Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Vầng sáng từ phương Đông »» Xem đối chiếu Anh Việt: LUÂN HỒI VÀ CHÚNG SINH »»

Vầng sáng từ phương Đông
»» Xem đối chiếu Anh Việt: LUÂN HỒI VÀ CHÚNG SINH

Donate

(Lượt xem: 7.997)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

LUÂN HỒI VÀ CHÚNG SINH

Cyclic Existence And Sentient Beings

MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ thế nào về việc đạo Phật được truyền đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây?
Mike Austin: How do you feel about Buddhism coming to America and the West?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôn giáo không có biên giới. Có một số người Mỹ quan tâm đến đạo Phật, và nếu đạo Phật có ích cho họ, thì như vậy là đủ rồi.
Dalai Latma: Religion has no boundaries. There are some Americans who are interested in it, and if it helps them, then that’s sufficient.
MIKE AUSTIN: Nói chung, không chỉ là sự quan tâm đến đạo Phật, mà còn có sự kiện phục hưng đời sống tâm linh ở quốc gia này trong 15 năm qua. Ngài cho rằng điều gì đã gây ra sự kiện này?
Mike Austin: In general, it’s not just interest in Buddhism, but there’s been something of a spiritual renaissance in this country in the past 15 years. What do you think has caused this?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có thể là nhờ vào sự phát triển vật chất, và văn hóa Hoa Kỳ là một sự pha trộn nhiều nền văn hóa. Vì thế, người Mỹ rất cởi mở đối với bất cứ điều gì. Hẳn phải có nhiều yếu tố, như cạnh tranh nhiều trong công việc và những điều tương tự như vậy... khiến cho người ta phải đối mặt với những khó khăn, và ngoài ra họ còn trở nên quan tâm đến điều gì đó nghiêm túc hơn. Bạn thấy đó, họ trở nên sâu sắc hơn.
Dalai Latma: It could be due to materialistic progress, and American culture is a mixture of many cultures. Therefore, Americans are very open to anything. There must be many factors, and there is much competition for jobs and so forth. Thus, people come to meet with difficulties, and out of that get interested in something serious. They go deeper, you see.
MIKE AUSTIN: Từ trong khó khăn nảy sinh mối quan tâm đến sự phát triển tâm linh?
Mike Austin: From difficulty comes an interest in spiritual growth?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu tâm loạn động, chỉ cần quán tưởng về một điểm hay một đề tài trong một thời gian ngắn thì sẽ có được sự an tĩnh. Từ ban sơ, con người đã trở nên bị thu hút vào loại hình sinh hoạt này vì nó giống như một bữa tiệc tinh thần hay  một kỳ nghỉ. Và không chỉ là đạo Phật, mà là tất cả những tôn giáo của phương Đông.
Dalai Latma: If the mind is very restless, then just to meditate on one point or one subject for a short while will create some calm. In the beginning people became attracted to this kind of thing because it was like going on a mental picnic or vacation. And it was not just Buddhism, but all Eastern religions.
MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về những lễ nghi tôn giáo? Con người từ bỏ tư cách cá nhân của mình trước một vị giáo chủ hay đấng quyền năng?
