Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật chết »» Điều gì xảy ra lúc chết »»

Nghệ thuật chết
»» Điều gì xảy ra lúc chết

Donate

(Lượt xem: 6.439)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Nghệ thuật chết - Điều gì xảy ra lúc chết

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Luận văn này của Goenkaji ban đầu được đăng trên tạp chí Sayagyi U Ba Khin của Viện nghiên cứu Vipassana (Vipassana Research Institute) vào tháng 12 năm 1991, và sau đó đăng lại trên Bản tin Vipassana vào tháng 4 năm 1992.

Để hiểu những gì xảy ra vào lúc chết, trước hết chúng ta phải hiểu được chết là gì? Cái chết giống như một khúc quanh trên dòng sông tương tục của sự hiện hữu. Cái chết rất có vẻ như là sự chấm dứt của một tiến trình hiện hữu – và tất nhiên là đúng vậy trong trường hợp của một vị A-la-hán (vị đã hoàn toàn giác ngộ) hay một vị Phật – nhưng với một con người bình thường thì dòng tương tục của sự hiện hữu vẫn tiếp tục ngay cả sau khi chết.

Cái chết chấm dứt những hoạt động của một kiếp sống và ngay thời điểm tiếp đó bắt đầu một đời sống mới. Một bên là thời điểm cuối cùng của kiếp sống này và bên kia là thời điểm đầu tiên của đời sống kế tiếp. Cũng giống như mặt trời mọc lên [ở một nơi] ngay khi nó lặn xuống [một nơi khác], không hề có khoảng cách tối tăm ở giữa. Điều này cũng giống như thời điểm chết là đóng lại một chương sách của sự hiện hữu và một chương sách tiếp theo của hiện hữu liền mở ra ngay thời điểm tiếp theo.

Mặc dù không có sự so sánh nào có thể diễn tả hoàn toàn chính xác tiến trình chết, nhưng người ta có thể nói rằng dòng tương tục hiện hữu này giống như một chiếc tàu hỏa chạy trên đường ray. Tàu chạy đến “ga chết” và sau khi giảm nhẹ tốc độ một lúc lại chạy đi với cùng vận tốc như trước đó. Tàu không dừng hẳn lại ở ga dù chỉ một tích tắc. Đối với những người chưa chứng quả A-la-hán, “ga chết” không phải ga cuối mà là một giao lộ, từ đó chia ra các đường ray khác nhau. Ngay khi đến ga này, chuyến tàu phải lập tức chuyển vào đường ray này hay đường ray khác và tiếp tục chạy. Chuyến tàu nhanh của sự hiện hữu này chạy với điện năng của nghiệp lực trong quá khứ, tiếp tục đi từ ga này đến ga khác, trên đường này hay đường khác, một hành trình liên tục không dừng nghỉ.

Sự chuyển đổi “đường ray” xảy ra hoàn toàn tự động. Giống như băng tan thành nước và nước gặp lạnh đông lại thành băng, hoàn toàn theo quy luật tự nhiên. Cũng vậy, sự chuyển đổi từ kiếp sống này sang kiếp sống khác được kiểm soát bởi một loạt những quy luật tự nhiên. Theo các luật này, chuyến tàu không chỉ tự chuyển đổi đường ray, nó cũng tự thiết lập đường ray cho hành trình tiếp theo.

Đối với chuyến tàu của sự hiện hữu, giao lộ cái chết nơi thay đổi đường ray là cực kỳ quan trọng. Tại đây, kiếp sống hiện tại bị từ bỏ, trong tiếng Pāli gọi là cuti (sự biến mất, cái chết). Sự chết của thân thể diễn ra, và ngay lập tức đời sống tiếp theo bắt đầu, một tiến trình được gọi là paṭisandhi (sự thụ thai, hay bắt đầu đời sống mới). Thời điểm của paṭisandhi là kết quả của thời điểm chết; thời điểm chết tạo ra thời điểm thụ thai. Vì mỗi một thời điểm chết đều tạo thành thời điểm sinh ra tiếp theo sau, cho nên chết không chỉ là chết mà cũng đồng thời là sinh ra. Ở lúc giao thời này, đời sống chuyển thành cái chết và cái chết chuyển thành sinh ra.

