng. Mỗi sự vật khởi lên đặc trưng do bởi và phụ thuộc bởi sự kết hợp đồng thời của các nguyên do (nhân) và điều kiện (duyên); không có nhân duyên, chúng không thể xuất hiện.

[5] Ở đây muốn nói đến đức Phật Thích-ca Mâu-ni. (ND)

[6] Danh xưng Phật có nghĩa là người tỉnh thức, giác ngộ (từ Phạn ngữ bodhi); vì thế, quả vị Phật là trạng thái giác ngộ.

[7] “Tịch diệt” ở đây là một thuật ngữ Phật giáo có nghĩa “hoàn toàn dứt bặt mọi đau khổ”. Luân hồi là chu kì của đau khổ, và sự chấm dứt chu kì đó, đạt đến sự vắng lặng, tịch diệt thường được xem là Niết-bàn.

[8] Xem thêm Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya) I, p.190-191 (bản Anh ngữ), Pali Text Society và Duyên Khởi kinh.

[9] Xem thêm các phân tích sâu hơn về quá trình của ý thức qua Abhidharma (A-tì-đạt-ma, A-tì-đàm, hay Vi Diệu Pháp, Thắng Pháp)

[10] Nguyệt Xứng (Candrakỵrti), cũng đọc là Nguyệt Xưng, là một vị luận sư danh tiếng thuộc phái Trung quán, sống vào khoảng năm 600 đến 650. Tương truyền ngài sinh ở Nam Ấn Độ, tinh thông Phật học, đã từng trụ trì chùa Na-lan-đà. Ngài có nhiều trước tác, trong số đó có bộ Trung quán căn bản minh cú luận (Prasannapada), cũng dịch là Minh cú luận, hiện vẫn còn giữ được bản Phạn văn, là bản chú giải cho bộ Trung luận của ngài Long Thụ. Xem thêm các bài của cư sĩ Chân Nguyên về Nguyệt Xứng: “http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyệt_Xứng và Pháp Xứng “http://vi.wikipedia.org/wiki/Pháp_Xứng”. (ND)

[11] Xem thêm “The Two Truths” của Guy Newland, Snow Lion Publications (1992) Bản Việt dịch của Lê Công Đa nhan đề “Nhị đế”, tại: “http://www.quangduc.com/triet/57nhide.html”. (ND)

[12] Viết tắt từ nguyên văn Anh ngữ: His Holiness The XIV Dalai Lama. (ND)

[13] Pháp Xứng: một luận sư danh tiếng của phái Du-già, sống vào khoảng thế kỷ 6 – thế kỷ 7. Ngài là người miền nam Ấn Độ, từng theo học với ngài Trần-na và là một môn đệ kiệt xuất. Ngài đã biên soạn bộ sách chú giải cho tập luận của ngài Trần-na là Tập lượng luận. Cuốn sách chú giải này cũng được gọi là Thích lượng luận, Lượng bình thích luận hay Lượng thích luận, hiện vẫn còn giữ được cả bản Phạn văn và Tạng văn. (ND)

[14] Mười điều bất thiện (Thập bất thiện đạo) mà ta nên tránh là giết hại, trộm cắp, tà dâm (ba giới về thân), nói dối, nói vu khống, nói lời vô nghĩa, nói lăng mạ, dèm pha (4 giới về khẩu), tham lam, sân hận, và cố chấp những quan điểm sai trái (si) (3 giới về ý).

[15] Có sách dịch là “Tối thượng Tantra”. Chữ Tối thượng luận ghép từ hai chữ: uttara (Uất-đà-la) và tantra. Riêng chữ tantra có nghĩa là những nghi thức hành đạo đặc biệt để chuyển hóa thân, khẩu, ý. chẳng hạn như mandala (đồ hình các mạn-đà-la), mantra (Mật chú), mudra (thủ ấn) ... (ND)

[16] The Changless Nature, bản dịch của Tối Thượng Luận bởi Ken và Katia Holmes, Karma Drubgyud Darjay Ling, UK 1985. Trang 135. Tối Thượng Luận còn được biết dưới tên Ratnagotravibhaga.

[17] Thập nhị nhân duyên tạo thành chu kì gồm 12 yếu tố của các kết nối nhân quả trói buộc chúng sinh trong cuộc sống luân hồi và do đó đau khổ mãi mãi. Các kết nối này được miêu tả quanh một bánh xe luân hồi; minh họa sáu cảnh giới của luân hồi và các nguyên do khác nhau của chúng. Các kết nối được trình bày theo chiều kim đồng hồ là: vô minh, tác ý hay các sự hình thành của nghiệp, thức (ý thức), danh sắc, sáu cơ sở của ý thức (lục căn), cảm xúc (thọ), ham muốn (ái), chấp giữ (thủ), hình thành (hữu), sinh, già và chết (lão tử). Xem thêm The Meaning of Life from a Buddhist Perspective của His Holiness the Dalai Lama, bản dịch Anh ngữ của Jeffrey Hopkins, Wisdom Publications, 1992.

