Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Tứ diệu đế »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương V: Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ) »»

Tứ diệu đế
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương V: Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ)

Donate

(Lượt xem: 13.040)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương V: Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ)

FIVE: THE TRUTH OF THE PATH



Nếu ta chấp nhận rằng giải thoát là mục tiêu có thể đạt đến, thì làm thế nào để có thể đạt đến? Câu hỏi này đưa chúng ta đến với Chân lý thứ tư, nói về đạo chân thật.
If we accept that liberation is an achievable goal, how is it possible to achieve it? This question brings us to the fourth Noble Truth, which deals with the true path.
Theo sự giải thích của Trung quán tông thì đạo chân thật nên được hiểu theo ý nghĩa là sự phát triển một chứng ngộ trực giác về tính không. Lý do là vì chứng ngộ trực giác về tính không trực tiếp đưa tới sự đạt được trạng thái tịch diệt. Tuy nhiên, để có được một sự chứng ngộ như thế, hành giả phải có một nền tảng trong pháp thiền định nhất tâm, bởi vì điều này dẫn tới một tri kiến thể nghiệm về tính không. Địa vị của hành giả khi đạt tới tri kiến thể nghiệm đó được xem là khởi điểm của Lộ trình nối tiếp hay Lộ trình chuẩn bị, và khi hành giả đạt được sự trực giác về tính không thì được gọi là Lộ trình tri kiến.
According to the Madhyamaka explanation, the true path should be understood in terms of developing a direct intuitive realization of emptiness. This is because the intuitive realization of emptiness leads directly to the attainment of cessation. However, in order to have such a realization one must have a basis in single-pointed meditation, since this is what leads to an experiential knowledge of emptiness. The point at which an individual attains that experiential knowledge is said to be the beginning of what is called the Path of Connection or Path of Preparation, and the point at which he gains direct intuitive realization of emptiness is called the Path of Seeing.
Tri kiến thể nghiệm về tính không lại phải dựa trên cơ sở tri thức hiểu biết về tính không, được phát triển thông qua suy luận. Quả thật, không có sự suy luận đó thì không thể đạt tới một sự thể nghiệm dựa trên thiền định về tính không. Giai đoạn khởi đầu sự phát triển tri thức hiểu biết được gọi là Lộ trình tích lũy. Điểm khởi đầu của lộ trình này là khi hành giả phát triển một tâm nguyện chân thật hướng đến sự giải thoát – và đây được xem là khởi điểm tối sơ của Phật đạo.
The experiential knowledge of emptiness must in turn be based on an intellectual understanding of emptiness, developed through inference. Indeed, without that, it is impossible to attain a meditatively-based experience of emptiness. That initial stage of developing intellectual understanding is part of what is known as the Path of Accumulation. The threshold of this path is the point where the practitioner develops a genuine aspiration to attain liberation - and this we consider to be the very beginning of the Buddhist Path.
Giáo pháp Thanh văn thừa
The Shravakayana Path
Ngay cả trước khi bắt đầu việc tu tập,[88] ta cũng cần có một sự chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng. Để khởi đầu, sự thực hành quan trọng nhất là ba pháp tu tập cao hơn: tu tập giới luật (Śila), sự tập trung tâm trí hay thiền định (samdhi), và tuệ giác hay trí tuệ (Prajđ).[89]
Even before we embark upon the Path, a great deal of preparation is necessary. To begin with, the most important practice is that of the three higher trainings: the trainings in morality (Skt. shila), concentration or meditation (Skt. samadhi), and wisdom or insight (Skt. prajna).
Kinh điển thường mô tả một cách tổng quát sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác dựa vào kinh nghiệm của hành giả. Do đó, điều quan trọng cần phải hiểu được là con đường thực sự mà hành giả đang theo đuổi chính là con đường liên tục phát triển sâu sắc hơn nữa tri kiến và sự giác ngộ về tính không; thuật ngữ Phật giáo gọi đây là phần Tuệ học. Hơn nữa, trí tuệ giác ngộ tính không này phải được phát triển trong bối cảnh kết hợp giữa trạng thái nhất tâm và sự quán chiếu nội tâm; thường được biết đến như là sự kết hợp giữa hai pháp tu chỉ (śamatha) và quán (vipaśyana).
