Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Đại Bát Niết-bàn »» QUYỂN 1 - Phẩm THỌ MẠNG - Thứ nhất – Phần một »»

Kinh Đại Bát Niết-bàn
»» QUYỂN 1 - Phẩm THỌ MẠNG - Thứ nhất – Phần một

Donate

(Lượt xem: 15.112)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Kinh Đại Bát Niết-bàn - QUYỂN 1 -  Phẩm THỌ MẠNG - Thứ nhất – Phần một

Font chữ:


Diễn đọc: Diệu Pháp Âm
Chúng tôi được nghe đúng như thế này: Vào lúc đức Phật đang ở tại thành Câu-thi-na, quê hương của tộc họ Lực-sĩ, bên bờ sông A-lỵ-la-bạt-đề, trong rừng cây Sa-la Song thọ.

Bấy giờ, chung quanh đức Thế Tôn có tám mươi ức trăm ngàn vị đại tỳ-kheo cùng tụ hội theo hầu. Vào ngày rằm tháng hai, lúc Phật sắp vào Niết-bàn, liền dùng thần lực phát ra âm thanh rất lớn. Âm thanh ấy vang dội khắp nơi, lên đến tận cõi trời Hữu đỉnh. Mỗi loài chúng sanh đều nghe hiểu được âm thanh của Phật bằng ngôn ngữ của mình, cùng hiểu như nhau rằng:

“Hôm nay đức Như Lai, bậc xứng đáng nhận sự cúng dường của muôn loài, bậc luôn thương xót, che chở cho chúng sanh như con một của ngài là La-hầu-la, bậc làm chỗ nương nhờ, trú ẩn cho tất cả chúng sanh, bậc Đại Giác Thế Tôn sắp vào Niết-bàn. Tất cả chúng sanh, ai còn có điều nghi hoặc, hôm nay nên đến thưa hỏi Ngài, là lần thưa hỏi cuối cùng.”

Lúc ấy vừa rạng sáng, đức Thế Tôn từ nơi khoảng giữa hai lông mày phóng ra nhiều loại hào quang, có đủ các màu xanh, vàng, đỏ, trắng, pha lê, mã não. Hào quang ấy chiếu sáng khắp cõi thế giới tam thiên đại thiên của đức Phật Thích-ca, cho đến khắp cả mười phương cũng đều được chiếu sáng như vậy.

Khắp các cõi thế giới, những chúng sanh trong sáu đường khi được hào quang ấy chiếu lên thân thể thì tất cả phiền não, tội lỗi đều được tiêu trừ. Hết thảy chúng sanh nhìn thấy hào quang và nghe âm thanh của Phật, lòng rất đau buồn, cùng nhau cất tiếng bi ai than khóc:

“Than ôi! Đấng cha lành của chúng ta! Đau đớn thay! Khổ não thay!”

Hết thảy đều vò đầu đấm ngực mà khóc la; lại có những kẻ run rẩy cả thân hình, nghẹn ngào khóc không thành tiếng. Lúc ấy, khắp mặt đất, núi non, biển cả thảy đều chấn động.

Bấy giờ, tất cả chúng sanh bảo nhau rằng: “Chúng ta nên cố dằn lòng, đừng quá buồn khổ. Hãy mau đến chỗ đức Như Lai ở thành Câu-thi-na, quê hương của tộc họ Lực-sĩ, đảnh lễ ngài và kính bạch rằng: Chúng con xin khuyến thỉnh Như Lai đừng nhập Niết-bàn, ngài nên trụ thế cho trọn một kiếp hoặc một kiếp giảm.”

Rồi mọi người lại nắm tay nhau, cùng nói rằng: “Thế gian sắp trống rỗng! Phước của chúng sanh hết rồi! Các nghiệp bất thiện sẽ ngày càng nhiều hơn ở thế gian! Mọi người hãy nhanh chân lên, nhanh lên! Chẳng bao lâu nữa đức Như Lai sẽ nhập Niết-bàn.”

Mọi người lại than vãn rằng: “Thế gian sắp trống rỗng! Thế gian sắp trống rỗng! Từ nay chúng ta không còn ai là người cứu hộ, không còn ai để kính ngưỡng, chúng ta sẽ trở nên bần cùng, côi cút, trong chốc lát đã phải xa lìa đấng Vô thượng Thế Tôn! Như có điều chi nghi hoặc, chúng ta còn biết thưa hỏi với ai?”

Lúc ấy, có vô số các vị đệ tử lớn như: Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, Tôn giả Bạc-câu-la, Tôn giả Ưu-ba-nan-đà... Các vị đại tỳ-kheo như vậy, khi gặp hào quang của Phật chiếu đến thì run rẩy cả thân hình, xúc động mạnh mẽ không sao tự kiềm chế được, tinh thần bấn loạn, sầu muộn mê muội, lớn tiếng khóc than, sanh ra khổ não muôn phần!

Lại có tám trăm vạn tỳ-kheo, thảy đều là bậc A-la-hán, tâm đã được tự tại, đã làm xong việc cần làm, lìa khỏi các phiền não, điều phục các căn, như loài rồng lớn có oai đức lớn, thành tựu trí tuệ Không, được sự lợi ích cho bản thân. Như rừng chiên-đàn có nhiều cây chiên-đàn vây quanh, như chúa sư tử có nhiều sư tử vây quanh, những vị thành tựu được vô lượng công đức như vậy đều là những đệ tử chân chánh luôn theo hầu quanh Phật.

Vừa lúc tảng sáng, mặt trời vừa mọc, các vị tỳ-kheo ấy rời khỏi chỗ ở của mình. Đang khi súc miệng, chải răng bằng nhành dương, các vị gặp hào quang của Phật chiếu đến liền bảo nhau rằng: “Mọi người nên súc miệng, rửa tay nhanh nhanh lên!” Vừa nói xong thì khắp thân thể các vị đều sởn ốc, lông trên người dựng ngược, máu hiện dưới da, đỏ như hoa ba-la-xa, nước mắt đượm tròng, buồn đau sầu khổ vô cùng. Nhưng vì muốn lợi ích và an lạc cho chúng sanh, vì muốn thành tựu hạnh Không bậc nhất của Đại thừa, làm rõ bày giáo pháp phương tiện sâu kín của Như Lai, vì muốn các môn thuyết pháp không bị dứt mất, vì muốn điều phục hết thảy chúng sanh, nên các vị ấy liền nhanh chóng đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, đi quanh Phật trăm ngàn vòng, chắp tay cung kính rồi lui xuống ngồi sang một bên.

Lúc ấy, lại có bà Câu-đà-la, tỳ-kheo ni Thiện Hiền, tỳ-kheo ni Ưu-ba-nan-đà, tỳ-kheo ni Hải Ý, cùng với sáu mươi ức các vị tỳ-kheo ni, tất cả đều là các bậc Đại A-la-hán, các lậu đã dứt, tâm được tự tại, đã làm xong việc cần làm, lìa khỏi các phiền não, điều phục các căn, như những vị đại long vương có oai đức lớn, thành tựu trí tuệ Không. Cũng vào lúc tảng sáng, khi mặt trời vừa mọc, khắp thân thể các vị đều sởn ốc, lông trên người dựng ngược, máu hiện dưới da, đỏ như hoa ba-la-xa, nước mắt đượm tròng, buồn đau sầu khổ vô cùng. Nhưng cũng vì muốn lợi ích và an lạc cho chúng sanh, vì muốn thành tựu hạnh Không bậc nhất của Đại thừa, làm rõ bày giáo pháp phương tiện sâu kín của Như Lai, vì muốn các môn thuyết pháp không bị dứt mất, vì muốn điều phục hết thảy chúng sanh, nên các vị ấy liền nhanh chóng đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, đi quanh Phật trăm ngàn vòng, chắp tay cung kính, rồi lui xuống ngồi sang một bên.

Trong chúng tỳ-kheo ni, lại có những vị tỳ-kheo ni đều là bậc Bồ Tát, như rồng giữa loài người, đều đạt tới địa vị thứ mười là địa vị rốt ráo của Bồ Tát, trụ yên ở cảnh giới bất động, các vị vì muốn giáo hóa chúng sanh nên thị hiện thân nữ, thường tu tập Bốn tâm vô lượng, đạt được sức tự tại, có thể hóa hiện làm Phật.

Lúc ấy, lại có chư Đại Bồ Tát nhiều như số cát một sông Hằng, như rồng giữa loài người, đều đạt tới địa vị thứ mười là địa vị rốt ráo của Bồ Tát, trụ yên ở cảnh trí bất động, tùy phương tiện mà hiện thân, trong số đó các ngài Bồ Tát Hải Đức, Bồ Tát Vô Tận Ý... là những bậc đứng đầu. Các ngài thảy đều đem lòng kính trọng Đại thừa, trụ yên nơi Đại thừa, hiểu sâu Đại thừa, ưa thích Đại thừa, bảo vệ gìn giữ Đại thừa. Các ngài khéo tùy thuận tất cả thế gian, có phát nguyện rằng: “Đối với những chúng sanh chưa được cứu độ, sẽ khiến cho được cứu độ.”

