Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kho tàng các giáo huấn siêu việt »» CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP - KÍNH LỄ »»

Kho tàng các giáo huấn siêu việt
»» CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP - KÍNH LỄ

Donate

(Lượt xem: 5.827)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kho tàng các giáo huấn siêu việt - CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP - KÍNH LỄ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Xin hãy lắng nghe giáo lý này với động lực trong sạch, cần phải nghĩ rằng: “Tôi sắp nghe giáo lý và thực hành để dẫn dắt tất cả chúng sinh vô hạn như không gian đến trạng thái toàn giác.”

Có tất cả chín thừa. Trong chín thừa này, có ba thừa ngoại dẫn dắt ta thoát khỏi nguồn gốc của đau khổ. Nhóm thừa thứ hai là các tantra ngoại, là những tiếp cận đem lại sự tỉnh giác nhờ những giới luật khổ hạnh. Và sau đó có ba thừa bí mật gồm các phương tiện thiện xảo dẫn đến kết quả cuối cùng.

Khi các bạn nói đến bất kỳ thừa nào trong chín thừa thì điều tối quan trọng là bàn về hành động và động lực. Như vậy, động lực là gì? Động lực là để giải thoát tất cả chúng sinh trong vòng sinh tử, tâm thức họ bị lôi cuốn vào ba khiếm khuyết của bình chứa, sáu sự ô nhiễm và năm cách suy tưởng sai lầm. Ta phải phát sinh động lực rằng: “Tôi sắp giải thoát tất cả chúng sinh đến trạng thái Phật quả viên mãn nhờ sự lắng nghe và thực hành giáo lý Đại Viên Mãn. Tôi thực hiện điều này bởi tất cả chúng sinh đã từng là những cha mẹ tốt lành của tôi.”

Động lực riêng của ta phải được kết hợp với lòng bi mẫn vĩ đại nhắm tới sự giác ngộ. Các bạn cần phát triển sự thiết tha và dấn mình vào động lực này. Đây là điều nhắm tới để sẵn sàng giải thoát tất cả chúng sinh. Các bạn luôn nên bắt đầu thực hành với một thái độ bi mẫn và quan tâm tới người khác và với một ý hướng đạt sự giác ngộ vì lợi lạc của họ.

Khi đang nghe giáo lý, các bạn cần tập trung vào năm điều xác tín. Đừng nghĩ rằng bất kỳ điều gì trong những hiện tượng được nhận thức của các bạn là tầm thường. Ví dụ, nơi chốn chúng ta đang ở ngay bây giờ – Los Angeles – không được nhận thức như một chốn bình phàm cấu tạo bởi các chất thể như đất và đá mà đúng hơn, ta cần nhận thức nó như cõi Akanistha, như cõi Tịnh độ Dewachen của Đức Phật A-di-đà, hang Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ. Ta cần nhận thức vị Thầy là Đức Phật Vajradhara, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni hay Đức Padmasambhava, thay vì nhìn ngài như một con người bình thường với một thân xác bất tịnh. Giáo lý cũng cần được nhận thức như sự Chuyển Pháp luân vĩ đại. Thời gian là một sự tương tục không ngừng nghỉ. Những người nghe Pháp không được nhận thức như những người bình thường với thân xác bất tịnh, mà đúng hơn là những Bồ Tát, các daka và dakini.

Điều hết sức quan trọng là phải lắng nghe giáo lý với động lực và hành động trong sạch. Động lực phải thực hiện với tâm. Tối quan trọng là phải loại trừ hay từ bỏ bất kỳ loại độc chất tinh thần nào để khơi dậy tâm Bồ-đề quý báu, và hình dung năm điều xác tín một cách rõ ràng.