The scriptures generally describe the transition from one stage to another in terms of a meditator’s experience. It is important to understand, therefore, that the actual path on which the individual travels is that of his or her progressively deepening knowledge and realization of emptiness, technically known as the wisdom aspect of the path. Moreover, the wisdom that realizes emptiness must be developed within the context of the union of the single-pointedness of mind and penetrative insight, known as the union of shamatha and vipashyana.
Để có được sự kết hợp giữa hai điều này, ta phải phát triển pháp tu chỉ trước tiên, vì chỉ có điều này mới cho phép ta định hướng được năng lực và sự tập trung của mình. Do vậy, việc tu tập pháp chỉ là điều then chốt. Để đạt đến thành công, cần phải có hai yếu tố, đó là sự vận dụng chánh niệm và sự vận dụng tâm tỉnh giác. Bản thân hai năng lực này lại chỉ phát triển thành tựu nếu sự nhất tâm của ta được dựa trên cơ sở một nếp sống đạo hạnh, luôn tuân thủ giới luật trong cả thái độ và cách sống. Dĩ nhiên, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của giới hạnh. Như vậy, giờ đây ta có thể thấy là cả ba pháp tu tập giới, định và tuệ có quan hệ gắn liền với nhau như thế nào.
In order to experience a union of these two, we have to develop shamatha first, for only this will enable us to channel our energy and concentration. Training in shamatha is therefore key. For it to be successful two factors must be present, namely the application of mindfulness and the application of mental alertness. These two capacities themselves will only develop successfully if our single-pointedness of mind is based on an ethically sound life, in which we apply discipline both to our attitude and to our way of life. This, of course, underlines the fundamental importance of morality. So now we can see how the three trainings are connected to each other.
Và cả ba pháp tu tập này là chung cho cả Thanh văn thừa cũng như Đại thừa.
All of these practices are common to both the Shravakayana and the Mahayana.
Giáo pháp Đại thừa
The Mahayana Path
Bây giờ ta phải xét đến một phương diện quan trọng khác của Phật giáo, đó là phần giáo pháp mà toàn bộ những lời dạy của đức Phật đều đặt nền móng trên yếu tố từ bi. Từ bi chính là nền tảng của Chánh pháp. Sự thực hành nâng cao tâm hồn đẹp đẽ và phát triển tâm vị tha là nhằm để đào sâu hiểu biết của chúng ta về lòng từ bi và khơi dậy năng lực từ bi sẵn có trong ta. Chính trên cơ sở của lòng từ bi sâu sắc mà ta phát triển tâm nguyện vị tha để tìm cầu sự giác ngộ mang lại lợi ích cho muôn loài.
We must now look at another important aspect of Buddhism, namely the way that the entire teaching of Buddha is founded on compassion. Compassion is the very foundation of the Dharma. The practice of enhancing our good heart and developing an altruistic mind is aimed at deepening our understanding of compassion, and invigorating the compassionate potential that exists within us. It is on the basis of profound compassion that we develop the altruistic aspiration to seek enlightenment for the benefit of all.
Theo truyền thống thì điều này gọi là phát tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề là gì? Trong Hiện quán trang nghiêm luận (Abhisamaylaṅkra-stra) của ngài Di-lặc thì tâm Bồ-đề được miêu tả như là việc có hai nhân tố thúc đẩy: Nhân tố đầu tiên lòng từ bi chân thật huớng về tất cả chúng sinh, và nhân tố thứ hai là nhận biết về sự thiết yếu phải đạt tới giác ngộ viên mãn để mang lại lợi ích cho muôn loài. Thật vậy, để phát triển lòng vị tha của tâm Bồ-đề thì chỉ có lòng từ bi không thôi là chưa đủ. Tâm Bồ-đề nhất thiết phải dựa trên một lòng từ bi có ý thức trách nhiệm để bạn luôn sẵn lòng tự nhận lấy nhiệm vụ cứu vớt muôn loài.