Trong vô số kiếp đã qua, các ngài từng tu trì giới hạnh trong sạch, khéo giữ việc hành trì, giải thoát cho những người chưa được giải thoát, nối tiếp hạt giống Tam bảo không để dứt tuyệt. Trong đời vị lai, các ngài sẽ quay bánh xe Pháp, dùng sự trang nghiêm tốt đẹp để tự trang nghiêm mình. Các ngài đều thành tựu vô lượng công đức như vậy, yêu thương tất cả chúng sanh như con một của mình.

Cũng vào lúc tảng sáng, khi mặt trời vừa mọc, khắp thân thể các ngài đều sởn ốc, lông trên người dựng ngược, máu hiện dưới da, đỏ như hoa ba-la-xa, nước mắt đượm tròng, buồn đau sầu khổ vô cùng. Nhưng cũng vì muốn lợi ích và an lạc cho chúng sanh, vì muốn thành tựu hạnh Không bậc nhất của Đại thừa, làm rõ bày giáo pháp phương tiện sâu kín của Như Lai, vì muốn các môn thuyết pháp không bị dứt mất, vì muốn điều phục hết thảy chúng sanh, nên các ngài liền nhanh chóng đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, đi quanh Phật trăm ngàn vòng, chắp tay cung kính, rồi lui xuống ngồi sang một bên.

Lúc ấy, lại có những ưu-bà-tắc, nhiều như số cát hai sông Hằng, là những người thọ trì Năm giới, trọn vẹn oai nghi của người tu tại gia. Trong số ấy, có ưu-bà-tắc Oai Đức Vô Cấu Xưng Vương, ưu-bà-tắc Thiện Đức là những vị đứng đầu. Các vị ưu-bà-tắc này thích quán sát sâu xa các pháp môn đối trị như là: khổ đối với vui, thường đối với vô thường, tịnh đối với bất tịnh, ngã đối với vô ngã, thật đối với không thật, quy y đối với không quy y, chúng sanh đối với phi chúng sanh, thường còn đối với không thường còn, an ổn đối với không an ổn, hữu vi đối với vô vi, đoạn đối với bất đoạn, Niết-bàn đối với không phải Niết-bàn, tăng thượng đối với không tăng thượng...

Các vị ấy thường ưa thích quán sát các pháp môn đối trị như vậy, lại cũng thích nghe pháp Đại thừa cao trổi nhất. Được nghe rồi liền có thể giảng thuyết cho kẻ khác nghe. Các vị ấy khéo giữ giới hạnh trong sạch, khao khát ngưỡng mộ Đại thừa. Khi đã được đầy đủ, lại có thể làm cho những người đang khao khát ngưỡng mộ cũng được đầy đủ như mình. Những vị ấy khéo thâu nhiếp và giữ lấy trí tuệ cao trổi nhất, ưa thích Đại thừa, bảo vệ gìn giữ Đại thừa, khéo tùy thuận tất cả thế gian. Những vị ưu-bà-tắc ấy hóa độ những những người chưa được hóa độ, giải thoát những người chưa được giải thoát, nối tiếp hạt giống Tam bảo chẳng để cho dứt tuyệt. Ở đời vị lai, các vị sẽ quay bánh xe Pháp, sẽ dùng sự trang nghiêm tốt đẹp mà tự trang nghiêm mình, lòng thường vui thích sâu xa nơi giới hạnh thanh tịnh. Tất cả đều có thể thành tựu những công đức như vậy. Đối với chúng sanh đều sanh lòng đại bi, yêu thương tất cả như con một của mình, không có sự phân biệt.

Cũng vào lúc tảng sáng, khi mặt trời vừa mọc, vì muốn dự lễ trà tỳ đức Như Lai, ai nấy đều mang theo cả muôn bó củi thơm như chiên-đàn, trầm thủy, ngưu đầu chiên-đàn, thiên mộc hương... Từ nơi mỗi cây gỗ thơm ấy đều tỏa chiếu ánh sáng thất bảo vi diệu, như những bức họa tô điểm nhiều màu. Nhờ sức thần của Phật nên có đủ những màu đẹp như xanh, vàng, đỏ, trắng... chúng sanh đều ưa nhìn. Những cây gỗ ấy lại được tẩm vào nhiều loại hương thơm nữa như hương cỏ uất kim, hương trầm thủy, hương keo...

Người ta lại rảy nhiều thứ hoa để thêm trang nghiêm, như hoa ưu-bát-la, hoa câu-vật-đầu, hoa ba-đầu-ma, hoa phân-đà-lỵ. Ở trên đầu những cây gỗ thơm lại treo những lá phan ngũ sắc mềm mại, mịn màng và tốt đẹp, dường như vải lụa cõi trời, như vải kiêu-xa-da, vải sô-ma, lụa nhiều màu.

Người ta lại dùng xe báu mà chở những cây gỗ thơm ấy. Từ những chiếc xe báu tỏa chiếu rất nhiều ánh hào quang màu xanh, vàng, đỏ, trắng... Gọng xe, trục xe đều là bảy báu làm thành. Mỗi xe đều thắng bốn ngựa, mỗi ngựa đều có sức chạy nhanh như gió. Trước mỗi đầu xe có treo 50 bức màn thật đẹp bằng bảy báu, có lưới bằng vàng che phủ phía trên. Mỗi xe báu lại có 50 cái lọng quý tuyệt đẹp.

Trên mỗi xe còn treo những dây hoa như hoa ưu-bát-la, hoa câu-vật-đầu, hoa ba-đầu-ma, hoa phân-đà-lỵ. Những hoa ấy có cánh hoa bằng vàng ròng, đài hoa bằng kim cương. Giữa đài hoa có nhiều con ong màu đen bay đến tụ tập vui thích, phát ra những âm thanh vi diệu, diễn giải những lý vô thường, khổ, không, vô ngã. Trong âm thanh ấy cũng kể lại sự hành đạo của Phật trước kia, khi còn là Bồ Tát. Lại có rất nhiều các thứ ca múa kỹ nhạc, đàn tranh, sáo địch, không hầu, ống tiêu, đàn sắt, trống phách... Trong tiếng nhạc lại phát ra những lời này: “Khổ thay! Khổ thay! Thế gian sắp trống rỗng!”

Phía trước mỗi chiếc xe có những vị ưu-bà-tắc nâng hương án bằng bốn thứ báu. Trên những hương án ấy có nhiều thứ hoa như hoa ưu-bát-la, hoa câu-vật-đầu, hoa ba-đầu-ma, hoa phân-đà-lỵ, lại có hương uất-kim và các thứ hương xông khác có mùi thơm vi diệu nhất.

Vì muốn cúng dường Phật và chư tăng, các vị ưu-bà-tắc cũng bày biện đầy đủ các món ăn, tất cả đều được nấu bằng củi thơm chiên-đàn, trầm thủy, và bằng nước tám công đức. Các món ăn ấy đều thơm ngon, đủ sáu mùi vị: đắng, chua, ngọt, cay, mặn và lạt. Lại có ba đặc tính là nhẹ mềm, tinh khiết và đúng theo pháp.

Sắp đặt mọi thứ trang nghiêm như vậy rồi, những vị ưu-bà-tắc ấy liền đi đến quê hương của tộc họ Lực-sĩ, nơi rừng cây Sa-la Song thọ. Những vị ấy lại dùng cát vàng mà rải khắp trên mặt đất, dùng vải ca-lăng-già, vải khâm-bà-la và vải lụa nhiều màu mà phủ trên cát, bao trùm một vùng rộng 12 do-tuần, và cũng vì Phật và chư tăng mà chuẩn bị các tòa sư tử bằng bảy thứ báu. Tòa ấy cao lớn như núi Tu-di, trên các chỗ ngồi đều có giăng che trướng báu, có treo những xâu chuỗi ngọc rủ xuống. Trên những cây sa-la đều có treo nhiều lá phướn và lọng che cực kỳ đẹp đẽ. Lại đem hương tốt bôi lên thân cây và đem nhiều thứ hoa quý mà rải trong khoảng giữa các cây sa-la.

Những vị ưu-bà-tắc ấy, thảy đều phát nguyện rằng: “Trong tất cả chúng sanh, như có điều gì thiếu thốn: cần ăn ta sẽ cho ăn, cần uống ta sẽ cho uống, cho đến cần đầu, mắt ta sẽ bố thí cho đầu, mắt... Tùy ý cần vật chi, ta đều cung cấp đủ cả. Trong khi làm việc bố thí như vậy, ta lìa khỏi lòng tham dục, giận hờn, lòng độc địa nhơ bẩn, không còn ý nghĩ cầu sự phước lạc ở đời, chỉ mong được quả bồ-đề trong sạch và cao trổi nhất mà thôi.”

