Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Vầng sáng từ phương Đông »» Xem đối chiếu Anh Việt: NHỊ ĐẾ »»

Vầng sáng từ phương Đông
»» Xem đối chiếu Anh Việt: NHỊ ĐẾ

Donate

(Lượt xem: 15.310)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

NHỊ ĐẾ

The Two Truths

MIKE AUSTIN: Xin ngài trình bày về hai loại chân lý: chân lý tuyệt đối và chân lý quy ước. Chúng là gì, và vận hành như thế nào?
Mike Austin: Could you describe the two truths: ultimate and conventional; what they are, and how they work?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này rất quan trọng. Lấy cái bàn này làm thí dụ. Nếu người ta tìm kiếm đối tượng thể hiện - tự thân cái bàn - thì không thể nào tìm ra được. Nếu người ta chia cái bàn ra từng phần theo ý nghĩa chiều kích vật thể hoặc theo phẩm tính chất lượng, thì không thể nào tìm ra được tính chất tổng thể cái bàn là gì.
Dalai Latma: This is important. Take the table as an example. If one searches for the object designated - the table itself - it can’t be found. If one divides up the parts of the table in terms of directions or divides up its qualities or substances, then one can’t find a whole which is the table.
Thực vậy, đối với tâm thức chúng ta, có sự phân biệt rõ ràng giữa toàn thể và từng phần khi chúng xuất hiện trước chúng ta, dường như cái toàn thể tách biệt với từng phần - các phần tách biệt với toàn thể.
Indeed, to our minds there is a distinction between whole and parts such that when they appear to us, there seems to be a whole separate from parts - parts separate from whole.
Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Bây giờ, khi khảo sát theo hướng này, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được cái bàn. Dù vậy, sự không tìm thấy này không có nghĩa là cái bàn không hiện hữu. Chúng ta đang sử dụng nó, đúng không? Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm, thì chúng ta không thấy nó.
In reality, however, there isn’t. Now, when one searches in this way, one will not find the table. This non - finding, though, does not mean that the table doesn’t exist. We’re using it, right? But if we search for it, we can’t find it.
Thế nên có hai cách thức tồn tại của cái bàn. Một là sự thừa nhận “cái bàn” bằng tâm thức mà không cần phải phân tích, và “cái bàn” chỉ hiện hữu theo quy ước. Loại “cái bàn” ấy chỉ được tìm thấy trong dạng tâm thức ấy. Tuy nhiên, nếu bạn xem “cái bàn” như là một đối tượng, nếu bạn không hài lòng với chỉ cái vật thể mà bạn đặt tay lên, mà tìm kiếm để khám phá xem nó thực sự là gì trong các phần - hoặc phần này là “cái bàn”, hay phần kia là “cái bàn” - thì sẽ không có bất cứ điều gì có thể tìm thấy được là “cái bàn”. Tại sao có sự không tìm thấy cái bàn? Vì “cái bàn” là một cái gì đó mà nếu tìm kiếm bằng phân tích sẽ không thể thấy được.
So there are two types of modes of being of the table. One is the positing of the table by a mind which doesn’t analyse and is just involved in the conventionality. That sort of table is found by that sort of mind. However, if you take the table as the object, if you are not satisfied with just this which you put your hand on but search to discover what it actually is among the parts - whether this is it or that is it - then there isn’t anything that can be found to be it. Why is there this nonfinding of the table? It’s because the table is something that is such that if analytically sought, it can’t be found.
Bây giờ tâm thức khám phá được gì qua việc tìm kiếm “cái bàn” trong những bộ phận của nó? Chỉ tìm thấy được sự không tìm thấy cái bàn. Chính tự thân sự không tìm thấy này là một tính chất của cái bàn, là tính chất cơ bản, nền tảng của nó. Sự không tìm thấy này là bản chất tối hậu của cái bàn. Những gì vi tế hơn không hiện hữu. Do vậy, đây chính là phương thức tuyệt đối hay tối hậu để thiết lập nên thực thể gọi là “cái bàn”.
Now what does the mind searching to find the table among its parts discover? It finds just that non-finding of the table. This non-finding itself is a quality of the table; its substratum or base, This non-finding is the final nature of the table. Something more subtle does not exist. Thus, this is the ultimate or final mode of establishment of the table.