Traditionally this is called the generation of bodhichitta. What is bodhichitta? In Maitreya’s Abhisamayalamkara bodhichitta is described as having two motivating factors: the first is genuine compassion towards all beings, and the second is recognition of the need to attain full enlightenment in order to fulfil the welfare of others. Indeed, to develop the altruistic mind of bodhichitta, it is not enough to have mere compassion. Bodhichitta must be based on a compassion which carries a sense of responsibility so that you are willing to take upon yourself the task of helping others.
Ý thức trách nhiệm này chỉ khởi lên khi bạn phát khởi một lòng từ bi chân thật và trở thành bản năng tự nhiên, rộng mở đến tất cả chúng sinh không có ngoại lệ. Đây là lòng từ bi phổ quát. Nó được gọi là mahakaruna hay là “đại bi” để phân biệt với lòng bi thông thường vốn có giới hạn. Mặc dù vậy, lòng đại bi tự nó sẽ không phát khởi trừ phi bạn có một tuệ giác xác thật về bản chất của khổ đau, không chỉ là khổ đau của chính mình mà còn là của kẻ khác. Bạn nhận biết tình trạng của mình là đang đau khổ, và rồi bạn cũng cảm thấy một sự cảm thông chân thật và gắn bó với người khác. Trong tương quan với tuệ giác về bản chất của khổ đau, sự quán chiếu Chân lý thứ nhất – Khổ đế – sẽ giúp bạn phát triển sâu sắc hơn tuệ giác của mình.
This sense of responsibility will only arise if you have generated a spontaneous, genuine compassion which extends to all sentient beings without exception. This is universal compassion. It is called mahakaruna or ‘great compassion’ to distinguish it from ordinary compassion which is limited. However, this itself will not arise unless you have genuine insight into the nature of suffering, both your own suffering and that of others. You recognize your state as being one of suffering, then you will also feel a genuine empathy and connection with others. So far as gaining insight into the nature of suffering is concerned, reflection on the first Noble Truth, the Truth of Suffering, will assist you in deepening your insight.
Với một người thực hành vị tha thì điều quan trọng là phải hiểu rằng việc đạt tới giải thoát cho riêng mình không thôi là chưa đủ. Điều này không chỉ là mang tính chất chủ nghĩa cá nhân mà ngay cả xét từ góc độ con đường tu tập để hoàn thiện bản thân người đó thì cũng chưa phải là trạng thái hoàn toàn tỉnh giác.
For an altruistic practitioner, it is important to realize that attaining liberation for oneself alone is not enough. Not only is it individualistic, but even from the point of view of one’s own path to perfection, it is not a state of full awakening.
Do đó, điều thiết yếu là ta phải nuôi dưỡng lòng cảm thông tự nhiên và cảm giác gắn bó với người khác. Kinh điển có dạy một trong những phương thức để làm được điều này là hình dung mọi chúng sinh đều là mẹ ta, hay một người nào đó thân thiết với ta. Bạn khơi dậy lòng thương yêu tự nhiên đối với mẹ mình hay một người nào đó thân thiết, và mở rộng lòng thương yêu ấy đến với tất cả chúng sinh. Bằng cách này, bạn phát triển được một sự thông cảm tự nhiên và tức thì. Mặc dù vậy, sự cảm thông ấy không thể sinh khởi nếu các cảm xúc của bạn đối với người khác thay đổi do cách nhìn nhận một số người nào đó là kẻ thù và một số khác là bạn hữu. Sự phân biệt đối xử này cần phải vượt qua trước nhất, và để làm được điều này thì việc thực hành tâm bình thản là nền tảng quan trọng.
It is therefore crucial to nurture our natural empathy and our sense of closeness with others. One of the methods described in the Buddhist scriptures for doing this is to imagine that all beings are your mothers, or someone else who is dear to you. You awaken the compassion you naturally feel for your mother or someone dear, and extend it to all other beings. In this way you develop a natural and spontaneous empathy. However, empathy cannot arise if your emotions towards others fluctuate due to the fact that you view some as enemies and others as friends. That discrimination has to be overcome first, and for this the practice of equanimity is fundamental.