Theo lịch sử, Giáo Pháp của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni được truyền dạy theo ba cách: Đức Phật đã dạy bằng các phép mầu nhiệm, bằng luận cứ theo cách của học giả hay pandita vĩ đại, và nhờ sự thiền định theo cách của vị A-la-hán. Đức Phật dạy bằng ba phép mầu nhiệm: sự biểu lộ kỳ diệu của thân, phép mầu của ngữ, diễn tả nhiều loại vấn đề khác nhau; và phép mầu nhiệm của tâm, diễn đạt giáo lý phù hợp với nhu cầu và năng lực của những cá nhân. Nhờ năng lực của những phép mầu nhiệm, ngài có thể tỏa ra những tia sáng đủ màu từ thân ngài, bao trùm vũ trụ và làm nguôi dịu nỗi khổ ở đó. Đây là một cách thức mà ngài đã dạy, và có liên quan trực tiếp tới thân tướng của ngài.

Khi Đức Phật trình bày giáo lý lần đầu tiên, ngài phóng ra những tia sáng trắng, đỏ và xanh dương chói ngời tới ba thế giới và làm nguôi dịu nỗi khổ ở đó. Ánh sáng ấy sáng rực hơn một triệu mặt trời, tỏa chiếu khắp mọi cảnh giới và làm nguôi nỗi đau khổ ở những nơi đó. Những nỗi khổ của các địa ngục, chẳng hạn như sự lạnh và nóng, và những nỗi khổ của các ngạ quỷ, như sự đói và khát, đã được giảm bớt. Những đau khổ của cõi súc sinh, chẳng hạn như bị sai sử và hành hạ một cách tàn nhẫn, được vơi dịu. Ánh sáng đã tịnh hóa nỗi khổ cho rất nhiều chúng sinh trong các cõi khác nhau.

Đại dương sinh tử trải qua sự biến động bất thường và chư Phật xuất hiện trong vòng sinh tử, xuất hiện trong phạm vi những sự kiện thời gian và không gian. Khi chư Phật xuất hiện, có những chúng sinh đã sẵn sàng để tự do và vì thế họ có thể được giải thoát, nhưng những chúng sinh nào mà sự giải thoát chưa chín muồi thì không thể có được lợi lạc từ chu kỳ soi sáng đó. Vì thế, vị Phật đó không thể giải trừ đau khổ của họ. Kinh điển thường dạy rằng, nhờ sự thiền định mà ta có thể tẩy trừ đau khổ của tất cả chúng sinh, hoặc dạy rằng Đức Phật tẩy trừ đau khổ của tất cả chúng sinh.

Có thể các bạn sẽ hỏi: “Nếu như Đức Phật đã tẩy trừ một cách kỳ diệu mọi đau khổ thì tại sao vẫn còn chúng sinh?” Thực tế là có ba cách qua đó chúng ta có thể đạt giải thoát nhờ những sự ban phước của Đức Phật. Cách đầu tiên là nhờ được diện kiến Đức Phật và nhờ nhận lãnh giáo lý và do đó tìm ra con đường đi đến sự giác ngộ. Cách thứ hai là mặc dù Đức Phật đã tịch diệt hoặc chúng ta không thể tìm gặp ngài, giáo lý của Đức Phật được truyền dạy bởi một người nào đó hay trong Kinh điển được ghi chép lại, cung cấp cho ta những giáo huấn cần thiết, nhờ đó ta có thể đạt được giải thoát. Cách thứ ba và là cách sâu xa nhất, là bằng sự thấu suốt trực tiếp tức thời thực tại đúng như đang hiện hữu, và bằng cách tôi muốn nói là Đại Viên Mãn. Đó là trạng thái giác tánh của riêng các bạn. Nhờ sự toàn giác của ngài, Đức Phật thấu suốt những năng lực tinh thần của tất cả chúng sinh và đã giảng dạy một cách phù hợp. Ngài có thể diễn tả tất cả các ngôn ngữ trong một lời và trong một lúc.