Kiểu tồn tại này được tìm thấy trên phương diện đồng nhất “cái bàn” và tính chất cơ bản, nền tảng của nó. Do vậy, sự không tìm thấy của cái bàn là kiểu tồn tại thực sự của cái bàn.
Now, this mode of being is sought with respect to the table as the base or substratum. Therefore, this non - finding is the actual mode of being of the table.
Như vậy, dựa trên một cơ sở, cái bàn có hai bản tính: một được tìm thấy bởi tâm không phân tích, và một được tìm thấy bởi tâm phân tích. Rồi dựa trên một cơ sở khác, có một đối tượng được tìm thấy bởi tâm thức phân biệt thực tại tuyệt đối và một đối tượng được tìm thấy bởi tâm thức phân biệt theo quy ước. Vì thế nên nói rằng: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc.” Hai điều này loại trừ lẫn nhau. Hai sự thực ấy chỉ là một thực thể nhưng chúng loại trừ lẫn nhau.
Thus, with respect to the one basis, the table, there are two natures: one that is found by a non-analytical mind and one that is found by the analytical mind. With respect to one base, then, there is an object found by a consciousness distinguishing the ultimate and an object found by a consciousness distinguishing the conventional. Thus it is said: “Form is emptiness. Emptiness is form.” Now these two are mutually exclusive. The two truths are one entity but are mutually exclusive.
MIKE AUSTIN: Loại trừ lẫn nhau như thế nào?
Mike Austin: How?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt hiện tượng, cái gì là chân lý tuyệt đối thì chẳng phải là chân lý quy ước và ngược lại.
Dalai Latma: With respect to a phenomenon, that which is its ultimate truth is not its conventional truth and visa versa.
MIKE AUSTIN: Vậy sẽ là sai lầm khi nói rằng chúng khẳng định lẫn nhau?
Mike Austin: So, it’s incorrect to say that they are mutually definitive?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái này không khẳng định cái kia. Dù vậy, nếu bạn dựa vào thực tại tuyệt đối hoặc tánh không của cái bàn như là nền tảng và tìm kiếm xem nó có thể tìm được không, thì nó sẽ trở thành chân lý quy ước theo nghĩa chính nó là nền tảng đó. Trong mối tương quan với cái bàn, tánh không của nó là một chân lý tuyệt đối, nhưng trong tương quan với thực tại của chính nó, có nghĩa là thực tại của thực tại, thì đó là chân lý quy ước.
Dalai Latma: The one doesn’t define the other. Still, if you take the ultimate reality or emptiness of the table as the substratum and search to see if it can be found; then it becomes a conventional truth in terms of itself as the substratum. In relation to the table, its emptiness is an ultimate truth, but in relation to its own reality, i.e., the reality of the reality, it’s a conventional truth.
Nếu có cái gì đó là phương thức hiện hữu của chính nó thì thật mâu thuẫn! Do vậy, thực tại của một cái gì đó không phải là thực tại của chính nó. Điều này là bởi vì khi thực tại được tìm kiếm, khi bản chất của sự vật được tìm kiếm, thì cũng đều không thể tìm được.
It’s contradictory for something to be its own mode of being. Therefore, the reality of something, is not its own reality. This is because when reality is sought, when the nature of things is sought, it can’t be found either.
MIKE AUSTIN: Khi tánh không lần đầu tiên trình hiện trong tâm, nó như thế nào?
Mike Austin: When emptiness first appears to the mind, what is it like?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cho dù thuật ngữ pháp tánh không có ý phủ định chút nào trong đó, nhưng khi điều đó - thể tính hay thực tại của hiện tượng - trình hiện trong tâm, thì nó phải trình hiện qua cội nguồn của sự phủ định. Sự phân biệt này rất quan trọng.
Dalai Latma: Even though the word, dharmata, doesn’t have any negative particle in it, when that - the nature or reality of phenomena - appears to the mind, it must appear through the root of a negation. It is important to make this distinction.