Mike Austin: What do you think of cults; people forfeiting their individuality to a religious figurehead or authority?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Để trả lời điều này, tôi sẽ nói về cách đánh giá một bậc thầy trong đạo Phật. Giáo lý mà đức Phật truyền dạy không phải là để phô bày kiến thức với người khác, mà là để giúp họ. Vì thế, bất luận tư tưởng hay nhận thức riêng của mình là như thế nào, một bậc thầy luôn giảng dạy giáo lý phù hợp theo với cá tính, sự quan tâm... của người nghe. Những người học Phật, nếu muốn xác định được ý nghĩa rốt ráo thì phải phân biệt giữa những gì có thể diễn giải - như khi được nói ra vì một mục đích cụ thể - và những gì là rốt ráo, hay chân lý tuyệt đối. Nếu trong sự phân định những gì là có thể diễn giải và những gì là sự thật tuyệt đối trong một kinh điển, người ta phải dựa vào một kinh điển khác, thì lại phải cần đến một kinh điển khác nữa để xác tín kinh điển trước đó, và thêm một kinh điển nữa để xác tín kinh điển sau này. Sự việc sẽ có thể kéo dài đến vô cùng. Do vậy, một khi người ta đã khẳng định rằng có sự phân biệt hai ý nghĩa này, thì cần thiết phải dựa trên sự suy luận để thực thi. Những gì không bị phá vỡ bởi sự suy luận, đó là chân lý tuyệt đối. Do có thực tế này, đức Phật đã chỉ ra bốn chỗ y cứ (tứ y):
Dalai Latma: To answer that, I’ll talk about the Buddhist way of viewing a teacher. The doctrines that Buddha taught were not for the sake of displaying his knowledge to others, but in order to help them. Therefore, no matter what his own thought or realization was, he taught in accordance with the disposition, interest, and so forth of the listener. Those who follow Buddha’s word, in order to determine his final meaning, must make a differentiation between that which is interpretable - as it was spoken for a specific purpose - and that which is definitive or incontrovertibly true. If in differentiating what is interpretable and what is definitive, one had to rely on another scripture, then one would have to rely on a scripture to validate that scripture and a further one to validate the latter. It would then be limitless. Therefore, once one asserts that there is this differentiation, it is necessary to rely on reasoning to implement it. That which is not damaged by reasoning is definitive. Since this is the case, Buddha set forth the four reliances.
-  Không y cứ vào con người, mà y cứ vào giáo pháp (Y pháp bất y nhân).
Rely not on the person, but on the doctrine.
- Về giáo pháp, không y cứ vào từ ngữ, mà y cứ vào ý nghĩa (y nghĩa bất y ngữ).
With respect to the doctrine, rely not on the words, but on the meaning.
- Về ý nghĩa, không y cứ vào ý nghĩa diễn giải, mà y cứ vào chân lý tuyệt đối (y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh).
With respect to the meaning, rely not on the interpretable meaning, but on the definitive meaning.
- Về chân lý tuyệt đối, không y cứ vào sự nhận hiểu của ý thức thông thường, mà y cứ vào sự hiểu biết của trí tuệ siêu việt (y trí bất y thức)
With respect to the definitive meaning, one should rely not on comprehension by an ordinary state of consciousness, but on understanding by an exalted wisdom consciousness.
Do đây, độ tin cậy của giáo pháp không thể xác định qua việc đánh giá người giảng dạy, mà phải qua sự thẩm định chính giáo pháp ấy.
Because of this, the reliability of teachings cannot be determined by considering the person who taught them, but by investigating the teachings themselves.
Trong kinh, đức Phật dạy rằng: “Các tỳ-kheo và thiện tri thức nên tin nhận lời dạy của Như Lai không phải do lòng kính trọng mà là qua sự phân tích giáo lý ấy, như người thợ kim hoàn phân tích chất vàng bằng cách cắt đứt, nung chảy, mài giũa và đánh bóng nó.”
In sutra, Buddha said “Monks and scholars should accept my word not out of respect, but upon analysing it as a goldsmith analyses gold, through cutting, melting, scraping and rubbing it.”
Người ta không chỉ xác định rằng đức Phật là cội nguồn nương tựa đáng tin cậy bởi sự kiện là thân tướng đức Phật được trang nghiêm bằng những tướng tốt chính và phụ, mà bởi vì giáo pháp của ngài để thành tựu các cảnh giới cao và sự chí thiện là đáng nương cậy. Vì giáo lý dành cho các cảnh giới cao đề cập đến vật thể, có liên quan đến những hiện tượng rất ẩn mật và vượt ngoài những tiến trình suy luận thông thường, nên cần thiết phải tham cứu đạo Phật để thành tựu sự chí thiện.
One doesn’t determine that Buddha is a reliable source of refuge by the fact that his body was adorned with major or minor marks, but because his teachings for the achievement of high status and definite goodness are reliable. Since the teachings regarding high status touch on matters that involve very hidden phenomena and are beyond the ordinary processes of reasoning, it is necessary to examine Buddha’s teachings for the achievement of definite goodness.