Những vị ưu-bà-tắc ấy đã trụ yên nơi đạo bồ-đề rồi, lại phát khởi ý niệm rằng: “Hôm nay Như Lai thọ nhận bữa cơm của chúng ta rồi sẽ nhập Niết-bàn.” Niệm tưởng như vậy rồi, khắp thân thể các vị đều sởn ốc, lông trên người dựng ngược, máu hiện dưới da, đỏ như hoa ba-la-xa, nước mắt đượm tròng, buồn đau sầu khổ vô cùng!

Các vị ấy đem theo đủ các món cúng dường, dùng xe quý mà chở gỗ thơm, cờ phướn, lọng quý, đồ ăn thức uống, nhanh chóng đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật. Rồi đem các món ấy mà cúng dường đức Như Lai, đi quanh cung kính cả trăm ngàn vòng, cất tiếng kêu khóc, đau xót cảm động cả trời đất! Thảy đều đấm ngực mà khóc than, lệ tuôn như mưa! Họ lại bảo nhau rằng: “Khổ thay! Này các vị! Thế gian sẽ trống rỗng! Thế gian sẽ trống rỗng!” Liền đó, các vị ấy đến phủ phục trước đức Như Lai và bạch rằng: “Xin Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Thế Tôn biết là chưa phải lúc nên lặng thinh chẳng nhận. Các vị thỉnh cầu như vậy đến ba lần, nhưng Phật vẫn không nhận. Sở nguyện không thành, các vị ưu-bà-tắc lấy làm bi ai áo não, lẳng lặng đứng yên một chỗ. Ví như người cha lành chỉ có một đứa con, bỗng mang bệnh mất đi, khi đem thi hài đứa con an táng rồi trở về nhà, trong lòng bần thần dã dượi, ưu sầu khổ não. Các vị ưu-bà-tắc ấy cũng ưu sầu khổ não như vậy. Các vị ấy bèn đem những món cúng dường đặt tại một chỗ, rồi lui xuống lẳng lặng ngồi sang một bên.

Lúc ấy, lại có các vị ưu-bà-di nhiều như số cát ba sông Hằng. Đó là những người thọ trì năm giới, trọn vẹn oai nghi của hàng phụ nữ tu tại gia. Có những vị như ưu-bà-di Thọ Đức, ưu-bà-di Đức Man, ưu-bà-di Tỳ-xá-khư... tám vạn bốn ngàn vị đứng đầu như vậy. Tất cả đều đủ sức gánh vác, ủng hộ, giữ gìn Chánh pháp. Vì cứu độ vô lượng trăm ngàn chúng sanh nên các vị thị hiện thân nữ. Các vị thường chê bỏ cuộc sống gia đình, tự quán tưởng thân thể như loài rắn có bốn thứ độc. Thân này thường bị vô số côn trùng đục khoét. Thân này hôi thối, nhơ nhớp, lòng tham dục là nhà lao giam hãm, trói buộc nó. Thân này đáng chán ghét, khác nào như con chó chết. Thân này chẳng trong sạch, từ nơi chín lỗ thường chảy ra những chất dơ nhớp. Thân này như một thành ấp, phía ngoài là lớp da, che phủ những thứ máu, thịt, gân, xương bên trong; tay và chân ví như lầu canh, vọng gác để ngăn ngừa quân địch; mắt như cửa thông ra ngoài; đầu như cung điện, tâm như vua ngự trong đó. Cái thân như thành ấp ấy, chư Phật Thế Tôn đều dứt bỏ.

Kẻ phàm ngu thường mê đắm cái thân này. Tham dâm, nóng giận, ngu si là bọn la-sát ngừng nghỉ và trú ngụ trong đó. Thân này không bền chắc, chỉ như lau sậy, như hoa y-lan, như bọt nước, như thân cây chuối. Thân này là vô thường, chẳng lúc nào ngưng biến đổi, như tia chớp, như thác nước, như ngọn lửa ma trơi. Thân này lại như lằn vạch xuống nước, vừa vạch xong thì mặt nước đã liền như cũ. Thân này rất dễ hư hoại, như cây cao lớn mọc sát ven sông. Thân này chẳng lâu dài, như miếng mồi ngon của loài chồn, sói, chim chí, chim kiêu, diều hâu, ó, quạ, chim khách, chó đói... Ai là người có trí mà lại ưa thích thân này chăng? Ví như có thể đem hết nước biển cả mà chứa vào dấu chân con bò, nhưng cũng không thể nào nói ra hết được những nỗi vô thường, nhơ nhớp, xấu xa, hôi hám của thân này! Ví như có thể vò nát trái đất này và bóp nhỏ lại bằng trái táo, rồi dần dần thu nhỏ như hạt đình lịch, cho đến như một hạt bụi cực nhỏ, nhưng cũng không thể nói hết những lỗi lầm, tai hại của thân này! Bởi vậy, nên xả bỏ nó đi như khạc bỏ đờm dãi.

Bởi nhân duyên ấy, các vị ưu-bà-di thường tu tâm mình bằng các pháp: Không, Vô tướng, Vô nguyện. Các vị rất thích thưa hỏi và vâng lãnh kinh điển Đại thừa. Được nghe rồi, các vị cũng có thể giảng thuyết cho kẻ khác nghe. Các vị giữ gìn bổn nguyện, chê trách thân nữ rất đáng lo sợ và chán ngán, vốn tánh không bền chắc. Lòng thường tu tập phép quán tưởng chánh đáng như vậy, phá dứt được vòng sanh tử không bờ bến. Các vị khao khát, ngưỡng mộ Đại thừa, khi đã được đầy đủ, các vị lại có thể làm cho những người đang khao khát ngưỡng mộ cũng được đầy đủ như mình. Các vị rất ưa thích Đại thừa, bảo vệ, giữ gìn Đại thừa. Tuy thị hiện thân nữ nhưng thật ra các vị đều là Bồ Tát. Các vị khéo tùy thuận tất cả thế gian, cứu độ những người chưa được cứu độ, giải thoát những người chưa được giải thoát, nối tiếp hạt giống Tam bảo chẳng để cho dứt tuyệt. Ở đời vị lai, các vị sẽ quay bánh xe Pháp, dùng sự trang nghiêm rất tốt đẹp mà tự trang nghiêm mình, giữ gìn giới cấm một cách kiên cố. Các vị thành tựu được những công đức như vậy. Đối với chúng sanh, các vị sanh lòng đại bi, bình đẳng yêu thương tất cả đồng như con một của mình.

Cũng vào lúc tảng sáng, khi mặt trời vừa mọc, các vị ưu-bà-di ấy bảo nhau rằng: “Hôm nay chúng ta phải đến rừng cây Song thọ.” Các vị đem theo những thức cúng dường nhiều hơn cả các vị ưu-bà-tắc như đã kể trên. Đi đến chỗ Phật, các vị đảnh lễ sát chân Phật, đi quanh cung kính cả trăm ngàn vòng rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Nay vì Phật và chư tăng, chúng con đã sắm sửa các món cúng dường. Xin Như Lai thương xót, nhận cho sự cúng dường của chúng con.”

Đức Như Lai lặng thinh chẳng nhận. Sở nguyện không thành, các vị ưu-bà-di lấy làm buồn bã, bèn lui xuống đứng sang một bên.

Lúc ấy, lại có những người thuộc tộc họ Ly-xa ở thành Tỳ-da-li, kẻ nam người nữ, kẻ lớn người nhỏ, cùng với vợ con, quyến thuộc, cùng quyến thuộc của các vua trong cõi Diêm-phù-đề, tất cả nhiều như số cát bốn sông Hằng. Vì cầu pháp, họ khéo tu giới hạnh, đầy đủ các oai nghi, thắng phục được những kẻ theo tà phái hủy hoại Chánh pháp. Họ thường bảo nhau rằng: “Chúng ta nên đem vàng bạc, tài sản thế gian mà làm cho cam lộ, kho báu sâu kín của Chánh pháp vô tận được tồn tại lâu dài ở đời. Nguyện cho chúng ta thường được tu học. Nếu có kẻ phỉ báng Chánh pháp của Phật, ta nên chặn dứt ngay những lời lẽ của họ.” Họ lại có nguyện rằng: “Nếu có những người xuất gia hủy phá giới cấm, chúng tôi sẽ buộc họ phải trở lại thế tục mà làm hạng tôi tớ. Còn như những vị có thể gắng sức hộ trì Chánh pháp, chúng tôi sẽ kính trọng, hầu hạ như cha mẹ. Nếu có chúng tăng thường tu theo Chánh pháp, chúng tôi sẽ vui vẻ tán trợ, giúp cho chư tăng ấy được thêm sức mạnh.”