Một phương pháp khác được ngài Tịch Thiên (ntideva) trình bày trong Nhập Bồ-đề hành luận.[90] Ngài giải thích một phương pháp để nuôi dưỡng sự cảm thông thực sự bằng cách xem người khác như chính bản thân mình. Thí dụ, cũng giống như bản thân bạn luôn mong ước được hạnh phúc và vượt qua đau khổ, người khác cũng có sự khao khát tương tự như vậy; và cũng giống như bản thân bạn có quyền đạt được điều đó, mọi người khác cũng vậy. Với ý thức bình đẳng đó, bạn đảo ngược quan điểm luôn tự xem mình là tâm điểm quan trọng, đặt bản thân mình vào vị trí của người khác và liên hệ với họ như thể là những người mình thương yêu hơn cả chính bản thân.
A different method is presented by Shantideva in The Guide to the Bodhisattva’s Way of Life (Bodhicharyavatara). He explains a way of cultivating genuine empathy by considering others as equal to oneself. For example, just as you personally wish to be happy and overcome suffering, others too have a similar desire, and just as you have the right to achieve this, so do they. With that sense of equality you reverse your self-centred perspective, putting yourself in others’ shoes and relating to them as if they were dearer to you than you are to yourself.
Theo truyền thống Tây Tạng, hai phương pháp khác biệt trên được kết hợp và dùng làm đối tượng của thiền quán. Một khi nhờ vào kết quả của sự quán chiếu và thiền định mà bạn đạt được dù chỉ là một kinh nghiệm mô phỏng của tâm vị tha, thì thường là đức tính đó sẽ được ổn định và củng cố qua việc tham gia một nghi lễ phát tâm Bồ-đề. Tiếp theo sau đó, cần phải có một tâm nguyện mãnh liệt dấn thân vào thực hành Bồ Tát hạnh. Theo truyền thống, hành giả chính thức phát khởi hạnh nguyện Bồ Tát vào thời điểm này. Lý tưởng Bồ Tát, hay Bồ Tát hạnh, được thâu gồm trong ba điều Giới luật: thứ nhất là ngăn ngừa hết thảy mọi điều bất thiện; thứ hai là quyết tâm thành tựu hết thảy các điều lành; và thứ ba là luôn cứu vớt giúp đỡ muôn loài.
According to the Tibetan tradition, these two different methods are combined and then meditated upon. Once you have gained even a simulated experience of the altruistic mind as a result of your reflection and meditation, then the custom is to stabilize and reinforce it by participating in a ceremony where you explicitly generate bodhichitta. This should then be followed by a keen desire to engage in the activities of a bodhisattva. According to tradition, the practitioner formally takes the vows of a bodhisattva at that point. The bodhisattva ideal, or the activities of a bodhisattva, are summed up in the Three Precepts: the first is the precept of refraining from negative actions; the second is the precept of deliberately engaging in virtuous actions; and the third is the precept of helping others.
Từ quan điểm về cách thức các nhân tố thực hành sẽ dẫn tới một trạng thái kết quả, các hạnh Bồ Tát đôi khi cũng được mô tả trong hai dạng tích lũy: tích lũy trí tuệ và tích lũy công đức. Hai dạng tích lũy này cùng xuất hiện trong sự kết hợp giữa phương tiện với trí tuệ, và trong đạo Phật chúng không bao giờ tách rời nhau.
From the point of view of how causal practices lead to a resultant state, bodhisattva practices are also sometimes described in terms of the two accumulations: the accumulations of merit and wisdom. The two accumulations come together in the union of method and wisdom and, in the Buddhist path, should never be separated.