Như vậy, mỗi một đời sống là sự chuẩn bị cho cái chết sắp tới. Nếu người khôn ngoan, họ sẽ sử dụng đời sống này sao cho tốt nhất và chuẩn bị cho một cái chết tốt đẹp. Cái chết tốt đẹp nhất là cái chết cuối cùng, không phải một giao lộ nữa mà là một ga cuối: cái chết của một vị A-la-hán. Ở đây sẽ không còn đường ray nào nữa để chuyến tàu có thể chạy tiếp. Nhưng trước khi đạt đến một ga cuối như thế, người ta ít nhất cũng phải nắm chắc được rằng cái chết sắp tới đây sẽ dẫn đến một tái sinh tốt đẹp và rằng “ga cuối cùng” sẽ đạt đến vào một thời điểm thích hợp. Tất cả đều phụ thuộc vào chúng ta, vào những nỗ lực của chính ta. Chúng ta là người tạo ra tương lai của chính mình. Chúng ta tạo ra hạnh phúc hay đau khổ cũng như sự giải thoát của chính mình.

Bằng cách nào mà chúng ta là người tạo ra những đường ray đón nhận chuyến tàu của sự hiện hữu đang lao nhanh đến? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải hiểu được kamma (hành động, nghiệp) là gì.

Mọi sự tác ý, cho dù là khéo léo hay vụng về, đều là nghiệp. Bất kỳ ý niệm hiền thiện hay bất thiện nào khởi sinh trong tâm đều là nguồn gốc của mọi tư tưởng, lời nói hay hành động. Thức (viññāṇa) khởi sinh do sự tiếp xúc ở một cửa ngỏ giác quan, rồi sự nhận biết và phân biệt (saññā - tưởng) đánh giá kinh nghiệm đó, cảm giác (vedanā – thọ) sinh khởi và một sự tạo tác nghiệp (saṅkhāra - hành) diễn ra.

Những tác ý tạo nghiệp này rất đa dạng. Một số giống như đường vẽ lên mặt nước, lập tức biến mất ngay sau đó. Một số khác giống như đường vẽ trên mặt cát, mờ nhạt đi sau một quãng thời gian. Một số khác nữa giống như vết khắc trên đá, tồn tại trong thời gian rất lâu. Nếu tác ý là hiền thiện, hành động sẽ hiền thiện và kết quả là lợi lạc. Nhưng nếu tác ý là bất thiện, hành động sẽ bất thiện và sẽ mang lại những hậu quả khổ đau.

Không phải tất cả nghiệp quả đều dẫn đến một đời sống mới. Một số quá cạn cợt đến nỗi chúng không tạo một kết quả đáng kể nào. Một số khác hơi sâu sắc hơn, nhưng sẽ bị xóa nhòa đi trong đời sống này và không mang theo vào đời sống tiếp theo. Một số khác nữa, khắc sâu hơn nữa, tiếp tục với dòng chảy của đời sống này rồi đi vào đời sống tiếp theo, và cũng có thể được nhân lên gấp nhiều lần trong đời này và đời sau.

Tuy nhiên, có rất nhiều nghiệp hữu (bhāva-kamma) hay hành hữu (bhāva-saṅkhāra), là những nghiệp dẫn đến tái sinh, dẫn đến một đời sống mới. Mỗi nghiệp làm khởi sinh một tiến trình hiện hữu và mang theo một trường lực hòa hợp với những xung động của một cảnh giới hiện hữu nhất định. Những xung động của nghiệp hữu đó và những xung động của cảnh giới (bhāva-loka) thu hút lẫn nhau và cả hai sẽ cùng hợp nhất theo các quy luật phổ quát về nghiệp lực.

Ngay khi một trong những nghiệp hữu này được tạo ra, “chuyến tàu của sự hiện hữu” được lôi cuốn về phía một trong 31 “đường ray” tại “ga chết”. Trong thực tế, những đường ray này chính là 31 cảnh giới hiện hữu: 11 kāma loka - cảnh giới thuộc cõi Dục (Dục giới, gồm 4 cảnh giới thấp và cảnh giới con người cùng với 6 cảnh trời cõi Dục), 16 rūpa-brahma loka - cảnh trời thuộc cõi Sắc (Sắc giới, nơi thân thể thanh tịnh vẫn tồn tại) và 4 arūpa-brahma loka - cảnh trời thuộc cõi Vô sắc (Vô sắc giới, nơi chỉ có tâm thức tồn tại).