Tôi sẽ trình bày trong ngữ cảnh về Nhị đế được đề ra trong tác phẩm Căn bản Trung quán luận tụng của ngài Long Thụ. Phải chăng khi tồn tại trên cơ sở tự tính được tìm ra, nó chẳng được lập thành bởi vì nó không tồn tại, hoặc dù nó tồn tại, nó cũng không được tìm thấy bởi vì nó không thể nào có được dưới sự phân tích? Chính là điều thứ nhất. Khi bạn quán sát cách thức sự vật trình hiện trong tâm thức mình, thấy chúng xuất hiện như thể chúng được tìm thấy bằng sự phân tích. Do vậy, nếu hiện tượng tồn tại như cách chúng trình hiện trong tâm chúng ta, thì khi bạn quán sát chúng, chúng sẽ càng trở nên rõ ràng hơn. Thực tế là chúng không như vậy, mà là một dấu hiệu rằng chúng không tồn tại như cách chúng trình hiện. Nói tóm tắt, dù chúng trình hiện như chúng tồn tại trên cơ sở tự tính, chúng vẫn không hiện hữu theo phương thức ấy.
I’m talking within the context of the two truths as set forth in Nagarjuna’s Treatise on the Middle Way. Is it that when inherent existence is sought, it is not found because it doesn’t exist, or even though it exists, it isn’t found because it can’t be found under analysis? It is the former. When you look at how things appear to your mind, they appear as if they were such that they could be found upon analysis. Therefore, if things did exist in the way they appear to our minds, when you examine them they should become clearer and clearer. The fact that they do not, is a sign that they don’t exist in the way they appear to. In sum, though they appear to inherently exist, they don’t exist in that way.
Trong tâm bạn ban đầu đã có cảm giác rằng đối tượng không hiện hữu theo cách nó đang trình hiện. Khi bạn quen với suy nghĩ này rồi, cuối cùng bạn sẽ có sự khẳng định rằng đối tượng không tồn tại chút nào theo cách chúng đang trình hiện. Ngay lúc đó, cảm nhận riêng của bạn về sự trình hiện là một kinh nghiệm về sự trống rỗng, vốn chỉ đơn giản là không có sự tồn tại trên cơ sở tự tính.
Now, in your mind, you initially have a sense that the object doesn’t exist in the way it appears to. When you get used to this thought, accustomed to it, you eventually gain ascertainment that the object does not exist at all in the way it appears. At that time, your own sense of appearance is an experience of vacuity, which is simply the absence of inherent existence.
Ngay khởi đầu của tiến trình này, đối tượng - cái này vốn là không - có thể vẫn trình hiện. Theo cách dễ hiểu, như khi xem phim, bạn có thể phân biệt hai thời gian khác nhau. Trong cả hai trường hợp, hình ảnh đều xuất hiện qua nhãn thức bạn. Nhưng trong trường hợp thứ nhất, người ta chỉ quan sát hình ảnh, trong khi với trường hợp thứ hai, bạn luôn có suy tưởng chắc chắn rằng điều này không hề tồn tại như một sự kiện có thực.
At the beginning of this process, the object - this thing which is empty - might still appear. In an easy way, if one goes to a cinema, you might differentiate two different times while watching the movie. In both cases pictures would appear to your eye consciousness, but in the first instance one would just observe them, while in the latter you would be thinking strongly that this doesn’t exist as a fact.
Nếu bạn duy trì và phát huy ý tưởng rằng chúng không hiện hữu - nếu bạn tập trung vào tính phi hiện hữu của nó - thì dần dần sự trình hiện sẽ tự biến mất. Điều này là do nơi điều kiện tiên khởi tức thì của nhãn thức sẽ bắt đầu giảm trừ đi. Do vậy, khi bạn bắt đầu khẳng định tánh không, đó chỉ đơn thuần là sự phủ định hay vắng bặt của đối tượng phủ định - sự tồn tại trên cơ sở tự tính được khẳng định. Ngay cả cho dù ban đầu đối tượng vẫn xuất hiện, thì dần dần với sự tập trung vào tánh không, đối tượng sẽ biến mất. Rồi nhờ vào sự quán sát tánh không của đối tượng, nên khi đối tượng tái trình hiện thì bạn sẽ sinh khởi ý tưởng là nó không tồn tại theo như vẻ ngoài của nó.
If you strongly develop and maintain the thought that this doesn’t exist - if you concentrate on its non - existence - then in time the appearance itself will begin to vanish. This is because the immediately preceding condition of the eye consciousness will begin to deteriorate. Therefore, when you initially ascertain emptiness, just a mere negative or absence of the object of negation - inherent existence is ascertained. Even if at the beginning the object still appears; in time, with concentration just on emptiness, it will disappear. Then due to observing the emptiness of the object, when the object reappears, the thought that it doesn’t exist in the way that it seems to, is induced.