Giờ đây, chúng ta không toàn thiện như một vị Phật và vì thế khi tôi giảng dạy tôi phải nói bằng tiếng mẹ đẻ của tôi và các bạn phải nỗ lực để hiểu rõ. Mỗi một tiếng phải được dịch lại. Đó không phải là hoạt động của một bậc Đạo sư giác ngộ vĩ đại như Đức Phật Thích-ca. Khi Đức Phật giảng dạy, bất luận các bạn nói bằng ngôn ngữ nào – dù là tiếng Tây Tạng, tiếng Anh hay tiếng Trung Quốc, hoặc ngôn ngữ của các loài vật hay các cảnh giới khác – các bạn đều có thể nghe Pháp bằng chính ngôn ngữ của mình. Trong tương lai, chúng ta sẽ được giác ngộ và vào lúc đó chúng ta có thể diễn đạt Giáo Pháp phù hợp với lợi ích và năng lực của chúng sinh. Bây giờ chúng ta không thể làm điều đó, bởi tâm thức chúng ta bị ngăn che bởi nghiệp và những mê lầm. Chúng ta là những người đang ở trên con đường.

Lối giảng dạy của một pandit hay học giả xuất phát từ các viện Đại học Phật giáo Ấn Độ Nalanda và Vikraramalashila. Giáo lý được ban ra phù hợp với năm điều xác tín và năm nguyên lý. Năm nguyên lý là: tác giả, thính giả – vì họ mà giáo lý được kết tập, loại giáo lý được viết ra, nơi giáo lý được truyền dạy, và phần tóm lược từ đầu tới cuối.

Lối giảng dạy của bậc A-la-hán được trình bày phù hợp với ba sự thanh tịnh (trong sạch) – lời dạy của bậc Thầy thanh tịnh, tâm người nghe thanh tịnh và chủ đề của sự giảng dạy thanh tịnh. Điều này có nghĩa là, cả vị Thầy lẫn đệ tử đều có ý hướng và động cơ tích cực, và vị Thầy giảng dạy ý nghĩa Phật Pháp một cách rõ ràng và chính xác, không chút sai lầm trong sự diễn giảng. Hôm nay, tôi sắp giảng theo lối của một đại học giả (mahapandita).

Bản văn gốc bắt đầu với một sự kính ngưỡng: “Con kính lễ bậc guru, là hiện thân của lòng bi mẫn vô song.”

Chúng ta kính lễ và khẩn cầu guru, hay Lama (vị Thầy), bởi ngài là hiện thân của Tam bảo. Bất kỳ sự giảng dạy nào về cái thấy (kiến), thiền định (thiền) và hành động (hành) đều bắt đầu với một sự khẩn cầu Đạo sư. Từ Tây Tạng “Lama” được định nghĩa là: “la” nghĩa là “cao cả” và “ma” là không có gì. Lama nghĩa là “không có gì cao cả hơn được” (vô thượng). Có thể so sánh tương đồng như việc có những đám mây, tia chớp, máy bay và những sự xuất hiện khác trong bầu trời nhưng không có gì cao hơn mặt trời, mặt trăng hay các vì sao. Cũng vậy, không có gì cao hơn hay siêu việt hơn bậc Đạo sư trong lãnh vực cái thấy, thiền định và hành động.

Cách định nghĩa khác của “la” là “cao” giống như bầu trời và “ma” nghĩa là “mẹ”. Bậc Đạo sư là người dẫn dắt, giải thoát tất cả chúng sinh bằng lòng đại bi, giống như một bà mẹ dẫn dắt các con. Không có guru yoga thì sẽ không có cơ hội để giác ngô, bởi có câu rằng: Nếu bậc Đạo sư không hiện hữu thì thậm chí danh từ “Phật” cũng sẽ không được nghe nói tới. Tất cả chư Phật trong một ngàn kiếp xuất hiện nhờ bậc Đạo sư và Đạo sư là Phật, Pháp, và Tăng. Vì thế, chúng ta kính lễ thân, ngữ và tâm của Đạo sư.