Một cách cụ thể, đây là những giáo lý về nhận thức trí tuệ tánh không. Thông qua sự xác định rằng giáo lý ấy là đúng đắn và hiển nhiên, người ta sẽ đi đến kết luận rằng giáo lý về các cảnh giới cao là chân xác. Như ngài Pháp Xứng đã nói, bậc đạo sư phải là người khéo léo trong cách tiếp xử, cái gì thừa nhận và cái gì loại trừ. Người ta không thể nào chấp nhận một bậc thầy chỉ vì người ấy thi thố phép lạ, có khả năng thấu thị, nhìn thấy những vật từ xa hoặc có khả năng thể hiện những năng lực vật lý nào đó. Dù người ta có thể nhìn thấy được từ xa hay không cũng chẳng quan trọng. Điều quan trọng là người ta biết cách để đạt được sự an lạc - như ngài Pháp Xứng nói. Nếu chỉ cần thấy được vật thể từ xa, thì người ta nên quy y con chim kên kên! (Đây là ý trong bài kệ căn bản của Lượng thích luận.)
Specifically, these are the teachings regarding the realization of the wisdom of emptiness. Through determining that they are correct and incontrovertible, one can come to the conclusion that the teachings regarding high status are as well. As Dharmakirti says, a teacher must be one who is skilled in which behaviour is to be adopted and which discarded. One cannot accept a teacher because that person performs miracles, has the clairvoyant ability to see things in the distance or is able to create certain physical emanations. Whether one can see far in the distance or not, doesn’t matter. What matters is whether one knows the techniques for achieving happiness - as Dharmakirti says. If it were sufficient to be able to see things at a distance, then one should go for refuge to a vulture. (This is in the root stanzas of the Pramanavarttika itself.)
Tất cả những điều này là để cho thấy rằng một bậc thầy phải có đầy đủ phẩm chất khi giải thích những gì được thừa nhận và những gì phải loại trừ. Do vậy, trong tạng Kinh, Luật và trong nhiều phần khác nhau của các tan-tra, đức Phật đề ra một cách chi tiết những phẩm hạnh của các bậc thầy ở từng cấp độ khác nhau.
Now, this is all to show that a teacher who explains what is to be adopted and discarded must be fully qualified. Therefore, Buddha set forth in detail the qualifications for many different levels of teachers within the vinaya or discipline scriptures, within the sutras and within the various divisions of the tantras.
Sự phân tích về một bậc thầy để xem vị ấy có đủ các phẩm hạnh hay không là điều rất quan trọng trước khi chấp nhận. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong việc tu tập tan-tra. Trong một tan-tra có nói rằng vì sự nguy hiểm rất lớn cho cả thầy lẫn trò, nên nhất thiết phải tìm hiểu kĩ lưỡng trước đó, cho dù có phải mất đến 12 năm để đi đến một kết luận.
It’s very important before one accepts a teacher to analyse them, to see if he or she has these qualifications. It is particularly important in tantric practice. In one tantra, it says that since there is great danger for both the master and the student, it is necessary to analyse before - hand even if it takes twelve years to come to a conclusion.
Trong đạo Phật, nếu chỉ có niềm tin là đủ thì đức Phật hẳn không cần phải đề ra những chi tiết quan trọng đến thế liên quan đến việc chọn lựa một bậc thầy. Trong sự tu tập Tan-tra, pháp tu Du-già Tan-tra là rất quan trọng. Nhưng cho dù là quan trọng, nó cũng không được thực hiện trên nền tảng của niềm tin mù quáng. Trong Giới kinh có nói rằng nếu một vị Lạt-ma giảng dạy trái ngược với giáo lý thì người ta nên phản đối điều đó.
Now, if in Buddhism it were sufficient just to have faith, then Buddha would not have needed to set forth such great detail concerning the choice of a teacher. In mantric practice - tantra - guru yoga is very important. But even though it is important, it doesn’t operate on the basis of blind faith. It says in the discipline that if a lama teaches contrary to the doctrine one should object to it.