Đây được gọi là trình hiện như huyễn. Đến mức này bạn có thể chế ngự được phiền não của mình. Những tâm thức mê lầm này không còn cách nào để hiện hành vì không còn sự hỗ trợ của ý niệm tồn tại trên cơ sở tự tính. Dù đối với người sơ cơ, còn có những trường hợp khi ý niệm tồn tại trên cơ sở tự tính hoạt động như một trợ thủ cho tâm thức đúng đắn, nói chung, không cần thiết một tâm thức như vậy phải có sự giúp sức của sự nhầm lẫn về bản tính của sự hiện hữu.
This is called the illusory - like appearance. At this point you are able to control your afflictive emotions. These faulty consciousnesses can in no way be produced without the assistance of the conception of inherent existence. Even though for beginners there are cases when the conception of inherent existence acts as an assistor to a virtuous consciousness, in general, it is not necessary that such a consciousness have assistance from the misconception of the nature of existence.
Do vậy, một tâm thức nhận ra rằng đối tượng không tồn tại theo cách riêng của nó sẽ rất có ích để ngăn ngừa sự phát triển phiền não, trong khi đó không làm chướng ngại một tâm thức tốt lành.
Therefore, a consciousness realizing that objects do not exist in their own right serves to obstruct the generation of afflictions whereas it doesn’t serve to obstruct a virtuous consciousness.
MIKE AUSTIN: Trong khoảnh khắc nhận thức được tánh không - khi đối tượng biến mất - cảm giác đó như thế nào?
Mike Austin: At the moment emptiness is understood - when the object vanishes - what does it feel like?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chỉ nêu ra một ví dụ truyền thống. Chẳng hạn, hình chiếu trong gương của một khuôn mặt là tánh không của cái đang là khuôn mặt, nhưng tánh không của cái đang là khuôn mặt đó thì không có thực; tánh không của nó tồn tại trên cơ sở tự tính của đối tượng thì có thực. Khi từ trong sâu thẳm của tâm nhận ra sự vắng bặt dạng tồn tại của đối tượng, thì đến mức đó, các thức khác không còn được phát huy nữa. Ngay cả ý niệm “đây là tánh không” cũng không được tạo ra. Nếu bạn có ý tưởng “đây là tánh không”, thì tánh không ấy sẽ xa lìa ngay. Cũng giống như một đối tượng dưới sự quán sát. Nó sẽ không đạt đến mức hiện hữu như một đối tượng có thực của sự lĩnh hội bởi tâm thức.
Dalai Latma: I’ll just give a conventional example. For instance, the reflection of a face is empty of being a face, but its emptiness of being a face is not its reality; its emptiness of inherent existence is. When from the very depths the mind realizes the absence of this kind of existence of the object, at that point no other consciousness is being generated. Not even the thought, “this is emptiness.” If you did think, “this is emptiness,” then emptiness would be distant. It would be like an object under observation. It would not have arrived at being the actual object of apprehension by the consciousness.
MIKE AUSTIN: Thế là có sự biến mất ý niệm nhị nguyên?
Mike Austin: So there is a loss of duality?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, ngay cả ở đây vẫn còn ý niệm nhị nguyên. Có ý niệm nhị nguyên của trình hiện từ đối tượng quy ước cũng như của trình hiện từ ý niệm về tánh không.
Dalai Latma: No. Even here there is still duality. There is the duality of the appearance of the conventional object as well as the appearance of the image of emptiness.
MIKE AUSTIN: Nếu ngài muốn mô tả chính ý niệm về mặt quy ước, ngài có cho rằng nó trong sáng, rỗng không, sống động và toả chiếu hay không?
Mike Austin: If you were to describe the image itself in conventional terms, would you say that it’s clear, vacuous, buoyant, luminous?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều ấy rất khó mô tả. Để giải thích điều này chính xác thì rất khó. Có nhiều dạng trình hiện nhị nguyên khác nhau. Một là trình hiện theo quy ước - đối tượng như chúng ta thường thấy. Rồi có trình hiện của tồn tại trên cơ sở tự tính; cũng có trình hiện của chủ thể và đối tượng như thể khác biệt nhau và trình hiện của một hình tượng chung - hình tượng bao trùm mọi đối tượng trong một nhóm đặc thù. Khi người ta đã quen với tâm trực nhận tánh không - tu tập và thậm chí đi xa hơn và vượt lên trên định đẳng trì - và điều đó trở thành trực giác; thì đối với tâm thức ấy các dạng trình hiện nhị nguyên đều mất sạch.