Các vị ấy thường thích nghe kinh điển Đại thừa. Được nghe rồi, cũng có thể nói rộng ra cho người khác nghe. Các vị đều thành tựu công đức như vậy. Tên của các vị là: Ly-xa Tịnh Vô Cấu Tạng, Ly-xa Tịnh Bất Phóng Dật, Ly-xa Hằng Thủy Vô Cấu Tịnh Đức... Các vị ấy bảo nhau rằng: “Hôm nay, chúng ta nên nhanh chân đến chỗ đức Phật.” Rồi các vị liền chuẩn bị đầy đủ các thứ cúng dường. Mỗi người trong họ Ly-xa đều chuẩn bị tám mươi bốn ngàn thớt voi lớn, tám mươi bốn ngàn cỗ xe báu thắng bằng bốn ngựa, tám mươi bốn ngàn hạt bảo châu minh nguyệt. Còn có những bó củi bằng cây thiên mộc, chiên-đàn, trầm thủy, mỗi thứ cũng đủ số tám mươi bốn ngàn. Phía trước mỗi thớt voi đều có cờ báu, phướn, lọng. Những cái lọng nhỏ nhất chu vi ngang dọc cũng choán trọn một do-tuần. Những lá phướn ngắn nhất, bề dài cũng đến ba mươi hai do-tuần. Những cây cờ thấp nhất cũng cao đến trăm do-tuần. Mang theo những thức cúng dường như vậy, các vị ấy đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, đi quanh Phật cả trăm ngàn vòng cung kính rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Hôm nay, vì Phật và chư tăng, chúng con chuẩn bị các món cúng dường. Xin Như Lai đem lòng thương xót, thọ nhận sự cúng dường của chúng con.”

Như Lai lặng thinh không nhận. Sở nguyện không thành, những người họ Ly-xa lấy làm sầu não. Nhờ sức thần của Phật, họ rời khỏi mặt đất, bay lên cao đến bảy cây đa-la và đứng lặng giữa hư không.

Lúc ấy, lại có những vị đại thần, trưởng giả, nhiều như số cát năm sông Hằng, đều là những người kính trọng Đại thừa. Nếu có những kẻ học theo thuyết khác phỉ báng Chánh pháp, những vị ấy đều đủ sức thắng phục như mưa đá làm hư gãy cây cỏ. Trong số các vị ấy có trưởng giả Nhật Quang, trưởng giả Hộ Thế, trưởng giả Hộ Pháp là những vị đứng đầu. Các vị ấy chuẩn bị những thức cúng dường nhiều gấp năm lần so với những thứ vừa nói trên, cùng nhau đi đến rừng Sa-la Song thọ, cúi đầu lạy sát chân Phật, đi quanh Phật cả trăm ngàn vòng cung kính, rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Hôm nay vì Phật và chư tăng, chúng con đã sửa soạn các món cúng dường. Xin Như Lai thương xót, thọ nhận sự cúng dường của chúng con.”

Như Lai lặng thinh chẳng nhận. Sở nguyện không thành, các vị trưởng giả lấy làm sầu não. Nhờ sức thần của Phật, họ đều rời khỏi mặt đất, bay lên cao đến bảy cây đa-la và đứng lặng giữa hư không.

Lúc ấy lại có vua thành Tỳ-xá-ly cùng phu nhân, hậu cung và quyến thuộc, cùng với các vua trong cõi Diêm-phù-đề như vua Nguyệt Vô Cấu... và nhân dân các thành ấp, làng mạc, nhiều như số cát sáu sông Hằng, trừ ra vua A-xà-thế là vắng mặt. Mỗi vị vua đều có quân đội uy nghiêm đủ bốn hạng quân, sắp đến chỗ Phật. Mỗi vua có một trăm tám mươi muôn ức nhân dân và quyến thuộc. Các chiến xa đều thắng bằng voi hoặc ngựa. Voi có sáu ngà, ngựa có thể chạy nhanh như gió. Những thức cúng dường bày ra nhiều gấp sáu lần so với những thứ vừa nói trên. Trong số lọng quý, những cái nhỏ nhất chu vi ngang dọc cũng chiếm trọn 8 do-tuần. Những lá phướn ngắn nhất cũng dài đến 16 do-tuần. Những cờ quý, nhỏ thấp nhất cũng đến 36 do-tuần.

Các vua ấy đều đã vững vàng trong Chánh pháp. Các vị khinh ghét tà pháp, kính trọng Đại thừa, hết sức ưa thích Đại thừa. Các vị thương yêu chúng sanh đồng như con một của mình. Những thức ăn uống mà các vị đem theo tỏa hương thơm ra quanh đó đến 4 do-tuần. Cũng vừa lúc tảng sáng, khi mặt trời vừa mọc, các vua ấy mang theo rất nhiều thức ăn ngon ngọt bậc nhất, đến chỗ Phật nơi rừng Sa-la Song thọ, bạch rằng: “Thế Tôn! Nay vì Phật và chư tỳ-kheo tăng, chúng con đã chuẩn bị mọi thức cúng dường. Xin Như Lai rủ lòng thương xót, nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên cũng không nhận. Sở nguyện không thành, các vua ấy lấy làm sầu não, bèn lui xuống đứng sang một bên.

Lúc ấy lại có những vị phu nhân của các vua, nhiều như số cát bảy sông Hằng, chỉ trừ phu nhân của vua A-xà-thế. Vì độ chúng sanh, các vị ấy thị hiện mang thân nữ, nhưng thường quán xét các hạnh của thân. Các vị tu tâm bằng những pháp: Không, Vô tướng, Vô nguyện. Trong số các vị ấy, phu nhân Tam Giới Diệu, phu nhân Ái Đức là những vị đứng đầu. Các vị phu nhân ấy, thảy đều đã vững vàng trong Chánh pháp, thọ trì giới cấm, đầy đủ oai nghi, thương yêu chúng sanh đồng như con một của mình. Các vị nói với nhau rằng: “Hôm nay chúng ta phải nhanh chóng đến chỗ đức Thế Tôn.”

Các vị phu nhân ấy chuẩn bị những thức cúng dường nhiều gấp bảy lần so với những thứ vừa nói trên, như: hương, hoa, cờ báu, vải lụa, lọng, phướn, những thức ăn uống ngon bậc nhất. Những lọng báu nhỏ nhất, chu vi ngang dọc cũng đến 16 do-tuần. Những lá phướn ngắn nhất cũng đến 36 do-tuần. Những cây cờ báu nhỏ, thấp nhất cũng đến 68 do-tuần. Hương thơm từ thức ăn thức uống tỏa ra quanh đó đến 8 do-tuần. Các vị đem theo mọi thức cúng dường như vậy, đến chỗ Như Lai, cúi lạy sát chân Phật, đi quanh Phật cả trăm ngàn vòng cung kính, rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Chúng con chuẩn bị mọi thức cúng dường này để dâng lên Phật và chư tỳ-kheo tăng. Xin Như Lai rủ lòng thương xót, nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng này của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh chẳng nhận. Bấy giờ, sở nguyện không thành nên các vị phu nhân trong lòng sầu não, vò đầu bứt tóc, đấm ngực kêu khóc lớn tiếng như có đứa con yêu vừa chết. Rồi các vị lui xuống đứng yên một bên.

Lúc ấy lại có các vị thiên nữ, nhiều như số cát tám sông Hằng. Trong số ấy, thiên nữ Quảng Mục là bậc đứng đầu, lên tiếng nói rằng: “Này các chị! Hãy nhìn cho kỹ! Hãy nhìn cho kỹ! Các hàng đại chúng kia đã chuẩn bị đủ mọi thức cúng dường tốt đẹp để cúng dường đức Như Lai và chư tỳ-kheo tăng. Chúng ta cũng nên làm như vậy, chuẩn bị nghiêm trang những thức cúng dường thật tốt đẹp để cúng dường Như Lai. Đức Như Lai sau khi thọ nhận sẽ nhập Niết-bàn. Thưa các chị! Rất khó mà gặp Phật ra đời. Được cúng dường đức Phật lần cuối cùng lại càng khó hơn! Nếu Phật nhập Niết-bàn, thế gian này sẽ trống rỗng!”

Các vị thiên nữ ấy ưa thích Đại thừa, muốn nghe pháp Đại thừa. Được nghe rồi, các vị cũng có thể giảng thuyết rộng cho người khác nghe. Các vị khao khát ngưỡng mộ Đại thừa. Khi đã được đầy đủ lại có thể làm cho những người đang khao khát ngưỡng mộ cũng được đầy đủ như mình. Các vị bảo vệ, gìn giữ Đại thừa. Nếu có kẻ học theo các pháp khác rồi đem lòng ganh ghét Đại thừa, các vị đủ sức đả phá và tiêu diệt tà kiến của họ, như mưa đá làm hư hoại cây cỏ. Các vị hộ trì giới hạnh, đầy đủ oai nghi. Các vị khéo tùy thuận tất cả thế gian, cứu độ những kẻ chưa được cứu độ, giải thoát những kẻ chưa được giải thoát. Ở đời vị lai, các vị sẽ quay bánh xe Pháp, nối tiếp hạt giống Tam bảo chẳng để cho dứt tuyệt. Các vị tu học Đại thừa, dùng sự trang nghiêm tốt đẹp mà tự trang nghiêm mình. Các vị thành tựu vô lượng công đức như vậy, có lòng từ bình đẳng, đối với tất cả chúng sanh đều xem như con một của mình.