Một bản kinh được trích dẫn trong tác phẩm Bồ-đề đạo thứ đệ của Tông-khách-ba nói rằng người ta nên nương tựa vào vị Lạt-ma bằng cách tán thành những gì phù hợp với giáo lý và phản đối những gì không phù hợp. Đây là một bản kinh trong Bồ Tát tạng.
A sutra quoted in Tsongkapa’s Great Exposition of the Stages of The Path, says that one should rely on a lama by agreeing with what is concordant with the doctrine and opposing that which is discordant. This is in a sutra in the Bodhisattva Pitaka.
Còn về Man-tra thừa, trong tác phẩm Sự sư pháp ngũ thập tụng của Bồ Tát Mã Minh nói rằng nếu một vị Lạt-ma dạy điều gì mà người ta không chấp nhận, thì nên dùng lời nói để giải thích cho vị Lạt-ma ấy biết lý do tại sao. Điều này giải thích cách mà người ta nương tựa vào một vị Lạt-ma trong cả ba thừa của đạo Phật. Hành giả không nên rơi vào một trong hai phía cực đoan. Vì trong tất cả mọi công phu tu tập, sau khi xác định được chân lí bằng lý luận, hành giả nên có một niềm tin, nhưng đó chẳng phải là niềm tin mù quáng dẫn bạn đến hố sâu. Bạn nên quán sát kỹ những gì bậc thầy nói, chấp nhận những gì phù hợp và khước từ những gì không phù hợp. Đây là một tiến trình chung trong đạo Phật, và tôi tán thành điều này. Tôi làm theo điều ấy.
Then with respect to mantra, Ashvaghosha’s Fifty Stanzas on the Guru states that if a lama says something which one cannot accept, one should verbally explain to him why. This describes how one is to rely on a lama within the three vehicles of Buddhism. One shouldn’t fall to either of the extremes. As in all practices, after ascertaining the truth with reason, one should then have faith, but that isn’t a blind faith leading you into a chasm. You should examine what the teacher says, accepting what is suitable and rejecting that which is not. This is the general Buddhist procedure, and I agree with it. I follow it.
MIKE AUSTIN: Làm sao để quy y với một bậc thầy hoặc với đức Phật trừ phi chính ta đã thân chứng được giá trị đích thực trong giáo lý của họ?
Mike Austin: How can you really go for refuge to either the teacher or the Buddha unless you yourself have already experienced the validity of their teaching?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu nói về sự quy y với nhận thức đúng đắn, thì nhất thiết phải xác định được niết-bàn là gì trước khi quy y. Để hiểu chân xác rằng niết-bàn là thực có và có thể chứng nhập, thì điều thiết yếu là phải nhận biết được tánh không. Đây thường là mô thức dành cho người duy thực, những người luôn phải khởi đầu từ những sự kiện thực tiễn. Tuy nhiên, đối với những dạng người khác, chủ yếu dựa theo niềm tin, thì có nhiều cách khác nhau để họ tạo ra niềm tin. Thế nên, dù người ta không có được nhận thức đúng đắn về niết-bàn và khả năng thực chứng niết-bàn, thì ít nhất họ cũng phải có được một giả định chính xác về niết-bàn.
Dalai Latma: If one speaks about refuge with valid cognition, then it would be necessary to ascertain nirvana before going for refuge. In order to ascertain both the existence of nirvana and that it is obtainable, it is necessary to realize emptiness. This would be the mode of procedure for one who follows the facts; who has to get down to the facts. However, for other types of people, who mainly follow through faith, there are many different ways in which they generate belief. Thus, even if one had not gotten valid cognition regarding nirvana and its obtainability, at least one would have to have a correct assumption concerning it.
 MIKE AUSTIN: Có mâu thuẫn chăng khi nói rằng các hành giả duy thực phải đi trọn con đường trước khi quy y cũng chính trong con đường mà họ đã đi qua?
Mike Austin: Isn’t it a contradiction to say that the followers of fact have to travel the whole path before taking refuge in the very path they would have then already travelled?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hiện thực hóa niết-bàn và sự khẳng định rằng niết-bàn có thực là hai việc hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, thực sự đến nơi này và biết chắc nơi này có thực là khác nhau.