Chư Phật trong quá khứ đã đạt giác ngô, chư Phật trong hiện tại đang trở nên giác ngô, và chư Phật trong tương lai sẽ đạt được giác ngộ. Tất cả các ngài đã hay sẽ đạt được quả Phật nhờ sự tiếp cận các Đạo sư tâm linh toàn hảo và nhờ thực hành các điểm trọng yếu trong cái thấy, thiền định, và hành động với các ngài.

Vì các bạn là Phật tử, nên điều thiết yếu là các bạn phải được chấp nhận bởi một Đạo sư. Các đệ tử nên tuân theo giáo huấn của Đạo sư trong bất kỳ điều gì ngài giảng dạy, giống như đứa trẻ vâng theo sự chỉ dạy thật tốt lành của cha mẹ cho tới khi chết.

Các bạn phải tiếp cận bậc Đạo sư theo ba cách. Ban đầu, các bạn phải trở nên một người có kinh nghiệm trong việc lựa chọn Đạo sư, rồi thuần thục trong sự tiếp cận Đạo sư một cách đúng đắn, và sau đó lão luyện trong việc học tập ý hướng của cái thấy và hành động của Đạo sư.

Sau đó các bạn phải tiếp cận vị Đạo sư qua ba cách làm vui lòng: qua sự cúng dường để tuân theo bất kỳ điều gì ngài chỉ dạy, qua sự cúng dường lòng tôn kính và phụng sự ngài, và qua các vật phẩm cúng dường.

Chúng ta kính lễ Đạo sư bởi nhờ sự khẩn cầu ngài mà chúng ta khẩn cầu tất cả chư Phật. Đạo sư là hiện thân của Tam bảo. Đạo sư là hiện thân của tất cả các phẩm tính tích cực như lòng bi mẫn, sự thấu suốt và năng lực tâm linh. Những phẩm tính của các ngài vượt trên mọi phẩm tính tầm thường và thế tục, sự thấu suốt của các ngài không phải là sự hiểu biết thông thường rất giới hạn mà ta thường hiểu. Ta có thể nói rằng một người nào đó có sự hiểu biết là bởi họ nói năng rõ ràng hay có một nền giáo dục cao. Ta có thể tin rằng một người nào đó có sự hiểu biết rộng lớn vì sự thông hiểu về toán học của họ. Người ta có thể có cảm tưởng rằng người nào đó chói sáng bởi tài năng của họ trong việc làm điện ảnh. Tuy nhiên, một bậc Thầy tâm linh thì không thể đo lường bằng các hiện tượng thông thường.

Trí thông minh bình thường của con người là vô nghĩa, mặc dù trí thông minh đó đã chế tạo ra những đồ vật như máy bay và xe hơi. Chúng rất ích dụng trong nhất thời, nhưng cuối cùng mang đến những kết quả tiêu cực. Chúng làm ô nhiễm môi trường và hủy hoại đất đai. Mọi sự thông minh của con người, dù có tinh vi hay không, cũng chỉ là kinh nghiệm về sự vận hành của một giấc mộng. Chúng ta có những khoa học vĩ đại, chẳng hạn như chiêm tinh học có thể tiên đoán tương lai và y học có thể chữa trị các bệnh tật của thể xác, nhưng khoa học (duy nhất) ban tặng cho ta hạnh phúc viên mãn là Pháp. Đây là sự hiểu biết siêu việt, giống như mặt trời tẩy trừ bóng tối, soi sáng mọi sự trong thế giới này; như con mắt có thể nhìn thấy mọi sự. Sự hiểu biết vĩ đại này khiến cho ta tri giác hay hiểu biết tất cả các hiện tượng, là giáo lý Đại Viên Mãn.

