Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kho tàng các giáo huấn siêu việt »» CHƯƠNG 3: ĐIỂM TRỌNG YẾU THỨ NHẤT: NHẬN RA BẢN TÁNH CỦA BẠN »»

Kho tàng các giáo huấn siêu việt
»» CHƯƠNG 3: ĐIỂM TRỌNG YẾU THỨ NHẤT: NHẬN RA BẢN TÁNH CỦA BẠN

Donate

(Lượt xem: 3.946)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kho tàng các giáo huấn siêu việt - CHƯƠNG 3: ĐIỂM TRỌNG YẾU THỨ NHẤT: NHẬN RA BẢN TÁNH CỦA BẠN

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Các giáo lý Dzogchen tiệt trừ ngay cả những che chướng vi tế nhất ngăn trở ta trong việc chứng ngộ Phật tánh. Đó là các che chướng thô, các che chướng vi tế và các khuynh hướng tập quán (tập khí). Thêm vào đó, chúng ta có các che chướng xảy ra từ khi được thụ thai trong tử cung. Giây phút tâm thức trung ấm bị lôi kéo vào tử cung, tâm thức trở nên hoàn toàn bị che chướng đến nỗi cho dù một cá nhân đã từng là một đại học giả trong đời trước, sau khi sinh ra từ tử cung vẫn phải trải qua toàn bộ tiến trình học hỏi một lần nữa. Các bạn sẽ không nhớ lại kiến thức mà các bạn đã có trong quá khứ và thậm chí sẽ phải học lại vần abc. Cũng có sự che chướng xảy ra từ sự kết hợp tính dục, và các che chướng này rất khó tẩy trừ, trừ phi ta có thể chuyển hóa các khuynh hướng tập quán thông thường nhờ sự thực hành thuộc giai đoạn phát triển.

Trong Dzogchen, chúng ta nương tựa vào cái thấy, thiền định và hành động. Ba điều này phải thành tựu trong đời này. Trong khi các bạn ở trên con đường, nhiều chướng ngại có thể xuất hiện, và các bạn phải học cách đưa chúng lên con đường đức hạnh và chuyển hóa chúng. Một chướng ngại được hiểu như là bệnh tật và các loại quấy rầy khác nhau xảy ra, chẳng hạn như các tai nạn. Điều mà ta phải giải thoát là những niệm tưởng phiền não xuất hiện và khiến cho ta cảm thấy buồn hay vui, hoặc bất kỳ điều gì khác. Khi bệnh tật xảy ra và các bạn có một niệm tưởng về sự khó chịu, các bạn phải giải thoát các niệm tưởng của mình khỏi chướng ngại đó. Chướng ngại sẽ nảy sinh, nhưng các niệm tưởng được giải thoát và đây là điều được nhắm tới bằng cách đưa các chướng ngại vào con đường. Để làm được như thế, các bạn cần nhận ra các chướng ngại khi nó đang xuất hiện. Nhờ sự nhận ra này, chướng ngại có thể được tự giải thoát. Sự buông xả hoàn toàn đối với những mong cầu lẫn sự buồn phiền để tiến bộ theo con đường của thực hành Dzogchen là rất cần thiết.

Như tôi đã nói hôm qua, Ba Lời Đánh vào Điểm trọng yếu tương ứng với tên của ba vị Đạo sư vĩ đại. Cái thấy là Longchen Rabjam, “sự bao la vô hạn vĩ đại”. Thiền định là Khyentse Ozer, “các tia sáng của trí tuệ và tình thương”. Hành động, hay sự hoạt động, là Gyalwe Nyugu, “trưởng tử của các đấng Chiến Thắng”. Với cái thấy này về sự bao la vô hạn vĩ đại, thiền định về các tia sáng của trí tuệ và tình thương, và hành động của tất cả các đấng Chiến Thắng, ta sẽ có năng lực trong đời này để tẩy trừ sự bám chấp và dính mắc nhị nguyên, gốc rễ của vô minh, và cội nguồn của việc bám chấp vào bản ngã. Quả thật, ta không chỉ có thể tẩy trừ mà còn có thể tiêu diệt hoàn toàn độc tố này tận gốc rễ của nó. Không nhận ra được cái thấy thì việc tiệt trừ này sẽ không thể có được, và vì thế tiến trình này phải thật rõ ràng.

Ta phải hiểu rõ bản tánh nền tảng của tánh Không cũng chính là sự hiểu biết về bản tánh của tâm. Sự hiểu biết bản tánh nền tảng của tánh Không có hai phần: ta phải phát triển sự xác tín vào bản chất vô ngã của cái ta và vô ngã của mọi sự xuất hiện. Điều này có nghĩa là ta tiệt trừ tâm thức nhị nguyên của sự bám nắm vào một cái ta và sự dính mắc vào các sự xuất hiện. Khi đó, ta có thể nhận thức rằng mọi sự xuất hiện đều không thực sự hiện hữu.