Dalai Latma: That’s very difficult to describe. To explain this exactly is very difficult. There are many different types of dualistic appearance. One is the appearance of conventionalities - objects as we normally see them. Then there is the appearance of inherent existence; also the appearance of subject and object as if different and the appearance of a general image - an image covering all objects in a particular group. When one gets used to the mind realizing emptiness - cultivating it even further in and out of meditative equipoise - and it turns into direct perception; then for that consciousness all types of dualistic appearance have vanished.
MIKE AUSTIN: Không có sự chiếu soi tự nhiên hoặc toả sáng đối với trình hiện tánh không hay sao?
Mike Austin: There is no natural luminosity or clarity to the appearance of emptiness?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, nhưng về phương diện thực hành Tan-tra thừa lại là chuyện khác. Đó không phải là từ quan niệm về tánh không, mà từ ý thức. Nhờ vào sự chuyển hóa các thức thô động hơn mà có nhiều dạng trình hiện khác nhau. Những trình hiện này là kết quả từ tâm thức vi tế hơn cũng như sự liên hệ với thân được cấu tạo bởi những thành phần trắng, đỏ, v.v...
Dalai Latma: No, but in terms of tantric practice it’s a different story. That’s not from the point of view of emptiness, but from the consciousness. Due to the dissolving of the coarser consciousnesses, there are many different types of appearances. These appearances result from the subtler consciousnesses as well as being connected to one’s body the white and red constituents and so forth.
MIKE AUSTIN: Xin ngài có thể mô tả tâm của một đức Phật?
Mike Austin: Can you describe the mind of a Buddha?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Những điều gì ngăn trở tâm đạt đến nhất thiết trí được gọi là sở tri chướng. Về mặt sở tri chướng, còn có những tiềm năng được an lập bằng ý niệm tồn tại trên cơ sở tự tính, và nguyên nhân khiến đối tượng hiện ra như thể chúng tồn tại trên cơ sở tự tính hoặc hiện hữu một cách cụ thể. Cho dù hiện hữu hư vọng của đối tượng chủ yếu là sai lầm của chủ thể - thức nhận biết đối tượng ấy - nhưng cũng có thể có một số hiện tượng hư vọng của đối tượng là do tự chúng bị nhiễm ô bởi vô minh hoặc những tiềm thể của vô minh. Từ trình hiện này - thuộc đối tượng tồn tại trên cơ sở tự tính - có sự nhiễm ô khiến nhận thức về nhị đế là hai thực thể khác biệt. Do sự nhiễm ô này, khi hiện tượng sinh khởi, chúng dường như hiện hữu theo cách riêng của chúng, vì thế nên ngăn cản sự trình hiện thực tại của chúng.
Dalai Latma: That which prevents the mind from knowing all there is to be known, are called the obstructions to omniscience. With respect to the obstructions to omniscience, there are potencies which are established by the conception of inherent existence and which cause objects to appear as if they inherently or concretely exist. Even though primarily the false appearance of an object is the fault of the subject - the consciousness cognising it - there may be some fault with the object in that it itself is polluted by ignorance or the latencies of ignorance. From this appearance - that of objects as inherently existent - there is the defilement which conceives the two truths to be different entities. Due to this defilement, when phenomena appear, they seem to exist in their own right, thus preventing the appearance of their reality.
Tương tự, trong khi thực tại của đối tượng trình hiện thì chính đối tượng lại không thể hiện ra. Chúng ta đang nói về sự trực nhận. Tuy nhiên, một khi sở tri chướng này được loại trừ thì trong lúc nhận biết một đối tượng người ta có thể biết được bản chất của chúng, và khi nhận biết được bản chất người ta có thể biết được đối tượng. Khi ấy, tâm thức con người có thể trực nhận tức thời cả đối tượng và bản chất của chúng.