Giáo lý Đại Viên Mãn rất sâu xa. Điều quan trọng là phải tin tưởng giáo lý này và không chút hoài nghi. Cho tới khi các bạn đạt được giác ngộ, các bạn phải tin tưởng cỗ xe (thừa) Đại Viên Mãn hơn là nương tựa vào các hiện tượng thông thường.

Đạo sư sẽ chỉ dạy các bạn từ bỏ sự tham luyến đối với hoạt động của cuộc đời bình thường này và sẽ đặt các bạn trên con đường sâu xa dẫn thẳng tới trạng thái giác ngộ. Trong đời này, chẳng có ý nghĩa gì nếu các bạn có tài sản và của cải lớn lao. Khi chết, các bạn không thể mang theo bất kỳ thứ gì. Các bạn phải để lại thân xác vật lý và tiếp tục đi một mình tới thế giới kế tiếp. Vào lúc đó, chỉ có các tích tập đức hạnh và ác hạnh của các bạn, chỉ có các yếu tố thuộc nghiệp này đi theo các bạn. Đó là lý do tại sao điều hết sức quan trọng đối với tất cả các bạn là gặp được một bậc Thầy tâm linh có phẩm tính trong đời này.

Nếu các bạn liên hệ với các vị Thầy tâm linh tiêu cực, họ sẽ dẫn các bạn đi lạc đường. Họ sẽ nói là các bạn có thể phạm vào các hành động xấu và các bạn không cần dấn thân vào bất kỳ hành vi đức hạnh hay đạo đức nào. Ví dụ như một vài vị Thầy giảng dạy con đường đưa người ta đến việc tự vẫn, trong khi những vị Thầy khác đưa ra điều vô nghĩa to lớn gây nguy hại cho con người như khi nói “các bạn có thể nhảy vào lửa”. Những điều đó là tà kiến và không dính dáng gì tới Pháp.

Theo Giáo pháp, nếu các bạn tự tử, các bạn phải tái sinh năm trăm đời trong địa ngục thấp nhất. Bởi các bạn đã bước trên con đường Phật giáo, và đặc biệt là trên con đường Đại Viên Mãn, các bạn đã giữ một lời nguyện tránh làm hại tất cả chúng sinh, kể cả chính bản thân mình. Các bạn phải nhân thức sâu sắc cuộc đời các bạn, vì chính cuộc đời này cho phép các bạn thực hành Pháp và tích tập đức hạnh. Thậm chí nếu các bạn có thể sống thêm một ngày, điều ấy là một ân phước. Vì thế, dĩ nhiên là các bạn không thể tự làm hại mình hay những người khác. Cho dù các bạn cực kỳ đau yếu, các bạn phải dùng một vài hình thức thuốc men để duy trì thân xác.

Các bạn sợ hãi về đời sau và nỗi khổ của samsara (sinh tử), các bạn sợ hãi về nỗi khổ của các cõi thấp, bởi vì bất kỳ bạn tái sinh ở đâu thì sinh tử cũng là chu trình của sự đau khổ, từ sự tái sinh cao nhất cho tới cõi địa ngục thấp nhất. Samsara bị tràn ngập bởi ba nỗi khổ: nỗi khổ của khổ (khổ khổ), nỗi khổ toàn khắp (hành khổ), và nỗi khổ bởi sự vô thường (hoại khổ). Các bạn nên nhìn samsara như ổ rắn độc, xứ sở của Yaksha (dạ-xoa), những kẻ ăn thịt người, một hầm lửa, hay một xứ đầy gươm đao. Samsara sản xuất một cách tự nhiên nỗi đau khổ của sinh và tử. Khi các bạn chứng ngộ sự thực hay thực tại của Đại Viên Mãn, thì cũng giống như trở thành một con chim với đôi cánh. Một con chim không sợ rơi xuống thung lũng. Cũng vậy, bất cứ lúc nào có sự chứng ngô thì không còn bận tâm về việc các bạn sẽ kinh nghiệm nỗi đau khổ của sinh tử. Một câu tục ngữ (Tây Tạng) nói: “Khi cưỡi con ngựa tâm Bồ-đề, ta trở nên hạnh phúc hơn và hơn nữa, có được một tâm thức trong sáng – điều ấy có gì là sai lầm?” Vì thế, nếu các bạn hiểu biết tâm Bồ-đề, làm sao bạn có thể biếng lười?