Được bao gồm trong “mọi sự xuất hiện” là sáu (đối tượng của) tri giác: sự thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và ý thức. Chúng bao gồm căn bản của kinh nghiệm khách quan. Tất cả những tri giác này không hiện hữu từ quan điểm bản tánh nền tảng của tánh Không. Và chủ thể của tri giác, tức là bản thân ta, là không thực sự hiện hữu. Một khi nhận thức được hai trạng thái của sự vô ngã hay không hiện hữu này, ta đạt đến trình độ thích hợp để được giới thiệu một cách đúng đắn vào cái thấy của Dzogchen. Đây là cái thấy về bản tánh bẩm sinh của ta như giác tánh nội tại, thoát ra khỏi niềm tin (sai lầm) rằng có một cái ta thực sự hiện hữu và các sự xuất hiện là có thực.

Tiến trình của sự xác quyết điều này trước tiên là khám phá sự không hiện hữu của cái ta (bản ngã). Để thực hiện, ta phải “mổ xẻ” thân xác ta, có thể nói như vậy, trong một cố gắng định vị cái “ta” này, bản ngã này, quan niệm về cái ngã này, để xem nó hiện hữu trong đầu ta, trong tứ chi hay các bộ phận khác của cơ thể, hoặc ở trong ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), và theo đuổi sự khảo sát này cho tới khi kết luận được rằng bản ngã thực sự không hiện hữu. Sau đó, ta bắt đầu nhận thức sâu xa về thân xác như một nhà trọ và tâm như một người khách đến ở trọ. Vào lúc chết, tâm và thân tách lìa, nhưng khi ta còn sống thì chúng ở trong sự hợp nhất toàn hảo. Chính là trong lúc còn sống các bạn phải thấu suốt chân tánh của mối tương quan của chúng. Thân xác ở đây, trong thế giới này. Nó là một sản phẩm của thế giới này, một sản phẩm của các yếu tố (các đại), và nó tan rã trở lại vào thế giới loài người này, ở đó nó tan hoại. Tâm thức đi sang đời sống kế tiếp, trạng thái trung ấm và được Yama, Thần Chết, mời đi tiếp. Thần Chết xuất hiện cùng các sứ giả của ông ta và đưa tâm thức tới trạng thái tái sinh kế tiếp. Cái thực sự dẫn dắt tâm thức là các tích tập thuộc nghiệp tích cực và tiêu cực của ta. Nếu ta có thiện nghiệp vượt trội thì ta sẽ được tái sinh trong các tầng cấp hiện hữu cao hơn, trong các cõi trời và cao xa hơn nữa. Nếu ta có các tích tập tiêu cực vượt trội thì ta sẽ tái sinh trong các cõi thấp. Với sự hiểu biết này, các bạn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của việc học pháp Dzogchen.

Có nhiều truyền thống Dzogchen khác nhau. Trong truyền thống của tôi, sự nhấn mạnh nằm ở việc có được sự xác quyết của cái thấy bằng cách nhận ra giác tánh nội tại. Một khi giác tánh nội tại được nhận ra, nó phải được duy trì bằng sự thiền định. Nhờ sức mạnh của thiền định, hành động của ta thiện lành một cách tự nhiên. Dĩ nhiên, ta còn phải thực hiện các thực hành như lễ lạy, cúng dường mạn-đà-la, sáu ba-la-mật, và v.v...và ta vẫn phải quan tâm tới việc từ bỏ ác hạnh và tích tập thiện hạnh. Có người nói rằng, một khi hành động hay sự hoạt động đã được chứng ngộ thì không cần thiết phải thực sự làm bất cứ thực hành nào với thân thể của các bạn, và các bạn có thể thực hành sáu ba-la-mật với tâm các bạn. Nhưng khi chúng ta nói về hành động có tính chất giác ngộ thì điều này bao gồm cả hoạt động vật lý, nó phải được thực hiện với một tâm thức không bao giờ dao động khỏi sự tỉnh giác của cái thấy, nó là sự nhận ra bản tánh của các bạn như giác tánh nội tại. Như vậy, khi các vọng tưởng xuất hiện, chúng được tự giải thoát ngay khi xuất hiện. Đó là sự thiền định, bởi nhờ việc hộ trì nhận biết của các bạn về giác tánh nội tại mà các ý niệm xuất hiện và được tự giải thoát một cách tự nhiên. Cái thấy của Dzogchen hủy diệt sự phóng tâm; thiền định cho phép ta chịu đựng mọi khía cạnh của nghịch cảnh; và hành động được giải thoát khỏi giới hạn của sự mong cầu và phiền muộn. Kết quả là việc đạt được trạng thái Phật quả. Và bởi vì tất cả chúng ta phải đau khổ vì sinh, già, bệnh và chết, nên điều cực kỳ quan trọng là phải thọ nhận các sự ban phước (gia hộ) của giáo lý Dzogchen, và khi thực hành Dzogchen, sẽ rất cần thiết và lợi lạc nếu ta thực hiện các thiện hạnh với thân thể ta. Khi thực hành Dzogchen các bạn còn cần tận lực để học hỏi con đường Sutra (Kinh) và nhận thức bản tánh của tánh Không theo sự tiếp cận Kinh điển, bởi lẽ bất kỳ điều gì được học hỏi từ các thừa khác đều sẽ nâng cao cái thấy Dzogchen của các bạn.