Giáo pháp Kim cương thừa
The Vajrayana Path
Sự sâu sắc và tinh tế của Mật tông (Tantra)[91] hay Kim cương thừa (Vajrayna) phát xuất từ sự thực hành hợp nhất phương tiện và trí tuệ. Nói một cách hết sức vắn tắt thì một trong những nét độc đáo của sự hợp nhất phương tiện và trí tuệ trong giáo pháp Kim cương thừa là hành giả trước tiên phải hướng nhận thức về bản ngã và thế giới của mình đến một sự hiểu biết về tính không và hòa tan mọi thứ vào tính không đó. Và rồi nhận thức về tính không đó sẽ được hình tượng hóa (dĩ nhiên vào giai đoạn khởi đầu thì chỉ là một cách tưởng tượng) như là một dạng toàn hảo của Thánh hộ trì[92] thiền. Kế đến, bạn quán chiếu về bản chất phi vật thể hay trống không của vị Thánh hộ trì đó. Như vậy, chỉ trong một trường hợp nhận thức, cả phương tiện và trí tuệ đều có mặt và trọn vẹn: có sự hình tượng hóa của một vị Thánh hộ trì và cùng lúc có cả sự hiểu biết về bản chất trống không của vị Thánh hộ trì đó.
The profundity and sophistication of Tantra or Vajrayana stem from the practice of unifying method and wisdom. To put it very briefly, one of the unique features of the union of method and wisdom in the Vajrayana teachings is that the practitioner first subjects his or her perception of self and the world to an understanding of emptiness, and dissolves everything into emptiness. That cognition of emptiness is then visualized (imaginatively, of course, at the beginning) as the perfect form of a meditational deity. Next, you reflect on the non-substantial or empty nature of that deity. So within one instance of cognition, both method and wisdom are present and complete: there is visualization of a deity and at the same time an understanding of the empty nature of that deity.
Trong truyền thống Kim cương thừa có bốn lớp nguyên lý tantra chính yếu, theo các phái Gelug,[93] Sakya[94] và Kagyu.4 Đó là Kriya tantra, Carya tantra, Yoga tantra, và Tối thượng Du-già tantra.[95] Hai lớp nguyên lý đầu tiên không bao gồm việc phát nguyện Vajrayana; các phát nguyện tantra thuộc về Mật tông Du-già và Mật Tông Tối thượng Du-già. Mật Tông Tối thượng Du-già còn có các thực hành thiền định sử dụng nhiều yếu tố sinh lý đa dạng, chẳng hạn như việc hình tượng hóa các kênh năng lực của cơ thể, các năng lực luân chuyển trong các kênh ấy, các “giọt vi tế”... Trong tất cả các pháp thiền khác nhau này thì điểm then chốt luôn luôn là nguyện lực của tâm Bồ-đề và tuệ giác về tính không. Thiếu đi hai nhân tố này, không một pháp thiền nào kể trên thậm chí có thể được xem là pháp Phật.
Within the Vajrayana tradition there are four principal classes of tantra according to the Gelug, Sakya and Kagyu schools,- these are Kriya tantra, Carya tantra, Yoga tantra, and Highest Yoga tantra (Anuttarayogatantra). The first two classes do not involve taking Vajrayana vows, - it is in the Yoga tantra and Highest Yoga tantra that tantric vows are taken. The Highest Yoga tantra also has meditative practices which use various physiological elements, such as visualizing the energy channels of the body, the energies that flow within the channels, the ‘subtle drops’, and so on. In all of these various types of meditation the key is always the aspiration of bodhichitta and insight into emptiness. Without these two factors none of them would even be considered to be Buddhist practices.
Tuy nhiên, theo một số kinh văn xác thật và rất đáng tin cậy của Mật tông Du-già thì pháp tu Kim cương thừa cũng có thể dựa trên hiểu biết về tính không của phái Duy thức, không nhất thiết phải là theo Trung quán tông. Mặc dù vậy, tôi vẫn cảm thấy rằng nếu muốn cho các thực hành tantra là toàn diện, và muốn đạt tới sự giác ngộ viên mãn theo giáo pháp tantra, thì một tuệ giác về tính không dựa theo Trung quán tông là thực sự cần thiết.
However, in some very reliable and authentic texts belonging to Yoga tantra, it is said that the Vajrayana path can also be based on the understanding of emptiness held by the Chittamatra school, not necessarily on that of the Madhyamaka. Despite this, I feel that if tantric practice is to be comprehensive, and if one is to attain full realization of the tantric path, an insight into emptiness based on the Madhyamaka is actually crucial.