[18] Chỉ trạng thái không có kiến thức, hiểu biết về chân lý, hay nói cụ thể hơn là không nhận hiểu được giáo pháp Tứ diệu đế. (ND)

[19] Chỉ khả năng của ý thức để lựa chọn, quyết định, và ý định thực hiện điều gì. Chữ này thường được dịch là “hành”, cũng có sách dịch là “tác ý”. (ND)

[20] Trung quán Cụ duyên là một trong 2 chi phái chính của Trung quán tông (Mdhyamika), có được dịch là Trung quán ứng thành Quy mậu luận chứng phái, hay Tất quá tánh không phái, do một luận sư nối dòng Ngài Long Thụ là Phật Hộ (Buddhaplita) sáng lập. Ngài Phật Hộ sống vào khoảng năm 470 – 540. Chi phái chính thứ hai của Trung qun tơng l Tự lập luận chứng phi, cũng được gọi l Y tự khởi phi. (ND)

[21]Shraravakayana thường được dịch là Thanh văn thừa, chỉ những người nghe pháp tu hành mà thành tựu, cũng thường dùng chỉ những Phật tử không thuộc Đại thừa. (ND)

[22] Tà kiến ở đây được chỉ chung cho tất cả những nhận thức sai lầm hay ảo tưởng, không đúng với sự thật hay bản chất của thực tại. (ND)

[23] Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tập luận là bộ luận giải thích tổng quát ý nghĩa kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma. (ND)

[24] Xem trình bày chi tiết về vũ trụ quan Phật giáo bằng Anh ngữ trong sách Myriad Worlds của Jamgon Kongtrul. Snow Lion, 1995.

[25] Cõi người là một phần của Dục giới. Vô sắc giới là cảnh giới vi tế hơn Sắc giới, và Sắc giới lại vi tế hơn Dục giới.

[26] Toàn bộ giáo pháp ban đầu của Phật giáo được chia làm ba phần là Luật tạng, tức là các giới luật, Kinh tạng, tức là các bài giảng pháp của đức Phật, và Luận tạng hay A-tì-đạt-ma (Vi diệu pháp) là phần luận giải và các hệ thống triết học được trước tác bởi các luận sư Phật giáo. Có hai văn bản giáo điển đầy đủ của Luận tạng (A-tì-đạt-ma) vẫn còn giữ được đến ngày nay. Một của bộ phái Theravada (Nguyên thủy bộ) bằng tiếng Pali và một của Sarvstivda (Nhất thiết hữu bộ) bằng Phạn ngữ. Tại Tây Tạng chỉ giảng dạy bộ A-tì-đạt-ma của Nhất thiết hữu bộ. Những vấn đề chính về vũ trụ quan được trình bày trong chương 3 của tác phẩm A-tì-đạt-ma Câu-xá luận của ngài Thế Thân (Vasubandhu), đã được Leo Pruden dịch sang Anh ngữ – Asian Humanities Press, Berkeley California, 1991.

[27] Núi Tu-di được xem là trung tâm của mỗi thế giới. Các châu lục bao quanh gồm: 1. Phất-bà-đề tại phương đông (Prvavideha, cũng dịch là Đông Thắng Thần châu, 2. Cù-da-ni tại phương tây (Aparagodniya – cũng dịch là Tây Ngưu Hóa châu 3. Diêm-phù-đề tại phương nam (Jambudvipa – cũng dịch là Nam Thiệm Bộ châu 4. Uất-đan-việt tại phương bắc. (Uttarakuru – cũng dịch là Bắc Cù Lô châu Bốn châu này trong kinh điển thường được gọi chung là Tứ thiên hạ. (ND)

[28] Đại sư Tông-khách-ba sinh năm 1357, viên tịch năm 1419, là một trong những tên tuổi chói sáng nhất của Phật giáo Tây Tạng. (ND)

[29] Three Aspects of the Path, kệ thứ 7. Xem Life and Teachings of Tsongkhapa của Robert Thurman, Library of Tibetan Works and Archieves, Dharamsala, 1982.