Đây là một giáo lý dễ hiểu, có thể được ban cho những người bình thường, và không cần một thời gian dài để thành tựu hay đòi hỏi thật nhiều điều phức tạp. Nó được truyền dạy bởi ba dòng truyền thừa: dòng truyền dạy tâm truyền tâm, dòng truyền dạy nhờ các biểu tượng và dòng khẩu truyền. Về sự truyền dạy, tất cả các truyền thống Dzogchen được bao hàm trong hai phạm trù được gọi là trekchod và tưgal. Trekchod có nghĩa là “cắt đứt thấu đến tánh thanh tịnh nguyên thủy” và tưgal nghĩa là “vượt qua với hiện diện tự nhiên”. Sự cắt đứt để đi đến tánh thanh tịnh nguyên thủy có nghĩa là chứng ngộ cái thấy. Sự vượt qua với sự hiện diện tự nhiên có nghĩa là nhận ra bốn thị kiến của thực hành tưgal. Bốn thị kiến này là: gặp gỡ Pháp tánh (dharmata), kinh nghiệm mở rộng, rigpa đạt tới mức độ viên mãn của nó, và sự tiêu tan các hiện tượng trong chân tánh của chúng. Kết quả của sự tu tập này là thân cái bình trẻ trung, là nơi ngơi nghỉ bất biến của đấng bảo hộ nguyên sơ, Đức Samantabhadra (Phổ Hiền).

Truyền thống Dzogchen này là một pháp môn mà người ta thường nói là không thể truyền bá rộng rãi, nhưng ở Tây Tạng, tôi dạy Dzogchen trên một căn bản quy củ, đặc biệt cho những người lớn tuổi. Có khoảng sáu tới bảy trăm người lớn tuổi ở Golok đến học giáo lý Dzogchen với tôi. Những người Tây Tạng già này không thể nghe và nhìn rõ, nhưng họ là các hành giả rất tốt. Và rồi có nhiều thanh niên đến thọ nhận giáo lý Dzogchen, họ luôn luôn nói là họ yêu thích được nghe Pháp và Pháp cực kỳ hấp dẫn đối với họ, nhưng một khi rời khỏi phòng của tôi, họ không thực hành do bị phóng tâm bởi những thứ khác. Tôi biết rằng trong tương lai tôi sẽ bị chỉ trích, bởi người ta sẽ nói rằng tôi đến Mỹ và giảng dạy rộng rãi pháp Dzogchen, và đây là điều tôi sẽ phải đối phó. Tuy nhiên, xin hãy hiểu rõ rằng, tôi đến đây là vì lợi lạc của chúng sinh và tôi có một mục đích, một lý do để có mặt ở đây. Tôi dự định hoàn thành mục đích ấy và đó đúng là những gì tôi đang làm.

Tôi có một vài lời khuyên cho các Lama và nhà sư có mặt ở đây hôm nay. Các Lama và nhà sư cần có một chứng ngộ nào đó về Dzogchen, đặc biệt là nếu họ sắp nhận lãnh các sự cúng dường để làm các thực hành nhân danh người đã chết. Nếu họ không có bất kỳ chứng ngộ Dzogchen nào thì làm sao họ có thể dẫn dắt một tâm thức từ trạng thái bardo đi tới trạng thái cao hơn của sự giải thoát, hoặc thâm chí chỉ đơn giản là trợ giúp người khác tẩy trừ các chướng ngại? Các chướng ngại phát sinh từ các ý niệm, và vì thế nếu người nào không có bất kỳ chứng ngộ Dzogchen nào thì sẽ có thêm các ý niệm được tạo ra và vị Lama hay nhà sư đó sẽ không có năng lực để loại trừ những ý niệm trước hết gây nên chướng ngại. Điều rất quan trọng là phải thực hành Dzogchen để thành tựu tất cả các thực hành này vì sự lợi lạc của những người khác. Và đó là lý do tại sao tôi đang ban tặng các giáo lý này ở đây. Ít nhất ta cần có tâm Bồ-đề. Điều tiên quyết quan trọng nhất đối với Dzogchen là tâm Bồ-đề.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 17 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguyên lý duyên khởi


Cảm tạ xứ Đức


Cẩm nang phóng sinh


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.209.178 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...