Dalai Latma: The actualisation of nirvana and the ascertainment that it exists are very different. For instance, actually arriving at this place and ascertaining that this place exists are different.
MIKE AUSTIN: Phần lớn người thế gian đều không nhiệt thành trong việc đào luyện tâm linh. Những khía cạnh quan trọng và sâu thẳm nhất trong đời sống của họ là những mối quan hệ với người khác - đặc biệt là với các thành viên trong gia đình. Ngài cho rằng đến mức độ nào thì những mối liên hệ căn bản này được xem như là một phương tiện cho sự phát triển của nhân loại? Tự thân những mối quan hệ ấy có chút tác dụng nào giúp cho con người tiến hóa chăng?
Mike Austin: The vast majority of people in the world are not actively engaged in spiritual development. The most important or deepest aspects of their lives are their relationships with others - particularly family members. To what degree do you think these basic relationships serve as a means for human growth? Do they function at all on their own to help people evolve?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi không rõ. Có một dạng tình thương của chúng ta là chân thực. Tình thương này có thể trải rộng hướng đến sự phát triển tâm linh. Nó có thể được dùng như là nền tảng cho sự phát triển thành Từ vô lượng tâm. Thế nên, từ quan điểm đó thì đời sống gia đình hay những quan hệ gia đình có thể là có lợi. Trong bản chất con người đã sẵn có lòng tốt theo cách nào đó. Phần nào trong đó là hợp lí. Nhưng đồng thời lòng tốt thông thường sẵn có trong bản chất con người lại chịu ảnh hưởng rất mạnh của ái luyến. Điều này lại chẳng có liên quan gì đến phương diện tinh thần, và trong thực tế còn có tác động như một trở ngại.
Dalai Latma: I don’t know. One kind of love which we possess is the right kind of love. This can extend towards spiritual development. It can be used as the basis for the development of infinite kindness. So from that viewpoint, yes, the family life or family ties can benefit. In human nature, we already have a certain type of kindness. Part of that is reasonable. Now at the same time, this usual kindness that comes with human nature is strongly influenced by attachment. Now that has nothing to do with the spiritual side, and in fact, acts as an obstruction.
MIKE AUSTIN: Ngài nói đến tình thương dựa trên sự ái luyến?
Mike Austin: Love, based on attachment?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.
Dalai Latma: Yes.
MIKE AUSTIN: Vậy xin ngài có thể nói về tình thương chân thực?
Mike Austin: Can you talk about the right kind of love?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có nhiều nguyên do để có tình thương chân thực. Khi bạn có lòng trắc ẩn hoặc thương xót một người rất nghèo, lúc ấy bạn tỏ ra cảm thông bởi vì người ấy nghèo. Tình thương ấy đặt nền tảng trên nguyên nhân đúng đắn. Còn tình thương dành cho vợ, con hoặc một người bạn thân là tình thương dựa trên một đối tượng ái luyến. Một khi sự ái luyến của bạn thay đổi, tình thương loại này sẽ không tồn tại nữa. Dạng tình thương đã nói trước không dựa trên sự ái luyến của bạn, mà là tình thương - như trong trường hợp này - phát khởi do có một người đang chịu đựng sự nghèo khổ. Như vậy, khi nào ông ta còn nghèo khổ thì tình thương của bạn vẫn còn tồn tại.
Dalai Latma: There are many reasons for it. When you have pity or compassion for a very poor man, at that moment you are showing sympathy because he is poor. That love is based on right reasons. Now, the love towards your wife, your children, or a close friend is love based on an object of attachment. Once your attachment changes, then that kindness no longer exists. The other kind of love is not based on your attachment, but is love - as in this case - because a man is suffering from poverty. So as long as he suffers from poverty, your love will remain.
MIKE AUSTIN: Có phải ngài cho rằng tình thương chân thực chỉ có được trong sự cảm thông.
Mike Austin: Are you saying that the correct love is found only in empathy?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng! Tương tự như vậy. Tình thương chân thực sẽ không thay đổi theo cảm xúc của bạn đối với đối tượng. Tình thương gắn liền với sự ái luyến sẽ thay đổi rất nhiều tùy theo cách nhìn của bạn với đối tượng.