[30] Loại khổ này được gọi là khổ khổ, nghĩa là khổ vì những sự đau đớn tinh thần hay thể xác. (ND)

[31] Loại khổ này được gọi là hoại khổ, nghĩa là khổ vì tứ đại trong thân luôn tương khắc, thường biến đổi đi dần chỗ hoại diệt, và vì những gì ta ưa thích cũng chịu quy luật của sự thay đổi, hoại diệt. (ND)

[32] Ở đây chỉ chu kỳ của sinh, già, bệnh và chết. (ND)

[33] Có sách dịch là Thánh Đề Bà. (ND)

[34] Sát-na là đơn vị thời gian rất ngắn, thường chỉ được dùng với ý nghĩa tượng trưng. (ND)

[35] Dịch từ chữ “other-powered”. Hiểu theo sát nghĩa là phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài, không thể tự vận hành (bất tự hành). Tuy nhiên, ý nghĩa này cũng không ra ngoài khái niệm “phụ

[36] Sáu nẻo luân hồi (lục đạo -六µ) là sáu cảnh giới mà tất cả chúng sinh tùy theo nghiệp lực phải tái sinh vào. (ND) Theo Phật giáo Tây Tạng thì mỗi cảnh giới này chịu sự khống chế mạnh nhất của một tâm niệm xấu cụ thể. Đó là: cảnh giới địa ngục (tâm sân hận), cảnh giới súc sinh (tâm ngu si), cảnh giới ngạ quỷ (tâm keo lận), cảnh giới loài người (tâm tham dục), cảnh giới A-tu-la (tâm ghen tị), và cảnh giới chư thiên (tâm kiêu mạn).

[37] Lời dạy này có thể tìm thấy trong kinh Trung A Hàm I (trang 262, Pali Text Society) và Trung Bộ Kinh III (trang 43, Pali Text Society), và kinh Tạp A Hàm II (trang 28, Pali Text Society).

[38] Ngũ uẩn bao gồm: sắc – đối tượng của các giác quan; thọ – các loại tri giác và cảm xúc; tưởng: – ý thức bao gồm sáu loại sắc, thinh, hương, vị, xúc, và những ấn tượng tinh thần; hành – những hoạt động tâm lý sau khi có tưởng bao gồm khái niệm hay hành động như chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác...; và thức – các nhận thức tương ứng nảy sinh từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. (ND)

[39] Tâm lý học Phật giáo dựa trên quá trình nhận thức từ sáu năng lực nhận thức: thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ chạm, và suy nghĩ. Mỗi năng lực liên quan đến một giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý) cùng với một thức nhận biết hoạt động đặc biệt tương ứng với giác quan đó. Vì thế, có cả thảy sáu thức nhận biết, thức thứ sáu là ý thức, hay nhận thức tinh thần.

[40] Xem thêm tác phẩm Consciousness at the Crossroads: Conversations with the Dalai Lama on Brainscience and Buddhism. Ithaca, NY: now Lion, 1999. của B Alan Wallace, Zara Houshmand, và Robert Livingston. Lời kết của B. Alan Wallace “Buddhist Reflections” có đăng trên Internet (http://www.alanwallace.org/BuddhistRefls.pdf). (ND)

[41] Thường được phiên âm là Mộc-xoa. (ND)

[42] Theo Phật giáo Đại thừa, có 10 địa vị tu chứng của hàng Bồ Tát, gọi là Thập địa (Daśabhmi). Mười địa vị ấy bao gồm: 1. Hoan hỷ địa (Pramudit-bhmi) 2. Ly cấu địa (Vimal-bhmi) 3. Phát quang địa (Prabhkrỵ-bhmi) 4. Diệm huệ địa (Arciṣmatỵ-bhmi) 5. Cực nan thắng địa (Sudurjay-bhmi) 6. Hiện tiền địa (Abhimukhỵ-bhmi) 7. Viễn hành địa (Draṅgam-bhmi) 8. Bất động địa (Acal-bhmi) 9. Thiện huệ địa (Sādhumatī-bhūmi) 10. Pháp vân địa (Dharmameghā-bhūmi). (ND)

[43] Căn bản vô minh, Phạn ngữ là mlvidy, theo Phật Quang Đại từ diển còn có các tên khác là căn bản bất giác, vô thủy vô minh hay nguyên phẩm vô minh hay nguyên phẩm vô minh Tất cả các tên gọi này đều được dùng để phân biệt với chi mạt vô minh. Do nơi căn bản vô minh mà sinh ra tất cả các kiến giải, ý tưởng sai lầm gọi chung là chi mạt vô minh.(ND)

[44] Phạn ngữ kleśa thường được phiên âm Hán Việt là cát-lệ-xá, dịch nghĩa là phiền não, thường chỉ đến tham, sân, si như là những nguyên nhân làm sinh khởi các tư tưởng và cảm xúc gây khổ đau. (ND)

[45] Dịch từ Phạn ngữ là Karma – Xem thêm bài viết “Phân loại nghiệp” của tác giả Lâm Như Tạng

(http://www.tongiao.com/phanloainghiep-tiensilamnhutang.htm). (ND)