Điều này có nghĩa là, khi ta có một mục đích, chẳng hạn như việc đạt được giác ngộ, ta phải có một cỗ xe để đi tới mục đích đó. Trong trường hợp của thực hành Đại thừa thì tâm Bồ-đề, hay tâm giác ngộ, là cỗ xe mà ta phải đi trong công cuộc tìm kiếm giác ngộ này. Cỗ xe này trong Đại thừa là cỗ xe của sáu sự toàn thiện, hay sáu ba-la-mật. Khi chúng ta có sáu sự toàn thiện này – trong tiếng Tây Tạng, nghĩa đen của từ này là “đi sang bờ bên kia” – thì hạnh phúc, hỉ lạc mà chúng ta kinh nghiệm sẽ ngang bằng với sự quang minh của tâm, và sự quang minh và lạc sẽ hợp nhất làm một, cũng như phương pháp và trí tuệ được hợp nhất làm một. Cũng vậy, nếu muốn đi Trung Quốc ta phải đáp máy bay và ta đến đó. Nơi đó là đích đến. Nếu muốn đi Tây Tạng, ta đi trên một máy bay và tới nơi đó. Máy bay là cỗ xe. Khi các bạn ở trên máy bay, các bạn không ở Tây Tạng. Điều này chỉ ra rằng trong cái thấy của con đường Bồ Tát có một sự phân cách giữa cỗ xe và đích đến.

Bây giờ, trong trường hợp của Dzogchen, chúng ta cũng phải thực hành Dzogchen với một tâm giác ngộ, với tâm Bồ-đề, nhưng chúng ta phải nhận thức rằng mục đích và cỗ xe là một. Và như thế, với tâm thái đó, tịnh quang của giác chiếu và đại lạc của sự hoàn tất con đường đó ở trong ta vào chính giây phút này. Vấn đề là khi chúng ta bàn về shunyata, hay tánh Không, đặt nó trong một phạm trù và sau đó đề cập tới tâm giác ngộ hay tâm Bồ-đề và đặt nó trong một phạm trù khác. Chúng ta cố gắng suy tưởng chúng một cách riêng rẽ và chúng ta ắt phải thất bại. Một sự thấu suốt về tánh Không và một thái độ được đặt nền trên lòng bi mẫn chân thành đối với tất cả chúng sinh muôn loài không thể bị phân cách. Để chứng ngộ tâm Bồ-đề, tánh Không không thể được thấu suốt một cách riêng rẽ với lòng bi mẫn chân thực; và tâm Bồ-đề không thể bị phân cách với sự thấu triệt về tánh Không. Vì thế, khi tánh Không và tâm Bồ-đề được hợp nhất thì khi đó – và chỉ khi đó – một sự thấu suốt đích thực về Dzogchen mới xảy ra.

Chúng ta sắp thảo luận giáo lý Dzogchen về Ba Lời Đánh vào Điểm Trọng yếu. Cái thấy (kiến) là: Bất kỳ điều gì hiện hữu đều là sự xuất hiện của sinh tử và Niết-bàn, cả hai đều toàn hảo như nhau trong trạng thái của Pháp giới (Dharmadhatu). Đây là nền tảng căn bản thoát khỏi bất kỳ cực đoan nào của các ý niệm hay sự tạo tác. Tathagatagharba (Như Lai Tạng) là cái thấy. Thuật ngữ “nền tảng căn bản” hàm ý chỉ cho Pháp giới. Có ba cách để nhìn không gian này: đó là không gian bên ngoài, không gian bên trong, và không gian bí mật. Không gian bên ngoài là không gian ở bên ngoài chúng ta. Không gian bên trong là không gian trong đó các năng lực của thân thể ta chuyển động. Nó là tính rỗng rang của tâm. Nhưng vào lúc này chúng ta đang nói về không gian bí mật – giác tánh bất nhị. Đó là không gian mà trong đó trí tuệ và ánh sáng là một, và tịnh quang này là không gian bí mật và chiều kích tối hậu của thực tại.