Lời khuyên cho người thực hành Phật pháp
Advice on Following the Buddhist Path
Có 3 lời khuyên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.
There are three pieces of advice I would like to share with you.
Điều đáng nói trước tiên là trừ phi bạn có thể thiết lập một nền tảng vững chắc trong các thực hành căn bản của Phật pháp, như những điều mà tôi đã vạch ra, bằng không thì ngay cả các pháp tu được xem là sâu xa của Kim cương thừa cũng sẽ không mang lại hiệu quả gì. Điều quan trọng là, đối với người thực hành Phật pháp thì sự phát triển một hiểu biết về Tứ diệu đế và suy gẫm sâu xa về giáo pháp này là thực sự thiết yếu. Do đó, thiền tập phải là một phần trọng yếu trong sự thực hành của bạn, bao gồm cả hai pháp chỉ và quán.
The first is to say that unless you are able to establish a firm grounding in the basic practices of the Buddha Dharma, such as those I have outlined, then even the supposedly profound practices of the Vajrayana will have no effect. The point is that for a practising Buddhist, it is really vital to develop an understanding of the Four Noble Truths, and to meditate upon them. Meditation should therefore be an essential part of your practice, and include both shamatha and vipashyana.
Nhân tố quan trọng thứ hai là sự quyết tâm của bạn. Bạn không nên tưởng tượng rằng tất cả mọi sự tiến triển nói trên có thể diễn ra trong vòng vài ba ngày hay vài ba năm; chúng thật ra có thể phải cần đến nhiều đời, nhiều kiếp, nên sự quyết tâm rõ ràng là thiết yếu. Nếu bạn tự xem mình là một Phật tử và muốn thực sự thực hành Phật pháp, thì ngay từ khi bắt đầu bạn phải hạ quyết tâm thực hiện đến cùng, bất chấp việc ấy có phải trải qua đến hàng triệu hay hàng tỷ kiếp sống. Nói cho cùng, ý nghĩa cuộc sống của ta là gì? Tự nó không hề có một ý nghĩa nội tại nào cả. Tuy nhiên, nếu ta sử dụng cuộc sống theo một cách tích cực, thì ngay cả những ngày tháng và những niên kỷ đó cũng sẽ trở nên đầy ý nghĩa. Ngược lại, nếu bạn hoang phí đời sống một cách không mục đích thì dù chỉ một ngày cũng sẽ cảm thấy là quá dài. Bạn sẽ thấy rằng, một khi bạn có được một quyết tâm kiên định và một mục đích rõ ràng thì thời gian sẽ không là quan trọng.
Another important factor is your determination. You should not imagine that all these developments can take place within a few days or a few years; they may even take several aeons, so determination is evidently vital. If you consider yourself a Buddhist and want to really practise Buddha Dharma, then right from the start you must make up your mind to do so until the end, regardless of whether it takes millions or billions of aeons. After all, what is the meaning of our life? In itself, there is no intrinsic meaning. However, if we use life in a positive way, then even the days and the months and the aeons can become meaningful. On the other hand, if you just fritter your life away aimlessly then even one day feels too long. You will find that once you have a firm determination and a clear objective, then time is not important.
Như ngài Tịch Thiên đã viết trong bài thi kệ rất hay này:
As Shantideva writes in this beautiful prayer:
Bao lâu còn đó hư không,
Sinh linh cam chịu trong vòng khổ đau,
Nguyện rằng tôi vẫn còn đây,
Tận trừ đau khổ đến ngày sáng tươi.
For as long as space exists
And sentient beings endure,
May I too remain,
To dispel the misery of the world.
Lời lẽ trong bài thi kệ thật sự đã truyền đạt một tri kiến nhất định cho tôi, và những lời thơ thật hết sức truyền cảm.
His words really convey a certain understanding to me, and they are so inspiring.
Và lời khuyên cuối cùng của tôi là, bạn càng nôn nóng, càng mong muốn một phương thức nhanh nhất, ít tốn kém nhất hay tốt nhất, thì lại càng có nhiều khả năng phải nhận lấy một kết quả rất tồi. Vì thế, tôi cho rằng đó là một phương pháp sai lầm.