[46] Thuật ngữ “karma” xuất phát từ chữ Phạn “karman”, nghĩa là “hành vi”. Nó có ba ý nghĩa chính trong triết học Ấn Độ. Thứ nhất karma là hành động nghi lễ, đúng hơn là tế thần, trong buổi đầu của triết lý Vedas (Phệ-đà) và Mimasa (Di-mạn-sai). Thứ nhì, karma được hiểu như là một phạm trù đặc biệt của hành vi người, đó là hành vi ô uế và bị giới hạn, nghĩa này tìm thấy trong Samkhya Yoga (một trường phái tiền Yoga), Advaita (Bất nhị phái), Bhagavad Gita (một bản trường ca có tính triết lý cổ Ấn Độ) và Phật giáo. Ý nghĩa sau cùng, karma không là một hành vi mà là một lý thuyết về hành vi, đặc biệt lý thuyết về hành vi như là nguyên nhân quyết định. Ở đây đức Đạt-lai Lạt-ma đang nói đến ý nghĩa thứ ba này.

[47] Ba loại hành vi đề cập ở đây tạo thành ba loại nghiệp báo khác nhau, thường được kinh điển nhắc đến như là thiện nghiệp, bất thiện nghiệp và vô ký nghiệp. (ND)

[48] Loại hành vi tinh thần ở đây chỉ cho các ý tưởng, tư tưởng chưa biểu lộ ra hành động, chúng tạo thành ý nghiệp. Loại hành vi vật thể bao gồm các hành động cụ thể và lời nói, tạo thành thân nghiệp và khẩu nghiệp. (ND)

[49] Tức những hành vi được thực hiện không có tác ý, vì thế không tạo thành nghiệp. (ND)

[50] Tức các hành vi tinh thần như đã nói ở trước. (ND)

[51] Ở đây bao gồm cả thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. (ND)

[52] Tức các hành vi tinh thần (không được thực hiện) thuộc loại không tác ý, chẳng hạn như các ý tưởng không thuộc về thiện cũng không phải bất thiện. (ND)

[53] Khái niệm “trộm cắp” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, chỉ chung tất cả mọi hình thức chiếm đoạt tài sản khi không được sự cho phép của chủ sở hữu. (ND)

[54] Để có sự giải thích chi tiết và trọn vẹn hơn, xin xem thêm “Con đường đến tự do vô thượng” chương 7 “Nghiệp”. Tác giả: Đạt-lai Lạt-ma. (http://www.thuvienhoasen.org/conduongdentudovothuong-07.htm).

[55] Xem Chatuhshatakashastrakarika (Trung đạo Tứ bách kệ tụng) chương 8, kệ số 15.

[56] Trong phần trước cũng có nhắc đến việc hư không được thêm vào với tứ đại (đất, nước, gió, lửa). Như vậy, trong 5 yếu tố cấu thành vạn vật có cả yếu tố không gian. (ND)

[57] Mặc dù nhận thức những khổ đau trong kiếp người, Phật giáo vẫn cho rằng được sinh làm người là kết quả của các thiện nghiệp, vì đời sống con người có rất nhiều sự thuận lợi hơn cho việc tu tập Chánh pháp so với các loài hữu tình khác. (ND)

[58] Xem phần phụ lục 2 ở trang 298 , dịch từ luận văn “Buddhist Reflections”

(http://www.alanwallace.org/BuddhistRefls.pdf) trích trong tác phẩm Consciousness at the Crossroads: Conversations with the Dalai Lama on Brain Science and Buddhism. Snow Lion, Ithaca, New York, 1999. của B. Alan Wallace, Zara Houshmand, và Robert Livingston. (ND)

[59] Xem chi tiết trong chương 3 và 4, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận của Bồ Tát Thế Thân (Vasubandhu).

[60] Xem thảo luận chi tiết hơn về đề tài này của đức Dalai Lama trong cuộc đối thoại với David Bohm trong sách “Dialogues with Scientists and Sages: The search for Unity”, Renée Weber biên tập, Routledge và Kegan Paul, London, 1986.

[61] Trung quán Y tự khởi (Svatntrika) đôi khi cũng được dịch là Độc lập biện chứng phái hay Tự lập luận chứng phái. (ND)

[62] Tập khí, dịch từ Phạn ngữ là vsan; chỉ những thói quen, cách ứng xử được huân tập từ lâu ngày, hoặc thậm chí là lâu đời, tạo thành những khuynh hướng nhất định thúc giục ta luôn hành động theo cách phù hợp với khuynh hướng đó. Tập khí được huân tập ngay trong đời sống hiện tại gọi là “biệt tập khí”, chẳng hạn như một người sống trong quyền thế lâu ngày dễ có thói quen xem thường người khác và tự cao, ngã mạn... Tập khí sâu xa và vi tế hơn, được huân tập từ nhiều kiếp sống trước đây được gọi là “thông tập khí”. (ND)

[63] Thường gọi là “khổ khổ”. Xem lại phần nói về ba loại khổ. (ND)

[64] Định: dịch từ nguyên ngữ samdhi trong tiếng Phạn. Cũng phiên âm là tam-muội hay tam-ma-đề. Ở đây chỉ trạng thái tập trung tâm ý. Khái niệm tam-muội hay định trong Phật giáo được hiểu rộng hơn vì hướng đến một trạng thái định có chủ đích, và thường được sử dụng như một phương tiện kết hợp với các pháp tu khác, nên gọi đủ là chánh định. (ND)

[65] Xem thêm tác phẩm A-tì-đạt-ma Câu-xá luận, bản dịch của Tuệ Sĩ

(http://www.phatviet.com/dichtht/luan/ln01/cxl.htm)..