Cũng vào lúc tảng sáng, mặt trời vừa mọc, các vị thiên nữ ấy đem theo nhiều thứ gỗ thơm cõi trời, vượt xa các loại gỗ thơm có ở cõi người. Hương thơm từ những gỗ thơm ấy bay ra có thể làm mất đi mọi thứ xấu xa, hôi hám ở cõi người. Các vị cũng đem theo những cỗ xe trắng có che lọng trắng, kéo bằng bốn con ngựa bạch, trên xe có giăng màn trướng màu trắng, bốn bên mỗi bức trướng đều có treo những chuông vàng. Lại có đủ các loại hương, hoa, cờ báu, lọng, phướn, những thức ăn ngon bậc nhất, các thứ kỹ nhạc, đều bày giăng nơi tòa sư tử. Bốn chân của tòa sư tử toàn bằng ngọc lưu ly xanh. Phía sau mỗi tòa đều có giường nằm bằng bảy món báu, phía trước lại có một án nhỏ bằng vàng. Lại dùng bảy món báu mà làm thành những cây đèn, và dùng mọi thứ châu báu mà làm ánh sáng đèn. Những đóa hoa trời vi diệu rải khắp trên mặt đất nơi ấy.

Các vị thiên nữ chuẩn bị mọi thức cúng dường rồi, trong lòng xúc cảm đau đớn, nước mắt chan hòa, khổ não vô cùng. Nhưng vì muốn lợi ích và an lạc cho chúng sanh, vì muốn thành tựu hạnh Không bậc nhất của Đại thừa, làm rõ bày giáo pháp phương tiện sâu kín của Như Lai, vì muốn các môn thuyết pháp không bị dứt mất, nên các vị ấy liền đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, đi quanh Phật trăm ngàn vòng cung kính, rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh không nhận. Sở nguyện chẳng thành, các vị thiên nữ trong lòng sầu não, lui xuống đứng yên một bên.

Lúc ấy, lại có các vị long vương ở bốn phương, nhiều như số cát chín sông Hằng. Trong hàng long vương ấy, long vương Hòa-tu-kiết, long Vương Nan-đà, long Vương Bà-nan-đà là những vị đứng đầu. Cũng vào lúc tảng sáng, khi mặt trời vừa mọc, các vị long vương chuẩn bị những món cúng dường gấp bội phần so với của loài người và chư thiên. Các vị ấy đem đến chỗ Phật, cúi đầu lạy sát chân Phật, đi quanh Phật cả trăm ngàn vòng, rồi bạch rằng: “Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh không nhận. Sở nguyện chẳng thành, các vị long vương trong lòng sầu não, ngồi sang một bên.

Lúc ấy lại có các vua quỷ thần, nhiều như số cát mười sông Hằng. Trong các vua ấy, vua Tỳ-sa-môn là vị đứng đầu. Họ bảo nhau rằng: “Các vị! Hôm nay nên nhanh chóng đến chỗ Phật ngự.” Rồi họ chuẩn bị các thức cúng dường nhiều gấp bội phần so với của các vị long vương vừa nói trên, mang đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, đi quanh Phật trăm ngàn vòng cung kính, rồi bạch rằng: “Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh chẳng nhận. Sở nguyện không thành, các vị vua quỷ thần trong lòng sầu não, lui lại ngồi sang một bên.

Lúc ấy, lại có các vị vua của loài chim cánh vàng, nhiều như số cát 20 sông Hằng. Trong đó, chim chúa Hàng Oán là vị đứng đầu.

Lại có các vị vua của loài càn-thát-bà, nhiều như số cát 30 sông Hằng. Trong đó, vua Na-la-đạt là vị đứng đầu.

Lại có các vị vua của loài khẩn-na-la, nhiều như số cát 40 sông Hằng. Trong đó, vua Thiện Kiến là vị đứng đầu.

Lại có các vị vua của loài ma-hầu-la-già, nhiều như số cát 50 sông Hằng. Trong đó, vua Đại Thiện Kiến là vị đứng đầu.

Lại có các vị vua của loài a-tu-la, nhiều như số cát 60 sông Hằng. Trong đó, vua Siểm-bà-lỵ là vị đứng đầu.

Lại có các vị vua của loài đà-na-bà, nhiều như số cát 70 sông Hằng. Trong đó, vua Vô Cấu Hà Thủy và vua Bạc-đề-đạt-đa là những vị đứng đầu.

Lại có các vị vua của loài la-sát, nhiều như số cát 80 sông Hằng. Trong đó, vua Khả Úy là vị đứng đầu. Các vị này đã lìa bỏ tâm ác độc, mãi mãi chẳng còn ăn thịt người. Đối với sự oán ghét, các vị sanh lòng từ bi. Hình tướng của họ vốn xấu xí, nhưng nhờ sức thần của Phật, thảy đều trở nên đoan chính.

Lại có các vị vua của loài thần cây trong rừng, nhiều như số cát 90 sông Hằng. Trong đó, vua Nhạo Hương là vị đứng đầu.

Lại có các vị vua của loài trì-chú, nhiều như số cát một ngàn sông Hằng. Trong đó, vua Trì-chú Đại Huyễn là bậc đứng đầu.

Lại có loài quỷ mỵ tham sắc, nhiều như số cát một ức sông Hằng. Trong đó, vua Thiện Kiến là vị đứng đầu.

Lại có các vị thể nữ trên cõi trời, nhiều như số cát một trăm ức sông Hằng. Trong hàng thể nữ ấy, các cô Lam-bà, Uất-bà-thi, Đế-lộ-triêm, Tỳ-xá-khư là những vị đứng đầu.

Lại có các vị quỷ vương dưới mặt đất, nhiều như số cát ngàn ức sông Hằng. Trong đó, Bạch Thấp vương là vị đứng đầu.

Lại có các vị thiên tử trên các cõi trời, nhiều như số cát ngàn muôn ức sông Hằng, cùng các vị Thiên vương và bốn Thiên vương [ở bốn phương]...

Lại có các vị thần gió ở bốn phương, nhiều như số cát mười vạn ức sông Hằng. Các vị ấy thổi trên các cây, làm cho những hoa nở đúng mùa và không đúng mùa đều rơi rải khắp rừng cây Sa-la Song thọ.

Lại có các vị thần lo việc mây mưa, nhiều như số cát mười muôn ức sông Hằng. Thảy đều phát sanh ý nghĩ này: “Như Lai sắp nhập Niết-bàn. Đến lúc thiêu nhục thân ngài, chúng ta sẽ làm mưa để rưới tắt lửa. Khi ấy, đại chúng đang lúc phiền muộn nóng nảy, chúng ta sẽ làm cho tất cả đều được mát mẻ.”

Lại có các vị voi chúa lớn, nhiều như số cát 20 sông Hằng. Trong số ấy, voi chúa La-hầu, voi chúa Kim Sắc, voi chúa Cam Vị, voi chúa Hám Nhãn, voi chúa Dục Hương là những vị đứng đầu. Các vị kính trọng Đại thừa, ưa thích Đại thừa, biết rằng còn chẳng bao lâu Phật sẽ buông bỏ tất cả mà nhập Niết-bàn, nên các vị mang theo vô số những hoa sen thơm đẹp đến chỗ Phật, cúi đầu lễ Phật, rồi lui xuống đứng sang một bên.

Lại có các vị sư tử chúa, nhiều như số cát 20 sông Hằng. Trong đó, chúa Sư Tử Hống là bậc đứng đầu. Các sư tử ấy ban phát cho tất cả chúng sanh đức không sợ sệt, đều mang theo nhiều hoa quả đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, rồi lui xuống đứng sang một bên.

Lại có các vị vua của loài chim và các loài chim như: chim phù, chim nhạn, uyên, ương, se sẻ, càn-thát-bà, ca-lan-đà, sáo, két, câu-si-la, bà-hi-già, ca-lăng-tần-già, kỳ-bà-kỳ-bà... nhiều như số cát 20 sông Hằng. Các loài chim ấy đều mang theo hoa quả đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, rồi lui xuống đứng sang một bên.

Lại có những trâu, bò, dê... nhiều như số cát 20 sông Hằng, cùng đến chỗ Phật, tuôn ra những loại sữa ngon ngọt thơm tho. Sữa ấy chảy đầy khắp các mương rãnh, hầm hố trong thành Câu-thi-na, có đủ các màu sắc, hương thơm và vị ngọt. Sau khi hiến sữa, tất cả đều lui xuống đứng sang một bên.

Lại có các vị thần tiên trong khắp bốn cõi thiên hạ, nhiều như số cát 20 sông Hằng, do vị tiên Nhẫn Nhục đứng đầu. Các vị ấy mang theo hoa thơm và trái ngọt đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, đi quanh Phật ba vòng cung kính rồi bạch rằng: “Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh không nhận. Sở nguyện chẳng thành, các vị thần tiên ấy trong lòng sầu não, lui xuống đứng sang một bên.