Vào thời điểm cuối cùng của kiếp sống này, một hành nghiệp (bhāva-saṅkhāra) cụ thể sẽ khởi lên. Hành nghiệp này có năng lực dẫn sinh một đời sống mới, sẽ nối kết với những xung động của cảnh giới có tương quan. Ngay vào thời điểm chết, tất cả 31 cảnh giới hiện hữu đều mở ra. Hành nghiệp [cuối cùng] khởi lên sẽ quyết định “đường ray” nào “chuyến tàu” chạy tiếp. Cũng giống như việc chuyển dịch con tàu vào một đường ray, năng lực của nghiệp tạo một sức đẩy khiến dòng tâm thức đi vào đời sống kế tiếp. Chẳng hạn như, một hành nghiệp của sân hận hay ác ý, với các đặc tính là nóng nảy, bực dọc, sẽ nối kết với một cảnh giới thấp nào đó. Tương tự, một hành nghiệp như mettā (tâm từ, lòng bi mẫn), có những xung động an hòa, dịu mát, chỉ có thể nối kết với một cõi trời. Đây là quy luật tự nhiên, và những quy luật này vận hành quá hoàn hảo đến mức không bao giờ có bất kỳ sai sót nào. Tất nhiên, phải hiểu rằng không có hành khách nào trên “chuyến tàu”, ngoại trừ năng lực của hành nghiệp đã tích lũy.

Nói chung, vào thời điểm chết, một hành nghiệp mãnh liệt nào đó sẽ khởi lên. Đó có thể là thiện hoặc bất thiện. Chẳng hạn như, nếu một người trong đời này đã giết cha hay giết mẹ, hoặc giết một vị thánh, thì ký ức về sự kiện đó sẽ khởi lên vào thời điểm chết. Cũng theo cách đó, nếu một người đã tu tập phát triển thiền định sâu xa thì trạng thái tâm tương tự như [trạng thái thiền định] sẽ khởi lên.

Nếu không có hành nghiệp nào mãnh liệt như thế, thì một nghiệp có cường độ nhẹ hơn sẽ khởi lên. Bất kỳ một ký ức nào được khơi dậy đều sẽ hiện hành như một nghiệp. Người ta có thể nhớ lại một nghiệp lành như cúng dường thức ăn lên một vị thánh, hoặc một nghiệp xấu ác như đã làm tổn hại ai đó. Những hồi ức về các nghiệp trong quá khứ như thế có thể khởi lên. Nếu không, những đối tượng liên quan đến các nghiệp ấy có thể khởi lên, như đĩa thức ăn đã mang cúng dường hoặc loại hung khí đã dùng để hại người. Những điều này được gọi là nghiệp tướng (kamma-nimitta - những dấu hiệu, hình ảnh).

Hoặc cũng có thể một dấu hiệu hay biểu tượng của đời sống tiếp theo sẽ hiện ra. Đây gọi là nghiệp triệu (gati-nimitta). Những nghiệp triệu này tương ứng với cảnh giới mà dòng chảy [tâm thức] được lôi cuốn đến. Đó có thể là mùi hương của một cõi trời, hoặc có thể là cảnh giới súc sinh. Người sắp chết thường trải nghiệm một trong những dấu hiệu này như điềm báo trước, giống như ngọn đèn pha của con tàu chiếu sáng lên đường ray phía trước. Những xung động của các nghiệp triệu này tương đồng với những xung động của cảnh giới tái sinh.

Một thiền sinh Vipassana tu tập tốt có khả năng tránh được những con đường dẫn đến các cảnh giới thấp. Người ấy hiểu rõ các quy luật tự nhiên và tu tập để sẵn sàng cho cái chết đến bất cứ lúc nào. Nếu là người đã lớn tuổi thì càng có lý do để duy trì sự tỉnh thức trong mọi giây phút.

Chúng ta nên chuẩn bị những gì? Chúng ta thực hành Vipassana bằng cách duy trì sự bình tâm đối với bất kỳ cảm xúc nào khởi sinh trong cơ thể, do đó dứt trừ được thói quen phản ứng với các cảm giác. Như vậy, tâm thức vốn thường tạo tác những hành nghiệp xấu ác mới, giờ đây phát triển được thói quen bình tâm.