[66] Tức là thân nghiệp. (ND)

[67] Tức là ý nghiệp. (ND)

[68] Xin đọc thêm tài liệu “Phân loại nghiệp” của tác giả Lâm Như Tạng (http://www.tongiao.com/phanloainghiep-tiensilamnhutang.htm)) (ND)

[69] Thuật ngữ Niết-bàn được phiên âm từ Phạn ngữ, trong tiếng Sanskrit là nirvṇa và tiếng Pli là nibbna, nên cũng nói đủ là Niết-bàn-na, có thể dịch nghĩa là tịch diệt hay tịch tĩnh. Nhưng vì khái niệm Niết-bàn là rất rộng và được hiểu có phần khác nhau ở mỗi trường phái, nên hầu hết các kinh văn trong Hán tạng đều hạn chế việc dịch nghĩa từ này mà chỉ dùng trực tiếp cách phiên âm là Niết-bàn. (ND)

[70] Thuật ngữ Phật giáo gọi loại hiện tượng này là hiện lượng. (ND)

[71] Loại hiện tượng này được gọi là tỷ lượng. Xem thêm các tài liệu về trí tuệ như trong các bài giảng “Phật học Phổ thông” của Hòa thượng Thích Thiện Hoa (http://www.thuvienhoasen.org/phathocphothong-04-08B.htm). (ND)

[72] Tên Phạn ngữ của bộ luận này là Abhisamaylamkra-stra. (ND)

[73] Đây là quan điểm cụ thể của các trường phái Thanh văn, đặc biệt là của Tì-bà-sa luận bộ hay Nhất thiết hữu bộ, và Kinh lượng bộ.

[74] Tự hữu: chỉ tính chất thật có, tự tồn tại của sự vật. Khi được soi chiếu dưới ánh sáng của nguyên lý duyên khởi thì không một sự vật nào thật có tính chất này, vì chúng luôn phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại. (ND)

[75] Chương 24,bài kệ thứ 18.

[76] Tức là được sinh khởi một cách phụ thuộc vào các nhân duyên khác. (ND)

[77] Phật Hộ (Buddhaplita): luận sư danh tiếng người Ấn Độ, là người khai sáng Quy mậu luận chứng phái, niên đại được phỏng chừng trong khoảng năm 470 đến 540. Ngài là đệ tử của ngài Long Hữu, sau theo học giáo lý Trung quán của ngài Long Thụ đạt đến chỗ uyên áo. Ngài là đệ tử của ngài Long Hữu, sau theo học giáo lý Trung quán của ngài Long Thụ đạt đến chỗ uyên áo. Ngài trước tác sách “Phật Hộ Căn bản Trung luận chú” cho đến gần đây vẫn còn thấy bản dịch tiếng Tây Tạng. (ND)

[78] Tức là xét trong thế giới nhận thức theo tục đế. (ND)

[79] Ở đây chỉ học thuyết Trung quán được ngài Long Thụ trình bày trong bộ Trung luận.

[80] Đức Dalai Lama muốn nói đến bài “Xưng tụng lưới duyên khởi” (sPal mar bstod pa), là bài kệ viết về tác phẩm nổi tiếng “Xưng tụng đức Phật và giáo pháp Duyên khởi (rTen ‘brel bstod pa) của ngài Tsongkhapa. Ngài Lodrơ Gyatso là một vị đại sư sống vào cuối thế kỷ 19 ở Amdo, thuộc phái Cách-lỗ, thường được biết đến nhiều hơn với danh xưng là Chone Lama Rinpoche.

