Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật chết »» Sống và chết trong Chánh Pháp »»

Nghệ thuật chết
»» Sống và chết trong Chánh Pháp

Donate

(Lượt xem: 5.988)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Nghệ thuật chết - Sống và chết trong Chánh Pháp

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Câu chuyện này được đăng trên Bản tin Vipassana (Vipassana Newsletter) số tháng 9 năm 1988.

Trung tâm Thiền Vipassana Quốc tế Dhamma Khetta, gần Hyderabad, là trung tâm thiền đầu tiên ở Ấn Độ. Ngài Goenkaji khánh thành trung tâm này vào tháng 9 năm 1976 bằng cách trồng một cây Bồ-đề con lấy từ cây Bồ-đề thiêng ở Bồ-đề Đạo tràng (Bodh Gaya), cũng như bằng cách hướng dẫn khóa thiền thứ 124 của ngài tại đây, với sự tham dự của 122 thiền sinh.

Từ giai đoạn khởi xướng cho đến nhiều năm về sau, động lực hỗ trợ phía sau của trung tâm là ông Ratilal Mehta, một doanh nhân rất thành công, đồng thời cũng là tín đồ thuần thành của cộng đồng đạo Jain. Cái chết bất ngờ của vợ ông trong một tai nạn khiến ông phải đối diện với thực tại khổ đau, và như bao người đi trước, ông bắt đầu tìm kiếm một phương thức để vượt qua nỗi thống khổ của mình.

Một bài viết về trung tâm Dhamma Khetta trên tạp chí Vipassana Journal kể lại việc ông Mehta, người đã nhiệt tình tìm kiếm trong nhiều truyền thống tôn giáo, lại vô tình nghe được câu chuyện giữa một tăng sĩ đạo Jain và vị giáo sư đạo Jain. Cả hai đang thảo luận về nhiều loại thiền khác nhau, và nhận xét về những trải nghiệm độc đáo của những thiền sinh từng tham gia các khóa thiền Vipassana. Cuộc nói chuyện đó đã gợi hứng thú cho Mehta tham dự khóa thiền kế tiếp do Goenkaji hướng dẫn.

Khi thực hành Vipassana, Mehta đã tìm được điều ông đang tìm kiếm. Với bản chất nhiệt thành, Mehta say mê việc thiền tập, tham dự thêm sáu khóa thiền nữa, hết khóa này đến khóa khác. Nhưng không chỉ có thế, ông còn nhiệt tình giúp đỡ người khác tìm đến với Chánh pháp, điều đã mang lại quá nhiều lợi lạc cho ông. Ông tổ chức các khóa thiền tại nhà riêng của mình, dùng uy tín cá nhân để vận động mọi người học thiền Vipassana, trong đó có tất cả các thành viên của gia đình ông.

Mảnh đất nơi trung tâm Dhamma Khetta được tạo dựng như ngày nay là do gia đình Mehta hiến tặng và đích thân ông đứng ra giám sát hầu hết công việc xây dựng. Dù căn nhà tiện nghi của ông ở gần đó, ông vẫn khăng khăng xin ở lại Trung tâm trong nhiều ngày, thực hành cuộc sống càng giản dị càng tốt, cống hiến trọn thời gian cho việc hành thiền và phục vụ người khác.

Dù vậy, sự sùng kính Chánh pháp không làm giảm đi lòng tôn kính của Mehta đối với tôn giáo ông đã được nuôi dạy từ nhỏ. Ông vẫn tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ của một tín đồ Jain ngoan đạo, kính trọng và phục vụ các vị tăng ni của tôn giáo mình. Ông thực hiện được điều này nhờ nhận ra được cốt tủy của đạo Jain là khắc phục lòng tham lam, sân hận và si mê, mà Vipassana là phương pháp để đạt đến mục tiêu ấy. Ông đã thấu hiểu bản chất phổ quát của Chánh pháp thuần khiết, siêu việt tất cả những khác biệt của các giáo phái hay triết thuyết.