Similarly, when the reality of an object appears, the object cannot. We’re talking about direct perception. When this obstruction to omniscience is removed, however, then while knowing the object one can know its nature and while knowing its nature, one can know the object. One’s mind can then simultaneously and directly ascertain both an object and its nature.
Thế nên nhất thiết trí - từ quan niệm nhận biết đối tượng quy ước - là tâm thức nhận ra được sự đa dạng của mọi hiện tượng. Từ quan niệm cái biết của thức về bản chất của đối tượng, nó là tâm thức nhận biết phương diện thức hiện hữu của các đối tượng, có nghĩa là tánh không. Nhưng đó chỉ là một tâm thức mà biết được cả hai phương diện. Đây là khía cạnh đặc biệt về nhất thiết trí của đức Phật.
Thus an omniscient consciousness - from the point of view of knowing conventional objects - is a consciousness which perceives the varieties of all phenomena. From the point of view of its knowing the nature of objects, it’s a consciousness which knows the mode of being of objects, i.e., emptiness. But it is just one consciousness that knows both. This is a distinctive feature of the omniscient consciousness of a Buddha.
MIKE AUSTIN: Tại sao nhất thiết trí tùy thuộc vào sự giải trừ câu sanh phiền não thông qua tâm từ?
Mike Austin: Why is omniscience dependent on the elimination of the latencies through compassion?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Động cơ để mong cầu nhất thiết trí là để cứu giúp người khác. Để làm được như vậy, chúng ta phải biết cách cứu giúp người khác. Thế nên, không được để cho bất cứ điều gì ngăn trở. Những sự nhiễm ô làm chướng ngại tri kiến về những địa vị tu chứng khác nhau, những điều quan tâm, v.v... của hành giả, đều là trở ngại chính của một vị Bồ Tát. Dù trong bất cứ trường hợp nào thì sở tri chướng cũng không bao giờ có ích cho vị Bồ Tát. Trong khi đó, những trở ngại cho sự giải thoát, tức là những phiền não, đôi khi lại có ích trong việc lợi lạc cho kẻ khác (như khi người lãnh đạo có nhiều con cái để giúp cho ông ta trong việc cai trị).
Dalai Latma: The reason for wanting to be omniscient is to help others. To do so, one must know how to help others. Thus, nothing can be obscured. Those defilements which obstruct knowledge of the different dispositions, interests and so forth of trainees, are the main enemy of a Bodhisattva. The obstructions to omniscience are never in any way helpful to a Bodhisattva, whereas the obstructions to liberation, that is to say the afflictions, can sometimes be helpful in achieving the welfare of others (as in the case of a leader’s fathering many children to help in administration).
Việc sử dụng nhận thức về tánh không như sự đối trị sở tri chướng phụ thuộc rất nhiều vào nguyện lực. Ngay cả sự nhận biết về tánh không trong tiến trình tương tục của một vị Thanh văn hay Độc giác cũng không khác với sự nhận biết trong tiến trình tương tục của một Bồ Tát Đại sĩ, nhưng vị Bồ Tát có khả năng đối trị được sở tri chướng là nhờ vào nguyện lực và cũng nhờ vào công đức lớn lao.
For a viewing consciousness realizing emptiness to act as an antidote to the obstructions to omniscience depends greatly on motivation. Even though the view realizing emptiness in the continuum of a Listener or Solitary Realizer Superior, is the same as the view in the continuum of a Bodhisattva Superior, the ability of the latter to serve as an antidote to the obstructions to omniscience is due to motivation and also due to great merit.
Không có cách nào để sự tích tập trí tuệ dẫn đến thành tựu vị mà không có sự tích tập công đức. Giống như khi bạn muốn đỡ một cây xà nhà, bạn cần phải dựng lên hai cây cột. Dù bạn không cần cây cột này để dựng lên cây cột kia, nhưng để đỡ cây xà lên thì nhất thiết phải dùng đến cả hai cây cột. Cũng vậy, để cho nhận thức về tánh không trở thành Pháp thân Phật, nhất thiết phải có đủ những nguyên nhân thiết yếu để phát sinh một Sắc thân.
There is no way for the collection of wisdom to be brought to completion without that of the collection of merit. It’s as if you are going to put up one of these rafters here. To do so, you need to put up two pillars. Even though you don’t need one pillar to put up the other, to hold up that rafter, both must be used. So in order for the view realizing emptiness to turn into the Truth Body of a Buddha, it is necessary for it to have all of the causes required for the production of a Form Body.