[81] Thanh Biện (Bhvaviveka), dịch âm là Bà-tỳ-phệ-già hay Bà-tỳ-tiết-ca, dịch nghĩa là Thanh Biện hay Minh Biện, cũng dịch là Phân Biệt Minh . Ngài là một đại luận sư của phái Trung quán, sống vào khoảng thế kỷ 6, người miền Nam Ấn Độ. Các trước thuật của ngài chủ yếu có Đại thừa chưởng trân luận (2 quyển), Bát-nhã đăng luận thích (15 quyển). Ngoài ra còn có Trung quán tâm luận tụng được truyền vào Tây Tạng. (ND)

[82] Nguyên tác dùng chữ consequentialist, dùng chính lập luận của đối phương để chỉ ra chỗ không vững chắc của lập luận đó, ở đây chỉ đến quan điểm cho rằng việc đánh giá một hành vi chỉ hoàn toàn dựa vào kết quả của hành vi đó. Quan điểm này cũng thường được diễn đạt là “mục đích biện minh cho phương tiện”, bởi vì những người theo quan điểm này cho rằng chỉ cần đạt đến một kết quả tốt đẹp thì cho dù có hành động theo cách nào cũng không quan trọng. Tất nhiên đây là một quan điểm có phần cực đoan, nên chỉ được đưa ra để so sánh phần tương đồng (sự nhấn mạnh vào kết quả) chứ hoàn toàn không có nghĩa cho rằng phương pháp luận của Cụ duyên phái thuộc loại này. (ND)

[83] Phật giáo phân biệt hai cấp độ của sự hiểu biết. Sự hiểu biết dựa vào suy luận, so sánh và phân biệt các khái niệm (trí tuệ tương đối hay thế trí) và sự hiểu biết dựa vào trí tuệ giác ngộ hay trực giác giải thoát,không thông qua bất kỳ hình thức suy luận hay phán đoán, so sánh nào (trí tuệ tuyệt đối hay xuất thế trí). Cấp độ hiểu biết dựa vào lý trí có sự giới hạn nhất định của nó, bởi vì bản thân những tiền đề mà nó dựa vào đã không phải là những chân lý tuyệt đối. Mặc dù vậy, đây chính là phương tiện đầu tiên mà người tu học phải dựa vào để có thể bước đi trên con đường hướng đến sự giải thoát rốt ráo.

[84] Khả năng nhận biết đơn thuần: tức trí tuệ vô phân biệt. (ND)

[85] Trong sách“Niệm ân Đức Phật” của Susanta Nguyễn (http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/u-9anducphat/00.htm) giải thích bốn đặc điểm của giải thoát như sau: 1. Có năng lực làm cho thoát khỏi phiền não (sự khổ) và ra khỏi tam giới (Nissaranattho); 2. Có trạng thái yên tĩnh lánh xa sự khổ (Vivekattho); 3.- Có trạng thái không cho nguyên nhân tạo thành được (vô sanh) (Asankhatattho); 4. Có trạng thái không chết, bất diệt (Amatattho). (ND)

[86] Nói chung, có 10 giai đoạn hay 10 địa vị lần lượt được đạt đến trên đường tu tập là: 1 Phát tâm tru; 2. Trị địa trụ; 3. Tu hành tru; 4. Sanh quý trụ; 5. Phương tiện cụ túc trụ; 6. Chánh tâm trụ; 7. Bất thối trụ; 8. Đồng chân trụ; 9. Pháp vương tử trụ; 10. Quán đảnh trụ (ND) Xem giải thích về các giai đoạn trên con đường tu tập của Bồ Tát trong kinh Thập địa (Dasabhumika Sutra).

[87] Sự phát khởi tâm nguyện chân thật hướng đến việc thành tựu quả Phật thường được biết đến nhiều hơn với thuật ngữ “phát tâm Bồ-đề”, và được xem là khởi điểm cũng như yêu cầu tất yếu của việc thực hành Bồ Tát đạo. (ND)

[88] Trong truyền thống Ấn Độ, con đường tu tập theo đạo Phật được trình bày tổng quát trong Bát chánh đạo, bao gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Truyền thống Tây Tạng mô tả con đường tu tập theo Phật gồm Năm giai đoạn: giai đoạn tích lũy, giai đoạn nối kết, giai đoạn nhìn thấu, giai đoạn thiền định, và giai đoạn không còn gì để học. (Năm giai đoạn này còn được dịch là Tư lương đạo, Gia hành đạo, Thông đạt đạo, Tu tập đạo, và Vô học đạo; hoặc cũng được dịch là Tích lũy, Gia hành, Kiến, Tu tập và Vô lậu học - ND) Theo cách phân chia này thì Bát chánh đạo được bao gồm trong giai đoạn thiền định.

[89] Tuệ giác hay trí tuệ, dịch từ Phạn ngữ là Prajđ, nhưng theo nguyên tắc “ngũ chủng bất phiên” (5 trường hợp không chuyển dịch) của ngài Huyền Trang thì nghĩa của từ này không thể chuyển dịch trọn vẹn (vì quá rộng), nên trong các kinh điển Đại thừa thường dùng cách phiên âm là Bát-nhã. Ba pháp tu tập trình bày ở đây thường được biết nhiều hơn với tên gọi là Tam vô lậu học, gồm có giới học, định học và tuệ học.