Vào thời điểm cận tử, có rất nhiều khả năng người ta phải chịu đựng những cảm thọ cực kỳ khó chịu. Già, bệnh và chết đều là đau khổ (dukkha), do đó thường tạo ra những cảm thọ khó chịu rõ rệt. Nếu ta không thuần thục trong việc quan sát những cảm giác này với sự bình tâm, ta rất có thể sẽ phản ứng bằng sự lo sợ, tức giận, buồn rầu hay bực dọc, tạo cơ hội cho những hành nghiệp có xung động tương ứng khởi sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp những thiền sinh tu tập đã có công phu cao, họ có thể nỗ lực để tránh không phản ứng với những cảm thọ cực kỳ đau đớn bằng cách duy trì sự bình tâm vào thời điểm chết. Như vậy, ngay cả những hành nghiệp liên quan nằm sâu trong vô thức cũng sẽ không có cơ hội sinh khởi.

Vào thời điểm chết, một thiền sinh sẽ rất may mắn nếu có được những người thân hay bạn hữu thực hành thiền Vipassana bên mình và tạo ra những xung động từ ái lợi lạc, có thể hình thành một bầu không khí Chánh pháp an bình, tránh khỏi những sự than khóc, buồn rầu đau đớn.

Một người bình thường sẽ duy trì trạng thái sợ hãi, thậm chí là kinh khiếp vào thời điểm chết, và như thế sẽ để cho những hành nghiệp sợ sệt hiện hành. Cũng vậy, những đau buồn, khổ sở, phiền muộn, thất vọng... và nhiều cảm giác khác có thể khởi sinh khi nghĩ đến việc phải chia lìa với những người thân yêu, và những hành nghiệp liên quan sẽ khởi sinh, chế ngự tâm thức.

Bằng cách quan sát mọi cảm giác với sự bình tâm, một thiền sinh Vipassana làm suy yếu những hành nghiệp này để chúng không sinh khởi vào lúc chết. Sự chuẩn bị thực sự cho cái chết chính là phát triển một thói quen liên tục quan sát các cảm thọ hiện hành trong thân và tâm, với sự bình tâm và với sự hiểu biết về lẽ vô thường.

Vào thời điểm chết, thói quen mạnh mẽ của sự bình tâm sẽ tự động khởi lên và “chuyến tàu hiện hữu” được chuyển vào “đường ray” dẫn đến một kiếp sống mới có điều kiện để thực hành thiền Vipassana. Bằng cách này, chúng ta tự cứu mình khỏi việc tái sinh vào những cảnh giới thấp và sinh về một trong những cảnh giới cao hơn. Bởi vì Vipassana không thể thực hành ở những cảnh giới thấp nên điều này rất quan trọng.

Đôi khi một người không tu thiền cũng đạt được tái sinh tốt đẹp nhờ sự hiện khởi vào lúc chết của một hành nghiệp hiền thiện, chẳng hạn như sự bố thí hào phóng, đức hạnh hay những phẩm tính hiền thiện mạnh mẽ khác. Nhưng thành tựu đặc biệt của một thiền sinh Vipassana vững chãi là tái sinh về một cảnh giới có thể tiếp tục tu tập thiền Vipassana. Như vậy, bằng cách dần dần giảm bớt những hành nghiệp đã tích lũy, chúng ta rút ngắn được cuộc hành trình hiện hữu và sớm đạt đến mục tiêu giải thoát hơn.

Chúng ta gặp được Chánh pháp trong đời này là nhờ vào những công đức lớn lao đã làm trong quá khứ. Hãy làm cho kiếp người này được thành tựu bằng cách thực hành thiền Vipassana, để khi cái chết đến thì tâm thức ta hoàn toàn bình thản, nắm chắc được một tương lai tốt đẹp.

—S. N. Goenka

Kāmayogena saṃyuttā,
bhāvayogena cūbhayaṃ;
Ditthiyogena saṃyuttā,
avijjāya purakkhatā.
Sattā gacchanti saṃsāraṃ,
jātimaraṇagāmino.
—Aṅguttara Nikāya 4.10

Ràng buộc bởi tham ái, trói chặt với sự chuyển sinh,
giam hãm bởi xích xiềng tà kiến,
bị dẫn dắt bởi vô minh, xoay vòng luân chuyển.
Do vậy, chúng sinh lang thang trong luân hồi,
chết đi chỉ để rồi lại sinh ra lần nữa.
—Tăng Chi Bộ Kinh, 4.10

    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Tổng quan về Nghiệp


Về mái chùa xưa


Kinh Dược sư

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.188.105 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...