My final point is that the more impatient you are, and the more you want the way that is quickest, cheapest or best, the more likely you are to obtain a poor result. So I suggest this is the wrong approach.
Kết luận
CONCLUSION
Nếu phải nêu ra điểm thiết yếu nhất trong bài giảng này, hẳn tôi sẽ nói rằng: Nếu sự hiểu biết về Tứ diệu đế của bạn hình thành từ các quán chiếu sâu sắc như đã nói trên, thì bạn sẽ có một sự kính ngưỡng sâu xa đối với Chánh pháp, vốn là đối tượng chân thật của sự quy y, và bạn cũng sẽ phát triển lòng tin vào khả năng vận dụng Chánh pháp ngay trong bản thân mình. Trên cơ sở của một lòng tin như vậy, bạn sẽ có thể phát triển tín tâm chân thật đối với đức Phật, bậc thầy đã chỉ ra cho bạn con đường tu tập, và bạn cũng sẽ có một lòng tôn kính sâu xa đối với chúng Tăng, những người đồng hành tinh thần trên con đường này.
If I were to essentialize my talk, I would say that if your understanding of the Four Noble Truths arises from deep reflections such as these, then you will gain a profound admiration for the Dharma, which is the true Refuge, and you will also develop a conviction in the possibility of actualizing the Dharma within yourself. On the basis of such a conviction you will be able to develop genuine de-votion in the Buddha, the master who showed you the path, and you will also have a deep respect for the Sang-ha members who are your spiritual companions on the path.
Nếu sự hiểu biết của bạn về Tam bảo được dựa trên một chứng ngộ thâm sâu về Tứ diệu đế như đã nói trên, thì mỗi khi bạn nghĩ đến Phật, Pháp và Tăng, Tam bảo sẽ hiện đến với bạn thật sống động, với sự sáng tươi mới mẻ. Đây chính là ý nghĩa của việc thực hành quy y Tam bảo.
If your understanding of the Three Jewels is based on a realization of the Four Noble Truths that is as profound as this, then whenever you think of Buddha, Dharma, and Sangha, they will come alive for you with renewed freshness. This is what is meant by Going for Ref-uge.
Trong thực tế, để tóm gọn một cách chính xác và rõ ràng hơn nữa, có thể nói rằng toàn bộ những gì tôi đã giảng giải ở đây chính là để chỉ rõ ý nghĩa của việc quy y Tam bảo.
In fact, to summarize even more succinctly, the whole of the explanation I have given here is to show what is meant by Going for Refuge in the Three Jewels.
Mặc dù sự thực hành của riêng tôi là rất kém cỏi, quả thật rất kém cỏi, và mặc dù tôi có trì chú cũng như quán tưởng một số mạn-đà-la (maṇḍala), nhưng trọng tâm chính trong sự tu tập hằng ngày của tôi vẫn là Tứ diệu đế và tâm Bồ-đề. Tôi cảm nhận rằng hai pháp tu này là thực sự mang lại lợi ích thiết thực. Đôi khi tôi nghĩ rằng việc quán tưởng các vị Thánh hộ trì có thể gần như là một cách tự lừa dối. Trong quan điểm của tôi, chúng ta nhất thiết phải theo đuổi việc thực hành theo trình tự từng bước một, với sự kiên nhẫn và quyết tâm. Nếu bạn thực hành theo cách này thì sau một năm hay mười năm, bạn sẽ nhận ra được ít nhất là một sự hoàn thiện nào đó trong bản thân. Và khi bạn thấy được như vậy, điều đó sẽ mang lại một sự khích lệ mới để tiếp tục. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận biết rằng sự thay đổi thật không dễ dàng chút nào.
Although my own practice is very poor, very poor indeed, and although I recite mantras and visualize certain mandalas, even so the main emphasis of my daily prac-tice is the Four Noble Truths and bodhichitta. These two practices I feel are of real practical benefit. Sometimes I think that visualizing deities can almost be like a way of deceiving oneself. In my view we must pursue practice step-by-step, with patience and determination. If you practise in this way, then after a year or after a decade you will notice at least some improvement in yourself, and when you see that, it brings a new encouragement to continue. However, we must realize that change is not at all easy.