[90] Nguyên bản Phạn ngữ là Bodhicaryvatra, tác giả là ngài ntideva (Tịch Thiên), sống vào khoảng thế kỷ 7 – 8. Bản dịch Hán ngữ có tên là Bồ-đề hành kinh, do ngài Thiên Tức Tai dịch vào đời Tống (Đại chánh tạng quyển 32, kinh số 1662). Gần đây lại có bản dịch Hán ngữ của Trần Ngọc Giao và bản dịch Việt ngữ của Thích Nữ Trí Hải, đều lấy tựa đề là Nhập Bồ Tát hạnh. Bản dịch tiếng Tây Tạng có tựa đề Byaṅ-chub-sems-dpaḥispyod-pa-la ḥjug-pa. Ngoài ra, sách này còn được dịch sang các ngôn ngữ khác như Mông Cổ, Pháp, Đức, Nhật... (ND)

[91] Tantra: với nghĩa chỉ một bộ phái có thể dịch là Mật tông, nếu trong giáo nghĩa thì có sách dịch là Mật điển. (ND)

[92] Trong Kim Cương thừa các hình tượng này thường là những biểu tượng của các vi Phật hay Bồ Tát như là A-di-đà, Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Đại Nhật, Bảo Sinh, …. (ND)

[93] Gelug, hay Gelugpa, một trong các tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng, được phiên âm là Cách-lỗ. Phái này do chính ngài Tsongkhapa (1357-1419) sáng lập. Vị đại sư này thường được biết đến với tên phiên âm là Tông-khách-ba. (ND)

[94] kya, được phiên âm là Tát-ca. Tên gọi kya được đặt theo tên tự viện chính của phái này là kya, thành lập vào năm 1073. (ND)

[95] Kriya tantra được dịch sang Anh ngữ là Action tantra, mang nghĩa là Mật điển Hành động. Carya tantra được dịch sang Anh ngữ là Performance tantra, theo Thích Trí Hải dịch là Mật điển thiên về tư duy. Chữ Yoga được phiên âm thành Du-già; và Highest Yoga tantra được dịch là Tối thượng Du-già tantra (Anuttarayogatantra). (ND)

[96] Nhập Bồ-đề hành luận (Bodhicaryvatra) của Tịch Thiên (ntideva), chương X (Hồi hướng), thi kệ số 55.

[97] Nội dung cuộc hội thảo này được ghi lại trong tập sách Consciousness at the Crossroads, do Snow Lion Publications (Ithaca, New York) ấn hành. Phần phụ lục này là chương thứ 15, cũng là chương cuối cùng của tập sách, được chúng tôi chuyển dịch sang Việt ngữ với sự cho phép chính thức của Tiến sĩ B. Alan Wallace. (ND)

[98] Đây là một loạt hội thảo với cùng chủ đề chính là Tâm thức và đời sống (Mind and Life) và cùng có sự tham dự của các nhà khoa học hàng đầu thế giới về các chuyên ngành liên quan như Tâm lý học, Thần kinh học..., cùng với các nhà Phật học mà đại diện là đức Dalai Latma và các vị Lạt-ma cao cấp khác. Cuộc hội thảo đầu tiên trong loạt này được tổ chức vào tháng 10 năm 1987, lần thứ 2 vào tháng 10 năm 1989, lần thứ 3 vào năm 1991, lần thứ 4 vào năm 1993. Nội dung các cuộc hội thảo này được ghi lại thành sách và đã phát hành vão những năm sau đó. Quý vị có thể tìm đọc các bản Anh ngữ với nhan đề: Gentle Bridges: Conversations with the Dalai Latma, Consciousness at the Crossroads, Healing Emotions, Sleeping, Dreaming and Dying. (ND)

[99] Điều này không phủ nhận việc trên bình diện tương đối hay theo truyền thống Trung quán tông quả thật có thừa nhận sự phân cách giữa các hiện tượng tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, theo quan điểm của Phật giáo Mật tông được chấp nhận bởi đức Đạt-lai Lạt-ma và hầu hết các nhà Phật học Tây Tạng khác, thì sự phân cách này không rõ rệt như sự phân cách giữa các thực thể hữu tình và vô tình. Điều này là do tất cả các sự kiện tinh thần về cơ bản đều sinh khởi từ “năng lượng cực vi tế của tâm thức” (tiếng Tây Tạng là shin tu phra ba’i rlung sems), vốn là một thực thể nguyên sơ gồm đủ các tính chất vật lý và nhận thức. Thế giới vật thể cũng được cho là sự biểu hiện sáng tạo (Tiếng Tây Tạng là rtsal hay rol pa) của cùng một năng lượng tâm thức này. Vì thế, theo Kim cương thừa thì sự khác biệt ước lệ giữa tâm thức và vật chất chính là dựa trên một sự thống nhất về cơ bản.