Dalai Latma: Yes. It is similar. The right kind of love will not change according to your emotional feelings towards the object. Love that is connected with attachment will fluctuate very much according to how you look at it.
MIKE AUSTIN: Tín đồ Phật giáo cho rằng xúc cảm là chướng ngại - tâm sở phiền não - là điều nên trừ bỏ. Dù vậy, ở phương Tây thì một trong các tiêu chuẩn chính của cuộc sống trọn vẹn chính là việc những cảm xúc sâu kín nhất đã được trải nghiệm như thế nào. Nếu một người né tránh sự đam mê sẽ bị người khác cho là sống giả tạo. Mặt khác, người ta thường ngưỡng mộ những người có nhiều kinh nghiệm sống. Hai quan niệm này có phải phủ định lẫn nhau không?
Mike Austin: Buddhists believe that the emotions are obscurations - mental defilements - which should be abandoned. In the West, though, one major criteria for a full life is just how deeply feelings are experienced. If passion is avoided, one feels a person is superficial. On the other hand, people often admire someone who has richly experienced life. Must these two views negate each other?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này hơi phức tạp. Có những cảm xúc mạnh mẽ nào đó đến với bạn do ái luyến. Tương tự, những tình cảm mạnh thậm chí có thể có mặt trong công phu thực hành giáo pháp hoặc trong sự kính ngưỡng của bạn đối với bậc thầy của mình. Cho dù tình cảm này có vẻ như là tốt, nhưng nếu hành giả tu tập đúng đắn thì đến giai đoạn sau đó anh ta sẽ phải loại trừ cả những tình cảm này.
Dalai Latma: This is a little complicated. Certain strong emotions come into you because of your attachment. Similarly, strong feelings can even enter into your practice of Dharma or your attitude towards your guru. Although the emotion might seem good, if someone is practicing properly, at a later stage he has to get rid of these feelings.
MIKE AUSTIN: Vậy là thực sự không có cách nào để tương đồng hai quan niệm này? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn hữu hay cha mẹ của một người qua đời, ngài không thấy rằng việc họ đau buồn là điều đúng đắn hay sao?
Mike Austin: So there really is no way to equate the two views? What if someone’s friend or parent dies, don’t you think it’s good for them to feel sad?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với cái chết của cha mẹ hay của người khác, đúng là có lý do để đau buồn. Tôi chẳng thấy có gì sai trái trong điều này. Nếu có điều gì bất hạnh xảy đến cho cha mẹ mình hoặc xảy đến cho người mà mình yêu quý nhất, thì đó là một lý do hợp lý để đau buồn. Nhưng ở đây, nếu có người bị mất cha mẹ và đau buồn, tôi nghĩ là sự đau buồn của họ nên dựa trên sự hợp lý, vừa phải. Tôi nghĩ như vậy là đúng đắn. Đừng quá vô tình, nghĩa là anh ta phải cảm thấy rất tiếc nuối. Đừng quá đau đớn, có nghĩa là anh ta biết chấp nhận điều ấy. Như vậy đó, sự đau buồn dựa trên ái luyến mạnh mẽ là không tốt. Do sự đau buồn đó, người ta thậm chí có thể tự vẫn! Đi đến mức độ đó là đã vượt quá sự hợp lý.
Dalai Latma: At the death of a parent or anyone else, there is a reason for being sad. I don’t find much wrong in this. If something unfortunate happened to your own parents or someone for whom you’ve had much love, there is a good reason to feel sad. Now here, if someone loses their parents and is sad, I think their sadness should be based on reasoning - no more, no less. I think that is correct. No less means he feels very sorry. No more, he accepts it. Now you see, the sadness which is based on strong attachment is bad. Because of that sadness people may even kill themselves. Going to that extent is beyond reason.
MIKE AUSTIN: Vì thế nên đó là điều nên từ bỏ?
Mike Austin: So that is what should be abandoned?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.
Dalai Latma: Yes.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.119.72 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...