Giờ đây bạn đã đọc qua những lời dạy về Tứ diệu đế, Nếu bạn tự xem mình là một Phật tử thì xin hãy thực hành những lời dạy này. Những lời dạy này không nên chỉ dừng lại ở mức độ tri thức. Thực hành và giáo lý phải gắn liền với cuộc sống chúng ta. Dĩ nhiên, điều này cũng đúng với những người thực hành và tín đồ của các tín ngưỡng khác, như là Thiên chúa giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo; dù với bất cứ niềm tin nào, nếu bạn chấp nhận niềm tin đó thì nó phải trở thành một phần trong cuộc sống của bạn. Chỉ đi lễ nhà thờ vào Chủ nhật và chắp tay cầu nguyện trong chốc lát thì vẫn là chưa đủ, nếu như trong khoảng thời gian còn lại cách ứng xử của bạn vẫn không có gì thay đổi. Cho dù bạn có tự thân đi đến nhà thờ hay không, tôi nghĩ rằng giáo lý tôn giáo của bạn phải luôn nằm trong trái tim bạn. Điều đó rất quan trọng. Chỉ khi đó bạn mới có được một thể nghiệm về giá trị chân thật của nó, nếu không thì đó chỉ đơn giản là một phần kiến thức trong đầu bạn, và khi bạn đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thì điều đó sẽ không giúp ích được gì.
So now you have read these teachings on the Four Noble Truths, if you consider you are a Buddhist then please put them into practice. They should not remain merely on an intellectual level. Practice and teaching must be part of our life. The same applies, of course, to practi-tioners and believers of other faiths, such as Christians, Muslims or Jews: whatever your faith, if you accept that faith then it must become part of your life. It is not suffi-cient to attend church on Sunday and join your hands together in prayer for a few moments, if the rest of your behaviour remains the same. Whether or not you are physically in a church or a cathedral, I think the teach-ing of your own religion must be in your heart. That’s very important. Only then will you have an experience of it that is of real value, otherwise it is simply a piece of knowledge in your head and when you are faced with problems in life it won’t be of any help.
Một khi giáo pháp đã gắn liền với cuộc sống của bạn, bất cứ lúc nào bạn gặp phải khó khăn thật sự thì sự thực hành giáo pháp sẽ cho bạn một nội lực. Cũng thế, khi bạn già yếu, hay mắc phải một căn bệnh nan y, và khi cái chết cuối cùng tìm đến, thì sự tu tập của bạn sẽ thực sự mang lại cho bạn một nội tâm vững chãi, an ổn. Xét cho cùng thì cái chết là một phần của sự sống; nó không có gì lạ cả; sớm muộn gì tất cả chúng ta đều cũng phải trải qua. Lúc đó, cho dù còn có kiếp sau hay không thì sự bình thản của tâm hồn vẫn là rất quan trọng. Làm thế nào để có được sự bình tâm trong một thời khắc quan trọng như thế? Điều đó chỉ có thể đạt được nếu ta có được những kinh nghiệm tự thân mang lại cho ta nội lực, vì không ai khác có thể cho ta sức mạnh này – không thần thánh nào, không bậc thầy nào, và cũng không bạn bè nào hết! Đây là lý do tại sao đức Phật dạy rằng bạn phải là bậc thầy của chính mình.
Once the teaching is part of your life, whenever you have a real problem it gives you inner strength. Also, when you grow old, or have an incurable illness, and when death finally comes, then your practice truly gives you some kind of inner guarantee. After all, death is part of life; there is nothing strange about it; sooner or later we all have to pass through that gate. At that time, whether or not there is a life after, it is very valuable to have peace of mind. How can we achieve peace of mind at such a moment? It is possible only if we have some expe-rience in ourselves that will provide inner strength, be-cause no one else can provide this for us - no deities, no gurus, and no friends. This is why the Buddha says you must be your own master.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Bhutan có gì lạ


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.174.204 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...