Những năm tuổi già, sức khỏe ông Mehta suy sụp vì bệnh ung thư lan truyền khắp cơ thể, gây ra những đau đớn vô cùng. Vào độ tuổi tám mươi, ông phải trải qua một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng. Cuộc giải phẫu khiến ông trì trệ về thể chất nhưng không thể ngăn cản sự khao khát thực hành và chia sẻ Chánh pháp của ông. Bất chấp những đau đớn và suy sụp về thể chất, ông vẫn tiếp tục đích thân giám sát công trình xây dựng ở Dhamma Khetta. Vẫn còn chưa kịp hồi phục sức khỏe sau cuộc giải phẫu, ông đã tham gia một khóa tu dài hạn ở Dhamma Giri, mong muốn sử dụng bất kỳ khoảng thời gian nào còn lại của mình theo cách tốt nhất.

Đã một năm trôi qua kể từ khi Mehta qua đời. Cái chết của ông là một sự kiện đáng chú ý và gợi nhiều cảm hứng. Ông biết trước mình sắp ra đi và dù phải chịu đựng nhiều đau đớn, ông không hề than van. Ông muốn được ngồi thiền khi cái chết gần kề. Thân nhân trong gia đình và bạn hữu của ông đều có mặt lúc đó. Ông yêu cầu được tắm rửa. Sau khi được đưa trở lại giường, Mehta nhờ giúp ông ngồi dậy trong tư thế thiền và xoay về hướng đông. Mọi người có mặt trong phòng đều ngồi thiền với băng ghi âm tiếng tụng niệm của thầy Goenka được phát ra. Băng tụng chấm dứt với câu chúc lành bhāvatu sabba maṅgalaṃ và lời đáp lại sādhu, sādhu, sādhu. Toàn thân ông Mehta vẫn ngồi thật ngay thẳng. Vị bác sĩ xem mạch của ông và thông báo: “Ông ấy đã đi rồi.” Điều này làm mọi người ngạc nhiên vì đầu ông vẫn không gục xuống, cũng như thân mình không hề ngã quỵ.

Tin ông Mehta qua đời đến với thầy Goenkaji khi thầy đang ở California trong một ngày giữa những khóa tu. Như thường lệ, những thiền sinh phục vụ tham gia buổi sáng thiền chung, cùng với sự hiện diện của Goenkaji và Mataji. Vào cuối buổi thiền, Goenkaji thông báo với các thiền sinh: “Thầy vừa được một tin thật tuyệt vời.” Thật hiếm khi nghe Goenkaji đưa ra một thông báo như vậy, và các thiền sinh ngạc nhiên hơn nữa khi biết được cách ra đi kỳ diệu của Mehta.

Ở phương Tây, hiếm khi cái chết được nhìn một cách rất tích cực như thế. Hơn nữa, lại càng thật xúc động khi nghe về sự ra đi tuyệt diệu của một thiền sinh tận tụy. Vào thời điểm cận tử, bất chấp thân thể chịu nhiều đau đớn khó chịu, tâm trí ông Mehta vẫn tràn đầy sự tỉnh giác và bình tâm, khiêm cung và từ ái. Những ai hiện diện lúc ông mất, và cả những ai nghe kể chuyện lại sau này, đều cảm thấy rất may mắn được chia sẻ sự kiện đầy xúc cảm này.

Những người bạn thiền của Mehta luôn nhớ đến tính cách linh hoạt, quả quyết, đầy sinh lực và nhiệt tình của ông. Ngày nay, trung tâm Dhamma Khetta đã phát triển thành một cơ sở có sức chứa 350 thiền sinh, đứng vững như một đài tưởng niệm sự cống hiến tận tụy của ông, một cống hiến vẫn đang tiếp tục đơm hoa kết trái.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Nguyên lý duyên khởi


Nghệ thuật chết


Thiếu Thất lục môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.199.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...