MIKE AUSTIN: Làm thế nào để phương tiện từ bi và trí tuệ tánh không được hoàn toàn đồng nhất với nhau?
Mike Austin: How is it that compassionate means and the wisdom of emptiness are ultimately identical?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Trong Viên mãn thừa, có sự mô tả về trí tuệ và phương pháp kết hợp. Ví dụ, trước khi hành giả đi vào tu tập định lực đẳng trì về tánh không, hành giả phải phát nguyện tu tập đạt đến giác ngộ vì tâm nguyện muốn cứu vớt mọi chúng sinh. Thế nên tu tập định lực đẳng trì sẽ được kết hợp với nguyện lực là tâm từ bi. Cũng vậy, khi hành giả tu tập hạnh từ bi - như bố thí, trì giới.v.v... - thì những điều này phải được kết hợp với động lực của tâm trực nhận tánh không. Thế nên trong phương pháp này, có sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện, phương diện này ảnh hưởng đến phương diện kia.
Trong Man-tra thừa, có sự hợp nhất giữa phương tiện và trí tuệ trong tâm thức, và còn là khía cạnh sâu thẳm hơn về sự hợp nhất trong Vô thượng Du-già Tan-tra.
Dalai Latma: In the Perfection Vehicle there is a description of wisdom and method conjoined. For example, before entering into meditative equipoise on emptiness, one generates an altruistic mind directed toward becoming enlightened. Then the meditative equipoise is conjoined with the force of that altruistic motivation. Also, when one is practicing altruistic acts - giving, ethics, and so forth these should be conjoined with the force of the mind realizing emptiness. Thus in this way, there is a union of wisdom and method, the one affecting the other. In mantra, there is a union of method and wisdom within one consciousness and even more profound features of that union within Highest Yoga Tantra.
MIKE AUSTIN: Trong tâm chư Phật, tính diệu lạc được hợp nhất với điều này như thế nào?
Mike Austin: How, in a Buddha’s mind, is bliss united with this?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng, có cảm nhận về diệu lạc. Trong tâm niệm của chư Phật, mọi hiện tượng đều là trình hiện thanh tịnh, và là trình hiện diệu lạc.
Dalai Latma: Yes. There is a feeling of bliss. From a Buddha’s own point of view everything is a pure appearance, and a blissful appearance.
MIKE AUSTIN: Từ nhận thức riêng của một vị Phật, liệu hiện nay đau khổ có tồn tại trong ngài hay không?
Mike Austin: From his own point of view, now, does suffering appear to a Buddha?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có, nhưng không phải từ nhận thức riêng của đức Phật, mà là do sự hiện hữu của đau khổ ở những người chịu đựng khổ đau.
Dalai Latma: Yes, but not from his own point of view; but due to its appearance in another person undergoing suffering.
MIKE AUSTIN: Trình hiện tồn tại trên cơ sở tự tính có diễn ra trong đức Phật không?
Mike Austin: Does an appearance of inherent existence occur to a Buddha?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có, nhưng không phải từ nhận thức riêng của ngài, mà qua cách trình hiện đối với một người chưa từ bỏ được sở tri chướng. Sự trình hiện tồn tại trên cơ sở tự tính, nói chung là có hiện hữu. Nếu một sự kiện nào đó hiện hữu và nó lại không hiện hữu đối với đức Phật thì sẽ là một sự mâu thuẫn. Do vậy, bất kỳ sự hiện hữu nào cũng đều có hiện hữu đối với đức Phật, nhưng không nhất thiết phải là từ nhận thức riêng của ngài. Chính là thông qua năng lực trình hiện của nó đối với người khác và chỉ qua đó mà nó thực sự trình hiện.
Dalai Latma: Yes, but not from a Buddha’s own viewpoint; but by way of its appearing to a person who hasn’t abandoned the obstructions to omniscience. Now, the appearance of inherent existence does, in general, exist. Something’s existing, and its not appearing to a Buddha is contradictory. Therefore, whatever exists must appear to a Buddha, but not necessarily from his own point of view. Through the force of its appearing to someone else and only through that does it appear.
 

    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Về mái chùa xưa


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.79.188 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...