Lại có tất cả những con ong chúa trong cõi Diêm-phù-đề, trong đó có ong chúa Diệu Âm dẫn đầu, mang theo đủ các loại hoa đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, bay quanh Phật một vòng cung kính rồi lui xuống tránh sang một bên.

Lúc ấy, tất cả tỳ-kheo và tỳ-kheo ni trong cõi Diêm-phù-đề đều tụ hội lại, chỉ trừ hai chúng của Tôn giả Ma-ha Ca-diếp và của ngài A-nan.

Lại có các quả núi ở khoảng giữa thế giới và trong cõi Diêm-phù-đề, nhiều như số cát vô số sông Hằng. Trong các núi ấy, núi chúa Tu-di là đứng đầu. Những núi ấy trang nghiêm, rừng rú sum suê, cây cối tươi tốt, cành nhánh san sát che bóng mặt trời. Các thứ hoa thơm lạ nở đầy khắp núi. Suối chảy như rồng uốn khúc, nước trong sạch, thơm tho. Chư thiên, loài rồng, thần, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già và các vị thần tiên chú thuật, thảy đều xướng họa đàn ca khắp nơi trong núi. Các thần núi ấy cũng đi đến chỗ Phật ngự, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, rồi lui xuống đứng sang một bên.

Lại có các thần bốn biển cả và các thần sông nhiều như số cát vô số sông Hằng. Các vị ấy có oai đức lớn, đủ phép thần túc lớn. Các vị chuẩn bị những thức cúng dường nhiều gấp bội so với những thứ vừa nói trên. Hào quang nơi thân các vị thần ấy và ánh đèn sáng soi khi các vị múa hát làm cho không còn ai có thể nhìn thấy mặt trời, mặt trăng. Các vị dùng hoa chiêm-bà rảy trên sông Hy-liên, cùng đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật rồi lui xuống đứng sang một bên.

Bấy giờ, toàn cảnh rừng cây sa-la ở thành Câu-thi-na đều đổi sang màu trắng như bạch hạc. Trên hư không tự nhiên có những nhà cửa, lầu gác bằng bảy báu, chạm hình khắc chữ và thêu dệt đường nét rõ ràng, có các món báu bao quanh theo những lan can. Phía dưới các nhà cửa, lầu gác ấy lại có suối nước, ao tắm. Trong ấy có những hoa sen đẹp và thơm tho nhất nở rộ khắp nơi, giống như cõi Uất-đan-việt ở phương bắc, lại cũng giống như vườn Hoan Hỷ ở cung trời Đao-lợi.

Lúc ấy, ở khoảng giữa rừng cây sa-la cũng có đủ mọi sự trang nghiêm vui thích như vậy. Các hàng chư thiên, người và a-tu-la đều thấy rõ tướng Niết-bàn của Như Lai, thảy đều cảm động, đau xót, ưu sầu chẳng vui.

Lúc ấy, bốn vị thiên vương và Đế-thích bảo nhau rằng: “Các ngài hãy xem kìa! Chư thiên, loài người và a-tu-la đều thiết lễ cúng dường rất lớn, đều muốn cúng dường đức Như Lai lần cuối cùng. Chúng ta cũng nên cúng dường như vậy. Nếu chúng ta được cúng dường Phật lần cuối cùng, chúng ta sẽ thành tựu hạnh bố thí một cách trọn vẹn và dễ dàng.”

Lúc ấy, bốn vị thiên vương chuẩn bị các thức cúng dường nhiều gấp bội so với những thứ vừa nói trên. Các vị đem theo những hoa mạn-đà-la, hoa ca-chỉ-lâu-già, hoa mạn-thù-sa, hoa tán-đa-ni-ca, hoa ái lạc, hoa phổ hiền, hoa thời, hoa hương thành, hoa hoan hỷ, hoa phát dục, hoa hương túy, hoa phổ hương, mỗi thứ đều có đủ hai loại cỡ nhỏ và cỡ lớn; cùng với các hoa thiên kim diệp, hoa long, hoa ba-lị-chất-đa, hoa câu-tỳ-đà-la... Các vị lại mang theo đủ các thức ăn ngon bậc nhất đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật. Hào quang của các vị ấy chiếu ra làm cho không còn ai có thể nhìn thấy mặt trời, mặt trăng. Các vị mang đến những lễ vật ấy, đều muốn cúng dường Phật.

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh không nhận. Sở nguyện chẳng thành, Đế-thích và chư thiên buồn đau khổ não, lui xuống đứng sang một bên.

Cho đến chư thiên ở cõi trời thứ sáu trong Dục giới cũng chuẩn bị các thức cúng dường. Những thức cúng dường đem đến sau lại dần dần tăng nhiều hơn những thứ đã đem đến trước, như: cờ báu, lọng, phướn... Lọng báu nhỏ nhất cũng che trùm Bốn cõi thiên hạ. Lá phướn ngắn nhất cũng bao quanh được bốn biển. Cờ nhỏ thấp hơn hết cũng từ mặt đất lên tới cõi trời Tự tại. Gió nhẹ thổi động những lá phướn, phát ra âm thanh vi diệu. Chư thiên mang theo những thức ăn ngon nhất đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật rồi bạch rằng: “Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh không nhận. Sở nguyện chẳng thành, chư thiên ấy trong lòng sầu não, lui xuống đứng sang một bên.

Các vị chư thiên từ cõi trời Phạm thiên trở lên cho đến cõi trời Hữu đỉnh đều đến tụ họp. Lúc ấy, vua Đại Phạm thiên và chư thiên ở cõi trời ấy phóng hào quang từ nơi thân thể mình ra, chiếu khắp Bốn cõi thiên hạ và Dục giới của loài người với chư thiên. Do ánh sáng ấy, không còn ai trông thấy được mặt trời, mặt trăng. Các ngài đem theo cờ báu, lọng và phướn bằng lụa. Lá phướn ngắn nhất cũng treo từ trời Phạm thiên xuống tới giữa những cây sa-la. Các vị đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, rồi bạch rằng: “Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh không nhận. Sở nguyện chẳng thành, chư thiên ở cõi Phạm thiên trong lòng sầu não, lui xuống đứng sang một bên.

Lúc ấy, vua Tỳ-ma-chất-đa của loài a-tu-la cùng với vô số a-tu-la và tất cả quyến thuộc thảy đều hội họp. Hào quang nơi thân các vị ấy trội hơn cả hào quang của chư thiên ở cảnh trời Phạm thiên. Các vị ấy đem theo cờ báu, lọng và phướn bằng lụa. Những chiếc lọng nhỏ nhất cũng che trùm cả ngàn thế giới. Các vị ấy đem theo thức ăn ngon ngọt bậc nhất đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, rồi bạch rằng: “Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh không nhận. Sở nguyện chẳng thành, các vị a-tu-la trong lòng sầu não, lui xuống đứng sang một bên.

Lúc ấy, Ma vương Ba-tuần ở Dục giới cùng với quyến thuộc, các thể nữ cõi trời và vô số chúng ma đến mở cửa địa ngục, bố thí nước thanh tịnh, nhân đó bảo rằng: “Nay các người không thể làm được điều gì cả, chỉ nên chuyên tâm niệm tưởng đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri... tùy tâm hoan hỷ chuẩn bị các thức cúng dường lần cuối cùng. Nhờ đó, các người sẽ được sự an vui lâu dài.”

Lúc ấy, ma Ba-tuần dẹp bỏ hết đao kiếm và vô số các món khổ độc ở địa ngục; lửa đang cháy bùng rất mạnh bỗng bị mưa lớn làm cho tắt hẳn. Nhờ oai thần của Phật, Ma vương lại phát tâm rằng: “Xin cho quyến thuộc của ta đều bỏ hết đao kiếm, cung nỏ, áo giáp, trượng, xà mâu, giáo sóc, câu móc dài, chùy sắt, rìu, búa, vòng đánh, dây trói...” Rồi Ma vương và quyến thuộc đem theo những thức cúng dường trội hơn tất cả những thứ mà loài người và chư thiên đã mang đến. Lọng nhỏ nhất cũng che trùm cả một trung thiên thế giới. Tất cả đều đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật rồi bạch rằng: “Nay chúng con ưa thích Đại thừa, muốn gìn giữ bảo vệ Đại thừa. Bạch Thế Tôn! Như có kẻ nam người nữ lòng lành vì muốn cúng dường, hoặc vì sợ sệt, hoặc vì dối gạt kẻ khác, hoặc vì của cải lợi lộc, hoặc vì nương theo người khác mà nhận lãnh pháp Đại thừa này, dù là chân thật hay dối trá, lúc đó chúng con cũng vì người ấy mà dứt trừ sự sợ sệt, thuyết ra câu chú này:

“Trác chỉ, trá sá la trác chỉ, lô ha lệ, ma ha lô ha lệ, a la già la, đa la tá ha!