[100] Richard P. Feynman (1918–1988), nhà vật lý người Mỹ, đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1965 Nobel cùng với một người Mỹ khác là Julian S. Schwinger và một người Nhật là Tomonaga Shin’ichiro. (ND)

[101] Xem The Feynman Lectures on Physics (Reading, Mass.: Addison-Wesley, 1963), trang 42, tác giả R. P. Feynman, R. B. Leighton và M. Sands.

[102] Xem Conscious Mind in the Physical World (Bristol: Adam Hilger, 1990), trang 22, tác giả Euan Squires.

[103] Isaac Newton (1642-1727), người Anh, là nhà vật lý, toán học và triết học tự nhiên, được xem là một trong các nhà khoa học vĩ đại nhất từ trước đến nay. (ND)

[104] James Clerk Maxwell (1831-1879), nhà vật lý người Anh, nổi tiếng với công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ánh sáng và sóng điện từ. (ND)

[105] Albert A. Michelson (1852-1931), nhà vật lý người Mỹ gốc Đức, đoạt giải Nobel Vật lý năm 1907. (ND)

[106] Tôi (Tiến sĩ Alan Wallace) đã khảo sát toàn diện chủ đề này từ quan điểm Phật giáo trong sách Choosing Reality: A Buddhist View of Physics and the Mind. (Ithaca, Snow Lion, 1996).

[107] Nhãn thức: năng lực nhận biết hình sắc. Phật giáo quan niệm có những năng lực nhận biết khác nhau đối với các đối tượng khách quan, như nhãn thức là năng lực nhận biết hình sắc, nhĩ thức là năng lực nhận biết âm thanh... cùng với tỉ thức (nhận biết mùi hương), thiệt thức (nhận biết vị nếm), thân thức (nhận biết sự xúc chạm) và ý thức (nhận biết các tư tưởng) tạo thành sáu thức (Lục thức), tương ứng với sáu trần (Lục trần) là 6 đối tượng khách quan vừa kể. (ND)

[108] Thời kỳ Cách mạng Khoa học (Scientific Revolution): giai đoạn được xác định vào khoảng năm 1500 đến 1700, là thời kỳ các nền tảng khoa học hiện đại được thiết lập ở Tây Âu. (ND)

[109] William James (1842-1910), triết gia người Mỹ và là nhà tâm lý học, người đã phát triển triết lý của chủ nghĩa thực nghiệm. (ND)

[110] Xem “The Perception of Reality” trong sách The Principles of Psychology (New York: Dover Publications, 1950) của William James, trang 290-291.

[111] Về cơ bản, Phật giáo không cho rằng “chết là hết”. Vì thế, cái chết mà chúng ta nhìn thấy được chỉ được xem là cái chết của thân xác, hay cái chết về mặt sinh học mà thôi. (ND)

[112] Các phương thức này được bàn đến một cách chi tiết trong tác phẩm The Bridge of Quiescense Experiencing Tibetan Buddhist Meditation (Chicago: Open Court, 1997) của B. Alan Wallace.

[113] Clifford Geertz, nhà nhân chủng học người Mỹ, sinh năm 1926 và mất năm 2006. Ông đã có những đóng góp quan trọng mang tính cách mạng về quan điểm trong ngành học này vào những năm 70 của thế kỷ trước. (ND)

[114] The Interpretation of Cultures (New York: Basic Books, 1973) của Clifford Geertz, trang.230-231.

[115] J. Allan Hobson, nhà giáo dục và tâm lý trị liệu người Mỹ, sinh năm 1933. (ND)

[116] Robert Livingston: đồng tác giả của tác phẩm Consciousness at the Crossroads, biên soạn cùng với tiến sĩ B. Alan Wallace. (ND)

[117] Câu này thường được trích dẫn trong kinh văn Tây Tạng, được trích từ bản sớ giải Vimalaprabh về Klacakra, mặc dù nó cũng thấy xuất hiện trong Kinh tạng Pali.

[118] Xem lại phần Nghiệp và thế giới tự nhiên, trang 170. (ND)

[119] Đức Dalai Latma đề cập đến 4 nguyên tắc này đầy đủ hơn trong tác phẩm The World of Tibetan Buddhism (Boston: Wisdom, 1995), trang 47-49, nhưng chúng còn được thảo luận chi tiết hơn nữa trong bài luận văn của Matthew Kapstein: “Mi-pham’s Theory of Interpretation”, trong tác phẩm Buddhist Hermeneutics, được biên tập bởi Donald S. Lopez, Jr. (Honolulu: University of Hawaii Press, 1988), trang 152-161.

[120] Thuật ngữ Phật học gọi là các căn, bao gồm 6 căn (lục căn) là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn).



« Sách này có 11 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Về mái chùa xưa


Đừng bận tâm chuyện vặt


Phát tâm Bồ-đề


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.161.245 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...