Vậy thì, nếu các bạn hỏi: “Làm thế nào ta có thể thấu hiểu được chiều kích bí mật này của thực tại?” Điều đó thật đơn giản. Hãy tĩnh lặng, an dịu, và hãy nhìn ra ngoài. Hãy nhìn bằng đôi mắt và để cho mắt nghỉ ngơi trong không gian trước mặt. Đừng dán chặt cái nhìn vào bất kỳ vật gì. Không gian bên ngoài tức là tâm các bạn, sẽ nối kết với không gian bên ngoài, tức cảnh giới của cái nhìn mà bạn kinh nghiệm. Các bạn sẽ nhận ra rằng các hình tướng xuất hiện trước mặt và tự tâm các bạn cùng trở thành một trạng thái duy nhất của sự tỉnh giác toàn diện. Trong đó không có sự phân cách giữa cái được thấy, cái thấy, và tâm là người thấy. Sự hợp nhất giữa không gian bên ngoài và không gian bên trong; giữa hình tướng xuất hiện và tâm, là chiều kích bí mật của thực tại, trong đó không có gì để bám giữ và không có gì để từ bỏ.

Các bạn an trụ trong an định và nhân ra rằng tâm bạn có ba phẩm tính. Bản chất của tâm là tánh Không, Pháp thân; bản tánh của tâm là sự trong sáng và quang minh, Báo thân; và chức năng của tâm như lòng bi mẫn viên mãn toàn khắp là Hóa thân. Chân tánh của tự tâm thì không gì khác hơn chính là Pháp giới (Dharmadhatu). Tâm các bạn – như bản tánh của nó – có phẩm tính mở trống và đó là Pháp giới bí mật. Nó vượt khỏi mọi sự tạo tác, chẳng hạn như các nguyên nhân và điều kiện (duyên).

Bản chất của tâm là không gian căn bản thoát khỏi sự tạo tác; siêu vượt nhân, duyên và thời gian. Nó không hiện hữu, bởi nó trống không một cách tự nhiên, nhưng nó có hiện hữu, vì nó là trạng thái nguyên thủy của mọi sự – các hiện tượng và bản tánh của các hiện tượng, hay Pháp tánh (Dharmata). Nó thực sự là phương diện rốt ráo của tánh mở trống, bản chất của tâm các bạn, một khi các bạn an trụ trong sự quân bình an định của Đại Viên Mãn.

Tất cả chúng sinh đều có Pháp giới (Dharmadhatu) như bản chất của tâm, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ có nhận ra nó hay không. Vì vậy, chúng ta có hai con đường, đó là sinh tử và Niết-bàn, nhưng ta có cùng một nền tảng.

Trạng thái đó của Như Lai Tạng, thoát khỏi sự tạo tác, là cái chỉ ra hay hàm ý chỉ tới sự trong sáng của tâm khi các bạn đang thiền định về Dzogchen. Chúng ta có bầu trời và mặt đất; và giữa chúng là không gian, không có bất kỳ màu sắc hay hình thể nào. Bản chất tâm chúng ta cũng giống như thế. Nó hoàn toàn tự do và trong sáng, một sự bao la vĩ đại. Mọi sự xuất hiện trong sinh tử và Niết-bàn đều toàn thiện một cách viên mãn trong trạng thái đó. Đó là cái thấy (kiến), “cái bao la vô hạn vĩ đại”. Đó là ý nghĩa của danh hiệu Longchen Rajam.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 17 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.244.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...