“Chú này có thể làm cho những kẻ mất hồn, những kẻ sợ sệt, những người thuyết pháp đều chẳng gián đoạn Chánh pháp. Chúng con vì muốn hàng phục ngoại đạo, gìn giữ tự thân, bảo vệ Chánh pháp, bảo vệ Đại thừa nên thuyết ra chú này. Những ai có thể trì chú này, hình tượng hung dữ không làm cho họ sợ. Nếu đến nơi đồng không, đầm vắng, chỗ nguy hiểm, cũng chẳng sanh tâm sợ sệt. Cũng khỏi bị những nạn như nước, lửa, sư tử, cọp, chó sói, trộm cướp, phép vua luật nước...

“Bạch Thế Tôn! Nếu ai trì được chú này thì dứt hết mọi nỗi lo sợ kể trên. Thế Tôn! Chúng con sẽ bảo hộ người trì chú ấy như cái mu rùa bảo hộ toàn thân con rùa.

“Bạch Thế Tôn! Hôm nay, chúng con không đem lòng nịnh hót mà nói ra việc ấy. Đối với người trì chú này, chúng con sẽ đem hết lòng thành mà giúp thêm sức mạnh cho người ấy. Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho sự cúng dường lần cuối cùng của chúng con.”

Lúc ấy, đức Phật bảo Ma vương Ba-tuần rằng: “Ta không thọ nhận những thức ăn uống do ông cúng dường. Nhưng vì muốn làm an lạc cho tất cả chúng sanh, cho Bốn bộ chúng nên ta chấp nhận thần chú mà ông vừa thuyết đó.”

Nói rồi, đức Phật lặng thinh không nhận cúng dường. Ma vương thỉnh cầu đến ba lần, Phật vẫn không nhận. Lúc ấy, sở nguyện chẳng thành, Ma vương Ba-tuần trong lòng sầu não, lui xuống đứng sang một bên.

Lúc ấy, vua trời Đại Tự tại cùng với vô số quyến thuộc và chư thiên ở cõi trời của ngài cũng chuẩn bị những thức cúng dường bao trùm hơn tất cả những thức cúng dường của vua Phạm thiên, Đế-thích, bốn Thiên vương Hộ thế và của tám bộ trời người với hàng phi nhân. So với những thức cúng dường này, những thức cúng dường của Phạm thiên và Đế-thích chỉ như chấm mực đen đặt cạnh các loại ngọc quý, không thể tỏa sáng được. Những lọng báu nhỏ nhất của các vị cũng có thể che trùm trọn cõi tam thiên đại thiên thế giới.

Các vị mang theo mọi thức cúng dường như vậy đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, đi quanh Phật vô số vòng cung kính rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Những lễ vật mà chúng con muốn cúng dường đây thật là nhỏ nhen, chỉ giống như lễ vật của con muỗi mang đến cúng dường chúng con; lại cũng giống như người đem một bụm nước giữa hai bàn tay mà đổ xuống biển cả; như ánh sáng một ngọn đèn nhỏ mà góp vào ánh sáng của trăm ngàn mặt trời; như trong mùa xuân, mùa hạ, các loài hoa đều tươi tốt, lại có người cầm một đóa hoa để làm tăng thêm số hoa; như lấy hạt đình lịch để làm cho núi Tu-di to lớn thêm! Những việc làm như vậy há có ích gì cho biển cả, cho ánh sáng mặt trời, cho đám hoa và cho núi Tu-di kia đâu?

“Bạch Thế Tôn! Lễ vật mà chúng con phụng hiến hôm nay cũng ít oi, nhỏ bé như vậy. Dầu cho đem tất cả hương, hoa, kỹ nhạc, phướn, lọng trong toàn cõi tam thiên đại thiên thế giới mà cúng dường Như Lai, cũng chẳng gọi là đủ. Vì sao vậy? Vì Như Lai đã thường vì chúng sanh mà chịu mọi khổ não trong các đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Vậy xin Như Lai rủ lòng thương xót, nhận cho sự cúng dường của chúng con.”

Lúc ấy, về phương đông cách cõi Ta-bà này vô số thế giới nhiều như số cát của vô số con sông Hằng, nhiều như số hạt bụi cực nhỏ, có một cõi Phật tên là Ý Lạc Mỹ Âm. Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Hư Không Đẳng, Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.

Bấy giờ, đức Phật Hư Không Đẳng bảo vị đại đệ tử lớn nhất của ngài rằng: “Thiện nam tử! Hôm nay ông nên sang thế giới Ta-bà ở phương tây. Ở cõi ấy có Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni, Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Còn không bao lâu nữa đức Phật ấy sẽ nhập Niết-bàn.

“Thiện nam tử! Ông nên mang theo cơm gạo thơm của thế giới này. Cơm ấy thơm tho ngon ngọt, ăn vào sẽ được an ổn. Có thể dùng món cơm này phụng hiến đức Phật ấy, ngài dùng xong sẽ nhập Niết-bàn.

“Thiện nam tử! Các ông đều nên kính lễ đức Phật ấy và thỉnh cầu ngài giảng rõ cho những chỗ còn chưa rõ [trong Chánh pháp].”

Lúc ấy, Đại Bồ Tát Vô Biên Thân vâng lời dạy của Phật Hư Không Đẳng, bèn đứng dậy khỏi chỗ ngồi, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, đi quanh Phật ba vòng cung kính theo tay mặt, rồi dẫn theo vô số các vị Bồ Tát từ cõi thế giới ấy cùng đến thế giới Ta-bà. Đúng lúc ấy, trong cõi tam thiên đại thiên thế giới này, khắp mặt đất chấn động theo sáu cách. Bấy giờ, đại chúng gồm tất cả những vị đi theo Phạm Vương, Đế-thích, Tứ Thiên vương, Ma vương Ba-tuần, Ma-hê-thủ-la bỗng thấy mặt đất chấn động như vậy thì lông trên mình đều dựng ngược, cổ họng và lưỡi khô khan, sanh lòng sợ sệt, run rẩy... Tất cả đều muốn phân tán đi bốn phương. Khi nhìn lại thân mình, các vị thấy chẳng còn hào quang và oai nghi phước đức đều đã mất hết.

Lúc ấy Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, bảo đại chúng rằng: “Chư thiện nam tử! Các vị đừng hoảng sợ. Vì sao vậy? Về phương đông cách cõi Ta-bà này vô số thế giới nhiều như số cát của vô số sông Hằng, nhiều như số hạt bụi cực nhỏ, có một cõi Phật tên là Ý Lạc Mỹ Âm. Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Hư Không Đẳng, Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri... đủ mười danh hiệu. Ở cõi ấy có một vị Bồ Tát tên là Vô Biên Thân, cùng với vô số Bồ Tát muốn đến cõi này cúng dường đức Như Lai của chúng ta. Do oai đức của các vị Bồ Tát ấy nên đã làm cho hào quang nơi thân các vị không hiện ra được nữa. Vậy các vị nên sanh lòng hoan hỷ, chớ nên sợ sệt.”

Bấy giờ, đại chúng của đức Phật Thích-ca nhìn xa về phương đông đều thấy được đức Phật Hư Không Đẳng và đại chúng của ngài, ví như nhìn vào tấm gương mà thấy rõ chính mình.

Liền đó, ngài Văn-thù-sư-lợi lại bảo đại chúng: “Nay các vị đã thấy rõ đức Phật kia [ở phương đông] và đại chúng của ngài, cũng như thấy đức Phật Thích-ca nơi đây. Nhờ oai thần của Phật, các vị sẽ được nhìn thấy cả vô số chư Phật ở chín phương khác.”

Bấy giờ, đại chúng đều bảo nhau rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Thế gian sắp trống rỗng! Thế gian sắp trống rỗng! Còn không bao lâu Như Lai sẽ nhập Niết-bàn.”

Ngay lúc ấy, ai nấy trong đại chúng đều nhìn thấy Bồ Tát Vô Biên Thân và quyến thuộc của ngài. Nơi thân Bồ Tát ấy, mỗi lỗ chân lông đều xuất hiện một đóa hoa sen lớn. Mỗi hoa sen chứa bảy muôn tám ngàn thành ấp. Mỗi thành ấp đều rộng lớn vuông vức bằng đô thành Tỳ-da-ly; tường trong, tường ngoài và những hào sâu đều xây đắp bằng bảy báu xen lẫn nhau, những cây quý đa-la mọc lên có thứ tự, gồm bảy lớp. Trong thành ấy nhân dân phồn thạnh, an ổn, phong phú, vui vẻ. Những lầu canh đều được làm bằng vàng ròng. Ở mỗi lầu canh có những cây bằng bảy báu mọc thành rừng, hoa trái tươi tốt, gió nhẹ thổi lay động, phát ra âm thanh vi diệu. Âm thanh ấy hòa nhã như nhạc trời. Nhân dân trong thành nghe được âm thanh ấy lấy làm khoái lạc, sung sướng vô cùng. Trong những hào vây quanh thành chứa đầy nước ngọt, thơm tho và trong vắt như lưu ly. Trên mặt nước có những chiếc thuyền bằng bảy báu. Những người ngồi thuyền, hoặc đi du ngoạn hay tắm rửa, cùng nhau vui hưởng sự khoái lạc vô cùng.

Lại có vô số những hoa sen đủ màu, như hoa ưu-bát-la, hoa câu-vật-đầu, hoa ba-đầu-ma, hoa phân-đà-lỵ. Những hoa ấy đều lớn như bánh xe. Dọc theo bờ hào có nhiều vườn tược. Mỗi cảnh vườn có ao năm suối. Trong ao ấy lại cũng có các loại hoa sen: hoa ưu-bát-la, hoa câu-vật-đầu, hoa ba-đầu-ma, hoa phân-đà-lỵ. Những hoa ấy cũng lớn như bánh xe, hương thơm lan tỏa rất đáng ưa thích. Nước dưới ao trong sạch, chạm vào có cảm giác hết sức mềm mại. Những loài chim phù, chim nhạn, uyên ương đều bay đến dạo chơi nơi ấy. Trong mỗi cảnh vườn tược có nhiều cung điện nhà cửa. Mỗi cung điện nhà cửa ngang dọc vuông vức choán trọn bốn do-tuần. Những tường trong và tường ngoài đều xây bằng bốn món báu là vàng, bạc, lưu ly và pha lê. Các cửa sổ trên tường đều bằng vàng ròng, có lan can bao quanh. Mặt đất toàn là các thứ ngọc và đá quý, có trải cát bằng vàng. Trong nhiều cung điện nhà cửa lại có suối nước và ao tắm bằng bảy báu. Bên ao có thang mười tám bậc để lên xuống, toàn bằng vàng ròng. Có những cây chuối bằng vàng diêm-phù-đàn, giống như vườn Hoan Hỷ ở cung trời Đao-lợi.

Mỗi thành ấy đều có tám mươi bốn ngàn vị vua. Mỗi vị đều có vô số phu nhân và thể nữ, cùng nhau vui hưởng mọi sự thích thú, vui sướng. Ngoài ra, nhân dân ở đó cũng vậy, mỗi người đều ở tại chỗ của mình mà tận hưởng cuộc sống sung sướng. Chúng sanh trong những thành ấy chẳng nghe tiếng gì khác ngoài những âm thanh diễn giảng pháp Đại thừa cao trổi nhất.

Trong mỗi hoa sen đều có tòa sư tử. Các tòa sư tử ấy có bốn chân bằng ngọc lưu ly xanh, trên tòa có trải vải lụa mịn màng, rất đẹp, là loại tốt nhất trong Ba cõi. Trên mỗi tòa đều có một vị vua ngự và giáo hóa chúng sanh bằng pháp Đại thừa, hoặc có những chúng sanh đang sao chép, thọ trì, đọc tụng kinh điển Đại thừa, tu hành theo đúng như kinh dạy và lưu truyền rộng rãi như vậy.

Lúc ấy, Bồ Tát Vô Biên Thân làm cho vô số chúng sanh được nghỉ ngơi an ổn rồi, sau đó mỗi người đều tự dứt bỏ cuộc vui thế sự, than thở rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Thế gian sắp trống rỗng! Còn không bao lâu đức Như Lai sẽ nhập Niết-bàn.”

Bấy giờ, Bồ Tát Vô Biên Thân cùng vô số các Bồ Tát vây quanh đã thị hiện sức thần thông như vậy rồi, liền mang đến đủ các thức cúng dường nhiều vô số, cùng với những thức ăn uống thơm tho, ngon ngọt bậc nhất. Nếu ai ngửi được hương thơm của những thức ăn ấy thì mọi sự ô nhiễm phiền não đều dứt sạch. Nhờ sức thần thông của Bồ Tát ấy, tất cả đại chúng đều được nhìn thấy sự biến hóa: Bồ Tát Vô Biên Thân hiện thân lớn vô biên, đồng như hư không, ngoài chư Phật ra thì không ai có thể thấy được thân của Bồ Tát cao lớn đến mức nào.

Lúc ấy, Bồ Tát Vô Biên Thân cùng quyến thuộc chuẩn bị những thức cúng dường trội hơn tất cả những thứ đã nói trước, rồi đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ sát chân Phật, chắp tay cung kính bạch rằng: “Thế Tôn! Nguyện đức Như Lai rủ lòng thương xót nhận cho bữa cơm cúng dường của chúng con.”

Đức Như Lai biết là chưa phải lúc nên lặng thinh chẳng nhận. Ba lần thưa thỉnh như vậy, Phật vẫn không nhận. Sở nguyện chẳng thành, Bồ Tát Vô Biên Thân cùng quyến thuộc liền lui xuống đứng sang một bên.

Lại ở các cõi Phật về phương nam, phương tây, phương bắc cũng có vô số vị Bồ Tát Vô Biên Thân mang theo những thức cúng dường trội hơn những thức cúng dường đã nói trước, cùng đi đến chỗ Phật, cuối cùng cũng đều lui xuống đứng sang một bên như vậy.

Bấy giờ, tại vùng đất an lành ở rừng Sa-la Song thọ, trong khoảng chu vi hai mươi hai do-tuần, đại chúng tụ họp đầy kín không còn chỗ trống. Lúc ấy, những tòa ngồi của các vị Bồ Tát Vô Biên Thân và quyến thuộc từ bốn phương đến chỉ nhỏ bé như mũi dùi, mũi kim, như những hạt bụi cực nhỏ. Chư Đại Bồ Tát từ các cõi Phật mười phương nhiều như số hạt bụi cực nhỏ cũng đều đến nhóm họp, và tất cả đại chúng ở khắp cõi Diêm-phù-đề cũng đến nhóm họp. Chỉ còn thiếu hai chúng của Tôn giả Ma-ha Ca-diếp và của ngài A-nan, với vua A-xà-thế và quyến thuộc. Ngoài ra, cho đến những loài rắn độc mà mắt nhìn cũng đủ làm chết người, những loài bọ hung, rắn đất, bò cạp và 16 loại chuyên làm ác nghiệp, tất cả cũng đều tụ hội. Các vị thần đà-na-bà, a-tu-la đều bỏ những tư tưởng xấu, khởi sanh lòng từ, đối với nhau như cha, mẹ, chị em. Các chúng sanh trong cõi tam thiên đại thiên thế giới cũng đều sanh lòng từ đối với nhau như thế, chỉ trừ những kẻ nhất-xiển-đề.

Lúc ấy, nhờ oai thần của Phật, trong khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới mặt đất bỗng trở nên mềm mại, không có những gò nổng, đất cát, sỏi đá, gai góc, cỏ độc... các món báu đơm kết làm cho xinh đẹp, dường như thế giới Cực Lạc ở phương tây của đức Phật A-di-đà. Đại chúng thảy đều thấy rõ các thế giới của chư Phật trong mười phương, nhiều như những hạt bụi cực nhỏ, ví như người ta nhìn vào tấm gương thấy được chính mình, ai nấy đều thấy các cõi Phật một cách rõ ràng như vậy.

Lúc ấy, từ nơi khoảng giữa hai chân mày đức Như Lai phóng ra hào quang năm sắc. Hào quang ấy sáng rực rỡ, bao trùm cả đại hội, khiến cho hào quang nơi thân của mỗi vị trong đại hội đều chẳng hiện ra được. Hào quang của Phật sau khi đã phóng ra rồi, liền theo nơi miệng của ngài mà quay trở vào.

Bấy giờ, chư thiên, loài người, a-tu-la và hết thảy chúng hội nhìn thấy hào quang của Phật quay trở vào trong miệng ngài, thảy đều lấy làm sợ hãi, rùng mình rởn ốc, nói rằng: “Hào quang của Như Lai phóng ra rồi lại quay trở vào, không thể không có nhân duyên, ắt là việc cần làm của Phật trong mười phương đã xong, đây là tướng trạng cuối cùng ngài sắp nhập Niết-bàn. Khổ thay! Khổ thay! Tại sao chỉ trong chốc lát đức Thế Tôn đã buông bỏ bốn tâm vô lượng, chẳng nhận sự cúng dường của loài người và chư thiên? Ánh sáng của mặt trời trí tuệ từ nay dứt mất! Con thuyền Chánh pháp vô thượng hôm nay sắp chìm mất! Ôi! Đau đớn thay! Khổ não thay cho thế gian!”

Ai nấy đều đứng dậy, đấm ngực kêu la, khóc lóc bi ai, tay chân run rẩy, không tự kiềm chế được, máu tươi ứa ra từ các lỗ chân lông trên người họ, rơi vấy đầy trên mặt đất.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 44 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Phật pháp ứng dụng


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.248.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...